Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

nghiên cứu nấm mộc nhĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.28 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.

Nấm nói chung và nấm mộc nhĩ nói riêng từ lâu đã được xem như một loại thực
phẩm sạch cao cấp đã được con người sử dụng rộng rãi làm thức ăn và dược liệu. Nấm
mộc nhĩ là một trong những loài nấm được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Nhu cầu vê
mộc nhĩ ngày càng tăng cao. Không chỉ là một thức ăn lý tưởng mang lại các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể người như chứa nhiêu protide, chất khoáng, vitamin, ít chất
béo được sử dụng nhiêu trong chế biến thực phẩm hằng ngày của mọi nhà. Mộc nhĩ
còn được sử dụng như một vị thuốc thảo dược trong các bài thuốc y học cổ truyên:
chống oxi hóa, chống ung thư, ngăn ngừa đông máu, hạn chế được tai biến mạch máu
não ở người huyết áp cao, chữa lỵ, táo bón, giải độc gan và rất tốt cho người bị gan
nhiễm mỡ.
Theo nghiên cưú tỷ lệ sắt và canxi trong mộc nhĩ cao gấp 30-70 lần trong thịt.
Điêu này rất có lợi cho nhan sắc người phụ nữ nhờ khả năng miễn dịch cao.
Hiện nay, trước sự phát triển tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật như: sinh
học phân tử, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật vô trùng đã giúp chúng ta hiểu
rõ hơn vê ngành nấm học từ đó kỹ thuật nuôi trồng nấm cũng khoa học, hiện đại và dễ
dàng hơn. Nhưng vấn đê chính vẫn là tính hiệu quả của ngành trồng nấm mang lại.
Một ngành nuôi trồng chỉ sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu của nông nghiệp, công
nghiệp, lâm nghiệp, ít bị cạnh tranh bởi những ngành khác nhưng sản phẩm lại là
nguồn thực phẩm và dược liệu rất quý giá, nhất là với những nước đông dân, đang có
nhu cầu lớn vê nguồn thực phẩm như ở nước ta. Tuy nhiên, do còn nhiêu hạn chế nên
tổng sản lượng nấm ở nước ta đang còn là con số khá khiêm tốn khoảng 250.000
tấn/năm.
Nấm mộc nhĩ được rất nhiêu người trồng vì nguồn nguyên liệu rẻ tiên, dễ tìm,
mang lại giá trị kinh tế cao. Nhưng việc trồng nấm mộc nhĩ trên bã mía thay cho mùn
cưa hay thanh gỗ mêm thì có rất ít người biết đến. Trong khi sử dụng bã mía sẻ giảm
được chi phí đầu vào so với các loại giá thể khác. Một bên là loại giá thể mùn cưa
quen thuộc, một bên là giá thể bã mía chưa được sử dụng nhiêu. Nếu việc tận dụng
nguồn phế thải để trồng nấm được thực hiện tối ưu hơn sẽ thu lại rất nhiêu lợi ích cho


người dân trong địa bàn tỉnh. Cho nên, việc nỗ lực tìm ra các phương pháp tối ưu nhất
cho quá trình sản xuất nấm nhằm tăng năng suất và chất lượng nấm mộc nhĩ cung cấp
cho thị trường là rất cần thiết và đang được nhiêu người quan tâm. Đó chính là lý do
1


khiến chúng tôi quyết định nghiên cứu đê tài này: “Nghiên cứu ảnh hưởng của gia
thể mùn cưa và bã mía đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của nấm mộc
nhĩ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại giá thể mùn cưa và bã mía đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng và năng suất nấm mộc nhĩ. Qua đó chọn ra loại giá thể thích hợp hơn
cho nấm mộc nhĩ trong điêu kiện khí hậu tại tỉnh Bình Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực đê tài góp phần bổ sung thêm hiểu biết
vê khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của nấm mộc nhĩ trên các loại giá thể
khác nhau.Từ đó cải thiện năng suất và hiệu quả kinh tế đối với việc sản xuất nấm mộc
nhĩ. Sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu phế thải trên địa bàn tỉnh Bình Định, giúp bảo
vệ môi trường, giảm thiểu nguồn phế thải công nghiệp mía đường. Thay đổi nhận thức
của mọi người đối với phế thải. Giải quyết được rất nhiêu vấn đê trong xã hội như:
việc làm, tiên lương, thu nhập cho người dân. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội ở tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung.

CHƯƠNG 1
2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài.

1.1.
Tình hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có tới 80
loài nấm ăn có chất lượng và giá trị kinh tế cao, được nuôi trồng nhân tạo (UNESSCO2004) như: nấm mỡ (Agaricus bisporus), nấm hương ( Lentinula edodes), nấm bào
ngư (Pleurotus spp), nấm rơm (Volvariella volvaceae), mộc nhĩ (Auricularia. Spp),
v.v…. Một số loại nấm dược liệu như: linh chi (Ganoderma lucidum), phục linh (Poria
cocos), đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis), trúc tôn (Dictyophora indusiata), đầu
khỉ (Hericium erinaceus), mộc nhĩ (Auricularia. Spp) chứa nhiêu chất mang hoạt tính
sinh học, có khả năng tham gia vào việc phòng chống và điêu trị một số bệnh ở người.
Đặc biệt trong những năm gần đây những nghiên cứu vê công nghệ nuôi trồng
nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiêu nước trên thế giới. Nấm được trồng ở hơn 100
quốc gia và việc sản xuất nấm hàng năm tăng 7%. Sản xuất nấm hàng năm trên thế
giới đã vượt mốc 5 triệu tấn (theo Tổ chức Nông Lương thế giới FAO- 2006).
Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới bao gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà
Lan, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha và Canađa. Từ năm 2003, việc sản xuất nấm của
Việt Nam đang ngày càng gia tăng đáng kể và trở thành nước xuất khẩu nấm rơm
đứng thứ ba trên thế giới.
Hiện nay, sản lượng nấm thế giới đạt 25 triệu tấn/năm,tăng từ 7-10% mỗi
năm. Đã có nhiêu nước như: Hàn Quốc,Nhật Bản, Trung Quốc đã áp dụng kỹ thuật
tiên tiến và công nghệ hóa nghê nấm nên đã đạt được mức tăng trưởng gấp hàng trăm
lần.
Trong đó, Trung Quốc là nước sản xuất nhiêu loại nấm ăn cao cấp đứng đầu
thế giới cả vê số lượng và sản lượng. Năm 2007, Trung quốc đã sản xuất được tổng
sản lượng hơn 17,0 triệu tấn nấm gồm: 1.177.962 tấn nấm kim châm, 232.868 tấn nấm
trân châu, 441.869 tấn nấm đùi gà... đạt doanh thu 90 tỷ NDT. Xuất khẩu nấm của
Trung quốc đạt tới hơn 1,42 tỷ USD /năm.
1.2.

