Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng & bài tập tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.72 KB, 15 trang )

Câu 1: Phân tích các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
I. Đối tượng mục tiêu của chính sách của chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động
cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.
Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 2.
II. Nội dung của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:
1. Công nhận và tôn vinh danh dự
Đây là chế độ ưu đãi đặc biệt của Nhà nước nhằm ghi nhận và tôn vinh công trạng,
thành tích của người có công và cũng là cơ sở để xác nhận, phân biệt người có công
với các đối tượng khác. Chế độ ưu đãi xã hội này được áp dụng với các đối tượng:
Một là, Liệt sỹ được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" khi thuộc một
trong các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều
của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012; Hai là, thân nhân liệt
sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ";
Ba là, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Bốn là, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,
Anh hùng Lao động được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân" hoặc được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động vì
có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến; Năm
là, Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng
lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng
nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp


thuộc khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi


người có công với cách mạng năm 2012; Sáu là, Bệnh binh là quân nhân, công an
nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về
gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh"
thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung
một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012; Bảy là,
người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được
tặng Kỷ niệm chương; Tám là, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được Nhà nước tặng Huân chương kháng
chiến, Huy chương kháng chiến; Chín là, người có công giúp đỡ cách mạng được
tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người
trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công
với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương
kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân
chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến;
2. Chế độ trợ cấp, phụ cấp
Trợ cấp, phụ cấp là các hình thức ưu đãi bằng tiền nhằm bảo đảm đời sống, góp
phần nâng cao mức sống hàng ngày cho người có công với cách mạng và thân nhân
của họ. Đây là chế độ cơ bản, được áp dụng với mọi đối tượng hưởng ưu đãi. Chế
độ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng được quy định tại Nghị
định số 20/2015/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có
công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu
đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là
1.318.000 đồng. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi áp dụng gồm nhiều loại khác nhau
như: Trợ cấp hàng tháng (trợ cấp thường xuyên, trợ cấp tiền tuất, phụ cấp hàng
tháng, phụ cấp thâm niên, trợ cấp nuôi dưỡng…), trợ cấp một lần (trợ cấp mai táng,
trợ cấp một lần khi báo tử, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, trợ cấp mua sách vở, đồ dùng
học tập, hỗ trợ cải thiện nhà ở…)


3. Chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo

Theo quy định hiện hành, tại Điều 31 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày
26/5/2006 và Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXHBGDĐT-BTC ngày
20/11/2006 đã quy định chế độ ưu đãi về giáo dục đối với người có công với cách
mạng và con của họ. Theo đó, những người có công là anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh, thương binh loại B được hưởng ưu đãi trong giáo dục đào
tạo nếu là học viên, sinh viên đang theo học hệ chính quy tập trung có khoá học từ
một năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú. Con của người hoạt động
cách mạng trước ngày 1/1/1945, của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945
đến trước ngày tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của anh hùng lao động lực lượng vũ
trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; con liệt sĩ, thương binh, bệnh
binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá
học đều được ưu đãi tại các cơ sở giáo dục đào tạo, từ mầm non đến đại học. Phạm
vi áp dụng: Chế độ ưu đãi trong giáo dục quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐCP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ được áp dụng đối với học sinh, sinh
viên gồm: Con của người có công với cách mạng quy định tại điểm b khoản 1 Mục
I đang học ở các cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông; Người có
công với cách mạng và con của họ quy định tại điểm a, b khoản 1 Mục I theo học
hệ chính quy tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú,
bán trú; học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao
đẳng lên đại học; Học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà cùng một lúc học ở
nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ
ưu đãi mức cao nhất (bao gồm: trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ học
phí nếu có) tại một trường; Không áp dụng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với học
sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học.


