Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

CHẤT LIỆU GỐM BIÊN HÒA TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 30 trang )

Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

CHẤT LIỆU GỐM BIÊN HÒA
TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH HIỆN ĐẠI
Sách Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức giới thiệu khái
quát tỉnh Biên Hòa như sau: “Từ Đông đến Tây cách 542 dặm rưỡi, từ Bắc đến
Nam cách 587 dặm rưỡi, phía Đông giáp núi Thần Mẫu lập trạm Thuận Biên,
chạy dài ra phía Bắc đều là sách động của sơn Man, phía Nam giáp Trấn Phiên
An trên từ suối Băng Bột, qua Đức Giang đến Binh Giang bẻ quanh về ngã ba
Nhà Bè, thẳng xuống vùng biển Cần Giờ qua Vũng Tàu qua Thái Sơn lấy một
dải sông dài làm giới hạn. Phần đất ở bờ phía bắc sông là địa giới trấn Biên
Hòa, phía đông giáp biển, phía tây đến sơn Man”.[1tr.8.]
Địa giới hành chánh ngày nay là các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Về mặt địa lý - địa hình đây là
vùng đất cao trải dài từ cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh và thấp dần xuống đồng
bằng sông Cửu Long.
Gốm Biên Hoà giai đoạn thế kỷ XIX-XX:
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, và nhất là đầu thế kỷ XX, công nghệ gốm
ở đây mới thực sự phát triển mạnh khi mặt hàng gốm mỹ nghệ được mở ra, tạo
bước ngoặt cho gốm Đồng Nai. Sự kết hợp giữa phương Tây và bản địa đã cho
ra đời những sản phẩm gốm Biên Hoà độc đáo ở nhiều thể loại khác nhau như
tượng, bình, đôn, chậu, đĩa trang trí, ấm chén, bình đèn… Qua bao thập kỷ,
những sản phẩm này đã tồn tại trong những ngôi nhà từ thành thị đến nông thôn,
trong những bộ sưu tập của các nhà sưu tầm cổ vật trong và ngoài nước. Chính
sự kết hợp hài hoà giữa kiểu dáng phương Tây và chất liệu Việt đã tạo nên
những sản phẩm có giá trị vượt thời gian.
Năm 1903, trường Mỹ nghệ Biên Hòa được thành lập (ngày nay là trường
Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai) ngành gốm Biên Hòa bước vào giai đoạn
phát triển mới với việc tiếp thu kỹ thuật tạo gốm của phương Tây.
Nguyễn Quang Hoàng


1


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Gốm Biên Hoà đã nổi danh từ lâu nhờ tính hiện đại trong kiểu dáng kết hợp
với hoạ tiết, nét chạm lọng, khảm men (inlay) - khắc chìm và tô men. Khi
nghiên cứu về các sản phẩm gốm cổ truyền mang vẻ đẹp nghệ thuật Á Đông, hai
ông bà Balick người Pháp (Hiệu trưởng trường Mỹ Nghệ Biên hòa từ 1923) đã
hướng vào đột phá hai mục tiêu cho dòng gốm Biên Hoà, đó là: màu men và
kiểu dáng, mẫu mã và bản địa.
1. Kế thừa giá trị truyền thống, phát huy tính hiện đại và dân tộc trong
sáng tạo nghệ thuật
- Con người vốn sinh ra đã có nhu cầu thưởng thức văn hóa, thưởng thức
cái đẹp, có lẽ đó là một thuộc tính, từ thuộc tính đó cùng với môi trường chung
quanh có tác động tới con người, con người lại phát triển tư duy ngày một cao
và nhu cầu thưởng thức cái đẹp càng trở nên cấp thiết. Do vậy con người nhạy
cảm với thế giới bao la và đã tưởng tượng, nghĩ ra cách làm đẹp cho mình và xã
hội. Đẹp là bản chất của nghệ thuật tạo hình, mà khởi đầu là đồ trang sức bằng
đá, vỏ trai, vỏ ốc, mảnh gỗ, mảnh gốm…
- Mỹ thuật Việt Nam đã kế thừa và phát huy được những tinh hoa nghệ
thuật truyền thống hàng ngàn năm của ông cha để xây dựng một nền nghệ thuật
“hiện đại - đậm chất dân tộc” rất đáng tự hào.
Năm 1925 trường Mỹ thuật Đông dương được thành lập là nhân tố quan
trọng cho sự hình thành và phát triển của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến, các thế hệ họa sĩ “vừa cầm cọ, vừa cầm súng”
đã đem hết sức lực và tài năng để phục vụ Cách mạng, phụng sự Tổ quốc cho tới
ngày thắng lợi. Nghệ thuật Cách mạng đã tạo nên một trang sử mỹ thuật với
nhiều phong cách, cá tính sáng tạo đem đến những biến đổi về chất của nền mỹ
thuật hiện đại.

Năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo sự đổi mới
toàn diện về kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Nghị quyết Trung ương 5 về

Nguyễn Quang Hoàng

2


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

văn hóa văn nghệ của Bộ Chính trị như một luồng gió mới trong lành. Đảng và
Nhà nước khuyến khích mọi tìm tòi sáng tạo trong văn học nghệ thuật, tôn trọng
cá tính sáng tạo của các nghệ sĩ, đồng thời góp phần xây dựng một nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (12- 1986)
kêu gọi đổi mới toàn diện về mặt tư duy chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội, mặc
dù không khí sáng tác mỹ thuật thời kỳ này tự do hơn, cởi mở hơn. Phong cách
nghệ thuật đã bắt đầu đa dạng hơn phong phú hơn, song cũng chỉ là những biểu
hiện của thời kỳ đầu mở cửa hội nhập. Sự đổi mới mạnh mẽ trong nghệ thuật tạo
hình, phải đến thập kỷ 90 mới bộc lộ rõ rệt, trước hết là đổi mới về hoạt động
nghệ thuật, đời sống mỹ thuật sôi động các họa sĩ thật sự bị cuốn hút vào công
việc sáng tác và công bố tác phẩm.
Sự đổi mới có tính căn bản đó là sự đổi mới nhận thức và sự đổi mới về
quan điểm nghệ thuật, không còn rập khuôn cách nhìn cách biểu hiện hiện thực
mà chuyển sang giai đoạn phát triển nhiều cách biểu hiện khác nhau và đây là
ảnh hưởng tất yếu của nghệ thuật trong quá trình mở cửa hội nhập và đổi mới.
Khuyến khích và tôn trọng mọi tìm tòi sáng tạo, tôn trọng mọi khuynh
hướng và phong cách nghệ thuật của nhiều khuynh hướng khác nhau như: hiện
thực, siêu thực, lập thể trừu tượng và vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào tác
phẩm, tạo nên những sắc thái mới, đa dạng, phong phú và hiệu quả cho cả nội
dung lẫn hình thức trong các tác phẩm.

Tính dân tộc và tính hiện đại trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam bao hàm
rất nhiều yếu tố: phong tục, tập quán, lối sống, ứng xử, cốt cách, tâm hồn, quan
niệm thẩm mỹ, truyền thống… và đó là nền văn hóa khu biệt của từng dân tộc.
Vì thế tính hiện đại trong nghệ thuật tạo hình được biểu hiện trong phương
pháp nhận thức thời đại phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của thời đại mới.
Trong thủ pháp xử lý kỹ thuật các chất liệu ngôn ngữ nghệ thuật, trong phong
cách biểu hiện ngôn ngữ đặc thù để tạo ra những giá trị mang tính thời đại của

Nguyễn Quang Hoàng

3


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

hiện tại, và đây mới là ý nghĩa của sự hội nhập và phát triển, bao gồm cả văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần và là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội.
1.1. Kế thừa giá trị truyền thống:
Đồ gốm Việt Nam ra đời cách đây gần một vạn năm và trải qua quá trình
phát triển hết sức rực rỡ, để lại những dấu ấn hết sức quan trọng cả về mặt kỹ
thuật lẫn nghệ thuật, tất cả các loại gốm đều được làm từ đất, qua kỹ thuật của lò
nung, và những lò có những nhiệt độ khác nhau mà chúng ta có những loại gốm
với những đặc trưng nghệ thuật và tính chất hóa lý khác nhau. Ngày nay, từ đồ
gốm đã thành tên gọi chung của năm loại chất liệu: gốm đất nung, gốm sành
nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng và đồ sứ.
Ngoài công năng là gốm thực dụng, gốm Việt Nam còn là những hiện vật
ghi nhận cuộc sống, tư duy, tình cảm, nghệ thuật, thẩm mỹ của con người trong
giai đoạn phát triển của xã hội. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, nghệ thuật của gốm
đều mang những dấu ấn của mỗi thời đại, tạo nên những giá trị thẩm mỹ riêng
biệt. Sự tiếp biến văn hóa, sự tổng hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật và nghệ thuật trên

nhiều sản phẩm cho thấy một đặc trưng riêng về văn hóa và thẩm mỹ của từng
giai đoạn xã hội đã tạo nên những vẻ đẹp như giản dị mộc mạc, như chắc khỏe
mang đậm tính dân gian… từ hình dáng đến trang trí, men màu đậm đà riêng
biệt. Tìm hiểu nghệ thuật gốm Việt Nam đòi hỏi nhiều công phu, nhiều thời
gian. Trong hàng chục năm qua, những công việc sưu tầm, đối chiếu, hệ thống
hóa tư liệu và hiện vật gốm; những công việc nghiên cứu, thể nghiệm các loại
gốm cổ truyền, những kết quả của nhiều cuộc khai quật di chỉ, đã thực sự giúp ta
khẳng định quá trình phát triển nghệ thuật gốm Việt Nam thêm rõ ràng và chính
xác. Phát huy truyền thống xưa, đưa nghệ thuật gốm hiện đại đến một mức cao
hơn trong việc phục vụ nhiều mặt của cuộc sống xã hội ngày nay, đó là xu
hướng chung mà nhiều nước trên thế giới hiện đang đề cập tới. Đó cũng là yêu
cầu, mục đích của nghệ thuật gốm Việt Nam hiện còn nhiều khả năng tiềm tàng.

