Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH THIẾU NHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 106 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức
trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới
xung quanh một cách khoa học m à còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con
người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện
giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí
đường đời mà lớp người đi trước32
đã tìm ra được. Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như
hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có
sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là
người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao tri thức lẫn
nhân cách.
Hiểu rõ vai trò lớn lao của sách đối với con người, hiện nay, các Nhà
xuất bản, các đơn vị liên doanh liên kết xuất bản đang không ngừng tìm kiếm,
khai thác những đề tài hay, mới và thú vị trong nước, đồng thời chọn mua bản
quyền từ nước ngoài nhằm làm phong phú và đáp ứng được tốt hơn, đa dạng
hơn cho nhu cầu bạn đọc.
Trong quá trình xuất bản một cuốn sách, các nhà xuất bản luôn đặc biệt
chú trọng công tác biên tập, đặc biệt là các tác giả. Bởi vì, biên tập là một
trong những khâu quan trọng nhất trong hoạt động xuất bản nói riêng và hoạt
động truyền bá văn hóa nói chung. Biên tập là nghề truyền bá văn hóa thông
qua việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ các xuất bản phẩm.
Trước kia, hiện nay và cả trong tương lai, biên tập là cầu nối giữa
tác giả và độc giả. Công tác biên tập thông qua xuất bản phẩm đã truyền
bá tới độc giả quan niệm tư tưởng và chuẩn mực hành vi, truyền bá các
loại tri thức và kỹ năng…; đồng thời thông qua việc lựa chọn, giải thích
và bình luận đối với các tri thức, thông tin, tạo ra dư luận xã hội hoặc định
hướng cho dư luận xã hội.




2
Sự định hướng này có chính xác hay không ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tăng cường sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Nếu quá trình
biên tập xảy ra sai sót thì sự định hướng này không những không có hiệu quả
mà còn gây ra hậu quả xấu trong đời sống xã hội.
Công tác biên tập sách truyện tranh thiếu nhi nói riêng và xuất bản
phẩm nói chung về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đạt được
những thành tựu nhất định; tuy nhiên hiện nay bên cạnh những cuốn sách
truyện tranh thiếu nhi được các tác giả viết chất lượng, có chiều sâu, đáp ứng
tốt đề tài và nhu cầu phục vụ đúng lứa tuổi, đồng thời được biên tập một cách
công phu, cẩn thận thì vẫn nhiều cuốn sách được các tác giả viết nội dung còn
nhiều thiếu sót, viết ẩu, viết vội, biên tập một cách qua loa vội vàng vì mục
đích lợi nhuận, sự yếu kém, cẩu thả về trình độ của biên tập viên… Điều này
lý giải vì sao trên thị trường xuất hiện khá nhiều những cuốn sách có đề tài,
nội dung từa tựa như nhau, đôi chỗ trình bày chưa thống nhất, thiếu chuẩn xác
về kiến thức và đặc biệt là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ. Tác giả viết sách và
quá trình biên tập chưa được như mong đợi đã gây ra nhiều tác hại đối với
nhận thức của độc giả.
Ngôn ngữ sử dụng trong các cuốn sách truyện tranh có vị trí quan trọng
tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ rất sớm. Một cuốn
sách có nội dung phù hợp, trình bày mạch lạc, minh họa phong phú sẽ góp
phần nuôi dưỡng tâm hồn ngây thơ, trong sáng đặc biệt là đối với các độc giả
thiếu nhi. Ngược lại, một cuốn sách chỉ cần một lỗi nhỏ về nội dung hay minh
họa sẽ gây nên những tác hại nguy hiểm về nhận thức, thậm chí in sâu vào
tâm trí các em.
Hiện nay, có rất nhiều kênh thông tin tác động đến trẻ, trong đó sách được
xem là nguồn thông tin tác động chủ yếu nhất. Sách cung cấp cho trẻ lượng
kiến thức tương đối chuẩn và hữu hiệu để trẻ có một hành trang vững chắc

bước vào đời. Kiến thức trong sách được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ
dễ đến khó, và đặc biệt mỗi lứa tuổi đều có những cuốn sách phù hợp với


3
nhận thức của mình. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những cuốn sách còn nhiều
“sạn”, thì các em lại chưa đủ hiểu biết, chưa đủ nền tảng tri thức để phân biệt
cái đúng và cái sai. Bởi vì, với các em các khái niệm trong sách vở luôn được
các em nghe theo tuyệt đối và tin tưởng vào nó, tiếp nhận một cách thụ động
mà chưa hề có sự chọn lọc. Điều này dẫn đến việc, những cuốn sách truyện
tranh mang tính giáo dục lại không phát huy được tác dụng tích cực của nó
mà trở nên phản tác dụng, đưa đến những cách nhìn sai lệch cho các em, nảy
sinh nhiều vấn đề cần trao đổi.
Do vậy, tìm hiểu việc “Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản
truyện tranh thiếu nhi” trở thành vấn đề cấp thiết, được chúng tôi lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đáp ứng phần nào tình hình
thực tiễn trên và làm cho quá trình viết, quá trình biên tập sách thiếu nhi đạt
hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sách thiếu nhi hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản và
biên tập ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi nói riêng đã được đề cập trong nhiều
công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về “Sử dụng
ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi" là một hướng
nghiên cứu còn khá mới mẻ, chưa có công trình nào tiến hành một cách hệ
thống, chuyên sâu và xem nó như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Trước
đó, rải rác ở một vài công trình có đề cập đến vấn đề này như:
- Năm 1998, cuốn “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong
việc dạy tiếng Việt” – NXB Giáo dục, của Đỗ Việt Hùng xuất bản đã gợi ý
cho chúng tôi hướng nghiên cứu mới mà chúng tôi lựa chọn.

- Cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” – NXB Giáo dục, 2002, của tác giả
Nguyễn Thiện Giáp bàn về vấn đề chuẩn hóa từ vựn, chuẩn hóa ngôn ngữ...
Công trình này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà chúng tôi quan tâm.


