MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế giới trong những thập kỷ gần đây chứng kiến sự thay đổi vượt bậc
do dân số tăng nhanh, hiện nay dân số thế giới đạt trên 7 tỷ người, kéo theo đó
sự phát triển kinh tế xã hội vấn đề đảm bảo an ninh lương thực càng được chú
trọng nhất là ở các nước nghèo đông dân cư, các nước đang phát triển. Bên
cạnh đó, đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng
không nhỏ tới tình hình an ninh lương thực trên toàn thế giới. Chính vì vậy,
sản xuất nông – lâm nghiệp (SXNLN) hiện nay cần được quan tâm thích đáng
và cần có những chiến lược lâu dài để phát triển theo hướng bền vững. Việt
Nam là một quốc gia đang phát triển, chúng ta có nhiều lợi thế về tự nhiên,
lịch sử, con người để phát triển SXNLN. Không chỉ vậy, đây còn là một thế
mạnh của Việt Nam trog quá trình phát triển và hội nhập vì nó không chỉ đảm
bảo an ninh lương thực, thu nhập cho người dân mà còn giữ vững và nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ở các mặt hàng nông sản như: gạo, cà
phê, tiêu, điều, cao su... Hiện nay phát triển nông lâm nghiệp (NLN) ở Việt
Nam không chỉ quan tâm về số lượng mà còn ở chất lượng sản phẩm, về sinh
thái môi trường và sự phân bố tập đoàn cây trồng theo vùng địa lý.
Cảnh quan học là một hướng nghiên cứu có tính ứng dụng cao của
khoa học địa lý và có quá trình phát triển lâu dài, ngày càng có ý nghĩa quan
trọng đối với việc giải quyết những vấn đề thực tiên của lãnh thổ. Ngày nay,
xu hướng phát triển của nghiên cứu Cảnh quan (CQ) hiện nay là Cảnh quan
ứng dụng (CQƯD) theo hướng tiếp cận đa ngành, đa tỷ lệ, có tính đến sự biến
đổi cấu trúc, chức năng, động lực của CQ theo không gian và thời gian.
Nghiên cứu CQƯD là để hiểu một cách toàn diện hơn về quy luật tự nhiên
nhằm nhận ra những hệ quả trước mắt và hệ quả lâu dài từ đó có những hành
động can thiệp hợp lý vào tự nhiên. Đây là những luận cứ khoa học, là tiền đề
phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp bền vững, giúp các nhà quản lý đưa ra
những quyết định để sử dụng hợp lý lãnh thổ.
1
Thuận Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm dọc theo
quốc lộ 6, cách thành phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc, có diện tích tự
nhiên 15.387,3 km2 trong đó đất sử dụng cho hoạt động nông lâm nghiệp
chiếm gần 60%, đất chưa sử dụng còn hơn 38%. Năm 2012 toàn huyện có
150,7 nghìn người với 6 dân tộc anh em sinh sống. Huyện có 29 đơn vị hành
chính gồm 28 xã và 1 thị trấn Thuận Châu. Đây là địa bàn có các điều kiện tự
nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai… thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là phát triển nông – lâm nghiệp (NLN). Đảng và chính phủ đã có
nhiều đề án nhằm phát triển NLN vùng Tây Bắc nói chung trong đó có tỉnh
Sơn La, cũng như những quyết sách nhằm phát triển kinh tế cho toàn tỉnh đã
góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào tỉnh Sơn La trong những năm gần
đây. Tuy nhiên, nhìn chung những mô hình, chính sách phát triển kinh tế một
cách đồng bộ trên cơ sở khoa học ở cấp huyện vẫn còn thấp và chưa được
quan tâm thích đáng trong đó có huyện Thuận Châu, một huyện giàu tiểm
năng cho phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển SXNLN. Bên cạnh đó huyện
Thuận Châu cũng như những huyện miền núi khác đang phải chịu những
thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra như sạt lở đất, hạn hán, việc khai thác
sử dụng chưa hợp lý nguồn tài nguyên làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên
nhiên gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới sức SXNLN. Vì vậy, để
phát triển kinh tế nhất là phát triển SXNLN bền vững cần phải xác lập những
cơ sở khoa học nhằm đánh giá tài nguyên thiên nhiên và môi trường để khai
thác hợp lý các thế mạnh của lãnh thổ, phục vụ cho sản xuất bền vững hướng
tới ổn định, lâu dài.
Với lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Xác lập cơ sở địa lý cho phát
triển nông - lâm nghiệp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài cho
luận văn cao học của mình.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
- Xác lập cơ sở khoa học địa lý cho phát triển NLN huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La trên cơ sở đánh giá CQ cho một số loại hình SXNLN.
2
2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu trên cơ sở tổng quan tài
liệu có liên quan đến nghiên cứu, đánh giá CQ phục vụ cho phát triển NLN
theo hướng bền vững.
- Thu thập các dữ liệu, số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan ở vùng
nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ
thống phân loại CQ và thành lập BĐCQ huyện Thuận Châu làm cơ sở để
đánh giá cho các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu trên lãnh thổ
nghiên cứu.
- Đánh giá thích nghi sinh thái các CQ cho phát triển một số cây trồng
chính (cây chè, cây cao su, cây cà phê, cây mắc ca) trong nông nghiệp huyện
Thuận Châu.
- Đề xuất một số định hướng phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng
bền vững.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về không gian
Bao gồm toàn bộ phần diện tích của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
3.2. Về nội dung
- Nghiên cứu sự phân hóa điều kiện tự nhiên trong địa bàn huyện
Thuận Châu để thành lập BĐCQ tỷ lệ 1:50.000.
- Luận văn chỉ đánh giá thích nghi sinh thái của các loại CQ đối với
một số cây trồng chính cây chè, cây cao su, cây cà phê, cây mắc ca. Không
đánh giá hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội của các loại cây trồng này.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu địa lý, quan
điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu địa lý cần phải chú ý tới các đối tượng
3
nghiên cứu là tổng thể địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội, địa tự nhiên –
kinh tế xã hội. Đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải nhìn nhận sự vật hiện tượng
địa lý trong mối quan hệ tương tác nhau bởi mỗi một sự vật hiện tượng trong
giới vô cơ và hữu cơ đều có những quy luật vận động phức tạp. Sự tác động
của con người vào một hợp phần nào đó đều có thể gây biến đổi cả địa tổng
thể. Theo A.E.Fedina, nghiên cứu địa lý phải chú ý tới phát sinh và sự phân
hoá lãnh thổ, kiến trúc hiện đại của môi trường địa lý. Vì vậy, nghiên cứu các
đơn vị lãnh thổ nhất thiết phải được xem xét trên quan điểm tổng hợp, giải
quyết một cách cụ thể những vấn đề về cơ sở lý luận cũng như trong thực tiễn
khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ nghiên
cứu để tránh cách nhìn nhận phiến diện dẫn đến những sai sót không đáng có.