Tình hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu ở Việt Nam.

Từ hàng ngàn năm nay ông cha ta đã biết thu hái nấm tự nhiên như nấm hương,

mộc nhĩ để làm thức ăn hay dùng chữa bệnh. Khu hệ nấm của Việt Nam đã xác định
3


có khoảng 1.200 loài nấm ăn và nấm dược liệu. Các loại nấm ăn quý như: nấm hương,
mộc nhĩ, nấm rơm, nấm thông, nấm mối, v.v…; nấm dược liệu như: linh chi, vân chi,
đầu khỉ, phục linh, đông trùng hạ thảo,v.v… phân bổ ở hầu hết các khu vực Bắc,
Trung, Nam Việt Nam.
Nhờ có khí hậu đa dạng thích hợp phát triển nhiêu loại nấm quanh năm, đặc
biệt nguồn nguyên liệu sản xuất nấm rất dồi dào, chủ yếu là các loại phế thải nông
nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp như: rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân lõi bắp, khoai mì,
thân gỗ, lục bình…. Trong những năm gần đây với sự chuyển giao công nghệ và việc
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nghê trồng nấm đã ngày càng phát triển rất
mạnh và mang lại nhiêu lợi ích thiết thực. Đến năm 2003, nước ta đứng thứ 3 thế giới
vê xuất khẩu nấm.
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt
khoảng 250.000 tấn/năm. Chúng ta đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến ở các địa
phương:
- Nấm rơm trồng tập trung ở các tỉnh miên tây Nam Bộ (Đồng tháp, Sóc Trăng,
Trà Vinh, Cần Thơ....) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.
- Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miên Đông Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng,
Bình Phước...) chiếm 70% sản lượng mộc nhĩ trong nước.
- Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miên Bắc, sản lượng
mỗi năm đạt khoảng 10.000 tấn.
Tuy nhiên, nhìn chung việc sản xuất nấm chưa được mở rộng do điêu kiện
trồng nấm chưa thuận lợi, sản xuất nấm của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phải
bán qua tay người khác.
Tại tỉnh Bình Định nghê nấm đã phát triển ở nhiêu vùng trong tỉnh như: Phù

Cát, Tuy Phước, An Lão với nhiêu cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu thương
phẩm. Tỉnh có Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (ƯDTBKH&CN)
chuyên sản xuất và cung cấp giống cho bà con nông dân. Các loại nấm được trồng chủ
yếu là: nẫm rơm, mộc nhĩ, linh chi, trà tân. Đa số đêu sử dụng rơm rạ, mùn cưa làm
giá thể. Trong khi nguồn phế thải bã mía trong chủ yếu chỉ dùng để làm nguyên liệu
đốt. Việc tận dụng nguồn thải bã mía này để trồng nấm sẽ thu lại rất nhiêu lợi ích thiết
thực cho người dân trong địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở
tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung.
4


2. Vị trí và tầm quang trọng của nấm.
2.1.
Lịch sử phát triển của nấm ăn.

Theo các tài kiệu khảo cổ thì từ thời đồ đá cũ (5000 – 4000 năm trước Công
nguyên) những cư dân nguyên thủy đã biết hái lượm và sử dụng nhiêu loại nấm ăn từ
thiên nhiên. Năm 400 trước Công nguyên đã có những miêu tả khoa học vê sinh lý,
sinh thái của không ít các loại nấm ăn. Năm 100 trước Công nguyên bắt đầu có những
ghi chép đầu tiên vê kỹ thuật trồng nấm. Năm 200 – 300 (sau Công nguyên) có những
ghi chép vê phương pháp nuôi trồng nấm linh chi. Đến năm 581 – 600 trong sách
“Dược tính luận” có ghi chép vê phương pháp trồng mộc nhĩ (Auricularia auricula,
Auricularia polytricha). Sau đó, nhiêu nấm được đưa vào nuôi trồng như nấm kim
châm, nấm hương, nấm ngân nhĩ, nấm rơm… Hiện nay nghê trồng nấm đã phổ biến
rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam thì khó có thể biết chính xác được nghê trồng nấm
có từ khi nào. Tuy nhiên, nấm trồng phát triển mạnh ở miên Nam vào khoảng những
năm 70.
Giá trị dinh dưỡng của nấm.

2.2.


Nấm ăn có đặc điểm dinh dưỡng là chứa nhiêu đạm, ít mỡ, ít calo, ngoài ra còn
có các chất có ích cho cơ thể như đường đa, khoáng và vitamin.
Hàm lượng protein có trong nấm có sự sai khác rất nhiêu phụ thuộc vào từng
loại nấm, điêu kiện ngoại cảnh và môi trường sống. Cơ thể con người được cung cấp
nguồn protein từ nấm có lợi ích là không chứa Cholesteron như nguồn protein từ động
vật.


Protein của nấm: gồm 2 loại đơn thuần và phức hợp.
Nếu so sánh hàm lượng protein trong 1 kg nấm mỡ tương đương 2 kg thịt lơn

nac,, cao hơn 1 kg thịt bò, so với một số loại rau thì cao hơn gấp 12 lần.

