Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐÊ CƯƠNG môn cơ sở di truyền và Chọn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.52 KB, 20 trang )

ĐÊ CƯƠNG MÔN CƠ SỞ DT VÀ CG

I. Khái niệm về giống vật nuôi
1. Ðịnh nghĩa
Theo quan điểm sinh học có thể định nghĩa: “Giống gia súc là một quần thể
sai khác nhau, nhưng trong phần lớn các trường hợp về kiểu gen hoặc kiểu hình lại
giống nhau hơn là so với các giống khác”.
Trên quan điểm thực tiễn thì: động vật thuần giống có nghĩa là động vật mà
về mặt nguồn gốc, ngoại hình, sức sản xuất chúng đáp ứng được những yêu cầu
nhất định của một phương hướng nhân giống.
Kết hợp cả 2 quan điểm đó có thể định nghĩa giống vật nuôi một cách đầy đủ như
sau:
“Giống vật nuôi là một nhóm vật nuôi hoàn chỉnh của một loài nào đó,
chúng có chung một nguồn gốc, được hình thành bởi quá trình lao động sáng
tạo của con người trong những điều kiện kinh tế và tự nhiên nhất định, chúng
có số lượng nhất định, có giá trị kinh tế và giá trị làm giống, có những đặc
tính về ngoại hình, sinh lý và đặc điểm kinh tế nhất định, có những yêu cầu
nhất định về điều kiện sống. Những đặc tính và yêu cầu ấy có thể di truyền
cho đời sau và cho phép ta phân biệt được giống này với giống khác”.
Theo Isaac (1970), một giống vật nuôi khi có đầy đủ các điều kiện sau:

2. Những tính trạng của giống:
Có thể chia làm 2 loại:
- Tính trạng chất lượng: gồm các tính trạng mà biểu hiện bên ngoài của
chúng có thể phân biệt được với nhau rõ ràng, dứt khoát, có thể xác định bằng một
tính từ như: màu sắc lông trắng (đen, vàng,...), hình dáng mào gà (mào cờ, mào


sít...), tai lợn (cụp, đứng,...). các tính trạng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tính di
truyền. Môi trường sống cũng ảnh hưởng tới tính trạng chất lượng nhưng không rõ
nét bằng tính di truyền.


- Tính trạng số lượng: gồm các đặc điểm mà biểu hiện ra bên ngoài không
phân biệt với nhau được một cách rõ ràng, dứt khoát, thường phải biểu hiện ra qua
nhiều trạng thái trung gian cho nên không thể dùng một tính từ để xác định mà
phải dùng thống kê qua số liệu được cân, đong, đo, đếm và dùng phương pháp
thống kê phân tích độ chính xác của số liệu. Các tính trạng số lượng bao gồm:
khối lượng, chiều cao, chiều dài, sản lượng thịt, sữa, trứng, tốc độ sinh trưởng...
Giữa tính trạng số lượng và điều kiện sống có mối quan hệ chặt chẽ mặc
dầu biến dị của các tính trạng này có cơ sở di truyền nhưng điều kiện sống giữ một
vai trò hết sức quan trọng. Ranh giới giữa hai loại tính trạng số và chất lượng
không thật rõ ràng, trong nhiều trường hợp chúng còn có mối liên quan với nhau
một cách chặt chẽ. Trong chăn nuôi, phần lớn các tính trạng số lượng đều mang
giá trị kinh tế của con giống.
Ngoài ra tập tính (habit) và trạng thái thần kinh cũng là những đặc điểm của giống.
.2. Phân loại giống
Dựa vào mức độ tác động của con người trong quá trình thuần dưỡng gia súc,
người ta phân chia giống thành 3 nhóm.
2.1.3.2.1. Giống nguyên thủy
Nhóm giống này có các đặc điểm chính sau:
- Tầm vóc nói chung nhỏ
- Sức sản xuất thấp, thường mang tính kiêm dụng
- Thành thục muộn
- Thích hợp với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ thấp.
2.1.3.2.2. Giống quá độ
Nhóm giống này có đặc điểm sau:
- Tầm vóc tương đối lớn do đã được chọn lọc, cải tiến
- Sức sản xuất được nâng lên một bước, hướng kiêm dụng


- Thành thục tương đối sớm.
2.1.3.2.3. Giống gây thành

Nhóm này có các đặc điểm chính sau:
- Tầm vóc lớn hoặc to, nhỏ theo định hướng của con người
- Sức sản xuất cao, hướng chuyên dụng hoặc kiêm dụng
- Thành thục sớm
- Sức chịu đựng bệnh tật kém, dễ bị tác động bởi sự thay đổi của điều kiện
sống.
- Ðòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ cao.
Căn cứ vào hướng sản xuất có hai loại:

Căn cứ vào nguồn gốc có hai loại:


IV. Chọn giống vật nuôi
1. Khái niệm
Chọn lọc là quá trình mà qua đó một số cá thể được giữ lại và cho phép
sinh sản, một số cá thể thì bị loại thải đi. Chọn lọc gia súc là sự lựa chọn những cá
thể đực và cái để giử lại làm giống (làm bố, mẹ) đồng thời loại bỏ những con vật
không làm giống. Chọn lọc là biện pháp đầu tiên để cải tiến di truyền giống vật
nuôi. Chọn lọc không tạo ra các kiểu gen mới, song nó cho phép kiểu gen nào tồn
tại nhiều ở thế hệ con cái. Ðiều đó có nghĩa là tần số các gen hay kiểu gen mong
muốn được tăng lên. Trong công tác giống, chọn lọc là khâu rất quan trọng.
Darwin đã chia làm 2 loại: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Chọn
lọc tự nhiên tác động đến cả quá trình phát triển của các thể, là kết quả của sự tác
động qua lại giữa cơ thể và ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi được thì phát triển,
còn không thì bị hạn chế và tiêu diệt.
Ngay từ khi con người bắt đầu thuần hóa gia súc, sự chọn lọc nhân tạo đã
bắt đầu. Chọn lọc nhân tạo là chọn ra từ trong đàn những cá thể tốt để giữ lại làm
giống, tiến hành đào thải những cơ thể xấu. Chọn lọc nhân tạo có thể tác động tới
cơ thể nói chung, nhưng có khi chỉ đi vào những tính trạng cần thiết cho con
người.



Trong công tác giống, chúng ta nói đến chọn lọc là nói đến chọn lọc nhân tạo.
4. Các phương pháp chọn lọc
Tuy nhiên để căn cứ vào đời trước thì thường cần có một sổ ghi phả hệ đòi
hỏi tốn kếm nhiều công sức và tiền của nên người ta thường căn cứ vào quần thể
hiện tại để có 3 phương pháp chọn lọc như sau:
a. Chọn lọc theo bản thân hay chọn lọc trong quần thể
Chọn lọc bản thân còn được gọi là chọn lọc cá thể hay kiểm tra năng suất, chọn
lọc kiểu hình.
Chọn lọc bản thân là phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình của bản thân con
vật (năng suất) để chọn lọc. Phương pháp này được gọi là phương pháp kiểm tra
năng suất hoặc kiểm tra cá thể, những cá thể nào có năng suất cao nhất sẽ được
giữ lại làm giống.
Phương pháp này được sử dụng ở các cơ sở sản xuất giống hoặc các trạm chuyên
hóa. Ðốí tượng áp dụng là các con đực và cái ở các cá thể được kiểm tra lứa tuổi
hậu bị, có bố mẹ là các gia súc giống tốt. Người ta nuôi dưỡng gia súc theo những
điều kiện tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định và theo dõi, đánh giá những chỉ
tiêu qui định.
Ưu điểm: có độ chính xác cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao và
có cường độ chọn lọc cao, đơn giản và dễ thực hiện, rẻ tiền do có thể kiểm tra trên
nhiều con vật, thực hiện ngay trên bản thân con vật do đó có thể rút ngắn được
khoảng cách thế hệ.
Nhược điểm:
Phương pháp đòi hỏi những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, tổ chức và kỹ
thuật. Cũng như phương pháp chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất không chọn
lọc được những tính trạng mà ta không đánh giá được trực tiếp trên con vật hoặc
những tính trạng bị giới hạn bởi giới tính hoặc một số tính trạng chỉ có biết được
trên bản thân con vật sau một thời gian dài (khả năng sản xuất sữa của bò cái..),
hiệu quả chọn lọc không cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp (sinh

sản).


