Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.5 KB, 3 trang )

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Dàn bài:
I.

II.

III.

Mở bài:
- Từ xa xưa, tình đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau luôn được ông cha ta
đặt lên hàng đầu để răn dạy con cái.
- Trích dẫn câu tục ngữ: chính vì thế ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ:
“Lá lành đùm lá rách”.
Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống, khi gói
bánh người ta thường đặt lá rách bên trong, lá lành bên ngoài để bao bọc
nó.
Nghĩa bóng: là tượng trưng cho con người trong các hoàn cảnh: yên ổn,
thuận lợi, khó khăn, hoạn nạn.
→ Khuyên nhủ ta phải biết gúp đỡ, đùm bọc người không may gặp hoàn
cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
2. Tại sao lá lành phải đùm lá rách?
- Thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình→ Vấn đề đạo lí.
- Thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi.
- Cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của đoàn kết, tình
làng nghĩa xóm, tình yêu nước.
3. Thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách như thế nào?
- Giúp người hoạn nạn: xuất phát từ tình cảm, lòng cản thông chân thành.
Nhưng không phải là thái độ ban ơn, bố thí.
- Người được giúp đỡ không phải ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.


- Giúp đỡ bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) tùy theo hoàn cảnh của
mình.
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Ý nghĩa vấn đề đối với bản thân em.

Bài tham khảo:
Người Việt Nam xưa nay đều có nét đẹp mang tính truyền thống. Đó là sự cần cù
trong lao động, anh dũng bất khuất trong chiến đấu và giàu lòng yêu nước. Đặc biệt dân
tộc ta luôn tuân theo lối sống nhân ái, thương người, đùn bọc, cưu mang lẫn nhau. Để
nhắc nhở con cháu tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp này, ông cha ta đã đúc
kết và để lại câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”.


Chỉ với bốn từ ngắn gọn mà câu tục ngữ đã gieo vào lòng ta một lối sống nặng tình
đậm nghĩa, thâm nhập vào bao tâm hồn xưa từ thuở nào. Trước hết ta cầun hiểu rõ câu
tục ngữ: “ Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, xanh tươi, còn ở trên cành cây. “Lá rách”
là chiếc lá không còn nguyên vẹn hình dáng ban đầu. Hình ảnh “đùm” mang đến cho ta
sự che chở lẫn nhau giữa hai vật vô tri vô giác. Như khi gói bánh, người ta thường gói lá
lành bên ngoài, lá rách bên trong để chiếc lá lành che chở cho lá rách. Ý nghĩa của câu ca
dao không chỉ ngừng lại ở đây mà nó còn đề cập đến mối quan hệ giữa người với người
trong cùng một nước hay trên toàn thế giới: đã sống với nhau thì ta phải giúp đỡ, cưu
mang nhau.
Người dân trong một nước, đặc biệt là nước Việt Nam sống phải biết yêu thương
nhau như hai tiếng gọi “đồng bào” thân thuộc. Bởi vì dù chúng ta có đi đâu, làm gì thì
ngôi nhà vẫn là giang sơn hình chữ S này, có chung tình cốt nhục “con rồng cháu tiên”,
năm mươi tư dân tôc đều là da vàng máu đỏ….Vì vậy, phải yêu thương nhau là điều tất
yếu. Như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,
sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.
Một người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, không ai có thể sống riêng lẻ một

mình. Nếu cả xã hội là một vòng xích thì mỗi gia đình, mỗi con người sẽ là một mắt xích.
Nếu một mắt xích bị tách rời thì vòng xích sẽ đứt. Nếu gia đình không biết yêu thương
nhau thì cả xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, anh chị em trong nhà cùng chung dòng máu
phải hòa thuận, đoàn kết, không được chia rẽ vì “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi người một vẻ, một hoàn cảnh sống khác nhau.
Một kiếp sống hành khất hay nhung lụa không ai có thể tự quyết định được. Do thế, nếu
thấy người khác gặp hoạn nạn, chớ khoanh tay ngoảnh mặt thờ ơ mà phải động viên giúp
đỡ như câu ca dao:
“ Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Tuy nhiên, sự đùm bọc lẫn nhau không chỉ là lời nói suông mà cần phải thể hiện
qua các việc làm cụ thể: Mỗi một miền quê nào bị lũ lụt thì tất cả các người dân trên khắp
mọi miền đất nước đều quyên góp ủng hộ, nhiều hay ít tùy vào long hảo tâm của mỗi
người. Có thể chỉ là lời động viên an ủi cũng đủ làm ấm áp bao trái tim trong cảnh “nghìn
sầu muôn thảm”.


Tóm lại, câu tục ngữ trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc, chí tình, chí nghĩa.
Qua câu tục ngữ, tôi thấy mình cần phải dang rộng tấm lòng để sẵn sàng giúp đỡ mọi
người. Đúng vậy, sẽ thật ý nghĩa nếu mỗi người đều thực hiện lời dạy sau:
“ Có gì đẹp hơn thế trên đời!
Người với người sống để yêu nhau”.



×