Vận dụng quan điểm này, khi nghiên cứu tới cấu trúc, chức năng huyện
Thuận Châu, không chỉ xem xét từng bộ phận của tự nhiên mà phải nghiên
cứu một cách toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các
mối quan hệ tương tác giữa chúng. Hơn nữa, không chỉ nghiên cứu các thành
phần tự nhiên mà còn xét đến các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường
trong mối quan hệ tổng hợp với các điều kiện tự nhiên; không chỉ dựa vào các
yếu tố khách quan đơn thuần mà cần kết hợp với nhân tố chủ quan để đưa ra
những nhận định đúng đắn cho kết luận cuối cùng.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung, phổ biến và là đặc
trưng của địa lý học. Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển
kinh tế bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu: bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh
tế, ổn định lâu dài. Đảm bảo công bằng xã hội hướng tới sự hài hoà giữa con
người với tự nhiên trong sự tương tác giwuax hệ thống tự nhiên và hệ thống
kinh tế xã hội.Cụ thể hoá quan điểm hệ thống trong CQ học thì đối tượng
nghiên cứu của địa lý tự nhiên là các hệ địa sinh thái. Hệ địa sinh thái là một
hệ thống động lực hở và tự điều chỉnh có ranh giới xác định và có sự thống
nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo.
4
Nghiên cứu CQ trên quan điểm hệ thống thể hiện ở việc phân tích cấu
trúc không gian ( bao gồm cả cấu trúc đứng và cấu trúc ngang ) và cấu trúc
thời gian trên từng đơn vị nhằm xác định được quan hệ của các hợp phần
trong mối quan hệ với các yếu tố cùng bậc và cao hơn.
Nghiên cứu hệ thống tự nhiên của huyện Thuận Châu nằm trong khu
tự nhiên vùng Tây Bắc với những đặc trưng về địa hình, địa chất, khí hậu,
thuỷ văn, thổ nhưỡng và sinh vật đã tạo nên tổng thể tự nhiên trong khu vực
huyện Thuận Châu. Hệ địa sinh thái huyện Thuận Châu với các hệ thống khác
luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, vì vậy cần có sự quan tâm
đúng mức khi tiến hành phân tích, đánh giá, vạch ranh giới các đơn vị CQ.
Bên cạnh đó,hệ địa sinh thái huyện Thuận Châu cũng là một hệ thống động
lực có khả năng thay đổi theo thời gian cho nên cần tiến hành nghiên cứu,
phân tích trong một thời gian phù hợp, cụ thể nhằm phân tích đánh giá và đưa
ra những nhận định đúng đắn nhất.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của khoa học địa lý. Mọi sự
vật hiện tượng đều có sự phát sinh, phát triển trên một lãnh thổ nhất định,
chúng có sự phân hoá không gian nội tại nhưng cũng có mối quan hệ mật thiết
với các lãnh thổ xung quanh về cả tự nhiên và kinh tế xã hội. Vì vậy, cần phải
xác định chính xác ngay từ đầu phạm vi lãnh thổ cần nghiên cứu, tiến hành
tập trung nghiên cứu chỉ trong phạm vi ấy và kết quả nghiên cứu cũng chỉ
được phản ánh trong lãnh thổ đó.
Vận dụng quan điểm này để tiến hành nghiên cứu CQ huyện Thuận
Châu và đặt trong mối liên hệ với chiến lược phát triển kinh tế đồng bộ tỉnh
Sơn La, nhằm xây dựng BĐCQ huyện Thuận Châu, phân tích, đánh giá bản
đồ cho mục đích cụ thể của khu vực để đưa ra những kiến nghị cho việc khai
thác sử dụng hợp lý từng loại CQ ở mỗi khu vực và trên phạm vi toàn lãnh
thổ nghiên cứu.
5
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một trong những phương pháp luận hiện đại đòi
hỏi tính cấp thiết trong nghiên cứu địa lý. Ngày nay, việc đánh giá các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế đều tuân thủ
nguyên tắc phát triển bền vững. Bền vững kinh tế - xã hội – môi trường được
thể hiện trong việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
mang lại lợi ích cao nhất, đảm bảo nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau, đảm
bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường tự nhiên.
Phát triển bền vững được coi là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong hoạt
động đánh giá CQ cho các mục đích cụ thể. Khi tiến hành nghiên cứu CQ
huyện Thuận Châu nhằm mục đích phát triển nông lâm nghiệp theo hướng
bền vững thì hướng đề xuất là cần đảm bảo tối ưu hoá về cả ba phương diên
kinh tế - xã hội – môi trường có tính đến bảo vệ, sử dụng hợp lý một cách
khoa học các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
tạo động lực cho việc phát triển kinh tế của huyện trong tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp tài liệu
Để có cái nhìn khái quát về khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành thu
thập những tài liệu, số liệu, các báo cáo, bài báo, thông tin trên webside liên
quan. Đó là các tài liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa chất, địa hình,
khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật… các số liệu về kinh tế xã hội: như
diện tích, dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất và các thông tin về sự biến
động kinh tế - xã hội và dân số.
Các tài liệu, số liệu thống kê được phân tích chọn lọc và tổng hợp lại để
phù hợp với yêu cầu của đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành lập đề cương chuẩn bị
cho công tác thực địa để kiểm chứng, bổ sung cập nhật tài liệu, bảo đảm tính
đúng đắn và tính chính xác của việc điều tra nghiên cứu tổng hợp điều kiện
địa lý lãnh thổ phù hợp với mục đích nghiên cứu.
6
4.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Đây là phương pháp không thể thiếu trong mọi công trình nghiên cứu
địa lý.Trong quá trình thực hiện đề tài phải tiến hành bản đồ địa hình, ảnh
viễn thám để thiết lập kế hoạch chi tiết cho các đợt khảo sát thực địa để có thể
bao quát toàn bộ không gian khu vực nghiên cứu.