b. Chọn lọc theo gia đình
Căn cứ vào trung bình giá trị kiểu hình của tất cả các cá thể trong một gia đình để
quyết định việc chọn lọc. Toàn bộ các cá thể trong những gia đình có trung bình
giá trị kiểu hình tốt nhất đều được giữ lại làm giống. Như vậy giá trị kiểu hình của
bản thân con vật không được tính đến, trừ việc nó tham gia quyết định trung bình
giá trị kiểu hình của gia đình.
Ưu điểm của phương pháp là: chọn lọc theo gia đình có hiệu quả đối với các tính
trạng có hệ số di truyền thấp. Sở dĩ như vậy vì khi tính trung bình giá trị kiểu hình
của một gia đình thì sai lệch môi trường của các cá thể sẽ bị loại bỏ, lúc đó trung
bình giá trị kiểu hình của gia đình sẽ gắn với trung bình của giá trị kiểu gen và ưu
điểm này thể hiện rõ khi phương sai của sai lệch môi trường chiếm một phần lớn
phương sai của giá trị kiểu hình hoặc nói cách khác, hệ số di truyền thấp. Chọn lọc
gia đình có hiệu quả tốt khi môi trường sống của các gia đình là giống nhau. Nếu
môi trường sống của các gia đình là khác nhau thì nó sẽ che khuất sự khác nhau về
di truyền giữa các gia đình, lúc đó chọn lọc theo gia đình sẽ không có hiệu quả.
Chọn lọc theo gia đình có hiệu quả tốt khi các gia đình có số lượng thành viên lớn.
Gia đình càng lớn thì trung bình giá trị kiểu hình và trung bình giá trị kiểu gen tiến
gần nhau.
Nhược điểm chính của phương pháp này là hầu như sẽ đưa đến một số lượng gia
đình ít hơn số lượng gia đình bố mẹ được chọn lọc, kết quả là mức độ cận thân ở
chọn lọc giữa các gia đình hầu như cao hơn so với chọn lọc cá thể hoặc chọn lọc
trong gia đình. Khi tiến hành chọn lọc theo gia đình mà không muốn tăng cao hệ
số cận thân thì ta phải giảm cường độ chọn lọc hoặc phải tăng số lượng gia đình
chọn lọc.
Hiệu quả chọn lọc sẽ không cao khi môi trường sống giữa các gia đình là khác
nhau và số lượng anh chị em trong gia đình là ít. Một số cá thể có năng suất kém,
nhưng vẫn được giữa lại làm giống vì giữ lại toàn bộ gia đình. Phương pháp chọn

lọc này tiến hành phức tạp hơn chọn lọc cá thể. Trên thực tế có hai dạng khác nhau


của sự chọn lọc theo gia đình là phương pháp kiểm tra qua anh chị em và phương
pháp kiểm tra qua đời sau.
c. Chọn lọc trong gia đình
Tiêu chuẩn chọn lọc là so sánh độ lệch giữa các giá trị kiểu hình của từng cá thể so
với trung bình giá trị kiểu hình của gia đình có cá thể đó. Cá thể nào cách xa trung
bình của gia đình nhiều nhất là tốt nhất. Như vậy khác với phương pháp chọn lọc
giữa gia đình, giá trị kiểu hình của bản thân cá thể ngoài việc tham gia quyết định
trung bình giá trị kiểu hình của gia đình và nó còn có vai trò quyết định xem con
vật có được giữ lại làm giống hay không khi so sánh với trung bình của gia đình.
Ưu điểm: chọn lọc trong gia đình cũng có kết quả tốt đối với các tính trạng có hệ
số di truyền thấp. Chọn lọc trong gia đình càng có ý nghĩa hơn khi có một môi
trường chung cho các thành viên trong gia đình. Chọn lọc trong gia đình cũng có
hiệu quả tốt khi có nhiều thành viên trong gia đình. Một ưu điểm nữa là hạn chế
được sự tăng đồng huyết ở các quần thể khép kín, có số lượng hạn chế vì mỗi gia
đình đều có đóng góp để sản xuất ra đời sau.
Nhược điểm chính của phương pháp này là: một số cá thể tốt vẫn có thể bị loại
thải do trong gia đình chỉ giữ lại một số cá thể để làm giống. Phương pháp này tiến
hành phức tạp hơn phương pháp chọn lọc cá thể.
d. Chọn lọc kết hợp
Chọn lọc kết hợp là chọn lọc trên cơ sở phối hợp của nhiều nguồn thông tin, bao
gồm nguồn thông tin của tổ tiên con vật đã được dự tính chọn lọc trước khi con
vật sinh ra, kiểm tra năng suất khi con vật ở lứa tuổi hậu bị và kiểm tra đời con khi
nó bắt đầu được phối giống hoặc bắt đầu sinh sản. Phương pháp chọn lọc này là sử
dụng cả hai thành phần: sai lệch giữa trung bình của gia đình so với trung bình của
quần thể (Pf) và sai lệch giữa cá thể so với trung bình của gia đình (P w) để đánh giá
chọn lọc một cá thể, nhưng mỗi thành phần sẽ có một tầm quan trọng khác nhau ta
sẽ lựa chọn kết hợp theo gia đình và trong gia đình. Ngoài ra còn có sự chọn lọc

kết hợp giữa cá thể và theo gia đình, giữa cá thể và trong gia đình cũng như kết


hợp giữa tất cả các phương pháp chọn lọc khác nhau. Khi chọn lọc kết hợp người
ta thường phải sử dụng chỉ số chọn lọc.
Ưu điểm của phương pháp là khi kết hợp nhiều phương pháp chọn lọc khác nhau
thì sẽ có tất cả các ưu điểm của các phương pháp riêng rẽ, đồng thời khắc phục
được nhược điểm của các phương pháp đó.
I. Giao phối cận huyết (inbeeding).
1. Khái niệm.
Là giao phối giữa các cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau.
Ví dụ, giao phối giữa bố mẹ với con cái, anh chị em với nhau hoặc giữa các cá thể
họ hàng.
3. Phương pháp xác định mức độ cận huyết.
1920, Wright đã đưa ra công thức tính độ cận thân, được gọi là hệ số đồng
huyết.