Nguyễn Quang Hoàng

4


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Trong quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và phát triển ngành gốm
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 - 2010, có xét đến năm 2015 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai có viết “quy hoạch ngành gốm Đồng Nai nhằm
phát triển ngành gốm truyền thống của Đồng Nai để giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn
hóa vùng đất và con người Đồng Nai, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm gốm Đồng Nai so với các sản phẩm trong và ngoài nước, đẩy mạnh và
phát triển gốm Đồng Nai bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết
công việc làm cho người lao động và bảo vệ môi trường sinh thái”. [35, tr .55]
2. Phát huy tính hiện đại và tính dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật:
Ngành gốm là ngành nghề truyền thống lâu đời người Việt Nam nói chung

và tỉnh Đồng Nai nói riêng, một nghành nghề, vừa thể hiện lịch sử văn hóa vừa
thể hiện con người Đồng Nai trong những thời kỳ đầu khai phá.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy tính sáng tạo văn hóa nghệ
thuật trong sự đổi mới của đất nước. Phát huy vốn có nguồn lực, nhân lực và
tiềm năng ở địa phương, tạo thế mạnh tích cực trong sự phát triển trong các
ngành nghề truyền thống ở Biên Hòa. Kế thừa và phát huy những tinh hoa
truyền thống trong những giai đoạn rực rỡ nhất của thời Lý -Trần… Gốm là một
chất liệu quan trọng trong việc sáng tạo những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao
về văn hóa Việt Nam, tiêu biểu cho những giai đoạn phát triển của người việt
như men ngọc men hoa nâu, lam… Những nghệ nhân trong các thời kỳ của nền
văn hóa đã sáng tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm tính truyền thống, dân
gian, gần gũi đời sống, mộc mạc mà sâu lắng.thâm trầm mà gần gũi, giàu tính
nhân văn sâu sắc và bản sắc văn hóa dân tộc của người dân Biên Hòa.
Chất liệu của gốm luôn tươi sáng và bền vĩnh cửu do được tạo thành từ các
oxide kim loại trong quá trình nung chảy thủy tinh ở nhiệt độ cao và sự trong
trẻo, sâu thẳm của màu sắc cùng với bề mặt bóng bẩy, lung linh và đặc điểm
chính của gốm Biên Hòa là trang trí theo kiểu chạm khắc chìm phối hợp men
màu, tráng men dày kể cả phông nền. Đây là ưu thế để gốm Biên Hòa nhanh
Nguyễn Quang Hoàng

5


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

chóng khẳng định phong cách độc lập trong sáng tạo và xu hướng riêng biệt,
làm cho vật liệu này trở nên sang trọng và đậm tính thẩm mỹ đúng như tên gọi
của mình.
3. Một số công trình nghệ thuật tạo hình hiện đại sử dụng chất liệu gốm
Biên Hòa

3.1. Tại tỉnh Đồng Nai
Di tích đài kỷ niệm
Về phù điêu gốm:
Những mảng phù điêu gốm với nhiều đề tài khác nhau được trang trí đa
dạng trong các kiến trúc công cộng, như Di tích Đài Kỷ Niệm hiện có rất nhiều
mảng phù điêu gốm trang trí như cuốn thư, chữ thọ, bình hồ lô, hoa cúc… Về
hình thức Đài Kỷ Niệm cũng mang tính chất và gần giống như trong kiến trúc
cung đình Huế, chính những chi tiết này đã xác định rõ nét tính kế thừa của văn
hóa truyền thống. Trong họa tiết trên các mảng phù điêu trang trí, có sự kết hợp
hoa lá trong từng chủ đề cụ thể như: trong cuốn thư trang trí lá, hoa và bố cục rất
cân đối, hài hòa về màu sắc.
Trong Đài Kỷ Niệm cũng có sự xuất hiện chữ Hán bằng chất liệu gốm,
những nét chữ Hán này độc đáo về tượng hình, với ba chữ được dịch là “Chiến
sĩ đài” và hai câu đối gốm chữ Hán chạy dọc hai bên thành trụ cột. Trong Đài
Kỷ Niệm, màu sắc chủ yếu là xanh đồng, xanh coban và trắng ngà. Sự phối màu
này có một sự tương đồng trong những sản phẩm ở công trình kiến trúc của
người Hoa và gốm Cây Mai, thể hiện sự tiếp biến văn hóa rõ nét…

