Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuân Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.72 KB, 62 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh,đồng
thời cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đối
với mỗi doanh nghiệp vốn là điều kiện để đổi mới thiết bị, công nghệ, tăng quy
mô sản xuất, nâng cao hiệu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp… Vì vậy,
trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm
đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhằm mang lại
lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lúng túng trong quản
lý, sử dụng vốn kinh doanh. Tình hình sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả, tình
trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng phổ
biến đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh, giảm hiệu quả sản xuất của từng
doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của các doanh nghiệp trở thành vấn đề bức xúc.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, qua thời gian thực tập tại Công ty
TNHH nhà nước một thành viên Xuân Hòa, được sự hướng dẫn và giúo đỡ nhiệt
tình của Thạc sỹ Đoàn Hương Quỳnh và các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán
của Công ty, em đã lựa chọn, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Vốn kinh doanh
và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
TNHH nhà nước một thành viên Xuân Hòa”.

SV: Nguyễn Hải Yến

1

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp


Luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuân Hòa.
Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuân
Hòa.

SV: Nguyễn Hải Yến

2

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1

Khái niệm vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp (DN) muốn tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ bản sau: sức lao
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này DN
phải ứng ra một lượng vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh

doanh. Lượng vốn đó được gọi là vốn kinh doanh (VKD) của DN.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
mục tiêu sinh lời.
Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới
các bước tiếp theo của quá trình sản xuât. Trong nội dung hoạt động của tài
chính DN, quản lý sử dụng VKD được coi là khâu trọng tâm nhất, có tính chất
quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của một DN.
1.2

Đặc trưng của vốn kinh doanh

Để quản lý và sử dụng hiệu quả VKD đòi hỏi DN phải nhận thức đúng
đắn và đầy đủ các đặc trưng cơ bản của vốn, bao gồm:
Một là, vốn phải đạt diện cho một tài sản nhất định
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong DN như nhà xưởng, đất
đai, máy móc thiết bị… Do đó, DN không thể có vốn mà không có tài sản hoặc
ngược lại.

SV: Nguyễn Hải Yến

3

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
Hai là vốn phải được vận động và sinh lời.
Đặc trưng này xuất phát từ nguyên tắc: tiền tệ chỉ được coi là vốn khi
chúng được đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình vận động vốn có thể

thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng
tuần hoàn phải là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền bỏ ra,tức là kinh
doanh có lãi – đây là nguyên tắc cơ bản của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn. Điều này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh DN không được dể
vốn bị ứ đọng.
Ba là vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định đủ sức
đầu tư vào một phương án kinh doanh.
Nếu vốn không được tích tụ đầy đủ ( thiếu vốn ) thì hoạt động đầu tư sẽ bị
ngưng trệ, gián đoạn và đồng thời hiệu quả sử dụng vốn sẽ bị giảm sút. Điều này
đặt ra yêu cầu cho DN cần lập kế hoạch, đề ra các biện pháp để khai thác, thu
hút, huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bốn là vốn có giá trị về mặt thời gian.
Trong nền kinh tế thị trường, một đồng vốn ở thời điểm này có giá trị
khác với giá trị ở một thời điểm khác, đó là giá trị thời gian của vốn. Đó là do
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá cả thị trường, lạm phát…Vì vậy việc sử
dụng vốn và những thiệt hại do nhân tố này gây ra bắt nguồn từ chính giá trị thời
gian của tiền.
Năm là vốn phải gắn liền với chủ sở hữu.
Trong nền kinh tế thị trường vốn phải được gắn với chủ sở hữu, gắn với
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì đồng vốn đó mới được chi tiêu hợp lý, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả, có sinh lời.
Sáu là vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài san hữu hình mà còn
là biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình. Đặc trưng này có nghĩa là giá
SV: Nguyễn Hải Yến
Lớp: K44/11.05
4



Chuyên đề tốt nghiệp
trị của công ty còn có tính đến giá trị của một số tài sản vô hình như; vị trí địa
lý, uy tín, thương hiệu, công nghệ sản xuất…
Bảy là vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
“Hàng hóa vốn” cũng được mua bán trên thị trường “Quyền sử dụng
vốn”. Người mua (người vay vốn) phải trả cho người bán (người cho vay) một
tỷ lệ lãi suất nhất định – đó chính là giá của quyền sử dụng vốn mà người ta gọi
là chi phí sử dụng vốn.
1.3

