Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh UPS tại chi cục hải quan bưu điện thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.07 KB, 66 trang )

Học VIện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn

PHẠM THỊ THANH HẢI

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

ii

Luận Văn Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
Đối tượng của luận văn là công tác làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua
dịch vụ chuyển phát nhanh...............................................................................................................2
Chương 1...........................................................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GỬI QUA
DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH........................................................................................................4


1.1.Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua
dịch vụ chuyển phát nhanh...........................................................................................................4
1.2.1. Quy định chung về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ
chuyển phát nhanh....................................................................................................................9
1.2.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ
chuyển phát nhanh..................................................................................................................12

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

iii

Luận Văn Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1

Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch tại Chi
cục năm 2010

24

Bảng 2


Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch tại Chi
cục năm 2011

25

Bảng 3

Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch (MD) tại Đội năm 2010
Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch( PMD) tại Đội năm
2010
Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch tại Đội năm 2011

29

Bảng 6

Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch tại Đội năm 2011

31

Bảng 7

Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch tại Đội năm 2012
Tổng hợp tình hình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch tại Đội năm 2012

32

Bảng 4
Bảng 5

Bảng 8

SV: Phạm Thị Thanh Hải

29
30

33

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

1

Luận Văn Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế trong những năm
gần đây đã đặt ra không chỉ những cơ hội và cả thách thức cho mỗi quốc gia
trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, với mong muốn cơ quan Hải quan
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình thông thương, mở rộng

thị trường và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, nhiệm vụ đi cùng không
kém phần quan trọng là kiểm soát sự tuân thủ pháp luật, phối hợp với các lực
lượng chức năng để đấu tranh chống các hành vi vận chuyển, buôn bán trái
phép hàng hóa. Với vai trò đó, thực hiện thủ tục hải quan hiệu quả và có năng
lực có ảnh hưởng to lớn đến việc thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nhờ
môi trường thương mại an toàn hơn.
Việt Nam hiện nay đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại
thế giới (WTO) nên quan hệ giao thương, ngoại thương, đầu tư quốc tế với
các nước thành viên và các nước khác trên thế giới ngày càng mở rộng.
Thương mại và đầu tư quốc tế phát triển kéo theo nhu cầu về vận tải, chuyển
giao hàng hóa và các tài liệu thương mại cũng tăng theo. Do đó, với ưu thế về
thời gian, độ an toàn và các điều kiện bảo quản hàng hóa, dịch vụ chuyển phát
nhanh ngày càng được lựa chọn. Kết quả là chuyển phát nhanh trở thành một
trong những nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại. Vì vậy, công
tác làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng
chuyển phát nhanh nói riêng cần phải được chú trọng để phát huy nhiều hơn
nữa vai trò của mình.
Qua quá trình thực tập tại Đội thủ tục hàng hóa chuyển phát nhanh UPS
thuộc Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội, được tìm hiểu thực tế về
hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh em đã quyết định chọn đề tài
luận văn cuối khóa là: “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

qua dịch vụ chuyển phát nhanh UPS tại Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố
Hà Nội”. Với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn; sự giúp
đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Chi cục cũng như
trong Đội chuyển phát nhanh UPS trong suốt thời gian thực tập, đặc biệt là cô
giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Lan Hương giúp em hiểu biết nhiều hơn về
thực tế công việc, do đó em đã hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.
Do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những bỡ
ngỡ, thiếu sót và em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy
cô, cô chú, anh chị cùng các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Đối tượng của luận văn là công tác làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Mục đích:
+ Đánh giá việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
UPS tại Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội.
Phạm vi chuyên đề viết về thực hiện thủ tục hải quan tại Đội thủ tục hàng
hóa xuất nhập khẩu UPS của Chi cục hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu phân tích thực trạng tình hình làm thủ tục hải
quan cho hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh tại Đội chuyển phát
nhanh UPS và so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của năm 2012 so với năm
2010, 2011.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04



Học VIện Tài Chính

3

Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 1: Những vấn đề chung về dịch vụ chuyển phát nhanh và hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Chương 2: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh tại Đội chuyển phát
nhanh UPS của Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác làm thủ tục hải
quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
UPS tại Chi cục Hải quan Bưu điệnthành phố Hà Nội.