4
- Cũng trong năm đó, cuốn “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” – Nxb
Khoa học – Xã hội, của PGS.TS Nguyễn Trọng Báu ra mắt độc giả, là tài liệu
hữu ích đối với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Nội dung chính của cuốn
sách gồm: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí (Chuẩn ngôn ngữ đối với báo chí
và vấn đề chệch chuẩn mực; Sự chế định của chệch chuẩn mực ngôn ngữ báo
chí đối với phong cách nhà báo. Ngôn ngữ các phong cách báo chí (Phong
cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Phong cách ngôn
ngữ hành chính). Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí (Khái niệm và phân
loại; Thực trạng của tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt;
Nguyên nhân của thực trạng; Giải pháp; Những cơ sở khoa học cho việc tìm
giải pháp xét từ phương diện truyền thông). Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa
học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo
chí (Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học trên báo chí tiếng Việt; Ngôn ngữ của
danh pháp khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của ký hiệu khoa học trên báo
chí; Ngôn ngữ của chữ tắt trên báo chí; Ngôn ngữ của số liệu trên báo chí.
Ngôn ngữ tít báo (Chức năng và cấu trúc của tít báo; Những loại tít thường
gặp; Những loại tít mắc lỗi. Ngôn ngữ phát thanh (Bản chất của ngôn ngữ
phát thanh; Một số vấn đề ngôn ngữ của văn bản phát thanh)...
- Cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” – Nxb Khoa học xã
hội, 2006, của GS Cao Xuân Hạo đã cung cấp cho chúng tôi một số vấn đề
thuộc cơ sở lý luận của đề tài. Sách gồm có 2 phần: Phần Dẫn luận chủ yếu
cung cấp những tư liệu về tình hình chung của các trào lưu ngữ pháp chức
năng hiện nay. Phần thứ 2 nói về cấu trúc và nghĩa của Câu trong tiếng Việt.
Theo lời nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, tác giả quyển sách, thì đây là sự

"cố gắng miêu tả trung thành những đặc trưng ngữ pháp của tiếng Việt đúng
như nó được người Việt hiểu và sử dụng hằng ngày". Sách trình bày những
kết quả của một quá trình nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp
chức năng, đưa ra những đặc trưng loại hình học của tiếng Việt và trình bày
hệ thống ngữ pháp của nó một cách chân xác và giản dị hơn so với lối nghĩ
"phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam".


5
Quyển sách đã cung cấp những sự kiện của tiếng Việt làm căn cứ chắc
chắn để xác minh và chỉnh lý một số điểm còn mơ hồ hoặc sai lệch trong lý
thuyết ngữ pháp chức năng hiện thời. Dù là một công trình có tính chất dò
đường và người thực hiện không có tham vọng trình bày một hệ thống hoàn
chỉnh, bao quát hết các vấn đề của tiếng Việt; nhưng với lối trình bày mang
tính khoa học cao, dẫn chứng minh họa cụ thể, phong phú và sinh động, sách
thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật.
Tác giả cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” cho rằng, còn
có nhiều điều mới chỉ được phác thảo, có nhiều vấn đề còn bị bỏ hoặc còn để
lửng, có nhiều quy tắc được nêu ra mà còn chưa rõ phạm vi hiệu lực. "Bổ cứu
cho những thiếu sót này là công việc của tương lai", ông chia sẻ.
- Cuốn “Từ điển lỗi dùng từ” của Hà Quang Năng (chủ biên) đã thống
kê được hàng nghìn lỗi các loại, phân lỗi, tìm hiểu nguyên nhân, phân tích
từng loại lỗi và chỉ ra cách sửa lỗi thông qua việc điều tra lỗi chính tả, từ
vựng, ngữ pháp tiếng Việt. Cuốn sách này có liên quan thiết thực tới vấn đề
chúng tôi nghiên cứu.
- Năm 2007, luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hoạt động xuất bản sách
truyện tranh góp phần giáo dục thiếu nhi ở nước ta hiện nay (qua khảo sát ở
Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin)” của Đinh Thị
Thu Nga, ngành Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, do PGS.TS
Trần Văn Hải hướng dẫn, là tài liệu tham khảo hữu ích, ít nhiều có liên quan

đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Luận văn này đã thể hiện một góc nhìn
khá toàn diện về hoạt động xuất bản sách truyện tranh thiếu nhi và nêu lên
những định hướng giáo dục phù hợp trong các tác phẩm truyện tranh.
- Năm 2011, luận văn Thạc sỹ với đề tài “Những lỗi ngôn ngữ thường
gặp trong hoạt động biên tập xuất bản sách thiếu nhi” của Nguyễn Thị Bích
Hằng, ngành Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, do PGS.TS
Hoàng Anh hướng dẫn, là tài liệu tham khảo hữu ích, ít nhiều có liên quan
đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Luận văn tập trung làm rõ các nội dung:


6
Nguyên nhân, đặc trưng, thực trạng của Những lỗi ngôn ngữ thường gặp
trong hoạt động biên tập xuất bản truyện tranh thiếu nhi . Qua đó, tác giả
luận văn cũng chỉ ra những giải pháp đúng đắn cho việc hạn chế lỗi ngôn ngữ
trong hoạt động biên tập xuất bản sách thiếu nhi hiện nay.
- Giáo trình “Tiếng Việt thực hành”, Nxb Chính trị - Hành chính,
do PGS.TS Hoàng Anh và TS Phạm Văn Thấu biên soạn liên quan trực tiếp
tới đề tài. Tài liệu thuộc khối kiến thức cơ bản về Từ vựng, Ngữ pháp… đã
giúp cho đề tài của chúng tôi có cách triể khai gợi mở hơn.
- Năm 2011, bài báo “Định hướng giáo dục ngôn ngữ” của PGS Đỗ
Việt Hùng đăng trên tạp chí Dạy và học ngày nay, số 1, có liên quan đến vấn
đề chúng tôi nghiên cứu. Bài báo đã nêu được những vấn đề rất thực tiễn: Vai
trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển: trí tuệ, đạo đức, giáo dục thẩm mỹ,
phát triển thể lực đối với trẻ...
Tiếp tục hướng nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi muốn
góp vào một tiếng nói riêng bắt nguồn từ những số liệu thống kê, khảo sát
một cách quy mô chi tiết trên 200 cuốn sách truyện tranh thiếu nhi và đưa ra
một số nhận xét mới, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn từ những
dạng lỗi ngôn ngữ thường gặp trong việc sử dụng ngôn ngữ, biên tập sách
truyện tranh thiếu nhi hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ truyện
tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản; trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp nhằm sử dụng hiệu quả ngôn ngữ đối với sách truyện tranh nói chung và
đối với công tác biên tập truyện tranh thiếu nhi nói riêng.
3.2Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện ba nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài


7
- Khảo sát và hệ thống hóa việc sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản
phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi hiện nay.
- Đưa ra một số kết luận về các cách sử dụng ngôn ngữ trong các xuất
bản phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi; qua đó, đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm truyện
tranh dành cho thiếu nhi
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sử dụng 200 cuốn sách truyện tranh dành cho thiếu nhi được
xuất bản từ năm 2001 đến nay làm đối tượng khảo sát. Trong đó, tập trung
nghiên cứu các cách sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luậnLuận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin và phương pháp tư duy biện chứng của Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
5.2 Phương pháp cụ thể
- Thu thập tài liệu, phân loại

- Khảo sát, thống kê, so sánh
- Phân tích, tổng hợp và nghiên cứu liên ngành.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Bước đầu nhận diện những đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ trong sách
truyện tranh thiếu nhi.
- Đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả của việc sử dụng ngôn ngữ ttrong sách truyện tranh thiếu nhi.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các khái niệm có
liên quan tới quá trình sử dụng ngôn ngữ sách truyện tranh thiếu nhi, quá trình
biên tập ngôn ngữ trong sách truyện tranh thiếu nhi, ví dụ như các dạng câu,
từ ngữ, chuẩn ngôn ngữ, biên tập…


