Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 72 trang )

BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

MÃ KÍ HIỆU
……………………….

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10
Năm học 2015 - 2016
Môn : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 09 câu, 01trang)

I. Đọc hiểu (3 điểm): Cho đoạn thơ sau:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Câu 1 (0.25 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
Câu 2 (0.25 điểm): Bài thơ được viết bằng thể thơ gì?
Câu 3(0.25 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ?
Câu 4 (0.25 điểm): Đoạn thơ có những từ nào là từ Hán Việt
Câu 5 (0.5 điểm): Những hình ảnh nào đã được tái hiện trong đoạn thơ?
Câu 6 (0.5 điểm): Nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ đã tìm được?
Câu 7 (1 điểm): Từ bài thơ này, em có suy nghĩ gì về ngư dân Việt Nam trước tình hình
Biển Đông hiện nay?
II. Làm văn (7 điểm):
Câu 1(3 điểm)
Suy nghĩ về khát vọng dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.


(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 2 (4 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của
tác giả Nguyễn Thành Long.
------------- Hết -------------

Trang 1


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

MÃ KÍ HIỆU
……………….

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10
Năm học 2015 - 2016
Môn : Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 8 trang)

Chú ý:
-

Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tối đa

-

Điểm bài thi 10 điểm

Câu


Đáp án

Điểm

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
1

Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả:
+ Bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh”

2

Xác định đúng thể thơ:
+ Thể thơ 8 chữ

3

0.25 điểm

Xác định đúng biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn thơ:
+ Biện pháp tu từ so sánh

4

0.25 điểm

Nêu đúng các từ Hán Việt trong đoạn thơ:
+ tuấn mã, trường giang

5


0.25 điểm

0.25 điểm

Nêu đúng các hình ảnh được tái hiện trong đoạn thơ:
+ chiếc thuyền, cánh buồm

0. 5 điểm

Nêu đúng, ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh:
6

+ Diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra 0.25 điểm
khơi: sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng hấp dẫn, và tâm trạng phơi
phới đầy tin tưởng của con người.
+ Cánh buồm trắng quen thuộc bỗng lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng 0.25 điểm
đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác
cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật....
Nêu được suy nghĩ về ngư dân Việt Nam trước tình hình Biển Đông hiện nay.

7

+ Ngư dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi tình hình biển Đông 0.25
căng thẳng (đặc biệt khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải điểm
Dương 981..) bị tàu cá Trung Quốc đuổi đánh, đâm va, cướp bóc…

Trang 2



BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

+ Việc Trung Quốc gia tăng các hành động phá hoại tàu cá Việt Nam 0.5 điểm
không làm cho ngư dân chùn bước. Họ quyết tâm bám biển đến cùng để
góp sức bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc, dù thiệt hại vẫn ra
khơi, giữ ngư trường truyền thống, giữ nghề của cha ông, sát cánh với
0.25 điểm
lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển, đóng tàu lớn để vươn khơi…
+ Bày tỏ sự cảm phục, tự hào…
Phần II: Làm văn (7 điểm)
1

Mở bài (0.5 điểm)
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích:

0.5 điểm
(3
điểm) - Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác năm 1980, trước khi ông
qua đời, khi đó tác giả ý thức rất rõ thời gian sống của mình còn rất ngắn
ngủi. Bài thơ là bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, mùa xuân cách
mạng hào hùng, là tâm nguyện chân thành, lời nhắn gửi thiết tha của nhà
thơ để lại cho đời. Đoạn thơ thuộc phần cuối tác phẩm, bày tỏ những suy
ngẫm và tâm niệm của tác giả về lẽ sống và ý nghĩa giá trị cuộc đời mỗi
con người.
Thân bài (2.0 điểm)
+.... Giới thiệu khái quát mạch cảm xúc: Đoạn thơ này nằm ở phần cuối 0.25 điểm
của tác phẩm. Sau những dòng cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, say đắm
và tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên ở ba khổ
thơ đầu, đoạn thơ chính là những ước nguyện chân thành mà tha thiết của
Thanh Hải. Đó là ước nguyện được sống hòa nhập, cống hiến cho đất

nước, cuộc đời.
+ Hình ảnh ẩn dụ “ mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ, thú vị và sâu sắc:
Với Thanh Hải, mỗi người là một mùa xuân, cả đất nước là một mùa
xuân lớn lao, vĩ đại. Hình ảnh này cũng làm toát lên giá trị của con
người trong cuộc đời. Đặt cái vô hạn của của đất trời bên cạnh cái hữu
hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. Khi nguyện
làm mùa xuân nho nhỏ, nghĩa là tác giả nguyện sống đẹp, sống với tất
cả sức tươi trẻ của mình góp vào mùa xuân lớn của đất nước, làm đẹp
mùa xuân đất nước.

0.25 điểm

+ Các từ láy: nho nhỏ, lặng lẽ làm toát lên sự khiêm nhường. Nhà thơ 0.25 điểm
mong ước được cống hiến cho mùa xuân cuộc đời nhưng là sự cống
hiến âm thầm, không ồn ào, không phô trương, không mong được đền
đáp.

Trang 3


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

+ Nghệ thuật đảo ngữ và từ “dâng”thể hiện sự khiêm tốn, chân thành 0.25 điểm
một lẽ sống đẹp, sống cao cả….
+ Đó là ước nguyện trọn cuộc đời. Điệp ngữ “dù là” vang lên như một
0.5 điểm
thách thức với thời gian, với tuổi tác, với bệnh tật đồng thời như là một
lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong
mùa xuân rộng lớn của đất nước.
+ Hình ảnh hoán dụ tuổi 20, khi tóc bạc diễn tả cuộc đời của con người.

