Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hình thức nhà nước và các vấn đề liên quan hình thức nhà nước CHXHCN việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.5 KB, 6 trang )

Hình thức nhà nước và các vấn đề liên
quan. Hình thức nhà nước CHXHCH
Việt Nam
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và thiết chế quyền lực nhà nước và những biện pháp để
thực hiện quyền lực ấy. Hình thức nhà nước liên quan chặt chẽ với bản chất nhà nước. Hình thức
nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố:
- Hình thức chỉnh thể: là cách thức tổ chức, cơ cấu các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao
cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào quá trình thành lập những cơ quan đó. Có hai hình
thức chính thể : chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
Trong chính thể quân chủ, quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần
trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế ( quốc vương, vua... ). Chính thể
quân chủ được chia thành chính thê quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong
chính thể quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn ( vua trong nhà
nước phong kiến trước đây). Trong nhà nước có chính thể quân chủ chuyên chế hạn chế, người
đứng đầu nhà nước chỉ nắm một quyền lực nhà nước tối cao, bên cạnh đó còn có một cơ quan
quyền lực khác. Hiện nay trên thế giới, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hà Lan... là những nước có
hình thức quân chủ đại nghị. Ở những nước này, nguyên thủ ( vua hay nữ hoàng) tồn tại mang
hình thức và truyền thống. Quyền lực nhà vua được chia sẻ với cơ quan nhà nước khác được
thành lập theo chế độ bầu cử nhiệm kỳ.
Trong chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao của Nhà nước được thực hiện bởi những cơ quan
đại diện theo một thời hạn nhất định. Chính thể cộng hòa cũng được chia thành hai dạng: cộng
hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Đối với các nhà nước có chính thể cộng hòa dân chủ, quyền
tham gia bâu cử để lập ra cơ quan đại diện quyền lực nhà nước được quy định cho tất cả các tầng
lớp nhân dân. Trên thực tế, giai cấp thống trị của các Nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy
định hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động. Trong các nước có hình thức chính thể cộng
hòa quý tộc, quyền bầu cử chỉ được quy định cho các tầng lớp quý tộc.

1


Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước cộng hòa dân chủ thực sự được đặc trưng bởi sự tham gia


rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước
không có bất kỳ sự hạn chế nào về tài sản, dân tộc, thời gian cư trú...


Căn cứ để xác định hình thức chính thể nhà nước.
Khi xác định chính thể người ta thường dựa vào cách thức thành lập nguyên thủ quốc gia
và nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia. Sau đó sẽ xét đến các cách thức tổ chức
và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khác mà chủ yếu là của các cơ quan lập pháp
và hành pháp.
Từ đây chúng ta có thể đưa ra một quy trình cho việc xác định chính thể của một nhà
nước. Trước hết , phải căn cứ vào người đứng đầu nhà nước- nguyên thủ quốc gia- để xác
định nhà nước nó quân chủ hay dân chủ ( cộng hòa ). Nếu nguyên thủ quốc gia được hình
thành bằng phương pháp truyền ngôi thì đó là chính thể quân chủ, nếu nguyên thủ quốc
gia được lập lên thông qua bầu cử thì đó chính thể cộng hòa.

- Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ
và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước Trung ương và cơ quan nhà nước địa phương. Có hai
hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất là hình thức trong đó lãnh thổ quốc gia được chi ra thành
các đơn vị hành chính lãnh thổ ( ví dụ: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, xã, phường
và có những cơ quan quyền lực, quản lý, xét xử tối xao chung cho cả nước. Nhà nước Việt Nam,
Pháp, Lào, Trung Quốc... là những nhà nước có cấu trúc đơn nhất. Ở nhà nước đơn nhất, các bộ
phận hành chính lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước liên bang là nhà nước liên hợp của hai hay nhiều quốc gia. Nhà nước liên bang có hai
hay hoặc nhiều hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý, có hai hay nhiều hệ thống pháp luật: một
hệ thống chung cho toàn liên bang và một số cá trong mỗi nước thành viên. Nhà nước có hình
thức cấu trúc liên bang có chủ quyền quốc gia chung cho nhà nước liên bang, đồng thời có chủ
quyền quốc gia riêng cho mỗi nước thành viên, ví dụ: Ấn Độ, Liên Xô ( cũ), Liên bang Nam Tư
(cũ), Cộng hòa Liên bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ...
Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là nhà nước trong

đó mối liên hệ giữa các cơ quan tối cao của Nhà nước liên minh với các nhà nước thành viên
lỏng lẽo hơn. Chủ quyền các nước thành viên trong nhà nước liên minh cũng lớn hơn nhiều so
với chủ quyền cảu các nhà nước thành viên trong nhà nước liên bang.
2