Nguyễn Quang Hoàng

6


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Hình1: Di tích Đài Kỷ Niệm

Hình 2: Di tích Đài Kỷ Niệm
Tại thành phố Biên Hòa


Hình 3: Di tích Đài Kỷ Niệm
Tại thành phố Biên Hòa

Hình 4: Rồng - Di tích Đài Kỷ Niệm
Kt : 300 cm x 30cm

Hình 5: Lân - Di tích Đài kỷ niệm

Đình bình trước
Về tranh gốm:
Nguyễn Quang Hoàng

7


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Với một chất liệu bền vững và kỹ thuật độc đáo, tranh gốm luôn gắn liền
với các công trình kiến trúc Biên Hòa - Đồng Nai. Các công trình tiêu biểu trong
giai đoạn này là Nhà Hội Bình Trước, với bức tranh khá lớn nằm phía trước nhà
Hội. Với đề tài của tranh là cặp rồng vươn bay lên mây, trong đó có sóng nước,
mây từng cụm và phía dưới có hệ thống hoa văn dây lá. Bức tranh chia làm hai
phần được cắt ngang bởi đường diềm, họa tiết hình chữ S ngang, thấy nhiều
trong hoa văn Trung Quốc và nhất là ở một số trang phục của người Hoa. Màu
sắc được sử dụng là một màu xanh coban trên nền trắng.
Đường nét của những bức tranh gốm này là những đường khắc chìm,
đường nét này vừa có tác dụng trang trí, vừa để phân tách các màu sắc trong
men màu. Nhìn những bức tranh khắc chìm và chủ đề thể hiện cho thấy có sự
ảnh hưởng văn hóa của những tranh ghép gốm của Trung hoa.


Hình 6: Họa tiết hoa lá và chữ Hán
Mặt tiền nhà hội Bình Trước, thành phố Biên Hòa

Nguyễn Quang Hoàng

8


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Hình 7: Họa tiết hoa lá và động vật
Kt: 60cm x 1m60

Hình 8: Họa tiết hoa lá
kt : 40cm x 60cm

Và một số nhóm tiểu tượng tại Đình Tân Lân

Hình 9: Hoa văn dây lá và tiểu tượng
( Đình Tân Lân, thành phố Biên Hòa)

Nguyễn Quang Hoàng

9


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Hình10: Rồng
(Tg. Nguyễn Văn Mậu. Hiện trong khuôn viên Nhà thiếu nhi ĐN )


Hình 11 : Phụng
Mặt tiền trường CĐ MTTT ĐN

Nguyễn Quang Hoàng

10


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Tất cả các hình tượng trên đều cho thấy giá trị thẩm mỹ truyền thống của gốm
Biên Hòa.
Khu văn hóa Trấn Biên:
Văn miếu là biểu tượng văn hóa nhằm để tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo
dục theo quan điểm, mục đích của nhà nước phong kiến Việt Nam. Văn miếu cổ
xưa thờ Văn Xương Đế Quân, về sau văn miếu thờ Khổng Tử và các học trò của
ông.
Trong kế hoạch xây dựng thiết chế văn hóa ở Đồng Nai nhân dịp kỷ niệm
Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm, Tỉnh đã chỉ đạo tái thiết Văn miếu Trấn biên
trong hình thức truyền thống để biểu tượng mới về văn hóa - giáo dục và tinh
thần trọng học theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Nơi xây dựng được xem là vị trí của văn miếu xưa như mô tả của Gia Định
thành thông chí xưa, văn miếu được tái thiết với ý nghĩa quan trọng:
- Tạo một hình thức sinh hoạt truyền thống và hiện đại phù hợp với tâm lý
xã hội nhằm tôn vinh các giá trị về văn hóa - giáo dục.
- Tạo một nơi sinh hoạt văn hóa tôn nghiêm và thông qua đó tuyên truyền,
giáo dục các thế hệ trẻ.
- Gắn sinh hoạt của Văn miếu với thiết chế văn hóa và kết hợp với các
danh thắng của tỉnh Đồng Nai.

- Văn miếu gồm các công trình như: nhà thờ phụng, khuê văn các, nhà
bia, hoa viên….
Văn miếu Trấn biên đã khẳng định giá trị nghệ thuật cao về nghề làm gốm
của Biên Hòa. Nhà thờ gồm mười mái với bốn mái chính và sáu mái phụ, lợp
ngói âm dương xen lẫn ngói men kiểu Trung Quốc. Trên mái trang trí cặp rồng
uốn khúc chầu châu và các hoa văn cổ. Đầu nhà tam giác trang trí hoa văn hình
rồng lá. Đây là hoa văn thường thấy trong gốm Biên Hòa. Phía trước mặt tiền có
hai bức tranh ghép gốm chạm khắc trang trí lưỡng long đối nhau, cùng mây,
Nguyễn Quang Hoàng

11


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

sóng nước và hoa văn. Những hoa văn nổi trên góc đỡ xà là hoa văn dây lá, việc
sử dụng màu sắc hài hòa, kết hợp màu xanh đồng, xanh coban và men trắng ta
truyền thống. Dọc theo thân cột là hoa văn dây lá hoa cúc, tương đồng cùng màu
sắc tổng thể chung trong các mảng trang trí tạo một sắc thái riêng trong họa tiết,
đường nét, màu sắc của gốm trong kiến trúc ở Biên Hòa. Trong tiền sảnh có hai
bức phù điêu gốm chạm nổi thể hiện các ngày lễ hội truyền thống Việt Nam...

