Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

NGHỆ THUẬT ĐÁNH ĐIỂM DIỆT VIỆN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.42 KB, 55 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống quân sự rất đáng tự hào, được hun
đúc từ lâu đời và được truyền lại qua bao thế hệ nối tiếp. Đó là truyền thống
lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, một truyền thống
anh hùng bất khuất, thông minh sáng tạo.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, phát huy truyền thống của dân
tộc, quân và dân ta đã vận dụng nhiều cách đánh trong chiến đấu và đặc biệt
phải kể đến cách đánh “đánh điểm diệt viện” của ta. Nghệ thuật “đánh điểm
diệt viện” đã được sử dụng hợp lí và mang lại hiệu quả cao, có ý nghĩa rất to
lớn, góp phần đem đến thắng lợi của các chiến dịch.
Ngày nay trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trước những đặc điểm và
tình hình mới của quốc tế và khu vực, chúng ta phải đương đầu chống lại kẻ
địch có vũ khí công nghệ cao, có trình độ về khoa học quân sự vượt bậc. Yêu
cầu đặt ra là ta phải đánh thắng địch, nhưng muốn đánh thắng địch để cho ta ít
thương vong và tổn thất thì ta phải chọn cách đánh phù hợp. Như vậy, việc
tiếp tục nghiên cứu lí luận và thực tiễn của nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”
là một vấn đề cần thiết và cũng là nội dung có nhiều điểm mới đặt ra cần phải
giải quyết.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”
trong kháng chiến chống Pháp.
- Góp phần hoàn thiện lí luận về nghệ thuật “đánh điểm diệt viện” trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của nghệ thuật quân sự “đánh điểm
diệt viện” trong kháng chiến chống Pháp.
- Nghiên cứu nghệ thuật đánh điểm diệt viện trong kháng chiến chống Pháp.

1



4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về nghệ thuật “đánh điểm diệt viện” trong kháng
chiến chống Pháp.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic.
6. Cấu trúc khóa luận
Gồm: Mở đầu, hai chương và kết luận.

2


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm nghệ thuật quân sự Việt Nam
“Nghệ thuật quân sự là lí luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến
tranh chủ yếu là đấu tranh vũ trang; gồm chiến lược quân sự; nghệ thuật chiến
dịch và chiến thuật” [2; 227]
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã hình thành và phát triển theo suốt
chiều dài lịch sử. Từ khi vua Hùng dựng nước tới nay, dân tộc ta tiến hành
mấy chục cuộc chiến tranh, chống xâm lược. Nhân dân Việt Nam luôn luôn
có tinh thần chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do, tinh thần cố kết dân tộc, tinh
thần yêu nước, bền bỉ dẻo dai từ năm này qua năm khác, thế hệ này sang thế
hệ khác. Truyền thống đấu tranh vũ trang bảo vệ Tổ quốc và giải phóng đất
nước ta sớm được hình thành, phát triển.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự cứu nước, chống
xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của một dân tộc đất không rộng, người không

đông, kiên cường chiến đấu chống quân xâm lược lớn mạnh hơn mình.
Chiến lược quân sự Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành: Chiến lược
quân sự; nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận đó thống nhất, liên
hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Chiến lược quân sự đóng vai trò quyết định
và chủ đạo, chi phối nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trở thành phương
tiện thực hiện những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra nhưng có tác động trở
lại với chiến lược quân sự.
1.1.2. Khái niệm nghệ thuật chiến dịch
Chiến dịch là một hiện tượng của chiến tranh. Chiến dịch nằm giữa chiến
lược và chiến thuật nghĩa là nó cao hơn chiến thuật và thấp hơn chiến lược.
Chiến dịch là tổng hợp một số trận chiến đấu trong đó có một số trận
then chốt của các lực lượng vũ trang, có hoặc không có kết hợp với khởi
nghĩa vũ trang và các hình thức đấu tranh khác của quần chúng cách mạng;
3


một số trận chiến ấy phải liên kết chặt chẽ với nhau do những lực lượng nhất
định tiến hành, diễn ra trên một không gian, thời gian nhất định, theo một ý
định, một kế hoạch thống nhất dưới sự lãnh đạo và chỉ huy thống nhất, nhằm
hoàn thành những nhiệm vụ nhất định do chiến lược giao để đạt được mục
đích nhất định của chiến lược.
Nghệ thuật chiến dịch là lí luận và thực tiễn về tổ chức chuẩn bị và thực
hành chiến dịch. Nghệ thuật chiến dịch phải nghiên cứu những quy luật của
chiến dịch và những vấn đề có liên quan đến chiến dịch để giải quyết những
nhu cầu của chiến dịch một cách đúng đắn. Những vấn đề mà nghệ thuật chiến
dịch phải ngiên cứu và giải quyết là tình hình địch, tình hình ta và tình hình
chiến trường. Ngoài ra, nghệ thuật chiến dịch phải nghiên cứu những vấn đề có
tính bao quát có liên quan đến chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức đấu tranh. Nghệ
thuật chiến dịch là một bộ phận của nghệ thuật quân sự. Nó ở giữa chiến lược
và chiến thuật. Chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật là ba bộ phận

của một thể thống nhất trong nghệ thuật quân sự. Nghệ thuật chiến dịch phải
phục tùng chiến lược và chịu sự chỉ đạo của chiến lược, cũng như chiến thuật
phải phục tùng chiến dịch và chịu sự chỉ đạo của nghệ thuật chiến dịch.
Nghệ thuật chiến dịch bao gồm các loại hình: chiến dịch tiến công,
chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự, chiến dịch phòng không, chiến
dịch tiến công tổng hợp.
Về cách đánh của chiến dịch, nghệ thuật quân sự trong các chiến dịch
tấn công ta đã vận dụng thành công và phát triển bốn phương thức tác chiến,
chiến dịch chủ yếu đó là: đánh điểm, diệt viện, bao vây tiến công trận địa; kết
hợp đột phá thọc sâu với bao vây chia cắt, đánh địch trên toàn bộ chiều sâu
phòng ngự.
1.1.3. Khái niệm “đánh điểm, diệt viện”
“Phương pháp tác chiến dùng một bộ phận lực lượng (bao vây) cứ điểm,
cụm cứ điểm của quân địch, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu tiêu diệt quyết
định điểm cứu viện. Mục tiêu đánh điểm phải có ý nghĩa quan trọng về chiến

4


thuật, chiến dịch, về chính trị, và kinh tế, có nhiều khả năng buộc quân địch phải
đến cứu viện hoặc đánh chiếm lại. Chiến dịch Biên giới – Thu đông 1950 là một
điển hình về nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện”. [3; 331]
“Đánh điểm diệt viện” là nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân
Việt Nam sử dụng để đối phó với những kẻ thù lớn mạnh trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc. “Đánh điểm diệt viện” được hiểu là việc quân ta tiến hành
đánh vào một mục tiêu đã chọn, yêu cầu của mục tiêu là phải vừa sức với
quân ta, mặt khác là mục tiêu hiểm yếu của địch; trên cơ sở đó ta tất nhiên
phải giành chiến thắng để tạo điều kiện nhử quân địch tới ứng cứu cho căn cứ
đã mất, từ đó ta tiến hành các biện pháp tiêu diệt gọn lực lượng ứng cứu là đã
hoàn thành được nhiệm vụ của chiến dịch.