Với nhiều tính năng ứng dụng cao trong nghiên cứu địa lý mà GIS ngày
càng trở thành công cụ đắc lực cho các nhà chuyên gia trong việc nghiên cứu
định tính, định lượng nhiều thông số cần thiết, chuẩn hoá, phân loại, tích hợp
các dữ liệu hợp phần CQ, chồng xếp các lớp dữ liệu, thực hiện các phép toán
phân tích không gian, thành lập bản đồ chuyên đề. Các phần mềm GIS
(Mapinfor, AcrGIS, ...) cho phép tiến hành chỉnh sửa, bổ sung các bản đồ hợp
phần, giải đoán ảnh viễn thám và thành lập bản đồ sử dụng đất; phân tích,
tổng hợp các lớp thông tin để thành lập BĐCQ, biên tập và thể hiện các nội
dung bản đồ v.v.. Đây là phương pháp đòi hỏi người sử dụng phải nắm vững
chuyên môn và sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Thực địa là phương pháp bắt buộc khi nghiên cứu các vấn đề tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Đây là phương pháp thu thập và kiểm
chứng thông tin một cách tin cậy từ việc nghiên cứu, điều tra tổng hợp về điều
kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của khu
vực, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập và kiểm chứng
các kết quả nghiên cứu.
Để tiến hành phương pháp thực địa tốt, đòi hỏi người nghiên cứu phải
chuẩn bị tốt các yêu cầu cho một chuyến thực địa hiệu quả. Trước tiên phải
vạch được kế hoạch chi tiết và xác định mục tiêu rõ ràng khi tiến hành thực
địa, chuẩn bị các bản đồ, tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu; tiến hành
thực địa phải kiểm định được những kết quả đã được nghiên cứu tính toán
trong phòng trước đó. Tại điểm thực địa, tiến hành tìm hiểu, quan trắc các yếu
tố, các dạng địa hình nghiên cứu, các đặc điểm thổ nhưỡng, thảm thực vật, khí
7
hậu… Những số liệu đo đạc, quan trắc ở điểm nghiên cứu là cơ sở để đánh
giá đặc trưng định lượng CQ. Ngoài ra cần phải thu thập các tài liệu về kinh
tế - xã hội, các dự kiến cải tạo thiên nhiên và những mốc biến động.
Kết thúc chuyến thực địa, phải tiến hành công tác nghiên cứu trong
phòng, phân tích, đánh giá, tổng hợp những tài liệu đã thu thập được, tiến
hành viết báo cáo.
4.2.4. Phương pháp phân tích và đánh giá CQ
Phương pháp này được sử dụng khi phân tích cấu trúc CQ, mối quan hệ
giữa các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn
vị CQ trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng.
Đánh giá CQ là đánh giá tổng hợp các giá tị kinh tế của ĐKTN và
TNTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT – XH, mô hình hoá các hoạt
động giữa tự nhiên với KT –XH phục vụ cho việc dự báo những biến đổi của
môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình đánh giá, ngoài việc dựa trên những cảm nhận chủ
quan khi nghiên cứu ngoài thực địa hoặc khi phân tích đánh giá để tài cần
phải tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia đặc biệt trong việc lựa chọn trọng
số của các tiêu chí. Sử dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính chính xác,
khoa học và sự khách quan của việc đánh giá.
5. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Dữ liệu được sử dụng trong luận văn chia thành các nhóm sau:
5.1. Hệ thống các bản đồ số
Các bản đồ và dữ liệu số: hành chính, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng,
bản đồ hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất các năm, bản đồ thảm thực vật
tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000
8
5.2. Hệ thống tài liệu
- Các đề tài mang tính lý luận về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế nông, lâm
nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các đề tài
khoa học, các luận án và các công trình nghiên cứu khác có liên quan, bổ sung
kiến thức lý luận và thực tiễn cho đề tài. Các số liệu thống kê của huyện
Thuận Châu từ năm 2000 đến 2013
- Số liệu, văn bản, báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu đã
được công bố trong giai đoạn 2000 – 2013.
- Kết quả các đợt khảo sát thực địa
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả ngiên cứu thể hiện đặc trưng và phân hoá CQ ở tỷ lệ bản đồ
1:50.000 của huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu của luận văn góp phần làm phong phú hơn về phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu đánh giá CQ cho mục đích phát triển nông lâm
nghiệp theo hướng bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, các nhà
quy hoạch tổ chức hợp lý không gian phát triển nông lâm nghiệp, nâng cao
đời sống cho người dân huyện Thuận Châu nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài việc mở đầu, kiến nghị và kết luận, cấu trúc luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về việc xác lập cơ sở địa lý cho phát triển
nông – lâm nghiêp
Chương 2. Các nhân tố thành tạo CQ và đặc điểm CQ huyên Thuận
Châu, tỉnh Sơn La
Chương 3. Đánh giá CQ huyện Thuận Châu và đề xuất định hướng
phát triển nông – lâm nghiệp
8. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
(Sơ đồ các bước thực hiện đề tài)
9
Hình 1.1. SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG – LÂM
NGHIỆP HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA
Mục đích – Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu
Bước 1:
Tổng quan – Cơ sở KH ,
PP nghiên cứu
QĐ, PP
nghiên cứu
Cơ Sở
khoa học
Bước 2:
Đặc điểm ĐKTN - TNTN
HT & PPháp
tiếp cận HT
CSDL
Phân tích cấu trúc CQ
huyện Thuận Châu
Mục tiêu đánh giá
Phân loại CQ h. Thuận Châu
BĐCQ 1 : 50.000
Bậc hệ KT – XH
Cấp xã
Các chỉ tiêu của hệ ĐST
Yêu cầu của chủ thể
Chỉ tiêu & Phưong Pháp Đánh giá
Đánh giá CQ cho ngành SX
nông nghiệp, lâm nghiệp
Quan điểm
Phát triển bền vững
Thực
địa
HTSD
Bước 3:
Thích nghi sinh thái
Đề xuất bố trí không gian
Sản xuất nông, lâm nghiệp
Bước 4:
10
Điều tra - khảo sát thực tế
Đặc điểm KT - XH
Bản đồ
Thuận Châu
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Hướng tiếp cận cơ sở địa lý cho phát triển nông - lâm nghiệp
1.1.1.1. Những hướng nghiên cứu về định hướng sử dụng lãnh thổ cho
nông - lâm nghiệp
Hiện nay có hai phương hướng tiếp cận nghiên cứu phổ biến về định
hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển NLN là hướng nghiên cứu đất đai và
nghiên cứu cảnh quan.
a. Hướng nghiên cứu đánh giá đất đai
Nghiên cứu đánh giá đất đai chính là cung cấp những thông tin thuận
lợi hay khó khăn cho việc sử dụng đất đai làm căn cứ cho việc quyết định sử
dụng hay quản lý đất đai. Hay nói cách khác, việc nghiên cứu đánh giá đất đai
là sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử dụng của con người
vào các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, quy hoạch sử
dụng đất.
