Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.15 KB, 67 trang )

UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
MỤC LỤC

Tiêu đề

Trang

3.1 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP...................................................50
NĂM 2010, ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA THỊ XÃ CÓ 560,3 HA CHIẾM 81,80%
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN.......................................................................................50
1.1. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.......................................................60
1.2. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP..............................................60
2.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ƯỚC TÍNH CÁC KHOẢN THU, CHI LIÊN QUAN
ĐẾN ĐẤT ĐAI....................................................................................................................61
2.2. DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI......................62

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
1

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của việc lập quy hoạch sử dụng đất xã Ngọc Xuân
Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, việc áp dụng


khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đẩy mạnh quá trình CNH – HDH đất nước,
hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh vào điều kiện kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung và quỹ đất của Việt Nam nói riêng.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là sản phẩm của tự
nhiên, có trước lao động, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội đất đai đóng
vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Không có đất đai thì
không có bất kì 1 ngành sản xuất nào cũng như không thể nào có sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong
giai đoạn hiện nay của nước ta với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá,đô
thị hoá. Sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ kéo theo
nhu cầu sử dụng đất ngày 1 tăng mà quỹ đất thì có hạn. Trong quá trình sử dụng đất
chúng ta cần khai thác, bảo vệ và cải tạo đất sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát
triển ngày càng nhanh của xã hội. Việc sử dụng đất hiệu quả,hợp lí, tiết kiệm, đất
đai không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là mục tiêu cho sự ổn
định về chính trị và sự phát triển của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá
này được lâu dài thì công tác quản lí đất là rất cần thiết. Hơn thế nữa, đất đai có vai
trò rất quan trọng với con người lại có giới hạn không thể sản xuất thêm được.
Chính vì vậy nó đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương,nhà
nước phải quản lí chặt chẽ việc sử dụng đất. Ở nước ta, trước đây việc quản lí đất
đai bị buông lỏng, không thống nhất nên hiệu quả sử dụng đất rất thấp.Sau khi đất
nước chuyển sang cơ chế thị trường trong thời kì đổi mới, nền kinh tế xã hội ở nước
ta phát triển với mức độ tăng trưởng cao.
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để
sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội giữ vững an ninh quốc phòng, tránh được sự chông chéo,
gậy lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự hủy hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh
thái. Đây là một nội dung quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai, được thể chế
hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 : “Nhà

nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và phát luật, bảo đảm sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 2003 quy định :“quy hoạch, kế hoạch
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
2

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

sử dụng đất” là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định từ điều 21 đến điều 30 của Luật đất đai
và được cụ thể hóa tại nghị đinh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ
(từ Điều 12 đến Điều 29), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 Của
Bộ Tài nguyên và môi trường.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn, bên cạnh những mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội xã Ngọc Xuân cần thiết phải tiến hành lập quy hoạch sử
dụng đất đai dài hạn. Đây là hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất đai ,
làm cơ sở cho việc giao cấp đất ,cho thuê đất, thu hồi đất; tạo điều kiện thuận lợi để
hình thành các chương trình phát triển, phát triển kinh tế xã hội ; đồng thời điều hòa
mối quan hệ sử dụng đất giữa các đối tượng, giữ vũng an ninh chính trị và cải tạo,
bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
Xã Ngọc Xuân là một trong 8 xã phường của thị xã Cao Bằng, với tổng diện
tích là 684,99 ha. Trên địa bàn xã có quốc lộ 3 đi qua, nên rất thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh miền xuôi và thủ đô Hà Nội, đây là một lợi thế
quan trọng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội. Với sự phát triển mọi mặt như vậy đã gây áp lực lớn cho việc quản lý và sử
dụng đất ở địa phương. Vì thế việc quy hoạch đất đai đang là vấn đề cấp thiết, ảnh

hưởng đến việc sử dụng tài nguyên đất và sự phát triển của kinh tế xã.
Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc lập qua hoạch kế
hoạch sử dụng đất, được sự chỉ đạo của UBND thị Xã Cao Bằng , Sự Giúp đỡ của
phòng tài nguyên và môi trường thị xã Cao Bằng . UBND xã Ngọc Xuân đã tiến
hành lập:
“ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ”
2.Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch sử dụng đất
Tạo ra một tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dung hợp lý nguồn tài
nguyên đất của xã Ngọc Xuân, Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa
phương
Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng phát
triển không gian về lâu dài, đồng thời đáp ứng nhu cầu, phù hợp các chỉ tiêu sử
dụng đất của các ngành, các địa phương cụ thể đến năm 2020 và trong tương lai xa
Khoanh định và bố trí các mục đích sử dụng đất nhằm giải quyết, khắc phục
những bất hợp lý trong việc sử dụng đất;
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
3

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Đảm bảo cho các mục đích sử dụng đất ổn định, lâu dài
Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủ tục
thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả; từng
bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất.

Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp theo
quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất đã được điều chỉnh, bổ
sung đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng.
Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công trình,
từng địa phương, đồng thời được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến từng năm
của giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
3.Căn cứ pháp lý và cơ sở thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất
- Luật đất đai năm 2003 ;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, , giá đất, thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
- Quy hoạch sử dụng đất xã Ngọc Xuân
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội xã Ngọc Xuân đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020;
- Quy hoạch chung xây dựng xã ngoạc Xuân
- Các tài liệu, số liệu thống kê về tình hình quản lý và sử dụng đất, phát triển
kinh tế xã hội; các dự án quy hoạch và định hướng sử dụng đất của các ngành;
….trên địa bàn xã Ngọc Xuân


Báo cáo thuyết minh tổng hợp
4

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

4. Nội dung chính của báo cáo
Nội dung báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2011 - 2015 xã Ngọc Xuân ngoài phần đặt vấn đề và kết luận gồm 4
phần chính sau:
Phần 1 : Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
Phần 2 : Tình hình quản lý, sử dụng đất;
Phần 3 :Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất
Phần 4 : Quy hoạch sử dụng đất năm 2020