4. Chế độ chăm sóc sức khoẻ
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006, Thông tư

liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXHBTC-BYT ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế
độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng thì Nhà nước thực hiện
công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng ưu đãi xã hội bằng nhiều hình thức
phong phú đa dạng như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những người không thuộc diện
hưởng bảo hiểm xã hội; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tại các cơ sở tập trung hoặc
điều dưỡng tại gia đình; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cùng các sản
phẩm phụ theo niên hạn sử dụng… tuỳ vào mức suy giảm khả năng lao động và
công trạng của họ. Căn cứ Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTCBYT sửa đổi bổ sung thông tư liên tịch số 17/2006/ TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT
ngày 21 tháng 11 năm 2006 và thay thế thông tư liên tịch số 06/2007/ TTLTBLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12 tháng 04 năm 2007 của Liên Bộ lao động Thương binh và xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức
khỏe đối với người có công với cách mạng. Theo đó, chế độ Bảo hiểm y tế, người
có công với cách mạng và thân nhân của họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo
hiểm y tế và họ được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khỏe theo quy định của
Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội
khóa XII và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chế độ điều dưỡng, đối với điều
dưỡng mỗi năm một lần bao gồm các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm
1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh
hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B
(gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình; Người có công giúp đỡ
cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng
“Có công với nước”; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đối với điều dưỡng luân phiên 5 năm một
lần, bao gồm các đối tượng: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có


công nuôi dưỡng liệt sĩ’; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao
động trong kháng chiến; Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao

động dưới 81%; Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại gia đình; Người hoạt động cách mạng,
hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Với các mức chế độ điều dưỡng quy
định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT. Chế
độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng,
đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình gồm:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động
cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám
năm 1945; Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Bà mẹ Việt Nam
anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong
kháng chiến; Thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Người hoạt động cách mạng, hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được Nhà nước tặng Huân chương Kháng
chiến, Huy chương Kháng chiến; Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ
niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”; Con đẻ bị dị
dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Đối tượng
được phục hồi chức năng gồm: Thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Với mức trợ cấp
quy định tại Mục II Phần 3 Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTCBYT
5. Chế độ về việc làm và đảm bảo việc làm
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết đối tượng là người có công còn
sống và thân nhân liệt sĩ đều được ưu đãi về việc làm và giải quyết việc làm. Cụ thể
là được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển để mở mang phát triển
sản xuất; được vay vốn với lãi suất thấp từ các quỹ giải quyết việc làm của trung
ương và địa phương, quỹ giải quyết việc làm cho người tàn tật để tự tạo việc làm và
giải quyết việc làm. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh,họ được miễn, giảm thuế


theo quy định của pháp luật. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho
thương binh, bệnh binh còn được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm

nhà xưởng, trường lớp, trang thiết bị. Đặc biệt, đối với thương binh, nếu có đủ sức
khoẻ, trình độ còn được pháp luật tạo điều kiện làm việc trong các cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động. Được áp dụng đối với
các đối tượng: Một là, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động,
con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động; Hai là, thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh; Ba là, con
của bệnh binh; Bốn là, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học.
6. Chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở
Chế độ ưu đãi về nhà ở cho người có công thể hiện qua các hình thức như: Tặng
nhà tình nghĩa, hỗ trợ kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ toàn bộ hoặc
một phần tiền sử dụng đất. Tặng nhà tình nghĩa áp dụng đối với những người có
hoàn cảnh khó khăn, không thể tạo lập được nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà
nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn. Chế độ hỗ trợ kinh phí để xây dựng và
sửa chữa nhà đối với những người đã có nhà ở nhưng dột nát, chật chội, không đảm
bảo điều kiện sống trung bình. Chế độ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền sử dụng
đất hoặc được giảm tiền sử dụng đất cho các đối tượng khi nhà nước bán nhà hoặc
giao đất làm nhà ở... Chế độ ưu đãi về nhà ở đối với người có công với cách mạng
được quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với
cách mạng về nhà ở. Đối tượng được hỗ trợ bao gồm: Người hoạt động cách mạng
trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng
01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Thân nhân liệt sỹ; Bà mẹ
Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động
trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt
động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động
kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có
công giúp đỡ cách mạng. Mức hỗ trợ được quy định tại Điều 3 Quyết định này.



