Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐỔI MỚI THỂ CHẾ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC VÀ PHÂN BỔ LỢI ÍCH ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.6 KB, 16 trang )

ĐỔI MỚI THỂ CHẾ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC VÀ PHÂN BỔ
LỢI ÍCH ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN
Lê Đăng Doanh

I. Nhận dạng thể chế phân bổ nguồn lực hiện nay
Trong gần 30 năm qua từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới cho đến
nay, nước ta đã huy động và sử dụng nguồn lực to lớn để phát triển đất
nước nhưng chưa đem lại kết quả tương xứng do sử dụng các nguồn
lực kém hiệu quả và phẩn bổ các nguồn lực bị chi phối đáng kể theo
lợi ích nhóm. Tuy nước ta đã vượt qua được ngưỡng nước nghèo, song
chúng ta không đạt được mục tiêu “trở thành nước cơ bản công nghiệp
hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020” và đang đứng trước nguy cơ
rơi vào bãy thu nhập trung bình ở mức thu nhập còn rất thấp. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong khi chất lượng tăng trưởng chưa
được nâng lên, sự phát triển kinh tế-xã hội dưới tiềm năng của đất
nước, tham ô, lãng phí tràn lan gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã
hôi, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm trầm
trọng, phân biệt giàu nghèo ngày càng tăng lên nhanh chóng. Nợ công
và nợ nước ngoài tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy từ 1986 đến
nay, khả năng trả nợ rất khó khăn, đã xuất hiện tình trạng vay nợ mới
để đảo nợ cũ.
Chúng ta đã quá chú trọng đến huy động thật nhiều vốn song chưa
chú ý sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả, phục vụ cho sự phát
triển bền vững của đất nước.
Chúng ta đã thu hút được 230 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư nước
ngoai, trong đó đã thực hiện 42 tỷ USD, trung bình 2,1 tỷ USD/ năm.

405


Hình 1. Vốn đầu tư và tích lũy tài sản (theo giá 1994) (Đvt. Ngàn tỉ đồng)



Song, do phân cấp quá mạnh thẩm quyền quyết định đầu tư nước
ngoài cho các tỉnh, nguồn vốn đó bị phân tán, chồng chéo giữa các tỉnh,
trong đó có quá nhiều dự án công nghệ trung bình và lạc hậu, không
đóng góp tích cực cho việc hình thành nền công nghiệp dân tộc.
Chúng ta cúng huy động được 80 tỷ USD vốn ODA cam kết, trong
đó giải ngân được 38 tỷ USD, hiện còn trên 20 tỷ USD chưa được giải
ngân.
Hình 2. Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ 1993-2012 (Đvt. Tỷ USD)

Chúng ta cũng tăng cường vay nợ và số nợ nước công bao gồm
nợ trong nước và nước ngoài đã tăng lên rất nhanh trong thời gian gần
đây.89
Khoảng cách giữa khái niệm “vốn đầu tư” và “đầu tư” tức số tài
sản cố định hình thành từ vốn đầu tư có khoảng chênh lệch quá lớn, lên
đến 50%, cho thấy hoạt động đầu tư rất kém hiệu quả:
89 />
406


Bảng 1. Vốn đầu tư và tích lũy tài sản (theo giá 1994) (Đvt. Ngàn tỉ đồng)
2001

2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

Vốn đầu tư

115.1

129.4

148.0

166.8

189.3

213.9

243.3

306.1

Đầu tư

83.5

92.5


104.3

116.6

128.9

143.3

160.2

199.0

Khác biệt

38%

40%

42%

43%

47%

49%

52%

54%


Nguồn: Niên giám thống kê.