Trong đó: Fx là hệ số đồng huyết của cá thể nghiên cứu.
n1 là số thế hệ từ tổ tiên chung đến mẹ của cá thể nghiên cứu.
n2 là số thế hệ từ tổ tiên chung đến bố của cá thể nghiên cứu.
FA là hệ số đồng huyết của tổ tiên chung.
Ví dụ: Tính hệ số cận huyết của cá thể X trong 4 phả hệ sau:


Bài tập: Quan sát các hệ phổ sau:


II. Ưu thế lai (heterosis).
1. Khái niệm về ưu thế lai.
Ưu thế lai là hiện tượng khi lai giữa hai bố mẹ khác nhau về di truyền (khác

giống, dòng...) con lai F1 tỏ ra ưu việt hơn bố mẹ chúng về mặt sinh trưởng, sức
chống chịu, năng suất....
2 Các biểu hiện của ưu thế lai.
Trong chăn nuôi gia súc, sự xuất hiện ưu thế lai rất đa dạng và phức tạp. Có thể
liệt kê các dạng ưu thế lai có gặp như sau:
- Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về thể trạng và sức sống, khả năng sinh sản
bình thường và đôi khi còn tốt hơn bố mẹ.
- Khi lai giữa các giống lợn, gà hướng trứng với gà thịt-trứng như gà
Leughorn với gà Newhampshire, Plymouth rock, Australop...thì sức sản xuất của


con lai F1 chiếm vị trì trung gian về thể trọng, nhưng vượt hơn bố hoặc mẹ về độ
hữu thụ và khả năng sống.
- Con lai F1 vượt hơn bố, mẹ về thể chất vững chắc, tuổi thọ, sức làm việc,
song lại mất (hoàn toàn hoặc một phần) khả năng sinh sản, điển hình là con lai
giữa ngựa và lừa bất dục hoàn toàn. Song, khi lai giữa bò nhà với những loại bò
rừng như Yak, Bison bison.....hoặc giữa một số loài thuộc lớp chim thì chỉ có giới
dị giao tử là bất dục, còn giới đồng giao tử vẫn hoàn toàn hữu dục.
- Dạng ưu thế lai đặc biệt, khi mỗi tính trạng tách ra một cách riêng rẽ thì F 1
là trung gian, nhưng về sức sản xuất cuối cùng thì lại thấy có ưu thế lai điển hình.
- Một dạng ưu thế lai khác ở vật nuôi là sức sản xuất của con lai tuy không
cao hơn cha mẹ loại tốt nhưng cao hơn chỉ tiêu trung bình của hai giống gốc. Loại
này chưa được nhiều người thừa nhận.
III. Lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa hai cá thể, hai dòng khác giống, khác loài, hoặc các
cá thể của hai dòng phân hoá về di truyền cũng như hai dòng cận huyết trong cùng
một giống. Các con lai sinh ra không dùng để làm giống mà chỉ lấy sản phẩm thịt,
trứng, sữa...
- Lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp vì chỉ dùng F 1 làm sản phẩm cho
nên sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt có chất lượng trong một đơn vị thời

gian sản xuất tương đối ngắn.Tuỳ theo mục đích mà người ta chia lai kinh tế
thành.
- Lai kinh tế đơn giản: Là cho lai giữa hai cá thể của hai giống hoặc hai dòng.
- Lai kinh tế phức tạp: Bao gồm lai giữa ba giống (dòng) trở lên.
Mục đích của lai kinh tế: Nhằm tăng mức độ dị hợp tử của con lai thông qua đó
lợi dụng ưu thế lai. Mức độ tăng dị hợp tử phụ thuộc vào mức độ đồng hợp tử của các
giống, dòng tham gia. Như chúng ta đã biết, nếu càng nhiều locus đồng hợp tử về gen
khác nhau thì mức độ dị hợp tử chờ đợi ở con lai càng lớn. Khi cho giao phối giữa hai
dòng cận huyết thì mức độ dị hợp tử của con lai có thể sẽ lớn hơn so với giao phối giữa


hai giống. Do vậy cần thiết phải kiểm tra khả năng tổ hợp thích hợp giữa các giống và
dòng, trên cơ sở đó có thể phát hiện được tổ hợp lai thích hợp nhất có khả năng biểu hiện
ưu thế lai cao.