Tuổi 20 là tuổi trẻ, lứa tuổi tràn trề nhựa sống và sự dẻo dai, trí tuệ minh
mẫn...Khi tóc bạc là lúc đã già, mắt mờ, chân chậm...Qua đây, Thanh
Hải muốn khẳng định một ước nguyện thật giản dị, khiêm nhường
mà chân thành, tha thiết. Đó là sự cống hiến hết mình cho cuộc đời,
bất chấp thời gian, tuổi tác. Khát vọng cống hiến đã làm cho cuộc
đời con người nên có ý nghĩa hơn. Ước nguyện, khát vọng của nhà
thơ chính là một lẽ sống đúng đắn.
* Khái quát:

0.5 điểm

+ Đoạn thơ đã sử dụng rất thành công thể thơ năm chữ với nhịp điệu và
giọng điệu biến đổi linh hoạt theo mạch cảm xúc, gần với các làn điệu
dân ca miền Trung (nhất là dân ca Huế), mang âm hưởng nhẹ nhàng, tha
thiết; cảm xúc tuôn chảy liền mạch, tự nhiên. Ngoài ra, đoạn thơ còn
thành công trong việc sử dụng hình ảnh thơ mang ý nghĩa biêu tượng.
Các phép tu từ như điệp ngữ, hoán dụ cũng được sử dụng hiệu quả. Qua
đó, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng, lẽ sống giản dị, khiêm nhường nhưng
vô cùng cao quí, đó là sự cống hiến trọn vẹn, quên mình vì tổ quốc, vì
cuộc đời. Đây là một vấn đề nhân sinh đã được chuyển tải bằng những
hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha
+ Đặt đoạn thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ta
càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
Kết bài (0.5 điểm)
- Khẳng định lại vị trí của đoạn thơ, bài thơ trong để tài viết về thiên
nhiên, đất nước, về tình yêu cuộc sống, sức lan tỏa bài thơ…
*Lưu ý:

0.5 điểm


- Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết không mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả
và đảm bảo tốt các ý Yêu cầu chung. Có cách diễn đạt hấp dẫn, xúc động và có sự
sáng tạo.
2

Mở bài (0.5 điểm)

Trang 4


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi thành công 0.25 điểm
ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng,
đậm chất trữ tình, đậm chất thơ.
- Lặng lẽ Sa Pa được viết ra năm 1970, in trong tập Giữa trong xanh. 0.25 điểm
Là kết quả của chuyến đi thực tế tại Lào Cai
- Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên
Sa Pa, mà còn ngợi ca những con người đang say mê lao động với lòng
nhiệt huyết đáng trân trọng. Nhân vật anh thanh niên để lại những cảm
xúc khó quên trong lòng người đọc
Thân bài (3 điểm)
Tóm tắt tình huống:
0.25 điểm
- Anh thanh niên không xuất hiện từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp
gỡ chốc lát với bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái trẻ khi xe của họ dừng lại
nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một
ấn tượng, một kí họa chân dung về anh, rồi dường như anh lại khuất lấp
vào giữa mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi rừng Sa Pa.
+ Tác phẩm đã đưa người đọc nhập vào một cảnh sắc, một tình huống

tình cờ nhưng hết sức chặt chẽ, thể hiện ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc.
Chọn điểm nhìn từ nhân vật họa sĩ, nhân vật bác lái xe, những người
từng trải, đi nhiều, biết nhiều, thạo văn hóa trăm miền, người say mê tìm
kiếm cái đẹp, tác phẩm vừa thể hiện cái nhìn, quan điểm của quần
chúng nhân dân, vừa thể hiện phát ngôn tư tưởng của nhà văn...
* Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật đặc biệt.
- Anh sống một mình trên đỉnh núi cao, điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt: quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo, gió tuyết,
rét...Tác giả giới thiệu anh qua lời của bác lái xe: “Anh thanh niên hai
mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí
tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”…Thử thách
lớn nhất đối với chàng trai trẻ ấy chính là sự cô độc. Sống đơn độc nơi
rừng núi mà làm việc thì không phải là chuyện dễ dàng. Biết bao vất vả,
gian lao, thiếu thốn..
=>Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với
tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động. Nhưng anh vẫn vượt qua
được. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ? Đó là ý chí,
nghị lực, những phẩm chất và sức mạnh bên trong của nhân vật đã giúp
anh vượt lên tất cả để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa
* Anh thanh niên là người say mê công việc, có ý thức trách nhiệm,

Trang 5

0.5 điểm

1.0 điểm


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)


lặng lẽ cống hiến hết mình, có những suy nghĩ, quan niệm đúng đắn
về cuộc sống và công việc
- Anh sống gắn bó với sự nghiệp của đất nước, rất có trách nhiệm với
cuộc đời. Anh tự nguyện lên Sa Pa là sự nhận thức chín chắn, đúng đắn,
sâu sắc nhất. Anh thanh niên, một cán bộ vật lý kiêm khí tượng địa
cầu, đã sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào để có thể phát huy tài năng và
thực hiện ước mơ của mình.
- Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất
góp phần vào việc dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến
đấu. Gian khổ nhất là vào lúc một giờ sáng, dù mưa gió, tuyết lạnh thế
nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc.
- Mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy
giờ tối, lại một giờ sáng..
=> Vượt lên hoàn cảnh bằng nghị lực, gắn bó, say mê tinh thần trách
nhiệm cao với công việc
-Anh rất yêu công việc của mình. Đối với anh, công việc là niềm đam
mê cháy bỏng, là niềm hạnh phúc lớn nhất. Hơn ai hết, anh hiểu rõ
công việc thầm lặng của mình là có ích mọi người, nó gắn liền anh với
cuộc sống chung của đất nước. Anh tâm sự với ông họa sĩ : “Khi ta làm
việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi
công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia.Công
việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
Dù công việc có vất vả nhưng anh không thể sống thiếu nó.
- Chỉ có một mình ở trạm khí tượng trên núi cao nhưng anh tự nguyện,
tự giác, yên tâm công tác chưa hề để xẩy ra một sơ xuất dù nhỏ.
- Công việc của anh ở nơi đây thật là vất vả và đơn điệu, phải lặp đi lặp
lại những con số nhưng anh không cảm thấy nhàm chán. Công việc đòi
hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
với lòng hăng say trong công tác, người con trai của rừng núi Sa Pa vẫn
tự cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn, làm việc trong sự tự nguyện,