Chúng ta có thể thấy trong thời gian qua, nước ta đã quá chú trọng
đến huy động các nguồn vốn khác nhau để đầu tư, song đã lãng quên
việc ban hành pháp luật bảo đảm việc sử dụng số vốn đó có hiệu quả,
ngăn chặn tình trạng lạm dụng đầu tư công để đạt lơi ích nhóm.
Việc Luật Đầu tư công đến bây giờ mới sắp được trình ra lần đầu
tiên trong lịch sử nước ta là một chứng minh cho sự sao nhãng đó.
Nếu so sánh hiệu quả giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân
trong nước với đầu tư nước ngoài ta có thể thấy rõ sự chênh lệch quá
lớn này.
Bảng 2. Hệ số ICOR thời kỳ 2000-2007 tính theo vốn đầu tư
Hệ số ICOR
Toàn nền kinh tế

5,2

+ Khu vực nhà nước

7,8

+ Khu vực ngoài nhà nước

3,2

+ Khu vực có vốn FDI

5,2
Nguồn: Tính toán của Bùi Trinh (2009) và TCTK.


Chúng ta thấy hệ số ICOR của đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước
cao hơn gấp 2 lần khu vực ngoài nhà nước. Khu vực tư nhân có động lực
để đầu tư tiết kiệm, có hiệu quả trong khi khu vực nhà nước lại có động
lực đầu tư càng nhiều thì càng có khả năng lạm dụng, tham nhũng.
KTS Nguyễn Ngọc Dũng, Hiệp hội KTS Thành phố Hồ Chí Minh
đã liệt kê một loạt các chi phí không thể hạch toán được chính xác như:
- Quy hoạch cẩu thả, phải điều chỉnh nhiều lần, có công trình đã
xây lại phải phá đi, nhà dân phải đền bù, giải tỏa nhiều lần theo điều
407


chỉnh quy hoạch (như nắn quy hoạch, nắn đường để nhà thủ trưởng có
mặt tiền v.v.). Thí dụ như nhiều cảng biển ở Miền Trung không có hàng
hóa để vận chuyển, mật độ cảng biển quá dày đặc (30-40 km lại có một
cảng biển).
- Quy hoạch không điều tra đầy đủ về lịch sử, khảo cổ, cảnh quan,
xây dựng trên những mảnh đất có di tích lịch sử, phá hoại di tích, làm
tổn thương cảnh quan, làm hư hỏng các công trình cần được bảo tồn hay
xây dựng gây úng ngập, gây ô nhiễm v.v. Những thiệt hại về cảnh quan,
văn hóa là vô giá, vĩnh viễn xóa đi các di vật quý báu của lịch sử.
- Thiệt hại về môi trường (như mất rừng, làm biến động chế độ
thủy văn v.v. đối với thủy điện) thường chưa được tính đầy đủ và rất khó
để kiểm toán xác định.
- Chi phí đền bù, giải tỏa khai khống hoặc tăng lên quá sự thật
cũng không dể kiểm toán, chứng minh.
- Công trình thi công chất lượng quá kém, phải sửa chữa nhiều
lần gây tốn kém, thậm chí bị lũ bão cuốn trôi (cầu Văn Thánh, đê bao,
công trình thủy lợi v.v...).
Những loại thiếu sót sau đây cần sự hợp tác chặt chẽ với các cơ

quan liên quan để xác định trách nhiệm:
- Quy trình xét duyệt, thẩm định từ dự án tiền khả thi, thiết kế
rườm rà, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm, chủ
đầu tư phải làm đi làm ại nhiều lần, nhiều tầng nấc, gây chậm trễ về thời
gian, tốn kém công sức, chi phí của chủ đầu tư. Theo kinh nghiệm, bình
quân mất ít nhất 3 năm để thông qua một dự án đầu tư.
- Chi phí thu xếp vốn, giải ngân ở các ngân hàng sau khi có quyết
định đầu tư. Tình trạng chiếm dụng vốn, chậm thanh toán cũng gây lãng
phí, tổn thất không nhỏ cho công trình. Không ít công trình không thể
quyết toán được và không được kiểm toán.
- Màn kịch đấu thầu, “quân xanh, quân đỏ”, đấu thầu chân gỗ, ưu
ái công ty sân sau, lạm dụng chỉ định thầu do thời hạn thúc ép (các công
trình 1000 năm Thăng Long), đòi hỏi các thủ tục rút gọn, ngoại lệ, phá
408


