Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty VINAPCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.18 KB, 59 trang )

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Những vấn đề cơ bản về vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.1.1. Khái niệm vốn lưu động của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó cần phải
có một lượng vốn nhất định để giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Vì
vậy vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập nên một doanh nghiệp, vốn còn là
yếu tố hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước để thoả
mãn các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà
quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh khác nhau. Vốn kinh doanh còn là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Căn
cứ vào công dụng kinh tế thì vốn kinh doanh của một doanh nghiệp gồm: Vốn cố
định, vốn lưu động, vốn đầu tư tài chính. Trong đó VLĐ của doanh nghiệp là số
tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn
ra thường xuyên, liên tục.
VKD của doanh nghiệp, ngoài cácTSCĐ, cần có TSLĐ. Nói cách khác,
DN muốn tiến hành SXKD, ngoài các tư liệu lao động, cần phải có các đối tượng
lao động. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, đối tượng lao động
của doanh nghiệp được biểu hiện cụ thể dưới hình thái TSLĐ của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp TSLĐ được chia thành 2 loại: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu
thông
_ TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ
tùng thay thế … dự trữ sản xuất, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất và
những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
_ TSLĐ lưu thông bao gồm: các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các
lạo vốn bằng tiền, khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển,


chi phí trả trước,…

1


Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để hình thành các TSLĐ đòi hỏi phải
có một lượng vốn ban đầu nhất định. Vì thế, có thể nói VLĐ của doanh nghiệp là
số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm các loại tài sản lưu động của doanh
nghiệp.
Khác với TSCĐ, TSLĐ có đặc điểm là luôn luôn thay đổi hình thái biểu
hiện để tạo ra sản phẩm, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá
thành của sản phẩm. VLĐ của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các chu
kỳ kinh doanh, được thể hiện qua ba giai đoạn: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu
thông.
Sơ đồ tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động:
T – H – SX – H’ – T’
- Giai đoạn 1(T – H): Doanh nghiệp dùng tiền mua hàng hoá, nguyên vật
liệu,… Khi đó VLĐ chuyển tù hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá.
- Giai đoạn 2(H – SX – H’): Hàng hoá được qua các bước sản xuất, Trong
giai đoạn này, vốn chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm,
- Giai đoạn 3(H’ – T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu
tiền về. Giai đoạn này, vốn được chuyển từ hình thái thành phẩm sang hình thái
tiền tệ.
Do quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục cho nên quá
trình vận động tuần hoàn của vốn cũng diễn ra một cách thường xuyên liên tục,
lặp đi lặp lại. Sự chu chuyển diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường
xuyên có sự tồn tại của các bộ phận vốn lưu động khác nhau trên các giai đoạn
khác nhau của quá trình tái sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh, VLĐ chuyển hết giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ khi

doanh nghiệp thực hiện xong một chu kỳ kinh doanh. Như vậy VLĐ hoàn thành
một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Vậy ta có thể thấy: VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng trước để hình
thành nên TSLĐ của doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và trong
quá trình chu chuyển giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ khi kết thúc quá
2


trình tiêu thụ sản phẩm. Khi đó ta nói VLĐ đã hoàn thành một vòng tuần hoàn
sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động
* Phân loại theo vai trò của VLĐ:
Vốn lưu động được chia thành 3 loại:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất kinh doanh: đây là bộ phận vốn lưu động
cần thiết nhằm thiết lập nên các khoản dự trữ về vật tư hàng hoá đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành một cách thường xuyên,
liên tục, bao gồm: Vốn nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói,
các công cụ dụng cụ nhỏ.
- VLĐ trong khâu sản xuất bao gồm: vốn sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm và vốn về chi phí chờ kết chuyển.
- VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn.
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản
xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn, bố trí cơ cấu vốn hợp lý cho từng khoản mục,
từng khâu kinh doanh. Hơn nữa còn là cơ sở xác định trọng điểm quản lý cho
từng khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xác
định nhu cầu VLĐ theo phương pháp trực tiếp.
* Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Vốn lưu động chia thành 2 loại:

- Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bằng hiện vật như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay
thế, công cụ dụng cụ, sản phẩm đang chế, thành phẩm, …
- Vốn bằng tiền: là các khoản vốn lưu động biểu hiện bằng tiền như tiền
mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền đang chuyển, các khoản phải thu,

Việc phân loại VLĐ theo cách này giúp cho việc chỉ ra tính chất đặc thù
của từng khoản vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đành giá khả năng thanh
toán và rủi ro tái chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Từ đó xây
3


các biện pháp quản lý, phát huy chức năng của từng thành phần vốn, điều chỉnh
kết cấu VLĐ hợp lý có hiệu quả.
1.1.3. Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh
nghiệp.
* Kết cấu vốn lưu động:
Kết cấu VLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành
phần VLĐ trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu VLĐ của mình theo các
tiêu thức khác nhau. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có kết cấu VLĐ là khác
nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau
sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về VLĐ của bản
thân doanh nghiệp. Tù đó có các biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ hiệu quả hơn
phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác với việc thay đổi kết
cấu VLĐ trong từng kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hay
những hạn chế về mặt chất lượng công tác quản lý VLĐ của từng doanh nghiệp.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp có nhiều loại,
có thể chia thành 3 nhóm nhân tố chính:

- Nhóm nhân tố về mặt mua sắm, dự trữ vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
+ Khoảng cách từ đơn vị cung ứng vật tư đến doanh nghiệp, từ doanh
nghiệp đến đơn vị mua hàng. Khoảng cách này càng xa thì việc dự trữ vật tư,
thành phẩm càng lớn.
+ Điều kiện và phương tiện giao thông vận tải cũng có ảnh hưởng đến vật
tư và thành phẩm dự trữ. Điều kiện và phương tiện giao thông thuận lợi thì dự trữ
ít và ngược lại.
+ Khả năng cung cấp thị trường: cần dự trữ nhiều những loại vật tư khan
hiếm và dự trữ ít loại vật tư thông thường.
+ Hợp đồng cung cấp hoặc hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm: Tuỳ thuộc vào
thời hạn cung cấp và giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu việc cung cấp
thường xuyên thì việc dự trữ ít hơn.
- Nhóm nhân tố về mặt sản xuất:
4


+ Chu kỳ sản phẩm ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dở dang.
Nếu chu kỳ sản phẩm càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở dang càng
nhiều và ngược lại.
+ Đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp: Nếu sản phẩm càng
phức tạp thì lượng vốn ứng ra càng cao.
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ trọng
VLĐ bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất
đồng bộ, phối hợp các khâu một cách hợp lý sẽ giảm bớt được một lượng dự trữ
vật tư sản phẩm dở dang.
- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán:
+ Phương thúc thanh toán hợp lý, thủ tục thanh toán được giải quyết nhanh
kịp thời thì sẽ làm giảm tỷ trọng vốn phải thu
+ Tình hình quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp và việc chấp hành kỷ
luật thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phả thu. Nếu vốn phải thu

lớn thì khả năng tái xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ
của doanh nghiệp kém.
Ngoài các nhóm nhân tố ảnh hưởng kể trên, kết cấu VLĐ còn chịu ảnh
hưởng bởi tính chất thời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh
nghiệp, và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp….
1.1.4. Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp
VLĐ trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ
thuộc vào từng tiêu thức phân loại.
* Căn cứ vào hình thức sở hữu: VLĐ được hình thành từ hai nguồn: nguồn
vốn chủ sở hữu và vốn vay
*

Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sủ dụng vốn: VLĐ được hình

thành từ hai nguồn:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn có tính chất ổn định nhằm
hình thành nên tài sản lưu động cần thiết, gồm vốn chủ sở hữu và khoản vay dài
hạn
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn có tính chất ngắn hạn, để đáp ứng
nhu cầu có tính chất tạm thơi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của
5


doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng,
các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngăn hạn khác.
* Căn cứ vào nguồn hình thành: VLĐ được hình thành từ các nguồn:
- Nguồn vốn điều lệ: là số VLĐ được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban
đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi

nhuận hoặc quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết: được hình thành từ vốn góp liên doanh
của các bên tham gia liên doanh, có thể bằng tiền hoặc vật tư, hàng hoá.
- Nguồn vốn đi vay: vay từ tổ chức tín dụng, ngân hàng hay phát hành trái
phiếu để huy động vốn.
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động.
VLĐ được hình thành từ 2 nguồn:
- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động từ bản thân doanh
nghiệp. Được hình thành tù lợi nhuận để lại, tiền khấu hao tài sản cố định, quỹ
đầu tư phát triển, quỹ dự trữ dự phòng, thu từ nhượng bán thanh lý…
- Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ
bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng VLĐ
trong doanh nghiệp.
1.2.1. Hiệu quả sử dụng VLĐ
Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt
được mục tiêu này các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề huy động và
sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả sử đụng vốn thể hiện ở lợi nhuận thu
được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh.
Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là tổng hoà các quan hệ đảm
bảo và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sao cho với chi phí bỏ ra thấp
nhất nhưng mang lại lợi nhuận cao nhất.

6


Có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp
những biện pháp quản lý hợp lý về kỹ thuật, về tổ chức sản xuất cũng như quản
lý toàn bộ các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Quan niệm về tính hiệu quả sử dụng VLĐ được hiểu trên hai khía cạnh:

Một là: Với số vốn hiện có, có thể sản xuất một lượng sản phẩm có chất
lượng tốt, giá thành hạ để tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai là: Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý để tăng doanh thu, đảm bảo tốc
độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng vốn
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp là nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách không chỉ huy
động một lưọng vốn mới mà còn phải đảm bảo làm sao cho tổ chức sủ dụng VLĐ
hiện có một cách tiết kiệm, hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Đây là một thách thức
đối với tất cả các doanh nghiệp. Không chỉ nâng cao hiệu quả VLĐ mà cần phải
nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại DN
Viêc tổ chức, đảm bảo sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp một cách
hiệu quả nhất là việc đặc biệt quan trong đối với mỗi doanh nghiệp. Việc nâng
cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa to lớn, giúp doanh nghiệp đạt được mục
đích kinh doanh của mình.
Để thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh
nghiệp, ta cần xuất phát từ những đặc điểm sau:
- Xuất phát từ tầm quan trọng của VLĐ đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. VLĐ là yếu tố không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ có tầm quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của doanh
nghiệp.
- Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận là
nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng sản xuất. LN còn là chỉ tiêu chất lượng dùng
để đánh giá hiệu quả của tất cả các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đặc biết trong nền kinh tế hiện nay thì yếu tố lợi nhuận là nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, một câu hỏi đặt ra là hoạt
7