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Cơ sở hình thành Nghệ thuật quân sự Việt Nam
Trong hơn hai mươi thế kỉ dựng nước và giữ nước chúng ta phải tiến
hành đánh giặc trong mười hai thế kỉ. Quá trình đánh giặc giữ nước, tổ tiên ta
đã xây dựng nền nghệ thuật đánh giặc truyền thống rất độc đáo và sáng tạo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, nhà nước phong kiến Việt Nam đã giành
được độc lập, tự chủ, đây cũng là thời kì phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật
đánh giặc truyền thống Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Nội dung của nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta được thể hiện ở các mặt:
-Thứ nhất: từ kế sách đánh giặc
-Thứ hai: toàn dân ta là binh, cả nước đánh giặc
-Thứ ba: nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
-Thứ tư: nghệ thuật kết hợp đấu tranh với các mặt quân sự, chính trị,
ngoại giao, binh vận.
Như vậy, nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta đã để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu làm giàu thêm cho kho tàng truyền thống quân
sự Việt Nam và vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

5


Trong thời đại ngày nay, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tiếp
nối truyền thống của dân tộc, Đảng đã lãnh đạo quân và dân liên tiếp giành
được nhiều thắng lợi quan trọng và lập lên nhiều chiến thắng vẻ vang: cách
mạng Tháng Tám - 1945 lập nên nước Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ
lừng lẫy năm châu, chấn động điạ cầu.
Đường lối quân sự của Đảng là kết quả của sự kế thừa và phát huy những
bài học kinh nghiệm của nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta để lại, là quá trình tìm
tòi, vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, là kết tinh của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng ta. Học

thuyết Mác - Lênin về chiến tranh quân đội là hệ thống quan điểm lí luận của chủ
nghĩa Mác về vấn đề bản chất nhất của hiện tượng chiến tranh, các tổ chức vũ
trang và các quy luật phổ biến trong sự vận động và phát triển của nó. Học thuyết
chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc và những nguyên
tắc của khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh cách mạng, những kinh nghiệm lịch sử
nghệ thuật quân sự được đúc kết qua các cuộc đấu tranh do Mác - Lênin tổng kết,
khái quát, đặt cơ sở cho Đảng ta định ra đường lối quân sự trong khởi nghĩa và
chiến tranh ở Việt Nam.
Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, phát huy truyền
thống đánh giặc của tổ tiên ta, là sự vận dụng sáng tạo có chọn lọc học thuyết
chủ nghĩa Mác - Lênin về lĩnh vực quân sự và kinh nghiệm hoạt động quân sự
của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trở thành hệ thống tư tưởng, quan
điểm về quân sự, đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển cho nghệ thuật
Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. Vận dụng những tài liệu quân sự như:
“Binh pháp Tôn Tử”; “du kích Nga” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra
những nguyên tắc chiến đấu trong tiến công, phòng ngự, cách đánh phục kích,
tập kích qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đề ra phương châm chỉ đạo chiến tranh, các phương thức tác
chiến chiến lược, nắm bắt đúng thời cơ, đưa chiến tranh Việt Nam kết thúc
thắng lợi.

6


Dân tộc ta đã trải qua mấy ngàn năm liên tục kiên cường chống giặc
ngoại xâm, đúc kết được kinh nghiệm, truyền thống, nghệ thuật đánh giặc quý
giá. Những kinh nghiệm ấy là cơ sở để Đảng ta vận dụng, kế thừa, phát triển
chỉ đạo trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
1.2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin về nghệ thuật quân sự

Chủ nghĩa Mác – Lênin về nghệ thuật quân sự là cơ sở để đề ra đường
lối chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
ngày nay. Chủ nghĩa Mác – Lênin khi nói về nghệ thuật quân sự đã khẳng
định đây là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của
quân đội. Vì chiến tranh vận động theo những quy luật khách quan vốn có của
nó, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Muốn giành được
thắng lợi trước hết phải nghiên cứu những quy luật vận động của chiến tranh
từ đó hành động theo đúng quy luật. Do đó phải xây dựng quân đội có trình
độ khoa học và nghệ thuật quân sự nhất định để chỉ đạo chiến tranh vũ trang
một cách đúng đắn. Nghệ thuật quân sự càng phát triển thì sức mạnh chiến
đấu của quân đội ngày càng cao.[7; 198]
Nghệ thuật quân sự là một bộ phận tinh hoa của khoa học quân sự. Nó
phát triển tùy theo trình độ sản xuất, nền kinh tế và tính chất chế độ xã hội
quyết định. Trong lịch sử tư tưởng chiến tranh, có những đội quân có số
lượng đông hơn rất nhiều lần, được trang bị vũ khí hiện đại xong vẫn bị thất
bại trước quân đội có số lượng ít hơn, vũ khí kém hơn, nguyên nhân chính ở
đây là do nghệ thuật quân sự có trình độ thấp hơn.
1.2.3. Quan điểm của Đảng về nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện”
trong kháng chiến chống Pháp
Sự lãnh đạo đúng đắn và cương quyết của Đảng là nguồn gốc của mọi
thành công, là nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của chiến tranh. Trong
lãnh đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng, Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ
chân lí phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với thực
tiễn cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối và nhiệm

7


vụ chính trị, đường lối và nhiệm vụ quân sự đúng đắn, đương thời lại có nghệ
thuật chiến tranh tài tình, biến đường lối của Đảng cùng truyền thống cách

mạng mọi mặt của dân tộc ta trên chiến trường.
Phân tích sâu xa những điều kiện lịch sử cụ thể của các cuộc chiến tranh
cách mạng Việt Nam, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng, trong đó nghệ
thuật quân sự là một bộ phận, đã xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ quân sự của
Đảng, căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng với ta và địch trong toàn bộ cuộc
chiến tranh và trong từng giai đoạn chiến tranh mà định ra và chỉ đạo thực hiện
cách đánh riêng về mặt quân sự, nghệ thuật quân sự cho cuộc chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sau thắng lợi của chiến dịch Việt
Bắc năm1947, Đảng ta đã nhạy bén phát hiện sự chuyển biến của tình hình và
quyết tâm đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện sang giai đoạn mới.
Sáng tạo mới của Đảng là trong vòng vây của kẻ thù, trước tình hình địch
mạnh hơn ta, Đảng đã biết phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, trên
cơ sở đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện, đặc biệt phát triển chiến
tranh du kích, kết hợp với các hình thức đấu tranh khác để tiến công địch
ngày càng liên tục, rộng khắp trong vùng chúng kiểm soát, biến hậu phương
của địch thành tiền phương của ta.
Đảng đã nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật chiến
tranh, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích
với chiến tranh chính quy, kết hợp tác chiến du kích rộng khắp với những
chiến dịch quy mô lớn, đã sáng tạo ra nhiều hình thức và thủ đoạn tác chiến
độc đáo. Đề cao tư tưởng tích cực tiến công với lối đánh gần, đánh đêm, vận
dụng những lối đánh phù hợp với đặc điểm con người Việt Nam và sở trường,
truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Vận dụng những lí luận cách
mạng đó, Đảng ta luôn chủ trương dùng loại hình chiến dịch chủ yếu là chiến
dịch tiến công trong hầu hết các trận đánh để giành thắng lợi chủ yếu. Cách
đánh chiến dịch tiến công được thực hiện chung ở hai phương thức tác chiến
cơ bản: tiến công quân địch ở ngoài chiến sự bằng đánh vận động là chủ yếu
và tiến công khu vực phòng ngự của định bằng đánh trận địa.
8



