Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tài chính vi mô: Hoạt động của quỹ trợ vồn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm CEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.4 KB, 18 trang )

TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9

Phần II.Thực trang hoạt động của tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động tại Việt
Nam
2.1.Khái quát chung về hoạt động của các tổ chức vi mô ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Các đặc điểm riêng của tài chính vi mô ở Việt Nam
Do Việt nam là một nước có tỷ lệ người nghèo khá cao. Tỷ lệ hộ nghèovà cận nghèo cả
nước năm 2010 là 21,73%. Lượng người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn và vùng
xâu vùng xa đồng thời cũng do đặc điểm phát triển kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam,
nên ngành tài chính vi mô ở Việt Nam có một số đặc điểm khác với các nước
+ Thứ nhất là có sự tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội vào hoạt động tài
chính vi mô
Tuy nhiên cũng chính bởi sự liện kết chặt chẽ giữa các tổ chức tài chính vi mô và các
tổ chức đoàn thể khiến cho tổ chức tài chính vi mô đã nhiều khó khăn trong việc tách ra
trở thành tổ chức tài chính độc lập, khiến họ khó có thể đáp ứng được với các quy định
pháp lý mới và chưa sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai.
+ Thứ hai: tài chính vi mô tập trung ở nông thôn hơn là thành thị. Điều này không
giống với các quốc gia có lĩnh vực tài chính vi mô phát triển và năng động, nơi mà đa số
các tổ chức đóng ở các trung tâm đô thị. Vì nước ta 75% số người nghèo đói ở nước ta
sống ở vùng nông thôn và hơn 30% các hộ nông dân nghèo sinh sống ở các vùng nghèo
nhất của đất nước.. Hiện nay, người nông dân đã tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn từ các
dịch vụ tín dụng chính thức. Tuy nhiên, người nghèo nhất là những hộ gia đình không có
tài sản thể chấp vẫn khó tiếp cận với hệ thông tín dụng chính thức này. Với tâm lý e ngại,
ít va chạm và nhiều trường hợp không biết chữ nên người ngheo rất ngại tiếp xúc với các
ngân hàng. Thêm vào đó việc các ngân hàng đặt ở trung tâm huyện thị càng làm cho
những người nghèo, nhất là những nguời không có hoắc không biết sự dụng phương tiện
giao thông hiếm khi ra khỏi làng xã của minh hiến có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ tài
chính chính thức. Chính bởi sự liên kết với các tổ chức đoàn thể đã giúp các tổ chức tài
chính vi mô giảm thiểu được chi phí hoạt động thông qua việc sự dụng cơ cấu hiện hành
thay vì xây dựng một mạng lưới phân phối có chi phí cao, do vậy dễ tiếp cận hơn đối với
các đối tượng khó khăn ỏ vùng nông thôn.


+ Thứ ba: ngân hàng cho vay chính sách được nhà nước hỗ trợ. Quyết định thành lập
Ngân hàng chính sách đã tạo ra mộ ngân hàng phi lợi nhuận cung cấp đầy đủ các loại
hình sản phẩm và dịch vụ tài chính với mức giá bao cấp.
2.1.2. Những nhà cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các nhà cung cấp tài chính vi mô có thể nhóm lại thành 3 nhóm:
Chính thức
- Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam

Bán chính thức
- 58 tổ chức phi chính
phủ quốc tê
- 4 tổ chức tài chính vi
1

Phi chính thức
- Họ/ hụi
- Hàng xóm, bạn bè
- người cho vay lãi


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
-

Ngân hàng chính
sách xã hội Việt Nam
Các quỹ tín dụng
nhân dân
Công ty dịch vụ Tiết

kiệm Bưu điện Việt
Nam

mô được chính phủ
công nhận
+ Quỹ tình thương
TYM
+ Quỹ trợ vốn cho
người nghèo tự tạo
việc làm CEP
+ Trung tân phát
triển vì người nghèo
PPC
+ Quỹ hỗ trợ phát
triển phụ nữ Uông Bí

Trong các đinh chế tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô ở Việt Nam ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thônlà định chế tài chính lớn nhất về cả dư nợ và số
lượng người vay. Với lợi thế về mạng lưới và nguồn lực, ở nhiều nới ngân hàng này hoạt
động như là đại lý cho ngân hàng chính sách xã hội.
Ngân hàng chính sách xã hội là định chế tài chính chính thức thứ 2 cung cấp tín
dụng cho hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo. Cùng với hai định chế tài chính của chính
phủ Quỹ tín dụng nhân dân, Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Việt Nam trong thời
gian gần đây cũng gia tăng hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính ở nông thôn
Bên cạnh khu vực tín dụng chính thứccác chương trình tín dụng thuộc khu vực bán
chính thức cũng tham gia vào việc cung cấp tín dụng cho người nghèo. Theo nghiên cứu
của DFID, các chương trình này tương đương với 7,6% các chưogn trình chính thức của
chính phủ. Mặc dù cs nỗ lực rất lớn của các định chế tài chính chính thức và khu vực bán
chính thức trong việc cung cấp tín dụng cho hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng
nhưng vẫn còn nhiều hộ nông dân vẫn chưa tiếp cân được tới khu vực này và vì vậy họ

vẫn phải vay nặng lại- phi chính thức
2.2. Hoạt động của quỹ trợ vồn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm CEP
2.2.1 Khái quát về tổ chức tài chính vi mô CEP
• Lịch sử hình thành và phát triển
Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động Tp.HCM đã bắt đầu gắn kết các hoạt động
công đoàn với hoạt động xã hội và triển khai rộng rãi trên toàn thành phố nhằm thực hiện
mục tiêu giảm nghèo, trong đó ưu tiên tạo việc làm cho CBNV và người lao động nghèo.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi thực hiện hoạt động tạo việc làm là thiếu nguồn
tín dụng sẵn có để người lao động nghèo có thể bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ, tạo thu
nhập.Chính vì vậy liên đoàn Lao động Tp.HCM đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, học tập
những mô hình tạo việc làm và cải thiện an sinh cho người nghèo hiệu quả của một số
quốc gia trên thế giới. Trong đó, mô hình Ngân hàng Grameen của Bangladesh – được
xem là mô hình phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam ở thời điểm này.
Thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm nhỏ cho các hộ gia đình
nghèo ở cả nông thôn và thành thị, góp phần giảm nghèo hiệu quả tại Bangladesh.
2