Quá trình luân chuyển vốn kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của DN luôn vận động không
ngừng. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, quá trình luân chuyển VKD được
minh họa qua sơ đồ sau :
TLSX
T–H

...SX…

H’ – T’ (T’>T)

SLĐ
Ban đầu, vốn tồn tại dưới hình thái tiền tệ. Khi sản xuất bỏ tiền để mua
sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất thì vốn chuyển sang hình thái vật chất là
các tư liệu lao động, các đối tượng lao động và sức lao động. Sau quá trình sản
xuất, vốn được kết tinh trong sản phẩm. Đến khi thành phẩm được tiêu thụ thì
vốn trở lại hình thái tiền tệ ban đầu, nhưng với khối lượng lớn hơn trong trường
hợp kinh doanh có lãi.
Sự luân chuyển VKD cho thấy: trong một khoảng thời gian không đổi,

nếu vòng quay được nhiều vòng hơn thì sẽ tạo ra được nhiều T’ hơn mà không
cần phải tăng vốn. Khi đó lợi nhuận trong kỳ tăng lên. Điều này lý giải tại sao
các DN luôn nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để tăng vòng quay vốn và sử
dụng các chỉ tiêu vòng quay VKD như một chỉ dẫn quan trọng về hiệu quả sử
dụng vốn.
1.4

Phân loại vốn kinh doanh

SV: Nguyễn Hải Yến

5

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
1.4.1 Vốn cố định (VCĐ)
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ)
mà doanh nghiệp đầu tư xây dựng, mua sắm nhằm phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Theo quy định hiện hành thì TSCĐ là tài sản thỏa mãn hai tiêu chuẩn cơ
bản:
- Phải có thời gian sử dụng tối thiểu là 1 năm
- Phải đạt mức giá trị tối thiểu từ 10 triệu đồng trở lên
Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ, quyết định
đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuât kinh doanh
của doanh nghiệp. Ngược lại, những đặc điểm của TSCĐ trong quá trình sử
dụng lại có ảnh hưởng quyết định chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển
của vốn cố định. Có thể khái quát những đặc diểm chu chuyển của VCĐ trong

quá trình kinh doanh của DN như sau:
Một là: VCĐ tham gia vào nhiều chu ký sản xuất kinh doanh mới hoàn
thành một vòng chu chuyển.
Hai là: Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ được
luân chuyển giá trị dần dần từng phần và cấu thành vào chi phí sản xuất tương
ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
Ba là: VCĐ chỉ hoàn thành một vòng quay khi tái sản xuất được TCĐ về
mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.
Từ đặc điểm đó đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý vốn cố định trên
cả hai phương diện: hiện vật và giá trị.
Về mặt hiện vật: đòi hỏi công tác quản lý sử dụng vốn cố định không chỉ
giữ nguyên hình thái hiện vật và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan
trọng hơn là phải duy trì được thường xuyên năng lực hoạt động ban đầu của
TSCĐ, tránh tình trạng mất mát hoặc bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng.
SV: Nguyễn Hải Yến

6

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
Về mặt giá trị: đòi hỏi phải duy trì được sức mua của TSCĐ ở thời điểm
hiện tại so với thời điểm bỏ vốn ra ban đầu bất kể sự biến động của thị trường.
Như vậy qua việc nhận thức đúng đằn đặc điểm của TSCĐ và VCĐ, sẽ
tạo ra cơ sở để doah\nh nghiệp quản lý, sử dụng hiệu quả TSCĐ, góp phần quản
lý và nâng cao hiệu quả VCĐ của doanh nghiệp nói riêng và nâng cao hiệu quả
VKD nói chung.
1.4.2 Vốn lưu động (VLĐ)
VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản

lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên, liên tục.VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần
và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu
kỳ kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp, TSLĐ được chia thành hai loại là TSLĐ sản
xuât và TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán
thành phẩm…đang trong quá trình dự trữ hoặc chế biến.
-TSLĐ lưu thông bao gồm các loại sản phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn
bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Trong quá trình kinh doanh TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn luôn
vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được tiến hành liên tục.
Đặc diểm chung của TSLĐ là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất kinh
doanh và bị thay đổi hình thái biểu hiện sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Phù hợp với đặc điểm TSLĐ, VLĐ cũng không ngừng vận động qua các
giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ - sản xuất – lưu thông. Do quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục cho nên ự tuần hoàn của
VLĐ cũng được diễn ra thường xuyên liên tục, lặp lại có tính chất chu kỳ và
được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ.
SV: Nguyễn Hải Yến