Bảng 1.1. Tỷ lệ % so với chất khô
Độ ẩm
(w)

Protein Hydratcacbon

Tro

Calo

Lipit
5


Trứng
74

13
1
0
156
11
Nấm mỡ
89
24
60
8
381
8
Nấm hương 92
13
78
7
392
5
Nấm sò
91
30
58
9
345
2
Nấm rơm
90
21
59
11

369
10
(Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn phổ biến so với trứng gà – FAO năm 1972)
Bảng 1.2. Hàm lượng vitamin và chất khoáng (ĐVT : mg/100g chất khô)
Trứng Nấm mỡ
Nấm hương
Nấm sò
Nấm rơm
Axit nicotinic
0.1
42.5
54.9
108.7
91.9
Riboflavin
0.31
3.7
4.9
4.7
3.3
Thiamin
0.4
8.9
7.8
4.8
1.2
Axit ascobic
0
26.5
0

0
20.2
Iron
2.5
8.8
4.5
15.2
17.2
Canxi
50
71
12
33
71
(Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn phổ biến so với trứng gà – FAO năm 1972)
Bảng 1.3. Thành phần axit amin (Amino acid – mg)
ĐVT : mg/100g chất khô
Trứng
913
295
790
616
859
406

Nấm mỡ
527
179
446
366

420
126

Nấm hương
174
87
348
261
261
87

Nấm sò
321
87
306
390
390
90

Nấm rơm
384
187
366
607
607
80

Lizin
Histidin
Arginin

Threonin
Valin
Methioni
n
Issoleuxin
703
366
28
266
491
Leuxin
1193
580
348
390
312
(Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn phổ biến so với trứng gà – FAO năm 1972)
Nấm ăn thơm ngon và có hương vị hấp dẫn là do protein trong nấm gồm nhiêu
axit amin tự do và những hợp chất thơm đặc thù của từng loại nấm.


Axitnucleic
Mỗi ngày người trưởng thành cần 4g axit nucleic trong đó 2g có thể lấy từ vi

sinh vật do đó ăn nấm tươi là nguồn cung cấp rất tốt A.nucleic cho cơ thể.


Lipit

Sử dụng nấm có các axit béo không no hoàn toàn có lợi cho sức khỏe


-

Gluxit và Xenlulo
Trong nấm ăn có tới 30-93% chất Gluxit nó không chỉ là chất dinh dưỡng mà
còn có chất đa đường có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là chống khối u.
6


-

Thành phần xenlulo trong nấm ăn bình quân là 8% có tác dụng chống lại sự kết
lắng muối mật và giảm hàm lượng cholesteron trong máu nhờ thế mà phòng

được sỏi thận và huyết áp cao.
• Vitamin và chất khoáng
- -Vitamin là hợp chất không thể thiếu trong cơ thể . Trong nấm có nguồn
-

vitamin phong phú : B1, B2,C, PP, B6, axit folic B12, caroten.
-Hàm lượng khoáng chất trong nấm dao động từ 3% – 10%, trung bình là 7%,
các nguyên tố khoáng chất phospho và canxi trong nấm nhiêu hơn rau quả.
Nấm hương, mỡ, sò chứa nhiêu K có lợi cho sức khỏe người già. Nấm mỡ

nhiêu P, Na, K rất tốt cho quá trình trao đổi hệ thần kinh của con người.. Ngoài ra nấm
ăn chứa nhiêu nguyên tố kẽm, niken, đồng, rubidi, selen… một trong số các nguyên tố
có vai trò chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Tóm lại trong nấm chứa lượng đạm thấp hơn động vật nhưng cao hơn thực vật,
nghèo vê năng lượng, giàu vitamin và khoáng chất.
3. Vài nét về nấm Mộc nhĩ.

3.1.
Vị trí phân loại- hình thái.

Giới: Fungi
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Heterobasidiomycetes
Bộ: Auriculariales
Ho: Auriculariaceae
Chi: Auricularia
Loài: A. Polytricha
Đa số mộc nhĩ có quả thể hình tai như tai mèo, khi non là chất keo, khi già và
khô là chất sừng nhưng gặp điêu kiện ẩm ướt lại phục hồi như cũ, thậm chí có thể tiếp
tục hình thành bào tử. Đa số các loại mộc nhĩ đêu sống hoại sinh.
Quả thể mộc nhĩ có cuống ngắn hoặc gần như không cuống. Lớp mặt mũ được
phủ lớp lông mà mật độ, kích thước lông là tiêu chuẩn phân loại. Mặt còn lại có màu
nâu hồng tới nâu đen, nhẵn hoặc gợn sóng (tùy loài). Khi quả thể trưởng thành lớp này
được phủ bởi lớp bào tử màu trắng.
Sợi có khóa hoặc không có khóa với kích thước tế bào 1,5-7,6× 8,6-86,4(µ).
Đảm hình trụ, hình chùy, có 3 vách ngăn ngang chia đảm thành 4 tế bào. Bào tử hình
trụ ngắn, không màu với kích thước 4,6-6,9× 16,8-19,4(µ).

7


Các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất trong các loại mộc nhĩ có
khác nhau. Kết quả phân tích ở loài A. Polytricha như sau:
Độ ẩm:

21,76%


Chất béo:

0,70%

Prôtêin:

7,25%

Muối khoáng:

1,69%

Hyđratcacbon:

54,24%

Chất xơ:

14,36%

Cứ 100g mộc nhĩ khô có:
Canxi:

332,6 mg

Sắt:

11,3 mg

Photpho:


49,13 mg

Vitamin B1:

0,068 mg

Vitamin B2:

1,173 mg

Vitamin C:

0,380 mg

(Nguồn: sách “Sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn” –Trịnh Tam Kiệt –Nhà
xuất bản nông nghiệp Hà Nội- 1986)
3.2. Đặc điểm sinh học.
3.2.1. Dinh dưỡng.

Mộc nhĩ mọc tốt trên môi trường khoai tây. Đextrin - agar với tỷ lệ 20g khoai
tây + 20g đextrin + 20g agar. Trong các nguồn cacbon mộc nhĩ sử dụng đextrin tốt hơn
gluco, thứ đến là manto, saccaro. Trong các nguồn nitơ tốt hơn cả là amoni nitrat, thứ
đến là amoni sufat. Mộc nhĩ có thể sử dụng cả kali nitrat, Tuy nhiên, tốt hơn cả là
những hợp chất nitơ hữu cơ.
3.2.2.