Kéo địch ra khỏi trận địa, chiến sự kiên cố để tiêu diệt là một phương
thức tác chiến mang tính truyền thống của các lực lực vũ trang nhân dân ta.
Nó phù với đặc điểm lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của chiến tranh nhân
dân Việt Nam chống xâm lược nên được vận dụng rộng rãi và có nhiều kinh
nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Để kéo địch ra khỏi công sự mà tiêu diệt, nghệ thuật chiến dịch của ta
sử dụng nhiều cách đánh khác nhau nhưng chủ yếu và phổ biến là đánh điểm
(hoặc vây điểm) để diệt viện, trong đó diệt viện là chính.
Trong chiến dịch Biên giới 1950, Đảng ta đã kiên quyết tiêu diệt một
bộ phận quan trọng sinh lực địch, phá vỡ thế phòng ngự của Pháp, giải phóng
một vùng biên giới mở thông đường sang Trung Quốc và thế giới bên ngoài,
đồng thời tạo nên điều kiện cho chiến tranh du kích phát triển, dành quyền
làm chủ nhân dân trong vùng kiểm soát.
Hội nghị Đảng ủy mặt trận họp ngày 16/8/1950 đã đề nghị Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Thường vụ Trung ương cho đánh Đông Khê và được sự nhất trí
cao. Ban chấp hành TƯ Đảng chủ trương tiến hành “đánh điểm, diệt viện” tại
khu vực biên giới: quân ta sẽ tập trung lực lượng tiêu diệt cụm cứ điểm Đông
Khê để mở màn chiến dịch, tiếp đó sẽ tập trung lực lượng lớn hơn đánh quân
ứng chiến của địch, tiếp đến sẽ chuyển lực lượng xuống nhanh Thất Khê. Sau
đó bộ đội nghỉ ngơi một thời gian ngắn để chấn chỉnh, bổ xung, tổng kết kinh
nghiệm rồi dốc toàn lực đánh Cao Bằng, nắm vững nguyên tắc: “Trước đánh
cứ điểm nhỏ, tiến lên đánh cứ điểm lớn, trước đánh cứ điểm yếu, tiến lên đánh
cứ điểm mạnh” [9; 86]. Dưới sự lãnh đạo tài tình và khôn khéo đó ta đã giành
được chiến thắng vang dội trên mặt trận biên giới.
Những thành công đó đạt được trong những năm chiến dịch thể hiện sự
nỗ lực vượt bậc và sức sáng tạo vô biên của quân và dân ta, sự nhạy bén sắc
sảo trong việc đề ra đường lối, phương châm chỉ đạo hết sức đúng đắn của
Đảng và Hồ Chí Minh.


9


1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện”
trong kháng chiến chống Pháp
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có tài trong lĩnh vực lí luận và tư tưởng,
Người là một nhà chính trị và cũng là nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong
tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh ở Việt Nam là chiến tranh nhân dân,
toàn dân, toàn diện với phương châm lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh .
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người luôn vận dụng vào chỉ
đạo các trận đánh bằng việc sử dụng các nghệ thuật quân sự là chủ yếu, trong
đó nghệ thuật chiến dịch tiến công với cách đánh “đánh điểm, diệt viên” được
Người rất coi trọng.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về cách đánh “đánh điểm, diệt viện” thể
hiện rõ trong những chỉ đạo của Người trong chiến dịch Biên giới Thu đông
1950. Người chỉ rõ: Biết sức ta, biết sức địch thì trăm trận trăm thắng. Biết
sức ta mà không biết sức địch thì một thắng một bại. Không biết sức ta, không
biết sức địch thì trận nào cũng thua. Người luôn đặt phương châm phải “biết
địch biết ta” thì mới chắc thắng được. Khi quyết định mở chiến dịch Biên giới
1950, Người đã đánh giá rất đúng địch và ta, chỉ ra điểm mạnh điểm yếu của
địch: Điểm mạnh là chúng gồm nhiều tiểu đoàn Âu - Phi, lại có công sự kiên
cố, song chúng cũng có nhiều điểm yếu như: Đồn bốt của chúng đóng theo
một tuyến đường dài; nếu bị đánh gãy một đoạn nào đó thì các vị trí khác sẽ
bị cô lập, lực lượng cơ động của chúng chỉ tinh nhuệ nhưng có hạn, khó bề
ứng cứu cho nhau.
Vị trí ta chọn đánh điểm Đông Khê để đón quân viện từ Thất Khê lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ta đánh vào Đông Khê là nơi quân địch tương
đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến Cao Bằng - Lạng
Sơn. Đánh thắng được Đông Khê có kinh nghiệm hơn nên ta mạnh hơn, như

vậy địch có khác gì thú dữ bị thương, ta như thợ săn chăng lưới thép. Nay
địch có thể giành lại Đông Khê để giữ vững Cao Bằng hoặc phải đánh lên để

10


đón quân Cao Bẳng rút lui. Nhân lúc địch đang như con thú dữ vào tròng ta
khép vòng lưới thép. Quân viện đã ra thì đánh Cao Bằng không phải là việc
khó nữa. Nếu chúng rút khỏi Cao Bằng thì đánh càng thuận lợi hơn”. [1; 62]
Có thể nói tư tưởng của Người về cách đánh chiến dịch là vô cùng bao
quát, linh hoạt, sáng tạo. Dưa trên tình hình thực tiễn cách mạng, thực tiễn lực
lượng mà Người đã có những cách lựa chọn sáng suốt nhất để vừa đảm bảo
thành công của chiến dịch lại vừa hạn chế tới mức thấp nhất thương vong, tiết
kiệm vũ khí, phương tiện. Đây là nghệ thuật được quân và dân ta áp dụng có
hiệu quả vào những trận đánh tiếp theo và là nghệ thuật đạt tới mức đỉnh cao
trong kháng chiến chống Pháp.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực tiễn qua một số trận đánh của cha ông
- Trận Chi Lăng – Xương Giang (năm 1427)
Lịch sử đánh giặc của cha ông từ xa xưa đã biết vận dụng nhiều kế sách
hay, độc đáo vào trong quá trình chiến đấu, đã để lại nhiều bài học kinh
nghiệm sâu sắc cho thế hệ sau học tập. Nghệ thuật “đánh điểm diệt viện” đã
được cha ông ta sử dụng trong các trận đánh chống giặc ngoại xâm phương
Bắc và đã giành được nhiều thắng lợi vang dội. Những chiến thắng ấy là bằng
chứng cụ thể cho tính ưu việt của nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”, một lần
nữa khẳng định cách đánh “đánh điểm diệt viện” trở thành lối đánh sở trường
của quân đội ta từ “cổ đến kim”.
Đỉnh cao của việc vận dụng nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” của cha
ông ta là chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 của Lê Lợi chống
quân nhà Minh xâm lược. Chiến thắng đã xóa bỏ 20 năm đô hộ của nhà Minh,

