Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tài liệu Quỹ Trợ Vốn Cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm (CEP) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 36 trang )



















Quỹ Trợ Vốn Cho Người Lao Động
Nghèo Tự Tạo Việc Làm (CEP)
Quỹ Trợ Vốn Cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm (CEP)

14C Cách Mạng Tháng Tám – Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh City – Vietnam
Tel: 84 – 8 – 822 0959 Fax: 84 – 8 – 824 5620
Email:

Website:
















Đánh giá Tác động Tổ chức Tài chính Vi mô
Quỹ Trợ Vốn Cho Người Nghèo Tự Tạo Việc Làm
Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam




















Đệ trình Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
và Liên đoàn Lao động Tp.HCM


Tháng 02/2006


Đánh giá tác động CEP

Nội dung

Tóm lược ...............................................................................................................................................2
1. Khái quát và Mục tiêu của Đánh giá tác động ..............................................................................6
2. Giới thiệu vắn tắt về CEP và Dự án Mở rộng Tài chính Vi mô ...................................................6
3. Bối cảnh ............................................................................................................................................7
4. Tổng quan về Đánh giá Tác động ...................................................................................................7
5. Phương pháp ....................................................................................................................................8
5.1 Các chỉ số .........................................................................................................................................9
5.2 Mẫu khách hàng và chọn mẫu ........................................................................................................11
5.3 Thu thập và tổng hợp dữ liệu .........................................................................................................11
5.4 Tác động quy đổi ...........................................................................................................................12
6. Những ghi nhận của Đánh giá Tác động – Nghiên cứu chiề
u sâu .............................................12
6.1 Chuyển biến nghèo hộ gia đình khách hàng ..................................................................................14
6.2 An toàn thực phẩm .........................................................................................................................17
6.3 Cơ hội tự tạo việc làm tăng ............................................................................................................18
6.4 Hoạt động tạo thu nhập mới tăng ...................................................................................................18

6.5 Trẻ em đi học .................................................................................................................................18
6.6 Chi phí giáo dục của hộ gia đình ....................................................................................................18
6.7 Vị thế của khách hàng nữ ...............................................................................................................19
6.8 Những khó khăn trong hoàn trả của khách hàng ............................................................................19
6.9 Những điều hài lòng của khách hàng .............................................................................................20
6.10 Những điều không hài lòng của khách hàng.................................................................................21
6.11 Những nguyên nhân khách hàng rời chương trình .......................................................................21
7. Ghi nhận từ Đánh giá Tác động – Khảo sát liên phần ...............................................................24
7.1 Chuyển biến nghèo của hộ khách hàng ..........................................................................................25
7.2 An toàn thực phẩm .........................................................................................................................28
7.3 Tăng cơ hội việc làm ......................................................................................................................28
7.4 Tăng hoạt động tạo thu nhập mới ..................................................................................................29
7.5 Trẻ em đi học .................................................................................................................................29
7.6 Chi phí giáo dục của hộ gia đình.....................................................................................................29
7.7 Vị thế của khách hàng nữ ...............................................................................................................30
7.8 Những khó khăn trong hoàn trả của khách hàng ............................................................................30
7.9 Những điều hài lòng của khách hàng .............................................................................................31
7.10 Những điều không hài lòng củ
a khách hàng.................................................................................32
8. Kết luận và hàm ý từ Đánh giá Tác động ....................................................................................32
8.1 Tiếp tục thực hiện chương trình trọng điểm của CEP.....................................................................32
8.2 Mở rộng Chương trình phát triển linh doanh và Chương trình Bảo hiểm Y tế ..............................33
8.3 Giảm khách hàng rời chương trình và điều không hài lòng về chương trình – Tăng mức vay ......34
8.4 Khuyến khích sự tham gia của khách hàng nữ ...............................................................................34
8.5 Tăng tỉ lệ đi học .............................................................................................................................34
9. Lời kết .............................................................................................................................................34

Phụ lục
Ph
ụ lục 1. Khảo sát định lượng – Nghiên cứu chiều sâu ............................................................... 35-39

Phụ lục 2. Khảo sát khách hàng rời chương trình .......................................................................... 40-41
Phụ lục 3. Khảo sát định lượng – Nghiên cứu liên phần ................................................................ 42-46
Phụ lục 4. Dữ liệu nghiên cứu chiều sâu ........................................................................................ 47-57
Phụ lục 5. Dữ liệu khách hàng rời chương trình ............................................................................ 58-67
Phụ lục 6. Dữ liệu nghiên cứu liên phần ........................................................................................ 67-78

1
Tóm lược


Quỹ Trợ Vốn Cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm (CEP) là tổ chức tài chính vi mô Việt
Nam có mục tiệu hoạt động là giảm nghèo trên toàn Tp.HCM. Tháng 12/2005, với lượng khách hàng
phục vụ là 59.868 thành viên, CEP trở thành một tổ chức TCVM lớn nhất tại VN. Đánh giá tác động
được thực hiện trong tháng 12/2005 để xác định tác động của CEP lên cấp độ giảm nghèo của khách
hàng và đánh giá xem những điều chỉnh của chương trình CEP đượ
c thực hiện nhằm gia tăng tác động
này.

Căn cứ vào 1.138 mẫu khách hàng và 316 mẫu khách hàng đối ứng ở 3 quận nông thôn và 4 quận đô
thị của Tp.HCM. Đánh giá tập trung vào 2 thành phần: nghiên cứu chiều sâu - theo dõi vấn đề an sinh
của khách hàng ở 3 thời kỳ khác nhau trong suốt thời gian 43 tháng; và nghiên cứu liên phần nhóm
khách hàng mẫu vay góp tuần của CEP, so sánh an sinh của khách hàng dựa trên số lần vay mà khách
hàng tham gia chương trình CEP.

Thành phần nghiên cứu chiều sâu cho thấy an sinh hộ gia đình khách hàng thay đổ
i như thế nào trong
thời gian qua liên quan đến loại sản phẩm mà khách hàng nhận được. Mẫu khách hàng được khảo sát
khi tham gia chương trình CEP trong tháng 11/2003 và được lập lại tháng 12/2005. Mẫu khách hàng
này gồm 3 hộ gia đình chính của CEP: khách hàng góp ngày phần lớn có thu nhập cao từ các hoạt
động buôn bán nhỏ; khách hàng góp tuần tham gia vào các hoạt động sản xuất nhỏ hoặc làm thuê và

khách hàng góp tháng liên quan đến công việc hưởng lương tháng. 293 mẫu khách hàng nghiên cứu
chiều sâu còn tham gia chương trình CEP tháng 12/2005, và 195 mẫu khách hàng rời chương trình
CEP ở kho
ảng thời gian giữa tháng 11/2003 và tháng 12/2005. Tính trên bình quân thì nhóm mẫu
khách hàng đã tham gia chương trình CEP vào tháng 5/2002.