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

4

Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG

HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GỬI QUA DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT
NHANH
1.1.Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ chuyển phát nhanh
1.1.1.1 Khái niệm:
Chuyển phát nhanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật lý,
thông tin dưới dạng văn bản và kiện, gói hàng hóa đặc biệt phải có yếu tố
nhanh về thời gian và có độ tin cậy cao.
Dịch vụ chuyển phát nhanh là dịch vụ hợp tác với các công ty chuyển
phát nhanh quốc tế để nhận gửi tại nơi giao dịch hoặc tại nhà, chuyển và phát
nhanh đến địa chỉ nhận các ấn phẩm, tài liệu, chứng từ, thư, vật phẩm, hàng
hóa, kể cả các kiện hàng nặng của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
chỉ tiêu thời gian đã được công bố trước.
1.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ chuyển phát nhanh
- Dịch vụ chuyển phát nhanh khác với các gói dịch vụ gửi thông thường
là thời gian toàn trình ngắn, tốc độ cao đảm bảo tài liệu hàng hóa đến nơi an
toàn. Đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, việc đảm bảo thời gian chuyển giao
hàng hóa là chỉ tiêu quan trọng số một. Trong khi dịch vụ chuyển phát
thường, bưu chính uỷ thác, bưu kiện đảm bảo, có thời gian toàn trình dài hơn
nhiều và các nhà cung cấp ít khi đưa ra một khoảng thời gian cam kết xác
định.

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính


5

Luận Văn Tốt Nghiệp

- Chuyển phát nhanh luôn kèm với “chuyển phát đảm bảo”, nghĩa là nếu
địa chỉ nhận không có gì trục trặc thì bưu phẩm phải đến nơi và có chữ ký,
họ tên của người đã nhận hàng và thời gian nhận hàng. Do dịch vụ chuyển
phát nhanh là dịch vụ vận tải đòi hỏi chất lượng cao về mặt tốc độ và độ an
toàn nên chi phí cho quá trình khai thác vận chuyển cũng rất lớn vì vậy mà
mức phí cũng cao.
- Trước đây, để gửi bưu phẩm Chuyển phát nhanh, người gửi phải tới Bưu
cục để gửi và sau đó Bưu cục phát sẽ gửi một giấy báo tới người nhận để
người nhận ra bưu cục phát nhận hàng. Giờ đây, khi dịch vụ chuyển phát
nhanh phát triển mạnh mẽ, hầu như nhà cung cấp nào cũng có thể đến tận nơi
gửi để lấy hàng và đến tận nơi nhận để phát hàng.
- Chuyển phát nhanh cũng đi kèm với các dịch vụ giá trị gia tăng như phát
hẹn giờ (phát đúng thời điểm người gửi yêu cầu); báo phát (cung cấp cho
người gửi xác nhận về người nhận và thời điểm nhận bằng văn bản), phát
hàng thu tiền (thu hộ người gửi một khoản tiền thường là tiền thanh toán cho
chính hàng hóa gửi).
1.1.2. Phạm vi của dịch vụ chuyển phát nhanh
Phạm vi dịch vụ chuyển phát nhanh là nội dung cơ bản của dịch vụ
chuyển phát nhanh. Trừ khi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng )
muốn tham gia vào bất kỳ khâu thủ tục nào đó, thông thường các công ty
chuyển phát nhanh sẽ thay mặt người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng) lo
liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người
nhận cuối cùng. Các công ty chuyển phát nhanh có thể làm các dịch vụ một
cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của những người thứ
ba khác.

- Những dịch vụ mà các công ty chuyển phát nhanh tiến hành là
+ Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

6

Luận Văn Tốt Nghiệp

+ Tổ chức chuyên chở hàng trong phạm vi ga, cảng
+ Tổ chức xếp dỡ hàng hóa
+ Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa
+ Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
+ Làm thủ tục gửi hàng, nhận hàng
+ Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch
+ Mua bảo hiểm hàng hóa
+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh
toán
+Thanh toán thu đổi ngoại tệ
+ Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở và giao cho người
nhận
+ Thu xếp chuyển tải hàng hóa
+ Nhận hàng từ người chuyên chở giao cho người nhận hàng
+ Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương tiện vân tải và người
chuyên chở thích hợp
+ Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa

+ Lưu kho, bao quản hàng hóa
+ Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của
hàng hóa
+ Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi
+ Thông báo các tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải
+ Thông báo tổn thất với người chuyên chở
+ Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường
+ Ngoài ra, các công ty chuyển phát nhanh còn cung cấp các dịch vụ đặc
biệt theo yêu cầu của chủ hàng như vận chuyển máy móc thiết bị cho các
công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may mặc sẵn treo trong các
container đến thẳng các cửa hàng, vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài…
Đặc biệt trong những năm gần đây, các công ty chuyển phát nhanh thường
cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là người kinh doanh
vận tải đa phương thức (MTO) và phát hành cả chứng từ vận tải.
1.1.3. Sự cần thiết của dịch vụ chuyển phát nhanh

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

7

Luận Văn Tốt Nghiệp

Dịch vụ chuyển phát nhanh đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống
ngày nay kể từ khi mọi người đang liên tục gửi mọi thứ từ một nước này qua
nước khác, dù lớn hay nhỏ. Chuyển phát nhanh ngày càng chứng minh được

tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của xã hội.
- Dịch vụ chuyển phát nhanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
kinh doanh thương mại quốc tế phát triển, nó giúp các cá nhân, tổ chức, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp các thông tin, tài liệu, hàng hóa
một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ chuyển phát nhanh ra đời thỏa mãn nhu cầu giao dịch thông tin, tài
liệu, hàng mẫu khẩn của các doanh nghiệp, công ty kinh doanh xuất nhập
khẩu với các đối tác của mình ở nước ngoài.
- Góp phần thiết lập hợp lí các mối quan hệ mua bán trong nền kinh tế, thực
hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ trong quá trình kinh doanh, từ đó tạo
bước phát triển chung cho nền kinh tế thế giới.
-

Đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện quá trình lưu

chuyển hàng hóa dịch vụ trong nước và nước ngoài.
- Giảm bớt phiền hà cho khách hàng, giảm các khâu trung gian không cần
thiết trong quá trình lưu thông vận tải hàng hóa. Ngoài ra, chuyển phát nhanh
còn thu hộ một khoản tiền từ người nhận cho người gửi.
Như vậy, dịch vụ chuyển phát nhanh là dịch vụ cơ bản, là một trong
những nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế của nước ta. Phát triển dịch
vụ chuyển phát nhanh đồng nghĩa sẽ thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh
tế phát triển.
1.1.4. Quá trình phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh trên thế giới và
Việt Nam
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04



Học VIện Tài Chính

8

Luận Văn Tốt Nghiệp

Trên thế giới, ở đầu thế kỷ XVIII các công ty chuyển phát thư của Mỹ
được thành lập tại Seattle, Washington. Đến năm 1919 công ty này đã phát
triển rộng lớn và đổi tên thành công ty dịch vụ bưu kiện thống nhất (UPS). Từ
đó dịch vụ chuyển phát của UPS đã phát triển mạnh khắp các thành phố lớn ở
Mỹ và mở rộng ra ven biển Thái Bình Dương.
Tập đoàn TNT được thành lập vào năm 1946, Ken Thomas bắt đầu công
việc kinh doanh vận chuyển hàng hóa ở Úc. Trong 50 năm TNT đã phát triển mở
rộng không ngừng và trở thành một công ty toàn cầu điều hành hệ thống vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và đường bộ xuyên suốt thế giới.
Năm 1969, công ty chuyển phát nhanh DHL đã ra đời. Mới đầu thành lập
công ty này chuyên chuyển phát nhanh bưu phẩm qua đường hàng không.
Mạng lưới của DHL phát triển nhanh chóng trải dài từ Hawaii đến vùng viễn
đông và cùng ven thái Bình Dương, sau đó đến vùng Trung đông, Châu phi,
Châu Âu. Sang năm 1977, DHL mở rộng dịch vụ sang chuyển phát các bưu
kiện nhỏ cùng với những hồ sơ.
Lịch sử hình thành dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt nam: Lĩnh vực
chuyển phát nhanh trước đây do tổng công ty bưu chính viễn thông độc
quyền. Sau này có nhiều công ty tư nhân tham gia trong lĩnh vực này như
công ty cổ phần Tín Thành, công ty cổ phần hợp nhất Việt Nam, công ty cổ
phần bưu chính nhanh Việt Nam(BCN Express & logistics)....và nhiều công
ty nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam dưới hình thức liên doanh
như DHL, TNT, Fedex ...
Theo lộ trình gia nhập WTO từ ngày 11/01/2012 Việt Nam đã mở cửa đối
với dịch vụ chuyển phát nhanh. Theo đó các doanh nghiệp nước ngoài được

thành lập công ty 100% vốn nước nước ngoài và cạnh tranh trực tiếp với các
công ty trong nước trong cả mảng chuyển phát nhanh nội địa lẫn quốc tế. Và
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