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
5

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Phần 1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I.. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Xã ngọc xuân có tổng diện tích tự nhiên 684,99 ha , nằm ở phía Đông
bắc của thị xã Cao Bằng có vị trí :
+ Phía bắc giáp xã Vĩnh Quang, xã Ngũ Lão của huyện Hòa An
+ Phía đông giáp phường sông Bằng, xã Ngũ lão của huyện Hòa An
+ Phía nam giáp phường sông bằng, phường Hợp Giang
+ Phía tây giáp phường sông Hiến và xã Đề Thám
Hệ thống đường giao thông : có hệ thống đường giao thông phát triển tương
đối tốt: trong xã có đường quốc lộ 3, đường tránh quốc lộ 3, đường tỉnh lộ 203 chạy
qua, rất thuận tiện cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội với các địa phương
trong và ngoài tỉnh. Đây là một lợi thế quan trọng kích thích phát triển kinh tế - xã
hội của xã.
1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình của xã Ngọc Xuân thấp đần từ phía Bắc xuống phía nam,
+ Phía bắc là vùng đồi núi cao,
+ Phía nam có độ cao thấp và bằng phẳng dọc sông Bằng.
1.3 Khí hậu, thời tiết
Xã Ngọc Xuân nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có
hai mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm.
+ Mùa lạnh ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Khí hậu của xã mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa mềm núi
cao .
a. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm la 21,6ᴼC; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,7ᴼC
đến 18,3ᴼC; nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,5ᴼC ( tháng 6 ); nhiệt độ thấp tuyệt đối là
-1,3ᴼC ( tháng 12). Số giờ nắng trung bình hàng năm đạt 1569 giờ. Tổng tích ôn đạt

khá từ 7000 - 75000ᴼC
b. Chế độ mưa

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
6

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, chiếm tới 70%
lượng mưa cả năm. So với các khu vực khác của tỉnh lượng mưa trên địa bàn xã ở
mức độ trung bình, lượng mưa bình quân cả năm đạt 1443mm.
Trong mùa lượng mưa cũng phân bố không đều, tháng 8 là tháng có lượng
mưa lớn nhất đạt 267mm, số ngày mưa trung bình năm đạt 128 ngày.
c. Lượng bốc hơi và độ ẩm
Lượng bốc hơi trung bình năm là 1020,3mm, vào tháng 5 là tháng có lượng
bốc hơi lớn nhất (102,9mm); lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 11 (70,4mm).
Để đánh giá khái quát về cán cân mưa ẩm của xã, chúng tôi sử dụng chỉ số
ẩm ướt (K=R/EO).
Chỉ số này liên quan đến hệ số sử dụng đất , dộ khô cứng, xói mòn đất. Qua
tính toán, chỉ số ẩm ướt bình quân năm trên địa bàn dao động từ 1,5- 2,0.
Tuy nhiên chỉ số này thay đổi rất lớn ở các tháng năm. Vào mùa mưa, chỉ số
này đạt 4,0-5,0. Ngược lại, vào mùa khô chỉ số này thường dưới 0,5 gây nên tình
trạng khô hạn nghiêm trọng.
Với đặc điểm khí hậu của xã như trên trong kỳ quy hoạch bố trí sử dụng đất
cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những

vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, để hạn chế bốc hơi nước vật lý làm chai
cứng đất cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quan năm, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc.
1.4 Thủy văn, nguồn nước
Xã có sông Bằng chảy qua ( cũng là ranh giới tự nhiên phía Nam và Tây
Nam của xã). Ngoài ra còn có các con suối nhỏ như: suối Nà Lè, suối Nà Lành, suối
Nà Tọong, suối Nà Pác, suối Khuổi Đứa, suối Khuổi Tát tất cả các con suối này đều
đổ ra Sông Bằng .
Sông bằng bắt nguồn từ Nà Cài ( Trung quốc) ở độ cao 600m2, chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi nhập vào sông Tà Giang tại Long Châu ( Trung
quốc ).
Phân phối dòng chảy của sông Bằng theo năm dương lịch như sau :
+ Mưa lũ : 163m3/s, chiếm 68,8%
+ Mùa cạn 36,7m3/s, chiếm 31,2%
Kết quả nghiên cứu tài liệu phòng chống lụt bão sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Cao Bằng cho thấy:
+ Báo động cấp I : Ngập ở độ cao + 182,5 m, Thời gian ngập 5h từ 7 – 8
lần/năm

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
7

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

+ Báo động cấp II : Ngập ở độ cao +182,5m, thời gian ngập từ 4h từ 4 - 5

lần/năm
+ Báo động cấp III : Ngập ở độ cao +184,5 m, thời gian ngập 3h từ 1 –
2lần /năm
+ Báo động khẩn cấp: Ngập ở độ cao +185,5 thời gian ngập từ 1,5h 4
lần/năm
+ Lũ lịch sử năm 1950 ngập ở độ cao 188,7m, tần suất 1% với chế độ thủy
văn như trên, trong quy hoạch sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp và đất xây dựng
cơ sở hạ tầng cần lưu ý đặc điểm thủy văn nêu trên để hạn chế thấp nhất những bất
lợi cho chế độ thủy văn gây ra.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1 Tài nguyên đất
Theo số liệu từ bản đồ thổ nhưỡng toàn tỉnh Cao Bằng năm 1998 Xã Ngọc
Xuân có các loại đất sau :
+ Đất phù sa được bồi hàng năm ( P ): Loại đất này có diện tích: 164,1 ha
chiếm 26,77% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù
sa của sông Bằng ở địa hình thấp ( có độ cao 180 m so với mặt nước biển ) hàng
năm được bồi tụ một lớp phù sa mới chủ yếu phân bố ở khu vực Nà Lum, Thắc
Thúm, Gia Cung
Đặc điểm loại đất này có màu nâu tươi, tầng dày trên 1m, chưa phân hóa
phẫu diện, đất có phản ứng chua ít (pHkcl 5-5,5 ) hàm lượng chất dinh dưỡng khá
chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pc): Loại đất này có 66,8ha chiếm
10,9% diện tích tự nhiên, được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Bằng
và các con suối nhỏ nhưng không bị ngập nước hàng năm. Đất có màu đỏ tươi, phẫu
diện đã phân hóa, phản ứng chua vừa đến chua ( pH KCl < 5) hàm lượng các chất
dinh dưỡng trung bình. Lân tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo.
Đất được phân bố ở ven sông Bằng chủ yếu được sử dụng vào mục đích
nông nghiệp.
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pr): Loại đất này có diện tích 25,6ha,
chiếm 4,17% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên sản phẩm biến đổi