Thành phần nghiên cứu liên phần tạo thuận lợi cho việc đánh giá sự tác động chương trình CEP liên
quan số lần vay khách hàng đã nhận. Mẫu khảo sát gồm 329 khách hàng hiện đang tham gia 2 chu kỳ
vay, 321 khách hàng tham gia 5 chu kỳ vay và so sánh nhóm 316 khách hàng tiềm năng chưa tham
gia chương trình CEP. Tất cả khách hàng trong cùng cộng đồng và cùng hoàn cảnh kinh tế xã hội, do
đó sự khác biệt giữa 3 nhóm khách hàng chỉ là thời gian tham gia chương trình CEP. Ngoài ra, khách
hàng khác biệt nhau về
khu vực sinh sống nông thôn hay đô thị. Mẫu khách hàng cho nghiên cứu liên
phần bao gồm toàn bộ những khách hàng vay góp tuần nghèo nhất của CEP.

Tác động của chương trình CEP được đánh giá qua việc sử dụng 2 thành phần nghiên cứu được khái
quát bên dưới. Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên phần và nghiên cứu chiều sâu cho phép qui kết
rõ hơn về những tác động được khảo sát của chương trình CEP.

Lựa chọn những ghi nhận từ ĐGTĐ
– Thành phần Nghiên cứu chiều sâu

Việc đánh giá cho thấy rằng tác động mạnh mẽ của chương trình TCVM CEP lên vấn đề an sinh của
khách hàng. Khách hàng CEP tham gia chương trình đã cải thiện vấn đề an sinh và những khách hàng
rời chương trình cũng có lợi ích từ việc tham gia chương trình. Đánh giá cũng chỉ rõ lĩnh vực mà tác
động của chương trình có thể được cải thiện đặc biệt là khu vực duyên hải Cần Giờ. Những ghi nh
ận
được khái quát dưới đây:

• Chuyển biến nghèo: Hộ khách hàng đã cải thiện mức an sinh chung với tỉ lệ 45% khách hàng góp

ngày, 37% khách hàng góp tuần và 69% khách hàng góp tháng hiện tại được phân loại là tương
đối nghèo sau 43 tháng tham gia chương trình, so với tỉ lệ tương tứng là 20%, 7,5% và 31% lúc
khách hàng mới tham gia chương trình CEP.
• Thu nhập hộ gia đình: Hộ khách hàng đã tăng thu nhập đáng kể từ khi tham gia chương trình
CEP. Tháng 12/2005, thu nhập bình quân đầu người giữa những khách hàng vay góp tuầ
n sau 43
tháng tham gia chương trình CEP đã tăng từ 0,7USD/ ngày lên 1,53USD/ngày, thu nhập bình
quân đầu người những khách hàng vay góp tuần đã tăng từ 0,94USD/ngày lên 2,01USD/ngày và
thu nhập bình quân đầu người khách hàng góp tháng đã tăng từ 0,98USD/ngày lên 1,74USD/ngày
vào cùng thời điểm.
• Tài sản hộ gia đình: Hộ khách hàng đã gia tăng tài sản đáng kể sau 43 tháng tham gia chương
trình CEP qua việc mua sắm dụng cụ lao động, phương tiện đi lại và đồ dùng gia đình.

2
• Điều kiện nhà ở: Từ khi tham gia chương trình CEP, điều kiện chung về nhà ở của khách hàng đã
cải thiện. Đối với những khách hàng góp ngày và góp tháng có những cải thiện rõ về chất lượng
nhà ở, tăng diện tích nhà ở và điện nước trực tiếp. Đối với khách hàng vay góp tuần, có những cải
thiện về điện nước trực tiếp và cải thiện chất lượ
ng nhà ở.
• Thiếu thực phẩm: Trong khoảng năm 2003 và 2005, việc trải qua và thời gian thiếu hụt thực
phẩm của cả ba loại khách hàng có chiều hướng giảm. Phần lớn khách hàng có thể giải quyết
những khó khăn này bằng cách mượn thức ăn hoặc tiền bạc từ bạn bè hoặc gia đình không trả lãi.
• Cơ hội việc làm: Sau 43 tháng tham gia chương trình CEP, khách hàng đã nhận được sự h
ỗ trợ tối
đa từ những thành viên trong gia đình. Bình quân có một thành viên gia đình hỗ trợ khách hàng
trong công việc kinh doanh.
• Đa dạng hoá các hoạt động tạo thu nhập: Số hoạt động tạo thu nhập do khách hàng góp ngày
thực hiện đã tăng từ 1,07 khi bắt đầu tham gia chương trình lên 1,21 sau 43 tháng tham gia, khách
hàng góp tuần tăng từ 1,2 lên 1,38 và đối với khách hàng góp tháng tăng từ 1,1 lên 1,44. Sự gia
tăng này chứng minh rằng cung cấp tín dụng đã tạo điề

u kiện đa dạng hoá hoạt động và giảm rủi
ro mà khách hàng phải đối diện do những thay đổi bất thường trong thu nhập.
• Quyền của khách hàng nữ: Khách hàng nữ tham gia chương trình qua 43 tháng đã trở nên tự tin
và 52% cảm thấy rằng từ khi tham gia chương trình CEP họ đã tham gia nhiều hơn các quyết định
trong gia đình và cộng đồng nhiều hơn. Ngoài ra 73% khách hàng nữ cho biết rằng các cuộc họp
cụm nhóm đã cung cấp c
ơ hội chia sẻ kinh nghiệm và nêu lên những vấn đề quan tâm.
• Khó khăn trong hoàn trả: Có sự gia tăng lượng khách hàng vay góp ngày và góp tuần có khó
khăn trong hoàn trả từ năm 2003 đến 2005. Phần lớn là khách hàng ở Cần Giờ, là huyện tách biệt
duy nhất của Tp.HCM nơi mà khách hàng phải đối diện với những khó khăn lớn nhất trong vấn
đề tạo thu nhập ổn định. Nguyên nhân chính là công việc kinh doanh không đạt hiệu quả và sức
khoẻ kém.
• Hài lòng: Vấn đề mà khách hàng hài lòng nhất về chương trình CEP trong năm 2005 là lãi suất
thấp, sự tín nhiệm của chương trình, giống với điều hài lòng của khách hàng trong năm 2003.
• Không hài lòng: Phần lớn khách hàng cho biết rằng họ không có bất kỳ điều gì không hài lòng về
chương trình. Từ năm 2003 đến 2005, những điều không hài lòng về chương trình không thay đổi
đáng kể, mặc dù có tăng về số khách hàng cho thấy rằng m
ức vay còn quá thấp.
• Khách hàng rời chương trình: Khách hàng rời chương có tiểu sử giống với nhóm khách hàng
tiếp tục tham gia chương trình, khác biệt chủ yếu là: khách hàng góp tuần rời chương trình không
phụ thuộc vào khoản vay CEP để tạo thu nhập gia đình như khách hàng tiếp tục tham gia chương
trình; khách hàng góp tuần rời chương trình không sử dụng thành công khoản vay như khách hàng
góp tuần đang tham gia chương trình; và khách hàng góp tháng rời chương trình nhận mức vay
nhỏ hơn khách hàng tiế
p tục tham gia chương trình.
• Nguyên nhân khách hàng rời chương trình: Nguyên nhân chủ yếu khách hàng rời chương trình
là không có nhu cầu vay vốn và đạt được ổn định kinh tế. Cũng có một phần khách hàng, chủ yếu
là khách hàng góp tuần, việc tham gia chương trình CEP không hỗ trợ tạo đủ thu nhập để hoàn trả
tiền vay. Nhóm khách hàng này tập trung ở Cần Giờ.
• Sự hài lòng khách hàng rời chương trình: 97% khách hàng rời chương trình cho biết rằng họ

được lợi t
ừ khi tham gia chương trình CEP, phần lớn là kinh tế, tăng thu nhập, hỗ trợ phát triển
kinh doanh, cải thiện nhà ở và tăng tài sản hộ gia đình. Ngoài ra 72% tất cả khách hàng rời
chương trình cho biết rằng họ sẽ tái tham gia chương trình nếu CEP có sản phẩm phú hợp với nhu
cầu của họ.