9

Luận Văn Tốt Nghiệp

một công ty chuyển phát nhanh nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam đã chuyển
thành công ty chuyển phát nhanh 100% vốn nước ngoài là UPS vào tháng
3/2013.
1.2 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ
chuyển phát nhanh
1.2.1. Quy định chung về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

1.2.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua
dịch vụ chuyển phát nhanh
“Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ
chuyển phát nhanh là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải
quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh ”.
1.2.1.2. Đối tượng thi hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đối với hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam (dưới
đây gọi tắt là doanh nghiệp).
- Cơ quan, tổ chức, thương nhân, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
- Cơ quan Hải quan.
1.2.1.3. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi
qua dịch vụ chuyển phát nhanh
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh làm
thủ tục hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan
ngoài cửa khẩu.

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

10

Luận Văn Tốt Nghiệp

- Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử
lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
1.2.1.4. Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và kiểm tra
hải quan
 Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra hải quan:
- Hàng hóa luồng 1(dán giấy màu xanh trừ tài liệu, chứng từ thương mại)
gồm: hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại; hàng hóa nhập

khẩu được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật; hàng
hóa nhập khẩu không phải nộp thuế, bao gồm hàng nhập khẩu thuộc đối
tượng không chịu thuế, hàng nhập khẩu có thuế (là hàng không có hợp đồng
giữa người gửi hàng và người nhận hàng) nhưng được miễn thuế theo quy
định hiện hành của pháp luật, trừ hàng hóa luồng 3 dưới đây.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này được miễn kiểm tra thực tế
hàng hóa. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết
định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng. Thực hiện
kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Nếu phát hiện lô hàng
có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp
thủ công đối với toàn bộ lô hàng.
- Hàng hóa luồng 2 ( dán giấy màu vàng ) bao gồm hàng hóa nhập khẩu
phải nộp thuế, có trị giá khai báo đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100%
hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh
đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 3% đến 5%
của cả luồng hàng bằng biện pháp thủ công.
- Hàng hóa luồng 3 (dán giấy màu đỏ) bao gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc
danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

11

Luận Văn Tốt Nghiệp


nhập khẩu phải nộp thuế có trị giá khai báo trên 20.000.000 đồng (hai mươi
triệu đồng), hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm
theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hàng hóa chưa
xác định được nội dung khai báo hải quan, hàng hóa có nghi ngờ về trị giá
khai báo theo quy định của pháp luật.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100%
hàng hóa bằng biện pháp thủ công. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu theo
loại hình đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thì việc kiểm tra
thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định riêng của từng loại hình hàng hóa
nhập khẩu.
 Quy định về phân luồng hàng hóa xuất khẩu và kiểm tra hải quan:
- Hàng hóa xuất khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng hóa được
hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật, hàng hóa không
phải nộp thuế (bao gồm hàng xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế,
hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định của pháp luật) được phân
luồng hàng hóa và kiểm tra hải quan tương tự như hàng hóa luồng một.
- Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa phải nộp thuế, hàng hóa thuộc danh
mục quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, hàng hóa xuất
khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng
thiết bị máy soi hàng. Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định đối với lô hàng
cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công.
Doanh nghiệp có trách nhiệm khai hải quan, truyền gửi tới Chi cục Hải
quan nơi làm thủ tục đầy đủ nội dung của tờ khai và nội dung từng bản kê chi
tiết; phải chịu trách nhiệm về tính chính xác các nội dung khai và đảm bảo
tính thống nhất, đồng bộ giữa nội dung khai đã truyền gửi cho Chi cục Hải
quan với nội dung trong bộ hồ sơ hải quan giấy.
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04



Học VIện Tài Chính

12

Luận Văn Tốt Nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế cho hải quan mỗi ngày 01 lần cho các
tờ khai có thuế đã thông quan trong ngày.
1.2.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi
qua dịch vụ chuyển phát nhanh