7. Chế độ chăm sóc đời sống tinh thần
Chế độ chăm sóc đời sống tinh thần được thông qua các hình thức như: Cấp báo
Nhân dân hàng ngày, sinh hoạt văn hoá tinh thần phù hợp với điều kiện nơi cư trú
như được mời dự các cuộc mít tinh trọng thể nhân các ngày lễ lớn của dân tộc,
được chính quyền địa phương thăm nom, tặng quà. Các chế độ này được áp dụng
với các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, bà mẹ Việt Nam anh
hùng. Ngoài các chế độ ưu đãi đối với những đối tượng ưu đãi còn sống, pháp luật
ưu đãi xã hội trước đây cũng như hiện nay còn quy định các chế độ đặc biệt đối với
liệt sĩ, những người đã hi sinh bản thân mình vì Tổ quốc, vì nhân dân thông qua
việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, như: tìm kiếm, quy
tập hài cốt; quản lí, chăm sóc, giữ gìn phần mộ; xây dựng, nâng cấp, tu bổ nghĩa
trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên. Những quy định này đã góp phần thể hiện sự
toàn diện trong các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng ở nước ta,
thể hiện sự trân trọng, tôn vinh những người đã cống hiến tài năng, sức lực và cả
bản thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cơm no áo ấm của nhân dân.
Câu 2:
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
I. Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Chế độ BHXH khi bị tai nạn lao động
a. Điều kiện hưởng:
Chế độ tai nạn lao động: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị tai nạn lao
động trong các trường hợp dưới đây dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở
lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả ( căn cứ
Điều 43 Luật BHXH 2014)
Anh H trong lúc ở lại làm thêm giờ theo yêu cầu của giám đốc công ty X không
may giàn giáo sập làm anh bị thương phải vào viện điều trị 2 tháng. Ra viện, anh
được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Đối chiếu với các quy định về chế
độ tai nạn lao động trên, anh H bị tai nạn lao động “ngoài giờ làm việc khi thực



hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động” ( theo điểm b khoản 1
Điều 43) và có mức suy giảm khả năng lao động sau tai nạn lao động là 45%. Anh
H vẫn chưa chấm dứt hợp đồng lao động, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
theo Luật BHXH 2014. Như vậy, anh H có đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH tai
nạn lao động.
b. Quyền lợi được hưởng:
Người lao động bị tai nạn lao động sau thời gian điều trị ổn định thương tật được
giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm căn cứ xác định mức trợ cấp
được hưởng, cụ thể như sau:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ
cấp hằng tháng. ( khoản 1 Điều 47 Luật BHXH 2014)
Anh H sau khi điều trị tai nạn lao động 2 tháng xuất viện trở về được giám định suy
giảm 45% khả năng lao động. Vậy anh H được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng
tháng theo khoản 1 Điều 47 Luật BHXH 2014.
c. Thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN:
Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật này được
tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định
lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ
tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Ngày 02/10/2015, anh H bị tai nạn lao động phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Ra
viện, anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Tháng 2/2016, vết
thương tái phát, anh phải vào viện điều trị 20 ngày. Sau khi ra viện, anh được xác
định suy giảm 61% khả năng lao động. Như vậy anh H được hưởng trợ cấp cho hai
lần giám định suy giảm khả năng lao động theo Điều 48 Luật BHXH 2014.


d. Mức trợ cấp
Mức trợ cấp hằng tháng được quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật BHXH 2014 như

sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở,
sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng
thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở
xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được
tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi
nghỉ việc để điều trị.
Ngày 02/10/2015, anh H bị tai nạn lao động phải vào viện. Xuất viện, anh được xác
định suy giảm 45% khả năng lao động. Tháng 2/2016, vết thương tái phát, anh phải
vào viện điều trị 20 ngày. Sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 61% khả
năng lao động.
Anh H được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động:
-

Tính theo tỷ lệ thương tật:

Lần 1: 30% x mức lương cơ sở + 14 x (2% x mức lương cơ sở).
Lần 2: 30% x mức lương cơ sở + 30 x (2% x mức lương cơ sở).
Mức lương cơ sở hiện nay (tính đến tháng 02/2016 ) là 1.150.000 đồng/tháng theo
quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP.
Theo đó, anh H được hưởng : 30% x 1.150.000 + 14 x (2% x 1.150.000) =
667.000đ ( từ tháng 12/2015 đến tháng 01/2016)
30% x 1.150.000 + 30 x (2% x 1.150.000)=
1.035.000đ ( tính từ tháng 02/ 2016)
Tính theo số năm đóng BHXH: 0.5% x tiền lương tiền công đóng BHXH +
số năm đóng BHXH tính từ năm thứ 2 x (0.3% x tiền lương tiền công tháng đóng
BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.).