màu sắc trong quá trình hình thành. Đất xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng do tính sét
và bị quá trình kết von hóa đất có phản ứng chua ( pH KCL < 4,5) nghèo dinh
dưỡng.
Hiện nay đất đang được sử dụng để trồng một vụ lúa hoặc một vụ lúa + một
vụ màu như : Nà Bám, Bản Vuộm, Nà Pế, Nà Kéo…..
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
8

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

+ Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (fg): Loại đất này có 45,7 ha chiếm
7,45% tổng diện tích tự nhiên, là loại đất tại chỗ do có điều kiện thuận lợi trồng lúa
nước nên tính chất đất đai bị biến đổi tầng canh tác được hình thành tầng glây xuất
hiện ở nông. Thành phần cơ giới thị nặng, chua và nghèo dinh dưỡng.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ(Xh-p): Loại đất này có 90,8ha chiếm 15,98%
tổng diện tích tự nhiên, đất được hình thành trên phù sa cổ, đất có địa hình bồi thoải
lướt song nhẹ hoặc đồi bát úp, một số diện tích bị xói mòn mạnh đất bị lớp kết von
xuất hiên ở nông.
Hiện nay phần lớn diện tích loại đất này đang sử dụng vào mục đích trồng
rừng, ở chân đồi có địa hình thấp và bằng, tầng đất này được sử dụng trồng hoa màu
và cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Xf – s): Loại đất này có 182,0 ha chiếm 29,69%
tổng diện tích tự nhiên, là loại đất có địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn trên 25ᴼ.
Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thị nặng, hạt mịn, tầng đất dày >80cm,
phản ứng của đất chua vừa (pH kcl < 4,5 ) hàm lượng mùn và đạm và tổng số khá,

nghèo lân và kali dễ tiêu.
Hiện nay phần lớn diện tích đã sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như:
Khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới, khả năng sử dụng vào mục đích nông
nghiệp rất hạn chế.
2.2 Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Như đã nêu trên xã Ngọc Xuân có Sông Bằng chảy qua, đây là nguồn tài
nguyên nước quan trọng chủ yếu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Sau đây là một số chỉ tiêu nước sông Bằng :
+ Lưu lượng sông Qmax = 1920m3/s ; Qmin = 7,4m3/s
+ Cốt mực nước thấp nhất Hmin = 204m
+ Hàm lượng cặn 20 – 100mg/l ( về mùa mưa )
+ Độ cứng CaCO3 rất cao (từ 95 – 179mg/l)
+ Chỉ số vi trùng Ecoli cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
+ Các chỉ tiêu lý hóa khác như : Độ pH, Mn, Nh4, NO2, NO3, SO4,….
Đều nằm trong phạm vi cho phép đối với nước sinh hoạt.
b. Nguồn nước ngầm
Theo kết quả khảo sát thăm dò địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất 2
( đoàn 105) cho thấy: Bồi tích sông bằng thuộc phức hệ chứa nước lỗ rỗng trong các
trầm tích bở rời hệ 4 (Q) có khả năng cung cấp nước ngầm nhất định. Chiều dày bồi

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
9

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020


tích sông bằng thay đổi từ 4 – 8m, có diện tích nông dần. Thành phần thạch học từ
trên xuống dưới gồm: Sét, sét cát pha, cát cuội sỏi, sạn.
Nói chung nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt, chỉ cần thoáng và lọc để
khử NO2 và Fe là có thể cấp cho các mục đích sinh hoạt các chỉ tiêu chất lượng
khác như: pH, độ cứng Cl῀, SO4, NO3, Mg đều nằm trong giới hạn vệ sinh cho
phép.
2.3 Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai 2002 xã Ngọc Xuân có 262,04 ha đất lâm
nghiệp có rừng, trong đó :
Đất có rừng trồng 164,3ha.
Nhìn chung thảm thực vật và động vật rừng trên địa bàn xã rất nghèo nàn về
chủng loại và số lượng.
2.4 Tài nguyên khoắng sản
Trên đị bàn xã có mỏ sét đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng
2.5 Tài nguyên nhân văn
Dân số hiện nay của xã là 4.799 người, cư trú ở 6 xóm và 4 khối có 6 dân
tộc an hem cùng chung sinh sống trên địa bàn xã: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao,
Hoa,
Do tập quán sản suất của mỗi dân tộc có những nét đậc trưng nên sự phân bố
dân cư đã tạo ra những phương thức canh tác khác nhau mỗi dân tộc trong cộng
đòng sinh sống trên địa bàn xã đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một nề văn
hóa phong phú và đa dạng, đặc sắc cần được giữ gìn và phát huy.
Trong quy hoach sử dụng đất cần lưu ý đến yếu tố dân tộc để bố trí đất ở, đất
xây dựng các công trình công cộng cho phù hợp với tập quán sinh hoạt và văn hóa
của từng dân tộc và cả cộng đồng.
Thực trạng cảnh quan môi trường
Là xã thuộc thị xã Cao Bằng, nên vấn đề môi trường cũng là vấn đề cần được
đặt ra và giải quyết. theo báo cáo của sở khoa học và công nghệ Môi trường. tình
hình môi trường của xã như sau :