tự giác, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gặt hái những
thành quả tốt đẹp. => Anh đã dồn tất cả thời gian, tâm sức mình cho
nhiệm vụ, sự say mê công việc đã giúp anh không cảm thấy cô đơn.
- Anh có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về hạnh
phúc. Với anh hạnh phúc là trong công việc. Khi kể lại thành tích nhờ
phát hiện kịp thời đám mây khô, không quân ta đã hạ nhiều máy bay Mĩ

Trang 6


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

ở cầu Hàm Rồng, anh nói : “kể từ hôm đó, cháu sống thật hạnh phúc”.
Anh hạnh phúc, tự hào khi được đóng góp sức lao động, được cống hiến
cho đất nước...=> lí tưởng của thế hệ thanh niên trẻ....
=> Niềm say mê công việc, tinh thần lao động tận tụy và những suy
nghĩ đẹp ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh,
“thấy cuộc đời đẹp quá!”, giúp anh có thêm nghị lực để sống một cuộc
sống đẹp, đầy ý nghĩa, gắn bó với mọi người dù một mình đơn độc làm
việc trên núi cao.
* Ngoài ra anh tổ chức cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật 0.5 điểm
ngăn nắp, phong phú cả vật chất và tinh thần, một nếp sống thơ
mộng, văn minh
- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho
riêng mình. Anh yêu cái đẹp : anh trrồng hoa, một vườn hoa đầy mầu
sắc. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi
người. Gian nhà của anh sạch sẽ, gọn gàng. Anh chạy về trước là để
pha trà, cắt hoa tặng khách chứ không phải để thu dọn nhà cửa vì khách
tới thăm bất ngờ như họa sĩ tưởng. Anh trồng rau, nuôi gà là để tự cung
cấp cho mình thức ăn.

- Anh còn đọc sách ngoài những giờ làm việc. Sách đã trở thành người
bạn thân thiết của anh. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng
quýnh” như cầm được vàng. Anh nói với cô gái: “ Cô thấy đấy, lúc nào
tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một
vẻ”. Anh tự lo liệu xoay sở đẻ thường xuyên có sách đọc. Sách không
chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh
khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một
thói quen, một đức tính đáng quý ở anh.
* Anh thanh niên còn là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, 0.5 điểm
chân thành hiếu khách và khiêm tốn.
- Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác.
Anh mừng lắm khi gặp được bác tài và càng mừng hơn khi được tiếp
bác tài, nhà hoạ sĩ, và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường tại nơi
làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : « Trời ơi, chỉ còn
năm phút ». Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọi người.
Anh « nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ ». Anh rất
hiếu khách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà (giỏ trứng) cho
khách. Và anh rất lưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ,
niềm nở, hiếu khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những

Trang 7


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

ấn tượng khó quên.
- Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao
người khác.Thực tâm, anh thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ
là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người. Mặc dù ông hoạ sĩ già
hết sức khâm phục anh, ông muốn vẽ chân dung của anh, nhưng anh

một mực từ chối, anh không muốn vì cảm thấy mình không xứng đáng
được hưởng ân huệ ấy. Anh đã kể những người xứng đáng khác. Anh
nói thành thực: “những người khác đáng kể, đáng vẽ hơn anh. Một mình
thì anh bạn trên trạm đỉnh Phăng -xi -păng ba nghìn một trăm bốn
mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Cháu giới thiệu với bác ông
kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!… Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa
học ở cơ quan cháu…” Và anh say sưa kể về thành tích của những
người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái
xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên có sức khơi gợi và lan tỏa
mạnh mẽ
* Khái quát nghệ thuật:

0.25điểm

+ Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. Xây dựng đối thoại,
độc thoại và độc thoại nội tâm. Nghệ thuật miêu tả nhân vật với nhiều
điểm nhìn, kết hợp kể với tả và nghị luận, chất trữ tình trong tác phẩm
truyện.
Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho nhân vật xuất hiện trong
khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật
chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy
nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Hình tượng nhân vật anh
thanh niên tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu
miền Bắc nước ta vừa sản xuất, và chống chiến tranh phá hoại của giặc

Kết bài (0.5 điểm)
+ Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, 0.5 điểm
sống có lý tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước.
+ Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước

trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
- Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong
“Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên

Trang 8


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.
.................................Hết................................

MÃ KÍ HIỆU
THPT
..........................