3
Lựa chọn những ghi nhận từ ĐGTĐ – Thành phần nghiên cứu liên phần

Những ghi nhận từ khảo sát liên phần cho thấy rằng khách hàng tham gia chương trình CEP nhiều lần
vay hơn thì mức độ an sinh của hộ gia đình cao hơn. Hộ khách hàng CEP tham gia 5 lần vày có mức
an sinh nhiều hơn khách hàng tham gia 2 lần vay và cả hai nhóm khách hàng này có mức an sinh cao
hơn nhóm khách hàng đối ứng trong cùng bối cảnh kinh tế xã hội. Lựa chọn những ghi nhận được
cung cấp bên dưới (lưu ý rằng những ghi nhận này chỉ liên quan đến nhóm khách hàng vay góp tuần,
là những khách hàng nghèo nh
ất trong 3 nhóm và chiếm 62% khách hàng CEP):

• Chuyển biến nghèo: Hộ khách hàng đã cải thiện mức độ an sinh chung của họ từ khi tham gia
chương trình CEP và cao hơn so với những khách hàng đối ứng. Chuyển biến nghèo của khách
hàng nông thôn trong phân loại nghèo thì khá mạnh hơn khách hàng đô thị.
• Thu nhập hộ gia đình: Thu nhập hộ khách hàng tăng đáng kể từ khi tham gia chương trình CEP.
Thu nhập bình quân đầu người của khách hàng đô thị vay lần 5 tăng 86% và nông thôn tă
ng
127%, khách hàng đô thị vay lần 2 tăng 35%, nông thôn tăng 49%. Khách hàng cũng có mức thu
nhập cao đáng kể hơn nhóm khách hàng đối ứng.
• Tài sản hộ gia đình: Ở khu vực đô thị và nông thôn, khách hàng hiện vẫn còn tham gia chương
trình CEP nhiều vòng vay hơn thì mức an sinh của khách hàng liên quan đến tài sản tăng đáng kể.
Khách hàng cũng có mức an sinh về tài sản cao hơn khách hàng đối ứng. Những cải thiện ở khách
hàng nông thôn là dụng cụ lao động, ph
ương tiện đi lại và đồ dùng gia đình. Cải thiện ở khách

hàng khu vực đô thị được nhận biết qua việc mua sắm đồ dùng gia đình, nội thất.
• Điều kiện nhà ở: Từ khi tham gia chương trình CEP điều kiện chung về nhà ở của khách hàng đã
được cải thiện. Những khách hàng đang tham gia 5 lần vay thì khá hơn những khách hàng tham
gia 2 lần vay, và khá hơn nhóm khách hàng đối ứng. Điều này cho thấy r
ằng một tỉ lệ đáng kể
của những lần vay sau này được sử dụng cho cải thiện nhà ở và giải quyết những vấn đề như chất
lượng nhà ở, những tiện nghi và quyền sở hữu nhà ở.
• Thiếu thực phẩm: Ảnh hưởng của việc thiếu thực phẩm thì có liên quan nhiều về thời gian khách
hàng tham gia chương trình CEP. Ở khu vực đô thị
và nông thôn, khách hàng vay lần 5 thì ít thiếu
thực phẩm hơn khách hàng vay lần 2 và khách hàng đối ứng. Tuy nhiên thời gian thiếu thực phẩm
mà khách hàng vay lần 5 trải qua không phải là ngắn hơn.
• Cơ hội việc làm: Khách hàng tham gia chương trình lâu hơn thì nhận được sự hỗ trợ của thành
viên gia đình trong việc kinh doanh nhiều hơn, tác động này ở khu vực nông thôn khá mạnh hơn
khi so sánh với khu vực đô thị.
• Đa dạng hoá các hoạt động tạo thu nh
ập: Khách hàng tham gia nhiều lần vay hơn thì sử dụng
khoản vay để tạo thêm các hoạt động tạo thu nhập.
• Đi học: Ở khu vực đô thị, khách hàng nhận tín dụng dài hạn có thể làm tăng trường hợp trẻ em
trong độ tuổi đi học không được đến trường. 4,4% trẻ em trong nhóm khách hàng đô thị đối ứng
không được đến trường, so với 6,6% và 7,9% trẻ em không đi học trong từng nhóm vay lầ
n 2 và
lần 5. Ở khu vực nông thôn, trẻ em trong nhóm khách hàng vay lần 2 có tỉ lệ trẻ em không được
đến trường cao nhất là 14,6%, so với 10,2% trẻ em khách hàng đối ứng và 5,2% trẻ em của khách
hàng vay lần 5.
• Quyền của khách hàng nữ: Khách hàng nữ đã tham gia vào các quyết định gia đình và cộng
đồng nhiều hơn từ khi tham gia chương trình CEP. Mức độ quyết định của khách hàng vay lần 5
nhiều hơn khách hàng vay lần 2. Ngoài ra, 72% khách hàng cho biết rằng các cuộc họp cụm nhóm
cung c
ấp cho họ cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và nêu lên những vấn đề quan tâm và 56% cho biết

rằng họ tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận cụm nhóm. Hơn nữa, 75% khách hàng phát biểu
rằng họ tự tin trong việc bày tỏ ý kiến của họ trước những người khác.
• Khó khăn trong hoàn trả: Trong 650 mẫu khách hàng chỉ có 28 mẫu (4%) cho biết rằng họ có
khó khăn trong hoàn trả. Tỉ lệ khách hàng khó khăn trong hoàn trả thấp cho thấy rằng s
ản phẩm
vay phù hợp với khả năng hoàn trả của khách hàng.
• Hài lòng: Vấn đề mà khách hàng hài lòng nhất về chương trình là lãi suất thấp, đặc biệt là khách
hàng nông thôn. Những vấn đề khác mà hơn 20% khách hàng hài lòng là dịch vụ dễ tiếp cận,
đáng tin cậy, thủ tục rõ ràng và không thế chấp.
• Không hài lòng: 82% mẫu khách hàng cho biết rằng họ hài lòng về chương trình CEP. Trong số
những khách hàng phát biểu rằng họ không hài lòng về chương trình, mức vay không phù h
ợp là
phổ biến nhất.