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
Tháng 7/1991, Liên đoàn Lao động Tp.HCM đã thực hiện thí điểm một số chương
trình tín dụng, tiết kiệm tại các quận/huyện đô thị và nông thôn của Tp.HCM (bao gồm
quận 1, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi và Cần giờ) theo mô hình của Ngân hàng Grameen.
Chương trình tín dụng này được thực hiện một cách bền bỉ nhằm mang lại lợi ích cho
người nghèo. Kết quả ban đầu của chương trình rất khả quan và hiệu quả trong việc giúp
người lao động nghèo có số vốn nhỏ ban đầu để thực hiện các hoạt động tự tạo thu nhập,
cải thiện đời sống, an sinh.
Ngày 02/11/1991, Ủy ban Nhân dân Tp.HCM ra quyết định cho phép Liên đoàn
Lao động Tp.HCM chính thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Người Lao Động Nghèo Tự
Tạo Việc Làm” (gọi tắt là Quỹ CEP). Mục đích của Quỹ CEP là xây dựng mối quan hệ
mật thiết với nhân dân lao động, hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ tạo việc làm, tăng

thu nhập, phấn đấu làm ăn vươn lên, cải thiện tình trạng nghèo đói.
Từ khi thành lập, Quỹ CEP từng bước mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô
cho nhân dân lao động nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc thành
lập hệ thống các chi nhánh CEP tại các quận, huyện, góp phần tích cực và hiệu quả vào
chương trình xóa đói, giảm nghèo của thành phố. Ghi nhận những đóng góp đó, năm
1998, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng Quỹ CEP Huân chương Lao động Hạng Ba và đến
năm 2001, Quỹ CEP vinh dự tiếp tục đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì vì sự
đóng góp thiết thực và hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Tp.HCM.
Trên cơ sở những thành quả đạt được của Quỹ CEP, giữa năm 2001, Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Australia đã ký kết thỏa thuận “Mở rộng hoạt động tài chính vi mô
của Quỹ CEP”. Sự kiện này đã tạo thuận lợi cho việc thành lập thêm các chi nhánh, tăng
cường năng lực tổ chức để mở rộng phạm vi phục vụ nhân dân lao động nghèo trên khắp
24 quận/huyện của Tp.HCM.
Tiếp bước quá trình đó, nhằm mở rộng phạm vi phục vụ cho nhân dân lao động nghèo
tại các tỉnh lân cận, năm 2007, Quỹ CEP đã thành lập chi nhánh ngoài TP.HCM đầu tiên
tại tỉnh Bình Dương. Đến năm 2010, Quỹ CEP đã thành lập thêm 08 chi nhánh tỉnh ngoài
Tp.HCM và tiếp tục tập trung mở rộng phạm vi phục vụ, cung cấp dịch vụ tài chính cho
nhân dân lao động nghèo tại khu vực nông thôn và khu vực chưa phát triển của các tỉnh
Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Năm 2011 đánh dấu một chặng đường tròn 20 năm hoạt động. Quỹ CEP đã cung cấp
các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho 208.000 thành viên thông qua mạng lưới 26 chi
nhánh, góp phần tích cực giảm nghèo cho hàng trăm ngàn hộ gia đình nghèo. Với thành
quả nỗ lực đó, Quỹ CEP vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng
Nhất về những đóng góp tích cực của Quỹ CEP trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo trong
công nhân và người lao động nghèo.

3


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9


Năm 2014, Quỹ CEP tiếp tục phát triển bền vững và đã mở rộng phạm vi phục vụ
thêm 277.000 thành viên nghèo. Quỹ CEP đã tập trung mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch
vụ cho công nhân, lao động nghèo và người có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất của TP.HCM và vùng ngoại thành TP.HCM, các tỉnh lân cận. Quỹ CEP cũng
đã thành lập hai chi nhánh mới tại tỉnh Bến Tre và Bình Dương để tăng hiệu quả tiếp cận
cộng đồng nghèo, mở rộng mạng lưới phục vụ của CEP lên 32 chi nhánh với 17 chi
nhánh tại các Quận, Huyện của Tp.HCM và 15 chi nhánh tại các tỉnh Bến Tre, Bình
Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long.
• Sứ mệnh
Làm việc vì người nghèo và nghèo nhất nhằm thực hiện những cải thiện an sinh bền
vững thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính một cách thiết thực và
hiệu quả.
• Mục tiêu
+ Cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho người nghèo và nghèo nhất nhằm
giúp họ bắt đầu và phát triển công việc làm ăn, sản xuất nhỏ.
+ Giảm nghèo thông qua các hoạt động tạo thu nhập của người nghèo giúp họ cải
thiện an sinh gia đình.
+ Giảm tỉ lệ thất nghiệp trong người nghèo.
+ Tham gia giúp người nghèo xây dựng cộng đồng, chia sẽ trách nhiệm, và ý thức
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường xã hội lành mạnh.
+ Mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho số lượng nghèo và duy trì sự
bền vững tài chính của tổ chức.
• Cơ cấu tổ chức