7

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
Và qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh VLĐ lại thay đổi hình thái
biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư,

hàng hóa dự trữ, cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái
sản xuất, VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển và giá trị được hoàn lại toàn
bộ sau khi kinh doanh thu được tiền bán hàng .
Từ những đặc điểm trên đòi hỏi mỗi doanh nghiệp bố trí VLĐ ở từng
khâu một cách hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, đồng
thời vẫn tiết kiệm được vốn. Hơn nữa phải rút ngắn thời gian vốn lưu động luân
chuyển qua các khâu, từ đó rút ngắn vòng luân chuyển của vốn lưu động, là cơ
sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.5

Nguồn vốn kinh doanh

VKD của doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn khác nhau. Nghiên cứu
nguồn hình thành VKD sẽ giúp cho DN lựa chọn được hình thức huy động vốn
thích hợp và có hiệu quả. Theo các tiêu thức khác nhau có thể chia nguồn vốn
trong DN thành các loại khác nhau.
1.5.1 Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn
Theo căn cứ này VKD được chia thành hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả .
-Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp gồm vốn góp ban đầu và vốn được bổ sung từ kết quả kinh doanh hằng
năm, các quỹ…

SV: Nguyễn Hải Yến

8

Lớp: K44/11.05



Chuyên đề tốt nghiệp
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản -

Nợ phải trả

-Nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán lãi và nợ gốc đúng cam kết.
Tùy thuộc vào ngânh nghề kinh doanh và đặc điểm tình hình kinh doanh,
tình hình tài chính của DN mà người quản lý sẽ có quyết định kết hợp vốn chủ
sở hữu và nợ phải trả sao cho phù hợp nhất.
1.5.2 Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn thành hai loại: nguồn
vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
-Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm
vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay ngắn hạn khác.
-Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tinh chất ổn định
mà DN có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được
sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một phần tài sản lưu động
thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN.
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sỏ hữu + Nợ dài hạn
Hay Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên còn có thể xác định nguồn
VLĐ thường xuyên của DN. Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn ổn định
có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết
cho hoạt động kinh doanh của DN. Nguồn VLĐ thường xuyên được tính là:
Nguồn VLĐ

= Tổng nguồn vốn


thường xuyên

thường xuyên

SV: Nguyễn Hải Yến

9

-

Giá trị còn lại của TSCĐ
và TSDH khác

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
1.5.2 Căn cứ theo phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của DN có thể chia nguồn
vốn kinh doanh thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
Việc phân loại này chủ yếu để xem xét việc huy động nguồn vốn của một
DN đang hoạt động.
-Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ
chính hoạt động của bản thân DN tạo ra. Nguồn vốn bên trong cho thấy khả
năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
+ Khoản khấu hao tài sản cố định.
+ Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
-Nguồn vốn bên ngoài: Việc huy động vốn từ bên ngoài DN để tăng thê

nguồn tài chính cho kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một DN.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình
thức và phương pháp mới cho phép DN huy động vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn
này bao gồm:
+ Vay người thân (đối với DN tư nhân).
+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
+ Góp vốn liên doanh liên kết.
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
+ Thuê tài sản.
+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đôi với một số loại hình
DN được nhà nước cho phép).
2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP
2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là kết quả tổng thể của
hàng loạt các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Việc tổ chức đảm
bảo đầy đủ kịp thời vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là mục tiêu và là

SV: Nguyễn Hải Yến

10

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
yêu cầu khách quan đối với tất cả các DN khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là gì ?
Hiệu quả sử dụng VKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng các nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là vấn đề bức thiết của các DN
trong điều kiện hiện nay. Sự cần thiết này xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của VKD
Trong nền kinh tê thị trường, sẽ không có bất cứ một hoạt động sản xuất
kinh doanh nào nếu không có vốn. Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm cưa mọi
hoạt động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh
thành hiện thực. Vốn quyết định quy mô đầu tư, mức độ trang bị cơ sở vật chất
kỹ thuật và quyết định thời cơ kinh doanh của DN. Thực tế đã chứng minh
không ít những DN có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tư nhưng thiếu khả
năng tài chính mà đành bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Với vai trò đó việc tổ chức sử
dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trở thành đòi hỏi cấp thiết đối với mọi
DN.
Thứ hai, xuất phát từ mục đích kinh doanh của DN
Mỗi DN khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục đích
tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận. Muốn
vậy DN phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh. Trong đó, vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng
VKD có tính chất quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ich trước mắt mà
còn có ý nghĩa lâu dài cho DN. Khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả cũng đồng
nghĩa với DN làm ăn có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn. Đó cũng chính là
cơ sở để DN tiến hành tái sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

