Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến một số quần thể thiên địch chính trên đồng ruộng vụ xuân 2011 tại hải lộc – hải hậu – nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 42 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta. Lúa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
đảm bảo an toàn lương thực cho nhân dân. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nông
nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lương thực. Trong hơn
20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam đã tăng gấp khoảng 2 lần, hiện nay năng
suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha một vụ, sản lượng cả năm đạt gần 39 triệu tấn. Sản xuất lúa gạo
phát triển đã đưa Việt Nam những có đủ lương thực cho nhân dân, mà còn xuất khẩu với số
lượng trên 70 triệu tấn gạo mang về cho đất nước gần 20 tỷ USD, trở thành nước xuất khẩu gạo
lớn thứ 2 thế giới. Cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ lực, liên quan đến việc làm và thu
nhập của khoảng 80% số hộ nông dân Việt Nam.
Bên cạnh những thành công thì còn không ít những bất cập yếu kém, hiệu quả sản xuất
kinh doanh chưa cao, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là thiên tai, biến đổi khí
hậu đặc biệt là dịch hại xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa gạo. Để
bảo vệ cây lúa người nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: Biện pháp thủ công, biện
pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp dùng giống kháng, biện pháp sinh học và phổ biến
nhất là biện pháp hóa học. Việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu để phòng trừ sâu hại dịch bệnh,
bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia cho đến nay vẫn là một biện pháp quan
trọng và chủ yếu. Tuy nhiên bên cạnh việc ngăn chặn được dịch hại thì việc sử dụng thuốc hóa
học trừ sâu nhiều và rộng rãi đã kéo theo những hậu quả không mong muốn đó là làm giảm
thiểu đáng kể những loài thiên địch có ích trên đồng ruộng ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sống và sức khoẻ con người. Chính vì vậy, ngày nay việc sử dụng thuốc hóa học
trừ sâu đòi hỏi phải có những hiểu biết về ảnh hưởng xấu của chúng đến môi trường, đặc biệt là
sự ảnh hưởng tới những sinh vật có ích hay còn gọi là “thiên địch” trong sinh quần nông nghiệp.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến thiên địch.
Tính đến năm 1989, ít nhất có 12.600 công bố trên giới nói về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến


thiên địch (Greathead, 1990). Ở nước ta, những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến
thiên địch còn ít được quan tâm. Chính vì vậy nhận thức của người nông dân về mức độ độc hại
của thuốc trừ sâu đối với thiên địch của sâu hại cũng như đối với môi trường và con người còn
hạn chế.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thương Thương – Lớp B3MS1

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng

MỞ ĐẦU

Từ những thực trạng trên và một yêu cầu đặt ra là làm thế nào giúp người nông dân nhận
thức đúng đắn việc sử dụng thuốc hoá học trong sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp
nói chung, giảm được những tác động xấu tới môi trường, sức khoẻ con người bên cạnh đó còn
bảo vệ được các loài thiên địch tự nhiên có ích cho sinh quần nông nghiệp. Vì vậy chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến một số quần thể
thiên địch chính trên đồng ruộng vụ xuân 2011 tại Hải Lộc – Hải Hậu – Nam Định”.

2. Mục đích và yêu cầu đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định được vai trò của một số loài thiên địch chính đối với quần thể sâu hại chính
trên đồng ruộng và ảnh hưởng của thuốc hoá học đối với thiên địch. Từ đó đưa ra khuyến cáo
đối với việc sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý cho người nông dân nhằm giảm thiểu ảnh
hưởng xấu đến thiên địch, môi trường và sức khoẻ con người
2.2. Yêu cầu
- Xác định được thành phần một và mức độ phổ biến một số loài thiên địch chính trên
đồng ruộng.

- Xác định được vai trò của thiên địch đối với việc hạn chế một số loài sâu hại chính trên
lúa.
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc hoá học đối với một số quần thể thiên địch phổ biến trên
đồng ruộng trong vụ Đông xuân 2011 tại hợp tác xã Hải Lộc – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thương Thương – Lớp B3MS1

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm về thiên địch của sâu hại lúa
Trên đồng ruộng ngoài những loài côn trùng gây hại như đã nói đến ở trên thì còn vô số
những loài côn trùng, nhện, virus, các loài kí sinh… không những không gây hại cho cây lúa mà
ngược lại chúng còn giúp bà con nông dân tiêu diệt sâu hại. Có nhiều người gọi chúng bằng
những cái tên rất hình tượng và dễ hiểu đó là “những người bạn của nông dân”. Còn các nhà
khoa học gọi chúng với một cái tên khác là “thiên địch”.
Thiên địch là những thành viên thường xuyên không thể thiếu được của sinh quần ruộng
lúa. Chúng là những tác nhân gây chết tự nhiên rất quan trọng đối với các sâu hại lúa. Ở từng
nơi, trong từng thời gian cụ thể, các thiên địch có thể kìm hãm được số lượng sâu hại chính trên
lúa ở dưới mức gây hại kinh tế mà không cần tiến hành bất kì một biện pháp phòng trừ nào khác.
Thiên địch được nhiều nhà nghiên cứu bảo vệ thực vật coi là cốt lõi của hệ thống biện pháp
phòng trừ tổng hợp sâu hại lúa ở vùng nhiệt đới.

1.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước
1.2.1 Một số nghiên cứu về thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam
1.2.1.a. Số lượng loài thiên địch đã phát hiện được trên lúa
Tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu tới năm 2000 trên ruộng lúa của nước ta xuất hiện
khoảng 415 loài thiên địch của sâu hại lúa. Chúng thuộc 14 bộ, 58 họ, 240 giống của các lớp côn

trùng, nhện, nấm, virus và tuyến trùng. Số lượng này đến năm 2002 được bổ sung 46 loài nữa.
Như vậy đã có ít nhất 461 loài thiên địch của sâu hại lúa được ghi nhận ở nước ta. Thiên địch
này gồm 186 loài ký sinh (chiếm 40,3% tổng số loài thiên địch), 265 loài côn trùng và nhện lớn
bắt mồi (chiếm 57,5 tổng số) và 10 loài vi sinh vật và tuyến trùng gây bệnh cho sâu hại lúa
(chiếm 2,2% tổng số loài).
1.2.1.b. Một số thiên địch phổ biến của các loài sâu hại
Ong đen Telenomus subitus Le (Hym.: Scelionidae): Ong đen T. subitus được ghi nhận
ký sinh trứng của nhiều loài bọ xít sống trên đồng lúa như Andrallus spinidens, Piezodorus
rubrofasciatus, S. lurida, Eysarcoris spp.
Ong kén trắng Cotesia ruficrus (Halidaya) (Hym.: Braconidae): Ong kén trắng C.
ruficrus là một ký sinh tập thể. Ong này ghi nhận ký sinh sâu non các loài sâu cắn gié (M.
separata, M. venalba, M. lorey), sâu keo (S. mauritia), sâu đo xanh (N.aenescen).


Bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata (Fabr) (Col.: Coccinellidae): Bọ rùa
Harmonia octomaculata được gọi là bọ rùa tám chấm.Bọ rùa tám chấm H. octomaculata là loài
đa thực, thường có mặt trong các quần thể rệp muội hại cây trồng. Nhưng ở Đồng bằng sông
Cửu Long, khi rầy nâu có mật độ cao thì loài bọ rùa này xuất hiện tương đối nhiều trên đồng
lúa. Đã ghi nhận là thiên địch của rầy nâu, rầy lưng trắng và nhiều sâu hại lúa khác.
Nhện sói Pardosa pseudoannulata (Boes. Et Str.) (Aran.: Lycosidae): Loài Pardosa
pseudoannulata gọi là nhện sói vân đinh ba. Nhện sói vân đinh ba là loài bắt mồi đa thực. Trên
đồng lúa ghi nhận nó tấn công rất nhiều loài sâu hại, đặc biệt là các loài rầy sống ở phần gốc thân
cây lúa.
Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell (Aran.: Oxyopidae). Nhện linh miêu là loài
BM đa thực, hoạt động trên tán lá lúa. Nó thường tấn công các loài sâu hại lúa sau đây: C.
medinalis, P. gutta, M. separata, S. mauritia, C. versicolor, N. aenescens, P. stagnalis, Hydrellia
sp., các loài rầy hại lúa.
1.2.1.c. Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu chính hại lúa.
* Vai trò của các loài bắt mồi đối với rầy nâu
Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis

Đây là loài bọ BM rất quan trọng của rầy nâu, rầy lưng trắng và các loài rầy xanh hại lúa
(N. V. Huỳnh và nnk., 1980; B. V. Ngạc và nnk., 1980; N. C. Thuật, 1980 ; P. V. Lầm và nnk.,
1993, 2001). Bọ xít mù xanh chiếm ưu thế khá lớn trong tập hợp các loài bắt mồi của rầy nâu. Ở
một số nơi thuộc Đồng bằng sông Hồng vào thời điểm rầy nâu phát sinh rộ, tỷ trọng của bọ xít
mù xanh đạt 10,8 – 50,8%, riêng ở Vụ Bản tỷ lệ này đạt rất cao 79,8% (bảng 1.1).


Bảng 1.1: Tỷ trọng của một số nhóm BM chính gặp trong quần thể rầy nâu
Tetragnatha spp tỷ trọng các nhóm BMAT chính (%) tại

Nhóm bắt mồi

một số nơi
Phúc

Vụ

Hải

Bình

Đông

Thọ

Bản

Hậu

Lục


Anh

Bọ xít mù xanh

10,8

79,8

40,0

50,8

26,0

12,0

Họ Carabidae

2,1

1,3

0

2,5

1,9

3,7


Bọ rùa đỏ

5,8

3,3

17,1

1,9

12,3

10,0

Cánh cứng ngắn

0,7

0

3,5

0,4

0,6

2,7

Nhện lớn bắt mồi


80,6

15,5

39,4

44,4

59,1

71,6

Cẩm Bình

(Nguồn: P. V. Lầm và nnk., 2002).
Nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata
Kết quả từ các thí nghiệm trong phòng tại Viện BVTV cho thấy khả năng ăn rầy nâu của
nhện sói vân đinh ba P. pseudoannulata khá cao. Nhện non tuổi 8 của loài nhện sói vân đinh ba
trong 24 giờ đã ăn trung bình được 7,9 – 14,3 rầy non tuổi 4 của rầy nâu (tùy thuộc giới tính của
nhện non). Đặc biệt, một trưởng thành cái loài P. psedoannulata không mang bọc trứng có sức
ăn mồi rất lớn. Trong 24 giờ, trung bình nó ăn được 17,3 – 34,1 rầy non tuổi 5 của rầy nâu (Bảng
1.2).
Bảng 1.2: Khả năng ăn rầy nâu của nhện sói P. pseudoannulata
Các pha phát dục của nhện

Khả năng ăn mồi của một cá thể nhện sói
(con/ngày)

Pardosa pseudoannulata

Ngày thứ

Ngày thứ

Ngày thứ 3

Trung

1

2

Nhện non tuổi 3 (đực) (*)

5,0 ± 2,1

3,7 ± 1,6

3,2 ±2,3

3,8 ± 2,1

Nhện non tuổi 3 (cái) (*)

5,5 ± 2,2

5,2 ± 1,3

4,3 ± 2,2


5,1 ± 2,5

Nhện non tuổi 6 đực (*)

9,8 ± 14

5,5 ± 0,7

4,8 ± 2,5

5,8 ± 1,6

Nhện non tuổi 6 cái (*)

12,0 ± 4,1

7,6 ± 2,7

6,1 ± 3,9

10,4 ± 2,9

Nhện non tuổi 8 đực (*)

19,1 ± 6,5

11,3 ± 5,1

6,5 ± 1,0


7,9 ± 3,7

Nhện non tuổi 8 cái (*)

21,0 ± 5,6

14,1 ± 3,2

7,8 ± 3,0

14,3 ± 6,8

Trưởng thành đực (**)

13,8 ± 2,8

7,8 ± 1,9

6,9 ± 2,3

9,4 ± 2,4

bình


Trưởng thành cái không trứng (**)

34,1 ± 3,1

25,3 ± 2,1


17,3 ± 2,7

25,5 ± 2,6

Trưởng thành có trứng

21,0 ± 2,3

9,2 ± 3,4

7,5 ± 3,6

12,5 ± 3,1

Ghi chú: (*) : Con mồi là rầy nâu non tuổi 4 của rầy nâu.
( **): Con mồi là rầy nâu non tuổi 5 của rầy nâu.
(Nguồn: P. V. Lầm và nnk., 1993, 1996)
Ngoài ra, một số loài BM như bọ rùa tám chấm cũng có vai trò nhất định trong hạn chế
số lượng rầy nâu.
* Vai trò của thiên địch đối với sâu đục thân hại lúa
Đến nay, đã phát hiện được 39 loài thiên địch của các loài sâu đục thân lúa ở nước ta,
gồm 32 loài ký sinh và 7 loài bắt mồi. Chúng tạo thành 4 tập hợp. Tập hợp thiên địch của sâu
đục thân lúa bướm hai chấm (S. incertulas) phong phú nhất, gồm 28 loài. Tập hợp thiên địch
của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (C. suppressalis) có số loài thiên địch nhiều thứ hai (21 loài).
Tập hợp thiên địch của sâu đục thân bướm cú mèo (S. inferens) gồm 11 loài. Ít nhất là tập hợp
thiên địch của sâu đục thân 5 vạch đầu đen (C. aurcilicus) chỉ mới phát hiện được 6 loài. Trong
số các loài thiên địch đã phát hiện được của nhóm sâu đục thân lúa có khoảng 10 loài phổ biến
(bảng1.3).