IV. Lai xa
Lai xa là cho giao phối giữa các cá thể thuộc hai loài khác nhau.
Mục đích của lai xa là tạo sản phẩm, tạo nên giống mới và là nguyên liệu di
truyền để nghiên cứu hiện tượng bất thụ do lai xa.
-

Con la khoẻ hơn bố mẹ về các mặt nhưng không thể sinh sản được.
Hiện tượng không sinh sản được của con lai xa được giải thích là sự
không phù hợp về mặt số lượng nhiễm sắc thể của bố và mẹ làm ảnh
hưởng đến quá trình phân bào giảm nhiễm hình thành nên giao tử.

-

Cũng giống như lai giữa các giống (dòng) trong cùng một loài thì con
lai cũng biểu hiện ưu thế lai.


-

Ngoài lợi dụng ưu thế lai thì lai xa cũng góp phần tạo giống mới.

2.2 Phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân). (Mitosis)
Quá trình này xẩy ra ở các tế bào soma và tế bào sinh dục trong giai đoạn
chưa trưởng thành. Gồm 2 quá trình: Chia nhân và chia tế bào chất, trải qua 4 giai
đoạn ( 4 kỳ):
2.2.1 Tiền kỳ (prophase).
Các trung thể chuyển động về hai cực của nhân, các nhiễm sắc thể co ngắn
lại thành sợi. Mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 sợi cromatit gắn với nhau nhờ tâm động.
Các sợi tơ vô sắc được hình thành, nối 2 cực của té bào. Màng nhân và nhân con
biến mất. Các tế bào khác với các tế bào động vật là không có trung thể và thoi vô
sắc.
2.2.2 Trung kỳ (metaphase)
Tâm động của mỗi nhiễm sắc thể kép gắn với thoi vô sắc ở mặt phẳng xích
đạo của tế bào. Nhiễm sắc thể co ngắn đến mức tối đa, trở thành hình que, có thể
quan sát rất rõ dưới kính hiển vi, thấy rõ hình thái và đếm được số lượng nhiễm
sắc thể.


2.2.3 Hậu kỳ (anaphase).
Có hiện tượng đẩy nhau giữa hai sợi đơn trong nhiễm sắc thể kép và co rút giữa
hai cực tế bào mà các sợi đơn tách nhau ra, mỗi sợi đi về một cực của tế bào.
2.2.4 Mạt kỳ (telophase).
Phân chia tế bào chất, ở giữa mặt phẳng xích đạo tế bào hình thành nếp
nhăn phân cách và ngày càng ăn sâu vào trong, đến khi chia tế bào thành hai nửa,
mỗi nửa là một tế bào con. Ở thực vật, phiến tế bào (vách ngăn) hình thành ở trung
tâm tế bào chất và lan rộng dần đến khi cắt tế bào thành hai.

Kết quả, từ một tế bào mẹ ban đầu, qua 4 kỳ phân chia tạo ra 2 tế bào con
có số lượng nhiễm sắc thể bằng nhau và bằng tế bào ban đầu (2n). Cơ chế này đảm
bảo số lượng nhiễm sắc thể hoặc vật chất di truyền không đổi qua các thế hệ tế bào
(các tế bào trong cơ thể sinh vật luôn bằng nhau và không đổi).
2.3 Phân bào giảm nhiễm (giảm phân) (Meiosis).
Là quá trình phân bào chuyên biệt, trong đó số lượng nhiễm sắc thể giảm đi
một nửa (n). Quá trình phân chia này chỉ xẩy ra ở tế bào sinh dục trong giai đoạn
chín (trưởng thành) để phát sinh giao tử (tinh trùng, trứng).
Phân bào giảm nhiễm gồm 2 lần phân chia nối tiếp nhau, gọi là giảm nhiễm
lần 1 và giảm nhiễm lần 2. Lần phân chia 1 là phân chia giảm nhiễm và lần phân
chia 2 là phân chia đều hay phân chia nguyên nhiễm.
2.3.1 Lần phân chia 1.
- Tiền kỳ 1 (prophase 1). gồm 5 pha nhỏ.
+ Leptoten: nhiễm sắc co ngắn lại tạo thành từng sợi mãnh.
+ Zigoten: Các nhiễm sắc thể đồng nguồn tiến sát lại gần nhau, đính với
nhau ở tại tâm động, hình thành thể lưỡng trị (bivalent)
+ Pachiten: Nhiễm sắc thể tiếp tục co ngắn, dày to ra, biểu hiện rõ cấu trúc
sợi kép. Mỗi cặp tưong đồng gồm 4 sợi cromatit tạo thành tứ tử (tetran). Ở mỗi
cặp nhiễm sắc thể kép có xẩy ra hiện tượng tiếp hợp và bắt chéo giữa hai cromatit
không chị em (không cùng nguồn gốc).