Trên thế giới và cả Việt Nam đã có nhiều công trình liên quan đến
hướng đánh giá đất đai.
Trên thế giới. Vào năm 1976, tổ chức lương thực và nông nghiệp thế
giới – FAO đã đưa ra đề cương đánh giá đất đai. Đây là tài liệu tổng kết kinh
nghiệm đánh giá, phân hạng đất đai của nhiều nước cùng với sự đóng góp của
các chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Tài liệu của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ
và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh và được nhiều nước áp dụng trong
chiến lược sử dụng đất. Năm 1976, FAO đưa ra quy trình đánh giá và phân
hạng mức độ thích nghi theo 5 hạng: rất thích nghi (S1), thích nghi (S2), kém
thích nghi (S3), không thích nghi hiện tại (S4) và không thích nghi vĩnh viễn
(S5). Đến năm 1990, FAO đã đề nghị thực hiện đánh giá đất đai cho phát triển
11
NLN theo quy trình 8 bước: 1.Xác định mục tiêu đánh giá
dữ liệu
3.Xác định loại hình sử dụng đất
đất đai
5.Đánh giá thích nghi
trường
7.Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
2.Thu thập
4.Thành lập bản đồ đơn vị
6.Xác định các vấn đề KTXH và môi
8.Quy
hoạch sử dụng đất.
Cơ sở để đánh giá đất đai theo quy trình của FAO đó là xác định các
đơn vị đất đai được xác định chủ yếu dựa vào chi tiêu liên quan đến điều kiện
sinh thái như: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn,
điều kiện tưới tiêu... Trên cơ sở phận cấp các chỉ tiêu tiến hành chồng xếp các
bản đồ thành phần đê thành lập bản đồ đơn vị đất đai theo mục đích đánh giá
các loại cây trồng hoặc nhóm cây trồng.
Quy trình đánh giá của FAO cho đến nay đã và đang được nhiều nước
trên thế giới vận dụng phục vụ quy hoạch định hướng sử dụng đất cho NLN
và phạm vi nghiên cứu ngày càng mở rộng. Có nhiều những công trình đã tích
hợp được các phương pháp và quy trình đánh giá đất đai của FAO với việc
phân tích hệ thống sử dụng đất, hệ thống nông trại...
Tại Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của các
chuyên gia Liên Xô đã thực hiện điều tra cơ bản, nghiên cứu thổ nhưỡng và
thành lập bản đồ đất Việt Nam ở tỷ lệ 1: 1.000.000 và các bản đồ đất cho các
tỉnh ở tỷ lệ lớn hơn ( 1:100.000 và 1:50.000). Năm 1962, V.M. Fridland đã
công bố kết quả bước đầu về đất miền Bắc Việt Nam. Năm 1963, các tác giả
Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu đã tổng kết đặc điểm các loại đất ở
miền Bắc nước ta trong cuốn “Những loại đất chính ở miền Bắc Việt Nam”.
Nhiều những công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Vi,Trần Khải về
tính chất hoá học của đất miền Bắc Việt Nam (1975). Tôn Thất chiểu năm
1975 có “Tổng quan về điều tra phân loại đất Việt Nam”. Các tác giả Cao
Liêm, Tôn Thất Chiểu, Lê Duy Thước có nhiều đóng góp với các công trình
về bản đồ đất Việt Nam.
12
Một số các tác giả của Việt Nam cũng như các cơ quan chuyên ngành
của nước ta rất quan tâm chú trọng đến hướng đánh giá phân loại đất đai theo
phương pháp của FAO và có nhiều ứng dụng đạt được kết quả cao như tác
giả Bùi Quang Toản và các cộng sự vào những năm 80 đã nghiên cứu, đánh
giá và phân hạng đất đai ở 23 huyện và 9 vùng chuyên canh phục vụ công tác
tổ chức sản xuất ở đây. Vũ Cao Thái và nnk năm 1989 đã phân hạng đất theo
phương pháp của FAO để xác định mức độ thích nghi cho cây cao su, cây
chè, cây cà phê và cây dâu tằm vùng Tây Nguyên.
Năm 1990, Hoàng Xuân Tý và các cộng sự đã thực hiện đánh giá tiềm
năng đất đai dựa trên phân loại khí hậu,đánh giá khả năng gây trồng và phục
hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam – Đà Nẵng . Các tác giả Nguyễn
Văn Nhân, Nguyễn Chiến Thắng và Cấn Triển năm 1995 đã tiến hành đánh
giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Hồng và đánh giá đất Bình
Định. Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu đánh giá đất đai
trên các vùng miền khác nhau ở nước ta của các tác giả Nguyễn Khang, Phạm
Dương Ưng, Trần An Phong, Võ Văn Anh…
Những công trình nghiên cứu về sử dụng đất theo quan điểm sinh thái
và quan điểm phát triển bền vững của các tác giả Đào Thế Tuấn (1984) với “
Hệ sinh thái nông nghiệp”, Tôn Thất Chiểu với “Khả năng phát triển nông
nghiệp nước ta trong giai đoạn tới” (1992). Trần An Phong có “Ứng dụng
nội dung phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai và phân tích hệ thống
canh tác của FAO – UNESCO vào điều kiện thực tế Việt Nam” năm 1994. [7]
Các cơ quan khoa học thực hiện nghiên cứu theo hướng đánh giá, phân
đất điển hình là Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp; viện thổ nhưỡng nông hoá; viện điều tra quy hoạch rừng; viện khoa học lâm nghiệp thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành về quy
trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp. Trong đó đưa ra các hướng dẫn
cụ thể về nội dung, phương pháp và chỉ tiêu đánh giá đất đai theo phương
pháp của FAO với điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam.
b. Hướng nghiên cứu đánh giá cảnh quan
13
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người đòi hỏi nghiên cứu địa lý
cũng phải gắn với thực tiễn sản xuất, theo quy luật phát triển nghiên cứu CQ
ứng dụng ra đời. người đặt nền móng cho hướng nghiên cứu này là
G.Iaxatsenko. Khoa học CQ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cấu trúc
CQ của lãnh thổ mà còn nghiên cứu cấu trúc chức năng và đánh giá cho các
mục đích phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Theo Nguyễn Thượng Hùng: “NCCQ thực chất là nghiên cứu về các
mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần TN, nguồn gốc phát sinh, quá trình
phát triển và quy luật phân hóa của TN nhằm phát hiện và phân chia các thể
tổng hợp TN - các đơn vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ đánh
giá làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN-TNTN và KT-XH để lập quy
hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và BVMT”.[7]
Khi nghiên cứu CQ, có hai cách tiếp cận thể hiện sự phân hoá không
gian lãnh thổ: phân vùng CQ với quan niệm CQ là đơn vị cá thể và phân loại
CQ với quan niệm CQ là đơn vị phân loại. Theo cách tiếp cận nghiên cứu CQ
ấy, việc nghiên cứu CQ phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ngày
càng phổ biến và được ứng dụng mạnh mẽ trên thế giới và cả Việt Nam.