8
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo
bổ ích cho các đối tượng có liên quan: sinh viên ngành xuất bản; biên tập viên
(tiêu biểu là biên tập viên mảng sách thiếu nhi); cán bộ nghiên cứu giảng dạy
về xuất bản; bên cạnh đó, luận văn cũng có ý nghĩa nhất định đối với người
làm công tác quản lý, lãnh đạo trong hoạt động xuất bản.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm cơ bản

1.1 Ngôn ngữ
Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:
Ngôn ngữ d. 1 Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp
chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để
giao tiếp với nhau. Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ rất khác nhau.
2 Hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo.
Ngôn ngữ điện ảnh. Ngôn ngữ hội hoạ. Ngôn ngữ của loài ong.
3 Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất
riêng. Ngôn ngữ Nguyễn Du. Ngôn ngữ trẻ em. Ngôn ngữ báo chí.
Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì ngôn ngữ là một hệ thống tín
hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và
công cụ giao tiếp xã hội.
Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện
nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là
công cụ tư duy của con người, ngôn ngữ học có khía cạnh tâm lý học, ngôn
ngữ có vai trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc.
Theo các tài liệu liên quan thì cấu trúc ngôn ngữ cung cấp những kiểu
như: kiểu cấu tạo âm tiết, kiểu cấu tạo từ, kiểu tổ hợp cú pháp, v.v. Ngôn ngữ
chỉ sử dụng một số trong những gì các kiểu có thể tạo ra. Những thực tế ngôn
ngữ này, được gọi là những mẫu ngôn ngữ. Mẫu có tính bắt buộc tuyệt đối, có
tính ổn định rất cao. Trừ trường hợp cá biệt, vi phạm mẫu bị đánh giá là sai,
lỗi. Như vậy trong lĩnh vực ngôn ngữ, việc sử dụng nó phải đảm bảo những
quy tắc về chính tả, quy tắc sử dụng từ ngữ và quy tắc sử dụng câu, các dấu


10
câu. Chúng tôi đồng ý với quan điểm trên, đồng thời trong giới hạn và phạm
vi nghiên cứu của luận văn tập trung khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ trong

hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi bao gồm: từ vựng, các biện pháp tu
từ nổi bật, ngữ pháp. Trong đó, từ vựng gồm tập hợp tất cả các từ và đơn vị
tương ứng với từ trong ngôn ngữ, đó là những cụm từ cố định, cái mà người
ta vẫn hay gọi là là các thành ngữ, quán ngữ; các biện pháp tu từ nổi bật bao
gồm biện pháp tu từ nhân hoá, biện pháp tu từ so sánh, biện pháp tu từ ẩn dụ,
ý nghĩa của việc sử dụng các lớp từ; Ngữ pháp bao gồm câu được sử dụng
phổ biến, các biện pháp tu từ cú pháp, chính tả và viết tên riêng nước ngoài.
1.2 Lời nói
Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:
Lời nói d. 1 Những gì con người nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể (nói tổng quát). Lời nói phải đi đôi với việc làm. Lời nói không mất tiền
mua… (cd.).
2 (chm.). Sản phẩm cụ thể của hoạt động ngôn ngữ, trong quan hệ đối
lập với ngôn ngữ. Lời nói có tính chất cá nhân.
1.3 Truyện tranh
Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:
Truyện d.1 Tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến
của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn. Truyện dài*. Truyện cổ tích*. 2
(thường dùng đi đôi với kinh). Sách giải thích kinh nghĩa do các nhà triết học
của Trung Quốc thời cổ viết.
1.4 Truyện tranh thiếu nhi
Là một tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật, diễn biến của sự
kiện, có dung lượng nhỏ hoặc lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự
phát triển đơn giản hoặc phong phú trong phạm vi không gian và thời gian
tương ứng, trong đó ngôn ngữ và hình ảnh minh họa được sử dụng chủ yếu


11

trong tác phẩm. Truyện tranh được tồn tại dưới nhiều hình thức phong phú và
trong phạm vi nghiên cứu đề tài này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu truyện tranh
ở dạng sách.
Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:
Thiếu nhi d. Trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng
Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì truyện tranh thiếu nhi là một
hình thức nội hàm của sách thiếu nhi, có nghĩa là sách dùng cho trẻ em thuộc
các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.
Truyện tranh thiếu nhi được biểu hiện ở nhiều hình thức, song chúng
tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu truyện tranh ở hình thức phổ biến nhất
là sách.
Tóm lại, truyện tranh thiếu nhi là những xuất bản phẩm đặc biệt có nội
dung phản ánh các lĩnh vực tri thức khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, được
thể hiện bằng các hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với khả năng,
nhu cầu, thị hiếu của trẻ em thuộc các độ tuổi khác nhau.
2. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi
Với mảng sách truyện tranh thiếu nhi, thì đối tượng chính cần hướng
đến là các em thiếu nhi. “Trẻ em như búp trên cành”, thiếu nhi vốn có đời
sống tâm hồn phong phú, hàm chứa nhiều cảm xúc vui buồn yêu ghét và luôn
đầy ắp trí tưởng tượng, sự tò mò, hiếu kỳ và tâm hồn ngây thơ trong trắng. Vì
vậy, những gì tác động đến các em sẽ có ảnh hưởng rất lớn, in dấu ấn sâu đậm
vào tâm trí của từng em. Đối với các em, đọc cũng chính là sự lưu giữ gần
như nguyên vẹn tất cả những gì đã đến với bộ nhớ tinh khôi của mình, để từ
đó tác động đến nhận thức và hành động của các em. Cho nên, bên cạnh vai
trò giúp các em vui chơi, giải trí, sách thiếu nhi còn phải là một công cụ quan
trọng để hướng dẫn, giúp đỡ trẻ tiếp xúc, tìm hiểu và nhận thức thế giới. Sách
giúp trẻ nhận thức những gì đơn giản nhất qua những sự vật, hiện tượng, con
người xung quanh; đồng thời góp phần giáo dục cho trẻ những tình cảm đạo