+ Diptoten: Có hiện tượng đẩy nhau giữa các sợi cromatit làm căng các
hình chéo, có hiện tượng đứt và nối lại, các sợi tách nhau ra, nhiễm sắc thể tiếp tục
co ngắn.
+ Diakinez: Nhiễm sắc thể co ngắn đến mức tối đa, xếp dần lại trên mặt
phẳng xích đạo tế bào, màng nhân và nhân con biến mất.
- Trung kỳ 1 (metaphase 1).
Các tứ tử tập trung ở mặt phẳng xích đạo tế bào, đính lên sợi tơ vô sắc tại
tâm động.

- Hậu kỳ 1 (anaphase 1).
Tứ tử tách đôi, mỗi sợi kép đi về một cực của tế bào.
- Mạt kỳ 1 (telophase 1).
Hai nhân mới được hình thành, mỗi nhân với bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép
(n). Sau mạt kỳ là gian kỳ cực ngắn (interkinesis). Trong kỳ này không xẩy ra sao
chép vật chất di truyền.
2.3.2 Lần phân chia 2.
- Tiền kỳ 2 (prophase 2). Ở mỗi nửa tế bào hình thành sợi tơ vô sắc và thoi
bất nhiễm mới, các nhiễm sắc thể kép tiếp tục co ngắn và tập trung ở mặt phẳng
xích đạo mới.
- Trung kỳ 2 (metaphase 2).
Các sợi kép đính lên sợi tơ vô sắc tại tâm động.
- Hậu kỳ 2 (anaphase 2).
Các tâm động phân chia, các sợi đơn cromatit tách nhau ra, mỗi sợi đi về 1
cực của tế bào.
- Mạt kỳ 2 (telophase 2).
Phân chia tế bào chất, hình thành 4 tế bào đơn bội, mỗi tế bào chứa các
nhiễm sắc thể đơn của các cặp.
Như vậy, giảm nhiễm lần 1 tạo ra 2 tế bào đơn bội chứa các nhiễm sắc thể
kép (có 2 cromatit). Phân chia lần 2, mỗi tế bào đơn bội sợi kép lại chia đôi để
hình thành 4 tế bào đơn bội sợi đơn.


Kết quả, từ một tế bào lưỡng bội (2n) ban đầu qua 2 lần phân chia cho ra 4
tế bào đơn bội (n), số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào lưỡng bội
ban đầu. Đây là cơ chế quan trọng để hình thành các tế bào sinh dục đực, cái có số
lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa để khi thụ tinh, tái tạo lại bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội (2n) ở đời con. Điều này làm cho số lượng nhiễm sắc thể hay vật chất di
truyền không đổi qua các thế hệ sinh vật.
5. Đột biến nhiễm sắc thể.

5.1 Đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Là những biến đổi xẩy ra trong cấu trúc của nhiễm sắc thể làm thay đổi cấu
trúc nhiễm sắc thể ở các mức độ khác nhau.
Đột biến có thể xẩy ra trong giới hạn 1 nhiễm sắc thể cũng có thể xẩy ra
giữa các nhiễm sắc thể tương đồng hoặc không tương đồng. Khi xẩy ra đột biến về
cấu trúc nhiễm sắc thể làm xuất hiện các dạng kiểu hình mới hoặc có thể gây chết.
5.1.1 Đột biến mất đoạn (Deletion).
Là hiện tượng nhiễm sắc thể bị đứt 1 đoạn có mang thông tin di truyền.
Đoạn đứt không có tâm động nên khi phân bào không đính vào thoi vố sắc nên bị
tiêu biến đi. Kết quả một tế bào nhận được 1 nhiễm sắc thể bị mất đoạn.
Mất đoạn nhiễm sắc thể dẫn đến làm mất cân bằng gen, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến khả năng sống của cơ thể. Nếu mất đoạn lớn sẽ làm cho cơ thể không
sống được còn nếu mất đoạn ít, cơ thể có thể sống được nhưng thường bị biến
dạng hoặc sinh bệnh tật.
5.1.2 Đột biến lặp đoạn (Duplication).
Là hiện tượng một đoạn nhiễm sắc thể được lặp lại một hoặc một số lần trên
nhiễm sắc thể. Nói chung sự lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như bị mất
đoạn. Thậm chí một số trường hợp tăng đoạn có lợi cho tiến hóa và tạo vật liêụ di
truyền mới.