Bảng 1.3. Những thiên địch phổ biến của nhóm sâu đục thân lúa
Quan hệ

Pha phát dục của

dinh

sâu hại bị tấn

dưỡng

công

KS (***)

Trứng

KS (***)

Trứng

Telenomus dingus

KS (**)

Trứng

Exoryza schoenobii


KS (**)

Sâu non

Tên thiên địch
Trichogramma
japonicum
Tetrastichus
schoenobii

Temelucha
philipenensis
Tropobracon
schoenobii
Amauromorpha
accepta schoenobii
Metoposisyrops
pyralidis
Pardosa
pseudoanuulata
Oxyopes javanus

Sâu hại là vật chủ/con mồi
S. incertulas, S. inferens, C.
suppressaalis, C. Auricilius
S. incertulas
S. incertulas, C.
suppressaalis
S. incertulas, C.
suppressaalis, C. Auricilius

S. incertulas, C.

KS (*)

Sâu non

suppessaalis, C. auricilius, S.
Inferens
S. incertulas, C.

KS (*)

Sâu non

suppressaalis, S. incertulas,
C. Auricilius

KS (*)

Sâu non

S. incertulas, C. auricilius

KS (*)

Sâu non

KS (*)

Trưởng thành


S. incertulas

KS (*)

Trưởng thành

S. incertulas

S. incertulas, C.
suppressaalis, C. Auricilius

Ghi chú: (*) – Loài phổ biến; (**) – Loài quan trọng; (***) – Loài rất quan trọng.
* Vai trò của thiên địch đối với nhóm sâu cuốn lá lúa
Đến nay có thể thống kê được hơn 100 loài thiên địch của nhóm sâu cuốn lá lúa. Trong
đó khoảng 70 loài là ký sinh, còn lại là các loài bắt mồi. Chúng tạo thành 4 tập hợp. Tập hợp
thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ có thành phần phong phú nhất với 75 loài (gồm 24 loài bắt mồi và
51 loài ký sinh). Tập hợp thiên địch của sâu cuốn lá lớn đầu vạch nâu (P. guttata) và sâu cuốn lá


lớn đầu vạch đỏ có 51 và 20 loài (tương ứng). Tập hợp thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ đầu đen
(Brachmia) phát hiện được 25 loài.
1.2.1.d Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến thiên địch chính
Các thiên địch đều rất mẫn cảm với thuốc hóa học trừ sâu, đặc biệt pha trưởng thành của
các ký sinh và pha ấu trùng của các loài BM là mẫn cảm nhất đối với thuốc hóa học trừ sâu. Để
bảo vệ được thiên địch tự nhiên, phải có hiểu biết về mức độ độc hại của thuốc trừ sâu đối với
các thiên địch trên đồng lúa. Dựa trên những đánh giá về mức độ độc hại của thuốc trừ sâu để
chọn một bộ thuốc vừa có hiệu quả cao đối với sâu hại vừa ít độc đối với thiên địch của sâu hại,
cũng như đối với môi trường, con người. Nhiều thuốc hóa học BVTV đã được đánh giá mức độ
độc hại tới một số thiên địch phổ biến của sâu chính hại lúa.

Ngay từ giữa thập niên 1970 đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc 666 và wofatox
đối với ký sinh trứng sâu đục thân lúa bướm hai chấm. Các thuốc 666 (6% ở nồng độ 1/200
hoặc 25kg/ha) và wofatox (nồng độ 0,1%) đều gây ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh nở ong ký sinh
từ trứng đục thân lúa bướm hai chấm. Nơi xử lý thuốc, tỷ lệ ong nở là 0 - 14,2%, trong khi đó
đối chứng không xử lý thuốc tỷ lệ này là 91,4 – 95% (L. M. Khôi và nnk., 1975).
Trong điều kiện phòng thí nghiệm các thuốc mipcin (1/300), bassa (1/800), wofatox
(1/1000) rất độc hại với bọ rùa H. octomaculata (N. V. Huỳnh và nnk., 1980). Bọ cánh cứng
ngắn Paderus fuscipes bị chết 52 – 72% khi dùng thuốc azodrin, bassa (L. M. Châu và nnk.,
1987). Thuốc trebon 10EC dùng lượng 0,7 lít/ha trừ rầy nâu có mức độc cấp 2 đối với bọ P.
fuscipes, P. tamulus tức là gây giảm 26 – 50% quần thể của chúng. Nếu dùng lượng 1 lít/ha thì
sẽ có mức độc cấp 3, tức là gây giảm quần thể của nó từ 51 đến 75% (P. V. Lầm và nnk., 1996).
Thuốc wofatox, bassa, mipcin phun trực tiếp lên bọ ba khoang Ophionea indica, sau 18 giờ gây
chết tương ứng 100%, 93 và 73%. Nếu phun gián tiếp, các thuốc này gây chết từ 63 – 83% (T.
Đ. Chiến, 1993).
1.2.2. Nghiên cứu sử dụng thiên địch trong phòng chống sâu hại lúa
1.2.2.a. Nhân nuôi lượng lớn các thiên địch để thả ra đồng lúa
Có thể nhân nuôi lượng lớn ong mắt đỏ để trừ sâu cuốn lá loại nhỏ, sâu đục thân lúa hoặc
sản xuất nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, Metarhizium flavoviride để trừ rầy
nâu, bọ xít hại lúa. Nói chung, hiệu quả của việc nhân thả thiên địch phụ thuộc nhiều vào chất
lượng loài thiên địch (ong ký sinh, vi sinh vật gây bệnh côn trùng,…) được nuôi trong phòng.
Chất lượng này lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nhân nuôi. Mặt khác, việc nhân nuôi lượng


lớn các thiên địch thường gắn liền với một quy trình công nghệ sinh học phức tạp, nên giá thành
của chế phẩm cao. Nếu nhân nuôi theo kiểu thủ công thì chỉ giải quyết được một lượng nhỏ,
không thể áp dụng rộng được. Với điều kiện nước ta thì hướng nhân thả thiên địch để trừ sâu hại
lúa chưa thể thực hiện được.
1.2.2.b. Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể các loài thiên địch có sẵn trong tự
nhiên
Đây là việc áp dụng các nguyên lý sinh thái trong phòng trừ sâu hại lúa. Mục đích chính