12
đức tốt đẹp, nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn trẻ nhỏ. Sách truyện tranh thiếu
nhi với đặc trưng phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng nhân vật và
ngôn ngữ biểu cảm, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thiếu nhi đã trở thành một
phương tiện đặc biệt quan trọng, tác động tích cực tới sự phát triển các phẩm
chất đạo đức (đức) cũng như năng lực (tài) – hai mặt cơ bản của nhân cách
con người cho các em. Tuy nhiên, sách truyện tranh thiếu nhi sẽ chỉ phát huy
tác dụng giáo dục đầy đủ nếu các em biết lựa chọn sách có nội dung tư tưởng
tốt, giá trị nghệ thuật cao, hiểu và lĩnh hội tri thức trong sách một cách đúng
đắn. Ngược lại, những sách truyện tranh kích động bạo lực và năng lực cảm
thụ kém sẽ có tác hại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành của các em.
Đóng vai trò quan trọng là vậy, nên việc sử dụng ngôn ngữ trong truyện tranh
thiếu nhi luôn có những tác động quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp. Ngôn
ngữ truyện tranh thiếu nhi phải sử dụng một cách đúng đắn, dễ hiểu, cô đọng,
không rườm rà, tối nghĩa. Về hình thức, một ấn phẩm sách thiếu nhi cần được
đảm bảo: thiết kế minh họa đẹp, phù hợp, thể loại đa dạng, ngôn ngữ tạo hình
và có độ sắc…
Việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh đúng đắn và phù hợp sẽ giúp trẻ
nhận thức được cái nào đúng, cái nào sai. Niềm tin đối với sách truyện tranh
của trẻ nhỏ là niềm tin tuyệt đối, cho nên những gì mà trong sách sử dụng thì
đối với trẻ đều là đúng và trẻ sẽ nghe, bắt chước theo. Thông qua các sách
truyện tranh, chúng ta dạy cho trẻ viết chữ, chính tả, dạy cho trẻ cách dùng từ,
đặt câu… nhưng nếu những gì mà trẻ tiếp nhận trong sách lại sai lệch về kiến
thức mà chúng ta muốn truyền đạt chi trẻ thì truyện tranh lúc này sẽ trở thành
công cụ phi giáo dục.
2.1 Ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi phải đúng, chuẩn hoá


13

Ngôn ngữ sử dụng trong các tựa sách mầm non được sử dụng nhiều
phong cách chức năng khác nhau, nhưng trong đó sử dụng phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật là tiêu biểu. Ngôn ngữ được sử dụng trong các tựa sách là
ngôn ngữ đã được biên tập và lựa chọn, đánh giá, thẩm định từ nhà xuất bản,
cơ quan quản lý chuyên trách về xuất bản thực hiện. Ngôn ngữ giao tiếp hàng
ngày mang tính chung phổ biến nhưng ngôn ngữ sách được xác lập là ngôn
ngữ trẻ em dễ tiếp nhận, phù hợp với xu thế phát triển chung và có tính giáo
dục cao, theo tinh thần giáo dục đặc trưng với bản sắc truyền thống của quốc
gia, dân tộc.
Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:
Chuẩn I d. 1 Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó
mà làm cho đúng
2 (chm). Vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường
3 Cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong
xã hội.
II t. Đúng chuẩn
Chuẩn hoá đg. Làm cho trở thành có chuẩn rõ ràng
Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử vô cùng lâu đời, gắn bó với
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Ðể có được một
ngôn ngữ như tiếng Việt ngày nay, ông cha chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ
khác luôn luôn chủ động tiếp thu những gì cần thiết; đồng thời từ chối tất cả
những gì làm phương hại cho tiếng mẹ đẻ của mình. Cho nên, giữ gìn và phát
triển tiếng nói và chữ viết của dân tộc được đặt ra một cách thường trực và
trước hết là trong quan hệ tiếp xúc văn hoá và ngôn ngữ với các dân tộc khác,
bất kể là xa hay gần, phương Ðông hay phương Tây. Nhưng do được phát
triển vào những thời kỳ khác nhau, nên tiếng Việt hiện nay không khỏi còn
những chỗ chưa thống nhất. Điều này gây cản trở cho sự nghiệp phát triển



14
giáo dục và khoa học ở nước ta. Cho nên, chuẩn hoá tiếng Việt là một yêu cầu
cấp bách hiện nay.
Sử dụng ngôn ngữ phải quan tâm từ chính tả, dấu câu đến cách dùng từ,
dùng câu, căt bỏ những từ thừa, từ lặp. Sử dụng ngôn ngữ đúng chính tả trên
tác phẩm chính là hướng tác phẩm đó tới chuẩn chính tả. Văn phong trong tác
phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên một tác phẩm đặc sắc. Văn phong có mạch
lạc, gợi cảm thì mới thu hút được độc giả. Tuy nhiên, một tác phẩm hay về
nội dung, hấp dẫn về hình thức nhưng lại có nhiều “sạn” chính tả thì sẽ gây
phản cảm cho người đọc. Đó là lý do cần tuân thủ chặt chẽ về chuẩn mực
chính tả.
2.2 Ngôn ngữ phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận
Nếu đối với người lớn, sách bổ sung lượng kiến thức cần có để hoàn
thiện tri thức thì đối với trẻ em, sách sẽ mở rộng thế giới quan và tích lũy vốn
kinh nghiệm phong phú.
Ở thiếu nhi, sự nhận thức của các em còn non nớt, sự phân biệt điều tốt
xấu còn ở mức độ thấp. Chính vì lẽ đó, đối với trẻ em việc đọc sách quan
trọng rất nhiều so với người lớn. Về cơ bản, đối với trẻ em, phạm vi hoạt
động của các bé còn rất hẹp, các em chưa có sự tiếp xúc xã hội, chưa định
hình được… bởi vậy sách chính là cầu nối giúp các em hoàn thiện hơn.
Đọc sách là nền tảng học hành suốt đời – Một nhà giáo dục nổi tiếng
của Nhật Bản trong “Bí mật về giáo dục trẻ 0 tuổi” nói: Năng lực đọc là nền
tảng học, cha mẹ nên nuôi dưỡng hứng thú đọc của trẻ càng sớm càng tốt, qua
đó có thể giúp trẻ hình thành thói quen đọc. Năng lực đọc hồi nhỏ của trẻ có
quan hệ mật thiết với việc học hành tốt xấu sau này của trẻ. Kinh nghiệm đọc
của trẻ càng phong phú càng có lợi cho việc học sau này của trẻ, vì thế cố
gắng tạo thói quen đọc cho trẻ từ sớm.
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều cải cách giáo
dục, coi giáo dục nhi đồng là một chính sách giáo dục quan trọng. Khi bé mới
chào đời, nghe không hiểu ‘nội dung” nhưng có khả năng hấp thu vô hạn. Lúc