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua
dịch vụ chuyển phát nhanh tuân theo quy trình cụ thể như sau:
 Trước khi chuyến hàng đến:
Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Tiếp nhận bản lược khai hàng hóa từ đối tác nước ngoài; chuyển bản lược
khai hàng hóa cho Chi cục Hải quan chậm nhất 02 giờ trước ( đối với hành
trình bay tuyến dài-trên 06 giờ bay) và chậm nhất 01 giờ (đối với hành trình
bay tuyến ngắn-từ 06 giờ bay trở xuống) khi hàng được vận chuyển đến địa
điểm làm thủ tục hải quan (không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu).
- Tiến hành phân luồng hàng hóa theo quy định và văn bản hướng dẫn của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Khai hải quan:
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân là người khai hải quan.
Doanh nghiệp thay mặt chủ hàng trực tiếp làm thủ tục hải quan cho hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thư, túi ngoại giao, túi lãnh sự), chịu trách
nhiệm thực hiện chính sách về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính
sách thuế, lệ phí, thu khác và các quyền, nghĩa vụ của chủ hàng theo quy định

của pháp luật.
Doanh nghiệp thực hiện khai hải quan cho từng chuyến hàng được vận
chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan.
Doanh nghiệp căn cứ nội dung bản lược khai hàng hóa (không áp dụng
đối với hàng hóa xuất khẩu) và các chứng từ kèm theo lô hàng (nếu có) để
khai hải quan.
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

13

Luận Văn Tốt Nghiệp

Việc khai hải quan bao gồm cả việc phân luồng hàng hóa theo quy định
Hàng hóa không phải nộp thuế thực hiện khai hải quan theo Bản kê chi tiết
hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế (theo mẫu HQ 01-BKHCPN).
Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế có giá trị pháp
lý như tờ khai hải quan thông thường..
Riêng hàng quà biếu tặng, hàng mẫu gửi cho tổ chức tại Việt Nam có trị
giá tính thuế dưới 5 triệu đồng Việt Nam nhưng tổng số tiền thuế phải nộp
dưới 50.000 đồng không phải làm thủ tục xét miễn thuế, thực hiện khai hải
quan và kiểm tra hải quan theo quy định đối với hàng hóa không phải nộp
thuế.
Đối với hàng hoá phải nộp thuế, hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành,
kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm,
hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh thì thực hiện khai hải quan riêng trên

từng tờ khai hải quan cho từng lô hàng.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác các nội dung khai và
đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung khai hải quan.
Trường hợp chủ hàng yêu cầu trực tiếp làm thủ tục hải quan thì chủ hàng
trực tiếp khai hải quan trên tờ khai hải quan.
Trường hợp chủ hàng yêu cầu tờ khai hải quan riêng cho hàng hoá của
mình thì doanh nghiệp khai trên tờ khai hải quan riêng.
Doanh nghiệp tiếp nhận quyết định của Chi cục Hải quan về nội dung
khai hải quan phải điều chỉnh (nếu có).
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng vi tính giữa doanh nghiệp
với Chi cục Hải quan thì doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung
dưới đây trên hệ thống mạng vi tính:
Thực hiện các bước (tiếp nhận, phân luồng, khai Hải quan) như trên.
Gửi nội dung khai hải quan cho Chi cục Hải quan.
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

14

Luận Văn Tốt Nghiệp

Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
- Tiếp nhận bản lược khai hàng hóa, nội dung khai hải quan từ doanh
nghiệp.
- Trên cơ sở dữ liệu nghiệp vụ hải quan đã có (về hàng hóa, về đối tượng
gửi, đối tượng nhận hàng…) và các thông tin khác để nghiên cứu, phân tích

và kiểm tra việc phân luồng hàng hóa của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh lại việc phân luồng hàng hóa của doanh nghiệp và thông báo
cho doanh nghiệp để điều chỉnh lại (nếu có).
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan giấy đã được doanh nghiệp điều
chỉnh lại theo yêu cầu của hải quan (nếu có).
 Khi chuyến hàng đến.
Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Căn cứ quyết định của Chi cục Hải quan đối với nội dung khai hải quan
để thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa. Từng luồng hàng hóa nhập khẩu
được đánh dấu bằng việc dán giấy màu khác nhau lên từng kiện hàng, gói
hàng để phân luồng hàng hóa. Doanh nghiệp tự in và chịu trách nhiệm quản
lý, sử dụng các loại giấy màu này.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể về từng loại giấy
màu dán vào từng kiện hàng, gói hàng trước khi kết thúc việc phân luồng thực
tế hàng hóa.
- Nộp hồ sơ hải quan, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế (đối với
hàng hóa không phải nộp thuế): 02 bản (in từ máy tính).
+ Tờ khai hải quan: 02 bản chính (đối với hàng hóa khác hàng hóa không
phải nộp thuế).