của hướng này là làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của sâu hại lúa do thiên địch gây ra. Theo Pavlov
(1983), quần thể của các loài bắt mồi có sẵn trong tự nhiên lớn gấp hàng ngàn lần so với những
quần thể của chúng được nhân nuôi trong các xưởng sinh học để thả vào tự nhiên.
* Để cho các loài gây hại tồn tại ở mức độ thấp có thể chấp nhận được
Một cá thể của một loài sâu hại dù nguy hiểm đến đâu cũng không thể gây giảm năng
suất lúa được. Sự gây hại của chúng chỉ có ý nghĩa khi quần thể của loài có hại đạt tới ngưỡng
kinh tế. Khi loài có hại ở mật độ thấp không những không gây giảm năng suất mà còn là nguồn
thức ăn quan trọng để duy trì các loài thiên địch. Việc tiêu diệt hoàn toàn các loài sâu hại sẽ làm
cho các loài thiên địch bị chết không có thức ăn và vật chủ hoặc phải di cư đi nơi khác.
* Xác định ngưỡng hữu hiệu của các loài thiên địch
Một cá thể của loài thiên địch không thể có ý nghĩa gì trong hạn chế số lượng loài có hại.
Vai trò to lớn của loài thiên địch trong điều hòa số lượng loài sâu hại chỉ có được khi quần thể
của chúng đạt tới ngưỡng hữu hiệu. Quan sát trên đồng ruộng trong một số vụ lúa cho thấy: Nơi
không xảy ra cháy rầy nâu có tương quan số lượng giữa rầy nâu với nhện lớn bắt mồi chung
hoặc các loài bắt mồi chung tương ứng đạt 0,8 – 22,8 rầy nâu/1 nhện lớn bắt mồi hoặc 0,6 – 17,7
rầy nâu/1 cá thể bắt mồi chung. Những quan sát này cần phải được tiếp tục khẳng định thêm
trong các nghiên cứu tiếp theo. Việc xác định ngưỡng hữu hiệu của thiên địch phải được tiến
hành trong những sinh quần đồng lúa cụ thể và là công việc nghiên cứu cần thiết cấp bách trong
lĩnh vực lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại lúa.
* Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các loài thiên địch
Có nhiều biện pháp canh tác vừa có ý nghĩa thâm canh cây lúa vừa có ý nghĩa khích lệ
hoạt động của các loài thiên địch. Ruộng lúa đủ nước thường xuyên có mật độ chung của nhện
lớn bắt mồi (20,1 – 90,8 con/m2) nhiều hơn hẳn so với mật độ chung của nhện lớn bắt mồi (14,2


– 67,3 con/m2) ở ruộng không đủ nước thường xuyên. Mực nước ruộng quá lớn thì cũng làm
giảm mật độ của các loài nhện lớn bắt mồi. Mật độ cấy, sạ quá cao làm giảm số lượng của nhiều
loài nhện lớn bắt mồi trên đồng lúa. Nếu sử dụng quá nhiều phân đạm sẽ làm cho cây lúa có tán
lá rậm rạp, không thích hợp cho việc cư trú của một số loài nhện lớn bắt mồi như Tetragnatha

spp., nhện sói Pardosa pseudoannulata,… Gieo trồng các giống lúa có tính kháng rầy nâu trung
bình là những biện pháp hữu hiệu để duy trì nhiều loài thiên địch trên đồng lúa (Phạm Văn Lầm,
1994).
* Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái đồng lúa
Như đã nêu trên, phần lớn các loài thiên địch trên đồng lúa là loài đa thực, không chuyên
tính. Chúng có thể cư trú trên nhiều loại cây trồng. Nhiều loài bắt mồi phổ biến trên đồng lúa
như bọ rùa đỏ, cánh cứng ngắn, bọ ba khoang,… thì cũng phổ biến trên đồng ngô, đậu tương…
Việc xen canh các cây trồng khác với cây lúa góp phần làm tăng tính đa dạng hệ thực vật trong
hệ sinh thái đồng lúa, tức là làm tăng tính đa dạng của khu hệ chân đốt và làm tăng thêm tính
“dẻo sinh thái” cũng như tính bền vững của hệ sinh thái đồng lúa. Trong điều kiện như vậy, các
loài thiên địch dễ dàng phát huy được vai trò của chúng trong hạn chế số lượng nhiều loài sâu
hại lúa (Phạm Văn Lầm, 1994).
* Sử dụng thuốc hóa học hợp lý
Để bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại lúa cần phải sử dụng thuốc hóa học hợp lý. Đây
là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ thiên địch trong tự nhiên. Việc dùng thuốc hóa học hợp lý
chỉ đạt được khi áp dụng hệ thống PTTH. Không được coi biện pháp dùng thuốc hóa học là bắt
buộc. Thuốc hóa học chỉ dùng khi các biện pháp khác không thể kìm hãm được sâu hại ở mức
cho phép. Khi dùng thuốc hóa học thì cần tuân theo phương châm 4 đúng: Đúng lúc; đúng
thuốc; đúng liều lượng, nồng độ; và đúng chỗ, đúng phương pháp. Muốn vậy phải thường xuyên
thăm đồng theo dõi tình hình phát triển sâu hại cũng như các loài thiên địch trên đồng lúa.

1.3. Tài liệu nghiên cứu ngoài nước
1.3.1. Một số nghiên cứu về thiên địch của sâu hại lúa ở nước ngoài
1.3.1.a. Nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu hại lúa
Những nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại lúa đã được tiến hành ở nhiều
nước trồng lúa trên thế giới từ đầu thế kỉ XX. Nawa (1913), Shiraki (1917), Speare (1920), Maki
(1930), Uichanko (1930), Esaki và Hashimoto (1931), Esaki (1932),… đã có những công bố về


thiên địch của các loài sâu đục thân lúa và rầy hại lúa ở Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, Thái