4


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
Cơ cấu tổ chức của CEP bao gồm Hội đồng Quản trị có 5 thành viên đại diện từ các tổ

chức cơ quan đoàn thể, xã hội, kinh doanh. Giám đốc điều hành CEP và Chủ tịch Liên
đoàn Lao động Tp. HCM là thành viên HĐQT. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị CEP là thành
viên đương nhiệm cao nhất của Ban Thường vụ LĐLĐ Tp. HCM. Các thành viên HĐQT
do LĐTP đề cử với mục tiêu duy trì sự hiện diện của các cơ quan đoàn thể hoạt động vì
lợi ích cộng đồng. Cấp dưới HĐQT là Ban Giám đốc, gồm Giám đốc và Phó Giám đốc
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của CEP, điều hành 6 phòng nghiệp vụ tại văn phòng
chính. Các phòng nghiệp vụ giám sát và hỗ trợ mạng lưới chi nhánh. Cơ cấu tổ chức
được minh họa theo sơ đồ sau đây

Hội đồng quản trị

Giám đốc điều

Phó giám đốc

hành
Phòng công
Phòng kiểm
nghệ thông
toán nội bộ
tin

Phòng huấn
luyện- phi
tín dụng

Phòng tài
chính kế
toán


Phòng hành
chính

mạng lưới cụm tín dụng
kiệmkhai của CEP
đangtiết
triển

Phòng quản
ký tín dụng

2.2.2 Sản phẩm dịch vụ đã và
• Sản phẩm triển khai của CEP
Theo mô hình hoạt động của ngân hàng Grameen, TCTCVM CEP Việt Nam đã lựa
chọn đối tượng khách hàng chính là những khách hàng nghèo nhất, dễ bị tổn thương
nhất( khách hàng nữ là chủ gia đình và lao động nhập cư) ở khu vực mà CEP hoạt động.
Để đáp ứng nhu cầu và khả năng của đối tượng khách hàng trên, CEP đã đưa ra các sản
phẩm chính đó là 3 loại sản phẩm vay và 2 loại sản phẩm tiết kiệm:
- Ba sản phẩm vay khác nhau về chu kỳ hoàn trả, được quy theo góp ngày, góptuần
và góp tháng: sản phẩm vay góp ngày cung cấp cho tiểu thương là những
người buôn bán nhỏ có thu nhập hàng ngày; sản phẩm vay góp tuần cung cấp cho
nhân dân lao động không lương và có thu nhập không ổn định; sản phẩm vay góp
tháng cung cấp cho công nhân viên là những người hưởng lương tháng có nhu cầu
vốn để bổ sung thu nhập. Các khoản vay này đều không phải thế chấp và được
thực hiện theo mô hình cụm- nhóm..
5


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
Hai loại sản phẩm tiết kiệm: tiết kiệm bắt buộc được kết hợp cùng với các loại sản

phẩm vay và tiết kiệm tự nguyện( chỉ được thực hiện ở văn phòng chính)
Bên cạnh các sản phẩm chính được đề cập ở trên, CEP còn cung cấp các sản phẩm tài
chính khác.
- Sản phẩm vay cải thiện nhà ở cung cấp cho khách hàng hoàn trả tốt qua 3 chu kỳ
liên tiếp. Sản phẩm này được sử dụng để cải thiện chất lượng nhà cửa của khách
hàng.
- Sản phẩm vay cải thiện môi trường cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về lắp
đặt hoặc cải thiên hệ thống vệ sinh cá nhân và tập thể.
- Sản phẩm bảo hiểm y tế cung cấp cho những khách hàng mà họ không thể tiếp cận
hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Sản phẩm cho vay bổ sung cung cấp cho những khách hàng gặp khó khăn.
CEP đồng thời còn cung cấp cả các dịch vụ phị tài chính. Đó là:
- Phổ biến thông tin ,tài liệu về giáo dục sức khỏe và vệ sinh cộng đồng cho cá
-

-

nhân;
Huấn luyện, giáo dục kỹ năng tài chính cơ bản liên quan đến việc thực hiện tiết
kiêm, quản lý nợ và hoạch định ngân sách cho khách hàng CEP; tư vấn kinh

-

doanh và phát triển cơ sở sản xuất.
Hỗ trợ tài chính cho thành viên chi phí điều trị y tế, thăm viếng thành viên và các

-

tình huống khẩn cấp như bị bệnh, bị tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn.
Cấp học bổng CEP và tài liệu, vật dụng học tập cho con của thành viên nghèo vay

vốn CEP đang học từ lớp 1 đến lớp 10, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về tài
chính và có thành tích xuất sắc trong học tập. Chương trình dành ưu tiên cho các
em có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi cha/mẹ, bị khuyết tật, có nguy cơ bỏ học
cao.

6


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
-

Cấp Mái nhà CEP cho hộ thành viên vay vốn CEP thuộc nhóm khách hàng nghèo
nhất, có điều kiện đặc biệt khó khăn về nhà ở (nhà tạm bợ, mái lá, nền đất, vách tre
nứa…). Chương trình ưu tiên cho các hộ nữ đơn thân, là lao động chính trong gia

-

đình, có người thân bị bệnh hiểm nghèo, mất sức lao động.
Hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm cơ bản cho thành viên: Hỗ trợ gạo, đường, dầu
ăn và những nhu yếu phẩm khác cho hộ thành viên đang vay vốn CEP thuộc diện
nghèo nhất trong cộng đồng.