3. Cảnh quan môi trường
a. Môi trường nước
Tại thời diểm đo trên sông Bằng số đo các chỉ tiêu như sau :

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
10

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Bảng 1: Chỉ tiêu môi trường nước

Chỉ tiêu
pH KCl
BOD
COD
Chất rắn lơ lủng
NH4+
Fe+++
CoLiform (MNP/100ml)

Thực Đo
7,6
4,6
26,8
636
0,45

0,075
25.000

Tiêu chuẩn
cho phép
6-9
< 25
< 35
< 20
<1
<2
< 10.000

Qua kết quả trên ta thấy, hàm lượng chất rắn lơ lủng cao hơn giới hạn cho
phép 30 lần. CoLi form cao hơn cho phép 2,5 lần, vì vậy không nên dung trực tiếp
nguồn nước này vào nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày mà cần được sử lý.
Nước thải là một trong những nguồn nước gây ô nhiễm chính cho môi
trường, trong thành phần nước thải các chất hữu cơ không phân hủy hoặc phân hủy
chậm.
Do nước thải không được sử lý nên góp phần làm cho nguồn nước sông bị ô
nhiễm, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng đân cư.
b. Môi trường không khí
Qua kết quả điều tra khảo sát của sở KHCN và MT thì ô nhiễm không khí
chủ yếu là bụi có nguồn gốc từ các hoạt động giao thông và các cơ sở sản xuất vật
liệu xây dựng như các lò vôi, gạch trong địa bàn trong thị xã.
Hiện trạng lưới giao thông tuy đã được nâng cấp nhưng các chỉ tiêu kỹ thuật
còn chưa thấy đồng bộ.
Trong khi đó các phương tiện giao thông tăng nhanh, chất lượng phương tiện
thấp, việc phun nước giảm bụi chưa làm được là vì vậy hàm lượng bụi cao. Bên
cạnh đó là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng lai ở xen xẽ với các khu dân cư, các

biện pháp sử lý, khói, bụi, chất thai rắn chưa được áp dụng nên mức độ ô nhiêm trên
đại bàn khá nặng.
Biện pháp khắc phục là tiếp tục nâng cấp mạng lưới giao thông đô thị, quy
hoạch và quản lý các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng xa khu dân cư, trồng cây
xanh chống bụi, hạn chế các phương tiện giao thông không đúng quy định, tăng
cường các hoạt động vệ sinh đô thị và phun nước tưới trong các ngày khô hanh.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
11

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

c. Tiếng ồn
Cũng như yếu tố bụi, tiếng ồn trong đô thị chủ yếu là do tiếng ồn về giao
thông. Trong địa bàn xã và tiếng ồn vẫn nằm trong giới hạn cho phép (<90dBa)
d. Rác thải đô thị
Việc thu gom rác thải hiện nay chủ yếu tập trung ở các truc đường chính và
vận chuyển đến bải rác Khuổi Kép. Bãi rác này chưa có công nghệ sử lý thích hợp
mà chỉ dung phương pháp hong khô rồi đốt thủ công, cho đến nay vấn đề của môi
trường của bãi rác thị xã vấn dang là vấn đề nan giải đang được du luận quan tâm.
Trong phương án quy hoạch chung của thị xã Cao Bằng đến năm 2020 Bãi
rác sẽ được chuyển đến khu đồi Quang Trung với diện tích 10ha và được sử lý rác
theo quy trinh chôn lấp hợp vệ sinh.
e. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - tài nguyên và cảnh quan môi
trường:

Từ những nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên môi trường xã
Ngọc Xuân cho phép rút ra những kết luận sau đây:
Nằm ở cửa ngõ phía bắc thị xã có quốc lộ 3 và tỉnh lộ 203 chạy qua nên xã
Ngọc Xuân có ưu thế về giao lưu kinh tế - Xã hội với các phường và các địa
phương ngoài thị xã, là nhân tố kích thích phát triển công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ và thương mại. Tuy nhiên, cũng sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp
trong quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là đất ven trục đường giao thông, khu đô
thị quốc lộ 3 và tỉnh lộ 203 sau này vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất cần lưu ý
đến việc bố trí đúng mục đích sử dụng của quy hoạch đô thị, tránh tình trạng sử
dụng đất một các bừa bãi, lãng phí đất ở những khu vực này.
Chế độ nhiệt trong xã cho phép gieo trồng 2 đến 3 vụ trong năm, trong quy
hoạch sử dụng đất cần chú ý nâng cao hệ số sử dụng đất, bố trí cay trồng mùa vụ
hợp lý để hạn chế những bất lợi về thời tiết.
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trên địa bàn xã đảm bảo đủ số lượng
và chất lượng cho nhu cầu dân sinh kinh tế.
Tài nguyên rừng cần được chú ý đầu tư hơn nũa trong việc khoanh nuôi và
bảo vệ rừng và trông mới ( kể cả tăng dày mật độ) để làm giàu thêm vốn rừng.
Mỏ sét của xã cần được chú ý đầu tư hơn, để khai thác triệt để và tiết kiệm,
đồng thời chú ý đến vấn đề rác thải rắn, khói bụi của viêc sản xuất vật liệu để đảm
bảo vệ sinh và cảnh quan môi trường .
Trên địa bàn xã có 5 dân tộc anh em cung chung sinh sống, trong đó chủ yếu
là người Tày, Nùng ,Kinh