Lan, Philippine (dẫn theo Chiu, 1979; Rombach et al.,1994).
Số loài côn trùng BM đã phát hiện được ở Trung Quốc là 460 loài, ở Nhật Bản – 81 loài,
ở Malaysia – 54 loài… Nhện lớn (Araneida) là một trong các nhóm BM phổ biến trên lúa.
Thành phần loài nhện lớn BM cũng khá phong phú. Số loài nhện lớn BM đã ghi nhận được trên
đồng lúa ở Thái Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là 62, 75,
90, 175 và 293 loài (tương ứng). Trên ruộng lúa ở vùng Đông Nam Á đã phát hiện được 342
loài nhện lớn BM.
Những dẫn liệu nêu trên cho thấy, lịch sử trồng lúa lâu dài đã tạo điều kiện cho sự hình
thành một khu hệ thiên địch phong phú và đặc trưng cho hệ sinh thái lúa nước.
1.3.1.b. Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu chính hại lúa
Thành phần sâu hại lúa và thiên địch rất phong phú và đa dạng. Mỗi loài thiên địch đều
đóng một vai trò nhất định trong hạn chế số lượng sâu hại lúa. Dưới đây xin giới thiệu một cách
tổng quát một vài kết quả ở nước ngoài nghiên cứu về vai trò của một số thiên địch phổ biến
trong hạn chế số lượng những nhóm sâu hại lúa quan trọng.
* Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng các loài rầy hại lúa
Thành phần thiên địch của các loài rầy hại lúa đã phát hiện được rất phong phú. Ở Thái
Lan có 10 – 17 loài, Ấn Độ có hơn 20 loài, Hàn Quốc có 14 loài BM, ở Malaysia có 16 loài.
Chung cho nhiều nước ở vùng lúa Đông Nam Á có 14 loài. Trong đó phổ biến có một số loài
như:
Ong ký sinh Anagrus spp. chiếm 93% ký sinh trứng rầy nâu ở Taipei (Đài Loan). Tỷ lệ
trứng rầy nâu bị các ong này kí sinh 11,3 – 29,6% ở vụ 1 và 3,3 – 38,1% ở vụ 2. Ong
Gonatocerus spp. chiếm ưu thế trong các ký sinh trứng rầy xanh đuôi đen Hàn Quốc. Chúng có
thể tiêu diệt được 29,7 – 49% trứng (Chandra, 1980; Chang,1982). Tuy nhiên, ký sinh không có
ảnh hưởng lớn tới quần thể rầy nâu (Chiu, 1979). Ấu trùng và trưởng thành các loài rầy hại lúa
thường bị ong ký sinh họ Dryinidae tấn công. Trong đó quan trọng là các loài Pseudogonatopus
spp. và Haplogonatopus spp. Ngoài ra, pha ấu trùng và pha trưởng thành các loài rầy hại lúa còn
bị ruồi đầu to (họ Pipunculidae) và bọ cánh cuốn (họ Elenchidae) ký sinh.
Bọ xít mù xanh Cytorhinus lividipennis là loài bắt mồi phổ biến trên đồng lúa. Nó tiêu
diệt trứng và rầy non tuổi nhỏ. Đây là loài bắt mồi rất hiệu quả trong hạn chế số lượng rầy nâu,
rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen (Chiu, 1979; Ooi, 1982; Ooi et al., 1994). Ở trong phòng thí



nghiệm, sau 24 giờ, một trưởng thành cái và một trưởng thành đực loài bọ xít mù xanh có thể ăn
20 và 10 trứng rầy nâu (tương ứng) (Chua et al., 1986; IRRI, 1987; Reisig et al., 1986).
* Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu cuốn lá lúa
Ở Đông Nam Á có 16 loài thiên địch phổ biến và quan trọng của các sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphaocrois medinalis, Marasmia patnalis) (Napompeth, 1990; Ooi et al., 1994; Reissig et
al., 1986; Shepard et al., 1991). Ở trang trại của IRRI, sâu cuốn lá nhỏ bị kí sinh với tỷ lệ khoảng
40% (Arida et al., 1990). Ong Triochogramma sp. Có thể tiêu diệt khoảng 20% trứng sâu cuốn
lá nhỏ. Ở Trung Quốc ong Trichogramma cofusum, T. japonicum, Telenomus sp. là những ký
sinh chủ yếu trên trứng sâu cuốn lá lớn. Vào tháng 8 – 9 hàng năm, tỷ lệ trứng sâu cuốn lá lớn bị
ký sinh trùng là 10,4% và tăng lên 26,6% vào tháng 10 – 12 (Xie Minh, 1993).
Các loài BM có vai trò lớn trong hạn chế số lượng sâu cuốn lá lúa. Theo Kamal (1981),
khoảng 70% sâu cuốn lá nhỏ bị tiêu diệt bởi các loài BM (dẫn theo Ooi et al., 1994).
* Vai trò của thiên địch đối với nhóm sâu đục thân lúa
Thành phần thiên địch của nhóm sâu đục thân lúa khá phong phú, nhưng có rất ít loài
quan trọng. Số loài thiên địch quan trọng đối với nhóm sâu đục thân lúa chung cho vùng lúa
Đông Nam Á là 15 loài (Kamran et al., 1969; Napompeth, 1990; Ooi et al., 1994; Ressig et al.,
1986; Shepard et al., 1991; Tirawat, 1982). Subba Rao et al., (1983) đã thông báo rằng tập hợp
ký sinh trứng (Tetrastichus, Telenomus và Trichogramma) có thể tiêu diệt được 77% trứng đục
thân lúa bướm hai chấm ở Ấn Độ.
Hoạt động của các ký sinh nhộng, ký sinh sâu non và vật gây bệnh có thể gây chết tới
58% sâu đục thân lúa ở vùng Warangal của Ấn Độ. Các loài BM cũng đóng vai trò khá quan
trọng trong tiêu diệt sâu đục thân lúa ở các pha phát dục khác nhau. hai chấm. Một cá thể nhện
sói Pardosa pseudoannulata một ngày có thể tiêu diệt hàng trăm sâu non đục thân lúa, đồng thời
nó tấn công cả pha trưởng thành của các loài sâu đục thân.
1.3.1.c. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến thiên địch
Ngay từ năm 1954, Bei – Bienko nhà côn trùng học của Liên Xô cũ đã nhận thấy: “Việc
sử dụng thuốc hóa học BVTV quá mức và máy móc, đặc biệt là dùng các loại thuốc có tốc độ
cao, có thể kéo theo những hậu quả nặng nề: Làm tăng số lượng và ý nghĩa kinh tế của nhiều

loài sâu hại do sự phá hủy hệ thiên địch của chúng trong tự nhiên”.
Theo Chiu và Cheng (1976), các thuốc trừ sâu như fenthion, parathion, monocrotophos,
bufencarb, mtalvariate, MTMC, BPMC, MIPC, sevin, propoxus và phosmet có độ độc cao đối