vỡ các tiêu chuẩn, định mực đầu tư. Kiểm toán có thể phát hiện những
chi phí bất thường nhưng khó kết luận và quy trách nhiệm.
- Bán thầu diễn ra nhiều lần, dẫn đến sau mỗi lần vốn đầu tự bị xà
xẻo 3-5%, đến đơn vị thi công B 4 phảy, B 5 phảy dù nỗ lực đến mấy
cũng không thể bảo đảm chất lượng, dẫn đến rút ruột công trình, thay
thế vật tư. Có hiện tượng công ty “4 không” vẫn thắng thầu (không vốn,
không thiết bị, không kỹ thuật, không công nhân), sau đó nhượng lại
ngay vẫn chót lọt.
- Ban Quản lý dự án thiếu chuyên nghiệp, quyền hạn, trách nhiệm
pháp lý không rõ ràng (như trường hợp PMU 18).
- Trách nhiêm không rõ ràng, có dấu hiệu thông đồng từ khâu
thẩm định, xét duyệt thiết kế dự án đến nghiệm thu công trình, dẫn đến
những sai sót trong tính năng của công trình, quyết toán khống, tính
trùng lắp khổi lượng, đội chi phí lên cao. Những thiếu sót ở các khâu

này gây thiệt hại to lớn, hậu quả nghiêm trọng nhưng kiểm toán khó có
thể vào cuộc, đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác của các cơ quan khác.
Những phát hiện này cho thấy yêu cầu cấp bách phải cải cách các
quy định về đầu tư công, giám sát và thực hiện đầu tư công.
Có thể thấy, nước ta đã phân bổ và đầu tư một lượng rất lớn tiền
vốn, tài nguyên vào kinh tế nhà nước nhưng quy định có quá nhiều sơ
hở, tạo ra động lực sử dụng vốn không hiệu quả, tạo ra miếng đất màu
mỡ cho tham nhũng, lãng phí.
Vì vậy, một mặt cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi Luật Ngân Sách,
bảo đảm Luật Ngân Sách bao quát đầy đủ các khoản thu và chi thuộc
ngân sách nhà nước, khắc phục tình trạng không ít khoản thu, chi ngân
sách nằm ngoài sự giám sát của Luật Ngân Sách và Quốc Hội.
Mặt khác, ta cũng không kiểm soát có hiệu lực động lực đầu cơ
vào bất động sản, thị trường chứng khoán, tạo ra nợ xấu, bong bong bất
động sản, tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Chúng ta cũng cải cách quá chậm về thể chế. Các xếp hạng quốc tế
của nước ta lien quan đến thể chế đều ở mức thấp và chậm được cải thiện.
409


Hình 3. Thái lan xếp thứ 18 về môi trường kinh doanh thuận
Xing-ga-po và Đặc khu hành chính Hồng
Kông (Trung Quốc) dẫn đầu khu vực
Đông Á Thái Bình Dương về môi trường
KD thuận lợi

IFC công bố luôn ở mức thấp và chậm được cải thiện (2014 xếp
thứ 99, 2013: 98 ).
Năng lực cạnh tranh quốc gia (do WEF công bố),
Bảng 3. Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, 2013-2014


GCI 2013-2014
GCI 2012-2013 (144 nước)
GCI 2011-2012 (142 nước)
Các yếu tố cơ bản
Thể chế/tổ chức
Cơ sở hạ tầng
Môi trường kinh tế vĩ mô
Y tế và giáo dục cơ bản
Thúc đẩy hiệu suất nền kinh tế
Giáo dục và đào tạo đại học
Độ hiệu quả của thị trường hàng hóa
Độ hiệu quả của thị trường lao động (51)
Mức độ phát triển thị trường tài chính
Mức độ hấp thu công nghệ
Quy mô thị trường
Các yếu tố đổi mới sáng tạo và độ tinh sảo kinh doanh
Đổi mới sáng tạo
Độ tinh sảo kinh doanh
410