này trẻ có thể hấp thu các loại thông tin, giúp trẻ lập nền cho việc đọc sau này


15
của trẻ. Trẻ từ 0-5 tuổi trong thời khắc quan trọng có thể phát triển năng lực
nhận thức và ngôn ngữ, từ 0 tuổi bắt đầu đọc sách cho trẻ có thê nuôi dưỡng
thói quen và hứng thú đọc của trẻ. Từ đó có thể thu thập tư liệu cần thiết cho
cuộc sống sau này. Và dựa trên từng độ tuổi để định hướng mục đích sử dụng
các tựa sách phù hợp cho trẻ.
Trẻ từ 0-5 tuổi sẽ quan sát thế giới bằng trực quan, vì thế khi tìm chọn
sách cho trẻ phụ huynh cần bắt đầu từ những cuốn sách có hình, sau đó dần
dần rời xa sách và kể chuyện đó cho bé nghe. Đối với mỗi tựa sách truyện
tranh, ảnh khi kể cho bé cần tạo không khí câu chuyện trở nên ấm áp, hài hòa.
Trong môi trường yên tĩnh cùng trẻ nằm xem sách hoặc kể chuyện trước khi
ngủ. Khi kể chuyện cha mẹ có thể thêm một số những động tác phù hợp với
tình tiết của câu chuyện, sử dụng ngữ điệu, biểu cảm… để thu hút sự chú ý
của trẻ. Chúng ta cần tuỳ vào năng lực tiếp nhận của trẻ, dùng phương pháp
mà trẻ dễ hiểu nhất để kể. Ví dụ chuyển từ câu dài sang câu ngắn, dùng từ
ngữ dễ hiểu và giải thích rõ ràng cho trẻ. Mở đầu câu chuyện phải thú vị, có
thể thu hút sự chú ý của trẻ. Khi kể chuyện có thể nêu câu hỏi để kích thích
trẻ động não. Thời gian kể chuyện cho trẻ không được quá dài. Thời gian
nghe chuyện của trẻ từ 0-5 tuổi dựa vào ý thích của trẻ, khi phát hiện trẻ
không có hứng thú nữa phải dừng lại. Trẻ 0-3 tuổi không quá 15 phút, trẻ trên
4 tuuổi có thể kéo dài 30 phút. Cụ thể, để trẻ dễ tiếp nhận thông tin, sẽ phân
loại theo độ tuổi và chọn sách như sau:
Trẻ từ 0-1 tuổi: Những tựa sách đơn giản, hình lớn, màu sắc sặc sỡ, có
thể thúc đẩy sự phát triển thị lực của trẻ và dạy trẻ nhận biết những đồ vật và
màu sắc thường gặp
Trẻ từ 1-2 tuổi: Những tựa sách có nội dung phản ánh những đồ vật
quen thuộc, trong quá trình trẻ nhận biết và tìm tòi có hứng với việc đọc.



16
Trẻ 2-3 tuổi: Những câu chuyện nhỏ có nội dung và tiết tấu mạnh,
những câu truyện ngụ ngôn đơn giản, những bài hát nhi đồng có thể giúp trẻ
phát triển năng lực ngôn ngữ
Trẻ 3-4 tuổi: Tựa sách có nội dung liên quan, chữ số lớn, tình tiết đơn
giản, những câu chuyện nhỏ phản ánh cuộc sống ở trường mầm non của trẻ,
giúp trẻ nhận được mặt chữ đồng thời tạo nên thói quen học tập tốt
Trẻ 4-5 tuổi: Tranh phức tạp hơn một chút, chữ số tăng nhiều hơn, tình
tiết có thể có chút chuyển biến, tăng cường trí tưởng tượng của trẻ giúp tăng
năng lực suy đoán, hiểu và có chút hiếu kỳ của trẻ.
2.3 Ngôn ngữ thông tin phải chính xác
Trước khi trẻ biết chữ, cha mẹ là “công cụ” đọc sách của trẻ, hướng
dẫn trẻ có hứng thú đọc sách. Vì vậy, ngôn ngữ và nội dung thông tin mà cha
mẹ truyền tải đến con là vô cùng quan trọng. Trẻ học nói và có khả năng ghi
nhớ mọi thứ rất nhanh. Do đó, cha mẹ phải lựa chọn những tựa sách phù hợp
và đúng chuẩn đối với trẻ từng độ tuổi: nội dung phải hợp lý, tránh nội dung
phản cảm, bạo lực. Tính chính xác trong mỗi tựa sách từ đề tài cho đến nội
dung sẽ quyết định lớn tới sự hình thành phát triển nhân cách về sau cho trẻ:
hình thành nhân cách, thiết lập ý tưởng, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, hình
thành thói quen suy nghĩ độc lập, hình thành cảm xúc… Việc đưa thông tin
không đúng sẽ có tác động xấu đến cả một “thế hệ trẻ tương lai”. Chẳng hạn,
bộ sách “Kiến thức dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi” do nhà xuất
bản Kim Đồng và công ty văn hóa Giáo dục Long Minh phát hành và phân
phối đang bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, ngoài việc cung cấp cho các em
những kiến thức về khoa học, xã hội, văn hóa, nhân văn, sách này còn dạy
trẻ em những cách thức gian lận, ứng xử thiếu lễ độ đối với người lớn.Qua
hình chụp ngoài bìa bộ sách gồm hai cuốn có ghi tên tác giả là Mathieu
Morgan, Samantha Barnes và Guy Mac Donald với tựa đề “Kiến Thức cho

Thiếu Nhi, 6-12 tuổi” kèm câu giới thiệu ghi là “Những điều vu vơ, nhưng


17
cần phải biết”. Phần chuyển ngữ do hai dịch giả Lê Mộng Hân và Tín Việt
phụ trách. Theo lời phi lộ thì đây là 2 tập sách hữu ích, giúp các thiếu nhi
tiếp cận với những điều mới lạ, thú vị, và hiện đã có trên một triệu ấn bản
được bán khắp thế giới.
Báo điện tử An ninh Thủ Đô cho hay, sách cung cấp kiến thức tổng
hợp, quan sát, phân tích những vấn đề hữu ích trong cuộc sống, rèn luyện kiến
thức với cách viết hài hước, nhẹ nhàng, dễ nhớ. Trang sách trong bộ sách
“Kiến thức dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi”. Tuy nhiên, bên cạnh những
sự bổ ích đó, sách lại chỉ dẫn cho trẻ làm những điều không được luân lý cho
phép như gian lận, nói dối, đùa cợt, vô lễ với người lớn, làm những trò nhảm
nhí. Ví dụ học sinh được chỉ cách gian lận bằng cách thu tất cả các câu trả lời
vào máy ghi âm, rồi nói với cô giáo rằng, bạn đang cố giảm bớt căng thẳng,
bằng cách nghe nhạc qua ống nghe ở tai, hay viết đáp án lên tay áo của bạn.
Sách còn dạy trẻ những trò đùa được cho là vô hại như: tráo lọ đựng đường
với lọ đựng muối, hay ghi âm tiếng chuông điện thoại, đợi khi nào bố mẹ vào
phòng tắm thì bật đoạn ghi âm đó lên.
Theo các báo thì dù được tái bản nhiều lần tại các nước Tây Phương,
nhưng bộ sách “Kiến Thức cho thiếu nhi” không phù hợp với đạo đức, lối
sống Á Đông, cách cư xử theo lễ giáo của người Việt Nam. Bậc cha mẹ thì
xem đây là món ăn tinh thần “độc hại” đối với trẻ em.
Khi chọn sách cho trẻ, phụ huynh cũng như đại diện xuất bản sách phải
đưa ra những tiêu chuẩn cho trẻ từng độ tuổi. Tuổi khác nhau, hứng thú đọc
sách của trẻ cũng khác nhau. Ngoài việc tôn trọng ý thích của trẻ, lúc chọn
sách có thể dựa vào những phán đoán cơ bản sau: tâm lý, thói quen, khả năng
nhận diện…
2.4 Ngôn ngữ gần gũi, sống động, giàu hình ảnh

Đọc sách cho trẻ là cách giao lưu tình cảm giữa cha mẹ và con cái, cha
mẹ dùng ánh mắt dịu dàng, gióng nói thân thương, đối với sự hình thành tính
cách của trẻ rất quan trọng.