mở ra trang sử mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Diễn biến:
Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, quân địch buộc phải chuyển
hẳn sang thế phòng ngự bị động còn quân dân ta thì hoàn toàn giành quyền
chủ động thế tiến công trên chiến trường toàn quốc.

11


Trước tình hình đó, Vương Thông một mặt âm mưu giảng hòa lập kế
hoãn binh; mặt khác vội vã phái người về nước cầu cứu. Ngày 31/1/1427, nhà
Minh lại một lần nữa cử quân tiếp viện cho Vương Thông.
Lực lượng viễn chinh này chia làm hai đạo quân cùng kéo sang nước
ta.
Đạo quân thứ nhất do thái tử bảo An Viễn hầu Liễu Thăng làm tổng
binh, Bảo Định bá Vương Minh làm tá phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ làm
hữu tham tướng, tiến theo đường Quảng Tây.
Đạo thứ hai do thái phó Kiềm Quốc công Mộc Thạnh làm tổng binh,
tiến theo đường Vân Nam.
Đạo quân Liễu Thăng – Mộc Thạnh sang tiếp viện lần này có thể làm
cho so sánh lực lượng ta, địch thay đổi. Trên 15 vạn quân hợp với số quân
hơn 10 vạn ở Đông Quan làm cho số lượng quân địch tăng lên gấp bội. Nhiệm
vụ của viện binh là trước hết giải vây cho thành Đông Quan, rồi sau đó phối
hợp với Vương Thông tổ chức phản công mong xoay chuyển lại cục diện
chiến tranh.
Về lực lượng nghĩa quân, lúc bấy giờ ta đã trưởng thành đến mức độ
giành được quyền chủ động trên chiến trường, ghìm chặt quân Vương Thông,
giam chân chúng trong các thành, nhưng sức ta vẫn chưa đủ để tiêu diệt
nhanh chóng bại quân này được. Giữa lúc đó viện binh giặc lại sang, cùng
một lúc nghĩa quân Lam Sơn phải đối phó với ba khối quân địch.

- Đạo quân Vương Thông ở Đông Quan
- Đạo viện binh chủ lực lớn nhất từ Quảng Tây tiến xuống
- Đạo viện binh chủ lực từ Vân Nam tiến vào
Một cục diện mới diễn ra trong phạm vi rộng lớn từ rừng núi biên giới
phía bắc đến đồng bằng sông Hồng. Mỗi một khối quân địch là một mục tiêu
tác chiến to lớn có tính chất chiến lược. Tình thế đó đòi hỏi bộ chỉ huy nghĩa
quân phải có kế hoạch đối phó chính xác, chủ động phối hợp chặt chẽ với
nhau trên toàn bộ chiến trường.

12


Trước tình hình đó, tập trung lực lượng hạ thành Đông Quan, thành lũy
kiên cố nhất là chủ trương hàng đầu của ta. Thành Đông Quan có khoảng bốn
vạn quân địch với đầy đủ vũ khí lương thực, hệ thống phòng thủ chắc chắn,
hạ thành Đông Quan không phải là điều dễ dàng. Đánh thành Đông Quan đòi
hỏi phải tập trung một lực lượng lớn, có ưu thế tuyệt đối về số lượng, không
những có tinh thần chiến đấu cao, mưu trí và linh hoạt, mà còn phải trang bị
vũ khí phương tiện đầy đủ, Lê Lợi đã so sánh lực lương giữa ta và địch, nhận
xét đúng tình hình cụ thể, đề ra chủ trương “vây thành diệt viện”, không dốc
sức đánh Đông Quan mà tập trung lực lượng tiêu diệt các đạo viện binh.
Chủ trương vây hãm thành Đông Quan và tập trung lực lượng tiêu diệt
quân chi viện, tạo nên một trận đồ vây thành diệt viện ở quy mô chiến lược, là kế
sách hay và là điểm đặc sắc của nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn.
Trước sự so sánh lực lượng có lợi cho địch, một mặt ta vận dụng các
hình thức tác chiến thích hợp, mặt khác dùng mưu kế kích thích thói ngạo
mạn của kẻ xâm lược, lừa chúng vào nơi hiểm yếu ngay từ đầu và liên tiếp tấn
công vào đội hình của chúng, tạo nên những thắng lợi vang dội, khiến địch
hoang mang rối loạn. Việc kết hợp giữa tấn công quân sự với nghi binh, địch
vận, kết hợp và vận dụng thành công các hình thức chiến thuật: phục kích, tập

kích, truy kích, công thành, tác chiến trận địa. Trong trận Chi Lăng - Xương
Giang đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong nghệ thuật quân sự của
nghĩa quân Lam Sơn.
Như vậy, ta thấy quyết tâm của nghĩa quân Lam Sơn là tập trung tiêu
diệt đạo quân chủ yếu là Liễu Thăng chỉ huy còn đạo quân Mộc Thạnh chỉ
cần kiêm chế, mục tiêu chiến lược: Vương Thông - Liễu Thăng - Mộc Thạnh
mục tiêu nào là chủ yếu? Viện binh mười vạn quân của Liễu Thăng là chủ
yếu, nó quyết định thắng bại của chiến tranh. Vương Thông đã bị vây hãm
rồi, Mộc Thạnh là thứ yếu chỉ có năm vạn quân ở đằng xa.
Thực hiện quyết tâm đó mưu kế của nghĩa quân là bố trí mai phục ở ải
Chi Lăng. Sau khi đạo quân Liễu Thăng vượt bước tiến vào nước ta, quân ta vừa