ĐỀ THI VÀO LỚP 10
Năm học 2015- 2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 02 trang)

I. ĐỌC – HIỂU ( 3,0 điểm)
1. Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một chữ cái đứng trước
phương án đúng.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
( Ngữ văn 8 – Tập II, NXB Giáo dục )

a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào?
A. Nhớ biển quê hương.
C. Quê hương.
B. Nhớ con sông quê hương.
D. Đoàn thuyền đánh cá.
b. Tác giả của bài thơ trên là ai?
A. Tế Hanh.
B. Đỗ Trung Quân.
C. Huy Cận.
D. Xuân Quỳnh.
c. Bài thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Nhà thơ vừa trở về quê hương sau nhiều năm xa cách.
B. Nhà thơ đang sống, học tập và lao động ở nước ngoài..
C. Nhà thơ đang sinh sống ngay trên mảnh đất quê hương.
D. Nhà thơ đang sống, học tập tại Huế.
d. Từ “Tôi” trong câu thơ: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá giữ chức vụ gì trong
câu?
A. Vị ngữ.
B. Chủ ngữ.
C. Khởi ngữ.
D. Trạng ngữ.
2. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ?
4. Nêu tác dụng của phép tu từ tìm được?
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Trang 9


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)


Câu 1 (3,0điểm Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 2 (4 điểm):
Hình ảnh con người lao động mới được thể hiện một cách chân thực qua tình yêu
nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc và cách tổ chức sắp xếp cuộc sống một cách
khoa học, nền nếp văn minh của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long.
Bằng một bài văn ngắn, em hãy làm sáng tỏ điều đó ?
----------------------------Hết------------------------------

Trang 10


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

MÃ KÍ HIỆU
………………………

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

Chú ý:

-

Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm.

-

Điểm bài thi.

Câu

Đáp án

Điểm

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
1. Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi

1.0 điểm

(Mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
PHẦN

a

b

c

d


ĐÁP ÁN

C

A

B

B

2. Nêu đúng nội dung đoạn thơ: Nỗi nhớ quê hương da diết, tình
yêu quê sâu đậm trong trái tim người con xa quê.
3. Nêu đúng phép tu từ: Liệt kê

0.5 điểm

4. Nêu đúng tác dụng của phép tu từ:
+ Phép liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con
thuyền, cái mùi nồng mặn gợi hình ảnh thân thương gắn bó với
làng chài bé nhỏ. Những hình ảnh ấy đã lần lượt xuất hiện trong
những khổ thơ trước. Nhưng đến đây, Tế Hanh đã sắp xếp một
loạt hình ảnh đó cạnh nhau như tô đậm thêm nỗi nhớ quê hương
đau đáu. Nỗi nhớ của nhà thơ được gửi trong những vật hữu hình,
gửi vào cả những thứ vốn vô hình vô ảnh như cái mùi nồng mặn.

1.0 điểm

Trang 11

0.5 điểm



BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

Cái hay của khổ thơ chính là ở hình ảnh cái mùi nồng mặn. Phải
chăng, đó là mùi của nắng, gió, mùi của muối biển mặn mòi, mùi
của cá biển....Không thể đọc chính xác mùi vị ấy. Đó là mùi vị
đặc trưng của làng chài, đã in sâu trong tâm khảm nhà thơ. Để rồi
nó mãi trở thành nỗi nhớ. => khẳng định nỗi nhớ, niềm thương,
tình yêu quê hương nồng nàn, da diết khôn nguôi của nhà thơ....
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
a. Mở bài (0.25 điểm)
- Lãnh tụ Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc là nguồn cảm hứng bất tận trong
các sáng tác văn chương nghệ thuật

Tháng 4 năm 1976, khi đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh vừa được hoàn thành, ước mong được ra Hà Nội,
được viếng lăng Bác Hồ của đồng bào miền Nam đã có thể thực
hiện. Nhà thơ Viễn Phương cùng đồng bào chiến sĩ từ miền Nam ra
Hà Nội viếng Bác. - Niềm hạnh phúc nghẹn ngào ấy là cảm hứng
để nhà thơ Viễn Phương viết bài thơ Viếng lăng Bác. Dù ra đời muộn, nhưng
Viếng lăng Bác vẫn được đánh giá là một trong những tác phẩm thành
công xuất sắc và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người đọc.
-

Đoạn thơ đã thể hiện một cách sâu sắc lòng thành kính của nhà thơ và của nhân dân đối với
Bác

b. Thân bài (2.5 điểm)


Trang 12

0.25


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

* Khái quát mạch cảm xúc:
0.25 điểm
Đây là khổ thơ thứ hai của tác phẩm, với giọng điệu xúc
động, thiết tha, thành kính, đoạn thơ đã thể hiện niềm tự hào,
lòng biết ơn của nhân dân ta với Bác. Cảm xúc ấy đã được tác giả
diễn tả một cách mộc mạc, chân thành, tha thiết.
Từ nỗi bồi hồi xúc động đến nghẹn ngào ban đầu khi
0.75 điểm
đặt chân đến lăng Bác, nhà thơ bày tỏ tình cảm kính yêu sâu
sắc của nhân dân với Bác.
(trích thơ)
- Nhà thơ đã từ những chi tiết có thực để chuyển sang miền suy
tưỏng.
- Cảm nhận được mặt trời lên, nhà thơ suy nghĩ vẻ hai vầng mặt
trời.
+ Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời thiên tạo, là hành
tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh
hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng. Đặt hình ảnh
mặt trời vũ trụ trong mối quan hệ song song với vầng mặt trời ở
trong Lăng. Nhà thơ đã nâng hình ảnh mặt trời trong Lăng lên 1.0 điểm
tầm cao cả, lên tầm vũ trụ. Mặt trời trong lăng chính là hình ảnh
ẩn dụ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phép ẩn dụ này thể hiện ý ngợi
ca công lao to lớn, vĩ đại của Bác, ca ngợi về sự vĩ đại, nguồn ánh