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
12

Trang


UBND xã NGọc Xuâv


Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần chú ý đến nhân tố dân tộc để
đảm bảo sử dụng đất hài hòa phù hợp với tập quan sử dụng đất của các dân tộc.
Hiện nay vấn đề môi trường trên địa bàn chưa đến mức độ báo động nhưng
vấn được cảnh báo, đặc biệt là môi trường nước và không khí cần được lưu ý và
giải quyết trong phương hướng phát triển đô thị sau này.
Quá trình đô thị hóa với tốc độ ngày cành nhanh với các hoạt động du lịch
trên dịa bàn thị xã đòi hỏi mở rộng đòi hỏi mở rộng diện tích, chặt cây làm nhà nghỉ
phục vụ đân cư và du khách dã làm phá vỡ một phần cảnh quan thiên nhiên.
Mặt khác, lượng rác thải lớn ở các khu vực có dịnh vụ đã làm tăng them mức
độ ôi nhiễm môi trường sống.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Được sự quan tâm của lãnh đạo thị ủy - HĐND - UBND thị xã, sự giúp đỡ
của các ban ngành đoàn thể Thị xã,Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Xuân đã doàn kết
vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đại hội đảng đề ra, đời sống
nhân dân trong xã cơ bản được ổn định về nhiều mặt.
Trong nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đảng bộ phường luôn quán triệt quan điểm chỉ
đạo “Phát triển kinh tế làm trọng tâm” trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và chính quyền
thường xuyên quan tâm xây dựng nghị quyết và các giải pháp để thực hiện thắng lợi
mục tiêu phát triển của xã “ DV thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp,nông nghiệp” phát triển một các toàn diện và đúng hướng, cụ thể.
Bảng 2: Thực trạng phát triển kinh tế
TT
1
2
3
4

5
6
7

10

Các chỉ tiêu
Tổng giá trị sản xuất
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất CN – TTCN – XDCB
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ
Giá trị bình quân đầu người
Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp
CN -TTCN – XDCB
Thương mại dịch vụ
Tổng sản lượng thực quy thóc

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
13

Đơn vị
Triệu đồng
%
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
%

%
%
%
Tấn

2008
6044
3,2
1100
2034
2910
9,5
100
18,2
33,7
48,1
2310

2009
6383
5,3
1201
2214
1968
10,2
100
18,8
34,7
46,5
2013


Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

a. Ngành nông nghiệp
Trong tương lai ngành nông nghiệp của xã có xu hướng giảm do chuyển đất
nông nghiệp sang mục đích xây dựng đô thị và cơ sở hạ tầng. tuy nhiên trong vòng
5 năm tới sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế
của xã.
Sản xuất nông nghiệp của xã hiện nay tập trung ở 6 xóm.
Bảng 3: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
Cây trồng
1. Lúa xuân
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
2. Lúa mùa
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Ngành chăn nuôi
1. Đàn trâu
2. Đàn bò
3. Đàn lợn
4. Đàn gia cầm


ĐVT

2008

2009

2010

Ha
Tạ/ha
Tấn

47,25
52
48

49,50
53
50

56
50
55

Ha
Tạ/ha
Tấn
ĐVT
Con
Con

Con
Con

75,50
48
340
2008
250
77
3021
18032

80.30
50
42
2009
245
75
3000
18000

83,3
50
45
2010
280
65
3200
19000


 Về trồng trọt :
Cây lúa và ngô là cây trồng chính.
Cây lúa: Diện tích gieo trồng 139,3 ha ( trong đó: Lúa xuân 56 ha, lúa mùa
83,3 ha). Năng suất cả năm đạt 50 tạ/ha ( Trong đó: vụ xuân 55 ta/ha, vụ mùa 45
tạ/ha)
Cây ngô: Diện tích gieo trồng 51 tạ/ha ( Trong đó: Ngô xuân 31 ha, ngô mùa
20 ha). Năng suất cả năm đạt 37,5 tạ/ha ( Trong đó: Vụ xuân 45 tạ/ha, vụ mùa 30
tạ/ha)
Tổng sản lượng thực quy thóc năm 2010 đạt 881,5 tấn.
Hiện nay nông dân trong xã đang áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ
thuật trong trồng trọt như đưa giống mới, năng suất cao và ổn định chống được sâu
bệnh nên tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Ngoài lúa ngô nhân dân còn trồng các loại hoa màu khác như sắn, khoai và
các loại hoa màu khác
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
14

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

 Về chăn nuôi:
Chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Năm 2010 toàn xã có 280 con trâu và 65
con bò, nhìn chung đàn gia súc qua các năm vẫn ổn định. Toàn xã có 3200 con lợn (
Trong đó: 160 lợn nái), 10 con hươu và trên 10.000 con gia cầm. Nhìn chung số
lượng đàn gia cầm có tăng nhưng chậm, nguyên nhân là thức ăn chăn nuôi cao
trong khi đó giá đầu ra thấp, sản phẩm tiêu thụ khó khăn.