SV: Nguyễn Hải Yến

11

Lớp: K44/11.05



Chuyên đề tốt nghiệp
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng quản lý và sử dụng vốn trong các DN
hiện nay
Hiện nay tình trạng kém lành mạnh về tài chính đang diễn ra ở rất nhiều
các DN, đặc biệt là trong các DN nhà nước có xu hướng gia tăng. Đó là việc đầu
tư vốn ồ ạt, không tính đến hiệu quả vốn đầu tư gây thất thoát cho nhà nước.
Điều này đặt ra yêu cầu làm sao để bảo toàn và phát triển vốn trong DN.
Thứ tư, xuất phát từ xu thế thế giới hiện nay
Ngày nay xu thế chung của thế giới là đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh
tế phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh việc liên minh liên kết với
các nước trong khu vực và trên quốc tế để tạo thế lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường mở đường cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Do đó hội nhập là
con đường tất yếu và để có thể trụ vững trong nền kinh tế hội nhập đòi hỏi các
DN phải nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới cơ cấu quản lý, ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất.
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ người ta thường dùng một số chỉ tiêu
sau:
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ có thể tham gia tạo nên bao nhiêu
đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ phải
được xem xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ


SV: Nguyễn Hải Yến

12

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ có thể tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng
VCĐ của DN.
* Hệ số huy động vốn cố định
Số VCĐ đang dùng trong HĐKD
Hệ số huy động VCĐ trong kỳ

=
Số VCĐ hiện có của DN

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh
doanh trong kỳ của DN. Số VCĐ trong công thức trên được tính bằng giá trị còn
lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của DN tại thời điểm đánh giá phân
tích.
* Hệ số hao mòn TSCĐ
Số KH lũy kế của TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong
DN, mặt khác phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng
như VCĐ ở thời điểm đánh giá.

* Hệ số hàm lượng vốn cố định
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Hàm lượng VCĐ

=
Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này đánh phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh
thu thuần trong kỳ. Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu quả sử dụng VCĐ càng
cao.
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá tình hình đầu tư vào TSCĐ và hiệu
suất sử dụng VCĐ, chúng ta còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu bổ sung sau:
* Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:
Kết cấu TSCĐ là quan hệ tỷ lệ giữa nguyên giá của từng loại, nhóm
TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ của DN. Chỉ tiêu này có thể đánh giá được
SV: Nguyễn Hải Yến

13

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
tính chất hợp lý hay không hợp lý của kết cấu TSCĐ để có thể định hướng đầu
tư, điều chỉnh kết cấu TSCĐ và giúp người quản lý xác định trọng tâm quản lý
TSCĐ nhằm nâng cao hiệu suất quản lý TSCĐ.
* Hệ số trang thiết bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản
xuất
Hệ số trang bị TSCĐ cho 1
công nhân trực tiếp sản xuất


Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
=
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất cho
một công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp. Hệ số này càng lớn phản ánh
mức độ trang bị TSCĐ cho người công nhân trực tiếp sản xuất càng cao, điều
kiện lao động càng thuận lợi.
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng VLĐ của DN, cần sử dụng chỉ
tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ. Hiệu suất sử dụng VLĐ của DN được biểu hiện qua
các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu : số lần luân
chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ
- Số lần luân chuyển VLĐ (hay số vòng quay VLĐ)
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số lần luân chuyển VCĐ trong kỳ =
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của
VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
- Kỳ luân chuyển VLĐ
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được
một lần luân chuyển, hay độ thời gian một vòng quay của VLĐ ở trong kỳ
SV: Nguyễn Hải Yến