Rank / 148
70
75
65
86
98
82
87
67

74
95
74
56
93
102
36
85
76
98

Điểm
(1-7)
4.2
4.1
4.2
4.4
3.5
3.7
4.4
5.8
4
3.7
4.3
4.4
3.8
3.1
4.6
3.4
3.7

3.1


Có thể thấy các chỉ số liên quan đến thể chế có xếp hạng thấp hơn
nhiều (98) so với xếp hạng của nền kinh tế nói chung trong đó xếp hạng
về giáo dục đào tạo (95) và hấp thụ công nghệ (102) đều rất thấp.
Đó là những trở ngại cần được khắc phục trong quá trình tái cơ cấu
nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu giựa vào tiền vốn,
khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ làm gia công sang nền kinh tế phát
triển dựa trên sang tạo, công nghệ cao và nhân lực có chất lượng cao.
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (do TI công bố) của nước ta đều ở
mức rất thấp và chậm được cải thiện.

Nguồn nhân lực chậm được cải thiện, hệ thống giáo dục - đào tạo
không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Người tài
không được trọng dụng trong bộ máy nhà nước làm cho chất lượng
quản lý nhà nước bị giảm sút. Tâm lý-xã hội có sự phân tâm nghiêm
trọng, niềm tin giảm sút.
Trong khi đó nhà nước đã và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong
đầu tư trực tiếp nguồn lực vào nền kinh tế thông qua các dự án đầu tư,
các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình xóa đói, giảm
411


nghèo v.v... Nguồn vốn ODA to lớn cũng do bộ máy nhà nước phân bổ,
điều hành với rất nhiều lãng phí, tiêu cực. Ngoài ra, với vai trò chủ sở
hữu đất đai, tài nguyên, rừng biển, nhà nước có thể cấp phép và phân
bổ lợi ích của tài nguyên trên quy mô rất lớn cho doanh nghiệp, trong
đó, người có quyền được phân phối lại theo tỷ lệ rất lớn. Bộ máy hành
chính, trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, cũng đòi hỏi người dân và

doanh nghiệp chi thêm ngoài pháp luật một tỷ lệ không nhỏ. Những chi
phí không chính thức đó làm tăng chi phí sản xuất ở nước ta, làm cho
giá thành sản phẩm tăng cao và giảm lợi thế cạnh tranh. Qua nhiều kênh
khác nhau, hệ thống phân bổ nguồn lực và lợi ích này làm cho chênh
lệch giàu nghèo tăng lên, năng lực cạnh tranh giảm sút và động lực kinh
doanh của doanh nhân bị hạn chế.
Hệ quả của thể chế này là một thiểu số trở nên giàu có quá nhanh
chóng trong khi họ không có đóng góp gì vào thu ngân sách và tiến bộ
xã hội. Có thể điểm qua một số ví dụ sau dây:
Việc đẩy cung tín dụng lên quá cao để đáp ứng sự bùng nổ của
bất động sản, đầu tư chứng khoán đã làm cho lạm phát bị đẩy lên cao,
làm cho thu nhập thực của người dân bị giảm sút và đời sống người dân
châm được cải thiện. Bất bình đẳng trong xã hội tăng lên, ảnh hưởng
đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
Hình 4. Tăng trưởng tín dụng (%/năm) 2001-2012 (2013:+8,883%)

412


Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu: “Hiện nay
tôi nắm được dư nợ ngân hàng là 2 triệu tỷ, trong đó vào bất động
sản khoảng 1 triệu tỷ”. Cả con số thực và giải pháp cho vấn đề tồn
kho, trong đó có tồn kho bất động sản đã được đặt ra với không ít
quan ngại. Chủ tịch Quốc hội không giấu sự sốt ruột khi nhận định
nơi “chôn tiền lớn nhất là bất động sản” nhưng chưa được Chính
phủ nhìn nhận, phân tích kỹ, lên phương án để giải quyết nợ xấu90.
Trong khi đó, nông nghiệp, nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất
thiếu vốn và không tiếp cận được với tín dụng.
Giá nhà đất đã được đẩy lên quá cao, vượt xa khả năng thanh toán
của người lao động:

Hình 5. Tốc độ tăng giá bất động sản gấp 3,4-4 lần tăng GDP/người 2000-2010,
giá BDS = 26 lần thu nhập

Sự phát triển lệch lạc đó một mặt chon một lượng vốn rất lớn vào
bất động sản, mặt khác lại không đáp ứng được nhu cầu nhà ở có khả
năng thanh toán thực tế của người lao động trong xã hội.
Quá trình đó diễn ra trong nhiều năm với sự tham gia tích cực của
chính quyền các cấp trong cấp giấy phép cho dự án, quy hoạch, thu đất
của nông dân để giao đất cho nhà đầu tư bất động sản, xét duyệt và cấp
khối lượng rất lớn tín dụng cho đầu tư bất động sản v.v. Cuộc khủng
hoảng bất động sản rõ rang đã góp phần đẩy lùi tiến độ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, làm tăng chênh lệch giàu-nghèo trong xã hội, tạo
90 />
413


ra những đại gia và những doanh nhân giàu lên bằng các mối “quan hệ”,
song cho đến nay chưa thấy có ai đứng ra nhận trách nhiệm.
Liên tục các Đại Hội Đảng từ 1986 đến 2011 đã có nghị quyết về
công nghiệp hóa và không hề có nghị quyết nào về bất động sản hay đầu
tư chứng khoán nhưng trong thực tế thị trường bất động sản, thị trường
chứng khoán đã bùng phát dữ dội và thu hút được một số vốn khổng lồ,
làm giàu cho một số quan chức nhưng gây ra bong bong bất động sản,
đầu cơ chứng khoán, đóng góp vào khủng hoảng ngân hang, nợ xấu. Ví
dụ đó cho thấy cần phải xem xét rất nghiêm túc khâu tổ chức thực hiện
nghị quyết, hiệu lực của nghị quyết trong cuộc sống và động lực thực
hiện nghị quyết trong nền kinh tế thị trường.
Nhà nước ban hành rất nhiều quy hoạch ngành, lãnh thổ nhưng
hầu hết các quy hoạch đó đều không được thực hiện nghiêm túc. Có thể
kể ra quy hoạch ngành săt thép, xi măng, đóng tàu hay quy hoạch cảng

biển, sân bay, trường đại học v.v. Đã đến lúc cần xem xét rất nghiêm túc
hiệu lực của quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và những động lực
thực hiện các quy hoạch được ban hành.
Nếu sử dụng số vốn đã huy động được một cách có hiệu quả hơn
thì quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế chắc chắn đã có kết
quả khá hơn, chênh lệch giàu nghèo và bất công trong xã hội đã có thể
giảm bớt.
Có thể kết luận thể chế nhà nước và thể chế kinh tế thị trường hiện
nay đều không khuyến khích tiến bộ khoa học-công nghệ.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi con số doanh nghiệp được
cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học - công nghệ chỉ là 87
và trong cả nước chỉ có khoảng 2000 doanh nghiệp hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp khoa học - công nghệ.91 Nếu xét hiện nay có khoảng
630.000 doanh nghiệp đã đăng ký và khoảng 500.000 doanh nghiệp
đang hoạt động thì con số trên thực sự đáng báo động!
91Phạm

414

Đức Nghiệm, Tạp chí khoa học-công nghệ Việt Nam số 7 2014, tr.6-8.