Tuy nhiên ngành chăn nuôi vẫn là nguồn thu có tích lũy chủ yếu là đại bộ
phận nông dân.
 Về kinh tế vườn:
Hiện nay hầu hết là vườn tạp chưa có ý nghĩa về mặt kinh tế và mang tính
khai thác tự nhiên( tự cung , tự cấp) nhưng không thể thiếu được trong các hộ gia
đình ở nông thôn, đất vườn tạp sẽ bị thu hẹp do sự gia tăng dân số và đô thị hóa.
Trong tương lai cần cải tạo vườn tạp và xây dựng các vườn tạp và xây dựng
các vườn rừng hình thành những rừng chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao, tăng
nguồn tích lũy cho các hộ nông dân.
b. Ngành lâm nghiệp
Toàn xã có 296,37 ha đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó:
+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 77,05 ha
+ Đất có rừng trồng phòng hộ 219,32 ha
Độ che phủ rừng đạt 42,75% nhìn chung rừng trên địa bàn xã còn nghèo, độ
tái sinh và trồng rừng vẫn còn chậm.
Trong những năm qua đã thực hiện tốt các dự án về lâm nghiệp như: Dự án
PAM đến năm 2010 đã trồng được 136.6 ha và bàn giao 7 làng PAM cho cơ sở
quản lý và bảo vệ, đồng thời năm 2010 đã trồng được 5100 cây thông theo dự án
trồng cây phân tán trên địa bàn xã. Đến nay về cơ bản xã không còn đất trông đồi
núi trọc.
c. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn xã có các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
như: Công ty cổ phần sản xuất VLXD xưởng cơ chế khoắng sản ( K55), các cơ sở
sản xuất và gia công về sắt sản xuất vôi, đá xây dựng, xưởng chế biến nông – lâm
sản, sửa chữa..Tổng giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt trên
2,5 tỷ đồng.
Nhìn chung ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã ( Trừ
công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng) có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu
Trong phương án quy hoạch cũng không bố trí thêm những khu công nghiệp
lớn ảnh hưởng đến môi trường.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
15

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Vì vậy ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cần không những nâng
cao chất lượng, đổi mới mẫu mã để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu
dùng
d. Ngành thương mại dịch vụ
Là xã ngoại thị nên ngành thưng mại và dịch vụ của xã cũng khá phát triển
bao gồm cac ngành nghề như: Sửa chữa ô tô, xe máy, đồ điện dân dụng. nhà hàng
và buôn bán các loại hàng hóa,… Toàn xã có các 36 đầu xe ( trong đó có 4 xe công
nông) làm dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách và hành khách. Số hộ dăng ký
kinh doanh, nhà hàng buôn bán các loại hàng hóa là 155 hộ với 273 lao động.
Dịch vụ thương mại dịch vụ thương mại ở xã Ngọc Xuân phát triển và đạt
hiệu quả khá, trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của nhân dân.
e. Đời sống dân cư
Trong những năm đổi mới khi bước sang nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần đời sống nhân dân trong xã không ngừng được cải thiện, tỉ lệ hộ khá và giàu
ngày càng tăng, tỉ lệ hộ đói và ngèo liên tục giảm, đến nay xã còn 38 hộ ngèo chiếm
2,8% tổng số hộ toàn xã, đây là kết quả đáng phấn khởi.
Qua khảo sát cho thấy mức sống của các hộ làm dịch vụ - thương mại và tiểu
thủ công nghiệp cao hơn so với các hộ thuần nông.
3. Dân số lao động và việc làm

Năm 2010 toàn xã có 1549 hộ với khoảng 5089 nhân khẩu : trong đó Nữ
chiếm 50,3%. Mật độ dân số của xã là 743 người/km2.
Trong tương lai dân số tại chỗ tiếp tục tăng cộng với dân số tăng cơ học do
phát triển đô thị mới và việc đền bù giải tỏa để xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là nhân
tố quan trọng gây sức ép về đất đai
Lao động toàn xã là 2.447 lao động chiếm 51% dân số. Trong đó:
+ Lao động nông nghiệp là 813 lao động,
+ Lao động phi nông nghiệp là 1634 lao động.
+ Số lao động có việc làm là 2.363 lao động.
+ Số lao động chưa có việc làm là 84 lao động chiếm 3,43% tổng số lao động
Trong phương án quy hoạch khu đô thị ven đô quốc lộ 3, tỉnh lộ 203 và
đường tránh quốc lộ 3 được hình thành với sự chuyển đất nông nghiệp sang mục
đích khác sẽ dẫn đến một bộ phận lao động nông nghiệp sao lao động phi nông
nghiệp.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
16

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

4. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Toàn xã có 10 khu dân cư bao gồm:
+ Nà Bám 86 hộ ( 345 ) nhân khẩu,
+ Giả Ngẳm 62 hộ ( 255 nhân khẩu ) :
+ Bảm vuộm 81 hộ ( 316 nhân khẩu ) :

+ Nà Pế 85 hộ ( 342 nhân khẩu): Gia Cung 182 hộ ( 430 nhân khẩu) : Nà
Kéo 32 hộ ( 133 nhân khẩu)
Trong 10 khu dân cư trên thì có 6 xóm làm nghề nông nghiệp là chính, còn 4
khối còn lại đa số làm dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp và cán bộ công
nhân viên chức.
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
5.1 Xây dựng cơ bản:
Xã Ngọc Xuân có nhiều cơ quan xí nghiệp, trường học,..đóng trên địa bàn xã
nên diện tích xâu dựng khá lớn 6,75 ha
5.2 Giao thông :
Trên địa bàn xã có các tuyến đường chính sau:
- Đường quốc lộ 3 với chiều dài 1,5 km
- Đường tỉnh lộ 203 dài 2,8 km
- Đường qua xưởng gạch dài 1km
- Đường đi Nà Kéo dài 2km
- Tuyến đường đi tỉnh lộ 203 – Nà Bám dài 1km
- Tuyến đường đi tỉnh lộ 203 đến ngầm Nà Cáp 00,6 km
- Đường Gia Cung 1,5 km
Ngoài ra còn có các tuyến đường liên thôn xóm và đường nội đồng. Nhìn
chung mạng lưới giao thông của xã Ngọc Xuân khá hợp lý trong việc giao lưu vận
chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân với các địa phương lân cận.
Trong tương lai đất giao thông sẽ tăng mạnh do mở đường tránh quốc lộ 3 và
phát triển đô thị mới theo quy hoạch.
5.3 Thủy lợi
Là một xã bán nông nghiệp nhưng hệ thông thủy lợi chưa hoàn chỉnh, diện
tích đất thủy lợi của xã có 0,54 ha bao gồm : Tuyến đường chính từ Bản Ngần, 1
trạm bơm Gia cung, mương Nà Lành và mương Nà Pế.
5.4 Các công trình khác
Toàn xã đã phủ kín mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
100% số hộ được dùng điện và đã được đầu tư đường điện chống quá tải.


