Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.42 KB, 101 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lời giới thiệu cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Ferdinand
de Saussure, Hoàng Phê khẳng định: “Trong các nhà ngôn ngữ học lớn của thế kỷ
XX, cho đến nay F.de Saussure vẫn là người được nhắc đến nhiều hơn cả. Có thể
nói không quá đáng rằng trong ngôn ngữ học hiện đại, “không có một học thuyết
chung nào mà không nhắc đến ông” (E.Ben-vesite), bởi vì khó mà tránh khỏi phải
dựa vào, hoặc nếu không thì phải phản bác, một vài luận điểm quan trọng nào đó
của F.de Saussure”.
Quả thực như vậy, công lao của F.De Saussure, nói như Đỗ Hữu Châu: “là ở
sự khẳng định bản chất hệ thống của ngôn ngữ và ở sự khẳng định sự tồn tại quy
định lẫn nhau của các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ, là ở chỗ qua việc chứng
minh bản chất hệ thống của ngôn ngữ mà đề ra những nét cơ bản nhất của phương
pháp hệ thống và của các thao tác nghiên cứu ngôn ngữ theo phương pháp hệ
thống”. Những luận điểm của F. De Saussure đã và sẽ “đẩy ngôn ngữ học tiến lên
giành vị trí bình đẳng với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác”.
Thực chất học thuyết của F. De Saussure là sự đề xuất một số cặp lưỡng
phân trong ngôn ngữ và từ những cặp lưỡng phân đó đề xuất những luận điểm làm
nền móng cho ngôn ngữ học hiện đại. Trong những cặp lưỡng phân đó có cặp lưỡng
phân ngôn ngữ/ lời nói và cặp lưỡng phân mặt nội tại/ mặt ngoại tại của ngôn ngữ.
Nhấn mạnh mặt những quan hệ nội tại có tính hệ thống trong ngôn ngữ, giáo trình
khẳng định rằng “nghiên cứu ngôn ngữ không những phải gạt ra ngoài tất cả những
gì mà người ta gọi là ngôn ngữ học ngoại tại mà còn phải gạt bỏ tất cả những gì
thuộc về thể chất, về vật chất”. Và giáo trình kết thúc bằng câu kết luận nổi tiếng:
“đối tượng duy nhất và chân thực của ngôn ngữ học là ngôn ngữ, xét trong bản thân
nó và vì bản thân nó”. Với những quan niệm như vậy, ngôn ngữ biến thành một hệ
thống siêu hình, đóng kín của những quan hệ thuần túy, phi vật chất. Hầu hết các
trường phái cấu trúc luận cổ điển đã tập trung sự chú ý vào cấu trúc nội tại của ngôn
ngữ, xem nhẹ hoạt động của ngôn ngữ trước hết trong việc thực hiện chức năng

1




giao tiếp, mà chức năng giao tiếp lại là một trong những chức năng quan trọng nhất
của ngôn ngữ. Và sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học, được hình dung như
một cái hộp có thể bao chứa toàn bộ các sự kiện ngôn ngữ học, bắt đầu từ chính
những mặt cực đoan trong cách tiếp cận ngôn ngữ từ trường phái cấu trúc luận. Từ
chỗ chỉ được coi với tư cách “sọt giấy loại” chuyên thu lượm những cái gì còn thừa
ra của ngữ nghĩa học, từ năm 1983 trở đi, ngữ dụng học đã phát triển mạnh mẽ cả
về lí thuyết, cả về nghiên cứu cụ thể. Mặc dù là một bộ môn “non trẻ” song trong
lịch sử ngôn ngữ học, “chưa từng có một chuyên ngành ngôn ngữ học miêu tả đồng
đại nào lại lôi cuốn được nhiều nhà ngôn ngữ học vào vòng xoáy của mình trong
một thời gian ngắn như ngữ dụng học”. Con đường nghiên cứu ấy, ngày nay, trong
cuộc sống hiện đại, với những thành tựu xuất sắc và thiết thực của nó, ngày càng
thôi thúc bước chân của những người quan tâm và yêu mến ngôn ngữ, yêu mến
chuyên ngành ngôn ngữ học. Đó cũng chính là lí do đầu tiên khiến tác giả luận văn
lựa chọn một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành ngữ dụng học.
Như đã nói, một trong những chức năng cơ bản và quan trọng của ngôn ngữ
là chức năng giao tiếp. Bởi vậy, đích giao tiếp chính là một yếu tố quan trọng không
thể bỏ qua trong quá trình chúng ta sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, hàng giờ. Để đạt
được đích giao tiếp, một trong những con đường được thực hiện bởi ngôn ngữ chính
là lập luận. Hầu như không có diễn ngôn nào không phải là lập luận, như phân tử
tồn tại tất yếu trong vật chất. Có lẽ lập luận ở dạng đơn giản nhất, nguyên thủy nhất,
cơ bản nhất đã ra đời cùng với sự ra đời của ngôn ngữ, nhằm đáp ứng nhu cầu giao
tiếp và trao đổi thông tin của loài người. Hình thành và phát triển cùng với sự hình
thành và phát triển của ngôn ngữ, lập luận dường như đã trở thành một phần tự
nhiên, tất yếu, máu thịt, bản năng trong ngôn ngữ của nhân loại, trong ngôn ngữ của
mỗi dân tộc, trong ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Thông qua lập luận, con người thể
hiện cách tư duy, suy luận, trình độ, tính cách của mình.
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là kiệt tác của văn học Việt Nam, là sự kết
tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ (và thể


2


loại). Tác phẩm được giảng dạy và là kiến thức trọng tâm trong nhà trường ở cả bậc
THCS và THPT.
Trong tác phẩm, nhân vật Thúy Kiều là nhân vật trung tâm, là lăng kính để
Nguyễn Du thể hiện “Đôi mắt nhìn thấu sáu cõi” nhân gian (Mộng Liên Đường).
Thông qua số phận mười lăm năm chìm nổi của người con gái tài sắc này, Nguyễn
Du đã thể hiện nỗi xót thương đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và
sự đồng cảm với những kiếp người tài hoa bạc mệnh. Ba nhân vật Kim Trọng,
Thúc Sinh, Từ Hải là ba người yêu Thúy Kiều và cũng là những người Thúy
Kiều yêu. Tuy nhiên, với Thúy Kiều, sắc thái tình cảm của những nhân vật này
rất khác nhau. Điều đó chi phối đến ngôn ngữ hội thoại nói chung và lập luận nói
riêng ở các nhân vật.
Tìm hiểu về lập luận của 3 nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong tác
phẩm “Truyện Kiều” vừa góp phần khẳng định tài năng của đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du trong việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật vừa có điều kiện tìm hiểu thêm
về lập luận đồng thời tạo thêm một nguồn ngữ liệu phong phú cho lĩnh vực này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về lập luận
Lập luận là một thuật ngữ quen thuộc của văn nghị luận. Vì thế, nói đến lập
luận người ta thường cho rằng đây là vấn đề của nội dung nghĩa học. Ngày nay,
ngôn ngữ học hiện đại coi ngữ dụng học không phải là chuyên ngành bị thống hợp
mà trái lại chính ngữ dụng học lại thống hợp các chuyên ngành khác của ngôn ngữ
như ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, âm vị học, ngữ âm học. Do đó, lập luận chính là
vấn đề của ngữ dụng học. Người có công nghiên cứu và chứng minh lập luận là sự
kiện ngữ dụng học là hai nhà ngôn ngữ học người Pháp O.Ducrot và
J.C.Anscombre.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học, lí thuyết lập

luận cũng ngày càng được nghiên cứu sâu hơn, trong nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh
cụ thể hơn.

