Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIN HỌC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.14 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Ngô Hoàng Trung
Năm sinh: 1986
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy khối 6, khối 7
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Thế giới ngày càng phát triển, trong đó giáo dục cùng với khoa học - công
nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có vai trò hết sức quan trọng trong sự
phát triển xã hội về mọi mặt. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng sự nghiệp
Giáo dục và Đào tạo, chăm lo đến sự nghiệp "trồng người" vì lợi ích trăm năm của
đất nước. Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục.
Việc giảng dạy bộ môn Tin học của các trường THCS cần mang lại cho các
em một cái nhìn trực quan, sinh động. Nhiều học sinh có ý nghĩ sai lệch về bộ môn
Tin học, nghĩ rằng tin học đơn thuần là đánh văn bản, làm giảm hứng thứ học tập
của các em. Là một giáo viên Tin học, cần phải hướng cho các em thấy được tầm
quan trọng của Công nghệ thông tin, chính vì thế để học tốt bộ môn Tin học thì
giáo viên giảng dạy cần chú ý đến các tiết thực hành nhiều, việc tiếp xúc với công
nghệ mới, không nên quá chú trọng vào lý thuyết, chỉ thực hành nhiều thì các em
mới lĩnh hội được nhiều kiến thức.
Hiện nay, học sinh ở rất nhiều trường THCS học sinh còn xem nhẹ môn Tin
học do các em chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn Tin học, trong


cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình học. Nhiều em có suy nghĩ chủ quan
nông cạn "học tin học để làm gì", đó là vấn đề khó cho giáo viên dạy tin học cần
giải quyết giúp cho tất cả các em học sinh đều học tốt môn Tin học. Chính vì những
lí do trên mà tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ dạy và học
môn Tin học ở trường THCS.


2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: : “NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ DẠY VÀ HỌC
MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI”
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
- Địa bàn: Trường THCS Thạnh Lợi - Tháp Mười - Đồng Tháp
- Đối tượng: Học sinh lớp 7A1
- Lĩnh vực: Tin Học
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
3.1. Nguyên nhân.
Nhà trường có một phòng máy vi tính để cho học sinh thực hành nhưng vẫn
còn hạn chế về số lượng, mỗi ca thực hành có tới 2 em ngồi cùng một máy nên các
em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ.
Giáo viên mới dạy môn Tin học nên chưa bao quát hết học sinh không yêu
thích môn Tin học, bước đầu các em còn nghĩ khi thực hành lại lén xem phim nghe
nhạc.
Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là
chủ yếu, do đó sự tìm tòi khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, một số em
vẫn chưa ý thức được sự quan trọng của môn Tin học trong đời sống và học tập.
3.2. Một số biện pháp "NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ DẠY VÀ HỌC MÔN TIN
HỌC"

• Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài phù hợp:
Giáo viên kết hợp lý thuyết với thực hành sao cho phù hợp không nên xem

nhẹ giờ dạy thực hành và ngược lại, nếu học sinh thực hành tốt thì các em sẽ hiểu
sâu hơn về lý thuyết.
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện có sẵn như máy chiếu, phòng máy
của môn Tin học áp dụng vào trong thực hành để các em dễ dàng học thực hành và
làm theo hướng dẫn của giáo viên, thì tiết thực hành càng đạt hiệu quả cao.
• Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung bài
giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em:
Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra
giáo viên cũng phải kết hợp những bài học trước để học sinh ôn lại và vận dụng
một cách có hệ thống.
• Tận dụng máy vi tính để truy cập mạng tìm kiếm thông tin phục vụ cho quá
trình dạy học.


• Sưu tầm một sô trò chơi về sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử
dụng bàn phím (Mario Typing).
• Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp
ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
• Làm cho học sinh yêu thích môn học
Giới thiệu công dụng và khả năng làm việc của máy tính điện tử cho các em
hiểu, giúp các em hiểu được tầm quan trọng của môn Tin học đối với cuộc sống.
Môn Tin học giúp các em học tốt những môn khác: giải toán trên mạng, tìm
kiếm tài liệu, đọc sách báo hiểu biết nhiều thông tin.
Sau khi học tập xong các em có thể giải trí bằng cách chơi đuổi hình bắt chữ,
ai là triệu phú, chò trơi trí tuệ chú khỉ buồn. Kích thích hứng thú học tập của các
em.
Muốn làm được những việc trên chúng ta phải học giỏi Tin học để bắt máy tính
giúp chúng ta làm việc, muốn học giỏi Tin học chúng ta phải yêu thích Tin học.
• Bồi dưỡng học sinh yếu kém
Động viên, khích lệ ý thức, thái độ học tập cho học sinh. Giáo viên phải tìm