Những ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học-công
nghệ cũng khó đến được doanh nghiệp trong thực tế do sự chưa đồng bộ
về chính sách và quy định cũng như những cản trở của công chức. Đã có
doanh nghiệp khoa học - công nghệ báo cáo rằng chi phí “bôi trởn” để
được nhận ưu đãi về thuế cũng gần bằng số thuế được miễn giảm được
ưu đãi trong khi chi phí về thời gian quá lớn nên doanh nghiệp xin tình
nguyện không nhận ưu đãi nữa!
Các ưu đãi về tín dụng, về đất đai, về trang thiết bị hầu như chưa đi

vào thực tế, (xem chú thích 2).
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ, cần xem xét việc ban
hành các chính sách điều tiết thu nhập từ chênh lệch giá đất, xem xét việc
đánh thuế vào tài sản v.v... và tạo them động lực để phân bổ nguồn lực
vào vận dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
thúc đẩy nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Quốc Hội cần tăng cường giám sát việc thực hiện các Nghị Quyết
của Quốc Hội, kịp thời phát hiện và khắc phục những lệch lạc trong thi
hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tránh lặp lại hiện tượng
thực hiện thoát ly quá xã nghị quyết như đã xảy ra.
II. Đến năm 2020 nước ta chưa trở thành nước “cơ bản công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại”
Kiên trì đường lối công nghiệp hóa, song tổ chức thực hiện còn
nhiều vấn đề
Đại Hội VI của Đảng (19986) đã kiên trì đường lối công nghiệp
hóa đất nước trong khi quyết định đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý
quản lý kinh tế. Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô
tan rã trong những năm 1989-1990, không chỉ gây ra nhiều hệ lụy về lý
luận và tư tưởng mà còn làm biến mất mô hình kinh tế đã được xác định
trước đây. Hơn thế nữa, nước ta đã đột ngột mất đi nguồn viện trợ vật
chất to lớn (xăng dầu, sắt thép, tín dụng dài hạn để phục vụ công nghiệp
hóa v.v) và thị trường truyền thồng cho hàng xuất khẩu, nền kinh tế rơi
415


vào khủng hoảng, lạm phát cao. Tuy vậy, những Đại Hội Đảng tiếp theo
đến Đại Hội XI đều đã kiên định đường lối công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đề ra mục tiêu đến năm 2020 biến nước ta thành nước “cơ bản
công nghiệp hóa theo hướng hiện đại” với những mục tiêu cụ thể.

Công nghiệp hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành
nước công nghiệp có cơ sở  vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc
phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành
nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các
ngành khác.
Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp
với tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp
khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng
lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp
là 50%.
Với các tiêu chí đó, thực tế thực hiện cho đến nay cho thấy nước
ta đến năm 2020 chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của một nước
công nghiệp hóa. Tuy vậy, chúng ta chưa xác định cụ thể cho những
khái niệm “lực lượng sản xuất cao” và “quan hệ sản xuất” phù hợp là
thế nào.
Nếu so sánh với các nước công nghiệp hoá khác trong khu vực ta
thấy Việt Nam còn một quá trình rất dài, hàng chục năm mới có thể bắt
kịp các nước thu nhập trung bình khác.
Đỗ Quốc Sam (2009) đã thử áp dụng các tiêu chuẩn của các giai
đoạn công nghiệp hoá của hai tác giả H.Chenery và H.Inkeles vào quá
trình công nghiệp hoá của Việt Nam và đã đi đến những kết quả như sau:
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, H. Chenery đã đề xuất những
tiêu chí tối thiểu cho các giai đoạn công nghiệp hoá theo mô hình cổ
416


điển trước đây. Chenery chia quá trình CNH thành các giai đoạn: Tiền

CNH, khởi đầu CNH, phát triển CNH, hoàn thiện CNH và hậu CNH.
Bảng 4. Các giai đoạn công nghiệp hóa theo H.Chenery
Chỉ tiêu cơ bản
GDP/ người (USD1964)
USD2004