3


Ở Việt Nam, tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ học thế giới, năm 1993
lần đầu tiên lí thuyết lập luận được giới thiệu và đưa vào giảng dạy, nghiên cứu
trong giáo trình “Đại cương ngôn ngữ học” của Đỗ Hữu Châu. Cùng với cuốn giáo
trình này là giáo trình “Ngữ dụng học” của Nguyễn Đức Dân. Những vấn đề được
trình bày trong các giáo trình này là cơ sở lí thuyết cho các nghiên cứu về lập luận ở
Việt Nam.
Cho đến nay, những công trình nghiên cứu về lập luận đã có nhưng chưa
nhiều, chủ yếu tập trung ở hai vấn đề: nghiên cứu về các chỉ dẫn lập luận và nghiên
cứu về lập luận trong các văn bản.
Thứ nhất là hướng nghiên cứu về các chỉ dẫn lập luận. Năm 1996, Kiều
Tập thực hiện đề tài nghiên cứu về “Các kết tử lập luận “nhưng...tuy ...nhưng,
thế mà...vậy mà””. Năm 1997, Lê Quốc Thái đi sâu tìm hiểu: “Hiệu lực lập
luận của nội dung miêu tả, của thực từ và của các tác tử “chỉ”, “những”,
“đến””. Năm 2000, Kiều Tuấn bổ sung vào nhóm các đề tài nghiên cứu về chỉ
dẫn lập luận này bằng việc tìm hiểu “Các kết tử lập luận “thật ra/thực ra”, “mà”
và quan hệ lập luận”.
Thứ hai là hướng nghiên cứu về lập luận trong các văn bản, tác phẩm. Nếu
hướng nghiên cứu thứ nhất góp phần đưa ra cái nhìn tổng quát về mặt lí thuyết một
số hiện tượng ngôn ngữ quan trọng trong lập luận thì hướng nghiên cứu thứ hai vận
dụng lí thuyết để khám phá những giá trị, vẻ đẹp của lập luận đối với các kiểu loại
văn bản, các tác phẩm cụ thể. Đây cũng là hướng nghiên cứu quan trọng mở ra một
cách tiếp cận, đọc hiểu văn bản mới dựa trên cơ sở khoa học ngôn ngữ. Luận văn
“Lập luận trong văn miêu tả, khảo sát qua tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của
Đoàn Giỏi” của Nguyễn Thị Nhin bước đầu tìm hiểu vấn đề lập luận trong văn

miêu tả qua khảo sát một tác phẩm văn học cụ thể. Luận văn “Tìm hiểu các dạng
lập luận trong tục ngữ” bước đầu đã vận dụng thành công lí thuyết lập luận để
nghiên cứu những văn bản và kiểu loại văn bản cụ thể.

4


2.2. Những nghiên cứu về lập luận trong “Truyện Kiều”
Trực tiếp đề cập đến vấn đề ngôn ngữ và gián tiếp đề cập đến vấn đề lập luận
trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có các công trình, tác phẩm của các học giả
lớn như GS. Phan Ngọc với “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều”,
Vũ Đình Long với “Văn chương Truyện Kiều”, Xuân Diệu với “Thi hào dân tộc
Nguyễn Du”, Nguyễn Lộc với “Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều”…
Tuy nhiên, phải đến luận văn “Tìm hiểu lập luận miêu tả trong Truyện Kiều”
của Lưu Thị Thanh Mai, vấn đề lập luận trong tác phẩm này mới được khai thác
trực diện. Trong công trình này, tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề lập luận
trong miêu tả. Tiếp đó là Luận văn “Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong
“Truyện Kiều” của Phạm Thị Mai Hương (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn),
Khóa luận “Tìm hiểu lập luận trong các cuộc thoại trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Thị Hồng Lợi (dựa trên 15 lập luận tiêu biểu) (Đại học sư phạm Hà Nội),
Khóa luận “Tìm hiểu lập luận hàm ẩn kết luận trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
(Đại học sư phạm Hà Nội), Luận án “Tìm hiểu lập luận của nhân vật Thúy Kiều
trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du” (Đại học sư phạm Hà Nội). Những công trình
này bước đầu đã vận dụng thành công lí thuyết lập luận để nghiên cứu những văn
bản và kiểu loại văn bản cụ thể.
Những công trình trên, chưa có công trình nào tìm hiểu riêng, chi tiết về lập
luận của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong “Truyện Kiều” nhưng
những nghiên cứu này đã có những gợi mở quan trọng, đặc biệt là ở hướng đi và
phương pháp khi chúng tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu lập luận của các nhân vật
Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu lập luận của các nhân vật Kim
Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
3.2. Nhiệm vụ
Với các mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

5


- Xác định những vấn đề lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài. Đó là lí thuyết
lập luận; lí thuyết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn; lí thuyết ngôn ngữ nhân vật.
- Nhận diện, phân loại, phân tích, miêu tả cấu trúc hình thức các lập luận của
ba nhân vật căn cứ vào vị trí của các thành phần lập luận, sự hiện diện của các thành
phần lập luận, tính phức hợp của lập luận, đặc tính lập luận và đặc điểm các thành
phần lập luận.
- So sánh đặc điểm lập luận của các nhân vật (dựa trên các cơ ở nói trên).
- Tìm hiểu và so sánh đặc điểm lập luận với việc thể hiện tính cách các nhân
vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong những ngữ cảnh khác nhau (gắn với các
giai đoạn trong quan hệ tình cảm với nhân vật Thúy Kiều).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là tất cả các lập luận của các nhân vật Kim Trọng,
Thúc Sinh, Từ Hải trong toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (bản
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du (in lần thứ bảy), Nguyễn Thạch Giang khảo đính và
chú giải, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội – 1988).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp, thủ pháp cơ bản sau:
- Thống kê, phân loại: Giúp luận văn tập hợp, phân loại lời nói, suy nghĩ
của ba nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải.
- Phân tích diễn ngôn: Được sử dụng để phân tích diễn ngôn của các nhân vật

Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, từ đó có cơ sở để xác định lập luận của nhân vật.
- Phân tích, miêu tả: Được sử dụng để miêu tả những đặc điểm các
dạng lập luận, các thành phần khác nhau của lập luận từ đó rút ra những đặc
điểm của từng lập luận và đặc điểm lập luận của từng nhân vật.
- Mô hình hóa: Phương pháp này dùng để cụ thể hóa dưới dạng sơ đồ những lập
luận cụ thể của nhân vật. Nhìn vào các mô hình khái quát này, chúng ta có thể nhận diện
được các cấu trúc, các dạng, các kiểu loại lập luận khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nhận xét, rút ra đặc điểm và so sánh lập luận của các nhân vật.
- So sánh đối chiếu. Phương pháp này được sử dụng để:

6


+ Tìm hiểu quan hệ giữa các luận cứ với nhau, giữa các luận cứ với kết luận,
cụ thể là so sánh định hướng lập luận giữa các luận cứ. Trên cơ sở đó, xác định lập
luận chứa luận cứ đồng hướng, nghịch hướng.
+ Chỉ ra các đặc điểm riêng của luận cứ và kết luận trong lập luận của
nhân vật.
+ Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa lập luận của từng nhân vật trong tương
quan với nhân vật khác và với chính nhân vật đó ở những giai đoạn khác nhau.
6. Những đóng góp
Về mặt lí luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ sự
đúng đắn của lí thuyết lập luận.
Về mặt thực tiễn, luận văn nếu thành công có thể xem như một tài liệu tham
khảo cho những ai quan tâm, giảng dạy, nghiên cứu về lí thuyết lập luận và phân
tích ba nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong tác phẩm “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
triển khai thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận
Chương II: Đặc điểm lập luận của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh,
Từ Hải
Chương III: Đặc điểm lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ
Hải với việc thể hiện tính cách các nhân vật này

7


NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận
Trong Chương I, luận văn sẽ trình bày các cơ sở lí thuyết được sử dụng để
nghiên cứu vấn đề lập luận của ba nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đó là: Lí thuyết lập luận, nghĩa tường minh – nghĩa
hàm ẩn và ngôn ngữ nhân vật. Do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ trình bày
những vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài.
1.1. Lí thuyết lập luận
Về lí thuyết lập luận, luận văn dẫn theo quan điểm của các tác giả Nguyễn
Đức Dân, “Ngữ dụng học”, tập 1, NXB Giáo dục 1998; tác giả Đỗ Hữu Châu, “Đại
cương ngôn ngữ học”, tập 2, NXB Giáo dục 2001.
1.1.1 Khái niệm lập luận
Theo tác giả Nguyễn Đức Dân trong cuốn “Ngữ dụng học”, tập 1, NXB Giáo
dục 1998, thì “Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, SP1 đưa
ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra
một/một số kết luận hay chấp nhận một/một số kết luận nào đó” [4; 165]
Đồng quan điểm này, tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ
học”, tập 2, NXB Giáo dục 2001, cũng cho rằng: “Lập luận là đưa ra những lí lẽ
nhằm dẫn dắt SP2 đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà SP1
muốn đạt tới”. [3; 155]
Ví dụ: “Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc làm cho mẹ đau lòng.”

Thì trong đó: Con sẽ cay đắng = Kết luận;
khi nhớ lại những lúc làm cho mẹ đau lòng = Luận cứ
Theo đó, tác giả Đỗ Hữu Châu trong tác phẩm trên cũng cho rằng: “Tiêu chí
để xác định một lập luận là kết luận. Hễ tìm ra được một kết luận thì ta có một lập
luận”. [3; 162]
1.1.2. Đặc điểm lập luận
1.1.2.1. Thành phần của lập luận
Mỗi lập luận (LL) gồm 2 thành phần:

8


- Luận cứ: là các lí lẽ; kí hiệu là p, q;
- Kết luận: kí hiệu là r;
Để phân biệt các luận cứ và kết luận trong cùng một LL, chúng ta dùng cách
đánh số:
- p1, p2, … chỉ các luận cứ;
- r1, r2, … chỉ các kết luận thành phần;
- R chỉ kết luận chung.
Công thức lập luận
- p, q -> r hoặc p1, p2, … => r
Về số lượng, luận cứ có thể là một/một số; kết luận thành phần r có thể hơn
một nhưng kết luận cuối cùng (R) thường chỉ có một.
- p1, p2, p3, … -> r1
- p3, p4

-> r2

- r1, r2, …….. -> R
1.1.2.2. Phân loại lập luận

- Tiêu chí phân loại: dựa vào số lượng kết luận trong một LL.
- Kết quả phân loại: có hai loại LL, LL đơn và LL phức hợp.
a. LL đơn
- LL đơn một luận cứ: p => r. VD: “Thoa này bắt được hư không/ Biết đâu
Hợp-phố mà mong châu về?” [305-306].
Trong đó: “Thoa này bắt được hư không” = p; “Biết đâu Hợp Phố mà mong
châu về?” = r.
- LL đơn nhiều luận cứ:
+ p1, p2, ... => r. VD: “Gần đây nào phải người nào xa xôi/ Được rày nhờ
chút thơm rơi/ Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!/ Bấy lâu mới được một ngày/
Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là” [312-316]
Trong đó: “Gần đây nào phải người nào xa xôi” = p1; “Được rày nhờ chút
thơm rơi/ Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!” = p2; “Bấy lâu mới được một ngày”
= p3 “Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là” = r.

9


+ p1, p2 à r1(p3) à r2(p4) à r3(p5) àR
VD: “Một lời đã trót thâm giao/ Dưới dày có đất trên cao có trời!/ Dẫu rằng
vật đổi sao dời/ Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh!/ Duyên kia có phụ chi tình/ Mà
toan sẻ gánh chung tình làm hai?”. [3085 – 3089]
Trong đó: “Một lời đã trót thâm giao/ Dưới dày có đất trên cao có trời” =
p1; “Dẫu rằng vật đổi sao dời” = p2; “Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh!” = r1 (p3);
“Duyên kia có phụ chi tình” = p4; “Mà toan sẻ gánh chung tình làm hai?” = R (Kết
luận là một ý trách móc).
b. LL phức hợp. Mô hình của LL phức hợp:
p1, q1 à r1 (p1’)
p2, q2 à r2 (p2’)


àR

p3, q3 à r3 (p3’)
VD: [3165 – 3178]
Lời nói
Gắn bó một lời,

Vai trò trong lập luận
p1
p1’

Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau
Xót người lưu lạc bấy lâu,
Tưởng thề thốt nặng, cũng đau đớn nhiều.
Thương nhau sinh tử đã liều
Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình
Chừng xuân tơ liễu còn xanh
Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân
Gương trong chẳng chút bụi trần.
Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm.
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại hợp một nhà,

p2
r1
p1
p2
r2
p

r3
r4
p

p2’
p3’
p4’
R

Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
1.1.2.3. Vị trí, sự hiện diện của luận cứ và kết luận
- Kết luận có thể đứng ở trước các luận cứ, ở sau các luận cứ hoặc ở giữa các
luận cứ.