Hình 12: Văn miếu Trấn Biên, tại thành phố Biên Hòa

Hình 13: Văn Miếu Trấn Biên

Hình 14: Văn Miếu Trấn

Biên


Nguyễn Quang Hoàng

12


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Hình 15: Văn Miếu Trấn Biên

Hình 16: Văn miếu Trấn Biên

Tượng đài gốm Chiến thắng sân bay Biên Hòa:
Là một trong những nhóm Tượng đài lớn, đầu tiên ở Việt Nam được thể
hiện bằng chất liệu gốm Biên Hòa màu xanh cobal. Đó là một tác phẩm có tính
thẩm mỹ và kỹ thuật tạo tác cao. Tượng được đặt nơi công cộng, tại phường
Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, năm 1993. Tổng thể nhóm
tượng cao 3m, bệ cao 2m50, của Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường và khoa
Gốm trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai thực hiện.
Tượng đài “Chiến thắng sân bay Biên Hòa”, thể hiện sự chiến thắng của
lực lượng pháo binh và lực lượng đặc công của quân và dân Đồng Nai trong trận
chiến thắng vào sân bay Biên Hòa đêm 31-10-1964. Nhóm tượng thể hiện bốn
dáng người gồm ba nam và một nữ biểu tượng cho sự kết hợp giữa lực lượng
chính quy và địa phương, với phong cách hiện thực, cách điệu, tạo hình tả khối
mềm mại và mang tính hiện đại, những chi tiết kết hợp các dáng của nhân vật
với khí tài tạo thành một bố cục vững chãi và chặt chẽ, sự đặc tả chân dung cho
thấy sự hoan hỉ của những chiến sĩ và quân dân trong niềm vui chiến thắng.
Trong những ngày lễ kỷ niệm chiến thắng, hay ngày lễ trọng đại của dân
tộc, quê hương... nơi đây thường được kết hợp để ôn lại truyền thống đấu tranh
kiên cường, mưu lược của các thế hệ ông cha ta, đồng thời giáo dục về truyền
Nguyễn Quang Hoàng


13


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

thống yêu nước, về cội nguồn lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ cho các thế hệ trẻ trong
tỉnh.

Hình 17:

Hình 18:

(Tượng đài “Chiến thắng sân bay Biên Hòa” tượng cao 3m, bệ cao 2m50
Tg: Nguyễn Phú Cường và khoa Gốm trường CĐ.MTTT.ĐN thực hiện)

Tượng đài Đặc công Chiến thắng Long Bình:
Công trình được xây dựng tại công viên Long Bình, thành phố Biên Hòa Đồng Nai năm 1995, bằng chất liệu gốm màu nâu, nhóm tượng cao 6m, bệ cao
2m50, tác giả Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường và khoa Gốm trường Cao đẳng
Mỹ thuật trang trí Đồng Nai thực hiện.
Tổng thể nhóm tượng thể hiện những chiến sĩ đặc công rừng Sác của Đồng
Nai đã lập nên chiến công oai hùng, phá hủy kho tàng của địch tại căn cứ Tổng
kho hậu cần Long Bình. Hình tượng người chiến sĩ đặc công được thể hiện trong
những tư thế dũng cảm, mạnh mẽ, với phong cách tạo hình hiện thực, cách điệu,
cường điệu mang đậm chất tả khối, với những khối đứng vươn cao, bên cạnh
những khối tròn sinh động biểu tượng cho những vòng thép gai dày đặc, tạo nên
chất hiện đại trong ngôn ngữ điêu khắc. Mặt khác, chất liệu gốm nung cao lửa
màu nâu sẫm, đanh, chắc đã tạo nên chất vững chãi, khỏe, hòanh tráng chung
cho công trình. Tổng thể công trình đã tạo nên cảnh quan, không gian văn hóa


Nguyễn Quang Hoàng

14


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

đẹp, có tính thể mỹ cho người dân trong khu vực và du khách gần xa khi di
chuyển bằng mọi phương tiện trên quốc lộ 1, ngang qua khu vực tượng đài.

Hình 19

Hình 20

( Tượng đài Đặc công Chiến thắng Long Bình cao 6m, bệ cao 2m50,
Tg: Nguyễn Phú Cường và khoa Gốm trường CĐMTTT Đồng Nai thực hiện )

Tượng chân dung gốm Nguyễn Hữu Cảnh:
Do công ty gốm Minh Đức thực hiện đặt tại đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
thành phố Biên Hòa bằng chất liệu gốm màu, tượng chân dung cao 1m5, bệ cao
2m30 mô phỏng chân dung vị công thần đã có công khai phá và xây dựng nên
vùng đất này, và được nhân dân tôn thờ.

Nguyễn Quang Hoàng

15


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”


Hình 21: Tượng chân dung Nguyễn Hữu Cảnh
(Kt: 1m5 . Công ty gốm Minh Đức thực hiện)

Tượng chân dung theo phương pháp tả thực với những áo mũ , cân đai mô
tả nét suy tư của vị công thần trong sự khai hoang lập ấp trên vùng đất mới, thể
hiện sự khoan thai đầy nét suy tư trong động tác vuốt nhẹ chòm râu mang tính
liên tưởng oai vệ và đầy tính cách của người công thần, nhưng rất gần gũi với
nhân dân.
3.2. Gốm ở một số tỉnh thành khác
Khu di tích “Bến Dược Củ Chi” thành phố Hồ Chí Minh:
Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi là khu vực tưởng niệm những anh
hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Đền được khởi công vào ngày 19 tháng 5 năm 1993 nhân kỷ niệm ngày
sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một vùng đất rộng 7 ha, trong
quần thể của khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Đền khánh thành giai đoạn 1
vào ngày 19 tháng 12 năm 1995 và bắt đầu đón khách trong, ngoài nước đến
tưởng niệm. Đền chọn ngày 19 tháng 12 làm ngày lễ chính thức của đền.