18
Tập Thơ ở nhà trẻ tập hợp rất nhiều bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng.
Mỗi bài thơ trong cuốn sách không chỉ làm trong sáng tâm hồn trẻ mà còn là
những bài học dạy trẻ biết yêu thương, lễ phép với mọi người.
“Trăng ơi từ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Trăng trông như quả bóng
Bạn nào đá lên trời”
Những câu thơ có vần điệu nhịp nhàng, du dương, lời thơ ngắn gọn, dễ
hiểu đó đã đi vào trong tâm thức của các em ngay từ những ngày đầu đi mẫu
giáo. Những vần thơ ấy sẽ giúp cho các em có một tâm hồn trong sáng, hồn
nhiên đáng yêu.
Với những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu trong cuốn sách, cha mẹ có
thể vừa đọc thơ, vừa chỉ dẫn cho bé để bé nhớ hình và học những sự vật, sự
việc xung quanh. Và nếu khéo léo áp dụng, cha mẹ có thể lôi cuốn bé vào câu
chuyện trong bài thơ để có thể đối chiếu với chính cuộc sống của bé, đề cập
đến thế giới nội tâm của bé giúp bé hào hứng và tập trung hơn, kích thích trí
tưởng tượng và giúp trẻ sáng tạo và hoà đồng hơn. Tính biếu cảm qua ngôn
từ, vần điệu, tượng thanh, tượng hình và tính nhạc là yếu tố không thể thiếu
trong mỗi tựa sách thiếu nhi.
2.5 Ngôn ngữ phải cô đọng, ngắn gọn
Khác với các thể loại sách dành cho người lớn, sách cho độ tuổi thiếu
nhi phải ngắn gọn và cô đọng, hàm xúc:
Hình thức của truyện tranh: Xác định quyển sách có thích hợp cho việc
đọc không? Cỡ chữ có thích hợp không? Tranh minh hoạ có mang tính đặc

trưng phổ biến không? Sắp xếp có hợp lý không? Độ dài của truyện có thích
hợp không?
Nội dung của truyện tranh: Quyển sách có phù hợp năng lực hiểu của
trẻ? Câu và từ có quá khó? Vượt qua khả năng của trẻ chỉ làm cho trẻ mất
hứng thú đọc.


19
3. Vai trò của ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi
Ngôn ngữ sử dụng trong truyện tranh thiếu nhi trực tiếp khai mở thông
tin, giúp đối tượng tiếp nhận và hiểu đúng thông tin. Đọc sách là một loại hoạt
động tinh thần hết sức phức tạp của cá nhân, có sự tham gia của các yếu tố
tâm lý: cảm giác, tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tư duy... trong đó ngôn ngữ
đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Là một loại hoạt động bên trong bị chi phối
bởi tính chất các quá trình tâm lý của cá nhân và hệ thống tri thức kinh
nghiệm của họ, hoạt động đọc hướng vào làm thay đổi chính chủ thể. Kết quả
của hoạt động đọc là tri thức, giá trị thẩm mỹ, kinh nghiệm xã hội trong sách
báo được chủ thể lĩnh hội đã tác động, cải biến năng lực và các phẩm chất của
chính chủ thể, trong khi đó đối tượng của hoạt động, tức là nội dung tri thức,
kinh nghiệm trong sách báo không hề bị hao mòn hay mất mát đi. Sách thiếu
nhi với đặc trưng phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng nhân vật và
ngôn ngữ biểu cảm, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thiếu nhi đã trở thành một
phương tiện đặc biệt quan trọng, tác động tích cực tới sự phát triển các phẩm
chất đạo đức (đức) cũng như năng lực (tài) - hai mặt cơ bản của nhân cách
con người cho các em. Tuy nhiên, sách thiếu nhi sẽ chỉ phát huy tác dụng giáo
dục đầy đủ nếu các em biết lựa chọn sách có nội dung tư tưởng tốt, giá trị
nghệ thuật cao, hiểu và lĩnh hội tri thức trong sách một cách đúng đắn. Ngược
lại, sách báo đồi truỵ, kích động bạo lực và năng lực cảm thụ kém sẽ có tác
hại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành của các em.
Tựu trung lại, việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi ở các cấp

độ khác nhau có những đặc điểm khác nhau, nhưng đều đóng vai trò quan
trọng trong quá trình giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.
3.1 Đề tài
Trong lý luận nghiệp vụ biên tập xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể, là
bản thiết kế cho một xuất bản phẩm sắp xuất bản. Đó là ý tưởng thiết kế về
“ngôi nhà đang hình thành trong óc nhà kiến trúc”.


20
Đề tài được đề xuất trong khâu biên tập không đồng nhất với khái niệm
đề tài trong tác phẩm văn học. Đề tài trong tác phẩm văn học là phạm vi, là
khía cạnh của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Nó là lĩnh vực hiện
thực được nhà văn nhận thức và phản ánh. Nó là kết quả phản ánh sáng tạo
của nhà văn, nhà khoa học khi họ thu thập thông tin trực tiếp – thông tin bước
một – từ cuộc sống.
Người biên tập, phát hiện, đề xuất đề tài để làm ra các xuất bản phẩm.
Đó là các đề tài cần phải được truyền bá, phổ biến theo một yêu cầu xác định
của công tác tư tưởng, có thể đáp ứng được các tiêu chí để truyền bá. Đó là đề
tài đã được các nhà khoa học nghiên cứu hoặc đang tạo ra các tác phẩm cụ
thế. Đề tài trong biên tập hình thành nhờ quá trình sáng tạo của biên tập viên
để thu thập, xử lý các thông tin gián tiếp.
Đề tài trong hoạt động biên tập không chỉ là ý muốn chủ quan của
người biên tập, mà đó là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin nhiều chiều từ
phía hiện thực cuộc sống, từ độc giả, tác giả và cơ quan truyền thông đại
chúng trên tinh thần chủ động, sáng tạo của người truyền bá văn hoá. Đề tài
truyện tranh thiếu nhi cần đảm bảo được tính mục tiêu, tính dự báo, tính sáng
tạo, tính hệ thống và tính khả thi.
3.2 Trình bày
Các đầu sách thiếu nhi nói chung và việc sử dụng ngôn ngữ trong các
tác phẩm sách thiếu nhi nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm thiết thực đối

với các nhà xuất bản, các doanh nghiệp phát hành sách và các cơ quan hữu
trách. Việc ấn hành một tựa sách thiếu nhi từ khâu biên tập – in ấn – phát
hành là cả một quá trình công phu, lao động trí óc không mệt mỏi của một tập
thể người. Từ khi “thai nghén bản thảo” đến khi cuốn sách được đến tay độc
giả là một quá trình kiểm duyệt công phu và nghiêm ngặt, đảm bảo các đặc
điểm về nội dung. Sách thiếu nhi là một thể loại đa dạng, trong đó đối tượng
đích được phục vụ và nhắm đến là các em thiếu nhi có độ tuổi từ mầm non
đến tiểu học. Trong thời đại bùng nổ thông tin, nội dung sách thiếu nhi rất