10


+ Kết luận đứng trước luận cứ. VD: “Sao nói lạ lùng thay!/ Cành kia chẳng
phải cỗi này mà ra?”. [1321 – 1322].
Ta có: “Sao nói lạ lùng thay” = r; “Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?” = p.
+ Kết luận ở sau luận cứ. VD: [1329 – 1332]
Trong đó: “Từ thuở tương tri/ Tấm riêng riêng những nặng vì nước non” =
p1; “Trăm năm tính cuộc vuông tròn” = p2; “Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch
sông” = r.
+ Kết luận nằm giữa các luận cứ. VD: [1698 – 1704]
Lượt thoại
Nghe lời nói lạ đường này,

Vai trò trong lập luận
r (p1’)


Sự nàng đã thế lời thầy dám tin!
Chẳng qua đồng cốt quàng xiên,
Người đâu mà lại thấy trên cõi trần?
Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân,
Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên.

p1
p2
R
p2’

- Kết luận có thể tường minh, có thể hàm ẩn; Luận cứ cũng có thể tường
minh hoặc có thể hàm ẩn.
+ Kết luận tường minh. VD: “Ân oán hai bên/ Mặc nàng xử quyết báo đền
cho minh”. [2319 – 2320]. Trong đó: “Ân oán hai bên” = p; “Mặc nàng xử quyết
báo đền cho minh” = r.
+ Kết luận hàm ẩn. VD: “Nghe nổi tiếng cầm đài/ Nước non luống những lắng
tai Chung Kỳ” [463 – 464] = p; r (hàm ẩn) = muốn nghe (Thúy Kiều) đánh đàn.
+ Luận cứ tường minh. VD: “Xót nàng còn chút song thân/ Bấy nay kẻ Việt
người Tần cách xa/ Sao cho muôn dặm một nhà/ Cho người thấy mặt là ta cam
lòng.” [2433 – 2436]. Trong đó, p = “Xót nàng còn chút song thân/ Bấy nay kẻ Việt
người Tần cách xa”.
+ Luận cứ hàm ẩn. VD: “Việc ấy để cho mặc nàng” [2324] = r. p hàm ẩn là
nội dung đã được đề cập từ trước đó: “Ân oán hai bên”, ở đây nội dung này được ẩn
đi nhưng người đọc vẫn có thể hiểu được.
1.1.3. Quan hệ lập luận

11



Nếu giữa p1, p2, … và r có quan hệ lập luận thì tổ hợp p1, p2, ... => r được
gọi là một lập luận. Quan hệ lập luận là:
- Quan hệ giữa luận cứ với luận cứ;
- Quan hệ giữa luận cứ với kết luận;
- Quan hệ giữa các kết luận thành phần (r) với nhau và với kết luận chung (R)
Giữa các luận cứ trong LL có quan hệ định hướng lập luận;
- Khi các luận cứ cùng hướng đến một KL chung: p1 => r;

p2 => r

Ä LL chứa luận cứ đồng hướng
- Khi các luận cứ hướng đến các kết luận khác nhau: p1 => r; p2 => - r
Ä LL chứa luận cứ nghịch hướng (-r phải là phủ định của r).
Hướng của LL chỉ được xét với LL có từ 2 luận cứ trở lên vì phải có từ 2
luận cứ thì mới xác định được lập luận chứa luận cứ đồng hướng hay nghịch hướng
với nhau.
- LL đơn có 2 luận cứ trở lên; các lập luận chứa luận cứ đồng hướng với
nhau.
VD: [2428 – 2431]
Lời nói
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ với là tri ân

Vai trò trong lập luận
p1
p2

p3
r

Ở đây, các luận cứ p1, p2, p3 đều thống nhất hướng đến khẳng định: Thúy
Kiều không cần tạ ơn Từ Hải mới gọi là biết ơn “Lọ là thâm tạ mới là tri ân”.

12


- LL đơn có 2 luận cứ trở lên; các luận cứ nghịch hướng với nhau.
Trong trường hợp này, các luận cứ được sắp xếp theo trình tự từ hiệu lực yếu
đến hiệu lực mạnh. VD: [419-422]
Lời nói
Giải cấu là duyên,

Vai trò trong lập luận
p1

Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều
Ví dù giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân!

p2
r

p2 có hiệu lực lập luận mạnh nhất => r nhấn mạnh, khẳng định quyết tâm
theo đuổi và tấm lòng sắt son, thủy chung của Kim Trọng. Từ đó thuyết phục được
Thúy Kiều an lòng với cuộc tình cùng Kim Trọng.
Giá trị của nội dung miêu tả và các luận cứ trong lập luận không giống nhau.
Trong ví dụ trên, Kim Trọng sử dụng hai luận cứ nhưng kết luận khác

nhau là do sự các nhau của các luận cứ. Hướng của lập luận (từ lập luận hướng
đến kết luận) của cả lập luận là do luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhất trong
các luận cứ quyết định. Bởi vậy, nói đến đặc tính của quan hệ LL là nói đến đặc
tính của luận cứ.
1.1.4. Các chỉ dẫn lập luận
1.1.4.1. Tác tử lập luận
Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào một nội dung nào đấy sẽ
làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có
của nó. Ví dụ:
+ Năm nay em 20 tuổi.
+ Năm nay em mới 20 tuổi.
+ Năm nay em đã 20 tuổi.
1.1.4.2. Kết tử lập luận
- Là các yếu tố phối hợp 2 hoặc một số phát ngôn thành một LL. Nhờ kết tử
mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận. Ví dụ:
Khái niệm Ngữ dụng rất khó hiểu nên tôi phải cố gắng.
1.1.4.3. Các dấu hiệu giá trị học