Tiền
Khởi đầu
CNH
CNH
100-200 200-400

Phát triển
CNH
400-800

Hoàn thiện
CNH

Hậu CNH

800-1550
5760-10810

Cơ cấu ngành

2880-5760
720-1440 1440-2880
A>I
A>20%,A


A<10%,I>S

A<10%,I
Tỷ trọng CN chế tác

20%

20-40%

40-50%

50-60%

>60%

Lao động NN

>60%

45-60%

30-45%

10-30%

<10%

Đô thị hoá


<30%

30-50%

50-60%

60-75%

>75%

Chú thích: A: Nông nghiệp; I: Công nghiệp; S: Dịch vụ

Nhà xã hội học Mỹ A.Inkeles đã đưa ra một bộ tiêu chí khác vào
những năm 80 của thế kỷ 20, bao gồm một số tiêu chí về văn hoá, xã
hội, giáo dục nhưng lại thiếu những chỉ tiêu về chất lượng và chưa đề
cập đến xu hướng tin học hoá, toàn cầu hoá nên chưa đáp ứng được các
yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 5. Chỉ tiêu công nghiệp hoá theo A.Inkeles
Chỉ tiêu cơ bản
1. GDP/người
2. Tỷ trọng A/GDP
3. Tỷ trọng S/GDP
4. Lao động phi NN
5. Tỷ lệ biết chữ
6. Tỷ lệ sinh viên ĐH/1000 dân
7. Bác sĩ/1000 dân
8. Tuổi thọ trung bình
9. Tăng dân số
10. Tử vong trẻ sơ sinh

11. Đô thị hoá

Đơn vị
USD
%
%
%
%
%
%0
Năm
%
%
%

Chuẩn CNH
>3000
12-15
>45
>75
80
12-15
>1
>70
<1
<3
>50

Trị số tham khảo
Mỹ 3243 (1965)

11 (1929)
48 (1929)
79 (1929)
--16 (1945)
1.3 (1960)
70 (1960)
1 (1965)
2.6 (1960)
66 (1960)

Chú thích: A: Nông nghiệp; S: Dịch vụ; ĐH: Đại học.

417


Tham khảo và đối chiếu với các tiêu chí trên, có bổ sung một số
tiêu chí về công nghệ thông tin, Đỗ Quốc Sam (2009) đã đề xuất các chỉ
tiêu sau cho Việt Nam:
Bảng 6.
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị Chuẩn CNH Mức đạt 2005

1

GDP/người

USD


>5000

640

2.

Tỷ trọng NN/GDP

%

10

21

3

Tỷ lệ lao động NN

%

<30

54

4.

Tỷ lệ đô thị hoá

%


>50

27

5

Chênh lệch thu nhập (20% cao nhất/thấp nhất) lần

4

4,9

6

Số bác sĩ/1000 dân

Số

1

0,62

7

Chi cho khoa học-giáo dục/GDP

%

8


6,4

8

Sinh viên/1000 dân

Số

150

167

9

Sử dụng Internet/ dân số

%

25

12,9

10

Tỷ lệ công nghệ cao trong công nghiệp chế tác

%

12


6

11

Sử dụng nước sạch/dân số

%

100

85

12

Tỷ lệ rừng che phủ

%

42

38,8

Như vậy, khoảng cách về GDP/người là rất lớn và không thể đạt
được vào năm 2020, trừ phi Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn riêng, sử dụng
thước đo GDP/người tính theo sức mua tương đương. Quốc tế có thể sẽ
ghi nhận cách tiếp cận này còn họ có công nhận đã là nước công nghiệp
hoá hay chưa lại là vấn đề khác.
Trong biểu trên chưa có tiêu chí về tình hình môi trường ở Việt
Nam là một trong những yếu tố bảo đảm tăng trưởng bền vững, chỉ

riêng tỷ lệ rừng che phủ chưa bao quát được đầy đủ các vấn đề của môi
trường. Trước nguy cơ trái đất ấm lên và nước biển dâng cao, sẽ làm
ngập một phần đáng kể đồng bằng sông Cứu Long và đồng bằng sông
Hồng, tác động rất mạnh đến kinh tế và đời sống của người dân Việt
Nam trong những thập kỷ tới, Việt Nam chưa có giải pháp có hiệu lực
thích đáng.
418