Báo cáo thuyết minh tổng hợp
17

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Hệ thống thông tin liên lạc trong địa bàn xã khá phát triển và đảm bảo thông
tin thông suốt. điểm bưu điện văn hóa xã hoạt động có hiệu quả trong việc phục vụ
nhân dân
Nhà văn hóa khối xóm: Nà Kéo, Gia Cung, Nà Bám được xây dựng và đáp
ứng nhu cầu phục vụ nhân dân.
5.5 Văn hóa xã hội
5.5.1 Giáo dục
Trên địa bàn xã có 1 trường tiểu học có 405 học sinh, 1 trường trung học cơ
sở có 478 học sinh, 1 trường mầm non và một lớp mẫu giáo. Trong những năm qua
chất lượng giảng dạy và học tập không ngừng được nâng cao, hội đồng giáo dục và,
hội cha mẹ học sinh và hội khuyến học có sự quan tâm đúng mức đến sự nghiệp
giáo dục của xã nhà. Huy động trẻ em đến tuổi đi học đạt 100%, số học sinh khá
giỏi tăng năm sau cao hơn năm trước, đội ngũ giáo viên được củng cố thường xuyên
về chất lượng giảng dạy và được chuẩn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào
tạo, Năm vừa qua 2 trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh ( Trường trung học cơ sở
19/5). Xã Ngọc Xuân đã được công nhận phổ cập trung học cở sở năm 1998.
5.5.2 Y tế
Xã Ngọc Xuân đã có trạm y tế xã, có 2 cán bộ chuyên trách tại trạm và 11 y
tế thôn bản đã tổ chức khá tốt công tác chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh cho

nhân dân, các chỉ tiêu về khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú đều đạt và vượt chỉ
tiêu đề ra, các chương trình y tế quốc gia như : Tiêm chủng mở rộng, phòng chống
sốt rét , bướu cổ, HIV/AIDS, kế hoạch hóa gia đình đều thực hiện với kết quả tốt.
Công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng
chống dịch bệnh tại các dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất được thực hiện thường
xuyên, trong các năm qua trên địa bàn xã không có ổ dịch nào sảy ra.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG
1. Thuận lợi và lợi thế
Xã Ngọc Xuân là ven thị xã Cao Bằng có quốc lộ 3 và tỉnh lộ 203 chạy qua
nên có nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh.
Theo quy hoạch thị xã sẽ được xây dựng và phát triển thành đo thị loại 4,
theo đó mặt bằng sử dung đất của xã sẽ thay đổi đáng kể, việc chuyển đất nông
nghiệp sang các mục đích khác đều là bất khả kháng, cơ cấu kinh tế của xã sẽ thay
đổi một cách sâu sắc: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển
mạnh mẽ, nông nghiệp sẽ hướng tới các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho công
nghiệp và đô thị.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
18

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Xã sẽ đạt kết quả tốt trong công tác kế hoạch hóa gia đình, nhưng mỗi hộ vẫn
tăng, cộng thêm số hộ bị giải tỏa do xây dựng cơ sở hạ tầng và số hộ tăng cơ học,
nên hàng năm vẫn cần một diện tích đáng kể. diện tích này chủ yếu được lấy vào

các khu vực thuận tiện sản xuất và tiện đường giao thông, vì vậy trong quy hoạch
cần lưu ý xây dựng các khu dân cư tập trung để tiết kiệm đất, do đó sự gia tăng đất
ở là điều tất yếu và là một trong những nhân tố gây áp lực lớn về đất đai của xã
trong tương lai.
Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện, liên
tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch
đúng hướng. Tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch
vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện.
Nguồn lao động dồi dào; trên địa bàn đây là cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội.
An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất và kinh doanh buôn bán
cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn.
2. Khó khăn, hạn chế
Kinh tế phát trển khá cao nhưng còn có một số lĩnh vực chưa thực sự bền
vững, chưa xứng đáng với tiềm năng, lợi thế, nhất là lĩnh vực dịch vụ, thương mại,
sản xuất nông sản hàng hóa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm
ở một số lĩnh vực chưa thực sự hiểu quả, sức cạnh tranh chưa cao.
Môi trường đầu tư đã có nhiều cải thiện, song sức thu hút đầu tư nước ngoài,
đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao.
Môi trường đầu tư đã có nhiều cải thiện, song sức thu hút đầu tư nước ngoài,
đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ có giá trị tăng them lớn chưa nhiều.
giải phóng mặt bằng một số dự án công trình còn nhiều khó khăn.
Kết cấu hạ tầng xã hội được tập trung đầu tư, song nhìn chung còn chưa theo
kịp yêu cầu phát triển, đời sống một bộ phận dân cư nhất là vùng sâu, vùng xa còn
khó khăn.
Đời sống văn hóa – xã hội mặc dù đã được chăm lo, cải thiện, song có mặt
chưa tương xứng với phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội
Tài nguyên rừng suy giảm, hệ thống thủy văn dốc,hạn chế khả năng điều tiết
nguồn nước.