-

Cung cấp các hoạt động phát triển sinh kế, tạo việc làm và cơ hội học tập, chia sẻ
kinh nghiệm cho thành viên vay vốn CEP có công việc không ổn định, cần học tập
kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công việc hiện tại hoặc chuyển đổi công việc
mới ổn định hơn.




Quy trình cung cấp sản phẩm tín dụng của CEP

Người vay
vốn

Cán bộ tín dụng
Danh sách
7 vốn
xin vay

Khảo sát thẩm
định


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9

Đơn xin vay
vốn
Báo cáo thẩm
định
Trưởng chi nhánh
CEP
Xét duyệt

Nhóm cụm

Không duyệt Duyệt?

Hợp đồng

Giải ngân
Quy trình tín dụng gồm 3 bước đơn giản
Giám sát
Bước 1 : Người vay vốn làm đơn xin vay vốn gửi đến nhóm, cụm mình đang tham gia.
Mỗi khách hàng được lựa chọn tham gia chương trình CEP thông qua các tiêu chuẩn: thu
nhập hàng tháng, tài sản có giá trị, chất lượng nhà ở và số người phụ thuộc. Khách hàng
đối tượng của CEP là những người nghèo và nghèo nhất, đặc biệt là nữ chủ hộ gia đình
nghèo và lao động nhập cư có nhu cầu vay vốn để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập co
bản thân và gia đình. Những đối tượng nghèo không vay các nguồn tín dụng chính thức
khác có thể được vay vốn chương trình CEP với điều kiện đồng ý các quy định của
chương trình, mong muốn tham gia các khóa huấn luyện nhóm cụm và các cuộc họp sinh
hoạt hàng tuần.
Bước 2: Nhân viên tín dụng của CEP ở nhóm cụm tập hợp đơn của những người có nhu
cầu vay vốn trong nhóm, cụm của mình rồi lập danh sách xin vay vốn. Mỗi nhóm vay từ
5 đến 7 thành viên. Các nhóm sẽ hoạt động trên nguyên tắc sau đây
- Các nhóm được hình thành trên tinh thần tự nguyện
- Các nhóm hoạt động dựa trên phương pháp bảo lãnh nhóm
- Các nhóm bầu ra trưởng nhó quản lý phụ trách hoạt động của nhóm
- Các nhóm phải sinh hoạt ít nhất một lần một tháng
Tiếp theo đó danh sách xin vay vốn sẽ được chuyển đến đê cán bộ tín dụng thẩm định,
xét duyệt. Duyệt cho vay hoặc không chấp nhận cho vay;
8


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
Khảo sát/thẩm định thông qua các tiêu chuẩn cụ thể của CEP về xác định đối
tượng cho vay, xách định hộ nghèo và hộ nghèo nhất.
b) Lập báo cáo kiểm định => gửi trưởng chi nhánh CEP.
c) Trưởng chi nhánh trực tiếp xét duyệt;
- Chấp nhận duyệt cho vay thì lập hợp đồng cho vay vốn theo đúng quy định

của CEP
• Giải ngân
• Giám sát hiệu quả sử dụng vốn của người vay.
- Không chấp nhận
Bước 3: Phát vốn vay và hoàn trả
Viêc phát vốn sẽ được thực hiện ngay sau khi khách hàng hoàn tất chính xác các thủ tục
đăng ký và được phê duyệt bởi cán bộ quỹ
Thời gian thu phát vốn: hàng tháng
a)

Địa điểm thu phát vốn:
Cán bộ tín dụng đi đến từng thôn/ phố để phá vốn và thu vốn hàng tháng. Trường hợp
khách hàng không thể hoàn trả theo thời gian và địa điểm quy định khách hàng sẽ phải
mang tiền đến trả tại chi nhánh cùng ngày đó . Nếu không thực hiên khách hàng sẽ ohải
chịu một mức phạt theo quy định.
Phương thức hoàn trả: Đối với các khoản vay người vay cần phải trả đầy đủ gốc và lãi
hàng tháng theo quy đinh
Những khách hàng nào có thể hoàn trả sớn trước 31 ngày theo quy định sẽ nhận được
khoản vay có quy mô lớn trong chu ki tiếp theo
2.2.3 Các chính sách, chiến lược của CEP
CEP được đăng kí thành lập bởi LĐLĐ Tp.HCM, do đó CEP chịu sự giám sát và
chịu sự ảnh hưởng của LĐLĐ trong việc đưa ra quyết định mang tính chất quản lý ( thiết
lập khung lãi suất, chi phí, phân bổ lợi nhuận, điều phối vốn đầu tư vay…), tuyển dụng
và cơ cấu lương, … Với việc hoạch định chiến lược, CEP tập trung vào những vấn đề sau
+ Thứ nhất, mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của CEP là đảm bảo sự bền vững
về tài chính thông qua các chính sách đa dạng hóa nguồn vốn, dự phòng mất vốn và
quản lý rủi ro. Chính phủ Việt Nam cung cấp nhiều nguồn vốn với mục đích tài trợ năng
lực tổ chức, hỗ trợ cho thành lập chi nhánh, hoặc cho vay ưu tiên cho các chi nhánh mới.
Tuy nhiên nguồn vốn này lại bị hạn chế về lãi suất cho vay. Quy định mới đây của chính
phủ ủy quyền cho ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho những tổ chức như CEP đã

tạo ra cơ hội bổ sung tài chính trong tương lai. Về vấn đề dự phong mất vốn, CEP dần
dần từng bước điều chỉnh tăng tỷ số bù đắp để đáp ứng nhu cầu thực tế của tổ chức, đảm
bảo tính bền vững tài chính.
+ Thứ hai, CEP sử dụng cơ chế hoạt động thích hợp để hạn chế rủi ro( chủ yếu là rủi
ro hoạt động cơ bản). Đó là việc hệ thống được thiết kế với các kiểm tra chéo và rõ ràng
cho nhiều cơ chế báo cáo( báo cáo tháng, kiểm tra thường xuyên của văn phòng chính,
giao ban định kì chi nhánh, giao ban định kì hệ thống). Bên cạnh đó, CEP hoat động theo
9