Trên Thế giới
Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đánh giá CQ của
các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau. Những nghiên cứu CQ của các
nhà địa lý trên thế giới, đặc biệt là của các nhà địa lý Liên Xô (cũ) có giá trị lý
luận và thực tiễn rất cao.
- Các hệ thống phân vùng CQ có thể chia làm 2 nhóm
+ Hệ thống 1 dãy: Là sự sắp xếp xen kẽ lần lượt các đơn vị địa đới và
phi địa đới. Như hệ thống phân vùng của A.A. Grigoriev (1957), V.B.
Xotrava (1956), F.N. Minkhov (1956, 1959), L.N.Mikhailov (1962), N.A.
Gvozdetxky (1960).
+ Hệ thống 2 dãy: Có sự độc lập giữa các đơn vị địa đới và phi địa
đới ở bậc phân vị cấp cao, chỉ ở đơn vị cấp thấp mới nhập 2 dãy địa đới
14
và phi địa đới với nhau. Hệ thống phân vùng của D.L. Armand (1954),
A.G. Ixatsenko (1965).
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu đánh giá CQ cũng được phát triển
mạnh mẽ dựa trên sự kế thừa vận dụng của các công trình nghiên cứu CQ của
các tác giả trước đó nhất là các công trình nghiên cứu CQ của các tác giả
Nga,Liên Xô.
Đi đầu trong lĩnh vực này là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập. Năm
1963 đã công bố tác phẩm “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ về
các nguyên tắc cơ bản của phân vùng CQ và áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam.
Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ của E.M.Murzaev và V.G.
Zavriev đã hoàn thành công trình “CQ địa lí miền Bắc Việt Nam” - được xem
là một công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn lao đối
với khoa học địa lí Việt Nam hiện đại. Hệ thống phân vùng CQ gồm 16 cấp,
từ Quyển địa lý đến Điểm địa lý, được chia làm 3 đoạn, 2 dãy (theo quy luật
địa đới và phi địa đới) và 2 nhánh (cho khu vực miền núi và khu vực đồng
bằng), đưa ra 527 cá thể cảnh địa lý.
Ngoài ra, công tác phân vùng còn được tiến hành bởi Tổ phân vùng địa
lí tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước, với tác phẩm “Phân
vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” (1970). Đến 1998, Nguyễn Văn
Nhưng và Nguyễn Văn Vinh công bố cuốn “Phân vùng địa lí tự nhiên đất
liền, đảo - biển Việt Nam và lân cận” [19]. Mặc dù có khá nhiều quan điểm
phân vùng khác nhau nhưng các tài liệu này đã cung cấp cơ sở lí luận và thực
tiễn cho việc nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp của các thế hệ sau được tiến
hành thuận lợi hơn.
Đối với hướng nghiên cứu địa hóa và sinh thái CQ thì ở Việt Nam, tuy
ra đời muộn hơn các nước phương Tây nhưng đã đạt được những thành tựu
đáng kể, tiêu biểu là Nguyễn Văn Vinh. Năm 1983, ông có bài “Những yếu tố
15
chính cấu thành CQ địa hóa Việt Nam” - chứng tỏ sự có mặt của hướng
nghiên cứu địa hóa trong CQ tại Việt Nam. Tiếp đó, tại Hội thảo về CQ sinh
thái (Hà Nội - 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở đầu hướng
nghiên cứu sinh thái trong CQ học Việt Nam với bài “Tiếp cận sinh thái trong
nghiên cứu CQ”. Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoàn thành “Quan niệm về
CQ, hệ sinh thái, sự phát triển của CQ học và sinh thái học CQ” - làm rõ hơn
mối quan hệ giữa CQ và sinh thái học. Cũng năm này, ông và Nguyễn Văn
Nhưng báo cáo về “Chu trình vật chất, trao đổi năng lượng trong một số CQ
Việt Nam” - cho thấy quan điểm sinh thái được vận dụng linh hoạt hơn trong
nghiên cứu CQ Việt Nam.
Ngoài các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất
nhanh các hướng nghiên cứu CQ có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông
tin. Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu CQ Tây
Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987); Phạm Hoàng Hải và nnk với
công trình “Xây dựng BĐCQ sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200.000 trên
cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn
Cẩm Vân với “Thành lập BĐCQ đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 : 250.000 bằng tư
liệu viễn thám” (1992).
Một trong những hướng nghiên cứu được tiến hành rất mạnh thời gian
gần đây là hướng nghiên cứu, đánh giá CQ phục vụ mục đích phát triển bền
vững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải. Năm
1988, ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá
tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam
Bộ”. Kế đến vào năm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng
Tiến và nnk đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm”. Năm
1993, ông cùng Nguyễn Thượng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục
đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên”. Vào 1997, Nhà
xuất bản Giáo dục đã công bố “Cơ sở CQ học của việc sử dụng hợp lí tài
16
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng
Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh - công trình được đánh giá
cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trưng của các CQ nhiệt đới
gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tương đối thống nhất
cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng CQ riêng biệt; đồng thời công
trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên
nói chung và CQ nói riêng dưới tác động của con người, từ đó đưa ra các giải
pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên,
bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình khác được thực hiện ở
các vùng, miền của đất nước và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát
triển chung của khoa học CQ, ví dụ như: Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng
hợp địa lý tự nhiên trong cấu trúc CQ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và
hướng cải tạo chúng, phục vụ phát triển nông nghiệp” (1991); Nguyễn Thế
Thôn với “Tổng luận phân tích nghiên cứu và đánh giá CQ cho việc quy
hoạch và phát triển kinh tế” (1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề CQ
sinh thái ứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường” (1995); Trần Văn
Thành với “Phân vùng địa sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười” (1993).
Thêm vào đó là các bản đồ cảnh quan và đánh giá CQ đã được các nhà
CQ học và các nhà địa lý tổng hợp xây dựng nên trong hơn 30 năm qua, giúp
cho lĩnh vực nghiên cứu CQ của nước ta ngày càng có những bước phát triển
mạnh mẽ và vững chắc.