cách khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mang tính nghiêm khắc, tuyệt đối
không được đuổi học sinh ra ngoài, gây áp lực hoặc xúc phạm học sinh.
Thường xuyên kiểm tra đến vở ghi của các em, ưu tiên những câu hỏi, những
bài tập vừa sức cho các em. Điều đáng lưu ý ở đây là giáo viên luôn tôn trọng và
làm cho học sinh cảm thấy vẫn được tôn trọng, khuyến khích, tuyên dương khen
ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ nhỏ của các em. Từ đó giáo viên làm cho các em
có lòng tin vào bản thân mình và cảm thấy vẫn còn giá trị với thầy cô và bạn bè và
tập thể lớp.
Tổ chức nhóm học tập cho các em. Trong nhóm có đủ các đối tượng học sinh
khá, giỏi, trung bình, yếu, kém… tạo ra phong trào thi đua học tập giữa các tổ.
Giáo viên chỉ hướng dẫn cho các em nhóm trưởng giúp đỡ các bạn học yếu
( tuyệt đối không làm thay) và luôn động viên các bạn học yếu trong nhóm mình
trong tổ phát biểu ý kiến, trình bày kết quả thảo luận trong tổ để tạo cho các bạn sự
tự tin trước tập thể, mạnh dạn trong học tập nhưng cũng không được chê trách hay
chế giễu bạn khi bạn nói sai , làm sai.
Hệ thống kiến thức theo chương trình.
Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành thường xuyên trên máy tính tạo sự say
mê cho các em.
• Bồi dưỡng phát triển những học sinh giỏi Tin học
Trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu cần tôn trọng nguyên tắc " dân chủ
" và " bình đẳng " . Cần trang bị cho học sinh các tri thức kỹ năng nội dung như học
sinh bình thường, sau đó nâng cao dần .


Muốn giảng dạy có hiệu quả thầy phải lấy hoạt động học của học sinh làm
trung tâm: Tính sáng tạo và tính tự giác, Tính độc lập tự chủ, Khả năng ý chí nghị
lực của người học.
Cần sử dụng các phương pháp tích cực cụ thể như : Chú trọng rèn phương
pháp tự học, tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác, Kết hợp tổ chức nhiều
các hoạt động học.

Thầy dạy phải hiểu nhu cầu và nguyện vọng của người học chú ý cả những
đặc điểm tâm sinh lý, tư duy của người học để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy độc lập, sáng tạo, khả năng tự giải quyết vấn đề và hướng đến những vấn đề
cao hơn .
Biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới và đặc
biệt là nắm vững phương pháp học tập bộ môn . Phân hóa mức độ giờ học theo đối
trượng, động cơ người học để có cách bồi dưỡng hợp lý .
Luyện cho các em thói quen khai thác đề ở nhiều góc độ, phương diện khác
nhau, biết đặt giả thiết và tìm được nhiều cách giải khác nhau .
• Các biện pháp giúp học sinh cá biệt học tốt hơn
Tùy theo từng đối tượng học sinh cá biệt mà giáo viên áp dụng nghiệp vụ sư
phạm để có biện pháp giúp đỡ các em học ngày càng tốt hơn kiến thức và đạo đức.
Đối với những em hay nói chuyện đùa giỡn trong lớp giáo viên phải nghiêm
khác răng đe, chỉ ra một số em ngoan ngoãn để làm gương cho các em hay đùa
giỡn noi theo.
Đối với những học sinh nghiêm khác răng đe rồi vẫn nói chuyện đùa giỡn thì
khi hết giờ giáo viên sẽ gặp riêng những học sinh này để tìm hiểu nguyên nhân, tâm
lý, tình cảm của các em thế nào để có cách xử lí.
Đối với những em học sinh đi học không chép bài giáo viên phải thường
xuyên kiểm tra tập, giải thích tại sao đi học phải chép bài, học bài đầy đủ cho các
em hiểu.
Đối với những học sinh gia đình không quan tâm việc học của các em, giáo
viên gặp trực tiếp phụ huynh, giải thích cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng của
việc học, giáo dục học sinh có hiệu quả phải kết hợp gia đình và nhà trường.
• Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành
Do chương trình học của các em học rất ít tiết thực hành nên học sinh thường
chỉ học lý thuyết suông dẫn đến các em dễ buồn ngủ, nhàm chán, thú động.
Các giáo viên nên dạy lý thuyết xong thì cho các em thực hành ngay, ví dụ:
Chúng ta dạy 2 tiết 90 phút thì cuối giờ cho học sinh thực hành 20 phút thì các em
rất thích học lại hiểu bài nhanh hơn. Trong khi thực hành giáo viên vừa hướng dẫn

cho các em thực hành theo vừa đặt các câu hỏi củng cố bài cho học sinh.
Chúng ta lấy thời gian củng cố bài cho học sinh để thực hành và củng cố kiến
thức cho các em bằng cách đặt câu hỏi cho các em chọn câu trả lời đúng, hay tổ
chức các trò chơi giải ô chữ.


4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
Các biện pháp nêu trên áp dụng cho lớp 7A1, nếu các biện pháp này có hiệu
quả sẽ được áp dụng đại trà cho toàn Trường THCS Thạnh Lợi.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên:
Tổng số học sinh
37

Số học sinh tích cực
học môn tin học
35

Số học sinh chưa tích cực
học môn tin học
2

Với những biện pháp thiết thực trên, hy vọng rằng, “NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
DẠY VÀ HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI ” tiếp tục phát
huy kết quả tích cực, tạo điều kiện cho tất cả học sinh ở trường điều biết Tin học.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là
sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị

(ký tên, đóng dấu)

Thạnh Lợi, ngày 30 tháng 03 năm 2016
Người báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)

Ngô Hoàng Trung



×