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

+ Nộp và xuất trình các giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 194/2010TT-BTC của Bộ
Tài chính.
- Xuất trình hàng hóa phải kiểm tra thực tế cho công chức hải quan.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phát được cho chủ hàng thì trước
khi chuyển hoàn nước gốc, doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình hàng hoá
đó cho công chức hải quan kiểm tra lại trước khi xuất khẩu hàng hóa.
- Đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang
nước khác) thì doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan đề nghị được
chuyển hoàn hàng hóa lạc tuyến đến nước gửi (nước xuất khẩu) hoặc chuyển
hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên bao bì sau khi được lãnh
đạo Chi cục Hải quan chấp thuận.
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
- Giám sát việc thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa của doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục hải quan:
+ Đối với hàng luồng xanh:
Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Xét thấy cần thiết, lãnh đạo Chi cục hải
quan quyết định kiểm tra xác suất bằng máy soi hoặc kiểm tra thủ công.
Xác nhận hàng hóa đã thông quan trên tờ khai, Bản kê chi tiết in, ký, đóng
dấu “Hàng miễn kiểm tra, thông quan điện tử theo nội dung khai của doanh
nghiệp”. Nếu kết quả kiểm tra xác suất khác với khai báo của doanh nghiệp
thì ghi kết quả kiểm tra và dẫn chiếu biên bản liên quan (nếu có).
Giao cho doanh nghiệp 01 tờ khai, 01 Bản kê chi tiết.
Cập nhật kết quả đã xác nhận vào hệ thống xử ký dữ liệu hải quan điện tử
+ Đối với hàng luồng vàng:
Thực hiện kiểm tra hàng hóa bằng máy soi. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật Hải quan thì thực hiện kiểm tra thủ công.
SV: Phạm Thị Thanh Hải


Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

16

Luận Văn Tốt Nghiệp

Xác nhận hàng hóa đã thông quan trên tờ khai, Bản kê chi tiết và đóng dấu
“Hàng hóa kiểm tra qua máy soi, thông quan điện tử theo nội dung khai của
doanh nghiệp”
Giao cho doanh nghiệp 01 tờ khai, 01 Bản kê chi tiết.
Cập nhật kết quả đã xác nhận vào hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
+ Đối với hàng luồng đỏ:
Thực hiện kiểm tra thủ công đối với hàng hóa.
Xác nhận, ghi kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan theo quy định
- Công chức hải quan kiểm tra lại hàng hóa nhập khẩu đã thông quan mà
doanh nghiệp không phát được cho chủ hàng trước khi doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa chuyển hoàn nước gốc.
- Trường hợp hàng hoá không đủ điều kiện xuất khẩu thì Chi cục Hải
quan thông báo lý do để doanh nghiệp làm thủ tục hoàn trả cho chủ hàng
(riêng hàng hoá là mặt hàng cấm xuất khẩu phải xử lý theo quy định hiện
hành của pháp luật).
- Niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng hoặc xe chuyên dụng
chứa hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan để chuyển tới cửa
khẩu xuất.
- Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp theo quy định để xem xét
giải quyết việc doanh nghiệp chuyển hoàn hàng hóa lạc tuyến đến nước gửi

(nước xuất khẩu) hoặc chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được
ghi trên bao bì và Chi cục Hải quan thực hiện giám sát hải quan đối với
trường hợp này.
CHƯƠNG 2
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU GỬI QUA DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH
UPS TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