động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận hay không và tạo ra một
lượng là bao nhiêu?
Do đó, doanh nghiệp luôn phải đặt ra cho mình câu hỏi làm sao để tổ chức
sử dụng vốn được hiệu quả, quản lý đồng vốn sao cho một đồng vốn bỏ ra có thể
sinh lời nhưng vẫn đảm bảo đầu tư phát triển mở rộng được quy mô sản xuất kinh
doanh. Nếu quản lý vốn và sử dụng vốn không tôt thì vốn không được bảo toàn,
không thể sinh lời thì doanh nghiệp sẽ hoạt đông theo chiều hướng đi xuống và
nguy cơ phá sản luôn cận kề. Do vậy, lợi nhuận được coi là một đòn bẩy kinh tế
quan trọng cho tất cả các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Để đạt được
nhũng mục tiêu về lợi nhuận và mục tiêu về sử dụng vốn, các doanh nghiệp luôn
tìm tòi nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng cường công tác tổ chức và quản lý
kinh doanh, trong đó, quan trọng là việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn trong
doanh nghiệp, đặc biệt là vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng VLĐ là nhân tố phản ánh những biện pháp về tổ chức
sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển
sản xuất.
Hiệu quả sử dụng VLĐ được nâng cao có tác dụng:
- Nếu doanh nghiệp biết tận dụng tối đa công suất, năng lực máy móc thiết
bị thì hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ có xu hướng tăng nhanh, từ đó lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng thay đổi, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
- Khi vốn được luân chuyển liên tục và đều đặn giúp tăng vòng quay của
vốn, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng không những tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng
trực tiếp đến nền kinh tế thị trường. Sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp
kéo dài thời gian sử dụng của tài sản, tạo ra nhiều lợi nhuận và hiệu quả kinh
doanh tốt hơn, không phải đầu tư trang thiết bị mới giúp tiết kiệm một khoản vốn
để mở rộng kinh doanh. Mặt khác, việc sử dụng VLĐ một cách có hiệu quả sẽ
giúp đảm bảo tính an toàn về tài sản, bảo toàn được nguồn vốn của doanh nghiệp,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó doanh

nghiệp có thể được đảm bảo về mặt tài chính, đảm bảo được việc huy động các
8


nguồn tài trợ và đảm bảo được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, hạn chế và
khắc phục được những roi ro trong kinh doanh.
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ.
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân
chuyển VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử
dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển
(số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).
- Số lần luân chuyển VLĐ: chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ nhất định
VLĐ quay được bao nhiêu vòng.
Công thức xác định:
M
L

=

VLĐ

Trong đó :
L là số lần luân chuyển vủa VLĐ
M là tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ (DTT trong kỳ)
VLĐ là vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn,
chứng tỏ VLĐ được sử dụng có hiệu quả vì hàng hoá tiêu thụ nhanh, vật tư tồn
kho thấp, ít có các khoản phải thu,…và ngược lại.

- Kỳ luân chuyển vốn: Phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ.
Công thức xác định:
N
K =

L

Trong đó: K là kỳ luân chuyển VLĐ
N là số ngày trong kỳ (tính cho một năm thì N=360ngày)
9


L là số vòng quay VLĐ trong kỳ.
Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ VLĐ bị ứ
đọng, bị chiếm dụng từ đó khả năng sinh lời của VLĐ thấp.
1.3.2. Mức tiết kiệm VLĐ của doanh nghiệp.
Mức tiết kiệm VLĐ là do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Doanh nghiệp có
thể tiết kiệm được một số vốn để tăng thêm quy mô kinh doanh mà không cần
tăng thêm vốn. Tốc độ tăng của vốn không lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Công thức xác định:

VTK =

M1
× ( K1 − K 0 )
360

Trong đó: VTK VLĐ tiết kiệm tương đối
M 1 tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch


K0, K1 kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch.
1.3.3. Hàm lượng vốn lưu động.
Căn cứ vào hệ số này, người quản lý doanh nghiệp biết được để có được
một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này
càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
Hàm lượng
vốn lưu động

VLĐ

=

DTT trong kỳ

1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế ( hoặc LNST). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng
vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động

LN trước thuế (hoặc LNST)
=

VLĐ bình quân trong kỳ

10


1.3.5. Một số chỉ tiêu khác:

Ngoài các chỉ tiêu nêu trên, khi đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong
doanh nghiệp người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng tồn kho bình quân luận
chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng
tồn kho

Tổng giá vốn hàng bán

=

Hàng tồn kho bình quân

Hệ số này cao đã chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt.
ngược lại, hệ số này thấp có nghĩa là doanh nghiệp bị ứ đọng vốn trong vật tư,
hàng hoá vì dự trữ quá mức hoạc là tiêu thụ sản phẩm chậm.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày chung bình của
một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày 1 vòng
quay hàng tồn kho

Số ngày trong kỳ

=

Số vòng quay hàng tồn kho

- Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Vòng quay các

khoản phải thu

Doanh thu thuần

=
Nợ phải thu bình quân

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn
của doanh nghiệp không bị chiếm dụng. Nếu vòng quay nhỏ thì ngược lại dẫn
đến doanh nghiệp bị thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản
phải thu.
Kỳ thu tiền
trung bình

Số ngày trong kỳ

=

Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thanh
toán, khả năng thu hồi vốn chậm và ngược lại.
11


- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là thước đo về khả năng trả nợ trong
một thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư hàng hoá và được xác định
theo công thức:
Hệ số thanh

toán nhanh

Tài sản ngắn hạn - Vốn vật tư hàng hoá

=

Tổng nợ ngắn hạn

Khi hệ số này nhỏ hơn 1 thì công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ,
nếu hệ số quá lớn phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều giảm hiệu quả sử dụng vốn.
1.4. Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tỏ chức sử dụng VLĐ
trong doanh nghiệp.
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức, sử dụng VLĐ trong
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đều muốn tổ chức, quản lý, sử dụng VLĐ tốt và có hiệu
quả. Chính vì vậy doanh nghiệp không thể không quan tâm đến các nhân tố tác
động đên việc tổ chức, quản lý, sử dụng vốn. Có như vậy, doanh nghiệp mới có
thể phát huy được các nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực.
- Nhóm nhân tố khách quan:
+ Lạm phát: do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng
tiền bị giảm sút làm vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm dần theo tốc độ
trượt giá của tiền tệ.
+ Rủi ro: Trên thị trường có nhiều thành phần kinh tế khác nhau góp phần
tạo nên nền kinh tế quốc dân, khi doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh
trên thị trường thì không thể tránh khỏi sự cạn tranh gắt gao, để có thể tồn tại và
phát triển thì doanh nghiệp con gặp nhiều rui ro như thị trường tiêu thụ không ổn
định, biến động cung cầu và giá cả của thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn
gặp rủi ro về thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, …
+ Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: khi nhà nước có sự thay đổi chính
sách về hệ thống pháp luật, thuế, … gây ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng vốn lưu
động.
12


- Nhóm nhân tố chủ quan:
Các nhận tố chủ quan này xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp, các
nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động là yếu tố ảnh
hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động là rất quan trong đối với một doanh
nghiệp. Nếu công tác xác đinh nhu cầu vốn lưu động chưa chính xác sẽ dẫn đến
tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không tốt
đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Lựa chọn phương án đầu tư: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu là một phương án có tính khả thi, sản
phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, giá cả hợp lý, đảm bảo về chất
lượng thì doanh nghiệp thực hiện nhanh, góp phần làm tăng vòng quay vốn lưu
động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu ngược lại, vốn lưu động sẽ bị ứ
đọng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.
+ Trình độ quản lý: đây là nhân tố có thể được coi là cũng khá quan trọng,
vì vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các
giai đoạn luân chuyển tù mua sắm vật tư dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm,
nên nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém, lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc
thất thoát vốn lưu động ở các giai đoạn làm thâm hụt vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả
sử dụng vốn lưu động.
Ngoài các nhân tố trên, còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả tổ
chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm

hiểu đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Từ đó, có các giả pháp để
nâng cao công tác tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động.
1.4.2. Phương hướng và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Phương hướng chung của công tác nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
vốn lưu động trong doanh nghiệp đó là sử dụng tiết kiệm vốn một cách hợp lý,
13


xác điịnh đúng đắn nhu cầu vốn lưu động, nâng cao tiêu thụ tăng doanh thu,…
cùng với những phương hướng trên thì có một số biện pháp chủ yếu để nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là:
1.4.2.1. Xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết.
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cần xác định đúng nhu cầu
vốn lưu động thường xuyên cần thiết để từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt
động vốn một cách hợp lý có hiệu quả, tránh tình trạng thiếu vốn, gây gián đoạn
cho sản xuất có thể dẫn tới phải vay vốn ở bên ngoài với lãi suất cao. Nếu dự tính
thừa nhu cầu vốn cần thiết, cần có biện pháp xử lý linh hoạt cho vay hoặc đầu tư
mở rộng,… không để vốn ứ động gây lãng phí vốn và hiệu suất sử dụng vốn
không cao.
Doanh nghiệp cần khai thác triệt để nguồn vốn bên trong của chính doanh
nghiệp đồng thời lựa chọn các nguồn vốn bên ngoài cho hợp lý, tìm mọi biện
pháp để chi phí sử dụng vốn ở mức thấp nhất.
Có hai phương pháp xác định chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương
pháp gián tiếp.
a/ Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần
thiết
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động doanh
nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên theo phương pháp này

có thể thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cấp cho khách
hàng
- Xác đinh các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở tính toán các nhu cầu trên có thể xác định nhu cầu VLĐ thường
xuyên cần thiết cho năm tới của doanh nghiệp. Đây là phương pháp tương đối
14


phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên còn có một số
hạn chế trong việc tính toán, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian.
b/ Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần
thiết của doanh nghiệp.
Phương pháp này thường dựa vào thống kê kinh nghiêm để xác định nhu
cầu vốn. Dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong
ngành, dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của
doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp trong các kỳ tiếp theo.
Xác định theo phương pháp này thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động
trong năm báo cáo và loại trừ các số liệu không hợp lý.
- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.
1.4.2.2. Quản trị tốt vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền được hiểu là tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán
của doanh nghiệp ở ngân hàng, các laọi giấy tờ có giá, là bộ phận cấu thành tài
sản ngắn hạn của doanh nghiệp, trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Tiền mặt là tài sản không sinh lời, chỉ sinh lời khi được sử dụng