13


- Các dấu hiệu giá trị học là những yếu tố (không phải tác tử LL hay kết tử
LL) có hiệu lực LL.
- Một số phương tiện:
+ Các yếu tố hiện thực được lựa chọn làm nội dung miêu tả
+ Cách sắp xếp, tổ chức nội dung miêu tả
+ Các thực từ dùng để miêu tả
+ Một số dấu hiệu khác: từ đồng nghĩa, từ xưng hô, biện pháp tu từ…
1.2. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
Nội dung lí thuyết về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, luận văn dẫn theo

quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu, “Ngữ dụng học”, tập 2, NXB Giáo dục, 2001.
1.2.1. Nghĩa tường minh
Ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết hợp câu)
được gọi là ý nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn, nghĩa theo câu chữ).
VD: “Hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!/ Lựa chi
những bậc tiêu tao/ Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?” [489 – 492]
1.2.2. Nghĩa hàm ẩn
Nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn) là nghĩa không được nói ra trực tiếp, người nghe
phải dùng đến thao tác suy ý, phải dựa vào những yếu tố ngoài ngôn ngữ (ngữ
cảnh), phải dựa vào ngôn cảnh (tức là các phát ngôn trước và sau phát ngôn đang
xét), dựa vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều
khiển hội thoại... mới nắm bắt được.
Ví dụ: [2428 – 2431] -> Phát ngôn của Từ Hải có các nghĩa không thể hiện
trực tiếp trên câu chữ như:
(1) Thúy Kiều và Từ Hải đã thành thân.
(2) Thúy Kiều luôn lời tạ ơn sâu với Từ Hải.
Các nghĩa (1), (2) gọi là nghĩa hàm ẩn.
Nghĩa hàm ẩn chia làm 2 loại: hàm ý và tiền giả định.
1.2.3. Tiền giả định

14


Tiền giả định là những hiểu biết đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên
thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát
ngôn của mình.
Ví dụ: “Cá nước duyên ưa!/ Nhớ lời nói những bao giờ hay không?” [2275
– 2276] có tiền giả định “Từ Hải đã nói điều gì đó với Thúy Kiều mà nay, điều đó
trở thành hiện thực”. Có thể hiểu tiền giả định là luôn luôn đúng.
Tuy nhiên trong giao tiếp thông thường, không phải không có những trường

hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trên một tiền giả
định sai. Đây là chiến lược hội thoại, chiến lược gài bẫy tiền giả định.
Ví dụ : Sp1- Bao giờ thì cậu trả tiền cho mình? (Nhưng thực tế Sp2 không
mượn tiền của Sp1)
Sp2 (Cãi lại) - Tớ vay tiền của cậu bao giờ mà trả.
Tương tự, những câu hỏi kiểu “bắt nọn” cũng là một chiến lược gài bẫy tiền
giả định. Khi mà người hỏi chưa biết rõ đúng hay không đúng nội dung hỏi, nếu
người được hỏi không tinh thì sẽ tự xác định nội dung hỏi đó cho người hỏi.
Ví dụ: Sp1 - Này tối qua cậu đi chơi với ai đấy? (Thực ra Sp1 chưa biết rõ
Sp2 đi chơi hay không đi chơi)
Sp2 - (Nếu không tinh ý với hành động hỏi của A thì sẽ trả lời) - A...đi chơi
với Lan một tí!
1.2.4. Hàm ý
1.2.4.1. Khái niệm
Hàm ý là những hiểu biết có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả
định của ý nghĩa tường minh. Nghĩa hàm ý lệ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp.
VD: Khi đang tâm tình cùng Thúc Sinh, Thúy Kiều bày tỏ nỗi nhớ nhà,
nhớ cha mẹ. Thúc Sinh kinh ngạc: “Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?”.
[1322]. Hàm ý: Từ xưa đến nay, ta (Thúc Sinh) luôn nghĩ nàng có quan hệ ruột
rà, họ hàng với Tú Bà.
Trong thực tế, ngoài ý nghĩa tường minh thông tin về thời tiết còn có
những hàm ý khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. VD: Phát ngôn A:

15


“Trời nóng quá” đặt vào những hoàn cảnh khác nhau có thể có những nghĩa khác
nhau. Chẳng hạn:
- Khi Sp1 và Sp2 đang ở trong một căn phòng ngột ngạt thì phát ngôn A có
thể là yêu cầu mở cửa sổ hay mở quạt.

- Khi Sp1 và Sp2 đang ở trên đường đi thì phát ngôn A có thể là lời đề nghị
nên nghỉ chân ở dưới một bóng râm.
- Khi hai người đang đi ngang trước một cửa hàng giải khát thì phát ngôn A
có thể là lời bộc lộ giá như có một ly nước mát.
- Khi người khách mới đến, chủ nhà tỏ vẻ ái ngại cho khách “Trời nóng quá”.
Lúc này phát ngôn này lại mang nghĩa là “Anh vất vả quá”.
1.2.4.2. Cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn
a. Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
- Thay đổi nghĩa biểu vật của từ ngữ
Ví dụ:Vợ: - Anh có nhớ chín tháng trước anh đi nghỉ ở biển trong 2 tuần và
nói là câu được 2 con cá không? (1)
Chồng: - Nhớ chứ, hai con cá thật tuyệt. (2)
Vợ: - Chiều nay, một trong hai con cá đó gọi điện đến nói rằng có con với
anh đấy! (3)
Phát ngôn (1), (2), biểu thức “hai con cá” chiếu vật vào 2 con cá thật. Phát
ngôn (3) “một trong 2 con cá” chiếu vật vào một trong 2 phụ nữ tạo ra nghĩa hàm
ẩn:“Tôi biết tỏng chuyện nhăng nhít của anh rồi, đừng dối trá nữa.”
- Lấy các biểu thức khác nhau chiếu vào một sự vật
Ví dụ: Anh nhân viên trẻ A khi phát hiện ra đồng nghiệp già B có cô con gái
xinh. Anh ta bèn đổi gọi B từ “bác” sang “bố” tạo ra nghĩa hàm ẩn “Con muốn làm
con rể bố”.
b. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là nghĩa hàm ẩn không tự nhiên.
VD: Khi phát hiện chuyện ngoại tình của Thúc Sinh với Thúy Kiều, Thúc ông
vô cùng tức giận và kiên quyết chia tách đôi bên. Thúc Sinh phát ngôn: “Trót