4

Những hàm ý đối với chương trình CEP

Kết quả rút ra đầu tiên từ đợt đánh giá tác động là chương trình CEP rất hiệu quả tạo điều kiện thuận
lợi cho việc cải thiện an sinh của phần lớn khách hàng. Chương trình cung cấp cơ sở vững chắc cho
việc giảm nghèo ở Tp.HCM và các tỉnh lận cận. Các yếu tố chính của chương trình là thiết thực, đáp
ứng và phù hợp v
ới nhu cầu của khách hàng. Một số ít khách hàng không thể sử dụng khoản vay của
họ như những khách hàng khác trong một chừng mực nào đó là do kết quả công việc kinh doanh kém
hiệu quả và bệnh tật trong gia đình.

Tất cả những kết quả nêu ra từ ĐGTĐ liên quan đến cải thiện tác động của chương trình với trọng tâm
làm thế nào ngăn chặn những khó khăn của khách hàng, tăng s
ự hài lòng của khách hàng và điều
chỉnh những vấn đề mà chương trình có thể có những tác động không dự đoán trước. Liên quan đến

những thay đổi mà CEP có thể xem xét về chương trình được tóm lược bên dưới như sau:

• Phát triển chương trình phát triển ngành nghề tập trung vào những khách hàng không thể sử dụng
tín dụng CEP để cải thiện an sinh hộ gia đình khách hàng.
• Mở rộng chương trình bảo hiểm y tế CEP đế
n nhiều quận/huyện hơn.
• Tăng mức vay cho những khách hàng hiện hữu để ngăn ngừa khách hàng rời chương trình.
• Khuyến khích khách hàng tham gia họp cụm nhóm.
• Đưa ra những chương trình khuyến khích tất cả con em khách hàng đến trường.



5
1. Khái quát và Mục tiêu của Đánh giá Tác động

Đánh giá tác động (ĐGTĐ) nhằm đánh giá những tác động của Dự án Mở rộng Tài chính vi mô CEP
5-năm lên mức độ nghèo và an sinh chung của khách hàng CEP. ĐGTĐ được thực hiện từ tháng
5/2005 đến tháng 6/2006 gồm 2 thành phần: khảo sát định lượng chiều sâu được theo dõi cùng mẫu
khảo sát và phương pháp thực hiện trong đợt ĐGTĐ giữa kỳ CEP tháng 11/2003; và khảo sát định
lượng liên phầ
n giống phương pháp được sử dụng trong đợt ĐGTĐ CEP BRVT tháng 8/2005 do CEP
thực hiện. Lý do thực hiện phương pháp này là để sử dụng tốt nhất các dữ liệu tác động do CEP thu
thập trước đây và cũng để mở rộng phạm vi đánh giá bao gồm những lĩnh vực tác động khác và các
CN CEP không có trong đợt ĐGTĐ đầu tiên năm 2003. (Liên quan đến các cáo cáo được đề cập ở
trên có thể tìm đọc tại
www.cep.org.vn)

Thành phần khảo sát chiều sâu, CEP tiếp tục sử dụng 613 mẫu khách hàng đã khảo sát tháng 11/2003,
mẫu khách hàng có thời gian trung bình tham gia chương trình CEP là 18 tháng và cung cấp khái quát
về tình hình kinh tế xã hội của khách hàng ở 3 thời điểm khác nhau. Mẫu khảo sát ban đầu gồm 408

khách hàng góp tuần, 148 khách hàng vay góp ngày và 57 khách hàng vay góp tháng ở 5 quận/huyện
Bình Chánh, Cần Giờ, Gò Vấp, Quận 2 và Quận 8. Một số khách hàng trong mẫu này đã rời chương
trình CEP được chọn mẫu lại để xác định lý do khách hàng r
ời chương trình và mức độ hài lòng của
họ đối với chương trình.

Mẫu khảo sát liên phần gồm khoảng 480 khách hàng đô thị và 480 khách hàng nông thôn ở 4
quận/huyện Bình Chánh, Gò Vấp, Hóc Môn và Thủ Đức. Mỗi mẫu phụ bao gồm khoảng 160 khách
hàng đối ứng, 160 khách hàng vay lần 2 và 160 khách hàng vay lần 5. Tất cả khách hàng mẫu là
khách hàng vay góp tuần, họ là những khách hàng dễ bị tổn thương nhất trong 3 nhóm khách hàng
chính của CEP và chiếm 62% trong tất cả khách hàng CEP. Mẫu kh
ảo sát này cho phép so sánh khách
hàng đang vay lần 2 và lần 5 với những khách hàng khác trong cùng cộng đồng chưa tham gia chương
trình CEP. Điều này có thể đánh giá sự tác động của chương trình CEP tại thời điểm khi mà những sự
khác biệt chủ yếu giữa những mẫu khách hàng là thời gian họ tham gia chương trình CEP.

Hai thành phần của ĐGTĐ bao gồm những lĩnh vực: việc làm, sự phụ thuộc, sức khỏe, giáo dục, đ
iều
kiện nhà ở, thu nhập hộ gia đình, tài sản hộ gia đình, sự hài lòng, quyền của khách hàng nữ và khách
hàng rời chương trình.

Các mục tiêu cụ thể của ĐGTĐ là: đánh giá những tác động kinh tế xã hội của CEP lên khách hàng và
sự tác động của Dự án Mở rộng lên vấn đề giảm nghèo tại Tp.HCM; và cung cấp những phản hồi có ý
nghĩa cho CEP về những lĩnh vực mà chương trình có thể
chưa thực hiện hoặc những tác động tiêu
cực không mong đợi.

2. Giới thiệu vắn tắt về CEP và Dự án Mở rộng Tài chính Vi mô

CEP là một tổ chức TCVM với trọng tâm giảm nghèo tại Tp.HCM, cung cấp tín dụng tăng thu nhập

và tạo việc làm cho người nghèo. CEP hoạt động ở 24 quận/huyện của Tp.HCM và theo đuổi chính
sách phục vụ người nghèo mục tiêu trong mỗi cộng đồng mà CEP hoạt độ
ng.

Chương trình TCVM chủ yếu của CEP là cung cấp cho khách hàng 2 sản phẩm tiết kiệm và 3 sản
phẩm vay được sử dụng tạo thu nhập, do mức độ nghèo giữa những khách hàng này khá cao. 3 loại
sản phẩm khác nhau chủ yếu liên quan đến thời gian hoàn trả: góp ngày, tuần và tháng. Sản phẩm vay
góp ngày cung cấp cho tiểu thương là những người hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ có thu nhập
hàng ngày; sản phẩm góp tuần cung cấp cho nhân dân lao động không hưở
ng lương có thu nhập
không ổn định; và sản phẩm góp tháng cung cho công nhân viên có hưởng lương tháng có nhu cầu
vốn bổ sung thu nhập. Mỗi loại sản phẩm vay cung cấp cho khách hàng nguồn vốn để đầu tư vào sản
xuất nhỏ từ đó khách hàng có thể cải thiện an sinh tạo điều kiện gia tăng bền vững thu nhập hộ gia
đình.