sáng, sự vĩnh hằng..
+ Điệp ngữ “ngày ngày” thể hiện một quy luật đều đặn, vĩnh
viễn của thời gian, vừa thể hiện quy luật vĩnh hằng của tình cảm
nhân dân ta dành cho vị cha già vĩ đại.
+ Từ hình ảnh những vòng hoa mà viếng Bác, từ hình ảnh những
dòng người nối tiếp nhau theo hàng để được đến bên Người; từ ý
nghĩa cao cả mà Bác Hồ đã đem đên cho cuộc đời, cho đất nước
và mỗi con người. Bác là ánh sáng, Bác như người gieo trồng và
vun xới, Bác là nguồn cội làm nên cuộc sống, lương tâm, nhân
phẩm... mỗi con người đã trở thành đóa hoa thơm, cả dân tộc đã
trở thành vườn hoa đẹp... dâng lên Người, nhà thơ đã sáng tạo ẩn
dụ tràng hoa - tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam,
lòng kính yêu, nhân phẩm, lương tâm dâng lên Người……=>
Khổ thơ thứ 2 bao trùm một cảm xúc thành kính, tự hào với
2 ẩn dụ tuyệt đẹp đã gợi lên cảm xúc thiêng liêng thành kính,
tô đậm sự vĩ đại, trường tồn, ca ngợi công lao vĩ dại của Bác

Trang 13


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta với Bác.
+ Đánh giá nghệ thuật: khổ thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm,
thành kính phù hợp với đề tài viết về lãnh tụ, lại vừa tha thiết, sâu
lắng,. Để tạo nên giọng điệu ấy, tác giả đã kết hợp nhiều yếu tố
như: thể thơ tự do, gieo vần không cố định...Ngoài ra, khổ thơ còn
sử dụng hình ảnh có sức gợi sâu sắc, có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: mặt trời,

0.5 điểm


tràng hoa. Vẻ đẹp trong cảm xúc của đoạn thơ thể hiện lòng thành kính, sự ngưỡng vọng và
biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân ta đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

c. Kết bài (0.25 điểm)
- Đánh giá về đoạn thơ.
0.25 điểm
=> Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã có vị trí xứng đáng trong
mảng thơ ca viết về Bác.
3
(4 điểm)

a. Mở bài (0.5 điểm)
- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi 0.25 điểm
thành công ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Tác phẩm của ông
thường nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình, đậm chất thơ.
- Lặng lẽ Sa Pa được viết ra năm 1970, in trong tập Giữa trong 0.25 điểm
xanh. Là kết quả của chuyến đi thực tế tại Lào Cai
- Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên
nhiên Sa Pa, mà còn ngợi ca những con người đang say mê lao
động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng. Nhân vật anh thanh
niên để lại những cảm xúc khó quên trong lòng người đọc
b. Thân bài (3.5 điểm)

Trang 14


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

Tóm tắt tình huống:

0.25 điểm
- Anh thanh niên không xuất hiện từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc
gặp gỡ chốc lát với bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái trẻ khi xe của họ
dừng lại nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủ để các nhân vật khác
kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về anh, rồi
dường như anh lại khuất lấp vào giữa mây mù bạt ngàn và cái lặng
lẽ muôn thuở của núi rừng Sa Pa.
+ Tác phẩm đã đưa người đọc nhập vào một cảnh sắc, một tình
huống tình cờ nhưng hết sức chặt chẽ, thể hiện ý nghĩa nghệ thuật
sâu sắc. Chọn điểm nhìn từ nhân vật họa sĩ, nhân vật bác lái xe,
những người từng trải, đi nhiều, biết nhiều, thạo văn hóa trăm
miền, người say mê tìm kiếm cái đẹp, tác phẩm vừa thể hiện cái
nhìn, quan điểm của quần chúng nhân dân, vừa thể hiện phát
ngôn tư tưởng của nhà văn...
* Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật đặc biệt.
- Anh sống một mình trên đỉnh núi cao, điều kiện thiên nhiên
khắc nghiệt: quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo, gió
tuyết, rét...Tác giả giới thiệu anh qua lời của bác lái xe: “Anh
thanh niên hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một
mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất
“thèm người”…Thử thách lớn nhất đối với chàng trai trẻ ấy
chính là sự cô độc. Sống đơn độc nơi rừng núi mà làm việc thì
không phải là chuyện dễ dàng. Biết bao vất vả, gian lao, thiếu
thốn..
=>Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn
đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động. Nhưng
anh vẫn vượt qua được. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn
cảnh ấy ? Đó là ý chí, nghị lực, những phẩm chất và sức mạnh
bên trong của nhân vật đã giúp anh vượt lên tất cả để sống một
cuộc đời đầy ý nghĩa

* Chân dung một người thanh niên là người say mê công việc,
có ý thức trách nhiệm, có tình yêu nghề, lặng lẽ cống hiến hết
mình.
+ nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt
đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất,
phục vụ chiến đấu...
+ mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một

Trang 15

0.5 điểm

1.25 điểm


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng..
+ điều kiện khắc nghiệt: gió giống những nhát chổi muốn quét đi
tất cả, ném vứt lung tung...
=> Vượt lên hoàn cảnh bằng nghị lực, gắn bó, say mê tinh thần
trách nhiệm cao với công việc
- Anh luôn có những suy nghĩ đúng đắn, chân thành, sâu sắc về
công việc, về cuộc sống.
+ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình
được?
+ Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia.
+ Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn
đến chết mất