Nhờ lặp đoạn có thể nghiên cứu ảnh hưởng của số lượng và vị trí khác mức
bình thường của một đoạn nhiễm sắc thể hay gen. Kiểu hình của cá thể lặp đoạn
có thể trội, có thể lặn hay trung gian hoặc có tác dụng tích lũy.
Hiện tượng lặp đoạn còn gặp ở nấm men, thú và ở đại mạch. Ở đại mạch có
đột biến tăng đoạn làm tăng hoạt tính men amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp
sản xuất bia. Lặp đoạn còn có ý nghĩa quan trọng trong đối với tiến hóa của bộ
gen, tạo nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiện.
5.2 Đột biến về số lượng nhiễm sắc thể.
Ở tế bào soma hay tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp, trong

mỗi cặp nhiễm sắc thể hai nhiễm sắc thể đơn có hình dạng, kích thước giống nhau
tạo nên bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Trong tế bào sinh dục, tạo ra qua giảm
phân, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng chiếc đơn lẻ tạo nên bộ nhiễm sắc thể đơn
bội (n).
5.2.1 Tự đa bội thể (đồng nguyên đa bội thể) (Euploidy).
Là hiện tượng số lượng nhiễm sắc thể ở một cá thể được tăng lên theo bội
số nguyên và cùng nguồn gốc. Sự tăng số lượng nhiễm sắc thể làm tăng số alen
của mỗi locus dẫn tới nhiễm sắc thể trong giảm phân có sự thay đổi. Kết quả là
kiểu gen và kiểu hình ở đời con rất phức tạp.
5.2.2 Dị đa bội thể (dị nguyên đa bội thể) (Alloploidy).
Hiện tượng thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể do tổ
hợp của hai hay nhiều loài.
5.2.3 Lệch bội (Thể lệch bội).
Thể lệch bội là cơ thể có thêm hoặc mất đi từng nhiễm sắc thể riêng rẽ
trong bộ nhiễm sắc thể của loài.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng di truyền trong quần thể.
3.1. Đột biến (mutation).
Như chúng ta đã biết tính ổn định tương đối của tần số gen trong quần thể
chỉ có thể được duy trì nếu các gen không bị đột biến. Nhưng trong thực tế đột
biến luôn xẩy ra trong quần thể. Mặc dù mỗi gen chịu đột biến ngẫu nhiên (tự


nhiên) rất thấp, nhưng vì số gen trong quần thể nhiều nên tổng số các đột biến
khác nhau cũng rất đáng kể.
Mỗi thế hệ, vốn gen có thể được bổ sung thêm một số lượng lớn các đột
biến mới. Quá trình này được gọi là áp lực đột biến. Như vậy, tần số các alen của
các gen khác nhau trong quần thể sẽ biến đổi phụ thuộc vào áp lực đột biến.
3.2 Ảnh hưởng của chọn lọc (selection).
Chọn lọc là quá trình sống sót của các cá thể mà kiểu gen của chúng có khả
năng thích ứng tốt nhất với các điều kiện môi trường nhất định.

Xác suất để cá thể tồn tại và sinh sản phụ thuộc vào mức độ thích ứng của
nó với môi trường. Các cá thể càng có mức độ thích ứng rộng bao nhiêu thì càng
có khả năng duy trì và phát triển trong quần thể bấy nhiêu và ngược lại.
Khi một cá thể mang một kiểu gen nào đó bị đào thải bởi chọn lọc thì tần số
gen tương ứng trong quần thể sẽ giảm đi. Như vậy, chọn lọc hạn chế sự di truyền
của các gen bất lợi trong quần thể.
Các gen trội và gen lặn bị loại khỏi quần thể với tốc độ khác nhau. Các cá
thể mang gen trội gây chết hay các gen bất dục trội bị loại bỏ ngay cả trong trạng
thái dị hợp. Các gen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp và được
tích lũy lại tạo nên nguồn dự trữ đột biến. Đột biến lặn chỉ bị đào thải khi nó đã
sinh sôi nẩy nở trong quần thể đủ nhiều để chuyển sang trạng thái đồng hợp.
Tần số các alen lặn trong quần thể càng nhỏ thì các cá thể dị hợp càng
chiếm tỷ lệ cao so với các thể đồng hợp. Chọn lọc càng đào thải nhiều các cá thể
đồng hợp ra khỏi quần thể thì vai trò của các thể dị hợp càng lớn vì chúng là
nguồn cung cấp các alen lặn cho thế hệ sau. Do vậy, việc chọn lọc các alen lặn là
ít hiệu quả so với việc chọn lọc các alen trội. Ngay cả việc loại bỏ hoàn toàn các
cá thể đồng hợp lặn ra khỏi quần thể trong mỗi thế hệ cũng không làm mất hết
chúng trong quần thể ở bất kỳ thế hệ nào vì chúng luôn là nguồn cung cấp và tạo
ra các thể đồng hợp lặn.
Thông thường các thể dị hợp có sức sống cao hơn so với cả hai dạng đồng
hợp. Do vậy, chúng có ưu thế chọn lọc, sự tồn tại và lan truyền chúng được bảo


đảm bởi chọn lọc. Cũng do vậy khả năng phân li ra các thế hệ đồng hợp lặn càng
tăng lên.