1.1.1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài
Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một
lãnh thổ rất phức tạp, đối tượng đánh giá CQ chính là các hệ địa lý, các thành
phần trong địa tổng thể. Nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ
chế quan hệ tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên (khách thể) và hệ thống KT –
XH (chủ thể). Thực chất việc đánh giá CQ chính là đánh giá tổng hợp các thể
tổng hợp tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó: phát triển nông nghiệp, lâm
17
nghiệp, nông – lâm kết hợp, tái định cư… nhằm SDHLTN, BVMT và PTBV.
Đánh giá CQ nhằm SDHLTN, BVMT là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa
lý ứng dụng, nó có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động phát
triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra quyết định phù hợp với
từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Có thể khẳng định rằng, đánh giá CQ là bước
trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch SDHLTN, BVMT.
Cấu trúc của hệ thống phân loại CQ phản ánh tác động của các quy luật
địa đới và phi địa đới, tác nhân trong sự thành tạo và phân hóa CQ. Các đơn
vị CQ được xem như một phức hợp bao gồm các hợp phần tự nhiên vô cơ (đá
mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng) và hữu cơ (sinh vật) có mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi đơn vị CQ là một hệ thống vừa có sự thống
nhất vừa có sự phân hóa, đồng thời có tính khác biệt. Có những dạng CQ tuy
ngoại mạo giống nhau nhưng có nguồn gốc phát dinh khác nhau nên những
đặc điểm lý hóa khác nhau và được sử dụng với mcj đích khác nhau. Mỗi hệ
thống CQ đầy đủ các cấp được xây dựng trên luận thuyết khoa học đúng đắn
với các chỉ tiêu phân cấp hợp lý sẽ phản ánh một cách khách quan, xác thực
và chi tiết sự phân hóa CQ lãnh thổ.[13]
Thuận Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cho đến nay vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu nào về CQ và đánh giá CQ trên địa bàn.
Đây là địa bàn cư trú của 6 dân tộc anh em chung sống. Những năm gần đây
huyện đã có những tiến bộ vượt bậc cả về đời sống vật chất và tinh thần của
người dân, điều đó đã tạo tiền đề thuận lợi cho địa bàn tiến bộ vững chắc
trong tương lai.
Nhìn chung kinh tế chủ đạo của toàn huyện là SXNLN. Các tài nguyên
thiên nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn… của lãnh thổ là những điều
kiện thuận lợi để phát triển toàn diện các ngành kinh tế đặc biệt là phát triển
NLN. Bên cạnh đó, Thuận Châu vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn có điểm
xuất phát thấp về cả mặt kinh tế xã hội, là sự thiệt thòi về cơ sở vật chất kỹ
thuật của một huyện miền núi … khiến cho tiềm năng của huyện vẫn chưa
được khai thác đúng mức, khả năng tích luỹ nội tại từ nền kinh tế còn thấp
18
gây hạn chế tới việc đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu
dài và đồng bộ trên toàn khu vực và thiếu cơ sở khoa học.
Chính vì vậy, đề tài theo hướng tiếp cận nghiên cứu cơ sở địa lý cho phát
triển nông - lâm nghiệp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là theo hướng nghiên
cứu CQ chính là việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các thể tự nhiên cho mục
đích phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp.
Đây là hướng nghiên cứu cần thiết, trên cơ sở đó chúng ta có những kế hoạch để
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong những năm tiếp theo.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La.
Có nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân các tác giả cũng như các tổ
chức về Sơn La, đó là những công trình nghiên cứu tổng hợp cũng như có
những công trình nghiên cứu từng hợp phần tự nhiên riêng biệt.
Đó là những đề xuất hướng sử dụng đất bền vững ở Sơn La sau khi đã
tiến hành nghiên cứu các điều kiện, hiện trạng, tài nguyên đất và phân chia lãnh
thổ Sơn La thành 4 vùng và 11 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp trong nghiên cứu
“Đất Sơn La và vấn đề sử dụng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền”
của tác giả Lê Bá Đạt, năm 1995. Công trình “Báo cáo nghiên cứu tổng hợp tự
nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La” (Trung tâm Địa lý tài nguyên, năm 1990)
trong chương trình nghiên cứu tổng hợp 9 tỉnh miền núi phía Bắc. Dự thảo của
sở KHCN và MT Sơn La, tháng 8/1995 về “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển KT – XH tỉnh Sơn La”…
Những công trình đó đã mô tả, đánh giá những ĐKTN và TNTN của Sơn La,
làm cơ sở xây dựng quy hoạch, phát triển KT –XH của tỉnh, tiến hành chia Sơn
La thành 3 vùng KT-XH.
Hướng nghiên cứu sử dụng lãnh thổ trên cơ sở CQ học có bộ “Địa lý
địa phương” do Vũ Tự Lập chủ biên. Kết quả nghiên cứu thể hiện trong “Tập
bản đồ địa lý địa phương Việt Nam” giai đoạn nghiên cứu 1987 – 1989. Xây
19
dựng 5 bản đồ cho Sơn La với tỷ lệ 1: 1.000.000 (gồm: BĐCQ, bản đồ dân
cư, bản đồ kinh tế, bản đồ tiềm năng, bản đồ quy hoạch), có 52 trong 85 Cảnh
địa lý thuộc khu vực Tây Bắc. Trên bản đồ quy hoạch thể hiện vùng sản xuất
NLN, các trung tâm công nghiệp, đô thị. Tuy nhiên bản đồ quy hoạch được
thể hiện trên tỷ lệ nhỏ 1:1.000.000 nên chỉ đưa ra được, cơ sở tư liệu giai đoạn
1987 – 1989 đến nay không còn tính thời sự. Song có thể thấy được công
trình trên có giá trị lớn về mặt phương pháp luận nhằm giải quyết vấn đề
nghiên cứu định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên trên mô hình một tỉnh.
Năm 1995, đề án ứng dụng KHCN “Xây dựng bộ bản đồ TNTN –
KTXH và cơ sở dữ liệu bản đồ và số liệu điều tra cơ bản tỉnh Sơn La” của
trung tâm KHTN và CNQG đã hoàn thành với hệ thống bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000. Gồm: 15 vấn đề về ĐKTN và TNTN, 4 bản đồ về KT-XH, 3
bản đồ tổng hợp.