+ Anh hạnh phúc, tự hào khi được đóng góp sức lao động, được
cống hiến cho đất nước...=> lí tưởng của thế hệ thanh niên trẻ....
=> Niềm say mê công việc, tinh thần lao động tận tụy và những
suy nghĩ đẹp ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người
xung quanh, “thấy cuộc đời đẹp quá!”, giúp anh có thêm nghị lực
để sống một cuộc sống đẹp, đầy ý nghĩa, gắn bó với mọi người
dù một mình đơn độc làm việc trên núi cao.
* Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, biết tạo 0.75 điểm
ra cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng.
+ Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian
với chiếc gường con, một chiếc bàn học, một giá sách.
+ Anh trồng hoa, nuôi gà, đọc sách...
=> Cuộc sống ngăn nắp của một thanh niên, đó không chỉ là lối
sống mà còn là văn hóa, là một lối sống đẹp...
=> Vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên có sức khơi gợi và lan
tỏa mạnh mẽ
Khái quát nghệ thuật:

0.25điểm

+ Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. Xây dựng
đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Nghệ thuật miêu tả
nhân vật với nhiều điểm nhìn, kết hợp kể với tả và nghị luận, chất
trữ tình trong tác phẩm truyện.
Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho nhân vật xuất hiện
trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân
dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm,

Trang 16



BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công
việc. Hình tượng nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho vẻ đẹp
của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa
sản xuất, và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ
c. Kết bài (0.5 điểm)
+ Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao 0.5 điểm
động mới, sống có lý tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình
cho
đất
nước.
+ Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi
trước trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
- Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến
trong “Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của
thanh niên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ
đổi mới.
-----------Hết-----------

MÃ KÍ HIỆU
…………………………..

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 09 câu, 01 trang)


Trang 17


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

Phần I: Đọc hiểu ( 3 điểm)
Câu 1: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Phóng sự
C. Tiểu thuyết
D. Hồi kí
Câu 2: Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ nào?
A. Tứ tuyệt
B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Những biện pháp tu từ nào dưới đây được sử dụng ở đoạn 3 bài thơ “Nhớ
rừng” của Thế Lữ?
A. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ.
B. So sánh và hoán dụ.
C. Ẩn dụ và nhân hóa.
D. Câu hỏi tu từ và so sánh.
Câu 4: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Cậu có thích bộ phim này không?
B. Còn mấy tuần nữa thì chúng ta thi học kì Lan nhỉ?
C. Cậu giúp mình một tay chứ?
D. Em trai cậu học lớp mấy rồi?
Câu 5 (0,5 điểm): Cho hai câu thơ sau:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”


(Quê hương- Tế Hanh)
Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 6 (0,5 điểm): Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu?
Câu 7 (1 điểm):
Trong chương trình Ngữ Văn 9, có nhân vật người cha, vì chiến tranh xa cách, khi trở
về, đứa con hoài nghi, xa lánh, khi cha con nhận ra nhau thì cũng là lúc chia tay mãi mãi.
Từ
văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em có những suy ngẫm gì
về
bi kịch của chiến tranh.
Phần II: Làm văn ( 7 điểm)
Câu1 (3 điểm): Viết bài văn ngắn khoảng hai trang giấy thi phân tích đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2013)
Câu 2 (4 điểm):
Cảm nghĩ về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn “Những
ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. ( Học sinh trình bày dưới hình thức một bài văn
ngắn)
-----------Hết---------

Trang 18



BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

MÃ KÍ HIỆU
…………………………..

Phần I: Đọc hiểu ( 3 điểm )
Câu

ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015-2016
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Hướng dẫn chấm gồm: 3 trang)
Đáp án

1
2
3
4

C
B
A
C
- Những biện pháp tu từ cơ bản: so sánh và nhân hóa
- Tác dụng :
+ Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài.
5
Sự so sánh không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn, nhưng đã gợi ra

được một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.
+ Hình ảnh con thuyền vô tri trở nên có nghị lực phi thường, tràn trề
hơi thở của sự sống trong quyết tâm chinh phục biển khơi.
- Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí, nó không chỉ có ý
nghĩa về đề tài viết vể những người đồng đội có cùng chí hướng, lí
tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là
đồng chí mà sâu sắc hơn, tác giả muốn viết về tình đồng đội, đồng ngũ,
6
đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức
chung lòng cứu nước, cứu dân,… đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất để
người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu
và chiến thắng.
- Từ cảnh ngộ của người cha trong tác phẩm, em nghĩ tới bi kịch
nghiệt ngã mà con người phải hứng chịu vì chiến tranh. Người cha đã
chịu mất mát, đau khổ khi chiến đấu, lúc trở về thì không được con
chấp nhận. Có cố gắng biểu hiện yêu thương cũng bị từ chối. Chiến
7
tranh mang đến nhiều mất mát, phi lí… ngay cả trong tình phụ tử
thiêng liêng. Từ đó, chúng ta thấm thía hậu quả quá lớn lao và khốc liệt
mà chiến tranh đã mang đến cho con người….
Phần II: Làm văn ( 7 điểm )
A. Mở bài:
- Giới thiệu về nhà thơ Y Phương và bài thơ "Nói với con"
- Khái quát về đoạn thơ + Trích thơ
B. Thân bài:
Câu 1 * Khái quát nội dung đoạn 1: Người cha nói với con về cọi nguồn sinh
3 điểm dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương
* Phân tích đoạn thơ với hai ý cơ bản sau:
- Người cha lần lượt ca ngợi những phẩm chất dễ thương của người
đồng mình đó là sự từng trải, có chí lớn bằng cách nói rất cụ thể của