Tháng 7/2001, với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc t
ế Úc (AusAID) CEP thực hiện DA mở
rộng 5-năm để thành lập thêm 7 chi nhánh, phát triển thêm 15.500 khách hàng và phủ tầm hoạt động ở
tất cả 24 quận/huyện Tp.HCM. Mục tiêu tổng thể của DA là giảm nghèo thông qua mở rộng chương

6
trình TCVM CEP và phát triển mô hình minh chứng cho tổ chức TCVM Việt nam bền vững về tài
chính để tiếp cận và lợi ích cho người nghèo. 3 mục tiêu chính của dự án là:
• Nâng cao năng lực tổ chức – xây dựng năng lực cho CEP để quản lý thành công dự án mở
rộng;
• Mở rộng khách hàng – hỗ trợ CEP trong kế hoạch mở rộng để tiếp cận nhiều người nghèo đô
thị và nông thôn hơn; và
• Mô hình minh chứng – hỗ
trợ CEP trở thành mô hình minh chứng của một tổ chức TCVM
thành công và bền vững, và để khuyến khích nhân rộng mô hình này.


Dự án Mở rộng sẽ kết thúc tháng 6/2006, DA đã đạt được các mục tiêu về mở rộng khách hàng và
năng lực CEP để mở rộng bền vững. DA đã đạt được các mục tiêu giảm nghèo và minh chứng là một
tổ chức TCVM VN thành công qua đánh giá tác động.

3. Bối cảnh

CEP hoạt động hoàn toàn t
ại Tp.HCM nơi dân số nghèo khá phổ biến. Thông tin về số người nghèo
nghèo ở Tp.HCM thì rất ít và chuẩn nghèo quốc gia thì không thích hợp để áp dụng tại thành phố nơi
mà sinh hoạt phí đắt hơn so với những thành phố khác. Tham khảo sách niên giám 2004 của Cục
thống kê Tp.HCM thì 1/5 dân số thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người là 0,86USD/ngày.
Tương đương 1,2 triệu người, con số này khá lớn nhưng đây chỉ là ước lượng thấp hơn thực tế
sau khi
kết hợp với số người nghèo nhập cư không chính thức vào thành phố.

Trong những năm gần đây mật độ dân nhập cư đô thị ở VN tăng đáng kể. Theo ước lượng chính thức
thì dân số Tp.HCM khoảng 6 triệu người, tuy nhiên theo ước lượng không chính thức thì khoảng 10
triệu người. Sự khác biệt giữa 2 con số này là do lượng nhập cư vào thành phố, nhiều người từ các
t
ỉnh miền Trung VN nhập cư để tìm cơ hội việc làm và hỗ trợ gia đình. Những người nhập cư này
thường là những người nghèo nhất của Tp.HCM và do đó số lượng thực tế và tỉ lệ người sinh sống tại
Tp.HCM có mức thu nhập ít hơn 1USD/ngày có thể nhiều hơn số lượng chính thức.

Nhiều cư dân ở Tp.HCM là những người sinh sống với thời gian lâu hay là những người m
ới đến từ
các tỉnh xa xôi sống trong điều kiện không ổn định và nghèo. Về mức sống của người dân Tp.HCM
thì họ khác nhau đáng kể tùy vào khu vực, với những khu vực nông thôn thường ít tiếp cận với những
tiện ích cơ bản như nước uống và điện hơn khu vực đô thị. Người dân khu vực đô thị thì dường như
sống ở nhà kiên cố nhiề

u hơn là người dân ở khu vực nông thôn.

Trong bối cảnh này, có khá nhiều người sống trong tình trạng nghèo, CEP thực hiện nhiệm vụ giảm
nghèo thông qua cung cấp các dịch vụ tín dụng và tiết kiệm. Địa bàn hoạt động chính của CEP là
Tp.HCM, tất cả 24 quận/huyện đô thị và nông thôn. CEP tập trung cao vào người nghèo và nghèo
nhất tại Tp.HCM, cùng với sự gia tăng của lao động nhập cư giản đơn, và những nhu cầu về các dịch
vụ mà CEP cung cấp để thực hiện các hoạt động kinh tế duy trì gia đình khách hàng.

4. Cơ sở đánh giá tác động

Tháng 11/2003, CEP đã thực hiện đợt ĐGTĐ với quy mô lớn, đây là đợt ĐGTĐ đầu tiên do CEP thực
hiện và đã cung cấp cơ sở cho những đợt ĐGTĐ quy mô nhỏ tiếp theo do CEP thực hiện. Phương
pháp ĐGTĐ đầu tiên được thực hiện theo khuôn m
ẫu hướng dẫn của tài liệu Đánh giá Tác động của
các Dịch vụ kinh doanh qui mô nhỏ - AIMS (Assessing the Impact of Microenterprise Services –
AIMS), phù hợp với nhu cầu cụ thể và các lĩnh vực CEP quan tâm. Trong 2 năm kế tiếp, CEP đã cải
tiến các chỉ số tác động thiết thực hơn phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Tuy nhiên,
các quy trình mà CEP thực hiện ĐGTĐ vẫn được triển khai theo đợt đánh giá đầu tiên.

ĐGTĐ năm 2003 củ
a CEP tập trung vào khách hàng góp tuần do đây là nhóm khách hàng dễ bị tổn
thương và những bất lợi mà khách hàng gặp phải trong việc nhận sản phẩm vay góp tuần có liên quan
đến cả hai sản phẩm vay góp tháng và góp ngày. Sản phẩm vay góp tuần cung cấp cho khách hàng có
thu nhập thấp nhất trong 3 nhóm khách hàng CEP, nói chung những khách hàng này có các hoạt động
tạo thu nhập không ổn định. Mức vay của sản phẩm vay góp tuần nhỏ, hoàn trả trong thời gian 40
tuần vì thế không vượt khả năng hoàn tr
ả của khách hàng. Khách hàng vay góp tuần hầu như thiếu

7
thực phẩm và phải trải qua những khó khăn khác do thiếu tiền, hầu hết họ là dân nhập cư, do đó

không thể tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế công. Ngược lại khách hàng góp ngày tham gia các hoạt
động kinh doanh và khách hàng góp tháng nhận lương hàng tháng đều đặn mặc dù ít nhưng ổn định.
Đặc điểm của 3 nhóm khách hàng CEP không thay đổi và an sinh của khách hàng góp tuần là vấn đề
quan tâm chủ yếu của CEP và trọng tâm của ĐGTĐ n
ăm 2005.

Vấn đề thứ 2 mà CEP quan tâm là nguyên nhân khách hàng rời chương trình, đặc biệt là giữa những
khách hàng góp tuần. Khách hàng rời chương trình được định nghĩa là những khách hàng kết thúc 1
lần vay và không nhận khoản vay ngay sau đó, con số khách hàng rời chương trình có thể được ghi
nhận cao hơn thực tế vì CEP không tách riêng những khách hàng “ngừng vay tạm thời”. Số khách
hàng rời chương trình thật sự là 24.222 khách hàng từ tháng 1 đến tháng 12/2005. Trên 21% khách
hàng rời chương trình là khách hàng góp ngày, 44% là khách hàng góp tuần và 35% là khách hàng
góp tháng. Do khách hàng góp tuần chỉ nh
ận tín dụng thời hạn 3 tháng thì tỉ lệ khách hàng rời chương
trình cao là điều bình thường, tuy nhiên đây là vấn đề quan tâm để CEP xem xét lý do tại sao khách
hàng góp ngày rời chương trình. Vấn đề ít quan tâm hơn là xem xét tại sao khách hàng góp tháng rời
chương trình vì phần lớn khách hàng góp tháng tham gia chương trình CEP từ 1-2 lần vay và xem
khoản vay CEP như là khoản tiền để hỗ trợ khả năng thanh khoản và cho chi tiêu nhiều hơn là kinh
doanh. Khách hàng góp tuần rời chương trình là vấn đề quan tâm lớn nhất cho CEP. Nguyên nhân
mỗi nhóm khách hàng rời chương trình sẽ được xem xét theo đánh giá chiều sâu.