Anh H vào làm việc tại công ty xây dựng X từ ngày 20/10/1995. Như vậy, tính đến
tháng 10/2015, anh H đã có 20 năm đóng BHXH bắt buộc theo Luật BHXH 2014.
Theo đó, anh H được hưởng : 0.5% x tiền lương tiền công đóng BHXH + 19
x(0.3% x tiền lương tiền công tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc điều trị.)
2. Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động
a) Điều kiện
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Luật BHXH 2014 “Người lao động sau khi điều trị ổn
định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe
chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe…” Căn cứ theo quy định
trên thì người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi
điều trị thương tật, khi: sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc
bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi. Xét trong trường hợp
của anh H, sau khi điều trị thương tật 2 tháng tại bệnh viện được xác định suy giảm
khả năng lao động 45%. Như vậy, anh H có đủ điền kiện để hưởng chế độ dưỡng
sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động.
b) Thời gian nghỉ:
Theo khoản 1 Điều 52 Luật BHXH 2014 quy định:
“1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc
bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức
phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.”
- Không quá 10 ngày, nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
- Không quá 7 ngày, nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
- Không quá 5 ngày, nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
Trường hợp anh H được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động 45% cho
lần điều trị đầu tiên. Vì thế, ông A được nghỉ phục hồi dưỡng sức tối đa là 7 ngày


(lần điều trị đầu tiên). Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

c) Mức hưởng:
Khoản 2 Điều 52 Luật BHXH 2014 quy định về mức trợ cấp đối với người lao
động trong thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sau tai nạn lao động “2. Mức hưởng
một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại
gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ
sở tập trung.”
Nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình : (25% x mức lương cơ sở) x 7
Theo đó, anh H được hưởng: (1.150.000 x 25%) x 7 = 2.012.000đ
Nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung : 40% x mức lương cơ
sở) x 7
Theo đó, anh H được hưởng: (1.150.000 x 40%) x 7 = 3.220.000đ
Như vậy, anh H được hưởng 2.012.00đ (nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
tại gia đình) hoặc 3.220.00đ (nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập
trung) trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động.
3. Các quyền lợi khác:
- Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng
được hưởng các quyền lợi sau:
+ Được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật
+ Nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội
đảm bảo;
+ Nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng trợ cấp tai
nạn lao động hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì
được hưởng đồng thời cả lương hưu.


II. Bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau
a. Chế độ khi bị ốm đau
- Điều kiện hưởng
Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau

là “bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”.
Trong trường hợp này, anh H tái phát vết thương do tai nạn lao động phải vào
điều trị tại bệnh viện 20 ngày, khoảng thời gian này anh H vẫn chưa chấm dứt hợp
đồng lao động, vẫn đang tham gia bảo hiểm vì vậy anh H hoàn toàn đủ điều kiện để
được hưởng chế độ ốm đau theo luật định.
- Về thời gian nghỉ
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật BHXH
“a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo
hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60
ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”.
Xét trong trường hợp của anh H có 20 năm tham gia BHXH thì anh sẽ được nghỉ
chế độ ốm đau là 40 ngày theo Luật BHXH 2014. Theo đó, anh H còn 20 ngày nghỉ
chế độ ốm đau trong năm 2016.
- Về mức trợ cấp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật BHXH 2014 về mức hưởng chế độ ốm đau
thì: “Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a
khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75%
mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.