Nguyễn Quang Hoàng

16


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Bức tranh gốm lớn tại Việt Nam:
Bức tranh gốm này gồm 3 tấm, ốp trên tường mặt ngoài của đền Bến Dược
(Củ Chi) vào tháng 8/2001. Tác phẩm do các giảng viên - họa sĩ trường Đại học
Mỹ Thuật TP.HCM thể hiện qua ba bức tranh tường hoành tráng, ca ngợi lịch sử

khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ xưa đến ngày đại
thắng mùa xuân 1975. Tranh được ghép bởi các viên gạch gốm vẽ men màu
nung nhẹ lửa, có kích thước 20cm x 20cm và 10cm x 10cm.
Bức thứ nhất: diễn tả nội dung “Dân khai hoang, Thần lập xứ”, thể hiện 5
chương: chương thứ nhất, với hình tượng những người dân đi khai hoang, mở
cõi đấu tranh với thiên nhiên, thú dữ trong quá trình chinh phục miền đất mới;
chương thứ hai thể hiện quá trình khai hoang, sản xuất, sinh tồn; chương thứ ba,
thể hiện hình tượng người có công mở đất- Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở
giữa to lớn nổi bật, bên phải mô tả sinh hoạt kinh tế, xây thành, lập chợ…, bên
trái là sinh hoạt văn hóa như đám rước, múa lân; chương thứ tư, thể hiện thành
quả trong cuộc sống và chương thứ năm là đấu tranh chống xâm lược.
Tác giả của bức tranh này là 3 giảng viên của trường Đại học Mỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh sáng tác và thi công.
Bức tranh này các tác giả sử dụng thể loại bố cục đồng hiện và mang tính tả
thực, giàu chất trang trí, thể hiện những cảnh sinh hoạt, lễ hội trên nền gạch gốm
với loại men nhẹ lửa, để đảm bảo tính kỹ thuật và mỹ thuật của gốm.
Màu sắc mang tính trang trí, hài hòa với những tương phản nhẹ nhàng và
đầm ấm, có tính cường điệu mang đậm chất tả khối, với không gian trong tranh
luôn có khoảng trống phù hợp, nên tạo ra sự cảm nhận của người xem cân bằng
về nguyên lý thị giác.
Bức thứ hai: thể hiện nội dung “Sức tiếp sức chống xâm lăng”, tác phẩm
này cũng thể hiện năm nội dung: đường Hồ Chí Minh trên biển, chi viện từ hậu
phương lớn; xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, lớp lớp thanh niên lên đường; chi

Nguyễn Quang Hoàng

17


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”


viện tại chỗ như miền núi, tây nguyên, đồng bằng; chi viện từ trong lòng địch và
cuối cùng là hoạt động nội thành.
Bức tranh này nằm chung trong một phương pháp thể hiện bố cục đồng
hiện như trên để có thể tạo sự thống nhất trong toàn bộ tác phẩm, mô tả những
không gian từ vùng cao như tây nguyên cho tới đồng bằng sông nước, nông thôn
và thành thị, mang tính cách điệu vừa phải nhẹ nhàng, dẫn tới sự chỉnh chu, kỹ
lưỡng với các hình dáng, nhân vật và đặc trưng phong cảnh từng vùng trong
tranh.
Màu sắc sử dụng mang tính trang trí và hài hòa, màu sắc đậm nhạt hợp lý
và những khoảng trống trong tranh được tính toán cẩn trọng để tạo trạng thái cân
bằng giữa hình và nền.
Bức thứ ba: thể hiện hai giai đoạn lịch sử, phần một “Nhân dân ta bị đô hộ
áp bức”; phần hai là “Đoàn kết, đấu tranh giành thắng lợi”.
Bức tranh này thống nhất với thể loại bố cục đồng hiện thể hiện sự hân
hoan trong ngày thống nhất đất nước, từ những chiến sĩ giải phóng đến những
thanh niên nam, nữ, từ cụ già đến những trẻ thơ, đều lấp lánh nụ cười, những bó
hoa, những lá cờ, đều như vui mừng trong ngày trọng đại này. Toàn bộ bố cục
được phân chia hợp lý với những cụm dáng người và những tòa nhà phía sau,
không gian, thời gian, kết cấu ý tứ chặt chẽ. Màu sắc nhẹ nhàng, tươi vui, biểu
hiện cho sự hân hoan, vui mừng.
Toàn bộ bức tranh liên hoàn trên nêu lên được quá trình lịch sử của dân tộc
trong quá trình, khẩn hoang, xây dựng, và kháng chiến trên vùng đất phương
Nam, được thể hiện với những tác giả có sự chiêm nghiệm, sâu sắc, với lối thể
hiện chắt lọc, có tính khái quát và ước lệ cao, theo dạng tả ý nhiều hơn là sự sao
chép thiên nhiên, để tạo nên bức tranh gốm có giá trị thẩm mỹ cao, nhằm nêu
cao những giá trị tinh thần của cha, ông trong giai đoạn khẩn hoang, bảo vệ và
phát triển, mang đậm tính giáo dục về truyền thống của dân tộc Việt Nam