21
phong phú, phức tạp, khối lượng ngày càng lớn mà khả năng tiếp thu của trẻ
là có hạn nên việc người lớn chọn sách cho các em là cần thiết. Sách cho thiếu
nhi là công cụ giáo dục có tác dụng rất lớn, bởi thế, nội dung của nó phải
hướng vào những mục tiêu cụ thể sau: Tính mục đích, tính dễ tiếp nhận, tính
chính xác, tính biểu cảm, tính cô đọng ngắn gọn…Về hình thức, một ấn phẩm
sách thiếu nhi cần được đảm bảo: thiết kế minh họa đẹp, phù hợp, thể loại đa
dạng, ngôn ngữ tạo hình và có độ sắc…
3.3 Bố cục
Về hình thức, một ấn phẩm sách thiếu nhi cần được đảm bảo: thiết kế
minh họa đẹp, phù hợp, thể loại đa dạng, ngôn ngữ tạo hình và có độ sắc…
Sách không những cần nội dung hay, nội dung tốt, nội dung đúng mà
còn phải đẹp, phải có sự thăng hoa về hình thức. Có không ít những cuốn sách
nhờ cách thiết kế minh hoạ sách mà cái hay được tôn hẳn lên một cao bậc giá
trị. Bởi vậy, thiết kế minh hoạ sách (trình bày) là một khâu quan trọng quyết
định hình thức của một cuốn sách. Một trong những đóng góp quan trọng nhất
của người thiết kế - minh hoạ là ý tưởng được thể hiện sáng tạo, độc đáo.
“Hãy cho tôi một ý tưởng, tôi sẽ biến nó thành hiện thực”. Câu nói nghe đơn
giản ấy mà lại không hề đơn giản chút nào, ngược lại khá phức tạp và công
phu. Bởi vì, một ý tưởng từ khi bắt đầu đến khi ra thành sản phẩm là cả một

chặng đường gian nan. Với một ý tưởng ban đầu, một đĩa đánh máy của nội
dung bản thảo, một tập ảnh, hoạ sĩ thiết kế bắt đầu công việc từ “từ bột mà gột
nên hồ” của mình.
Nếu như ý tưởng của người thiết kế ngôi nhà xuất phát từ không gian,
phong thuỷ, địa thế, đặc điểm dân cư, đặc điểm môi trường… thì ý tưởng của
người thiết kế sách dựa theo một không gian thu nhỏ hơn, trừu tượng hơn. Có
thể xuất phát từ tiêu đề của cuốn sách, có thể xuất phát từ chương, mục có ý
nghĩa “nội hàm” của cuốn sách. Theo đó, trang Bìa sẽ được “thai nghén” và
hình thành, tuỳ vào thời gian mà cuốn sách cần hoàn thành lâu hay chóng. Ý
tưởng của người thiết kế sách phải có tính bứt phá, phù hợp với gu thẩm mỹ


22
chung, hấp dẫn thị hiếu người đọc giản dị mà không lòe loẹt trong việc sắp xếp
bố cục, ma két, chọn tông màu, cỡ chữ, dáng chữ… tạo thành một diện mạo
thống nhất có sự cân nhắc và điều chỉnh hoà hợp, làm sao toát lên cái thần, cái
hồn của cuốn sách. Chẳng hạn đối với cuốn sách viết về đề tài văn hoá thì dáng
chữ có thể mềm mại, hoa văn … nhưng đối với những cuốn sách thuộc đề tài
chính trị thì cỡ chữ hợp lý nhất vẫn là cỡ chữ Times New Roman, Arial, Việt
nam Time … Là bài thơ ấy nhưng có khi ở phông chữ này nó hiện lên nghệ
thuật và khá bắt mắt nhưng ở phông chữ khác nó lại khô cứng, cái tinh tế của
người thiết kế sách là ở chỗ đó – cách trình bày sách làm sao phải toát lên tính
chính xác, tính khoa học ngay từ kiểu chữ, dáng chữ. Tuy nhiên, tránh hiện
tượng sáng tạo quá sẽ rơi vào tình trạng bìa màu sắc loè loẹt, lai căng, vv... làm
giảm giá trị của cuốn sách.
Chính sự hài hoà trong lĩnh vực trình bày, in ấn giữa khổ sách, kiểu
chữ, cách sắp xếp các phần, chương, mục, sự bố trí hình ảnh minh hoạ sẽ làm
cuốn sách sinh động, hấp dẫn hơn. Thí dụ, hoạ sĩ trình bày sách văn nghệ khi
đã thâm nhập vào tác phẩm, vào thế giới hình tượng nghệ thuật của nhà văn
có thể lĩnh hội được ý đồ tư tưởng của tác phẩm và tái tạo qua minh hoạ.

Những tính chất tạo hình của hoạ sĩ trình bày giúp cho nhiều thế hệ tiếp cận
với tác phẩm dễ dàng và hiệu quả hơn. Xuất phát từ yếu tố đó, công tác thiết
kế sách – minh hoạ cũng còn là phương cách biểu hiện sự trân trọng của nhà
xuất bản đối với độc giả.
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ truyện
tranh thiếu nhi
4.1 Đối với người viết
Trẻ khi mới chập chững bước vào đời thường nhạy cảm và có khả năng
thẩm định trực giác rất cao. Ở lứa tuổi này, khả năng nhận biết và khám phá
mọi thứ xung quanh là vô cùng dồi dào. Thông qua người thân, các phương
tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là những cuốn sách truyện tranh, trẻ sẽ có
thể tìm được cho mình những câu trả lời thoả đáng về mọi thứ xung quanh