Nhiệt độ.
Sợi mộc nhĩ có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 10-36°C, sợi mọc ở nhiệt độ 20 -


34°C và thích hợp nhất ở 25 -30°C. Nhiệt độ lên trên 35°C và xuống dưới 15°C thì
mộc nhĩ kém phát triển và cho năng suất thấp. Thường quan sát thấy các biểu hiện
như: mọc tthưa dần, cánh mỏng, nhỏ. Khi nhiệt độ xúng thấp mộc nhĩ có cánh dày hơn
nhưng quả thể nhỏ và lông dài.
3.2.3.

Độ ẩm.

8


Giai đoạn phát triển sợi cần độ ẩm giá thể 70 - 78%. Nếu ẩm thấp hơn 70% hệ
sợi phát triển chậm, xuống thấp nữa sợi có nguy cơ bị chết. Độ ẩm lớn hơn 80% sợi
kém phát triển, nếu lớn hơn 90% sợi có thể bị chết.
Khi ra quả thể cần độ ẩm không khí khoảng 95 - 100%.
3.2.4.

Không khí.
Vì mộc nhĩ chậm phát triển nên tác động của không khí đến mộc nhĩ ít hơn.

Nếu trong phòng nuôi trồng không thông thoáng lắm sẽ tăng được nồng độ CO 2
lên,kích thích sợi mọc nhanh hơn.
Khi ra quả thể nếu khôn khí thoáng quá sẽ làm quả thể cứng, trắng và dài.
3.2.5.

Ánh sáng.
Ánh sáng không cần thiết lắm cho pha sợi. Nếu ra sáng sợi phát triển chậm,

nhanh già.
Ánh sáng 330 lux là tốt nhất để kích thích quả thể phát triển. Nếu ánh sáng quá

nhiêu mộc nhĩ bị đen, lông dài. Nếu ánh áng quá ít mộc nhĩ có màu trắng bợt, lông
ngắn.
3.2.6.

pH
Giai đoạn phát triển hệ sợi tốt nhất cần pH trung tính hoặc hơi axit, giai đoạn

quả thể cần pH hơi kiêm hoặc trung tính.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.

Chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng: Nấm Mộc nhĩ (Auricularia polytricha),
nguồn cung cấp giống từ TP Đà Nẵng.
Thời gian và địa diểm nghiên cứu.

9


Địa điểm: Nội dung nghiên cứu được tiến hành tại vườn Sinh Học của ĐH Quy
Nhơn.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2.1.
Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hai loại giá thể mùn cưa và bã mía đến sự sinh
trưởng, phát triển của nấm mộc nhĩ:

Ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm.
Ảnh hưởng đến thời gian hình thành sợi nấm, thời gian hình thành quả thể.
Ảnh hưởng đến số lượng, trọng lượng, kích thước quả thể.
Ảnh hưởng đến năng suất mộc nhĩ.
Ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh và tốc độ sinh trưởng.
2.2.
Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.






Thí nghiệm được bố trí thành hai công thức.


Công thức 1: Trồng trên giá thể mùn cưa.
Mùn cưa được sử dụng làm giá thể cho nấm có nguồn gốc từ mùn cưa gỗ keo.

Phơi khô mùn cưa sau đó sàng bỏ dăm lớn trước khi phối trộn.
Công thức phối trộn:

-Mùn cưa:

100 kg

-Cám gạo:

5 - 7 kg


-Bột ngô:

2 - 3 kg

-Vôi:

1 kg

-Độ ẩm từ 70 - 75%
• Công thức 2: Trồng trên giá thể bã mía.
Sử dụng các loại bã mía có kích thước tương đối nhỏ nhất là các loại bã mía ở
các nhà máy đường, hàm lượng đường trong bã còn ít (bé hơn 0,1%). Sau đó phơi khô
sàng bỏ vỏ và dăm lớn.
Công thức phối trộn:

-Bã mía:

-Mùn cưa:
-Bột ngô:
-Cám gạo:
-Vôi:
-Độ ẩm khoảng từ 70 - 75%

80 kg
20 kg
2 - 3 kg
5 - 7 kg
1 kg


Tiến hành trộn đêu các thành phần, sau đó ủ giá thể thành đống, dùng bạc che
hay bao nilon tủ kín để đảm bảo giữ nhiệt được cho đống ủ, tránh bụi và các sinh vật
cơ hội làm ảnh hưởng đến quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong giá thể.
Dưới đáy đống ủ nên lót một lớp vật liệu dễ thoát nước như: dát tre, nứa, cót.
10


Sau thời gian ủ khoảng 10 - 15 ngày tiếp tục đảo lại đống ủ, có bổ sung thêm
vôi để tăng nhiệt độ đống ủ và ổn định độ pH trong giá thể, hạn chế một phần mầm
bệnh. Việc đảo trộn này giúp tạo điêu kiện thông thoáng cho các vi sinh vật hiếu khí
hoạt động mạnh và phân hủy nhanh cellulose, sau đó tiếp tục ủ đến khoảng 25-30 ngày
thì dừng lại..
Mỗi công thức tiến hành trồng 100 bịch. Mỗi công thức trồng tách biệt, bịch giá
thể có khối lượng từ 1,2 - 1,5 kg.
Các chỉ tiêu vê kích thước được xác định bằng thước kẹp để đo (đơn vị: (cm)).
Đường kính quả thể được xác định bằng khoảng cách rộng nhất từ mép bên này đi qua
tâm đến mép bên kia quả thể. Chiêu cao quả thể được xác định từ gốc đến mép cao
nhất của quả thể.
Sử dụng cân điện tử để xác định khối lượng quả thể, khối lượng bich giá thể
(đơn vị:(g), (kg)).
Để xác định tỷ lệ nhiễm cũng như thời gian sinh trưởng, phát triển của nấm
mộc nhĩ sử dụng phương pháp đếm số lượng, đếm thời gian (đơn vị: ngày), sau đó sử
dụng toán thống kê để xử lý số liệu.
2.2.1.1.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm mộc nhĩ:
• Chuẩn bị bịch giá thể:

Vật liệu cần thiết:
 Túi nilon chịu nhiệt, kích thước túi: loại 25 × 35 cm (có thể sử dụng các loại


túi có kích thước khác như: 20 ×37 cm, 25 × 40 cm, 25 × 50 cm).
 Ống nhựa có đường kính 3 - 5 cm, cao 2 - 3 cm để làm cổ bịch.
 Dây chum, bông không thấm nước (chúng tôi sử dụng bông phế thải công
nghiệp để giảm chi phí đầu vào), giấy báo.
Giá thể sau khi đã đủ thời gian ủ được dồn vào túi nilon đã chuẩn bị. Lưu ý, chỉ
được dồn giá thể vào bịch vừa phải, đảm bảo độ cứng chắc, đẹp, túi căng đêu như một
đoạn thân gỗ là được. Đóng túi quá chặc hay lỏng đêu ảnh hưởng đến năng suất nấm
mộc nhĩ.
Dùng ống nhựa và bông không thấm nước để làm cổ và nút bông cho bịch giá
thể, chùm nilon lên và buộc lại. Điêu này giúp bịch giá thể tránh được các vi sinh vật
khác gây hại cho nấm, tránh nước rơi vào bịch giá thể trong quá trình hấp tiệt trùng.
Hấp tiệt trùng từ 8 - 12 h ở 120 - 125°C. Hấp tiệt trùng bằng thùng phuy thể
tích 200 (lít). Cần có khung đỡ hoặc kiêng ở dưới đáy thùng để đung cách thủy. Mỗi
11


thùng phuy như vậy hấp được 80 bịch giá thể (xếp thành 5 tầng, mỗi tầng 16 bịch).Quá
trình hấp này giúp thanh trùng và diệt tạp khuẩn trong bịch giá thể, chuyển hóa những
chất nấm khó hấp thu thành dễ hấp thu.
Sau khi hấp xong nên để bịch giá thể nguội tự nhiên trong vòng 48 (h) rồi tiến
hành cấy giống.


Quá trình cấy giống và ươm sợi:
Giống là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình nuôi trồng

nấm mộc nhĩ. Giống được đựng trong lọ thủy tinh hay túi nilon buộc kín cần chú ý
giống mộc nhĩ không để được lâu vì sẽ bị già, làm giảm khả năng kéo sợi. Nếu giống
còn non cũng làm giảm tốc độ kéo sợi rất nhiêu. Tuyệt đối không được dùng giống bị
nhiễm để cấy. Giống nhiễm thường rất dễ phát hiện, thường thấy trong chai giống có

những đám màu đỏ, nâu, đen hay xanh đó chính là các loại nấm mốc đã xâm nhiễm,
cạnh tranh chất dinh dưỡng với sợi nấm mộc nhĩ.
Khi cấy giống cần chuẩn bị phòng cấy, khử trùng trước khi cấy, đảm bảo phòng
sạch, thông thoáng.
Các dụng cụ cấy giống phải được hấp tiệt trùng trước khi cấy. Các thao tác cấy
giống nhanh, thường xuyên thanh trùng dụng cụ cấy bằng dèn cồn. Tránh nói chuyện,
cười đùa trong lúc cấy. Người cấy giống phải sát trùng tay bằng cồn trước khi cấy để
tránh phát tán mầm bệnh cho nấm.
Quá trình ươm sợi, nhiệt độ từ 25 - 32°C. Xếp túi nấm đã cấy giống sao cho
mỗi túi cách nhau khoảng 3 - 4 cm và chỉ xếp tối đa 3 tầng bịch giá thể. Nơi ươm sợi
không cần ánh sáng. Sau 25 - 30 ngày, sợi nấm mọc lan xung quanh và tới đáy túi
thành màu trắng và chuyển dần sang màu vàng. Treo các túi thành từng dây, theo hàng
trong nhà trồng nấm, các túi phải cách nhau từ 25 - 30 cm. Dùng dao sắc rạch bốn,
năm đường xung quanh túi nilon. Mỗi đường rạch dài 4-6 cm.
Ánh sáng khu vực để bịch nấm phải là ánh sáng tán xạ tuy nhiên cũng không
nên để tối quá, lượng ánh sáng vừa đủ nhìn thấy nấm để hái, cường độ ánh sáng cao sẽ
làm nấm kém phát triển, nhanh già. Độ thoáng của không khí vừa phải, tránh để gió
lùa mạnh sẽ làm nấm mau héo. Hàng ngày phun nước 3 - 4 lần, chỉ sau khoảng một
tuần là quả thể mộc nhĩ đã mọc ra tại các điểm rạch đó.

12


Cần tăng lượng nước để đảm bảo cánh mộc nhĩ luôn được giữ ẩm. Không được
mở miệng túi nilon để tưới nước vào bên trong, làm như vậy sẽ gây lên hiện tượng
sũng nước và thối sợi nấm.
Thu hái và bảo quản

2.2.1.2.


Từ lúc xuất hiện quả thể đến thời điểm thu hái khoảng 8 - 12 ngày, lúc này cánh
mọc nhĩ đã to,quan sát thấy cánh mộc nhĩ không phát triển trong vòng vài ngày có
đường kính dao động từ 9- 13 cm. Tiến hành thu hái cả cụm.
Sau 3 - 4 lứa thì cánh mộc nhĩ mỏng, vì vậy cần ngừng tưới 7 - 10 ngày rồi
chăm sóc tiếp như lúc đầu ra giàn. Khi mộc nhĩ chưa ra ta chỉ phun nước ở nên nhà
(tạo độ ẩm không khí), chờ cho mộc nhĩ ra từ vết rạch, lúc này mới tưới trực tiếp vào
các khu vực có mộc nhĩ mọc. Sau mỗi đợt thu hái phải ngừng tưới vào bịch chờ cho
mộc nhĩ ra tiếp đợt sau ở các vết rạch mới được phép tưới lại. Trời nắng nóng thì nấm
mọc ra nhiêu, lúc đó cần tưới thường xuyên hơn, và độ ẩm không khí ở khu vực này
luôn giữ ở mức 80 – 95%, độ ẩm giá thể 60 – 65% là tốt nhất.
Thao tác hái nhẹ nhàng, tránh làm nát tai nấm. Sau đó rửa sạch rồi đem phơi
hoặc sấy khô. Bảo quản mộc nhĩ khô trong túi nilon, buộc chặt và để nơi khô ráo. Có
một kinh nghiệm dân gian là muốn cánh mộc nhĩ có mầu nâu hồng thì sau khi rửa
sạch, ngâm chúng vào chậu nước với một ít mảnh vỏ quýt, vỏ cam. Ngâm một đêm,
hôm sau vớt ra, phơi khô.
2.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mêm

Excel và Statgraphics.