với bọ xít mù xanh. Các thuốc trừ sâu diazinon, cypermethrin, deltamethrin, carbofuran,
quinalphos, chlorpyriphos, phosalone, thuốc trừ cỏ pretilachlor, thuốc trừ nấm IBP có độ độc
cao đối với bọ xít mù xanh. Thuốc endosulfan ít độc với bọ xít này (dẫn theo Chiu, 1979).
Các thuốc cypermethrin, deltamethrin có độ độc cao đối với bọ xít nước Microvelia
atrolineata. Thuốc trừ cỏ butachlor và pretilacholor có độ độc khá cao với bọ xít nước
Microvelia horvathi. Thuốc trừ nấm IBP có thể tiêu diệt loài BM này với tỷ lệ khá cao (Chelliah
et al., 1994; Chen et al., 1999). Các thuốc methomyl, chlorpyrifor, methyl parathion,
monocrotophos, BPMC có độ độc rất cao với dế M. vittaticollis và A. longipennis (Bandong et
al., 1986).
Các thí nghiệm ở trong phòng của Chiu và Cheng (1976) cho thấy thuốc nhóm
carbamate có độ độc đối với nhện Lycosa pseudoannulata và nhện Oedothorax insecticeps cao
hơn so với thuốc nhóm lân hữu cơ. Thuốc bufencarb, carbofuran, cypermethrin, deltamethrin có
độ độc rất cao đối với nhện L. pseudoannulata. Các thuốc monocrotophos, methomy có độ độc
rất thấp đối với nhện sói này (Chiu, 1979). Thuốc carbofuran có độ độc cao đối với nhện L.
pseudoannulata, Oxyopes sp., Tetragnatha sp. (Chelliah et al., 1994). Các thuốc
shachchongshuang, methamidophos độc đối với nhện Pirata subpiraticus. Thuốc buprfezin
tương đối an toàn với thiên địch trên đồng lúa (Xu et al., 1999). Những nghiên cứu ở trong
phòng tại IRRI cho thấy các thuốc acephate, propaphos, carbophenothion, disyston,
fenitronthion, pyridafenthion có tính chọn lọc đối với nhện L. pseudoannulata và O. insecticeps.
Tính chọn lọc này có được là do sự thấm kém và sự hoạt động của một số men thủy phân các
chất hữu cơ trong cơ thể nhện lớn cao hơn so với trong cơ thể rầy nâu (H.M.Thang, 1990).
Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy hầu hết các thuốc hóa học BVTV (đặc biệt là
thuốc trừ sâu hóa học) dùng trên lúa đều ảnh hưởng độc đối với thiên địch của sâu hại lúa, dẫn
tới sự phá hủy khu hệ thiên địch của sâu hại lúa. Do đó, gây tái phát quần thể của rầy nâu, rầy
xanh đuôi đen, rầy xám nhỏ, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu ở nhiều nước trồng lúa (Kenmore et

al., 1984; Kiritani, 1979; Ooi et al., 1994).

1.4. Giới thiệu về địa điểm thực tập - Viện Bảo Vệ Thực Vật
* Tên Tiếng Việt : Viện Bảo vệ thực vật;
* Tên Tiếng Anh : Plant Protection Research Institute (PPRI)
1.4.1. Chức năng nhiệm vụ
* Chức năng:


1. Viện Bảo vệ thực vật được thành lập theo điểm"c" Khoản "1" Điều 2 của Quyết định
số: 220/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam.
2. Viện Bảo vệ thực vật là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về dịch hại và
sinh vật có ích trên cây trồng nông lâm nghiệp, các đối tượng kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ
thực vật trên phạm vị cả nước.
Trụ sở của Viện đặt tại Xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ:
1. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp để phục vụ phát triển
kinh tế xã hội của cả nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực:
a) Điều tra cơ bản về sinh vật gây hại, sinh vật có ích, xây dựng quỹ gen về sinh vật trong
bảo vệ thực vật; bảo quản và xây dựng bộ mẫu chuẩn quốc gia về côn trùng, bệnh hại, cỏ dại, vi
sinh vật nông nghiệp, ký sinh thiên địch;
b) Nghiên cứu sâu bệnh, bệnh, cỏ dại và các dịch hại khác hại cây Nông Lâm nghiệp và
giải pháp phòng trừ;
c) Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật;
d) Nghiên cứu độc lý, dư lượng, phát triển thuốc bảo vệ thực vật và giải pháp sử dụng
theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường;

đ) Nghiên cứu và xác định các đối tượng kiểm dịch thực vật;
e) Nghiên cứu đánh giá nguy cơ và quản lý dịch hại phục vụ sản xuất nông sản an toàn;
f) Tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh có năng suất cao, phẩm chất
tốt phục vụ cho các vùng sinh thái của cả nước.
3. Thực hiện khảo, kiểm nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
4. Thực hiện chức năng khuyến nông, khuyến lâm về bảo vệ thực vật;
5. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo
nguồn nhân lực trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật với các tổ chức trong nước theo quy định của
Nhà nước.


6. Hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử
nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Bảo vệ thực vật với các tổ chức
trong nước theo quy định của pháp luật.
7. Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân thực, kinh phí, tài sản được giao đúng quy
định của pháp luật.
1.4.2. Tổ chức bộ máy
* Các phòng nghiệp vụ:
Phòng Tổ chức Hành chính.
Phòng Khoa học và HTQT
Phòng Tài chính kế toán.

* Các bộ môn nghiên cứu:
Bộ môn Bệnh cây.
Bộ môn Côn trùng.
Bộ môn Thuốc, Cỏ dại & Môi trường.
Bộ môn chẩn đoán & Giám định dịch hại và thiên địch.
Bộ môn Miễn dịch thực vật.
Bộ môn kinh tế BVTV.

Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm đấu tranh sinh học.

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ thực vật Nam Bộ.
Doanh nghiệp: Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển BVTV.
* Lực lượng cán bộ:
Viện có 145 cán bộ trong biên chế, trong đó có: 01 GS. Tiến sỹ; 01 PGS.TS; 14 Tiến sỹ;
32 Thạc sỹ; 84 kỹ sư và 13 KTV và nhân viên phục vụ.


Hình 1.1: Viện BVTV – Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 15 tháng 3 đến 15 tháng 5 năm 2011
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Nhóm Sâu hại lúa – Bộ môn Côn trùng - Viện Bảo vệ thực vật – Đông Ngạc – Từ
Liêm – Hà Nội
+ Hợp tác xã Hải Lộc - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định

2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Một số loài thiên địch bắt mồi chính (Nhện lớn bắt mồi, bọ xít
mù xanh, bọ rùa đỏ, bọ ba khoang).
* Vật liệu nghiên cứu:

- Dụng cụ để quan sát và chụp ảnh bao gồm: Kính lúp soi nổi, kính lúp điện tử, kính lúp
cầm tay với độ phóng đại 10 lần, máy ảnh.
- Dụng cụ thu mẫu bao gồm: bẫy dính vàng, ống hút côn trùng, túi nilon, chổi lông, bút
lông, lọ thuỷ tinh, ống tuýp, kim mũi nhọn, panh, đĩa petri thuỷ tinh…
- Dụng cụ thử thuốc: Pipet, ống đong, xi lanh, bình bơm tay, bình xịt nhỏ, xô nhựa…
- Hóa chất nghiên cứu: Một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu hại lúa hiện có trong
danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (19/6/2007).