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
cách thức phân chia trách nhiệm đến từng nhân viên giúp làm hạn chế rủi ro nhân viên
chiếm dụng vốn.
+ Thứ ba, xây dựng hình ảnh cũng là một trong những chiến lược của CEP vì một khi
đã có uy tín và được biết đến rộng rãi thì CEP sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát
triển hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Để nâng cao hình ảnh của mình, CEP đã không ngừng nâng cao tính minh bạch và góp
phần không nhỏ vào công cuộc phát triển ngành TCVM Việt Nam

2.2.4.Kết quả đạt được của CEP


Chỉ số qui mô của CEP

Quy mô của CEP không ngừng được mở rộng qua các năm. Qua thống kê của CEP
trong giai đoạn 2010-2014, ta có bảng số liệu về qui mô của Quỹ dưới đây:
Bảng tình hình hoạt động của CEP giai đoạn 2010-2014
Chỉ số CEP
Số quận/huyện
(tỉnh/thành)

Số chi nhánh
Số nhân viên
Tổng số thành viên
Thành viên đang
vay (TVĐV)

2014
71(9)

2013
58(7)

2012
54(6)

2011
48(6)

2010
44(6)

32
492
276.774
260.810

30
466
258.954
252.725


28
399
233.100
218.031

26
371
207.954
193.238

25
339
177.759
164.400

Số khoản vay
Mức vay bình
quân (VNĐ)
Số dư tiết kiệm
( triệu VNĐ’)
Dư nợ cho vay
( triệu VNĐ’)
Tổng tài sản
( triệu VNĐ’)

315.956
12.129.749

295.639

266512
10.532.375 9.279.302

238.062
8.483.965

207.933
7.721.332

699.868

612.482

520.848

376.355

260735

1.823.674

1.425.328

1.155.664

938.945

723.231

1.856.074


1.513.473

1.236.375

972.064

793.636

Bảng số liệu trên thể hiện sự phát triển rõ rệt về tất cả các chỉ số về qui mô của CEP.
Với mục tiêu cải thiện đời sống của người lao động nghèo, qua các năm từ 2010 đến
10


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
2014 Quỹ đã mở rộng dần dần phạm vi hoạt động của mình ở cả thành thị và nông thôn.
Cụ thể, từ năm 2010, ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, CEP bắt đầu mở rộng tại các
tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp và Long An. Việc mở rộng này khá đều đặn qua
các năm, từ 44 quận/ huyện năm 2010 tăng lên 71 quận/ huyện năm 2014 tương ứng với
sự gia tăng từ 25 chi nhánh lên 32 chi nhánh trong 5 năm. Cụ thể năm 2014 quỹ CEP đã
mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công nhân, lao động nghèo và người có thu
nhập thấp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của TP.HCM và vùng ngoại thành
TP.HCM, các tỉnh lân cận. Quỹ CEP cũng đã thành lập hai chi nhánh mới tại tỉnh Bến Tre
và Bình Dương để tăng hiệu quả tiếp cận cộng đồng nghèo, mở rộng mạng lưới phục vụ
của CEP lên 32 chi nhánh với 17 chi nhánh tại các Quận, Huyện của Tp.HCM và 15 chi
nhánh tại các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh,
Tiền Giang và Vĩnh Long.
Đồng thời từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhân viên và số lượng khách hàng
đang vay tăng đáng kể qua các năm. Số nhân viên của CEP năm 2010 là 339 người đến
năm 2014 tăng lên 492 nhân viên, tăng 42.1%. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng của số

lượng khách hàng đang vay cũng cao không kém, từ 164.400 khách hàng năm 2010, sau
5 năm tăng lên đạt 260.810khách hàng, đạt mức tăng trưởng là 159%. Đến năm 2014,
năng suất của CEP đạt mức 562 khách hàng trên mỗi nhân viên tín dụng cơ sở. Tỷ lệ này
gia tăng liên tục qua các năm là một trong những lí do khiến CEP chú trọng vào đào
tạo, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn vàkinh nghiệm cho nhân viên tín
dụng nói riêng và toàn bộ cán bộ nhân viên trong Quỹ nói chung. Bên cạnh nguồn lực
nhân viên, việc cấp tín dụng đạt hiệu quả cao một phần là do CEP sử dụng cộng tác viên
vì điều này làm cho chi phí hoạt động liên quan đến vốn đầu tư hiệu quả hơn
Mặc dù, theo phân tích ở trên, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng đang vay của CEP
là cao(159% trong 5 năm) nhưng nó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng tại những
cộng đồng nơi Quỹ CEP đang hoạt động vì trên thực tế, số dân nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ
khá lớn.