Nguyễn Quang Hoàng


18


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Hình 22

Hình 23

Khu di tích “Bến Dược Củ Chi” thành phố Hồ Chí Minh
diễn tả nội dung “Dân khai hoang, Thần lập xứ”
(Tg: Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Quang Cảnh)

Hình 24

Hình 25

Khu di tích “Bến Dược Củ Chi” thành phố Hồ Chí Minh
thể hiện nội dung “Sức tiếp sức chống xâm lăng”,
(Tg: Lê Đàn, Phan Hoài Phi, Phan Phương Trực,Nguyễn Xuân Đông)

Nguyễn Quang Hoàng

19


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Hình 26


Hình 27
Khu di tích “Bến Dược Củ Chi” thành phố Hồ Chí Minh
thể hiện hai giai đoạn lịch sử, phần một “Nhân dân ta bị đô hộ áp bức”
phần hai là “Đoàn kết, đấu tranh giành thắng lợi”.
(Tg: Hoàng Trầm, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Huy Khôi)

Tất cả được thể hiện trên gạch gốm và vẽ bằng loại men nhẹ lửa, để đảm bảo
yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật của gốm khi nung không bị biến dạng màu và vênh
gạch.
Tượng đài Chiến thắng Bình Giã ở thành phố Vũng Tàu:
Nguyễn Quang Hoàng

20


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Tác phẩm tượng đài “Chiến thắng Bình Giã” là nơi tưởng niệm các anh
hùng liệt sỹ với chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên
vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu. Chiến dịch Bình Giã mùa khô 1964-1965 là một
chiến dịch tiến công mang tính chất tổng hợp, chiến dịch đầu tiên của Quân giải
phóng, một trong những chiến dịch đầu tiên trong cuộc chiến tranh chống Mỹ
cứu nước ở miền Nam.
Được thể hiện trong khuôn viên rộng 20.000m2, gồm vườn hoa, khu tượng
đài, đền thờ và các công trình phụ.
Thân tượng cao 26m, màu ghi sáng, đặt trên bệ đá hoa cương đen cao 3m,
tạo cảm giác mạnh mẽ. Với ba bàn tay mang tính ước lệ của nghệ thuật tạo hình
nắm chặt đốc lê, phía trên là ba lưỡi lê vươn lên nền trời xanh tượng trưng cho
ba thứ quân và ba mũi giáp công trong chiến thắng Bình Giã. Hai bên tượng đài

là hai bức phù điêu (dài 7m, cao 3m) được mô tả lực lượng dân và quân đang
vận chuyển khí tài, cùng với lực lượng quân chủ lực… Tất cả hình tượng nghệ
thuật được cách điệu hóa tạo sự đồng nhất trong sự thể hiện.
Tác phẩm được thể hiện với thể loại bố cục đăng đối, với tượng đài là
chính và hai bên là phù điêu ghép gốm, như thường thấy trong các di tích lịch
sử, màu sắc nhẹ nhàng. Thể hiện sự trân trọng của các thế hệ sau với các anh
hùng, liệt sĩ, chiến sĩ đã hi sinh trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.

Hình 28

Nguyễn Quang Hoàng

Hình 29

21


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”
Tượng đài Chiến thắng Bình Giã ở thành phố Vũng Tàu.
(tác giả Lâm Quang Nới)

Hai bức phù điêu ghép gốm (dài 7m, cao 3m)
Tượng đài gốm “Lưu Hữu Phước” ở thành phố Cần Thơ:
Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ lớn, tác giả của những bản hùng ca. Tác
phẩm chân dung “Lưu Hữu Phước” được thể hiện với thể loại bố cục thường
thấy trong các thể loại tượng chân dung danh nhân. Tượng chân dung thể hiện
theo phương pháp tạo hình tả thực của khối, mô tả nét suy tư của một nhạc sĩ tài
ba, người đã sáng tác ra nhiều bài ca hùng tráng, với chất liệu và kỹ thuật gốm
màu xanh cobal của gốm Biên Hòa .

Tượng được đặt tại công viên Trung tâm Văn hóa huyện Ô Môn, cao 1m5,
bệ cao 2m30. Tác giả- Nhà điêu khắc Trương Công Thành và nghệ nhân vùng
Biên Hòa thực hiện.