Độ lệch chuẩn (Sx)

Độ lệch chuẩn (Sx), được tính theo công thức:

Sx= (nếu n ≥ 30)
Trong đó:
-


Sx: Độ lệch chuẩn.

-

Xi: Giá trị thứ i.

-

: Giá trị trung bình.



n: Số cá thể được chọn.
Sai số chuẩn (m).

Sai số chuẩn (m) được tính theo công thức:
13


Trong đó:
-

m: Sai số chuẩn.

-

Sx: Độ lệch chuẩn.

-


n: Số cá thể được chọn.



Giá trị trung bình
Giá trị trung bình của tính trạng (, được tính theo công thức:

Trong đó:



-

: Giá trị trung bình.

-

n: Số cá thể được chọn.

-

Xi: Giá trị thứ i.

Mối tương quan (rp) giữa khối lượng quả thể nấm mộc nhĩ và kích thước quả thể.

Xác định mối tương quan (rp) giữa khối lượng quả thể nấm mộc nhĩ và kích thước quả
thể theo công thức:

Trong đó:




-

rp: Hệ số tương quan.

-

n: Số cá thể khảo sát.

-

: Là khối lượng trung bình.

-

: Là kích thước trung bình.

-

Xi, Yi: Các giá trị khác nhau đo được trên các cá thể thứ i.

Tốc độ tăng trưởng.

Được xác định
Trong đó:
-

V


=

F2 – F1
T2 – T1

bằng công thức:

F2: số đo lần 2
F1: số đo lần 1
T2 – T1: khoảng thời gian giữa 2 lần đo
Tốc độ tăng trưởng: đo độ dài hệ sơi nấm mộc nhĩ qua các khoảng thời gian sau

khi cấy giống, đơn vị: cm/h. Mỗi công thức đo 30 mẫu.


Hệ số biến động:

14


Trong đó: CV %: là hệ số biến động.


Tỷ lệ số bịch phôi đạt chuẩn =Số bịch phôi đạt chuẩn/ Tổng số



Tỷ lệ nhiễm =Số bịch phôi bị nhiễm/ Tổng số




Tỷ lệ phôi không đạt = Số bịch phôi không đạt/ Tổng số

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của nấm mộc nhĩ.
1.1.
Độ dài hệ sợi.

Để tìm hiểu khả năng sinh trưởng của sợi nấm mộc nhĩ trên hai loại giá thể mùn
cưa và bã mía chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.1. Độ dài hệ sợi.
Thời gian
sau khi cấy
(ngày)
10
20
25

Độ dài hệ sợi
trên
giá thể bã mía
(cm)

Độ dài hhệ sơi
trên
giá thể mùn cưa
(cm)


6.86 ± 1.814
9.493 ± 1.423
11.617 ±1.300

4.903 ± 0.950
10.713 ± 1.257
12.743 ± 1.084

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi.
Các giai đoạn

Tốc độ sinh trưởng (cm/ngày)
Trồng trên
Trồng trên mùn
bã mía
cưa
15


Từ khi cấy xong --> ngày thứ 10
Ngày thứ 10 --> ngày thứ 20
Ngày thứ 20 --> ngày thứ 25

0.686
0.263
0.425

0.490
0.581
0.406


Từ kết quả trên chúng tôi thấy:
- Ở giai đoạn 10 ngày sau khi cấy giống tốc độ tăng trưởng của hệ sợi trong công
thức sử dụng giá thể bã mía là 0,686 (cm/ngày) cao hơn, còn ở công thức trồng
trên giá thể mùn cưa là 0,490 (cm/ngày).
- Ở giai đoạn ngày thứ 10  ngày thứ 20 tốc độ tăng trưởng của hệ sợi trong công
thức sử dụng giá thể mùn cưa là 0,581 (cm/ngày) cao hơn, còn ở công thức trồng
-

trên giá thể bã mía là 0,263 (cm/ngày).
Ở giai đoạn ngày thứ 20  ngày thứ 25 tốc độ tăng trưởng của hệ sợi trong công
thức sử dụng giá thể bã mía là 0,425 (cm/ngày) cao hơn không đáng kể, còn ở
công thức trồng trên giá thể bã mía là 0,406 (cm/ngày).
Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm mộc nhĩ qua các giai đoạn được thể hiện ở

biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi.
1.2.

Tỷ lệ nhiễm và bịch phôi đạt yêu cầu.
Tỷ lệ nhiễm là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của

phôi trong quá trình ươm sợi. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành xác định tỷ lệ nhiễm bệnh
và tỷ lệ bịch phôi đạt yêu cầu của sợi nấm mộc nhĩ ở hai công thức thí nghiệm trồng
trên giá thể mùn cưa và bã mía, thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 1.3. Tỷ lệ nhiễm và bịch phôi đạt yêu cầu.

19%

Công thức trồng

trên giá thể mùn
cưa
10%

21%

8%

60%

82%

Công thức trồng
trên giá thể bã mía
Tỷ lệ nhiễm
Tỷ lệ phôi
không đạt
Tỷ lệ phôi
đạt

Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm và số phôi không đạt ở 2 công thức thí
nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Ở công thức 1 trồng trên bã mía thì tỷ lệ nhiễm là 19%
16


và tỷ lệ phôi không đạt là 21% lớn hơn nhiêu so với tỷ lệ nhiễm 10% và tỷ lệ phôi
không đạt là 8% ở công thức trồng trên mùn cưa. Sự khác biệt đó được thể hiện qua
biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ nhiễm và bịch

phôi nấm mộc nhĩ đạt yêu cầu
trồng trên bã mía.

1.3.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nhiễm và bịch
phôi nấm mộc nhĩ đạt yêu cầu trồng
trên mùn cưa.