người miền núi:
Người đồng mình thương lắm con ơi

Trang 19

Điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm

0,5điểm

0,25 điểm
0,5 điểm


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

Câu 2
4 điểm

Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn

- Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian
khổ thể hiện trong điệp ngữ " không chê, không lo" và cách nói tha
thiết " vẫn muốn"; họ sống mạnh mẽ, hồn nhiên như sông, như suối; dù
quê hương có vất vả nhọc nhằn họ cũng không bao giờ quay lưng lại
với quê hương
=> Qua những lời nói đầy tự hào đó người cha muốn con phải nối tiếp,
phát huy truyền thống đó.
* Đánh giá:
- Thể thơ tự do, cách nói tự nhiên mà giàu hình ảnh của người miền
núi, giọng thơ mạnh mẽ, hồn nhiên,
- Đoạn thơ là khúc tâm tình người cha dặn dò con và mong con phải
biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương.
C. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung đoạn thơ
- Liên hệ
A.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
+ Lê Minh Khuê là cây bút chuyên về truyện ngắn, trong nhữg năm
chiến tranh, truyện của bà viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở
tuyến đường Trường Sơn
+ Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác
phẩm đầu tay của nhà văn, viết năm 1971, trong lúc cuộc kháng
chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện viết về
những cô gái thanh niên xung phong trên 1 cao điểm ở tuyến đường
Trường Sơn.
B. Thân bài:
1. Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ
cứu nước.
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"

Cuộc chiến chống Mĩ gay go, ác liệt, nhiều người thanh niên đi
thẳng ra chiến trường. Hình ảnh những người thanh niên đi vào
trong thơ ca bất diệt, đánh dấu một chặng đường lịch sử cam go mà
oai hùng. Nơi núi rừng Trường Sơn nắng cháy lửa đạn lại xuất hiện
những người lính mới còn mang màu áo thư sinh nhưng không
thiếu lòng dũng cảm.
a. Nét chung của 3 nhân vật:
- Phong cách người chiến sĩ.
- Hoàn cảnh cuộc chiến đầy gian khổ, ác liệt và cũng đầy hi sinh.
- Trong hoàn cảnh đó họ vươn lên và tỏa sáng những phẩm chất
cao đẹp.
+ Nét trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ, dễ xúc cảm,
nhiều mơ ước, thích làm đẹp.
+ Luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái
độ hiên ngang.
+ Có tình đồng chí đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng se chia với

Trang 20

1 điểm

0,25điểm

0,5 điểm
0,5 điểm

0,25điểm

0,75điểm



BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

nhau trong cuộc sống.
+ Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, với trái tim yêu
nước nồng nàn, luôn sẵn sáng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
b. Nét riêng:
* Thao:
- Là một cô gái thành thị, chị không yểu điệu mà rất cương quyết,
lớn tuổi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất, Thao trở thành thủ trường
của hai cô em gái cùng tổ.
- Dũng cảm, bình tình trong mọi khó khăn, táo bạo và cương quyết
nhưng lại sợ máu và vắt.
- Có những dự tính thực tế về tương lai song vẫn có những nét mơ
mộng tuổi trẻ.
* Nho:
- Ít tuổi nhất, trắng trẻo, nhỏ nhắn như một que kem nhưng cũng
cứng rắn đầy sự dũng cảm.
- Bình thản, lạc quan ngay cả trong khi bị thương.
* Phương Định:
- Dù vào chiến trường vẫn mang rõ nét tâm hồn của một cô gái Hà
Nội
+ Nhạy cảm, thích quan tâm đến hình thức.
+ Luôn nhớ những kỉ niệm về Hà nội và gia đình.
+ Hồn nhiên, mơ mộng, thích hát.
- Vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đầu, có tinh thần đồng đội
- Lạc quan yêu đời.
2. Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
a. Nghệ thuật:

- Phương thức: tự sự, miêu tả. biểu cảm.
- Miêu tả tâm lí nhân vật hợp lí, mang màu sắc hiện thực.
- Ngôn ngữ: sinh động, trẻ trung.
- Ngôi kể: theo vai kể là nhân vật chính -> kể chuyện tự nhiên, lôi
cuốn.
b. Nội dung:
- Truyện tập trung thể hiện tinh thần trách nhiệm, vẻ đẹp tâm hồn,
tư tưởng và những phẩm chất cao đẹp của nhữg cô gái thanh niên
xung phong.
- Đem đến cho người đọc những cẩm nhận sâu sắc về hình ảnh cô
gái thanh niên xung phong.
- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ, là những
"ngôi sao" lấp lánh trên tuyến đường Trường Sơn thời kì khói lửa.
C. Kết bài:
- Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng
cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiền
vui vẻ của những cô gái thanh niên xung phong. Đó là hình tượng
đẹp là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ.
- Thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay,
kế tục và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha
anh.

Trang 21

1,5 điểm

0,25điểm

0,25điểm


0,5điểm


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

MÃ KÍ HIỆU
…………………………..

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 09 câu, 02 trang)

Phần 1: Đọc hiểu: ( 3 điểm)
Lựa chọn câu trả lời đúng nhất ( từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1: Bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được sáng tác năm nào?
A. 1975
B. 1976
C. 1977
D. 1978
Câu 2: “ Mùa xuân nho nhỏ” được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
A. Đêm nay Bác không ngủ
B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
C. Đồng chí
D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 3: Câu văn: “ Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho
sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài” có mấy cụm danh từ?
A. Một
B. Hai