Qua thực hiện Dự án Mở rộng TCVM, CEP đã thành lập 7 CN mới và đã tiếp cận 25.000 khách hàng,
tăng tầm phủ hoạt động của 3 CN được thành lập trước đó, tăng thuần hơn 5.000 khách hàng. Ngoài
ra, DA Mở rộng đã tạo điều kiện tăng mức vay cho 10.000 khách hàng ở các CN được thành lập trước
đó. Hiện tại CEP có khoản 59.900 thành viên, và d
ĩ nhiên là DA Mở rộng chịu trách nhiệm hơn phân
nữa số khách hàng CEP và đóng vai trò tăng mức vay cho một lượng khách hàng đáng kể. Vì quy mô
hoạt động của DA Mở rộng liên quan đến CEP, không thể tách biệt CEP và DA Mở rộng, đặc biệt
những tác động lên khách hàng CEP. Do CEP lấy mẫu cho đợt ĐGTĐ này từ 7 CN qua đó phản ánh
tính đa dạng về hoạt động của CEP, các CN gồm: 3 CN mới thành lập theo DA Mở rộng; 2 CN đượ

c
thành lập trước đã nhận nguồn vốn DA để tăng phạm vi hoạt động; và 2 CN mà khách hàng đã được
tăng mức vay theo DA Mở rộng. Đợt ĐGTĐ này cung cấp mẫu tiêu biểu cho hệ thống hoạt động của
CN CEP ở quận/huyện đô thị và nông thôn Tp.HCM với phạm vi hoạt động của CEP theo DA Mở
rộng.

Bảng 1: Tóm lược thông tin CEP – 31/12/2005
Sản phẩm Mô tả sản phẩm Khách
hàng
Dư nợ
(VND)*
PAR > 4
tuần (%)
Rời
C.trình
(2005)
Góp ngày Thời hạn vay từ 60-90 ngày cho tiểu
thương, lãi suất trần từ 2 – 2,5%/tháng,
mức vay tối đa 10 triệu động.
7.305 18,5 tỉ 6,21 % 5.158
Góp tuần Thời hạn vay từ 40-60 tuần cho nhân dân
lao động, lãi suất trần 1%/tháng, mức vay
tối đa 10 triệu đồng.
37.068 79,8 tỉ 1,58 % 10.578
Góp tháng Thời hạn vay từ 10-15 tháng cho công
nhân viên, lãi suất trần từ 0,7-0,8%/tháng,
mức vay tối đa 10 triệu đồng.
15.495 46,7 tỉ 1,27 % 8.486
* Trong tháng 12/2005, USD 1 = VND 15.900


5. Phương pháp

Đánh giá tác động có 2 thành phần: thứ nhất là khảo sát chiều sâu, tiếp theo mẫu khảo sát năm 2003
và những giám sát an sinh của khách hàng trong thời gian 3,5 năm; và thứ 2 là khảo sát liên phần, căn
cứ vào mẫu khách hàng góp tuần, so sánh với an sinh của khách hàng tham gia chương trình CEP với
số lần vay.

Phương pháp thực hiện khảo sát chiều sâu giống phương pháp thực hiện ĐGTĐ năm 2003, 613 mẫu
khách hàng tham gia chương trình được tái khảo sát ở t
ất cả các chỉ số xem có sự thay đổi nào xảy ra
không (mẫu khảo sát ở phụ lục 1). Tuy nhiên có nhiều khách hàng đã rời chương trình CEP, đợt khảo

8
sát thứ 2 được thực hiện để đánh giá lý do khách hàng rời chương trình. Mẫu khảo sát khách hàng rời
chương trình (phụ lục 2) tập trung vào những nhận thức về lợi ích của CEP hơn là những thay đổi cụ
thể nào đó trong vấn đề an sinh của khách hàng, điều này được xem xét để phù hợp hơn đối với những
khách hàng không còn tham gia chương trình CEP. Mẫu khảo sát chiều sâu được sử dụng cho khách
hàng rời chương trình và khách hàng ti
ếp tục tham gia chương trình CEP để đánh giá những tác động
của CEP, từ đó phân tích những thay đổi được khảo sát qua 3 thời điểm khác nhau.

Khảo sát liên phần sử dụng khảo sát định lượng (phụ lục 3 – giống mẫu khảo sát ở phụ lục 1 mặc dù
có một vài sự khác biệt không đáng kể để tránh sự nhầm lẫn với khảo sát chiều sâu) thông qua các chỉ
số được thu thậ
p và đánh giá tác động. Mẫu khảo sát khách hàng góp tuần ở 2 quận/huyện nông thôn
và 2 quận/huyện đô thị được chọn mẫu ngẫu nhiên để thực hiện đánh giá. Mẫu khách hàng này gồm
khách hàng vay lần 2 và lần 5, được so sánh với mẫu khách hàng đối ứng mà được xem như nhóm đối
ứng. Do khách hàng ở những cộng đồng giống nhau nên những khác biệt được khảo sát giữa mỗi
nhóm được quy theo thời gian tham gia chương trình CEP.


Công cụ
khảo sát được sử dụng để thu nhập thông tin cho các chỉ số được liệt kê trong phần 5.1 được
sử dụng để tính toán sự khác biệt và đánh giá tác động.

5.1 Các chỉ số

Chỉ số 1: Chuyển biến nghèo của hộ gia đình khách hàng được đánh giá thông qua những thay đổi
theo sự phân loại nghèo của CEP

CEP phân loại khách hàng theo mức độ nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo căn cứ vào thu nhập,
tài sản, đ
iều kiện nhà ở và mức độ phụ thuộc như dưới đây:

5.1.1 Tỷ lệ phụ thuộc
Được tính toán bằng cách chia số thành viên hộ gia đình cho số người tạo thu nhập.
Tỉ lệ phụ thụôc Điểm Mức nghèo theo tỉ lệ phụ thuộc
Dưới 2 3 điểm Tương đối nghèo
Từ 2 đến 2,99 2 điểm Nhèo
>= 3 1 điểm Nghèo nhất

5.1.2 Thu nhập bình quân
Được tính toán bằng cách chia tổng thu nhập hộ gia đình cho số thành viên hộ gia đình.
Thu nhập bình quân đầu người theo Quận Điểm Phân loại nghèo theo thu nhập
Đô thị Nông thôn

400.000 hoặc hơn 300.000 Hoặc hơn 3 điểm Tương đối nghèo
300.000 – 400.000 200.000 – 300.000 2 điểm Nghèo
Dưới 300.000 Dưới 200.000 1 điểm Nghèo nhất

5.1.3 Tài sản hộ gia đình

Điểm cho tài sản hộ gia đình căn cứ theo:
Phân loại TS Chủng loại 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Đất trồng Lúa Không có/thuê
mướn
< 2000m
2
< 5000m
2