Số quả thể/chùm và số chùm/bịch.
Để nghiên cứu vê khả năng cho quả thể nấm mộc nhĩ trên hai công thức thí

nghiêm sử dụng giá thể mùn cưa và bã mía, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu
được kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.4. Số quả thể/chùm và số chùm/ bịch.
Công thức
Trồng trên bã
mía
Trồng trên mùn
cưa

Số quả thể/chùm
Số lượng
CV%
(quả thể)
36.88
2.433 ± 0.898
9
42.14
2.667 ± 1.124

5

Số chùm/bịch
Số lượng
CV%
(chùm)
20.39
4.300 ± 0.877
5
21.21
4.233 ± 0.898
4

Trong quá trình tạo quả thể thì số quả thể /chùm và số chùm / bịch có sự sai
khác nhưng không đáng kể. Cụ thể là:
Số lượng quả thể/ chùm ở công thức trồng trên bã mía là 2.433 ± 0.898 (quả
thể). Ở công thức trồng trên mùn cưa là 2.667 ± 1.124 (quả thể). Chúng tôi thấy CV%
ở công thức trồng trên bã mía = 36.889% bé hơn CV% ở công thức trồng trên mùn cưa
= 42.145%.
Số lượng chùm/bịch ở công thức trồng trên bã mía là 4.300 ± 0.877 (chùm). Ở
công thức trồng trên mùn cưa là 4.233 ± 0.898 (chùm). Chúng tôi thấy CV% ở công
thức trồng trên bã mía = 20.395% bé hơn CV% ở công thức trồng trên mùn cưa =
21.214 %.
Vậy khả năng cho quả thể nấm mộc nhĩ ở công thức trồng trên bã mía đồng đêu
hơn so với công thức trồng trên mùn cưa.
17


1.4.


Kích thước quả thể.
Để tìm hiểu vê khả năng phát triển quả thể của nấm mộc nhĩ trên hai loại giá

thể mùn cưa và bã mía, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng
dưới đây:
Bảng 3.5. Kích thước quả thể nấm mộc nhĩ (cm).
Chiêu cao (cm)
Trung bình
CV%

Đường kính (cm)
Trung bình
CV%

Công thức
Trồng trên giá
7.037 ± 1.524
21.654
11.37 ± 1.963 17.265
thể bã mía
Trồng trên giá
6.357 ± 1.543
24.272
10.747 ± 2.070 19.206
thể mùn cưa
Từ bảng 3.5 chúng tôi thấy kích thước quả thể nấm mộc nhĩ ở hai công thức có
sự khác biệt rõ rệt. Ở công thức sử dụng giá thể bã mía chiêu cao quả thể là 7.037 ±
1.524 (cm) và đường kính quả thể là 11.37 ± 1.963 (cm) lớn hơn nhiêu so với công
thức sử dụng giá thể mùn cưa chiêu cao quả thể là 6.357 ± 1.543 (cm) và đường kính
quả thể là 10.747 ± 2.070 (cm). Ở công thức sử dụng giá thể bã mía các giá trị CV%

cũng thấp hơn ở mùn cưa. Điêu này chúng tỏ kích thước quả thể nấm mộc nhĩ ở công
thức trồng trên bã mía lớn hơn và có độ đồng đêu cao hơn so với công thức sử dụng
giá thể mùn cưa.

1.5.

Trọng lượng tươi và khô của quả thể.
Trọng lượng tươi và khô của quả thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng để

đánh giá chất lượng và năng suất nấm mộc nhĩ. Vì vậy mà chúng tôi đã tiến hành xác
định và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.6. Trọng lượng tươi của quả thể nấm mộc nhĩ.
Trồng trên bã mía (gam) Trồng trên mùn cưa (gam)
Trung bình
226.800 ± 53.869
242.200 ± 47.743
CV%
23.752
19.712
Bảng 3.7. Tỷ lệ trọng lượng tươi /trọng lượng khô.

Công thức

Tổng trọng lượng của 30
mẫu thí nghiệm
Tổng trọng Tổng trọng
lượng tươi
lượng khô
18



Trồng trên bã
mía (gam)

6804

838

0.123

Trồng trên mùn
7266
1065
0.147
cưa (gam)
Qua số liệu trên chúng tôi thấy ở cả 2 công thức trọng lượng trung bình của
nấm mộc nhĩ có điểm khác biệt. Ở công thức sử dụng giá thể bã mía đạt 226.800 ±
53.869 (g) nấm tươi/bịch bé hơn ở công thức sử dụng giá thể mùn cưa đạt 242.200 ±
47.743 (g) nấm tươi/bịch. Tỷ lệ trọng lượng mộc nhĩ khô/trọng lượng mộc nhĩ tươi ở
công thức trồng trên mùn cưa là 0.147 lớn hơn ở công thức trồng trên bã mía (0.123).
Ở công thức trồng trên bã mía CV%= 23.752% lớn hơn ở công thức trồng trên
mùn cưa (CV% = 19.712%).
1.6.

Năng suất tươi của nấm mộc nhĩ.
Năng suất là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khiến chúng tôi quan

tâm đến việc nuôi trồng nấm mộc nhĩ nói riêng, cũng như các loại nấm khác nói
chung. Có nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nấm môc nhĩ như khối lượng quả
thể, kích thước quả thể, v.v..

Để tìm hiểu năng suất nấm mộc nhĩ trồng trên hai công thức khác nhau sử dụng
hai loại giá thể mùn cưa và bã mía chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định và thu
được kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 3.8. Năng suất tươi của nấm mộc nhĩ.

Trồng trên bã mía Trồng trên mùn cưa
Khối lượng trung
bình của bịch phôi (kg)

1.423 ±0.120

1.490± 0.131

Khối lượng trung
bình của quả thể trên
242.200 ± 47.743
242.200 ± 47.743
bich(gam)
Năng suất (g/kg)
159.158
162.550
Chúng tôi thấy năng suất đạt được sau 1 tháng thu hái của nấm mộc nhĩ tươi
trồng trên giá thể bã mía là 159.158g/kg giá thể, thấp hơn trồng trên giá thể mùn cưa
(162.550g/ kg giá thể).
2. Mối liên hệ giữa khối lượng quả thể nấm với đường kính và chiều cao quả thể
nấm.
Đối với bã mía:

19



 Trọng lượng quả thể = 182,395 – 2,447 × đường kính quả thể + 9,664×

chiêu cao quả thể nấm
Đối với mùn cưa:
 Trọng lượng quả thể = 226,392 + 4,989 × chiêu cao quả thể - 1,175 × đường
kính quả thể
3. Tình hình sâu bệnh và côn trùng hại nấm mộc nhĩ.
Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên mùn cưa thường xuất hiện một số loại bệnh
như nấm mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phát triển đồng
thời với sợi nấm. Chúng lấn át và làm chết hoàn toàn sợi nấm. Nấm mực cũng có thể
xuất hiện. Chúng có nón nấm nhỏ màu đen, cọng nấm dài, màu trắng mọc ngay trong
túi nilong và cạnh tranh chất dinh dưỡng với mộc nhĩ. Giá bị nhiễm các loại nấm, mốc
chúng sẽ cùng sinh sống và cạnh tranh với mộc nhĩ được cấy vào.
Trong quá trình mộc nhĩ ra quả thể có nhiêu loại côn trùng và sâu hại nấm như:
nhện nấm, ốc sên, …. Ngoài ra còn có các loại nấm ký sinh trên quả thể nấm mộc nhĩ.
Mặt dù có rất nhiêu loại sâu bệnh và sâu hại nấm mộc nhĩ nhưng không thể sử
dụng các loại thuốc diệt nấm mốc và côn trùng vì sẽ làm nhiễm các chất độc hại lên
nấm mộc nhĩ. Chỉ có thể chăm sóc, tưới tiêu hợp lý, giữ cho nhà nuôi trồng nấm mộc
nhĩ luôn thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.

Qua theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của giá thể mùn cưa và bã mía đến một số
chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất nấm mộc nhĩ ở Vườn Sinh học của ĐH Quy Nhơn,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1.

Độ dài hệ sợi:

• Ở giai đoạn 10 ngày sau khi cấy giống tốc độ tăng trưởng của hệ sợi trong công
thức sử dụng giá thể bã mía cao hơn ở công thức trồng trên giá thể mùn cưa
0,196 (cm/ngày).
• Ở giai đoạn ngày thứ 10  ngày thứ 20 tốc độ tăng trưởng của hệ sợi trong
công thức sử dụng giá thể mùn cưa cao hơn ở công thức trồng trên giá thể bã
mía 0,318 (cm/ngày).
• Ở giai đoạn ngày thứ 20  ngày thứ 25 tốc độ tăng trưởng của hệ sợi trong
công thức sử dụng giá thể bã mía cao hơn không đáng kể so với công thức trồng
trên giá thể bã mía 0,019 (cm/ngày).
20


Vậy sự phát triển hệ sợi công thức sử dụng giá thể mùn cưa có sự ổn định hơn
trên giá thể bã mía.
1.2.

Tỷ lệ nhiễm và bịch phôi đạt yêu cầu:
• Tỷ lệ bịch phôi bị nhiễm bệnh ở công thức sử dụng giá thể bã mía cao hơn ở
mùn cưa 10%.
• Tỷ lệ bịch phôi đạt yêu cầu ở công thức sử dụng giá thể bã mía thấp hơn ở mùn
cưa 22%.
Chúng tôi thấy năng suất trong quá trình ươm sợi của mộc nhĩ trên giá thể mùn

cưa cao và ổn định hơn nhiêu so với mộc nhĩ trồng trên giá thể bã mía.
1.3.

Số quả thể/chùm và số chùm/bịch:
Ở cả hai công thức trồng nấm mộc nhĩ trên giá thể mùn cưa và giá thể bã mía

thì số quả thể/chùm và số chùm/bịch tuy có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể.

Nhìn chung khả năng tạo quả thể ở cả hai công thức là tương đương nhau.
1.4.

Kích thước quả thể:
Chúng tôi thấy ở công thức sử dụng giá thể bã mía kích thước quả thể mộc nhĩ

lớn hơn nhiêu so với ở công thức sử dụng giá thể mùn cưa.
1.5.

Trọng lượng tươi và khô của quả thể:
Ở công thức sử dụng giá thể bã mía trọng lượng trung bình của nấm mộc nhĩ

tươi thu được của một bịch nấm bé hơn ở công thức sử dụng giá thể mùn cưa 15,400
(g).
Tỷ lệ trọng lượng mộc nhĩ khô/trọng lượng mộc nhĩ tươi ở công thức trồng trên
mùn cưa lớn hơn ở công thức trồng trên bã mía.
1.6.

Năng suất tươi của nấm mộc nhĩ:
Chúng tôi thấy năng suất trồng nấm mộc nhĩ tươi đạt được sau 1 tháng thu hái ở

công thức trồng trên giá thể bã mía thấp hơn trồng trên giá thể mùn cưa 3.392 (g/ kg
giá thể). Sự chênh lệch năng suất này tương đối nhỏ, cho thấy trồng nấm mộc nhĩ trên
giá thể bã mía cũng cho năng suất không thua kém gì khi trồng trên giá thể mùn cưa.
2. Kiến nghị.

Có thể triển khai và phát triển quy trình trồng nấm mộc nhĩ trên giá thể bã mía
tại các địa bàn lân cận nhà máy đường Bình Định vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 4
trong năm để phần nào tận dụng được nguồn phế thải bã mía.


21


Tiếp tục nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của nấm mộc nhĩ trong các
khoảng thời gian khác trong năm và trên các loại giá thể khác như vỏ trấu,....

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lân Dũng (2002), “Công nghệ trồng nấm- Tập 1- 2”, nhà xuất bản

Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Trịnh Tam Kiệt (1981), “Nấm Lớn Việt Nam- Tập 1”, nhà xuất bản Khoa học
và kỹ thuật Hà Nội.
3. Trịnh Tam Kiệt (2001), “Danh lục thực vật Việt Nam phần Nấm”, nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
4. Lê Duy Thắng- Trần Văn Minh (1998), “Sổ tay hướng dẫn trồng nấm”, nhà

xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
5. Lê Duy Thắng (2006), “Kỹ thuật trồng nấm- Tập 1”, nhà xuất bản Nông nghiệp
TP Hồ Chí Minh.
6. Trịnh Tam Kiệt (1986), “Sinh học và kỹ thuật trồng nấm ăn”, nhà xuất bản
Nông Nghiệp Hà Nội.

23


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ % so với chất khô....................................................................................6
Bảng 1.2. Hàm lượng vitamin và chất khoáng (ĐVT : mg/100g chất khô).....................6
Bảng 1.3. Thành phần axit amin (Amino acid – mg).......................................................6

BIỂU ĐỒ


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×