13


đánh vừa rút, vừa nhử địch vào sâu. Với thói chủ quan khinh địch tướng Liễu
Thăng trực tiếp chỉ huy đội kỵ binh xông lên phía trước và bị quân ta mai phục,
chém chết tại chỗ. Địch tiếp tục tập trung lực lượng và tiến xuống Xương Giang
để dựa vào đây tiến công Đông Quan. Tuy nhiên, Xương Giang ta đã chiếm
được và chúng buộc phải đóng quân ở cánh đồng trước thành.
Ngày 3/11/1427 quân ta tổ chức tổng công kích, cùng với lực lượng
tổng dự bị ở Bắc Ninh tiến lên tiêu diệt hết quân địch.
Trận đánh này có ý nghĩa quyết định chiến lược. Đạo quân Mộc Thạnh
ở Lào Cai sau khi nghe đạo quân Liễu Thăng bị tiêu diệt đã vội vàng rút về
nước, ta giành được thắng lợi.
Qua nhiều năm chiến đấu, nhất là khi dời căn cứ từ thượng du Thanh
Hóa vào Nghệ An, kinh nghiệm “vây thành diệt viện” của nghĩa quân đã tích
lũy được nhiều. Cho đến cuối năm 1426, đầu năm 1427, nghĩa quân đã giải
phóng hầu hết đất nước, địch phải co rút vào trong một số thành cố thủ. Lê
Lợi, Nguyễn Trãi chủ trương vây thành, kết hợp bao vây và tiến công bằng

quân sự với vận động thuyết phục kẻ thù. Kết quả là quân địch ở một số thành
đã phải đầu hàng.
Trên ba hướng tác chiến chến lược, ta vây hãm một hướng là Vương
Thông ở Đông Quan, kiềm chế một hướng là Mộc Thạnh ở Lào Cai và tập trung
một hướng để tiêu diêt đạo quân chủ lực của Liễu Thăng ở Chi Lăng - đạo quân
có ảnh hưởng tác động đến toàn bộ chiến trường, đến thắng lợi của cuộc chiến
tranh. Đó là cái hay của việc lựa chọn mục tiêu, nói lên tầm nhìn chiến lược của
Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong việc sử dụng nghệ thuật “vây thành diệt điểm”, làm
nên chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang lừng lẫy trong lịch sử.
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang với những trận đánh vang dội ở
Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Bình Than, Xương Giang là chiến công oanh
liệt nhất trong 10 năm anh dũng đấu tranh của nghĩa quân Lam Sơn, là thành
công rực rỡ nhất trong cuộc thử thách ác liệt quyết định thắng lợi cuối cùng
của cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân ta đầu thế kỷ XV.

14


Suốt 20 năm xâm lược, nhà Minh đã liên tục gửi viện binh sang nước
ta, ngoan cố duy trì nền thống trị của chúng. Đặc biệt, từ năm 1426 đến cuối
năm 1427, số quân tăng viện của địch đã lên đến 30 vạn quân. Cuộc chiến đấu
cuối năm 1427 đi đến kết thúc cuộc chiến tranh là cuộc đọ sức cuối cùng và
cao nhất giữa dân tộc ta và bọn xâm lược nhà Minh.
Trong cuộc đọ sức đó, nhân dân ta đã giành thắng lợi rực rỡ. Trong 26
đêm ngày quyết chiến (8 tháng 10 đến 3 tháng 11) quân dân ta đã tiêu diệt
toàn bộ 10 vạn quân Liễu Thăng, đồng thời tiêu diệt và đánh tan 5 vạn quân
Mộc Thạnh. Thắng lợi đó đã gây một chấn động vô cùng mạnh mẽ. Vì thế,
bại quân Vương Thông khiếp sợ phải “nhận giảng hòa” và xin rút quân về
nước. Ngày 3 tháng 1 năm 1428, đội binh cuối cùng của 10 vạn quân giặc
phải rút khỏi biên giới nước ta. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập

tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Minh, đưa đến thắng lợi huy hoàng
của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đó là chiến thắng cực kỳ oanh liệt,
triệt để của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến
tranh, bảo đảm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang còn chứng tỏ nghệ thuật quân sự
điêu luyện và tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta ở thế kỷ XV. Bộ chỉ huy
nghĩa quân đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiều vấn đề chiến lược phức
tạp chọn hướng chiến lược chính xác, sử dụng binh lực hợp lý và bày thế trận
lợi hại. Trong ba khối quân chiến lược của địch - quân Liễu Thăng ở Lạng
Sơn, quân Mộc Thạnh ở Tuyên Quang (Hà Giang bây giờ) và quân Vương
Thông ở Đông Quan, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chọn đạo quân Liễu Thăng
làm mục tiêu quyết chiến. Tiêu diệt được đạo quân này là cơ bản đập tan được
kế hoạch tăng viện của địch đồng thời cũng dễ dàng đánh tan được đạo quân
Mộc Thạnh và bại quân Vương Thông.
Trận Chi Lăng – Xương Giang đã đánh dấu bước trưởng thành vượt
bậc trong nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn nghệ thuật “vây
thành diệt viện”.

15


- Chiến dịch Biên giới Thu đông (1950)
Trong kháng chiến chống Pháp, nghệ thuật “đánh điểm diệt viện” phát
triển tới đỉnh cao được thể hiện trong chiến dịch Biên giới 1950. Năm 1950,
cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước sang năm thứ năm, trên chiến trường
Pháp vẫn ở thế bị động. Và muốn lấy lại thế chủ động thì chúng đã tiến hành
tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, khoá biên giới Việt - Trung.
Để phá thế bao vây cô lập, quân đội ta quyết tâm phá tan hệ thống phòng thủ
trên đường số 4 từ Lạng Sơn đến Cao Bằng của giặc Pháp. Ban Thường vụ
TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý kiến chỉ đạo cho quân ta tập trung

lực lượng tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê để mở màn chiến dịch, tiếp đó sẽ
tập trung lực lượng lớn hơn đánh quân ứng chiến của địch, tiếp đến sẽ chuyển
lực lượng xuống đánh Thất Khê. Do cứ điểm Đông Khê cách Thất Khê
khoảng 20km nên nếu bị mất Đông Khê, quân Pháp phải lập tức rút khỏi Cao
Bằng để tránh bị bao vây tiêu diệt hoặc tăng cường quân viện đến chiếm lại
Đông Khê. Trong cả hai trường hợp ta đều có điều kiện đánh vận động chiến
tiêu diệt quân địch đã ra khỏi công sự.
Sáng 16/9, hai trung đoàn 174 và 209 nhận lệnh nổ súng tiến công cứ
điểm Đông Khê. Ngày 18/9/1950 bộ đội ta đánh vào sở chỉ huy Đông Khê và
làm chủ đựơc cứ điểm Đông Khê. Đúng như dự liệu của quân ta, sau khi mất
Đông Khê, địch ở Cao Bằng bơ vơ và được lệnh rút hết quân ở Cao Bằng.
Quân Pháp đã điều một binh đoàn do Tướng Le Page được chỉ huy không
vận từ Lạng Sơn đến Thất Khê rồi hành quân tái chiếm Đông Khê để mở lại
đường số 4. Mặt khác toàn bộ quân đồn trú ở Cao Bằng dưới sự chỉ huy của
Trung tá Charton từ Cao Bằng tiến về Đông Khê để gặp binh đoàn của Le
Page, sau đó hai lực lượng này sẽ bảo vệ cho nhau để rút về Lạng Sơn.
Ngày 1/10/1950, binh đoàn của Le Page tiến gần Đông Khê thì lập
tức bị các đơn vị của 308 và Trung đoàn 209 đợi sẵn để đánh viện chặn
đánh quyết liệt. Liên tiếp đến ngày 4/10/1950, binh đoàn này đã bị thiệt
hại nghiêm trọng và bị dồn vào thung lũng Cốc Xá cách Đông Khê 6 km
về phía Tây nam.