- Chế độ chính trị: là tổng thể những phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng
để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và biện pháp này phụ thuộc vào bản chất
nhà nước cũng như các yếu tố khác của mỗi giai đoạn ở mỗi nước cụ thể.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp
để thực hiện quyền lực nhà nước. Nhìn chung, những phương pháp, biện pháp này được phân ra
hai loại chính: những phương pháp, biện pháp phản dân chủ và những phương pháp, biện pháp
dân chủ.
Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính độc tài, cực quyền và được biểu hiện dưới nhiều
mức độ khác nhau. Đáng chú ý là phương pháp này phát triển đến mức độ cao trở thành phương
pháp, biện pháp dân chủ.
Các phương pháp, biện pháp dân chủ bao gồm: dân chủ trực tiếp (là sự tham gia trực tiếp của
nhân dân vào giải quyết những vấn đề của Nhà nước) và dân chủ đại diện (là sự tham gia của
nhân dân vào việc giải quyết những công việc nhà nước thông qua những cơ quan đại diện như
Quốc hội, Nghị viện do nhân dân bầu ra).

Hình thức Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hình thức Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua hình thức
chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân, hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và chế độ chính trị
dân chủ.
- Hình thức chính thể của Nhà nước ta được thiết lập theo chế độ cộng hòa dân chủ nhân dân. Cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) do nhân dan cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên
tắc phổ thông đầu phiếu. Quốc hội thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước theo nhiệm
kỳ nhất định. Trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nguyên tắc “ tất cả quyền lực thuộc về
nhân dân” được bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt, triệt để. Chính vì thế cộng hòa dân chủ của nhân

dân ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, đang ngày càng được hoàn thiện.
- Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất. Nước
chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và
thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã, huyện chia thành xã và
thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành các phường và xã; quận chia thành phường
Tại các đơn vị hành chính lãnh thổ thiết lập các cơ quan chính quyền địa phương, là bộ phận cấu
thành, không có yếu tố chủ quyền quốc gia Nhà nước Việt Nam có một hệ thống pháp luật với
3


Hiến pháp là đạo luật gốc, cơ bản, được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, có một cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất – Chính phủ; một Toà án nhân dân tối cao và một Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao của cả nước, của chủ quyền quốc gia.
Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản ánh bản chất dân chủ
của Nhà nước. Yếu tố dân chủ được thể hiện ở quyền làm chủ của nhân dân trong việc thiết lập
nên các cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia giải quyết các công việc của Nhà nước “ dân biết,
dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”, thực hiện giám sát. Mục đích cuối cùng hoạt động của Nhà
nước là phục vụ cho lợi ích của nhân dân, của dân tộc, quốc gia.
Những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước là giáo dục, thuyết phục, lôi cuốn đông đảo
nhân dân tham gia quản lý nhà nước, xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật nhà nước gây
thiệt hại đến lợi ích nhân dân, nhà nước.
Sự khác biệt cơ bản giữa hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà
nước liên bang:
* Cấu trúc nhà nước đơn nhất
-Cấu trúc nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống
nhất, các bộ phận hợp thành nhà nước: các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa
các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở TW với các cơ quan nhà
nước ở địa phương.
*Cấu trúc nhà nước liên bang
- Cấu trúc nhà nước liên bang: gồm hai hay nhiều nước thành viên hợp thành. Nhà nước liên

bang có chủ quyền chung đồng thời mỗi thành viên cũng có chủ quyền riêng, có hai hệ thống
chính quyền nhà nước, 2 hệ thống pháp luật, công dân có hai quốc tịch.
Chỉ tiêu
1. Xét về đối tượng
(dân cư và lãnh
thổ)

Cấu trúc nhà nước đơn nhất
Cấu trúc nhà nước liên bang
a. Lãnh thổ toàn vẹn thống nhất a. Hợp hành từ hai hay nhiều nước
b. Chủ quyền quốc gia chung,
thành viên . Lãnh thổ của nhà nước
liên bang bao gồn lãnh thổ của các
chỉ có 1 chủ thể duy nhất có
nhà nước thành viên.
quyền quyết định những vấn
b. Vừa có chủ quyền quốc gia của nhà
đề đối nội và đối ngoại của
đất nước
nước liên bang, vừa có chủ quyền
quốc gia của nhà nước thành viên
2. Quốc tịch
Có 1 quốc tịch
Có 2 quốc tịch
3. Hệ thống cơ quan Hệ thống cơ quan quyền lực
a. Hệ thống chung cho toàn liên bang:
4


nhà nước


4. Hệ thống pháp

luật
5. Ưu điểm
6. Nhược điểm

quản lý chung, từ TW đến địa
phương.

thực hiện chức năng và nhiệm vụ
của liên bang.
b. Hệ thống mỗi nước thành viên:
thực hiện chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước thành viên
HTPL thống nhất điều chỉnh
a. HTPL của nhà nước liên bang,
các quan hệ xã hội, thực hiện
thống nhất trong toàn lãnh thổ.
chức năng nhiệm vụ của nhà
b. HTPL trong từng bang: chỉ có giá
nước.
trị thi hành trong từng bang
Mô hình tạo ra sự ổn định về an Mô hình năng động
ninh chính trị
Thiếu sự linh hoạt trong phát
Khó có sự ổn định
triển kinh tế, là môi trường tốt
của tham những


5



×