Năm 2005, luận án tiến sĩ của tác giả Lê Mỹ Phong với đề tài “Nghiên
cứu sử dụng hợp lý lãnh thổ Sơn La dưới các tác động của công trình thuỷ
điện”. Là cơ sở lý thuyết về CQ ứng dụng trên một lãnh thổ cụ thể, sử dụng
hệ thống tư liệu bản đồ của sở KH và CNMT Sơn La. Cập nhật thông tin về
hiện trạng sử dụng đất đến năm 1999, đã thành lập được seri bản đồ tỷ lệ 1:
250.000 gồm:
+ Bản đồ trắc lượng hình thái địa hình tỉnh Sơn La.
+Bản đồ CQ tỉnh Sơn La.
+Bản đồ đánh giá chức năng CQ tỉnh Sơn La.
+Bản đồ phân vùng chức năng CQ tỉnh Sơn La.
Tác giả đã chia Sơn La thành 115 loại CQ, phân thành 4 vùng chức năng.
Năm 2010, luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Anh Tuân về “Đánh giá
CQ phục vụ mục đích phát triển bền vững N-LN huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La”. Đây là đề tài nghiên cứu đánh giá CQ phục vụ mục đích cụ thể trên quy
mô cấp huyện, dựa vào đó học viên xác định phương hướng để xác lập cơ sở
địa lý phục vụ phát triển N-LN cho địa bàn mà học viên nghiên cứu.
20
Các công trình nghiên cứu về huyện Thuận Châu chưa nhiều, phần lớn
các nghiên cứu về Thuận Châu được lồng ghép trong các nghiên cứu và đề án
chung cho tỉnh Sơn La và khu Tây Bắc. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ phân
tích các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mà chưa đi sâu vào ý nghĩa
thực tiễn và chưa đặt huyện Thuận Châu trong các mối quan hệ mật thiết với
các tiểu vùng và vùng lân cận.
1.2. CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
1.2.1. Mối quan hệ giữa những điều kiện địa lý với cấu trúc CQ và
hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp
CQ là nơi diễn ra các hoạt động của con người, trong đó có hoạt
động SXNLN. Các điều kiện địa lý chính là những nhân tố hình thành nên
cấu trúc CQ và có tác động không nhỏ tới hoạt động SXNLN và giữa
chúng luôn có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau. Mối quan
hệ này thể hiện qua sự tương đồng giữa điều kiện địa lý với cấu trúc CQ và
hoạt động SXNLN. Đây chính là điều kiện cơ bản, là cơ sở để định hướng
quy hoạch sử dụng hợp lý cho phát triển NLN.
Bảng 1.1.. So sánh các điều kiện địa lý, cấu trúc CQ và hoạt động SXNLN
STT
1
2
3
4
5
6
7
Các điều
kiện địa lý
Địa chất
Địa hình – địa
mạo
Khí hậu
Thủy văn
Thổ nhưỡng
Sinh vật
Kinh tế xã hội
Cấu trúc CQ
Các yếu tố đầu vào cho
SXNLN
Cấu trúc địa chất, nham
thạch
Đá tạo đất
Các kiểu và dạng địa hình
Mặt bằng cho sản xuất
Các kiểu khí hậu
Chế độ thủy văn
Các nhóm, loại đất
Thảm thực vật
Sinh khí hậu cho NLN
Nguồn nước tưới
Dinh dưỡng đất
Giống cây trồng và vật nuôi
Sức lao động, trí thức khoa
học và cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật nông nghiệp
Hoạt động nhân sinh
Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy rằng:
Đối với cấu trúc CQ thì tác động của các điều kiện địa lý nhất là các
điều kiện địa lý tự nhiên lên cấu trúc CQ có sự tương đồng lớn, còn các yếu tố
21
KTXH (trong đó có con người) được thể hiện ở các hoạt động nhân sinh sẽ là
một phần của CQ có tác động đến CQ theo các mức độ khác nhau từ yếu đến
mạnh và ngược lại. CQ là sản phẩm của chính sức lao động của con người
trên lãnh thổ. Các điều kiện địa lý không những có vai trò quyết định thành
tạo CQ mà còn có vai trò chi phối các hoạt động SXNLN được thể hiện:
- Điều kiện địa hính: đây là nhân tố quan trọng cho phát triển nông –
lâm được đánh giá qua mức độ chia cắt địa hình, qua độ dốc.
- Diện tích đất canh tác là yếu tố quyết định đến quy mô của ngành
sản xuất nông – lâm nghiệp được đánh giá thông qua thực trạng và xu hướng
phát triển của dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực.
- Điều kiện khí hậu: là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất
lượng cây trồng, quyết định cơ cấu cây trồng trong phát triển nông – lâm nghiệp.
- Chất lượng đất: được đánh giá qua các chỉ tiêu về loại đất, tầng dày
đất, thành phần cơ giới.
- Khả năng cung cấp nước: đây là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng và cần được đánh giá đặc
biệt với một lãnh thổ miền núi.
- Truyền thống sản xuất, lao động ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động
nông lâm nghiệp, được đánh giá qua sự đầu tư vốn, kỹ thuật, công chăm sóc,
bảo vệ, định hướng phát triển.
Bên cạnh đó, còn người và những hoạt động sản xuất nông – lâm
nghiệp có tác động không nhỏ tới việc hình thành và phát triển của CQ hiện
đại, vừa thể hiện tác động ở mặt tích cực và cả tiêu cực đó là:
Tích cực: Làm thay đổi chế độ ẩm của các khu vực lãnh thổ khác nhau
nhờ điều tiết dòng chảy, giúp duy trì độ ẩm ổn định cho CQ; hình thành
CQ
nhân sinh góp phần điều khiển vật chất và năng lượng trong các hệ sinh thái
nông nghiệp, hệ sinh thái nông – lâm...; thay đổi bề mặt địa hình tạo nên các
quần thể kiến trúc,các CQ đô thị...
22
Nhưng tác động tiêu cực đó là: phá hủy cân bằng trọng lực của CQ qua
việc tạo ra những chất độc hại làm nhiễm bẩn nguồn nước, môi trường, phá
vỡ vòng tuần hoàn địa hóa; làm thay đổi vòng tuần hoàn ẩm và cán cân nước;
phá vỡ cân bằng sinh học và tuần hoàn sinh học của vật chất trong CQ; sự
biến đổi cán cân nhiệt của CQ; sự tiêu cực của các tác động công nghệ đối với
CQ,phá vỡ quy luật cấu trúc động lực của CQ.
1.2.2. Cơ sở địa lý học cho phát triển nông - lâm nghiệp
Hiện nay, xu hướng NCCQ trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào kết
quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu. Các nhà CQ học tiếp tục đi sâu vào
hướng tiếp cận khoa học tổng hợp - NCCQ vùng. Quan trọng hơn là ứng dụng
kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát
triển sản xuất, KT – XH và bảo vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm PTBV.
Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật hiện đại và những
ngành liên quan ( như hóa học, vật lý học, sinh thái học...), NCCQ đã đi sâu
vào hướng nghiên cứu bản chất của sự việc, xu thế phát triển, mối quan hệ
nhiều chiều giữa các thành phần tự nhiên, đặc biệt là xu thế phát triển của CQ
hiện đại dưới tác động kĩ thuật của con người.
Hướng nghiên cứu CQ là hướng nghiên cứu tổng hợp, hệ thống và toàn
diện nhất về đặc điểm cũng như sự phân hóa và các mối liên hệ giữa các hợp
phần tự nhiên và nhân văn , giữa các địa tổng thể trong quy hoạch và tổ chức
sản xuất nông - lâm nghiệp.Trong địa lý, CQ là một thể tổng hợp tự nhiên
phức tạp với các cấp phân vị khác nhau còn đánh giá CQ thực chất là đánh giá
tổng hợp các thể tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên cho mục đích cụ thể nào
đó (nông nghiệp, thủy sản, du lịch...) giúp các nhà quy hoạch đưa ra những
quan điểm phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
Vì thế việc nghiên cứu CQ cho phát triển NLN cũng được coi là cơ sở
địa lý cho phát triển NLN. Hướng tiếp cận nghiên cứu CQ để xác lập cơ sở
địa lý cho phát triển NLN được xác định như sau:
- CQ là nơi cung cấp tài nguyên, là nơi diễn ra các hoạt động SXNLN
và là không gian sinh sống của con người. Vì vậy khi phân tích nhân tố thành
23
tạo CQ, cần phân tích cả về đặc điểm tự nhiên cũng như vai trò của nó trong
hoạt động SXNLN với tư cách là tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động của
con người trên lãnh thổ.
- Nghiên cứu phân hóa CQ với việc lập BĐCQ và phân vùng CQ
nhằm xác định chức năng của các tiểu vùng trong phát triển NLN.
- Phân nhóm CQ theo khả năng sử dụng cho NLN để từ đó đánh giá
CQ theo hướng tiếp cận KTST – một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lý ứng
dụng có vị trí và vai trò rất quan trọng trong định hướng quy hoạch phát triển
các loại cây trồng trên từng lãnh thổ cụ thể.
- Đề xuất định hướng cho quy hoạch bố trí các loại cây trồng hoặc
nhóm cây trồng chính theo lãnh thổ và áp dụng mô hình kinh tế sinh thái ở
các tiểu vùng CQ cho phát triển NLN.
1.2.3. Thực trạng khai thác và sử dụng CQ cho nông - lâm nghiệp
Việc khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng quản lý, sử dụng và bảo vệ
CQ cho NLN là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để định hướng sử dụng hợp lý
lãnh thổ cho phát triển NLN. Thực tiễn phân bố các tập đoàn cây trồng, vật
nuôi của người dân là một quá trình chọn lọc lâu dài theo kinh nghiệm. Vì
vậy, khi phân tích thực trạng khai thác, sử dụng CQ cho NLN cần tập trung
vào những vấn đề sử dụng tài nguyên khí hậu, đất, nước, dân số - lao động,
các hoạt động phân bố sản xuất để bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ
trong NLN, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau.
Kết quả so sánh thực tiễn khai thác và sử dụng CQ với tiềm năng vốn
có của nó (đã được xác định qua đánh giá, phân hạng thích nghi sinh thái CQ
cho các loại hình SXLNN) nhằm rút ra các vấn đề còn bất hợp lý cần giải
quyết trong định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng CQ là
một trong những cơ sở quan trọng để đề xuất định hướng tổ chức không gian,
đồng thời còn là cơ sở để đưa ra các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất, phát
24
triển các mô hình KTST ở các tiểu vùng CQ, bảo vệ MT và đề xuất những
kiến nghị phù hợp với thực tiễn.
1.2.4. Định hướng sử dụng CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp
Để định hướng sử dụng CQ cho phát triển NLN một cách hợp lý, trước
hết phải lựa chọn các đặc điểm đặc trưng tự nhiên, các điều kiện môi trường
sinh thái phù hợp của lãnh thổ phục vụ cho mục đích SXLN. Đây là cơ sở
quan trọng nhất trên cơ sở nắm bắt và hiểu biết các quy luật phân hóa của tự
nhiên theo không gian và thời gian, cũng như các tạc động chủ quan và khách
quan của con người sẽ giúp các nhà quản lý có thể hoạch định những chiến
lược lâu dài và đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng hợp lý TNTN, phân
bố hợp lý SXNLN trên lãnh thổ.
Bên cạnh đó, cần chú trọng đến yếu tố con người và đặc điểm chung
của các điều kiện KTXH và nhân văn. Vì con người chính là nguồn động lực
quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội, điều tiết sự tác động của
tự nhiên lên các hoạt động SXNLN. Vì vậy, định hướng sử dụng hợp lý lãnh
thổ cho phát triển NLN là kết quả của việc áp dụng phương pháp tiếp cận
tổng hợp, xem xét để bố trí các hoạt động của SXNLN ở lãnh thổ nghiên cứu
theo các đơn vị CQ. Công tác này không chỉ dựa vào kết quả đánh giá CQ
theo hướng tiếp cận KTST mà còn cẩn trọng xem xét, đối chứng với hiện
trạng phân bố và phát triển NLN để tránh chuyển đổi mục đích sử dụng đất
NLN một cách tràn lan, không phù hợp với quy hoạch phát tiển NLN theo
ngành và theo địa phương.
Chính vì vậy, việc định hướng sử dụng CQ cho phát triển nông - lâm
nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu được tiếp cận theo hướng quy hoạch từ trên
xuống (phân nhóm CQ cho các loại hình sử dụng đất chính trong nông - lâm
nghiệp) và từ dưới lên (gộp nhóm các đơn vị CQ có cùng chức năng để đề
xuất biện pháp sử dụng) theo mối quan hệ liên vùng. Mỗi đơn vị CQ có thể
thích hợp với nhiều loại hình SXNLN thì việc lựa chọn bố trí loại hình nào
phải dựa trên sự xem xét đầy đủ các yếu tố như:
- Phù hợp về mức độ thích nghi sinh thái.
- Đảm bảo nhu cầu xã hội.
- Có hiệu quả kinh tế cáo nhưng không làm tổn hại đến môi trường
- Phù hợp với trình đô của người lao động, khả năng tiếp thu khoa
học công nghệ, tập quán sản xuất của địa phương...
25