16


vì tay đã nhúng chàm/ Dại rồi còn biết khôn làm sao đây? ” [1397 – 1398]. Về

hình thức, phát ngôn của Thúc Sinh là hành vi hỏi nhưng đặt vào hoàn cảnh
phát ngôn, đây là hành vi khẳng định: Con khó mà bỏ Thúy Kiều được.
c. Sự vi phạm các quy tắc lập luận
Trong quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe
suy ra kết luận, hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ.
Chẳng hạn, khi Thúy Kiều báo ân báo oán và xin ý kiến Từ Hải, chàng đáp:
“Việc ấy để cho mặc nàng” [2324]. Trước đó, Từ Hải đã nói với Kiều “Ân oán hai
bên/ Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”. [2319 – 2320]. Như vậy, ở đây, lập
luận của Từ Hải chỉ có kết luận, Thúy Kiều có thể suy luận ra luận cứ (vì đã được
nói trước đó: Ân oán hai bên).
d. Sự vi phạm các quy tắc hội thoại
Ví dụ: Sp1 – Cậu có biết Thắng bây giờ ở đâu không? Sp2 - Có cái xe SH
dựng trước phòng cái Thuỷ đấy. Ở ví dụ này Sp2 đã vi phạm một cách cố ý quy tắc
hội thoại : Hỏi-Trả lời → Hỏi -miêu tả để ngầm trả lời cho sp1.
e. Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và ý nghĩa hàm ẩn
- Vi phạm nguyên tắc về chất:
Nguyên tắc về chất : Đừng nói gì mà anh tin rằng không đúng.Đừng nói điều
gì màanh không có đủ bằng chứng.Ví dụ : A -Cái Thuỷ có bản lĩnh đấy chứ! B -Cái
Thuỷ ấy à? Một tảng bê tông, đụng vào nó chỉ có sứt đầu mẻ trán. (Hàm ý: Thuỷ
cứng cỏi, không dễ bắt nạt)
- Vi phạm nguyên tắc về lượng:
Nguyên tắc về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng
như đòi hỏi của đích cuộc thoại. Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu
mà nó đượcđòi hỏi. Sự vi phạm nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: lượng tin nhiều hơn
cần thiết hoặc lượng tin ít hơn cần thiết nhằm thể hiện hàm ý.
Ví dụ: A - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? B - Từ khi
tôi mặc chiếc áo mới đứng đây đến giờ, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua đây cả ->
Lượng tin nhiều hơn cần thiết.

17



- Vi phạm nguyên tắc quan hệ (quan yếu)
Nguyên tắc quan yếu: Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức là
có dínhlíu đến câu chuyện đang diễn ra.Vi phạm nguyên tắc này để tạo hàm ý.Ví
dụ: Sp1: - Này, lại xem tin giật gân này. Sp2: - Ối, lộ hàng ghê quá! Sp3: - Tao
buồn ngủ quá! → Tao không quan tâm chuyện đó.
- Vi phạm nguyên tắc cách thức.
Nội dung của nguyên tắc này: Hãy tránh lối nói tối nghĩa, mập mờ, mơ hồ.
Hãy nóingắn gọn, có trật tự. Sự vi phạm nguyên tắc này thể hiện hàm ý.Ví dụ :
Chồng: - Bé Trà Mi hôm nay rất ngoan, phải thưởng cho bé cái gì chứ? Vợ: - Kờ E
Mờ nhá! Hàm ý: chưa cho con biết để hoặc xem chồng có đồng ý không (sợ chồng
không đồng ý) hoặc sợ con đòi ăn ngay khi họ chưa chuẩn bị cho con đi chơi.
1.3. Ngôn ngữ nhân vật
Lí thuyết về ngôn ngữ nhân vật được dẫn theo tác giả Phương Lựu trong
Giáo trình Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
Lời văn của một tác phẩm văn học thường được cấu tạo bởi hai thành phần:
ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả.
Ngôn ngữ nhân vật tồn tại dưới hai hình thức: đối thoại và độc thoại.
- Đối thoại là hoạt động giao tiếp căn bản sử dụng hình thức nói năng giữa
người này với người khác. Nó thường gồm hai yếu tố đặc trưng: trao lời và đáp lời,
có sự tương tác qua lại, bởi giao tiếp luôn luôn có mục đích.
Tùy năng lực sử dụng ngôn ngữ (ngữ năng) của mỗi người và điều kiện giao
tiếp cụ thể mà sự tương tác của ngôn ngữ đối thoại có cường độ mạnh - yếu và có
phạm vi ảnh hưởng về không gian (rộng - hẹp), thời gian (ngắn - dài), số lượng đối
tượng (ít - nhiều)... khác nhau.
Chẳng hạn, trong “Truyện Kiều”, khi Thúc Sinh đối thoại với Thúy Kiều
trong những ngày còn mặn nồng, anh ta nói rất dài, hùng hồn, to tát, thề non hẹn
biển. Thúy Kiều nghi ngại: “Yêu hoa yêu được một màu điểm trang/ Rồi ra lạt phấn
phai hương/ Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng?” [1335 – 1337]. Anh ta

đáp: “Hay nói đè chừng/ Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao?/ Đường xa chớ

18


ngại Ngô Lào/ Trăm điều hãy cứ trông vào một ta/ Đã gần chi có điều xa/ Đá vàng
đã quyết phong ba cũng liều!” [1361 – 1366].
Thì vẫn anh chàng này, khi đối thoại với vợ - Hoạn Thư – lại luôn luôn lép
vế, luôn luôn trốn tránh, thậm chí không ít lần nói dối. Bị Hoạn Thư bắt quả tang
đang tình tự với Thúy Kiều, Hoạn Thư: “Chàng mới ở chốn nào lại chơi?” [1984],
Thúc Sinh: “Tìm hoa quá bước xem người viết kinh” [1986].
- Độc thoại là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ nhân vật, là hình thức nói với
chính mình. Độc thoại có dạng nói thành lời gọi là nói một mình, nhưng phổ biến
hơn là dạng ý nghĩ - tư duy bằng ngôn ngữ thầm.
Ngôn ngữ thầm không bộc lộ ra nên người khác không thể biết hoặc khó
lòng biết được. Nhưng nó tác động tới chính bản thân chủ thể dòng độc thoại, nhiều
khi trở thành động lực có tính chất quyết định đối với cử chỉ, thái độ, lời nói, việc
làm... biểu hiện ra bên ngoài.
Chẳng hạn, trong khi ngỡ Kiều đã chết mà đồng cốt vẫn nói rằng nàng còn
sống, Thúc Sinh: “Nghe lời nói lạ đường này/ Sự nàng đã thế lời thầy dám tin!/
Chẳng qua đồng cốt quàng xiên/ Người đâu mà lại thấy trên cõi trần?/ Tiếc hoa
những ngậm ngùi xuân/ Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên” [1699 – 1704].
Ở đây, những suy nghĩ “Chẳng qua đồng cốt quàng xiên/ Người đâu mà lại
thấy trên cõi trần?”, “Thân này lại dễ mấy lần gặp tiên” là độc thoại của Thúc Sinh.
Bởi suy nghĩ ấy, Thúc Sinh không còn kiếm tìm Kiều nữa, chắc chắn rằng nàng đã
chết và bày tỏ nỗi tiếc nuối: “Thân này lại dễ mấy lần gặp tiên”!
Đối thoại là hoạt động giao tiếp. Độc thoại là hoạt động tư duy. Đó cũng
chính là hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Cùng một chất liệu ngôn ngữ cấu tạo
nên, cùng vận hành dưới sự chỉ đạo của não bộ của cùng một chủ thể, đối thoại và
độc thoại có mối quan hệ hết sức chặt chẽ.

Mối quan hệ này thường biểu hiện ra dưới nhiều hình thức phong phú, đa
dạng vô cùng do mối tương quan của lời nói ngoài và ý nghĩ thầm kín bên trong tạo
nên, bị chi phối bởi nhiều yếu tố: tính cách người nói, hoàn cảnh xung quanh, tình
cảm và mối quan hệ đối với đối tượng người nghe, người được nói tới...