23
mình. Những tri thức được trình bày trong truyện tranh thiếu nhi được thể
hiện dưới dạng những nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi của các em,
chúng mang những đặc trưng riêng phù hợp với tâm lý và nhu cầu của lứa
tuổi này trên các mặt: nội dung, hình thức, ngôn ngữ thể hiện.
Người viết sách cho trẻ phải hiểu đúng đối tượng từng lứa tuổi của trẻ,
thông qua quan sát đặc tính, thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ.
Các xuất bản phẩm sách thiếu nhi nói chung và sách truyện tranh thiếu
nhi nói riêng đều nổi bật tính giáo dục. Đây là một đặc trưng nội dung cần có
trong các tác phẩm truyện tranh thiếu nhi. Xuất bản phẩm truyện tranh thuộc
đề tài gì, viết dưới hình thức thể loại nào, thuộc lĩnh vực tự nhiên hay xã hội,
đều nhằm vào mục đích giáo dục trẻ em về mọi mặt để các em hiểu, trưởng
thành, làm việc, sống và làm người. Truyện tranh thiếu nhi là công cụ để giáo
dục cho các em những tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tư tưởng chính trị; đó là
lòng tôn kính tổ tiên, tình yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào, đồng loại, tình cảm gia đình, tình bè bạn, những nhận thức về cái ác, cái

thiện…; truyện tranh cũng là công cụ chủ yếu để giáo dục cho các em những
tri thức thuộc lĩnh vực tự nhiên, những kiến thức về khoa học công nghệ,
những tri thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn: đó là những tri thức
về thế giới tự nhiên xung quanh mình, từ hành tinh xanh – ngôi nhà chung trái
đất đến những vì sao xa xôi trong vũ trụ bao la, từ những cái mà các em có
thể nhìn thấy, cảm thấy bằng các giác quan bình thường cho đến thế giới vi
mô đầy bí hiểm; những tri thức về những phát minh khoa học kỹ thuật, về
những cuộc cách mạng khao học – công nghệ mà con người đã trải qua,
những tri thức về các qui luật, về lịch sử vận động phát triển của xã hội, về sự
phát triển của lĩnh vực tư duy… Tóm lại, là giáo dục cho các em trở thành
những công dân có đầy đủ sức lực, trí tuệ và tình cảm lành mạnh để có thể
đưa đất nước hội nhập với thế giới. Có thể thấy, tính giáo dục là một trong
những đặc trưng lớn nhất của truyện tranh thiếu nhi, nếu như thiếu đi tính


24
giáo dục thì truyện tranh thiếu nhi sẽ không thế được coi là món ăn tinh thần
cho trẻ em.
Đặc điểm nổi bật tiếp theo là những tri thức được chuyển tải trong
sách thiếu nhi cần đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý,
với khả năng của các lứa tuổi. Điều đó có nghĩa là những tri thức dù là thuộc
lĩnh vực nào đều phải được cân nhắc, chọn lựa kỹ càng trước khi cung cấp
cho trẻ em. Những kiến thức nào thật cần thiết bắt buộc phải đưa vào thì
phải được ưu tiên lựa chọn, những kiến thức nào là thứ yếu có thể xếp vào
thành phần phụ của nội dung. Tính vừa sức thể hiện còn thể hiện ở chỗ kiến
thức phải có một dung lượng vừa phải, vừa đủ, để vừa đảm bảo được mục
tiêu của giáo dục vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em. Tính vừa sức
được thể hiện khá rõ trong các sách giáo khoa cho thiếu nhi. Cũng cùng một
vấn đề, song được đưa vào nội dung sách ở bậc tiểu học một cách thật đơn
giản, rõ ràng, dễ hiểu, và được phát triển dần lên cả về dung lượng và tính

trìu tượng cho các em ở các lớp và cấp học cao hơn. Tính vừa sức của sách
thiếu nhi còn thể hiện rõ ở phương pháp biên soạn: từ việc sử dụng và xử lý
tỷ lệ kênh hình, kênh chữ cho hợp lý, từ việc phân bố bố cục cuốn sách,
trang sách, khổ sách đến việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện. Đối với trẻ em
thuộc lứa tuổi trước khi đi học, nội dung sách chủ yếu được thể hiện bằng
hình ảnh. Những hình ảnh được vẽ thật rõ ràng với kích thước lớn, với nhiều
màu sắc sặc sỡ và vẽ rất sinh động. Nếu có lời thì cũng rất ít chữ, chủ yếu
cho các em làm quen với chữ, và dùng lời để dẫn truyện qua hình ảnh. Đối
với học sinh phổ thông bắt đầu giảm dần kênh hình, tăng dần kênh chữ. Nói
chung dù là được diễn tả bằng hình ảnh hay bằng chữ, các vấn đề được trình
bày phải đi dần dần từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ
đến khó. Những tri thức trong các sách dành cho lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo,
sách giáo khoa phổ thông tiểu học và trung học cơ sở là một bộ đáp án cơ
bản để trả lời hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi của trẻ em về tất cả các lĩnh vực.


25
Đây là những tri thức thuộc phần cứng cần cho thiếu nhi, và cũng là những
vấn đề có tính chất áp đặt cho trẻ em.
Đối với loại sách văn nghệ và các loại sách khác, tính vừa sức lại được
biểu hiện theo một cách khác. Chẳng hạn các loại sách phổ biến tri thức khoa
học phổ thông thường thức, các loại truyện kể khoa học (truyện viễn tưởng
khoa học, danh nhân khoa học, lịch sử các phát minh nổi tiếng), các loại sách
về truyền thống lịch sử cách mạng, về Đảng, về Đoàn, về Đội… có một dung
lượng kiến thức vừa phải để phụ trợ thêm, làm phong phú và cụ thể hơn
những tri thức mà trẻ em đã được trang bị trong nhà trường. Tuy không thay
thế được cho sách giáo khoa, song các loại sách này lại có phương thức trình
bày riêng, với cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau và ít mang
tính áp đặt trực tiếp, do đó dễ được các em chấp nhận và phát huy được hiệu
quả giáo dục.

4.2 Đối với biên tập viên
Truyện tranh văn nghệ thiếu nhi cũng có nhiệm vụ chuyển tải rất nhiều
vấn đề nghiêm túc như sách văn học cho người lớn; song với một liều lượng
rất vừa phải phù hợp với sức vóc của trẻ em và theo cách mà trẻ em yêu thích.
Cũng nói về cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, khi viết cho người lớn các nhà
văn có thể yên tâm phóng bút, có thể cùng đàm đạo, bàn bạc với bạn đọc của
mình và sau tác phẩm còn có thể để ngỏ và gợi mở những hướng suy nghĩ
mới cho độc giả. Song, đối với trẻ thì lại là truyện khác. Bạn đọc nhỏ tuổi của
chúng ta với một tư duy hồn nhiên, ngây thơ đang từng bước hình thành, với
một tâm hồn trong sáng và đầy sức tưởng tượng, với đầu óc tò mò cái gì cũng
muốn biết, muốn hỏi, song khả năng để nhận biết những tri thức thì lại rất hạn
chế và rất không muốn chấp nhận những thứ có tính chất áp đặt cho mình. Do
đó, khi nói tới cái chân, thiện, mỹ, người cầm bút cũng cần phải đắn đo, cân
nhắc, cần phải lựa chọn những cái gì, đưa vào một liều lượng như thế nào và
đặc biệt là phải nói một cách trung thực, tự nhiên như cách cảm thụ, cách nói
của trẻ em vậy. Việc mô tả cái ác, cái xấu lại là vấn đề còn khó khăn hơn.


×