17

Luận Văn Tốt Nghiệp

2.1. Khái quát chung về Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Bưu
điện thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Lịch sử hình thành chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội
 Quá trình hình thành:
- Ngày 14/12/1954 : Bộ Công thương đã ra nghị định 136/BCT/KB/NĐ
thành lập Sở Hải quan Trung ương thuộc Bộ Công thương.
- Ngày 02/04/1955: Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký nghị định số
34/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan Hà Nội , trực thuộc Sở Hải quan
Trung ương để thực hiện quyền kiểm tra , giám sát, kiểm sóat Hải quan trên
địa bàn thủ đô và nhiều vùng lân cận. Hải quan bưu điện Hà Nội ra đời với
tên gọi trạm Hải quan Bưu điện Hà Nội trực thuộc Sở Hải quan Hà Nội. Là

một bộ phận của Sở Hải quan Hà Nội, Trạm Hải quan Bưu điện Hà Nội nhận
nhiệm vụ quản lý về Hải quan trên tuyến bưu chính trong khu vực Hà Nội và
các vùng lân cận.
- Ngày 02/06/1981 : Bộ Ngoại thương ra quyết định số 583//BNT/TCCB
chuyển trạm Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội thành Chi cục Hải quan
Bưu điện thành phố Hà Nội.
Từ đó đến nay Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ mà Cục hải quan Hà Nội và Tổng cục giao phó, góp phần
không nhỏ nâng cao nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
 Địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội:
Do chức năng quản lý đặc thù của các Chi cục Hải quan Bưu điện nói
chung là quản lý Hải quan đối với toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu bưu
phẩm, bưu kiện và cả hàng chuyển phát nhanh nên địa bàn quản lý của Chi
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp

18

cục Hải quan Bưu điện Hà Nội tương đối rộng. Vị trí công tác nằm rải rác
trong thành phố và tương đối xa nơi làm việc của lãnh đạo. Cụ thể:
- Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Liên tỉnh , Tổ kiểm soát phòng
chống ma túy, Đội tổng hợp đóng tại Trung tâm Bưu chính Quốc tế số 5
Đường Phạm Hùng- Từ Liêm- Hà Nội.
- Đội thủ tục hàng hóa chuyển phát nhanh làm việc tại trung tâm xuất nhập

khẩu hàng hóa chuyển phát nhanh UPS của Bưu điện ở số 26 Phạm Văn
Đồng và tại hãng Fedex số 35C Nguyễn Huy Tưởng.
2.1.1.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Chi cục
Chi cục Hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Cục
Hải quan thành phố Hà Nội, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định
quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức
thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
 Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu:
- Xuất nhập khẩu hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện qua đường bưu chính quốc
tế;
- Xuất nhập khẩu hàng chuyển phát nhanh Fedex, UPS…..
 Cơ cấu tổ chức:
Chi cục gồm:
- 1 Chi cục trưởng

: Nguyễn Vĩnh Phúc

- 4 Phó Chi cục trưởng : Nguyễn Thị Kim Oanh
Trịnh Anh Tuấn
Nguyễn Anh Tuấn
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

Luận Văn Tốt Nghiệp


19

Nguyễn Hồng Việt
Chi cục chia thành 4 Đội, Tổ công tác:
- Đội Tổng hợp làm tổng hợp báo cáo, phúc tập tờ khai, kế toán thuế. (Đội
trưởng Lê Xuân Thứ).
- Đội thủ tục hàng hóa XNK chuyển phát nhanh làm thủ tục hải quan cho
hàng hóa của các hãng chuyển phát nhanh tại số 26 Phạm Văn Đồng và 35C
Nguyễn Huy Tưởng. ( Đội trưởng Nguyễn Quang Minh).
- Đội thủ tục hàng hóa XNK liên tỉnh làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất nhập khẩu bưu chính truyền thông. ( Đội trưởng Phùng Thị Lan Anh).
- Tổ kiểm soát phòng chống ma túy thực hiện điều tra cơ bản về công tác
phòng chống ma túy và điều tra trực tiếp các vụ vận chuyển ma túy và các
chất gây nghiện qua đường bưu điện. ( Đội trưởng Nguyễn Ngọc Long).
 Chức năng nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Bưu điện
Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội có chức năng giúp Cục trưởng Cục
Hải quan thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hải quan
đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu điện và chuyển
phát nhanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ và thủ tục hải quan; chế độ kiểm
tra, kiểm soát, giám sát về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
qua địa bàn hoạt động hải quan của Chi cục hải quan Bưu điện Hà Nội theo
quy định của pháp luật.
Thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thực hiện các biện pháp để đảm thu đúng, thu đủ, nộp ngân sách kịp thời theo
quy định của pháp luật.
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04