19


Có khi, suy nghĩ và lời nói thống nhất làm một: nhân vật nghĩ sao nói vậy
(như Từ Hải). Trong trường hợp này, lời nói là sự phản ánh tâm tư, tình cảm, suy
nghĩ, tính cách nhân vật. Nó chuyển tải một lượng thông tin lớn về con người trong
tác phẩm. Có lúc, suy nghĩ và lời nói không phù hợp với nhau: nhân vật nghĩ nhiều
nói ít, nghĩ ít nói nhiều, lời nói mâu thuẫn với ý nghĩ, lời nói được dùng để che đậy
ý nghĩ... (Thúc Sinh là nhân vật nói khá nhiều nhưng có lẽ nghĩ rất ít). Và như vậy,
muốn hiểu được nhân vật, không thể chỉ căn cứ vào ngôn ngữ bên ngoài mà còn
phải đối chiếu với thái độ, hành động, phải thám hiểm thế giới tinh thần bên trong,
phải suy luận cả những vấn đề đằng sau ngôn ngữ.
Ranh giới phân biệt lời tác giả và lời nhân vật không phải bao giờ cũng rạch
ròi. Không ít trường hợp, chúng dường như giao thoa với nhau: trong ngôn ngữ
nhân vật, có giọng nói, điệu nghĩ của nhà văn, trong ngôn ngữ tác giả, có lời lẽ, tình
cảm của nhân vật. Chẳng hạn, trong suy nghĩ thầm của Thúc Sinh ở trên, lời tác giả,
lời nhân vật đan xen vào nhau, đôi khi khó phân biệt rạch ròi.
Tiểu kết Chương I
Lập luận có mặt trong mọi phát ngôn và liên quan đến mọi phương diện
trong một phát ngôn, từ hình thức đến nội dung, từ chi tiết đến tổng thể. Bởi vậy, để
nghiên cứu vấn đề lập luận của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, luận văn không chỉ vận dụng lí thuyết lập luận mà
còn kết hợp các lí thuyết khác nhau cũng như tổng thể các tri thức về ngôn ngữ nói
riêng về văn hóa nói chung.
Lí thuyết lập luận cung cấp cho tác giả luận văn những công cụ quan trọng

làm cơ sở để nghiên cứu đối tượng ngôn ngữ cụ thể. Đó là khái niệm lập luận, vị trí
và sự hiện diện của các thành phần lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận, các chỉ
dẫn lập luận. Các vấn đề lí thuyết này sẽ được tác giả luận văn vận dụng cụ thể
trong việc nghiên cứu lập luận cũng như so sánh lập lập của các nhân vật trên. Kết
quả này được trình bày lần lượt trong Chương II và Chương III của luận văn.
Lập luận là một thao tác nhằm nhào nặn nội dung trong một hình thức nhất
định để đạt được đích lập luận. Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề lập luận không thể
không nói đến ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn. Luận văn vận dụng lí thuyết

20


nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn không phải như một phần riêng rẽ mà lồng ghép
vào các vấn đề của lập luận được trình bày trong Chương II và Chương III. Trong
đó, do đặc trưng của việc phân tích lập luận trong tác phẩm văn học và đặc điểm
phát ngôn của các nhân vật nên vấn đề tiền giả định của phát ngôn và cơ chế tạo
hàm ý bằng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp được vận dụng khá tích cực.
Đối tượng của luận văn là những lập luận được biểu hiện qua những lời nói,
suy nghĩ của các nhân vật cụ thể trong tác phẩm cụ thể. Bởi vậy, cần thiết phải vận
dụng lí thuyết về ngôn ngữ nhân vật để góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa lập luận của
nhân vật. Trong việc thực hiện luận văn, các lí thuyết về ngôn ngữ nhân vật được
vận dụng tích cực, linh hoạt, hỗ trợ rất hiệu quả vào việc nghiên cứu lập luận của
các nhân vật.
Với các thao tác căn bản đã xác lập dựa trên các lí thuyết này, luận văn hi
vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề lập luận của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ
Hải trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

21



Chương II. Đặc điểm lập luận
của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải
Trong Chương II, luận văn tìm hiểu đặc điểm lập luận của các nhân vật dựa
vào vị trí của các thành phần lập luận, sự hiện diện của các thành phần lập luận, tính
phức hợp của lập luận, đặc tính lập luận và đặc điểm các thành phần lập luận. Từ
đó, so sánh đặc điểm lập luận của các nhân vật.
Qua khảo sát, trong toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”, nhân vật Kim Trọng có
20 lập luận, nhân vật Thúc Sinh có 18 lập luận và nhân vật Từ Hải có 10 lập luận.
2.1. Đặc điểm các kiểu loại lập luận
2.1.1. Dựa vào vị trí của các thành phần lập luận
Trong logic học có ba thao tác tương ứng với ba kiểu lập luận như sau:
Thứ nhất, lập luận theo kiểu diễn dịch:
Diễn dịch là một thao tác tư duy logic, từ một nguyên lí chung suy ra những
hệ luận, những đoán định cụ thể. Dưới góc độ lập luận, diễn dịch là cách trình bày,
tổ chức, sắp xếp các ý từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể. Nói cách
khác, xét về vị trí của các thành phần lập luận, đây là kiểu lập luận mà thành phần
kết luận đứng trước, các luận cứ giải thích, chứng minh cho kết luận đứng sau.
Mô hình của kiểu lập luận diễn dịch: r p, q
Thứ hai, lập luận theo kiểu quy nạp:
Cũng như diễn dịch, quy nạp vừa là một thao tác tư duy logic, vừa là một
cách trình bày lập luận. Với tư cách là một thao tác tư duy, quy nạp là quá trình đi
từ những bộ phận, đối tượng riêng lẻ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng
với nhau, từ đó nâng lên thành những nhận định khái quát về những đặc điểm,
tính chất chung của chúng. Với tư cách là một cách trình bày lập luận, quy nạp
là cách đi từ các ý kiến, dẫn chứng cụ thể, riêng lẻ, rồi sau mới đến một sự tổng
hợp và khái quát về các ý kiến, các sự kiện riêng lẻ đó. Nói cách khác, xét theo
vị trí của các thành phần lập luận đây là kiểu lập luận có thành phần luận cứ
đứng trước, kết luận đứng sau.
Mô hình của kiểu lập luận này là: p, q  r