14

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
* Hàm lượng VLĐ (mức đảm nhiệm VLĐ)
VLĐ bình quân trong kỳ
Hàm lượng VLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần
bao nhiêu VLĐ.
* Kết cấu VLĐ:
Kết cấu VLĐ phản ánh tỷ trọng của VLĐ theo các tiêu thức phân
loại khác nhau. Việc xem xét kết cấu của VLĐ nhằm đánh giá mức độ hợp lý
của cơ cấu này, từ đó phát hiện những điểm không hợp lý của cơ cấu và có biện
pháp điều chỉnh cho phù hợp.
* Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng có thể
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD
* Vòng quay toàn bộ vốn
Doanh thu thuần trong kỳ
Vòng quay toàn bộ vốn =
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng
hay mấy lần. Vòng quay toàn bộ vốn càn coa, hiệu suất sử dụng VKD càng cao.

Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và
trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của DN

SV: Nguyễn Hải Yến

15

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
* Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷ
suất sinh lời của tài sản ROAE )
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAE) =
Tài sản VKD bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay VKD, không tính
đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD.
* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế của DN
Tỷ suất trước thuế trên VKD =
Số VKD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau thuế của DN
ROA=
Số VKD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD sử dụng trong kỳ có thể tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu(ROE)
Lợi nhuận sau thuế của DN
ROE =
VCSH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Đây chính là chỉ
tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm.
Kết luận: khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD chúng
ta cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu nhằm đánh giá một cách toàn diện về hiệu
quả công tác quản lý và sử dụng vốn của DN

SV: Nguyễn Hải Yến

16

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
2.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.3.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD
2.3.1.1 Nhóm nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài DN nhưng có
tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, bao gồm:
- Cơ chế quản lý và chính sách kich tế vĩ mô của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có
quyền tự do kinh doanh nhưng dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và tạo hành
lang pháp lý để các DN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính sách kinh
tế ổn định sẽ giúp cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN thông suốt, có hiệu
quả và ngược lại. Chính sách kinh tế của Nhà nước có thể làm tăng hoặc giảm

hiệu quả sử dụng VKD của DN. Do vậy các DN phải luôn luôn nhạy bén trước
các thông tin kinh tế, chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình
nhằm phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.
-Thị trường và sự cạnh tranh
Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ
lớn thì DN sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn từ đó sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên
vốn cao và ngược lại. Nhận thức được vấn đề này DN sẽ đề ra được biện pháp
quản lý VKD hiệu quả nhất.
-Đặc thù ngành kinh doanh
Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và sử
dụng vốn. Đặc thù của ngành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu
nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sử dụng vốn với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát
hiện những ưu điểm và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn.
-Nhân tố thuộc về nền kinh tế :các DN hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh
hưởng bởi các nhân tố thuộc về nền kinh tế như : lạm phát, khủng hoảng…và
các nhân tố này đều gây ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sử
dụng vốn của DN. Do vậy việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, giúp các
DN có thể ứng phó kịp thời trước nhũng biến động của nền kinh tế.
SV: Nguyễn Hải Yến

17

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
-Nhân tố thuộc về kỹ thuật: Khoa học công nghệ là cơ hội cũng như thách
thức đối với DN. Trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật, công nghệ
phát triển như vũ bão sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN dám chấp nhận mạo

hiểm đầu tư tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học, ngược lại sẽ là nguy cơ với
các DN còn lạc hậu và tụ lùi.
-Rủi ro trong kinh doanh: các rủi ro trong kinh doanh như hỏa hoạn, bão
lụt…làm tài sản của DN bị tổn thất, giảm dần giá trị dẫn tới mất vốn của DN.
Đặc biệt các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN trong các
ngành: xây dựng, nông nghiệp,...
2.3.1.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm nhân tố có tính chất quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của DN
bao gồm:
-Phương thức tài trợ vốn: nhân tố này có liên quan trực tiếp tới chi phí sử
dụng vốn của DN. Một cơ cấu vốn tối ưu luôn là mục tiêu mà các DN theo đuổi
nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài
chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
-Xây dựng cơ cấu vốn: cơ cấu vốn là thành phần và tỷ trọng của các loại
vốn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm. Một cơ cấu
vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù
hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ
chức sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Và ngược lại một cơ cấu vốn không
hợp lý sẽ kéo theo việc sử dụng vốn lãng phí, gây thất thoát vốn dẫn đến tình
trạng hiệu quả sử dụng vốn bị giảm .
-Trình độ trang thiết bị dây truyền công nghệ: trong thời đại khoa học
công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc đầu tư đổi mới máy móc
thiết bị, dây chuyền sản xuất là môt yêu cầu tất yếu cho các doanh nghệp. Việc
đi đầu trong cuộc chiến về ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản
xuất kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghệp khoản lợi nhuận lớn.
-Trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên và tay nghề của người lao
động trong doanh nghiệp: nhân tố này cũng góp phần không nhỏ trong việc
SV: Nguyễn Hải Yến