16


Ngày 8/10 ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch và buộc quân Pháp phải rút
hết khỏi phòng tuyến Cao Bằng – Lạng Sơn một tuần sau đó.
Với chiến dịch Biên giới, sau gần một tháng chiến đấu quân đội ta đã
tiêu diệt và bắt sống 8 tiểu đoàn địch (với hơn 8000 quân), thu hơn 3000 tấn
vũ khí, các phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4

của địch, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân và nhiều vùng quan
trọng ở khu biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc,
nối liền nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.
Chiến dịch Biên giới với “chìa khóa” trận đánh Đông Khê là minh
họa tiêu biểu cho chiến thuật “đánh điểm diệt viện”. Chiến thuật này còn được
quân ta sử dụng lại nhiều lần nữa, mỗi lần lại có nét sáng tạo riêng dù vẫn dựa
trên tư tưởng chủ đạo là “đánh điểm diệt viện”. Hàng loạt các chiến dịch
trong kháng chiến chống Mỹ như chiến dịch Ba Gia, chiến dịch Play- me,
chiến dịch Sa Thày...đều áp dụng thành công chiến thuật này và giành thắng
lợi.
Chiến thuật này được quân đội ta áp dụng nhuần nhuyễn đến mức thành
sở trường, nghệ thuật. Chiến dịch Biên giới 1950 là lần đầu tiên ta thực hiện
kế hoạch tác chiến với tên gọi “Đánh điểm diệt viện” do Đại tướng Võ
Nguyên Giáp làm chỉ huy. Có thể hiểu đó là nghệ thuật vây điểm hay diệt
điểm để kéo địch ra khỏi công sự. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, có
tác dụng mở màn, tạo thời cơ để thực hiện mục tiêu chủ yếu là đánh tiêu diệt
lớn quân địch ngoài công sự. Vấn đề đặt ra là chọn đúng điểm, chọn đánh ở
đâu để khi bị đánh, bị bao vây cô lập, địch nhất định phải điều quân ứng cứu,
giải vây vào dúng thời điểm, thời gian ta đã chọn là một nghệ thuật rất cao.
Như vậy có thể khẳng định, để bảo vệ Tổ quốc thì từ xa xưa cha ông ta
đã sáng tạo nhiều cách đánh hiệu quả trong đó cha ông ta đã khai thác và sử
dụng nghệ thuật “đánh điểm, diệt viện” vào trong nhiều trận đánh mang tính

17


quyết định trên chiến trường và hoàn thành được nhiệm vụ chiến dịch, góp
phần đưa đến giải phóng hoàn toàn đất nước.
1.3.2. Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- Chủ trương, phương châm chỉ đạo của Đảng trong kháng chiến

chống Pháp.
Từ khi có Đảng ra đời 3/2/1930 đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng ta đã đưa những chỉ đạo, phương châm,
đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng suốt, sát thực tế và đạt hiệu quả cao.
Sau chiến dịch Việt Bắc 1947, địch đã thấy hụt hơi, phải bỏ chủ trương
tập trung lực lượng viễn trinh từ chính quốc sang mở các cuộc hành quân lớn
tiến quân vào trung tâm đầu não chỉ đạo chiến tranh và mở địa bàn chiếm đóng
để chuyển sang giữ các địa bàn đã chiếm, “tăng cường càn quét bình định, củng
cố chính quyền bù nhìn tay sai hòng lấy người và của cải ta, dùng người Việt
đánh người Việt và mở rộng địa bàn theo kiểu “vết dầu loang”. [8; 148]
Trước tình hình như vậy, Đảng ta đã nhận định: “ta bổ sung thực lực có
hiệu quả, từ chỗ phòng ngự dần dần tiến lên chỗ cầm cự của địch”
Chủ trương chiến lược và các phương pháp tác chiến đã được xác định
trong các hội nghị của Trung ương Đảng lúc đó là:
Nhiệm vụ chiến lược: “thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, đẩy địch
vào thế đóng giữ và “phát triển du kích sau lưng địch, hoạt động du kích một
cách tích cực hơn trong vùng địch kiểm soát, ngay trong các thành phố tạm bị
chiếm. Học đánh vận động bằng tiểu đoàn tập trung rồi tiến liên thực hiện
đánh vận động vào trung đoàn đã chiếm. Đột kích quét cứ điểm nhỏ, chế vũ
khí mới để đánh pháo đài (cứ điểm) nhỏ và có thể tiến lên đánh chiếm thị
trấn. Ra sức chặn đánh các đường giao thông tiếp tế của địch cả trên bộ, dưới
thủy và trên không. Mở rộng vũ trang tuyên truyền và địch vận”.
Đồng thời phải nắm vững “mục đích tác chiến thiết thực của ta là tiêu
diệt lực lượng sắc bén của địch cho thật nhiều, giữ gìn và bồi bổ lực lượng

18


của ta chứ không phải lấy việc cố giữ hoặc chiếm lại đất đai làm công việc
chính, cũng không phải giữ gìn lực lượng là chạy dài” [8; 149 ]

Bước vào năm 1950, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu (14-81948) đề ra nhiệm vụ tích cực ra sức chuẩn bị về mọi mặt để chuyển sang
tổng phản công.
Đây là giai đoạn quân ta phản công và tiến công đi đến giải phóng miền
Bắc, được bắt đầu từ chiến dịch Biên giới năm 1950 đến chiến dịch Điện Biên
Phủ năm 1954.
Đảng đề ra nhiệm vụ phương hướng quân sự là một mặt chiến đấu để
tiêu diệt sinh lực địch, một mặt gấp rút bồi dưỡng và xây dựng quân đội nhân
dân nhằm thực hiện cho kì được nhiệm vụ tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
quyết tâm giành ưu thế quân sự trên chiến trường chính.
Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, trước âm mưu xây dựng tuyến
phòng ngự số 4 suốt dọc biên giới Việt – Trung hòng cô lập cơ quan đầu não
của ta giao lưu và nhận tiếp tế của Trung Quốc và bạn bè quốc tế của thực dân
Pháp. Đứng trước tình hình đó, để đưa cuộc kháng chiến tiến lên, Đảng và
Chính phủ chủ trương đánh thắng một trận giòn giã, giải phóng biên giới phía
bắc, phá thế bị bao vây từ bên trong mở thông giao lưu quốc tế phát triển tiềm
lực kháng chiến, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang trưởng thành, giành
quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính, đẩy địch lún sâu vào
thế phòng ngự bị động hơn nữa. Từ đầu tháng 1/1950 Ban thường vụ TƯ
Đảng đã có chủ trương “chuẩn bị chiến trường Đông bắc cho thật đầy đủ để
khi có đủ điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn quét sạch địch trong vùng biên
giới”. Ta tiến hành sử dụng cách đánh điểm diệt viện trong chiến dịch này
nhăm tiêu diệt tối ưu sinh lực địch. Trước hết ta chọn điểm đánh Đông Khê
với những lợi thế có lợi cho ta và khả năng cao khi mất Đông Khê địch sẽ cho
viện binh tới ứng cứu giải tỏa, ta có cơ hội đánh địch ngoài công sự. Diễn
biến đúng như mọi dự tính của ta và địch đã phải chấp nhận thất bại, rút quân