Mức hưởng
chế độ ốm đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc
24 ngày


x 75 (%)
x

Số ngày
nghỉ việc
được hưởng
chế độ ốm
đau


Theo đó, anh H được hưởng:

Mức hưởng chế
=
độ ốm đau

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 75 (%)
x

20 ngày

24 ngày

b. Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau
- Điều kiện hưởng
Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng dưỡng
sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau thì: “Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ

ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong
khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm”.
Căn cứ theo quy định trên thì người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau thì
mới được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, đó là: đã
nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm và trong 30 ngày đầu
trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi. Xét trong trường hợp của anh H có 20
năm tham gia BHXH anh H đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (bệnh không thuộc
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được 1 tháng (30 ngày). Vì thế, anh H phải
nghỉ đủ số ngày được hưởng chế độ ốm theo luật định thì mới có đủ điều kiện
hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Khi đã đủ điều kiện hưởng
chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau nêu trên anh H sẽ được hưởng
thời gian nghỉ và mức trợ cấp như sau:
- Về thời gian nghỉ
Theo khoản 2 Điều 29 Luật BHXH 2014 quy định:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm
đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;


b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm
đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Trường hợp anh H nằm viện 20 ngày không thuộc vào trường hợp mắc bệnh cần
điều trị dài ngày theo danh mục của Bộ Y tế, cũng không thuộc trường hợp ốm đau
do phẫu thuật. Vì thế, anh H được nghỉ phục hồi dưỡng sức tối đa là 5 ngày. Thời
gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày
nghỉ hằng tuần.
- Về mức trợ cấp
Khoản 3 Điều 29 Luật BHXH 2014 quy định về mức trợ cấp đối với người lao
động trong thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sau ốm đau: “Mức hưởng dưỡng sức,

phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở”.
Mức trợ cấp = 30% x Mức lương cơ sở x 5
Mức lương cơ sở hiện nay (tính đến tháng 02/2016 ) là 1.150.000 đồng/tháng theo
quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP. Theo đó, anh H được nghỉ tối đa 5 ngày
với mức hưởng là: (1.150.000 x 30%) x 5 =1.725.000 đồng
Như vậy, anh H được hưởng 1.725.000 đồng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm
đau.
III. Bảo hiểm xã hội về hưu trí
1. Điều kiện hưởng:
Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
“a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm
khả năng lao động.”
Theo tình huống, anh H đã 52 tuổi, có 20 năm tham gia BHXH, anh H bị tai
nạn lao động phải vào bệnh viện điều trị 2 tháng. Khi ra viện, anh H được giám
định mức độ suy giảm khả năng lao động 45%. Vết thương tái phát, anh H điều trị


20 ngày trong viện và giám định mức độ suy giảm khả năng lao động, kết quả anh
H suy giảm tới 61%. Như vậy, anh H hoàn toàn đủ diều kiện để hưởng lương hưu
(cụ thể là thuộc vào trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động)
2. Mức hưởng
- Mức lương hưu hàng tháng được hưởng:
Vì anh H đề nghị làm thủ tục nghỉ hưu vào năm 2016 nên ta căn cứ vào
khoản 3 Điều 56 Luật BHXH 2014 để tính mức lương hưu hằng tháng cho anh H:
“3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều
55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó
cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.”
Theo tình huống thì anh H có 20 năm tham gia BHXH:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 5 năm, tính thêm: 5 x 2% = 10%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 10% = 55%;
- Anh H nghỉ hưu khi 52 tuổi (nghỉ hưu trước tuổi 60 là 8 năm) nên tỷ lệ giảm trừ
do nghỉ hưu trước tuổi là 8 x 2% = 16%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của anh H sẽ là 55% - 16% = 44%.
IV. Bảo hiểm y tế
Anh H thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 12 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 vậy nên nếu ông A đi khám
chữa bệnh theo đúng quy định thì sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám
bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng . Và cụ thể là ông A được thanh toán 80%
tổng chi phí khám chữa bệnh nếu đi đúng tuyến, 40%,60%, 70% nếu đi trái tuyến
lần lượt ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện theo Luật BHYT năm 2014. Theo
quy định tại Luật bảo hiểm y tế và Thông tư 10/2009/TT-BYT thì anh H không
được thanh toán viện phí nếu khám chữa bệnh tại bệnh viện tư.



×