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thành phần thiên địch
- Điều tra ngoài đồng: điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần tại các điểm nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra:
+ Dùng bẫy dính vàng để xác định mật độ quần thể thiên địch: trên mỗi công thức thí
nghiệm, điều tra 5 điểm chéo góc, 10 khóm/điểm.
+ Dùng vợt để điều tra những loài hoạt động nhanh nhẹn và ở trên bề mặt lá lúa. Thu bắt
toàn bộ mẫu thiên địch bắt gặp về giám định tại Viện BVTV. Từ đó đưa ra mức độ phổ biến của
chúng trên đồng ruộng.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 2.1: Một số hình ảnh sử dụng bẫy dính vàng để điều tra thành phần và mật độ
thiên địch trên đồng ruộng trong vụ Đông xuân năm 2011 tại Hải Lộc, Hải Hậu, Nam
Định


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng


CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Xử lý và bảo quản mẫu vật
- Mẫu loài thiên địch sẽ bảo quản trong cồn 95o và đem đi giám định tại Viện BVTV.
- Việc phân loại và giám định tên khoa học được các cán bộ trong bộ môn côn trùng
phân loại dựa trên các tài liệu chuẩn quốc tế.
2.3.3. Phương pháp đánh giá sức tiêu diệt sâu hại của thiên địch
Phương pháp nghiên cứu: Bọ xít mù xanh và nhện sói vân hình đinh ba được thu bắt
bằng ống nghiệm ở đồng đem về phòng thí nghiệm. Mỗi cá thể được nuôi trong một ống thủy
tinh (kích thước 20 x 2cm cho bọ xít mù xanh, 25 x 4cm cho nhện sói vân hình đinh ba). Bọ xít
mù xanh bỏ đói 24 giờ còn nhện sói vân hình đinh ba bỏ đói 48 giờ. Sau thời gian bỏ đói thì bắt
đầu tiến hành thí nghiệm. Mỗi ngày thả 40 rầy non tuổi 4-5 của rầy nâu cho 1 nhện sói vân hình
đinh ba và 100 trứng rầy nâu cho bọ xít mù xanh. Sau 24 giờ kiểm tra số lượng con mồi bị tiêu
diệt và thay thức ăn mới.
- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành liên tục trong 3 ngày.
2.3.4. Phương pháp điều tra đánh giá ảnh hưởng của thuốc hoá học đến một số
quần thể thiên địch trong phòng thí nghiệm
Nhện sói vân đinh ba được thu ngoài đồng ruộng với các kích thước tương đương nhau
(9±0,1mm chiều dài). Sau đó mang về phòng thí nghiệm giữ ổn định sau 12 tiếng sau đó thả vào
các đĩa Pepti (10cm đường kính), được lót một tấm giấy thấm có kích thước vừa với đĩa Pepti.
Giấy được phun thuốc ở các liều lượng khác nhau trước khi cho vào đĩa Pepti.
Sử dụng 2 loại thuốc có gốc là Diazinon và Imidacloprid để đánh giá ảnh hưởng của
thuốc với Nhện sói vân đinh ba. Thuốc được áp dụng ở các liểu lượng khác nhau 3ppm, 15ppm,
30ppm, 150ppm và 300ppm (ppm = pass per million; một phần một triệu).
Sau khi thả nhện vào các đĩa Pepti, tiến hành theo dõi khả năng sống sót của nhện ở 12,
24 và 48 giờ sau khi thả. Mỗi công thức tiến hành theo dõi 10 cá thể Nhện sói vân đinh ba.
2.3.5. Phương pháp điều tra đánh giá ảnh hưởng của thuốc hoá học đến một số
quần thể thiên địch ngoài đồng ruộng

Chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến quần thể của Nhện tổng số, Bọ xít mù xanh và Bọ
ba khoang trên đồng ruộng.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ruộng thí nghiệm được bố trí diện rộng mỗi ruộng có diện tích từ 360-500m2, không
nhắc lại. Tiến hành phun thuốc khi rầy nâu xuất hiện trên đồng ruộng bằng các loại thuốc như:
Chế phẩm sinh học nấm Metarhizium, thuốc hoá học Chess 50WG và Bassa 50EC.
Giống lúa trồng tại 3 ruộng thí nghiệm (3 công thức) là giống Bắc thơm số 7 (giống
trồng phổ biến tại điểm nghiên cứu). Các chế độ canh tác, chăm sóc và thời gian gieo cấy giống
nhau.
Sử dụng bẫy dính vàng để điều tra diễn biến mật độ thiên địch ở các công thức một
tuân/lần. Mỗi công thức điều tra 5 điểm chéo góc mỗi điểm tiến hành đập 10khóm lúa. Số lượng
thiên địch thu được, được trực tiếp đếm bằng mắt thường hoặc mang về phòng thí nghiệm đếm
dưới kính núp điện tử.
2.3.6. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán
Mức độ phổ biến của các loài thiên địch bắt mồi ăn thịt được lượng hoá theo tần suất bắt
gặp như sau:
Số điểm có thiên địch
Tần suất bắt gặp (%)= ----------------------------- x 100
Tổng số m2 điều tra
-

: Rất ít (< 10% số lần bắt gặp)

+


: Ít (11 – 20 % số lần bắt gặp

++

: Trung bình (21 – 50% số lần bắt gặp)

+++

: Nhiều (>50% số lần bắt gặp).
Tổng số thiên địch bắt gặp (con)

- Mật độ thiên địch (con/m2) = ---------------------------------------Tổng số m2 điều tra
- Tỷ lệ số lượng từng loài (%):
Na
- Tỷ lệ loài (%) = ------------------ x 100
N
Trong đó:
Na: số lượng cá thể từng loài (theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa).