19


khỏi phòng tuyến số 4, ta tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch, thu nhiều

vũ khí trang thiết bị.
Ý nghĩa của việc tiêu diệt sinh lực địch trong chiến dịch này thể hiện
rất cao trong cách đánh vận động kết hợp với đánh công kiên. Đánh điểm diệt
viện đã trở thành một phương thức tác chiến chiến dịch của nghệ thuật quân
sự chúng ta trong điều kiện kẻ địch còn mạnh.
Có thể nói Đảng ta luôn sát sao trong quá trình chỉ đạo, chỉ huy các
chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, lựa chọn cách đánh hay, sáng
tạo với thành công trong chỉ đạo sử dụng cách đánh điểm diệt viện trong
các trận đánh của quân ta giai đoạn 1948 - 1950 mà đỉnh cao là ở chiến
dịch Biên giới 1950.

20


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tiến trình dựng nước và giữ nước đã
hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc chiến
tranh, mỗi giai đoạn, thời kì đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử dân tộc đã ghi nhận rằng: NTQS là một nhân tố quan trọng
trong chiến tranh. Nhân dân Việt Nam đánh thắng giặc ngoại xâm không chỉ
bằng ý chí quật cường mà còn là sự kết hợp chặt chẽ ý chí với tài sáng suốt,
thông minh, đánh bằng mưu kế, thế, thời. Ông cha ta đã sáng tạo ra nhiều
phương thức đánh giặc độc đáo, hiệu quả, hình thành nên nền NTQS truyền
thống đặc sắc của dân tộc, trong đó nghệ thuật “đánh điểm diệt viện” vừa
mang nét đặc trưng của nghệ thuật quân sự truyền thống vừa hàm chứa tính
hiện đại của cuộc chiến tranh ở thế kỉ XX.
Lịch sử dân tộc đã để lại cho thế hệ sau những di sản tinh thần vô
cùng to lớn và có ý nghía sâu sắc. Những di sản có giá trị lí luận và thực
tiễn đó bao gồm cả những di sản về NTQS cần phải được chân trọng giữ
gìn nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong điều kiện mới, góp phần xây

dựng, củng cố vững mạnh nền Quốc phòng toàn dân theo tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

21


Chương 2
NGHỆ THUẬT “ĐÁNH ĐIỂM DIỆT VIỆN” TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
2.1. Nghệ thuật chọn mục tiêu “đánh điểm” và “diệt viện”
2.1.1. Nghệ thuật chọn mục tiêu “đánh điểm”
- Xác định mục tiêu tác chiến chủ yếu
Trong chiến dịch, việc đánh đòn chủ yếu có thể tiêu diệt và làm tan rã
quân địch, phá vỡ thế trận, đập tan ý chí chiến đấu của địch, thực hiện mục
đích của chiến dịch, là vấn đề quyết định để giành thắng lợi. Biết đánh trúng
nơi có thể tạo nên một phản ứng làm rung chuyển toàn bộ thế địch, dẫn đến
đòn quyết định nhất đánh bại hoàn toàn chúng là một tài nghệ rất cao của cách
lập thế ta để phá thế địch. Đây là nghệ thuật vận dụng không gian trong chiến
tranh nói chung và trong chiến dịch nói riêng, là vấn đề chọn khu vực, mục
tiêu chiến dịch. Có chọn đúng khu vực, mục tiêu tác chiến một cách chính xác
mới có thể sử dụng và bố trí lực lượng thành thế trận có lợi; có cơ sở xác định
các đợt đánh, các trận đánh then chốt, các phương thức tiến hành chiến dịch,
đánh trúng những nơi hiểm yếu của địch để phá thế địch, diệt địch.[ 11; 68]
Với một lực lượng nhất định, nếu ta chọn đúng mục tiêu thì sẽ phát huy
được sức mạnh gấp bội, lực lượng nhỏ cũng thành sức mạnh lớn, lực lượng
lớn lại có sức mạnh lớn hơn. Do đó chọn mục tiêu tác chiến đúng là nghệ
thuật tạo nên sức mạnh mới, là một nội dung quan trọng của việc tạo lập thế
chiến dịch.
Nghệ thuật chọn mục tiêu đánh điểm diệt viện trước hết thể hiện ở việc

xác định đúng mục tiêu “đánh điểm”. Chọn đúng mục tiêu đánh điểm là yếu
tố cơ bản đầu tiên quyết định tiến trình phát triển của chiến dịch. Nó có tác
dụng mở màn, khêu ngòi.
Chiến dịch tạo thế, tạo thời cơ để thực hiện mục tiêu chủ yếu là đánh
tiêu diệt lớn quân địch ở ngoài công sự. Chọn điểm ở đâu để nếu bị đánh địch
nhất định sẽ phải điều quân tới ứng cứu vào đúng địa điểm và thời gian ta
22


chọn là một nghệ thuật quân sự rất cao, đòi hỏi phải nắm chắc âm mưu, thủ
đoạn, khả năng hành động của địch. Đặc biệt là việc chọn mục tiêu đánh trận
then chốt đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của
chiến dịch. Đánh vào đâu để có thể làm rung chuyển thế của địch, buộc chúng
phải cơ động đối phó và qua phán đoán các khả năng của địch, ta lựa chọn
những mục tiêu mới, đối tượng mới để đánh các trận then chốt tiếp theo,
giành thắng lợi lớn nhất cho chiến dịch [9; 664 - 666]. Đây là yêu cầu đánh
trúng, đánh hiểm mà nghệ thuật chiến dịch của ta đã vận dụng và phát triển
sáng tạo trong kháng chiến chống Pháp. Thực tiễn cho thấy nếu chọn đúng
những huyệt xung yếu của địch và xác định đúng trình tự, điểm trúng những
huyệt ấy thì có thể gây phản ứng dây chuyền, phá vỡ từng mảng thế trận của
địch, tạo đột biến chiến dịch, có khi đẩy địch đến sự sụp đổ về chiến lược.
Thực hiện yêu cầu đánh trúng, đánh hiểm thì phải căn cứ vào đặc điểm
địch, ta, địa lí quân sự mà chọn mục tiêu đánh điểm. Thứ nhất ta phải chọn
nơi địa hình có lợi, có đường giao thông thuận tiện tạo điều kiện cho ta triển
khai, bố trí lực lượng kín đáo, vận chuyển vật chất và cơ động binh khí kĩ
thuật, phát huy được sức mạnh của các binh chủng kỹ thuật và của toàn dân
để giáng một đòn bất ngờ nhanh chóng tiêu diệt địch. Thứ hai, khi lực lượng
ta chưa đủ mạnh và điều kiện chưa cho phép thì tốt nhất là tránh chỗ địch
mạnh, đánh chỗ địch yếu và sơ hở nhưng có vị trí hiểm yếu hay liên quan trực
tiếp đến nơi hiểm yếu của địch (như chọn Đông Khê mà không chọn Cao