22


Thứ ba, lập luận theo kiểu tổng phân hợp:
Đây là một trong những biểu hiện của sự kết hợp giữa cách trình bày diễn
dịch với cách trình bày quy nạp. Kiểu trình bày này bắt đầu bằng việc nêu vấn
đề có tính chất tổng hợp, khái quát. Tiếp theo là phân tích, lí giải, chứng minh
bằng lí lẽ, dẫn chứng và minh họa cụ thể. Cuối cùng lại đánh giá khái quát,
tổng hợp, nâng cao hoặc mở rộng vấn đề được nêu ra ban đầu. Xét theo vị trí
của các thành phần trong lập luận, đây là kiểu lập luận mà kết luận cuối cùng
được nâng ở tầm khái quát cao hơn.
Mô hình của kiểu lập luận tổng phân hợp: r  p, q  R
Qua khảo sát, có thể thấy
- Với nhân vật Kim Trọng, 18/20 lập luận là lập luận quy nạp (chiếm 90%), 2
lập luận diễn dịch (chiếm 10%). Không có lập luận tổng phân hợp.
- Với Thúc Sinh, 16 lập luận là lập luận quy nạp (88,9%), 1 lập luận diễn
dịch (5,5%), 1 lập luận tổng phân hợp (5,5%)
- Với Từ Hải, 100% là lập luận quy nạp.
2.1.1.1. Lập luận diễn dịch
a. Nhân vật Kim Trọng
10% tương ứng với 2 lập luận diễn dịch của Kim Trọng, một là lập luận của
chàng Kim sau khi chàng và Thúy Kiều trao vật đính ước. Cầm chiếc thoa trên tay,
chàng xúc động nghĩ đến tương lai trăm năm của hai người:
“Rằng: Trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Trong đó, kết luận đề cập đến sự gắn kết trăm năm của hai người: “Trăm
năm cũng từ đây” (r). Và luận cứ - cơ sở của kết luận đó là vật làm tin đã được trao:
“Của tin gọi một chút này làm ghi” (p).
Thứ hai là lập luận của Kim Trọng trong lần Kiều tranh thủ gia đình đi vắng
đã vượt tường sang nhà Kim Trọng. Trong lần gặp trước, đôi bên đã trao lời thề
nguyền, trao vật làm tin, tự đính ước. Sau lần đó, phải mất vài hôm Thúy Kiều mới

lựa được cơ hội để sang với người yêu. Kim Trọng, có lẽ do đã mong ngóng, đợi

23


chờ nàng “quá lâu” (với kẻ đang yêu thì một vài ngày cũng tựa như thiên thu vậy!)
nên vừa thấy nàng đã cất tiếng “trách”:
Trách lòng hờ hững với lòng (r)/ Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu/
Những là đắp nhớ đổi sầu/ Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm”. [379 - 383]
Sự “trách” đó là kết luận, thể hiện thái độ hờn giận của Kim Trọng với Thúy
Kiều: “Trách lòng hờ hững với lòng” (r). Sau đó mới giãi bày lí – cơ sở của lời
trách. “Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu” (p) khiến chàng “Những là đắp nhớ
đổi sầu/ Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm” (q). Như vậy thì đúng là nàng
đáng trách quá đi!
b. Nhân vật Thúc Sinh
1 lập luận diễn dịch của Thúc Sinh là phát ngôn đầu tiên của anh chàng họ
Thúc trong thiên truyện. Lúc này, sao bao ngày tay ấp má kề với Thúy Kiều, Thúc
Sinh ngỡ Kiều là con cháu Tú Bà chi đây nên khi nghe Kiều nói nhớ cha mẹ, anh ta
phát ngôn:
“Rằng: Sao nói lạ lùng thay!
Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?”. [1321 – 1322].
Ở đây, kết luận là thái độ bất ngờ, kinh ngạc của Thúc Sinh “Sao nói lạ lùng
thay” (r); và luận cứ là lí do của thái độ đó: “Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?” (p).
2.1.1.2. Quy nạp
a. Nhân vật Kim Trọng
Nhân vật Kim Trọng có18/20 lập luận là lập luận quy nạp (chiếm 90%).
Chẳng hạn, sau bao ngày mong ngóng, cuối cùng chàng Kim cũng “gặp”
được Thúy Kiều khi cùng nàng nói chuyện qua bức tường. Nghe giọng người ngọc,
chàng Kim vội vàng đưa lời:
“Sinh rằng: Lân lý ra vào/ Gần đây nào phải người nào xa xôi/ Được rày

nhờ chút thơm rơi/ Kể đà thiểu não lòng người bấy nay! Bấy lâu mới được một
ngày/ Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là”. [311-316]
Chàng Kim đã dùng đến 3 luận cứ liên tiếp để giãi bày chi tiết, một để thể
hiện sự gần gũi, một để bộc bạch sự chân tình:

24


Lân lí (làng xóm) ra vào/ Gần đây nào phải người nào xa xôi (p).
Được rày nhờ chút thơm rơi/ Kể đà thiểu não lòng người bấy nay.(q)
Tất cả đều hướng đến kết luận là mong Kiều “chiếu cố” mà dừng chân trò
chuyện: Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là (r).
Hay khi chàng và nàng tình duyên đã mặn nồng thì đột ngột Kim Trọng
nghe tin điếng người là phải về Liêu Dương chịu tang. Chia tay Thúy Kiều,
chàng căn dặn:
“Sự đâu chưa kịp đôi hồi/ Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ/ Trăng thề còn
đó trơ trơ/ Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng/ Ngoài nghìn dặm chốc ba đông/ Mối
sầu khi gỡ cho xong còn chầy!/ Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân
mây cuối trời”. [539 – 546]
Ở đây, Kim Trọng bày tỏ nỗi tiếc nuối vì tình duyên chưa trọn: “Sự đâu
chưa kịp đôi hồi/ Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ (p), chàng khẳng định rằng
vẫn mãi nhớ lời thề nguyền và luôn thương nhớ về nàng, nỗi sầu nhớ sẽ khó mà
nguôi ngoai được: Trăng thề còn đó trơ trơ/ Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng/
Ngoài nghìn dặm chốc ba đông/ Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy! (q). Từ đây,
chàng Kim khẳng định, thể hiện tình yêu thương dành Kiều bằng kết luận là lời căn
dặn nàng Kiều giữ gìn sức khỏe để mình được an lòng: Gìn vàng giữ ngọc cho hay/
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời (r).
b. Nhân vật Thúc Sinh
Nhân vật Thúc Sinh có 16 lập luận là lập luận quy nạp (88,9%).
Chẳng hạn, khi Thúc Sinh muốn biết hoàn cảnh của Kiều, nàng từ chối còn

chàng khăng khăng:
“Sinh rằng: Từ thuở tương tri/ Tấm riêng riêng những nặng vì nước
non/ Trăm năm tính cuộc vuông tròn/ Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch
sông”. [1329 – 1332]
Ở đây, Thúc Sinh dùng các luận cứ: Từ thuở gặp gỡ, ta đã yêu mến, nặng
lòng vì nàng Từ thuở tương tri/ Tấm riêng riêng những nặng vì nước non (p); ta đã

25


×