Các chỉ số tài chính của CEP

Sự tăng trưởng về phạm vi hoạt động của CEP được thực hiện song song với
11


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
quản lý tài chính hiệu quả và bền vững. Dưới đây là bảng số liệu cụ thể về tình hình tài
chính của CEP:

Các chỉ số tài chính của CEP giai đoạn 2010 -2014
Chỉ số tài
2014
chính CEP
Vốn chủ sở
hữu (triệu

555.490
VNĐ)

2013

Tổng tài sản
(triệu VNĐ)
Vốn chủ sở
hữu/ Tài
sản(%
Tiết kiệm /
tổng tài sản
(%)
Nợ vay /
tổng tài sản
(%)

1.856.074

2012

2011

2010

375.214

293.405

137.107


1.513.473

1.236.275

972.064

424.408

29,9

31,0

30,3

30,1

32,3

37,7

40,5

42,1

32,9

25,5

27,8


25,2

24,2

34,7

38,9

468.854

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản qua các năm là rất ổn định,
kết quả là trong 5 năm tăng 122,86 % từ 424.408 triệu VND năm 2010 tăng lên
1.856.074 triệu VND năm 2014. Trong suốt giai đoạn 20010- 2014 nền kinh tế Việt Nam
rơi vào thời kì khủng hoảng, cộng với sự phát triển của các tổ chức vi mô khác trong
địa bàn và trong nước. Chính vì thế Quỹ CEP cũng gặp rất nhiều khó khăn về huy
động vốn. Tuy nhiên CEP may mắn nhận được sự quan tâm hỗ trợ nguồn vay ưu đãi bổ
sung từ hệ thống Công đoàn, từ Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thông qua đầu
tư tài chính nhà nước và tổ chức Cordaid. Bên cạnh đó, Quỹ CEP còn nhận được sự hỗ
trợ về tài chính từ tổ chức Ford Foundation, Rabobank Foundation, Oikocredit,
Oxfam Novib- Triple Jump, Kiva và Ngân hàng Thế giới thông qua Dự án Nâng cấp Đô
12


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
thị Việt Namnghiệp gia tăng dẫn đến nguồn vốn lưu thông trong nền kinh tế trở nên kém
hiệu
Song song với sự tăng trưởng của tổng tài sản, Quỹ CEP luôn duy trì mức
vốn chủ sở hữu một cách hợp lý. Cụ thể qua số liệu tính toán ở bảng trên ta có thể
thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản vẫn luôn đạt ở ngưỡng 30% qua các

năm, tỷ trọng này được coi là ổn định, đủ để duy trì giá trị nguồn vốn sau khi tính
toán ảnh hưởng của lạm phát. Nhìn chung cơ cấu tài chính của CEP trong giai đoạn
này không có nhiều thay đổi đáng kể ngoại trừ sự tăng trưởng hoạt động chủ yếu từ
nguồn huy động tiết kiệm. Tỷ trọng tiết kiệm trên tổng tài sản tiếp tục tăng và các
khoản đi vay trên tổng tài sản giảm.


Về mặt xã hội

CEP là một TCTCVM với trọng tâm giảm nghèo tại Tp.HCM, cung cấp
tăng thu nhập và tạo viêc làm cho người nghèo. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả của
việc áp dụng mô hình TCVM Grameen tại CEP chúng ta không thể không đánh giá
những tác động lên khách hàng của CEP thông qua việc họ tiếp cận và sử dụng các
sản phẩm dịch vụ TCVM mà CEP cung cấp. Chương trình TCVM chủ yếu của
CEP là cung cấp cho khách hàng 2 sản phẩm tiết kiệm và 3 sản phẩm vay- 3 loại
sản phẩm khác nhau chủ yếu liên quan đến thời gian hoàn trả: góp ngày, góp tuần
và góp tháng. Mỗi loại sản phẩm vay cung cấp cho khách hàng nguồn vốn để đầu tư vào
sản xuất nhỏ từ đó khách hàng có thể cải thiện an sinh tạo điều kiện gia tăng
bền vững thu nhập hộ gia đình. Thông qua việc tăng dần mức vay bình quân cho
khách hàng qua từng năm, những chuyển biến ban đầu cả về mặt kinh tế và xã hội
đã đượ ghi nhận. Cụ thể, những chuyển biến đó được xác định qua mức chuyển biến
nghèo của hộ khách hàng, tình trạng an toàn thực phẩm, vị thế của khách hàng là
nữ, tình trạng trẻ em được đi học và những khó khăn trong hoàn trả của khách hàng.
Bảng dưới đây thể hiện sự gia tăng mức vay bình quân và số lượng khách hàng
đang vay qua các năm
Chỉ số CEP
Tổng số thành
viên
Mức vay bình
quân


2014
276774

2013
258954

2012
233100

2011
207954

2010
177759

12129749

10532375

9279302

8483965

7721332

+ Mức độ chuyển biến nghèo
CEP kiên trì là tổ chức có trọng tâm giảm nghèo cao thông qua phân loại
nghèo để xác định thành viên tiềm năng. Đây là chỉ số kết hợp giữa các yếu tố liên
quan hộ gia đình gồm mức phụ thuộc kinh tế trong gia đình, thu nhập, tài sản, điều

13


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
kiện nhà ở. Tất cả thành viên của CEP sẽ được đánh giá theo phương pháp này
trước khi tham gia chương trình CEP. Thành viên CEP được phân thành 3 nhóm:
nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo. Đánh giá khách hàng CEP theo cách này
cho phép viêc phân loại được sử dung như là công cụ so sánh giữa khách hàng có
thời hạn vay khác nhau và theo thời gian. Theo cách thức phân loại nghèo tổng thể,
mô tả chung về 3 nhóm thành viên được trình bày khái quát theo bảng dưới đây
Phân loại hộ