18


Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Trình độ người lao động tác động đến hiệu
quả sử dụng tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,…từ đó tác động
lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận cùng lúc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
-Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh: bản
chất là lựa chọn phương án sử dụng, đầu tư vốn. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản
xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý chắc chắn sẽ thị trường
chấp nhận. Ngược lại sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được gây ứ
đọng lãng phí vốn.
2.3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được quyền huy động, sử dụng, quản lý các tài sản, nguồn
vốn vào mục tiêu sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu chất
lượng quan trọng đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, song, nó còn
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng
như sức cạnh tranh, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, doanh nghiệp cần thực hiện
một số biện pháp sau:
2.3.2.1 Lựa chọn, bố trí cơ cấu vốn hợp lý
Hợp lý trong trường hợp này là lựa chọn hình thức thu hút vốn sao cho
phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Khai thác tối ưu
các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho
sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu chi phí sử dụng vốn không cần thiết
cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó lại làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư và
còn làm giảm sự chia sẻ lợi nhuận với bên ngoài, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

2.3.2.2 Xác định một cách hợp lý nhu cầu VKD tối thiểu phục vụ nhu
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong điều kiện các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị
trường thì mọi nhu cầu về vốn đều do doanh nghiệp chủ động tài trợ. Việc xác
định chính xác nhu cầu vốn không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
SV: Nguyễn Hải Yến

19

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn hiện có mà còn hạn chế được hiện
tượng thiếu hoặc thừa vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh việc gây
căng thẳng, giả tạo về nhu cầu VKD. Do đó việc xác định đúng đắn nhu cầu
VKD tối thiểu là việc làm cần thiết và là biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng VKD.
2.3.2.3 Lựa chọn hình thức huy động vốn hợp lý
Lựa chọn hình thức huy động vốn phải đảm bảo tính độc lập, chủ động
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất là doanh nghiệp phải tổ
chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong (lợi nhuận tái đầu tư, vốn khấu hao,
…) nhằm chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu VKD. Cần tránh tình trạng ứ đọng
vốn dưới hình thức tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hóa kém phẩm chất
chiếm tỷ trọng cao, trong khi doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao và bị
ràng buộc với chủ nợ, gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.
2.3.2.4 Phải có biện pháp quản lý thích hợp từng loại vốn
-Đối với vốn cố định: điều chỉnh cơ cấu TSCĐ bằng cách xây dựng cơ cấu
TSCĐ hợp lý; lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi
vốn mà không giảm thiểu sức cạnh tranh về chi phí, giá thành. Đồng thời chú

trọng đổi mới trang thiết bị, thực hiện tốt chế độ bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa
TSCĐ; thanh lý kịp thời các TSCĐ không dùng hoặc bị hư hỏng để giải phóng
vốn. Bên cạnh đó cũng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro
gây tổn thất về TSCĐ.
-Đối với vốn lưu động:cân bằng thu chi ngân quỹ đồng thời giảm tốc độ
xuất quỹ, mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu có biện pháp phòng ngừa
rủi ro nợ phải thu kho đòi, thực hiện các biện pháp quản lý về hàng tồn kho như:
xác định đúng lượng hàng cần mua trong kỳ và lượng tồn cuối kỳ, tối thiểu hóa
chi phí vận chuyển, xếp dỡ, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho...