Chỉ số về chênh lệch giàu nghèo đang tiếp tục tăng lên trong những
năm gần đây và cho tới nay, chưa có chỉ dẫn nào để đảm bảo chỉ số đó
sẽ được cải thiện nếu không có những cải cách quan trọng về chính sách
và thể chế.
Chỉ số sinh viên trên 10.000 dân của Việt Nam đã vượt mức cần
đạt được. Đây thực sự là một vấn đề cần được phân tích khách quan và
toàn diện vì giáo dục Việt Nam hiện đang được đánh giá rất thấp trong
các tiêu chí năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng giáo dục rất thấp
và chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong nước và ngoài
nước.
Các phương án tăng trưởng dựa trên những giả định tính toán khác
nhau cho thấy bức tranh như sau:
Phương án 1. Tốc độ tăng trưởng đạt liên tục 13%/ năm, GDP/
người năm 2020 sẽ đạt khoảng 3.700 USD, gấp 3,5 lần năm 2010 (1.100
USD). Tính tròn dân số là 100 triệu người, năm 2020 GDP sẽ đạt 370
tỷ USD. Trong lịch sử, Việt Nam chưa bao giờ liên tục duy trì được tốc
độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài như vậy. Với cuộc khủng
hoảng toàn cầu nghiêm trọng hiện nay, phương án này chỉ có ý nghĩa
tham khảo.
Phương án 2. Tốc độ tăng trưởng đạt 11%/năm liên tục cho đến
năm 2020, GDP/người năm 2020 sẽ đạt 3.100 USD, gần gấp 3 lần mức

đạt năm 2010. Quy mô GDP sẽ đạt 310 tỷ USD.
Phương án 3. Tốc độ tăng trưởng đạt 9%/năm, GDP/người năm
2020 đạt 2.600 USD, gấp 2,5 lần so với năm 2010. Nếu tính theo sức
mua tương đương (PPP) theo chỉ số đã được điều chỉnh của Ngân Hàng
Thế Giới năm 2007 (2,6), thì GDP/người của Việt Nam sẽ vào khoảng
6700 USD.
Xét tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay và khả năng
hồi phục, Việt Nam sẽ mất khoảng hai năm 2009 và 2010 để vượt qua
khủng hoảng và bắt đầu phục hồi, khả năng tăng trưởng cao chỉ có thể
diễn ra trong 10 năm còn lại 2010-2020, nếu như có những cải cách có
419


hiệu quả. Nếu không quyết tâm thực hiện cải cách cần thiết, rất có thể
tình trạng trì trệ sẽ kéo dài và Việt Nam có thể rơi vào cái “bãy thu nhập
trung bình” với vòng luẩn quẩn “kỳ diệu - ác mộng - khủng hoảng” như
đã diễn ra ở Philippin, Indonesia v.v.
Về cơ cấu kinh tế theo ngành, các dự báo từ các trung tâm nghiên
cứu khác nhau đều thống nhất đưa ra yêu cầu giảm tỷ trong nông nghiệp
trong GDP xuống còn 10% hoặc thấp hơn nữa, tuy đây không phải là
nhiệm vụ dễ dàng. Công nghiệp cần đạt 40-45% và dịch vụ 45-50%
GDP. Trong công nghiệp, tỷ lệ công nghiệp chế tác có hàm lượng công
nghệ cao cần đạt 30-35%, trong các sản phẩm xuất khẩu cần đạt tới 7580% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kết luận
Nước ta đang ở giai đoạn chuyển đổi quan trọng. Cải cách thể chế
phân bổ nguồn lực, điều chỉnh dòng vốn, nguồn lực xã hội, nguồn nhân
lực vào sự nghiệp phát triển của đất nước đòi hỏi phải cải cách cơ bản
hệ thống đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực.


420