Tỷ lệ phụ thuộc Thu
nhâp( VNĐ/
ngày)
3 hoặc hơn
Thấp hơn
20.000

Tài sản

Nhà cửa

Không có
hoặc
rất ít và chất
lượng kém

Chất lượng
thấp,

không kiên
cố,
không có điện
và nước

Nghèo

Giữa 2 và 3

20.000-33.000

Cũ và chất
lượng kém

Chất lượng
thấp,
bán kiên cố,

điện, nước
sinh
hoạt

Tương đối
nghèo

Thấp hơn 2

Cao hơn
33.000


Chất lượng
thấp đến trung
bình

Kiên cố có điện
nước sinh hoạt

Nghèo nhất

Nhờ việc phân mức độ nghèo của khách hàng đã giúp CEP đễ dàng tiếp cận hơn đối
vớiđố tượng khách hàng của mình từ đó cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của
đối tượng khách hàng nghèo, gúp người dân thoát nghèo.
Cộng đồng bây giờ đã ổn định về kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, hoạt
động thu nhập của người dân ở đây được đa dạng hóa giúp cho sự ổn định này. Có
bao nhiêu người làm ngành nghề truyền thống và CEP nhận thấy rằng họ sẽ gặp
khó khăn để bắt đầu hay tăng lượng sản xuất vì không có vốn. Nói chung vì họ là
những lao động có thu nhập thấp, gần như tiền kiếm được dung để chi cho những
nhu cầu thiết yếu của gia đình. Cung cấp tín dụng cho những người này không có
bất kì hình thức đảm bảo nào thì cũng sẽ khó khăn trong thu hồi do họ không thể
làm nhiều hơn vì khả năng hạn chế và số lãi kiếm được trên những sản phẩm này
14


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
thì nhỏ và bị sử dụng hết cho những chi phí gia đình. Do đó, tín dụng cho phép họ
có cơ hội tự tạo việc làm, mua vật liệu và bán số lượng lớn ở giá thấp mà không phải trả
lãi vật liệu sản xuất. Tín dụng cũng giúp họ bán sản phẩm làm ra với tiền lời theo giá trị
thị trường chọn lựa. Tóm lại, thành viên CEP sử dụng vốn vay cho nhiều dạng hoạt động
tạo thu nhập, chủ yếu cho hoạt động buôn bán nhỏ, làm sản phẩm thủ công hoặc những
hoạt động lao động, sản xuất dựa vào sức lao động. Tác động này hàm ý rằng CEP có ảnh

hưởng trong cộng đồng khi hỗ trợ vốn cho họ là chức năng chính của Quỹ. Đáng nói ở
đây là vai trò chủ yếu của CEP trong việc cung cấp những phương tiện tạo việc làm và
thu nhập có thể bổ sung vào những chiến lược cải thiện an sinh quan trọng. Khi thu nhập
của những khách hàng tham gia chương trình CEP thì hầu hết đã giảm đáng kể về mức
nghèo đánh giá theo tài sản, và có những cải thiện của cả ba loại khách hàng trong tài
sản, chủ yếu là mua sắm công cụ lao động, phương tiện vận chuyển và đồ dùng gia đình.
Chất lượng nhà ở cũng là một lĩnh vực cải thiện đáng chú ý kể từ khi chương trình CEP
được giới thiệu với cộng đồng. hệ thống thoát nước và sàn xi măng bây giờ không phải là
những tiêu chuẩn ngoại lệ. Những cải thiện này có thể do tăng thu nhập và ảnh hưởng của
chương trình huấn luyện của CEP đặt trọng tâm về vệ sinh thường thức và sức khỏe như
là một phần của phát triển cộng đồng thông qua những buổi họp cụm hàng tháng. Nhận
thức của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như HIV- AIDS và xử lý nước
uống được phổ biến rộng rãi, do đó có thể nói sự phát triển của cộng đồng một phần được
thực hiện bởi CEP
+ Vị thế của người phụ nữ tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định trong gia đình và trong
cộng đồng
Tạo ra sự bình đẳng về quyền quyết định trong gia đình cũng như trong cộng
đồng là một trong những mục tiêu quan trọng mà CEP hướng tới. Quỹ CEP đã giải
quyết vấn đề này bằng cách cung cấp các khoản vay chủ yếu cho khách hàng là
người phụ nữ
Khách hàng góp
Khách hàng góp
Khách hàng góp
ngày
tuần
tháng
Quyết định chung
50%
55.1%
64.3%

trong gia đình
Quyết định về tài
57.1%
60.4%
78.6%
chính
Quyết định trong
40.5%
38%
85.7%
cộng đồng
Theo số liệu thống kê từ báo cáo các năm của CEP thì Quỹ luôn duy trì cho
vay khách hàng là nữ ở tỷ lệ tương đối lớn, cụ thể ở mức 75% và 76% qua các năm
2010- 2014. Việc cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu là nữ sẽ tăng quyền cho phụnữ
thông qua việc mang đến cho họ khả năng tạo nguồn thu nhập riêng và phân bổ thu nhập
15


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
này vào các lĩnh vực theo sự ưu tiên của họ. Quyền về tài chính cũng có thể dẫn đến sự
bình đẳng cao hơn trong những mặt xã hội khác và quyền ra quyết định trong gia đình.