Hoa màu


< 500m
2
< 1000m
2


Cây ăn trái


< 1000m
2
< 2000m
2
Vật nuôi Gia cầm Không có /< 15 15 to 100 > 100


Heo Không có /< 2 2 con > 2



Trâu/bò Không có 1 con > 1


Thuỷ cầm Không có Số lượng nhỏ Số lượng lớn
Công cụ, dụng
cụ


Thô sơ Cũ/thuê mướn Sở hữu chủ/có giá trị
Phương tiện đi
lại
Không có hoặc có
xe đạp
Xe honda cũ/xuồng

Xe gắn máy mới/xuồng
mới
Dụng cụ gia đình


Không có Cũ, hư Chất lượng tốt

9
Bàn ghế, giường
tủ


Không có hoặc

chất lượng thấp
Chất lượng trung
bình
Chất lượng tốt

Điểm này sẽ được tập hợp và phân loại theo bảng sau:
Tổng điểm tài sản hộ gia đình Điểm Mức nghèo theo tài sản
Trên 15 điểm 3 điểm Tương đối nghèo
Từ 10 - 15 điểm 2 điểm Nghèo
Dưới 10 điểm 1 điểm Nghèo nhất

5.1.4 Chỉ số nhà ở
Tính điểm cho chất lượng nhà ở theo bảng sau:
Loại Khu vực 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Chủ sở hữu


Thuê mướn hoặc
ở nhờ
Free (family) Owned
Vị trí Hẻm < 2m Hẻm 2 to 4m Hẻm > 4m
Chất lượng


Tạm bợ Bán kiên cố Kiên cố
Diện tích Đô thị < 4m
2
/người 4 - 6m
2
/người Trên 6m

2
/người
Nông thôn < 6m
2
/người 6 - 8m
2
/người Trên 8m
2
/người
Nước


Không có Câu nhờ Có đồng hồ riêng
Điện


Không có Câu nhờ Có đồng hồ riêng

Các điểm được lũy kế từ 6 phân loại thuộc chỉ số nhà ở nêu trên, sau đó sẽ được qui theo phân
loại nghèo dựa trên chất lượng nhà ở như sau
Tổng số điềm chất lượng nhà ở Điểm Phân loại nghèo theo nhà ở
Trên 15 điểm 3 điểm Tương đối nghèo
Từ 10 - 15 điểm 2 điểm Nghèo
Dưới 10 điểm 1 điểm Nghèo nhất

5.1.5 Tổng thể chỉ số nghèo
Được tính toán bằng cách cộng những điểm số của 4 chỉ số trên và chia 4 để lấy điểm trung bình.
Mức độ nghèo được tính trung bình Phân loại nghèo tổng thể
Từ 2,5 đến 3 Tương đối nghèo
Từ 1,51 đến 2,49 Nghèo

Từ 1 đến 1,5 Nghèo nhất

Chỉ số 2: An toàn thực phẩm được đánh giá theo số tuần mà khách hàng thiếu thực phẩm hay thiếu
tiền mua thực phẩm trong 12 tháng qua (tham khảo câu hỏi 21 trong bảng khảo sát định lượng).

Chỉ số 3: Gia tăng số lượng cơ hội tự tạo việc làm cho hộ gia đình thông qua cung cấp tín dụng. Được
đánh giá thông qua sự tham gia của những thành viên khác trong hộ vào công việc kinh doanh của
khách hàng CEP (câu hỏi 9 và 10 trong bảng khảo sát đị
nh lượng).

Chỉ số 4: Gia tăng các hoạt động tạo thu nhập mới do khách hàng thực hiện từ khi tham gia chương
trình CEP (câu hỏi 7 và 8 của bảng khảo sát định lượng).

Chỉ số 5: Tỉ lệ hộ gia đình khách hàng có trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường (tham
khảo câu hỏi 17 trong bảng khảo sát định lượng).

Chỉ số 6: Mức chi tiêu cho giáo dục trẻ em của hộ gia
đình khách hàng (tham khảo câu hỏi 20 trong
bảng khảo sát định lượng)

Chỉ số 7: Gia tăng sự tham gia vào việc ra quyết định của khách hàng nữ trong gia đình và cộng đồng
(tham khảo câu hỏi 11, 12, 13, 14, 15 và 16 trong bảng khảo sát định lượng).

Chỉ số 8: Nguyên nhân về sự khó khăn của khách hàng trong việc hoàn trả vốn vay (tham khảo câu
hỏi 23 trong bảng khảo sát định lượng và câu 8 trong bảng khảo sát rời chương trình).


10
Chỉ số 9: Hài lòng của khách hàng về chương trình (tham khảo câu hỏi 24 của bản khảo sát định
lượng và câu 9 của bản khảo sát rời chương trình).


Chỉ số 10: Không hài lòng của khách hàng về chương trình (tham khảo câu hỏi 25 của bản khảo sát
định lượng và câu 10 của bản khảo sát rời chương trình).

Chỉ số 11: Nguyên nhân rời chương trình (tham khảo câu 11 của bản khảo sát rời chương trình).

5.2 Khách hàng mẫu và chọ
n lựa mẫu

Mẫu khảo sát chiều sâu được lấy từ 613 mẫu khách hàng đã được khảo sát vào tháng 11/2003. Tháng
12/2005, 293 mẫu khách hàng còn trong chương trình và 320 mẫu khách hàng đã rời chương trình.
Bảng sau tóm tắt số khách hàng còn đang tham gia và khách hàng rời chương trình theo loại khách
hàng và khu vực. 613 khách hàng này được nỗ lực tái khảo sát, mặc dù có 125 khách hàng rời khỏi
chương trình không thể tìm được.

Bảng 2: Mẫu khảo sát đánh giá tác động – Nghiên cứu chiều sâu
Khách hàng góp ngày Khách hàng góp tuần Khách hàng góp tháng
Khu vực
Mẫu
khảo sát
năm
2003
Khách
hàng
đang
tham
gia
(2005)
Khách
hàng rời

chương
trình

Mẫu
khảo sát
năm
2003
Khách
hàng
đang
tham
gia
(2005)
Khách
hàng rời
chương
trình

Mẫu
khảo sát
năm
2003
Khách
hàng
đang
tham
gia
(2005)
Khách
hàng rời

chương
trình

Nông thôn 62 25 14 184 85 61 36 18 13
Đô thị 86 26 25 224 128 77 21 11 5
Tổng
cộng
148 51 39 408 213 138 57 29 18

Mẫu khảo sát liên phần được lấy từ nhóm khách hàng góp tuần, gồm khoảng 5% khách hàng góp tuần
ở 4 CN Bình Chánh và Hóc Môn đại diện cho khu vực nông thôn, và Gò Vấp và Thủ Đức đại diện
cho khu vực đô thị. Ở mỗi CN 3 nhóm khách hàng góp tuần được chọn mẫu; khách hàng vay lần 2,
khách hàng vay lần 5, và nhóm thứ 3 là khách hàng đối ứng.