C. Ba
D. Bốn
Câu 4: Câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hoá.

D. Nói

quá.
Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa biểu đạt của biện pháp tu từ trên?
A. Thể hiện sức mạnh của lời ca tiếng hát.
B. Ca ngợi tình yêu ca hát của con người.
C. Tái hiện hình ảnh con thuyền băng nhanh ra biển.
D. Thể hiện niềm vui, khí thế phấn chấn, hào hứng của người lao động làm chủ cuộc
đời,
làm chủ biển khơi.
Câu 6: Em hiểu như thế nào về nhan đề “ Tức nước vỡ bờ ” ( Trích “ Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)?
A. Vì đoạn trích miêu tả cảnh nước bị dồn nén làm cho bờ bị vỡ.
B. Vì đoạn trích miêu tả cảnh một người phụ nữ nông dân hiền dịu nhưng khi bị dồn
đến
đường cùng đã dám liều mạng đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng.
C. Vì đoạn trích miêu tả cảnh anh Dậu bị bọn tay sai nhà lí trưởng hành hạ đến nỗi
nằm
liệt giường.
D. Vì gia đình chị Dậu đã khổ nay lại càng khổ hơn
Câu 7: “ …Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết
chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,


Trang 22


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương
năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
( Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ về
hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Phần 2: Làm văn. ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Dưới hình thức bài văn ngắn ( 1,5 trang giấy thi), hãy trình bày cảm
nhận của em về vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong thơ qua đoạn trích sau:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
( “ Đồng chí” – Chính Hữu)
Câu 2: ( 4 điểm) Viết bài văn ngắn phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện
ngắn
“ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
-----------Hết-----------

Trang 23


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

MÃ KÍ HIỆU
………………………


ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10
Năm học 2015 - 2016
MÔN:NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Phần 1: Đọc hiểu ( 3điểm)
Câu 1,2,3,4: Mỗi lựa chọn đúng 0,25đ
Câu 5,6: Mỗi lựa chọn đúng 0,5 đ
Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

C


B

D

B

Câu

Đáp án

Điểm

- Về nội dung (0,75đ)
7

+ Những người chiến sĩ phải sống trong một khung cảnh có nhiều 0,25 đ
khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường
xuyên gặp phải bão tố, thiếu nước ngọt, thiếu sách báo... phải trải
qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà, nhớ quê.
+ Giàu ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc 0,25 đ
sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả
+ Hình ảnh các chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào 0,25 đ
hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hi sinh vì nghĩa lớn.
- Về hình thức ( 0,25)
+ Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

0,25 đ

Phần 2: Làm văn. ( 7điểm )

Câu

Đáp án

Điểm

Mở bài:( 0,5 đ)
- Giới thiệu nhà thơ Chính Hữu và bài thơ Đồng chí

0,25đ

- Giới thiệu và trích dẫn đoạn trích

0,25đ

Thân bài: ( 2đ)
- Ba câu thơ là một bức tranh đẹp về ngôn từ. Đó chính là bức 0,25đ
tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng
đẹp về cuộc đời chiến sĩ.

Trang 24


BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ĐỊNH MỚI NHẤT (PHẦN 8)

- Ba câu thơ ghi lại một đêm phục kích giữa “ rừng hoang sương
muối”, thời tiết khắc nghiệt, trong thử thách cam go của một trận
chiến và một khi súng đã nổ thì biết đâu trong số họ sẽ có người
nằm xuống.
- Hình ảnh người lính gan dạ, dũng cảm, gắn bó trong tình đồng

chí keo sơn. Đọc thơ ta không hề bắt gặp một mảy may run sợ, né
tránh, chỉ thấy nổi bật lên là một tinh thần chủ động, sẵn sàng…
- Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh đẹp nhưng lại bắt nguồn từ
chính hiện thực. Chính Hữu cho biết: “ Trong chiến dịch nhiều
đêm có trăng,..suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống trấp dần
và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng”.
- Bản thân cặp hình ảnh “ súng” và “ trăng” cũng gợi lên nhiều
liên tưởng: chiến tranh và hoà bình, hiện thực và tương lai, sự hợp
nhất thi sĩ-chiến sĩ trong hình ảnh người vệ quốc quân…Các anh
cầm súng chính là để bảo vệ sự bình yên cho đất nước, bảo vệ
vầng trăng hòa bình. Đó là hai mặt của cuộc kháng chiến: gian khổ
đấy mà cũng thật đẹp, thật lung linh. Hình ảnh thơ được lấy làm
tên của tập thơ nổi tiếng “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.
- Ngôn ngữ , hình ảnh thơ hàm súc, giản dị, mộc mạc.
- Đoạn thơ là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến với sự kết hợp
của chất liệu hiện thực với cảm hứng lãng mạn.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25 đ

0,25 đ
0,25 đ

Kết bài: ( 0,5 đ)
- Hình ảnh người lính cách mạng trong đoạn thơ, bài thơ tiêu biểu

cho hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong những ngày đầu kháng
chiến.

0,25 đ

- Bộc lộ suy nghĩ, liên hệ.

0,25 đ

a/ Mở bài (0,5đ)
- Tác giả: Nguyễn Thành Long.

0,25 đ

- Tác phẩm: “ Lặng lẽ Sa Pa” được viết năm 1970, kết quả chuyến
đi thực tế Lào Cai của tác giả. Truyện viết về những con người
ngày đêm âm thầm lao động cống hiến cho Tổ Quốc
- Giới thiệu nhân vật: Anh thanh niên là một trong những con
người lao động tiêu biểu ấy. Anh mang bao phẩm chất tâm hồn 0,25đ
cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam: yêu quê hương đất nước, giàu lí
tưởng, sẵn sàng hi sinh cuộc đời cho đất nước.
b/Thân bài: ( 3 đ)
b1. Giới thiệu nhân vật. (0,25đ)
- Anh là nhân vật chính của truyện nhưng không xuất hiện ngay từ
đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với ông hoạ sĩ, cô kĩ
sư qua sự giới thiệu của bác lái xe khi xe của họ dừng lại nghỉ.
- Vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên khi anh kể về công việc của
mình, đặc biệt là qua cái nhìn và sự cảm nhận của ông hoạ sĩ. Dù

Trang 25



×