vào mục đích nhất đinh. Tiền mặt có khả năng thanh khoản cao nên dễ bị thất
thoát. Do đó quản lý vốn bằng tiền là mục tiêu rất quan trọng.
Việc xác định mức tồn quỹ hợp lý, quản lý chặt chẽ các luồng xuất, nhập
ngân quỹ giúp đảm bảo cho việc thanh toán, chi trả những khoản chi phí phát
sinh trong ngày của doanh nghiệp. Nếu dự trữ tiền mặt quá nhiều gây ra tình
trang ứ đọng vốn, tuy nhiên giữ tiền mặt trong kinh doanh là cần thiết vì: tiền
đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày, chi tra cho ngân hàng cung cấp dịch vụ
cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không
lường trước được của dòng tiền ra, vào doanh nghiệp, hưởng lợi thế trong mua
bán hàng hoá. Do vậy doanh nghiệp cần dự trữ tiền mặt ở mức tối ưu, sẽ làm cho
các hệ số phản ánh khă năng thanh toán của doanh nghiệp gần với hệ số tiêu
chuẩn của ngành, nhờ đó mà doanh nghiệp giữ được uy tín với các nhà cung cấp
và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tao khả năng
15


thu được lợi nhuận cao. Nhìn vào các hệ số khả năng thanh toán của doanh
nghiệp các nhà cung cấp có thể đồng ý cho doanh nghiệp thanh toán chịu với thời
gian lâu hơn, các ngân hàng có thể cho vay dễ dàng hơn.
Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý doanh nghiệp có thể có nhiều cách
khác nhau như dựa vào kinh nghiệm thực tế, hoặc là sử dụng phương pháp tổng
chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trữ vốn tiền
mặt, sử dụng các mô hình quản lý khác nhau,…
Muốn mức tồn quỹ tiền mặt được coi là tối ưu, điều đầu tiên là doanh
nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền, xác định được mức
thiếu hụt hay dư thừa vốn bằng tiền để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp
với tình hình công ty, chủ động lập kế hoạch cân đối vốn bằng tiền, kế hoạch thu
chi cho từng tháng, quý, năm trong tương lai để đảm bảo cho khả năng thanh toán
của doanh nghiệp nâng cao được khả năng sinh lời của vốn. Doanh nghiệp
thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn tránh tình

trạng nợ quá hạn. Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát vốn bằng tiền có hiệu
quả, hệ thống này hoạt động tốt sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được lượng vốn
bằng tiền ở mức hợp lý, tăng tốc độ thu hồi tiền, giảm tốc độ chi tiêu.
1.4.2.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữ.
- Quản lý vốn tồn kho dự trữ là công việc rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các doanh nghiệp kinh doanh
thương mại. Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra
thường xuyên liên tục và ổn định thì bắt buộc cần phải có một lượng vốn tồn kho
nhất định. Vốn tồn kho dự trữ của doanh nghiệp thường tồn tại dưới 3 loại: tồn
kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và tồn kho thành
phẩm mỗi loại tồn kho có vai trò khác nhau.
- Nếu việc dự trữ vốn tồn kho quá nhiều sẽ làm gia tăng chi phí lưu kho,
bảo quản, gia tăng việc ứ đọng vốn, nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản
xuất kinh doanh bị gián đoạn. Vì vậy, công ty luôn phải giữ mức dự trữ tồn kho
hợp lý, muốn làm được điều này thì công ty cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ
phận, quản lý tốt chính sách tín dụng thương mại với khách hàng giảm lượng
16


hàng tồn kho, đẩy mạnh vòng quay hàng tồn kho, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng VLĐ.
- Trong quá trình lưu kho hàng hoá thì ở các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh dịch vụ nào cũng không thể tránh khỏi tình trạng mức hao hụt hàng hoá
trong kho thực tế giảm nhiều so với sổ sách. Đối với công ty xăng dầu hàng
không việt nam cũng vậy không thể tránh khỏi tình trạng này. Vì vậy công việc
trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho khi giá trị thực tế bị sụt giảm so với giá
trị sổ sách là một công việc rất quan trọng trong công tác quản lý vốn hàng tồn
kho nhằm để bảo toàn vốn kinh doanh cho công ty.
1.4.2.4. Quản lý tốt công tác thanh toán và công nợ
Việc quản lý tốt công tác thanh toán và công nợ là một vấn đề rất quan

trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến việc
sử dụng và bảo toàn VLĐ.
- Đối với các khoản phải thu: Công ty phải xây dựng chính sách tín dụng
thương mại hợp lý với khách hàng, hạn chế mức độ vốn của doanh nghiệp bị
chiếm dụng, cần xác định mức vốn bị chiếm dụng ở mức hợp lý. Công ty cần
phải xác định từng đối tượng khách hàng, thực hiện phân chia các loại nợ để từ
đó có biện pháp thu hồi nợ nhanh. Ngoài ra công ty cần chủ động trong công tác
phòng ngừa rủi ro bằng cách lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi.
- Đối với các khoản phải trả: Công ty thanh toán các khoản phải trả khi đến
hạn nhằm nâng cao uy tín với khách hàng, thường xuyên chú ý tới khả năng
thanh toán của công ty để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn,
lụa chọn các hình thức thanh toán phù hợp an toàn và hiệu quả nhất nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
1.4.2.5. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ và làm gia tăng lợi
nhuận cho công ty. Muốn quá trình tiêu thụ sản phẩm được diễn ra tốt thì công ty
cần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có chính sách tín dụng
thương mại phù hợp cho từng đối tượng khách hàng nhằm tăng khối lượng tiêu
thụ sản phẩm, tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận.
1.4.2.6. Tăng cường phát huy chức năng giám đốc tài chính
17