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

N: Tổng số cá thể thiên địch điều tra.
- Hiệu lực thuốc được tính theo công thức: Henderson – Tilton.
Ta x Cb
E (%) = (1- ----------------- x 100)

Ca x Tb
Trong đó: Ta: số cá thể thiên địch sống ở ô xử lý thuốc sau khi phun.
Tb: số cá thể thiên địch sống ở ô xử lý thuốc trước khi phun.
Ca : số cá thể thiên địch sống ở ô đối chứng sau khi phun.
Cb : số cá thể thiên địch sống ở ô đối chứng trước khi phun.
2.3.7. Xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê trong chương trình
Microsoft Excel.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần và mức độ phổ biến một số loài thiên địch chính trên
đồng ruông vụ Đông xuân 2011 tại Hải Lộc – Hải Hậu – Nam
Định.
Thiên địch là một thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt
trong hệ thống thâm canh lúa bền vững. Thiên địch có nhiều loài, bao gồm nhóm bắt mồi, nhóm
ký sinh giết chết vật chủ và nhóm sinh vật gây bệnh. Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc
khống chế thành phần, số lượng sâu hại trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường. Vì vậy thiên địch
được coi là “bạn của nhà nông”.
Để tìm hiểu thành phần thiên địch trên lúa, tôi đã tiến hành điều tra trên lúa vụ xuân 2009
tại Hải Lộc – Hải Hậu – Nam Định. Kết quả được thể hiện qua (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Thành phần thiên địch phổ biến trên lúa vụ xuân năm 2009 tại Hải Lộc
– Hải Hậu – Nam Định.
STT

Tên


Tên khoa học

Việt Nam

Bộ/họ

Thời gian và mức
độ phổ biến
T3

Bộ cánh cứng

T4

T5

Coleoptera

1

Bọ cánh ngắn

Paederus fuscipes Curt

Staphylinidae

+

++


++

2

Bọ 3 khoang

Ophionea indica Thunbr

Carabidae

+

++

++

3

Bọ rùa đỏ

Micrarpis discolor Fabr

Coccinellidae

++

++

++


4

Bọ rùa 8 chấm

Harmonia octomaculata Fabr

Coccinellidae

+

+

++

Veliidae

+

+

+

Miridae

+

++

+++


Lygaeidae

-

+

+

Gerridae

+

+

+

+

+

+

Bộ cánh nửa
1

Bọ xít nước

2


Bọ xít mù xanh

3

Bọ xít ăn thịt

4

Bọ xít gọng vó
Bộ nhện lớn

1

Nhện lưới

Hermiptera
Microvelia sp.
Cyrtorhinus

lividipennis

Reuter
Cavelerius
Okajima
Limnogonus
Fabricius

sacchiricvorus
fossarum


Araneidae
Agiope catnulata Doles chall Araneidae


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
VÀ THẢO LUẬN

2

Nhện sói vân

Lycosa pseudoannulata Boes.

đinh ba

et Str
Clubiona japonicolla Boes. et

3

Nhện gập lá lúa

4

Nhện lùn

Str.
Atypena sp.


Nhện nhảy vằn

Bianor

lưng

Schenkel

Nhện linh miêu

Oxypes javanus Thorell

Nhện chân dài

Lycosa pseudoannulata Boes.

hàm to

et Str.

5
6
7

hottingchiehi

Lycosidae

++


++

++

Clubionidae

+

+

+

Linyphiidae

+

+

+

Salticidae

+

+

+

Oxyopidae


++

++

++

Tetragnathidac

+

+

+

Ghi chú: Mức độ phổ biến của các thiên địch:
-

: Rất ít (<10% số lần bắt gặp).

+

: Ít (11 -20% số lần bắt gặp).

++

: Trung bình ( 21 – 50% số lần bắt gặp).

+++

: Nhiều (>50% số lần bắt gặp).


Qua kết quả điều tra (bảng 3.1) có thể thấy rằng: Về côn trùng có bộ cánh cứng
(Coleoptera) và bộ cánh nửa (Hemiptera). Trong đó, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 4 loài
chiếm 26,70%, bộ cánh nửa (Hemiptera) có 4 loài chiếm 26,70. Lớp nhện có 1 bộ nhện lớn
(Araneae) có 4 họ chiếm 46,70%.
Về mức độ phổ biến có bọ đỏ Micrarpis discolor Fabr, bọ cánh cứng ngắn Paederus
fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophionea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtohinus lividipennis
Reuter và nhện linh miêu Oxypes javanus Thorell, nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata
Boes. et Str là các loài xuất hiện phổ biến nhất từ tháng 3 cho đến tháng 5. Còn lại các loài khác
với mức độ phổ biến thấp.
Như vậy, thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2011 tại Hải Lộc –
Hải Hậu – Nam Định khá phong phú.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
VÀ THẢO LUẬN

Nhện sói vân đinh ba

Bọ xít nước

Lycosa pseudoannulata Boes. et Str.

Microvelia sp.

Bọ xít mù xanh

Bọ ba khoang


Cyrthohinus lividipennis Reuter

Ophionea indica Thunbr

Nhện lùn .
Atypena sp.
Hình 3.1: Một số thiên địch phổ biến của sâu hại trên lúa vụ xuân 2011 tại Hải Lộc
- Hải Hậu – Nam Định
3.2. Vai trò của một số loài thiên địch đối với việc hạn chế sâu hại chính trên lúa.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
VÀ THẢO LUẬN
Để hiểu rõ được vai trò của các loài thiên địch trong việc hạn chế các loài sâu chính hại
lúa, trong vụ xuân năm 2011 chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng ăn rầy nâu của 2 loài thiên
địch bắt mồi phổ biến tại Hải Lộc - Hải Hậu – Nam Định là: Nhện sói vân đinh ba và bọ xít mù
xanh.
3.2.1. Khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh
Ở nước ta bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis Reuter) là loài côn trùng bắt mồi khá
phổ biến trên đồng lúa ở khắp các vùng trồng lúa. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống kiểu bắt
mồi. Chúng tiêu diệt trứng và rầy non tuổi nhỏ của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen và
nhiều loài rầy hại lúa khác. Bọ xít mù xanh được coi là loài bắt mồi quan trọng trên đồng lúa ở
nhiều nước (Chiu, 1979). Thí nghiệm về khả năng ăn trứng rầy nâu được tiến hành với bọ xít
trưởng thành và bọ xít non tuổi cuối. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khả năng ăn trứng rầy nâu
của bọ xít mù xanh, thả 100 trứng rầy nâu vào trong lọ thí nghiệm có cây lúa và bọ xít mù xanh,
theo dõi trong 3 ngày, 3 lần nhắc lại.
Kết quả cho thấy bọ xít trưởng thành có khả năng ăn trứng rầy nâu cao hơn bọ xít non
tuổi cuối. Trong ba lần thí nghiệm, ở ngày đầu tiên bọ xít trưởng thành đều ăn nhiều trứng rầy
nâu nhất. Khả năng ăn mồi của chúng giảm đi trong các ngày thí nghiệm sau. Số trứng rầy nâu

trung bình bị một bọ xít trưởng thành ăn trong ngày thí nghiệm thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 tương
ứng là: 22,7 ± 2,3; 18,8 ± 4,6 và 12,9 ± 4,9 (bảng 3.4). Đối với bọ xít non tuổi cuối, số lượng
trứng rầy nâu bị tiêu diệt ngày thứ nhất là 9,3 ± 2,1; ngày thứ 2 là 14,4 ± 3,4 và ngày thứ 3 là
10,1 ± 2,6 (bảng 3.2).


×