Mẫu khảo sát cụ thể gồm:
• 158 khách hàng góp tuần khu vực đô thị hiện đang vay lần 2.
• 161 khách hàng góp tuần khu v
ực đô thị hiện đang vay lần 5.
• 156 khách hàng đối ứng góp tuần khu vực đô thị được xem là nhóm đối ứng.
• 171 khách hàng góp tuần khu vực nông thôn hiện đang vay lần 2.
• 160 khách hàng góp tuần khu vực nông thôn hiện đang vay lần 5.
• 160 khách hàng đối ứng góp tuần khu vực nông thôn được xem là nhóm đối ứng.

Để đảm bảo rằng mẫu khảo sát được chọn lựa một cách ngẫu nhiên, danh sách tất cả khách hàng phù
hợp các tiêu chu
ẩn trên do các CN chuẩn bị và mỗi mẫu khảo sát được phòng Tín dụng chọn ngẫu
nhiên và không hiểu biết trước về từng cá nhân khách hàng. Mẫu khách hàng đối ứng gồm khách
hàng được từng CN xác nhận như là những khách hàng góp tuần đối ứng trong các cộng đồng mà
CEP đang triển khai hoạt động.


5.3 Thu thập và tập hợp dữ liệu

Trong tổng số 1,454 mẫu khảo sát được thực hiện ĐGTĐ bao g
ồm 293 khách hàng đang tham gia
chương trình và 195 khách hàng rời chương trình theo thành phần khảo sát chiều sâu, và 650 mẫu
khảo sát khách hàng đang tham gia, và 316 khách hàng đối ứng theo thành phần khảo sát liên phần

NV Tín dụng CEP thực hiện khảo sát dưới sự giám sát của phòng Tín dụng. NV Tín dụng CN ở các
CN được chọn trong đợt ĐGTĐ không được phép tham gia khảo sát thành viên tại CN đó, để tránh sự
thiên vị. Khảo sát được thực hiện làm 2 đợt: đợt đầu tiên tập trung khảo sát chiều sâu, và
đợt hai là
khảo sát liên phần. Khảo sát chiều sâu do 10 nhóm thực hiện, mỗi nhóm 2 người, chịu trách nhiệm

11
khảo sát 25 mẫu trong hơn 2 ngày vào tuần đầu tiên của tháng 12/2005. Khảo sát liên phần được thực
hiện trong những tuần sau, tiếp tục sử dụng 10 nhóm NV trên và chịu trách nhiệm thực hiện khảo sát
khoảng 30 mẫu trong hơn 3 ngày.

1.454 phiếu khảo sát được chuyển đến Văn phòng chính CEP để nhập liệu, phân tích và viết báo cáo.
CEP sử dụng kết hợp phần mềm excel và thống kê để xử lý, tập hợp, phân tích thống kê các dữ
liệu.

Bảng đánh giá được thực hiện theo qui trình của năm 2003 và được cải tiến ở 2 tiếp theo. Tất cả các
mẫu được chọn lựa ngẫu nhiên và tất cả NVTD có liên quan được tham gia buổi tọa đàm để cải tiến
tính khách quan trong việc khảo sát và đảm bảo rằng mỗi NVTD sử dụng nhất quán trong biên dịch
các câu hỏi và trả lời.

5.4 Tác động quy đổi

An sinh khách hàng trong thành phần khảo sát chi

ều sâu được giám sát tại 3 thời điểm để cung cấp
hình ảnh về sự chuyển biến nghèo của khách hàng tham gia chương trình CEP. Để đảm bảo rằng sự
quy đổi được quan sát cho chương trình CEP, trong thành phần khảo sát liên phần, nhóm khách hàng
đối ứng được xem như là nhóm đối ứng. Trong thành phần khảo sát liên phần, tất cả các mẫu được
chọn ngẫu nhiên và chẳng hạn như bất kỳ sự khác biệt đáng k
ể nào được khảo sát giữa nhóm khách
hàng được qui đổi với thời gian khách hàng nhận dịch vụ CEP hay đúng hơn là từ sự phát triển tổng
thể của Tp.HCM trong suốt thời gian này.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng CEP tuân thủ chính sách khách hàng mục tiêu, nhờ đó khách hàng nghèo
nhất trong bất kỳ cộng đồng nào sẽ được ưu tiên vay. Điều này ngụ ý rằng nhóm khách hàng đối ứng
gồm khách hàng đối ứng có thể có mức sống khá hơn m
ẫu khách hàng khi ở thời điểm bắt đầu tham
gia chương trình CEP.

6. Những ghi nhận về đánh giá tác động – Khảo sát chiều sâu

Khái quát về những ghi nhận của đợt đánh giá tác động được trình bày trong những phần dưới đây
liên quan những chỉ số được nêu khái quát trong phần 5.1. Các ghi nhận được chia thành hai phần,
phần 6 trình bày những ghi nhận trong khảo sát chiều sâu và phần 7 trình bày những ghi nhận trong
khảo sát liên phần.

Khảo sát chi
ều sâu áp dụng cho 613 khách hàng được chọn mẫu trong đợt đánh giá tác động tháng
11/2003. Nhóm mẫu được chọn tương ứng theo ba loại sản phẩm của CEP và với ba tiểu sử khách
hàng khác nhau: góp ngày, góp tuần và góp tháng (Bảng dưới đây tóm tắt các loại sản phẩm và tiểu sử
khách hàng). Nhóm mẫu được phân tích trên cơ sở của ba loại khách hàng này và được phân vào 293
khách hàng còn tham gia chương trình CEP vào tháng 12/2005 và 320 khách hàng rời chương trình,
trong đó 125 khách hàng rời chương trình không thể xác định nơi ở và tái chọn m
ẫu. Phần 6.1 đến

6.10 liên quan khách hàng tham gia chương trình CEP, và khách hàng rời chương trình được xem xét
trong phần 6.11.

Bảng 3: Tóm tắt Sản phẩm vay
Sản phẩm Mô tả sản phẩm
1. Vay góp ngày Điều kiện vay: 60 đến 90 ngày, lãi suất trần từ 2 đến 2,5%/tháng, hoàn trả hàng ngày, mức
vay từ 65 đến 650 USD.
Mô tả khách hàng: Sản phẩm vay góp ngày được cung cấp cho khách hàng tiểu thương thực
hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày thường là ở các chợ không chính thức. Khách hàng
chủ yếu là nữ các hộ có điều kiện kinh tế xã hội nghèo sống trong các điều kiện bất lợi và
phải hỗ trợ nhiều ngườ
i phụ thuộc. Khách hàng làm việc rất nhiều giờ từ sáng sớm đến tối và
thường có sự hỗ trợ của các thành viên gia đình. Thu nhập khách hàng được sử dụng để cung
cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm cho gia đình và duy trình công việc kinh doanh nhỏ của họ.
Khách hàng của sản phẩm vay này ít bị thiếu hụt thực phẩm hơn những khách hàng khác do
công việc kinh doanh của họ có doanh thu cao hơn.
Sử dụng khoả
n vay: Sản phẩm vay này chủ yếu để mua hàng hóa mà khách hàng sẽ bán ở
chợ. Tuy nhiên một phần vốn vay thường được sử dụng cho những nhu cầu trước mắt không
liên quan kinh doanh như học phí, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đình. Công việc

12

×