3.3 Di nhập cư (migration).
Trong thực tế các quần thể luôn có quan hệ trao đổi với nhau, một số cá thể
của quần thể này có thể đi đến một quần thể khác (di cư) và ngược lại, một số cá
thể nhập vào quần thể từ một quần thể khác (nhập cư). Quá trình di nhập cư này

dẫn đến hiện tượng di nhập gen và làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Khi một số cá thể di cư khỏi quần thể cư trú, nó sẽ mang đi một liều lượng
gen nào đó và làm giảm tần số gen đó trong quần thể, ngược lại khi một số cá thể
từ một quần thể khác đến nhập vào quần thể và mang theo một liều lượng gen làm
cho tần số gen đó sẽ tăng lên.
3.4 Kích thước của quần thể (size of population).
Tần số gen được xác định bởi kích thước của quần thể (số lượng cá thể
trong quần thể). Kích thước quần thể càng nhỏ thì khả năng giao phối với nhau
của các cá thể dị hợp càng tăng lên, do vậy việc xuất hiện các cá thể lặn ở thế hệ
sau càng nhiều. Ngược lại, số lượng cá thể trong quần thể càng nhiều thì khả năng
xuất hiện các cá thể lặn càng ít. Trong quần thể nhỏ, chọn lọc sẽ đào thải các gen
có hại và tích lũy các gen có lợi nhanh hơn.
2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi

Khái niệm bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền động vật đã được Tổ chức
quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (UICN) định nghĩa
như sau: Bảo tồn (convervation) nguồn gen động vật là cách quản lí của con
người đối với tài nguyên di truyền động vật nhằm đạt được lợi ích bền vững
lớn nhất cho thế hệ hiện đại, đồng thời duy trì được tiềm năng của tài
nguyên đó để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các thế hệ tương lai.
Như vậy bảo tồn mang tính tích cực, bao gồm sự gìn giữ, lưu lại, sử dụng


lâu bền, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên di truyền. Theo định nghĩa
này, bảo tồn nguồn gen vật nuôi chính là chăn nuôi các giống vật nuôi nhằm
khai thác, sử dụng chúng có hiệu quả trong hiện tại và để có đáp ứng được
nhu cầu trong tương lai.
2)Ưu và nhược điểm của phương pháp inxitu và exitu
Phương pháp
Inxitu :


- Lưu

giữ

“in

-

situ”: Là phương pháp
nuôi giữ con vật sống
trong điều kiện thiên
nhiên mà chúng sinh
sống.

Như

vậy,

phương pháp này áp
dụng cho việc lưu giữ

Ưu điểm
Dễ thực hiện
Trang thiết bị đơn giản

Nhược điểm
-Dễ bị điều kiện sống bệnh
tật đe doạ
-Phải có đối tượng nuôi và

chọn lọc
- Dễ bị thay đổi biến dị di
truyền trong quần thể
--Bảo tồn “in situ” đòi

hỏi phải cung cấp đầy
đủ các điều kiện chăn
nuôi đối với 1 quần thể
vật nuôi ( thức ăn,
chuồng trại, chăm sóc,
…)
- Tốn kém chi phí cao

nguồn gen của động
vật hoang dã.

- Lưu

giữ

“ex -Người ta chỉ cần bảo - Phương pháp này đòi

situ”: Là phương pháp quản 1 lượng mẫu rất hỏi phải có những
bảo

tồn

tinh

dịch, nhỏ ở nhiệt độ lạnh sâu, trang thiết bị đặc biệt,


trứng hoặc phôi, ADN không đòi hỏi nhiều chi chẳng hạn lưu giữ tinh
của con vật nuôi cần phí.

trùng, phôi ở nhiệt độ

bảo tồn trong những

lạnh sâu, thường là

điều

trong nitơ lỏng.

kiện

đặc

biệt

nhằm duy trì nguồn
gen

của

chúng.


Phương pháp này đòi


- Bảo quản “in situ”

hỏi phải có những

tuy nhiều rủi ro hơn,

trang thiết bị đặc biệt,

nhưng rủi ro xảy ra

chẳng hạn lưu giữ tinh

trong bảo tồn “ex situ”

trùng, phôi ở nhiệt độ

là cực kì nguy hiểm.

lạnh sâu, thường là
trong nitơ lỏng.



×