Học VIện Tài Chính

20

Luận Văn Tốt Nghiệp

Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa ở kho, bãi chứa hàng xuất
khẩu nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng chống buôn lậu và gian lân
thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu qua cửa
khẩu trong phạm vi quyền hạn được giao.
Thống kê báo cáo định kỳ theo quy định; đề xuất, kiến nghị kịp thời về
biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu và
chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cấp trên xem xét
chỉ đạo.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục hải quan Bưu điện thành phố Hà Nội
giao.
2.1.3. Giới thiệu chung về Đội thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu chuyển qua dịch vụ chuyển phát nhanh UPS
 Vài nét về công ty UPS
- UPS được thành lập vào năm 1907 bởi một thanh niên 19 tuổi tên James
Casey với tiền thân là một công ty đưa tin tại Mỹ. Những năm 1980, UPS đã
có mặt ở ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Mĩ, Đông - Tây
Âu, Trung Đông, Châu Phi và khu vực bao quanh Thái Bình Dương. Hiện nay
UPS đã có mặt ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kéo dài từ Đại Tây
Dương đến Thái Bình Dương. Là công ty chuyển phát hàng lớn nhất thế giới
và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và kho vận đứng đầu thế giới, UPS vẫn
tiếp tục phát triển các lĩnh vực kho vận, quản lý chuỗi cung ứng và thương

mại điện tử . . . kết hợp với lưu lượng hàng hóa, thông tin và quỹ.
- UPS đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, cung cấp phạm vi rộng lớn
các giải pháp logistics cho các tập đoàn đa quốc gia cũng như các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay UPS đã thành lập được chi nhánh rộng khắp ở
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

21

Luận Văn Tốt Nghiệp

Việt Nam như : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình …và sẽ mở rộng hơn nữa. Năm 2010
UPS đã cổ phần hóa với EMS và năm 2013 sau khi mua lại 49% cổ phần của
VN Post Express trong liên doanh của hai công ty UPS đã trở thành trở thành
công ty chuyển phát nhanh 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.
 Giới thiệu về Đội thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển
phát nhanh UPS (tại số 26 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội)
Đội thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển phát nhanh UPS
có nhiệm vụ tiến hành làm thủ tục hải quan và tiếp nhận hồ sơ hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh UPS.
- Cơ cấu tổ chức : Nhân sự của Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu UPS
có tất cả 10 người.
+ Phụ trách chung : Chi cục phó Trịnh Anh Tuấn
+ Đội trưởng


: Nguyễn Quang Minh

+ Đội phó

: Phan Thị Ngọc Sâm

- Các bộ phận: có 6 bộ phận chính:
+ 2 công chức bước 1 với nhiệm vụ mở tờ khai
+ 1 công chức thực hiện các bước tính thuế và thu thuế.
+ 1 công chức kiểm hóa thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ 1 chuyên viên thực hiện kiểm tra thông tin về hồ sơ hải quan.
+ 1 công chức thủ quỹ
+ 1 công chức viết biên lai
Ngoài ra, Đội còn có sự phối hợp tham gia của các đội nghiệp vụ có liên
quan, của nhân viên công ty chuyển phát nhanh UPS.
- Chức năng, nhiệm vụ của Đội chuyển phát nhanh UPS :

SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04


Học VIện Tài Chính

22

Luận Văn Tốt Nghiệp

+ Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thực hiện pháp luật
về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá

cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty UPS.
+ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng chống buôn lậu, gian lận
thương mại và vận chuyển tría phép hàng hóa qua trong phạm vị địa bàn hoạt
động.
+ Thực hiện chế độ tổng hợp,báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định
+ Thực hiện thống kê hải quan từ đó xây dựng dữ liệu quản lý rủi ro ngành
hải quan.
+ Tham mưu, xây dựng các qui trình quản lý, làm thủ tục, kiểm tra giám sát
hải quan với hàng hóa chuyển phát nhanh nhằm nâng cao chất lượng quản lý
hải quan và hỗ trợ doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
- Các nghiệp vụ đội thủ tục hàng hóa chuyển phát nhanh thực hiện:
+ Tiếp nhận tờ khai từ doanh nghiệp
+ Tiến hành phân luồng hàng hóa
+ Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Kiểm tra, giám sát hàng hóa trong khu vực do đội quản lý
2.2. Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh UPS tại Chi cục Hải quan
Bưu điện thành phố Hà Nội
2.2.1. Cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
Cơ sở pháp lý là những văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực do
cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành được thể hiện dưới
hình thức văn bản trong đó có quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
SV: Phạm Thị Thanh Hải

Lớp: CQ47/05.04



×