SV: Nguyễn Hải Yến

20

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN XUÂN HÒA
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hòa.
Tên gọi tắt
: Công ty Xuân Hòa.
Tên tiếng anh : xuanhoa FUNITURE.
Websie : http//www.xuanhoa.com.
Địa chỉ
: Xuân hòa,TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Vốn điều lệ

: 35.000.000.000đ
Tel
:0211.863012.
Fax
:0211.863019.
Công ty Xuân Hòa là một doanh nghiệp nhà nước ,tiền thân là Xí
nghiệp xe đạp Xuân Hòa .Công ty bắt đầu đi vào xây dựng năm 1977 với sự
giúp đỡ của các chuyên gia Pháp.Theo quyết định 103/QD - UB ngày 30 tháng
12 năm 1980 của UBNN thành phố Hà Nội ,nhà máy chính thức ra đời và đưa
vào hoạt động.Theo thiết kế ban đầu thì nhiệm vụ chính của công ty bao gồm
một số dây chuyền :Dây chuyền xích, nan hoa xe đạp, ổ giữa, vành, mạ, sơn.
Từ năm 1984 nhà máy bắt đầu sản xuất và lắp giáp hoàn chỉnh xe đạp
mang nhãn hiệu Xuân Hòa. Quý 3 năm 1989 nhà máy mở rộng sản xuất bàn ghế
và tạo được uy tín trên thi trường.
Ngày 07 tháng 10 năm 1993 UBNN thành phố Hà Nội ra quyết định số
5614 – QĐ/UB chuyển Xí nghiệp xe đạp Xuân Hòa thành công ty Xuân Hòa,với
tên giao dịch quốc tế là Xuan Hoa Company.Công ty có trụ sở chính tại Phường
Xuân Hòa ,Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1996 công ty mở rộng đầu tư liên doanh3 bên với 2 công ty của Nhật
Bản là công ty KATANACHI và công ty MISU,chuyên sản xuất các loại ghế xe
ôtô phục vụ cho các công ty liên doanh sản xuất ôtô trong nước và xuất khẩu
sang thị trường Mỹ. Nay là công ty TNHH TOYOTA BUSHUKU Hà Nội.
Trong những năm gần đây công ty sát nhập thêm một số nhà máy, xí
nghiệp ở Hà Nội và mở rộng quy mô sản xuất.Công ty Xuân Hòa thành một
trong những công ty hàng đầu Việt Nam sản xuất trang thiết bị nội thất văn
phòng.

SV: Nguyễn Hải Yến

21


Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Xuân Hòa chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Xuân Hòa theo quyết định số 132/2004/QĐ – UB ngày 23/08/2004 của
UBND Thành phố Hà Nội.


Công ty hiện nay có hai Cơ sở làm việc chính :
Cơ sở 1 tại Phường Xuân Hòa – Thị xã Phúc Yên –

Tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ sở 2 tại Cầu Diễn –Từ Liêm – Hà Nội.
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty
1.2.1 Chức năng ,nhiệm vụ của công ty.
Công ty Xuân Hòa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và
kinh doanh thương mại.Nghành nghề kinh doanh của công ty gồm:
• Sản xuất kinh doanh hang hóa trang thiết bị nội thất và trang thiết bị
văn phòng.
• Lắp ráp xe đạp,xe máy,ống thép và phụ tùng xe đạp,xe máy, ô tô phục
vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
• Liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty….

SV: Nguyễn Hải Yến

22


Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2 Chức năng quản lý của một số phòng ban.

Sau nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, hiện nay mô hình
tổ chức quản lý của công ty đã được tinh giảm gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo được
yêu cầu quản lý của công ty ,có hiệu quả và phù hợp với quy mô của doanh
nghiệp.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm :
- Tổng giám đốc :
SV: Nguyễn Hải Yến

23

Lớp: K44/11.05


Chuyên đề tốt nghiệp
- Phó TGĐ phụ trách kỹ thuật
- Phó TGĐ phụ trách sản xuất
- Phó TGĐ phụ trách bán hàng, Marketing
- Phòng Kế toán : Tổ chức hạch toán hoạt động kinh doanh theo đúng
quy định của Nhà nước,thực hiện nghĩa vụ của công ty với Nhà nước.Giám sát
các hoạt động tài chính kế toán trong nội bộ công ty , Kiểm tra giám sát nguồn
vốn tài chính phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
- Phòng vật tư – xuất nhập khẩu : Xây dựng thực hiện kiểm tra công tác