Tình hình tài chính của một công ty tốt hay xấu thể hiện trình độ quản lý
của giám đốc tài chính. Do vậy, để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì đòi
hỏi phải có một giám đốc tài chính biết quản lý và sử dụng vốn nói chung cũng
như sử dụng VLĐ nói riêng có hiệu quả. Chính vì vậy trong một doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh luôn luôn phải phát huy chức năng giám đốc tài chính.
1.4.2.7. Nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý
cần nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ tài chính sao cho có khả

năng phân tích hạy bén sự biến động của thị trường từ đó có quyết định đúng đắn.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau nên
có những biện pháp, phương hướng phát triển khác nhau. Trên đây là một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, với mỗi
doanh nghiệp khác nhau thì nên áp dụng các biện pháp phù hợp với từng doanh
nghiệp để có những kết quả thiết thực.

18


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình SXKD của Công ty Xăng Dầu Hàng Không Việt
Nam.
2.1.1. Khái quát về Công ty
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên doanh nghiệp: Công Ty Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam
Tên giao dịch: VINAPCO
Địa chỉ: 202 Nguyễn sơn – Long Biên – Hà Nội
Trụ sở chính: Sân bay Gia Lâm
Công ty Xăng Dầu Hàng Không là một đơn vị kinh doanh hạch toán kinh
tế độc lập, được thành lập theo quyết định số 847/QĐ – TCCBLĐ ngày 9/6/1994,
tiền thân là 3 xí nghiệp Xăng Dầu thuộc ba sân bay Quốc tế của ba miền Bắc,
Trung, Nam.
Hiện nay, Công Ty trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.
Ngoài chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty còn có nhiệm vụ quan
trọng mà Tổng Công Ty Hàng Không giao cho là thực hiện cung ứng nhiên liệu
Jet A-1 và cung cấp dịch vụ tra nạp tại các hãng Hàng Không Nội địa và Quốc tế.
Từ khi thành lập, Công Ty chỉ có 3 xí nghiệp với cơ sở vật chất hạ tầng kĩ

thuật và công nghệ hạn hẹp, phương tiện vận tải và tra nạp do Liên Xô viện trợ,
vừa thiếu vừa lạc hậu. Hệ thống bồn bể tại các sân bay vừa cũ, vừa không đồng
bộ, năng lực lưu giữ, bảo quản, hoá nghiệm nhiên liệu còn hạn chế, lực lượng lao
động trong toàn Công ty chưa đến 400 người, nhiệm vụ chính là cung ứng nhiên
liệu bay tại 3 sân bay là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng với sản lượng cung
ứng mỗi năm chỉ đạt gần 50 nghìn tấn.
Năm 1994 thành lập ra Xí nghiệp Dịch vụ vận tải vật tư kỹ thuật Xăng Dầu
Hàng Không chuyên thực hiện nhiệm vụ vận chuyển Xăng Dầu từ các kho cảng
về kho Sân bay.

19


Đầu năm 1996 thành lập ra chi nhánh kinh doanh bán lẻ Xăng Dầu Hàng
Không Miền Bắc chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh bán buôn, bán lẻ Xăng dầu ở
khu vực phía Bắc, và cuối năm 1996 thành lập ra chi nhánh kinh doanh bán lẻ
Xăng Dầu Hàng Không Miền Nam chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh bán buôn,
bán lẻ Xăng dầu ở khu vực phía Nam
Đến nay, Công ty đã phát triển thành một tập thể lớn mạnh với gần 1300
cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ quan công ty và 6 Xí nghiệp thành viên,
đảm nhận cung ứng nhiên liệu hàng không cho trên 56 hãng hàng không quốc tế
và 4 hãng hàng không nội địa tại 12 sân bay trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với sản
lượng cung ứng hàng năm trên 500 nghìn tấn, thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu /
tháng / 1 người.
Ngày 14/12/2005 Công Ty Xăng Dầu Hàng Không được chuyển thành
Công ty TNHH một thành viên Xăng Dầu Hàng Không theo quyết đinh số
332/2005/QĐ TTg
Ngày 13/12/2007 Công ty được chuyển thành Doanh Nghiệp 100% vốn
Nhà Nước thuộc Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam. Công Ty hiện đang thực
hiện đang trong giai đoạn cổ phần hoá.

Với sự lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, cộng với sự lãnh đạo của
Ban Giám Đốc và công tác chỉ đạo giúp đỡ của Cục Hàng Không và Tổng Công
Ty Hàng Không Việt Nam, VINAPCO đã từng bước vượt qua mọi khó khăn,
cạnh tranh của cơ chế thị trường để xây dựng và trở thành nhà cung ứng nhiên
liệu Hàng Không có uy tín cho các hãng hàng không Quốc tế và Nội địa ở Việt
Nam.
2.1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
* Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
Trực thuộc Tông Công Ty Hàng Không Việt Nam, VINAPCO hoạt đôngj
với tiêu trí cung ứng đầy đủ, chính xác, kịp thời, chất lượng các loại mặt hàng và
dịch vụ chuyên dùng cho ngành Xăng Dầu, Hàng Không tới khách hàng một cách
nhanh nhất.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
20


- Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận uỷ thác nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất các sản phẩm hoá dầu gồm: nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, ….
- Kinh doanh, vận tải xăng dầu đường thuỷ và đường bộ.
- Xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị xăng dầu phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng
- Cung cấp dịch vụ tra nạp xăng dầu cho tất cả các hãng hàng không quốc
tế và hãng hàng không nội địa tại tất cả các sân bay ở Việt Nam.
- Cung cấp xăng dầu cho các chi nhánh bán lẻ xăng dầu trên cả nước….
* Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Đứng đầu Công Ty là Giám Đốc, giúp việc cho Giám Đốc có các Phó
Giám Đốc, và các phòng ban khác nhau.
- Giám Đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty.
- Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ chính là đảm bảo về mặt tài chính

cho Công ty hoạt động. Tổ chức công tác hạch toán nhằm góp phần bảo toàn và
phát triển vốn sản xuất kinh doanh….
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ là tìm hiểu và cung cấp
những thông tin về thị trường mua và bán, ký kết thực hiện các hợp đồng kinh tế.

- Phòng tổ chức cán bộ: Nhiệm vụ là đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp điều
chuyển cán bộ công nhân viên cho hợp lý với tình hình hoạt động của công ty….
- Phòng kế hoạch - đầu tư: Có nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm. Thường xuyên theo dõi tình hình
thực hiện kế hoạch của các xí nghiệp.
+ Điều tra thị trường kinh doanh trong và ngoài ngành hoặc trong nước và
quốc tế, tham mưu cho Giám Đốc.
Ngoài ra còn có một số phòng khác như phòng thống kê tin học, phòng kỹ
thuật công nghệ, phòng Đảng đoàn, an ninh. Mỗi phòng đều có chức năng nhiệm
vụ riêng, có quan hệ với nhau và các ban chức năng ở dưới các đơn vị thành viên.

21


GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

PHÓ GIÁM
ĐỐC 1

Phòng
đối
ngoại

Phòng

kinh
doanh
XNK

XN
XN
Xăng
Xăng
Dầu HK Dầu HK
Miền
Miền
Bắc
Trung

PHÓ GIÁM
ĐỐC 2

Phòng
TCKT

XN
Xăng
Dầu HK
Miền
Nam

PHÓ GIÁM
ĐỐC 3

Phòng

KH-ĐT

Phòng
TK-TH

XN
Thương
Mại DK
HK Miền
Băc

PHÓ GIÁM
ĐỐC 4

Phòng
tổ chức
cán bộ

XN
Thương
Mại DK
HK Miền
Nam

Phòng
KT-CN

XN DV
vận tải
vật tư kỹ

thuật
XDHK

VP
Đảng
Đoàn
thể

CN
VINAPCO
tại Nghệ
An

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
* Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
- Công ty kinh doanh Xuất Nhập Khẩu và vận tải các loại xăng, dầu, mỡ…
Thiết bị, vật tư, phụ tùng phát triển ngành nghề xăng dầu. Kinh doanh các dịch vụ
có liên quan đến chuyên ngành xăng dầu, kinh doanh thương mại khác …
- Công ty cung cấp các sản phẩm liên quan tới chuyên ngành xăng dầu nên
không thể tự khai thác nên được nhập khẩu từ các nhà máy lọc dầu nổi tiếng và
chất lượng trong khu vực Châu Á như Singapore, trung Quốc, và một số nước
Trung đông…
- Công ty hoạt động với tiêu chí: An Toàn - Chất Lượng - Hiệu quả - Liên
tục phát triển. Công ty đã đầu tư xây dựng 3 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn
Quốc tế ISO/IEC 17025:2005, trang bị các xe tra nạp hiện đại bổ xung các
phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không chuyên dùng đảm bảo an toàn
22


chất lượng nhiên liệu và dich vụ tra nạp nhiên liệu tại các sân bay. Công ty đã

xây dựng được thương hiệu của chính mình và được khách hàng biết đên như
một địa chỉ đáng tin cậy.
- Các khách hàng chủ yếu là các hãng Hàng Không quốc tế và nội địa tại
việt nam, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp, các đơn vị kinh doanh và
người tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn là nhà cung cấp các loại nhiên liệu như:
Xăng không chì RON 90, RON 92, RON 95 theo tiêu chuẩn TCVN 6776:2000,
Nhiên liệu Diesel theo tiêu chuẩn TCVN 5689:2000, Dầu hoả dân dụng ….
Công ty Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập có
tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, với hơn 1300 công nhân viên sống
và làm việc theo tinh thần, phong cách “ Năng động, Sáng tạo, Tiết kiệm, Hiệu
quả, Liên tục phát triển”. Công ty có các kho chứa nhiên liệu đặt tại các sân bay
Việt Nam rất thuận lợi cho việc cung ứng nhiên liệu bay và dịch vụ tra nạp cho
các hãng Hàng Không.
Công ty hiện đang có 04 đơn vị thành viên trực tiếp cung ứng nhiên liệu
hàng không Jet A – 1 tại tất cả các sân bay trên cả nước. Mỗi đơn vị chịu trách
nhiệm cung ứng nhiên liệu hàng không tại các sân bay trên địa bàn của mình.
Ngoài ra Công ty còn có 3 đơn vị cung ứng nhiên liệu khác. Công ty còn tham
gia đầu tư góp vốn vào các công ty khác.
+ Các đơn vị cung ứng nhiên liệu hàng không:
- Xí nghiệp XDHK Miền Bắc
- Chi nhánh Nghệ An
- Xí nghiệp XDHK Miền Trung
- Xí nghiệp XDHK Miền Nam
+ Các đơn vị cung ứng nhiên liệu khác:
- Xí nghiệp TMDK Hàng Không Miền Bắc
- Xí nghiệp Xăng Dầu Hàng Không Miền Trung
- Xí nghiệp TMDK Hàng Không Miền Nam
+ Công ty tham gia hoạt động đầu tư:

23



VINAPCO hiện đang nắm giữ 25.5% cổ phần và là cổ đông sáng lập của
Công ty Cổ Phần Kho vận Xăng Dầu Hàng Không Miền Bắc. Nắm giữ 53% cổ
phần của Công ty Cổ Phần Kho Cảng Xăng Dầu Hàng Không Miền Nam.
VINAPCO quản lý Xí nghiệp vận tải, vật tư kỹ thuật Xăng Dầu Hàng
Không
2.1.1.3. Tình hình chung về thị trường và khả năng cạnh tranh của Công
ty
* Tình hình chung về thị trường
a. Thị trường đầu vào:
Hoạt động cung ứng nhiên liệu bay và dịch vụ tra nạp máy bay cho các
hãng hàng không là loại hình kinh doanh đặc biệt. Nhiên liệu cung ứng là loại
nhiên liệu đặc biệt mà Việt Nam chưa khai thác được nhiều nên phần lớn là nhiên
liệu nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực và thế giới. Để cung ứng cho thị
trường mỗi năm khoảng trên 500 nghìn tấn nên công ty cần có một nguồn cung
cấp nhiên liệu đầu vào ổn định và bảo đảm về chất lượng, nên công ty thường
nhập khẩu ở những nước đáng tin cậy và có mối quan hệ khăng khít như:
Singapore, Trung Quốc, và một số nước Trung đông…
Nhiên liệu chính mà công ty thường nhập khẩu vào trong nước là nhiên
liệu hàng không Jet A – 1, xăng, dầu, dầu mỡ bôi trơn, chất lỏng chuyên dùng
cho ngành hàng không, … phần lớn nhiên liệu được nhập khẩu ở các nhà máy lọc
dầu nổi tiếng là các nhiện liệu thô nên trước khi nhập vào các bồn chứa của công
ty thì tất cả các nhiên liệu đều được qua hệ thống lọc thô và tinh, được kiểm soát
chất lượng chặt chẽ.
Công ty thường xuyên cung ứng một lượng lớn nhiên liệu phục vụ khách
hàng nên khi nhập khẩu nhiên liệu thì công ty nhập với một lượng khá là lớn và
ổn định nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, nhờ thế công tác quản lý
nhiên liệu lưu kho có nhiều thuận lơi. Tuy nhiên, loại nhiên liệu mà công ty nhập
khẩu có mức tiêu hao là rất lớn nên đòi hỏi các phương tiện vận chuyển phải là

các phương tiện chuyên dụng cho nhiện liệu, do nguồn cung ở xa nên mỗi khi
nhập nhiện liệu công ty phải nhập lượng lớn để giảm chi phí nhập khẩu cũng như
chi phí vận chuyển và hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục. Nhưng nhập
24


khẩu với lượng lớn thì VLĐ của công ty bị ứ đọng nhiều trong khâu dự trữ. Vì
vậy công tác lên kế hoạch nhập khẩu và tính toán lượng nhiên liệu lưu kho là rất
quan trọng, sẽ giúp việc quản lý VLĐ có hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí, hạ
giá thành sản phẩm.
b. Thị trường đầu ra:
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu hàng không, chuyên cung
ứng nhiên liệu bay và dich vụ tra nạp cho các hãng hàng không trong nước và
quốc tế tại các sân bay ở Việt Nam, ngoài ra công ty còn cung ứng các loại xăng
dầu phục vụ sản xuất và phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng trong cả nước nên
thị trường chính là thị trường trong nước. Công ty luôn quan tâm chú trọng việc
không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm, không những vậy công ty còn
quan tâm đến việc phát triển hệ thống chí nhánh đại lý rộng khắp tại các thị
trường trên 3 miền của đất nước. Hiện nay công ty đang thực hiện hợp đồng
cung ứng nhiên liệu bay cho trên 56 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng hàng
không nội địa, ngoài ra công ty còn cung ứng nhiên liệu cho nhiều chi nhánh, đại
lý cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc. Ngoài ra công ty còn đặt một số văn phòng
đại diện ở nước ngoài.
* Khả năng cạnh tranh của Công ty:
VINAPCO là một công ty lớn, đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
trong nước, là nhà cung cấp nhiên liệu bay và cung cấp dịch vụ tra nạp duy nhất
cho các hãng hàng không quốc tế và nội địa trên tất cả các sân bay của Việt Nam.
Với năng lực hiện có của công ty có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực xăng dầu hàng không công ty gần như là không có đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù công ty đang trong quá trình thực hiện cổ phần hoá đúng lúc Việt

Nam gia nhập WTO thì công ty vẫn chiếm phần lớn thị phần trên thị trường. Khả
năng cạnh tranh của công ty là rất mạnh.
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Công ty vài năm gần đây.
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007-2008:
Những năm gần đây Công ty đang tiến hành công tác cổ phần hoá công ty,
tuy công việc cổ phần hoá đang được gấp rút tiến hành nhưng trong những năm
này công ty đã vượt lên những thử thách khó khăn của nền kinh tế đạt được
25


×