Bằng trong chiến dịch Biên giới 1950, chọn hướng Sông Đà và đường số 6
mà không đánh thẳng vào thị xã Hòa Bình năm 1951). Như vậy, ta thực hiện
được đánh hiểm mà bảo đảm chắc thắng, tạo điều kiện cho chiến dịch phát
triển thuận lợi và hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Kinh nghiệm cho
thấy nếu chọn mục tiêu vượt quá sức mình thì không giành được thắng lợi,
hoặc có dứt điểm được mục tiêu thì cũng phải trả giá đắt (chọn mục tiêu Phủ
Thông trong chiến dịch đường số 3, An Châu trong chiến dịch Đông Bắc, Phố
Lu, Nghĩa Đô trong chiến dịch Lê Hồng Phong 1).

23


Tuy nhiên, không phải khi nào ta cũng có thể chọn đánh vào nơi hiểm
yếu mà địch yếu và sơ hở, vì thông thường nơi hiểm yếu là nơi địch bố trí lực
lượng mạnh và tăng cường các biện pháp phòng thủ để cố giữ bằng được. Vì
vậy trong nhiều chiến dịch, ta phải chọn mục tiêu chủ yếu ở nơi địch mạnh
hoặc tương đối mạnh. Trong trường hợp này trước hết phải đánh giá đúng chỗ
mạnh của địch để tìm cách hạn chế, đồng thời tìm ra chỗ yếu, chỗ sơ hở trong
chỗ mạnh của chúng để lợi dụng và khoét sâu. Kinh nghiệm chiến đấu còn
cho thâý nếu chọn mục tiêu quá nhỏ và rất thứ yếu trong hệ thống phòng thủ
của địch (như mấy cứ điểm ở chiến dịch Sông Thao) lại không đủ yếu tố thu
hút viện binh của chúng. Chọn mục tiêu mở màn chiến dịch phải đi đôi với
việc dự kiến khả năng đối phó của địch bằng viện binh như thế nào để chủ
động chuẩn bị và triển khai lực lượng sẵn sàng đánh viện.
Trong khi sử dụng nghệ thuật “đánh điểm” để kéo quân ra mà tiêu diệt
không nhất thiết phải diệt điểm mà có thể tiến hành vây ép. Điểm vây ép
thường là một mục tiêu quan trọng và hiểm yếu nhưng ta không cần phải đánh
tiêu diệt để đánh tiêu hao lực lượng hoặc ta không đủ sức tiêu diệt mà có thể
bằng hành động vây ép kéo được địch ra ứng cứu. Tuy nhiên vây ép phải đạt
tới một cường độ nhất định thì mới buộc được địch điều quân ra cứu viện, ta

mới có điều kiện thực hiện ý định tác chiến đã đề ra.
Trong chiến dịch Biên giới 1950 ta chọn điểm đánh khêu ngòi là cứ
điểm Đông Khê nhằm mục đích dụ địch từ Thất Khê lên ứng cứu, cụ thể:
Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một vùng biên
giới phía bắc, mở đường giao thông với các nước XHCN, mở rộng và củng
cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 7/7/1950 Bộ tổng tư lệnh ra mệnh lệnh mở
chiến dịch biên giới mang mật danh “Chiến dịch Lê Hồng Phong 2”, Bộ chỉ
huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
làm bí thư Đảng ủy kiêm chỉ huy trưởng.
Địch chia liên khu biên giới thành các khu: Khu Lạng Sơn, khu An
Châu và hai phân khu Cao Bằng Thất Khê; với một số binh lực vừa chiếm

24


đóng vừa cơ động lên đến 11 Tiểu đoàn, 9 Đại đội bộ binh, 4 Đại đội cơ giới,
4 Đại đội công binh, 27 khẩu pháo các loại và 8 chiếc máy bay, nhưng do lực
lượng có hạn, địch chủ trương tác chiến phòng thủ có trọng điểm ở một số vị
trí, một số vùng quan trọng, tuyến đường sắt số 4 dọc biên giới.
Trên toàn bộ tuyến phòng thủ của địch, ban chỉ huy chiến dịch chọn
đoạn Cao Bằng – Thất Khê làm khu vực tác chiến chủ yếu. Đây là khu vực
rừng núi hiểm trở, cách xa trung tâm chỉ huy biên thùy của địch (Lạng Sơn) .
Mặt khác khu vực này phòng thủ sơ hở và khó khăn hơn khu vực khác. Các
cụm cứ điểm Cao Bằng, Đông Khê tuy mạnh nhưng lại là những “con nhím”
cô lập, vận chuyển tiếp tế và chi viện rất khó khăn.
Về phía ta, khu vực này gần hậu phương kháng chiến, có nhiều tuyến
đường thông sang Trung Quốc, tiện cho việc chỉ đạo chỉ huy và huy động
nhân lực phục vụ chiến dịch.
Từ tháng 7/1950, bước vào chuẩn bị chiến dịch Lê Hồng Phong 2 vấn
đề nổi lên khi bàn phương án tác chiến là việc chọn mục tiêu mở màn chiến

dịch. Lúc đầu, Bộ chỉ huy quyết định: tiến công Cao Bằng trước, sau đó sẽ
khuếch trương thắng lợi đến Đông Khê và tùy điều kiện có thể khuếch trương
đến Thất Khê. Sau hội nghị cán bộ đầu tháng 8, đồng chí Tổng tư lệnh Võ
Nguyên Giáp trực tiếp làm chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy
chiến dịch, cùng một số cán bộ tham mưu đi nghiên cứu quan sát vị trí Cao
Bằng, nhận thấy cần suy nghĩ thêm về việc chọn mục tiêu trận đánh đầu tiên
như đã dự định.
Cao Bằng là một thị xã được hai con sông Hiến và sông Bằng bọc hai
bên và hợp điểm ở phía bắc. Ba mặt Tây đông và Bắc đều là sông. Muốn vào
thị xã phải qua hai chiếc cầu. Chỗ đất liền từ ngoài vào chỉ là một khoảng
hẹp, một ngọn đồi, trên là thành có tường bao, có hệ thống công sự kiên cố cả
chìm cả nổi. Một vành đai bảo vệ gồm 15 vị trí vây quanh thị xã. Rõ ràng thị
xã Cao Bằng là một cụm cứ điểm khá vững chắc. Nếu mở màn chiến dịch
bằng trận tiến công Cao Bằng, ta sẽ gặp khó khăn vì phải giải quyết nhiều vấn
đề về kĩ thuật và chiến thuật mà bộ đội ta lúc này chưa có kinh nghiệm như
25


×