xuất nhập khẩu vật tư , máy móc thiết bị , mua bán hàng hóa ,sản phẩm với nước
ngoài ,hay giao dịch với khách là người nước ngoài.
- Phòng kỹ thuật : Nghiên cưu kỹ thuật sản xuất , chế tạo sản phẩm mới ,
quản lý toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất , quản lý máy móc thiết bị của
công ty.
- Phòng đảm bảo chất lượng ( QC ): Kiểm tra chất lượng nguyên vật
liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng , thông số
kỹ thuật ,quản lý toàn bộ tem ,nhãn hàng hóa.
- Phòng tổ chức tổng hợp : Xây dựng chỉ đạo thực hiện nội quy ,
quy chế của công ty ,quy chế đào tạo tuyển dụng lao động, định mức lao động,
quản lý doanh nghiệp và lao động tiền lương trong công ty .
- Phòng hành chính : Xây dựng chủ trương biện pháp cải thiện
đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV trong công ty , quản lý trang thiết bị văn
phòng, tổ chức các cuộc họp , đại hội, tiếp khách lưu trữ các loại văn bản trong
công ty.
- Phòng kế hoạch : Lập ra các kế hoạch sản xuất , đôn đốc các
phân xưởng hoàn thanh kế hoạch sản xuất, xây dựng các hợp đồng kinh tế,giám
sát việc thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích của công ty.
- Văn phòng : Bảo vệ an ninh ,tài sản của công ty .
- Các phân xưởng sản xuất : Dựa vào chức năng , nhiệm vụ sản
xuất mà phân chia thành các phân xưởng khác nhau như : PX Sơn,PX Mạ,PX
Phụ tùng,……
- Ngoài ra còn một số hệ thống mạng lưới các đại lý trên
khắp đất nước.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh .
SV: Nguyễn Hải Yến

24

Lớp: K44/11.05



Chuyên đề tốt nghiệp
Quy trình sản xuất sản phẩm ở công ty TNHH NN MTV Xuân Hòa là quy
trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau.Vì vậy để tổ chức sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm, công
ty đã chia các giai đó thành các bộ phận, mỗi bộ phận lại tương ứng với một
phân xưởng sản xuất,mỗi phân xưởng sản xuất lại thực hiện một hoặc hai công
đoạn. Toàn bộ quy trình sản xuất được thực hiện qua 8 phân xưởng sau:
-Phân xưởng Ống thép – Cơ điện : Chuyên gia công cắt ống, chạy ống,
chế tạo các bộ phận khuôn cối dụng cụ,phụ tùng thay thế để dcung cấp cho các
phân xưởng sản xuất chính,sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cơ điện cho công ty.
-Phân xưởng Cơ Khí I: Chuyên gia công cơ khí ban đầu như uốn, hàn
khung bàn ghế,xử lý bề mặt kim loại của sản phẩm dở phục vụ cho công đoạn
sơn, mạ.
-Phân xưởng Cơ Khí II: Chuyên đánh bong các loại khung bàn, khung
ghế, kệ tủ. Ngoài ra còn sản xuất thêm các sản phẩm khác như vành xe đạp, đinh
tán rive rỗng.
-Phân xưởng Mạ: Chuyên mạ điện ,mạ crom-niken, mạ kẽm.Được đầu tư
từ dây chuyền mạ tự động với công nghệ Đài Loan.
-Phân xưởng Sơn: Có hai dây chuyền sơn tĩnh điện và sơn nước,thực hiện
công đoạn sơn đối với các sản phẩm yêu cầu sơn.
-Phân xưởng Láp Ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh các loại sản phẩm
bàn ghế,tủ…..
-Phân
xưởng
các sản phẩm. Khung bàn, ghế
Thép
băngbao gói: Thực hiện bao
ốnggói

thép
-Nhà máy Cầu Diễn Hà Nội : Chịu trách nhiệm sản xuất các sản
Xe phẩm
đạp có
yêu cầu về gỗ. Gồm hai phân xưởng Mộc và Cơ khí Cầu Diễn.
.*Phân xưởng Cơ khí Cầu Diễn: Chuyên gia công cơ khí, đánh bóng
Mặt bàn ghế
Gỗ
Khung mạ
các khung bàn ghế,kệ tủ.
Lắp ráp
* Phân xưởng Mộc : Chuyên các sản phẩm về gỗ như mặt bàn
tủ các
Đánh
bóng
ốc
vít,
đinh
tán
loại
Khung sơn

1.2.3
Quy trình sản xuất thi công
Giả da, mút
Có thể mô hình hóa quy trình sản xuất sản phẩm của công ty qua sơ
đồ
Dán tem, bao gói

SV: Nguyễn Hải Yến


25
Nhập kho

Lớp: K44/11.05


×