Hình 30

Hình 31

Tượng đài gốm “Lưu Hữu Phước” ở thành phố Cần Thơ, cao 1m5
(Tg: Trương Công Thành và nghệ nhân vùng Biên Hòa thực hiện)

Nguyễn Quang Hoàng

22


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Phù điêu ghép gốm công viên Lê Văn Tám (TP.HCM)
Phù điêu ghép gốm tại công viên Lê Văn Tám của tác giả Phan Gia Hương,
gồm ba bức nhỏ với kích thước là 1m50 x 1m00, và một bức lớn với kích thước
là 8m x 1m50.
Toàn bộ phù điêu trên được giải quyết đầy tinh thần thẩm mỹ, tính ước lệ
và phương pháp thể hiện mang tính trang trí cách điệu, với lối thể hiện chắt lọc,
giản dị theo dạng tả ý nhiều hơn. Tác phẩm đã mô tả những động tác, bay lượn
của thiếu nhi trong các sinh hoạt về văn hóa, lao động và thể thao với dáng vẻ
sinh động, trang phục được đơn giản hóa cho thấy được tính thẩm mỹ cao trong
từng động tác, lao động, vui chơi, sinh hoạt…
Với thể loại bố cục dàn đều và có ý buông thả không gian giữa hình và nền
với nhiều chỗ trống, tác giả đã tạo ra những mảng nền, hình của nhân vật hợp lý,

tạo cho bố cục thuận mắt. Sự tính toán hợp lý về cảm giác màu của tác giả khi
mang những mảnh gốm nhỏ, đủ màu sắc, làm nền và làm điểm nhấn xuyên suốt
cho toàn bộ phù điêu, điều đó đã giúp và tạo nên không gian sống động trong
phù điêu, và mang đậm màu sắc và tính chất hồn nhiên của thiếu nhi.

Hình 32

Nguyễn Quang Hoàng

Hình 33

23


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

Hình 34
Phù điêu ghép gốm công viên Lê Văn Tám (TP.HCM)
( Tg: Phan Gia Hương, gồm ba bức nhỏ với kích thước là 1m50 x 1m00,
và một bức lớn với kích thước là 8m x 1m50.)

4. Những ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng chất liệu gốm Biên hòa
trong các công trình kiến trúc và nghệ thuật tạo hình hiện đại
4.1. Ưu điểm:
- Những tác phẩm nghệ thuật nêu trên là những tác phẩm bằng chất liệu
gốm thường đặt nơi công cộng, trung tâm thành phố hay các địa danh lịch sử
văn hóa, phục vụ các tầng lớp nhân dân, đồng thời có tác động đến trình độ nhận
thức về mặt chính trị và dân trí.
- Xu hướng chung của các tác phẩm điêu khắc đang tìm tòi sự thể hiện các
chất liệu thông qua ngôn ngữ của điêu khắc và trong đó có chất liệu gốm, sự thể

hiện chất liệu gốm này cũng mang tính đa dạng từ những khối trang trí đến
những tượng đài, phù điêu, tranh ghép gốm...

Nguyễn Quang Hoàng

24


Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển”

- Chất liệu của gốm luôn tươi sáng và bền vĩnh cửu do được tạo thành từ
các oxide kim loại trong quá trình nung chảy thủy tinh ở nhiệt độ cao và sự
trong trẻo, sâu thẳm của màu sắc cùng với bề mặt bóng bẩy, lung linh.
- Là chất liệu sẵn có ở địa phương Biên Hòa - Đồng Nai và các vùng lân
cận.
- Thể hiện độc bản hay hàng lọat theo yêu cầu nền công nghiệp và của thị
trường tiêu thụ.
- Phù hợp với truyền thống của cha ông, mang nét đặc thù của dân tộc,
mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Việt Nam.
- Thể hiện rất đẹp các tượng vừa và nhỏ, mang đậm tính thẩm mỹ và giá
trị văn hóa đặc trưng của từng khu vực.
- Tạo nhiều phong cách, kỹ thuật cho phù điêu, tranh ghép gốm (ghép
mảnh, ghép hình, vẽ nung hay mảnh vỡ của các vật liệu gốm bỏ đi của sản phẩm
mỹ nghệ…) nhưng vẫn tạo được nét độc đáo riêng.
4.2. Nhược điểm:
- Với những nguồn nguyên liệu như: đất, men, lò, đều đòi hỏi những người
thợ kỹ thuật phải chọn lọc và kén chọn cho phù hợp với mọi công trình vì thế rất
nhiều công sức của tinh thần và vật chất phải bỏ ra. Phải tính toán về kỹ - mỹ
thuật nhiều mặt, nhiều yếu tố của kinh tế, vì thông thường muốn làm một sản
phẩm thì người thợ hoặc nhóm tác giả của các công trình kiến trúc hoặc tượng

đài, phù điêu, tranh gốm, đều phải làm ba sản phẩm trừ hao vì các thành phẩm
hoàn thiện khi ra lò thường bị hư hao do nhiều nguyên nhân như: xương cốt đất,
men, lò nung…
- Trong quá trình nung, khói đen, các loại khí độc như HF, Co, Co2, bụi từ
các miệng lò ngày đêm phả ra môi trường, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống,
sinh hoạt của người dân.

Nguyễn Quang Hoàng

25


×