2.2.5. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được CEP vẫn còn tìn tại những hạn chế cần được khắc phục
• Thứ nhất: Sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng
Hầu hết các thành viên của các tổ chức CEP khi rời khỏi chương trình đều đã
hưởng lợi từ việc tham gia chương trình, nhưng họ phải rời khi nhu cầu tín dụng vẫn còn
mà chương trình không thể đáp ứng. Những lý do chính là khoản vay quá nhỏ đối với
khách hàng ở mức tương đối nghèo, và đối với khách hàng có thu nhập thấp nhất thì
khoản vay không thể tăng thu nhập cho họ để tạo thuận lợi cho việc hoàn trả và cải thiện

an sinh. Cũng có một vấn đề liên quan đến tính hiệu quả của các quy trình tín dụng và
tính phù hợp của các chu kì hoàn trả nợ vay cũng có thể là những nguyên nhân đối với
việc rời chương trình. Các sản phẩm dịch vụ và qui trình của hai Quỹ này nên tiếp tục cải
tiến tính hiệu quả và rõ ràng theo mô hình sản phẩm của Ngân hàng Grameen để phù hợp
với khả năng hoàn trả và chu kì kinh doanh của khách hàng.


Thứ hai: Cơ chế giám sát nguồn vốn vay của các TCTCVM chưa thực sự chặt

chẽ
Điều này thể hiện qua hiện tượng những thành viên tham gia tổ chức đã vay
vốn mà sử dụng sai mục đích như nhằm trả nợ cho các tổ chức khác, chứ không
phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện cuộc sống.
Bên cạnh đó, thêm một vấn đề lớn khác đối với tổ chức CEP đó là vấn đề
chất lượng nguồn nhân lực của tố chức. Mặc dù các tổ chức này đã thực hiện và
giành một phần ngân sách của tổ chức để phục vụ đào tạo cán bộ cũng như khen
thưởng cho cán bộ của tổ chức, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, các
nhân viên của các Quỹ hiện tại vẫn đang thiếu kinh nghiệm cũng như chưa được
trang bị đầy đủ những kiến thức tài chính để phục vụ cho những hoạt động của tổ
chức.

2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam
hiện nam hiên nay
2.3.1. Phát triển hệ thống sản phẩn dịch vụ TCVM
Việc phát triển hệ thống các sản phẩm dịch vụ TCVM cũng như các hoạt
động hỗ trợ thành viên để phục vụ tốt hơn cho người nghèo, người có thu nhập
thấp, các doanh nghiệp vi mô, và các doanh nghiệp nhỏ.
16



TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, người nghèo cần có
nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình
trước rủi ro. Chính vì thế, theo nghĩa rộng, TCVM là việc tìm ra phương cách hiệu
quả và đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm TCVM . Trên
thực tế, với các khoản vay nhỏ, nhiều người dân đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí
trở thành những doanh nhân vi mô tiêu biểu. Như vậy, đóng góp chung vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, lĩnh vực TCVM đã trở thành một
phần quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho nhiều người nghèo.
2.3.2. Định hướng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao trong hoạt động
TCVM .
Các TCTCVM hiện nay cần phải ý thức hơn về tầm quan trọng của yếu tố
con
người đối với sự phát triển của một tổ chức, do đó, hiện nay các tổ chức đang không
ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như xây dựng những
chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích sự đóng góp của nhân viên đối với tổ
chức.
2.3.3. Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần
TCTCVM đang có những thuận lợi lớn khi, theo ước tính hiện nay, chỉ có
khoảng 40% nhu cầu của người nghèo được đáp ứng, điều này có nghĩa là còn tới
60% nữa để TCTCVM có thể tiếp tục khai thác. Để có thể đảm bảo được thị phần
thì vấn để không chỉ là quan tâm đến khách hàng mới mà việc nâng cao chất lượng
phục vụ với các khách hàng hiện có cũng là một vấn đề cần đươc quan tâm.
TCTCVM hiện nay đang chịu sự cạnh tranh không nhỏ từ các tổ chức tài chính
khác, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Số lượng các ngân hàng thương mại
chuyên phục vụ khách hàng ở khu vực nông thôn cũng như các ngân hàng thương
mại lớn mở rộng hoạt động tại khu vực này đều đang gia tăng. Hơn nữa, TCTCVM phải
đối mặt với vấn đề nhận diện thương hiệu. Nếu hỏi một người dân ở nông thôn về Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì có lẽ câu trả lời đơn giản là ai cũng biết
nhưng nếu hỏi về TCTCVM TYM với một người nông dân ở miền Bắc thì chưa chắc họ

đã biết. Vì vậy, để có được “miếng bánh thị phần” sẽ không phải là điều dễ dàng cho các
TCTCVM .
2.3.4. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các TCTCVM với nhau
Trong thời gian tới, các TCTCVM sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác phát
triển với nhau trên mọi phương diện của hoạt động này như hỗ trợ nhau về nguồn
vốn, về nguồn nhân lực, hợp tác cùng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chia sẻ
kinh nghiệm cũng như nguồn khách hàng, hợp tác cùng thực hiện những dự án có
tầm cỡ lớn, mang lại hiệu quả cao cho quốc gia,….
Nói tóm lại, với những định hướng phát triển như trên của Chính phủ cũng
như của mỗi tổ chức có thể giúp hoạt động TCVM có cơ sở pháp lý vững chắc cũng
như những định hướng cụ thể để phát triển hoạt động TCVM hơn nữa ở Việt Nam,
17


TÀI CHÍNH VI MÔ | NHÓM: 9
góp phần vào thực hiện hiệu quả hơn nữa những chính sách công của Chính phủ

Phòng kiểm
toán nội bộ

Phòng huấn
luyện- phi
tín dụng

Phòng tài
chính kế
toán

Phòng hành
chính


mạng lưới cụm tín dụng
tiết kiệm

18

Phòng quản
ký tín dụng

Phòng công
nghệ thông
tin



×