Vẫn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức súc được đặt ra, ô nhiêm
không khí, khói bụi do nhà máy sản xuất VLXD, ô nhiễm nguồn nước do chất thải

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
19

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

nhà máy và nạn khai thác vàng bừa bãi sẽ và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng
cuộc sống và sức khỏe của nhân dân.
Một số công trình tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng quá lâu,
công nghệ lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp.
Nước dùng cho sinh hoạt ở nhiều nơi còn khó khăn, hệ thống cấp thoát nước
chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là về mùa mưa.
Tỉ lệ lao động không có việc làm còn cao, mỗi năm bổ sung thêm một số
người đến tuổi lao động, trong khi đó đất đai ít,lao động phần lớn chưa được đào
tạo nghề, chủ yếu là làm thủ công nên năng suất lao động thấp.
Chính vì vậy tạo một sức ép với xã hội về giải quyết việc làm.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
20

Trang



UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Phần 2
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất
Việc tổ chức thực hiện luật đất đai, các văn bản dưới luật của xã đang ngày
càng đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý
và sử dụng đất.
Thời kỳ trước luật đất đai 1993: Cùng với nghị quyết 10 của Bộ chính trị về
đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, trong đó lấy hộ làm nông nghiệp kinh tế tự chủ
ở nông nghiệp. Tháng 11/1998 Luật đất đai đã bộc lộ những hạn chế như: Mâu
thuẫn với yêu cầu tích tụ đất đai theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, mâu thuẫn về
mặt kinh tế và pháp lý trong quan hệ ruộng đất, mới chỉ quan hệ ruộng đất ở trạng
thái tĩnh. Thực chất Luật đất đai năm 1998 chỉ mới quản lý của Nhà nước về đất đai
ở mặt pháp lý của Nhà nước về đất đai ở mặt pháp lý hành chính mà chưa thể hiện
đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước đối với quan hệ đất đai, trong đó có quản lý về
cấp phát, sử dụng và thu hồi đất.
Trong bối cảnh chung đó trước năm 1993 công tác quản lý đất đai chủ yếu
giao cho các ngành sử dụng đất quản lý theo dõi. Với quan niệm đất nông nghiệp là
đối tượng quan trọng nên ở các cấp công tác quản lý đất đai giao cho ngành nông
nghiệp phụ trách. Vì vậy ở thời điểm này công tác quản lý đất đai của xã là chủ yếu
theo dõi thống kê đất nông nghiệp. Trong đó đất ruộng được chú trọng các vấn đề
khác như giải quyết tranh chấp đất đai, theo dõi biến động các loại đất, chuyển mục
đích sử dụng, thu hồi đất chưa được đề cập.
Tình hình quản lý đất đai như trên đã dẫn đến một số tồn tại sau đây.

Việc giao đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử
dụng đất còn tùy tiện, không theo định hướng của Nhà nước dẫn đến một số tổ
chức, cá nhân sử dụng đất lãng phí đến nay chưa khắc phục được.
Các tranh chấp về đất đai như: Tranh chấp về quyền sử dụng đất, ranh giới
thửa đất giữa các hộ gia đình cá nhân, giữa các tổ chức, cũng như tranh chấp đất đai
theo ranh giới hành chính giữa các địa phương chưa được giải quyết.
Việc thống kê cập nhật số liệu và theo dõi tình hình sử dụng quỹ đất của xã
chưa được quan tâm.
Thời kỳ sau luật đất đai 1993 đến nay:

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
21

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Luật đất đai năm 1993 quy định 7 nội dung của công tác quản lý Nhà nước
về đất đai đó là:
+ Điều tra khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính
+ Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất.
+ Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất và tổ chức triển
khai thực hiện các nội dung của văn bản.
+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng
đất, thống kê, kiểm kê đấ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong
quản lý sử dụng đất đai.

+ Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể hiện và quản lý sử dụng đất.
Sau đây là một số nội dung đã thể hiện của công tác quản lý đất đai của xã
Ngọc Xuân từ sau khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Thực hiện việc hoạch định địa giới hành chính các cấp, toàn bộ địa giới hành
chính của xã đã được rà soát lại trên thực địa. Ranh giới và giáp ranh giữa các xã đã
được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc địa giới và được chuyển vẽ
lên bản đồ; hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ quản lý sử dụng theo đúng quy định của
pháp luật. Diện tích tự nhiên của xã năm 2010 là 684,99 ha.
Thực hiện chỉ thị 36/CP vào cuối năm 1995 xã đã được kiểm tra, nghiệm thu
xác định địa giới hành chính giữa các xã với các xã, phường lân cận. Năm 1996 đã
biên tập và xây dựng bản đồ theo địa giới 364/CP chuyển hệ GAUSS.
3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
+ Đo đạc lập bản đò giải thửa: Sau luật đất đai năm 1993 để phục vụ công
tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64/CP trên địa
bàn xã đã cơ bản hoàn thành đo đạc lập bản đồ giả thửa tỷ lệ 1/1.000. Diện tích đo
đạc chủ yếu là đất nông nghiệp nhằm nắm cụ thể diện tích từng thửa đất để phục vụ
cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đo đạc lập bản đồ địa chính: Trong những năm 1996 – 1997 xã đã hoàn
thành đo địa chính theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt ở tỷ lệ 1/5000,
1/1000.
+ Đo đạc lập các bản đồ khác: Xã đã được khoanh vẽ lập sơ đồ và chỉnh lý
lập bản đồ đất rừng phục vụ công tác giao đất, giao rừng.
4. Công tác giao đất, cho thuê đât, thu hồi đất.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp
22

Trang



UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

+ Thực hiện nghị định 64/CP, 02CP, 88CP, và 60CP về giao đất; Nghị định
85CP và chỉ thị 245/TTg về thuê đất tính đến năm 2010 xã đã giao được 583 đất tự
nhiên, gồm toàn bộ đất đang sử dụng chiếm 95,1%. Trong đó giao cho hộ gia đình
được 470,24ha; giao cho các tổ chức kinh tế là 14,9ha; UBND xã quản lý 15,54ha
và các ddooid tượng khác 82,32ha. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp chuyên dùng và
đất ở đã giao được 100%, chỉ còn đất chưa sử dụng 30ha chủ yếu là sông suối, hiện
nay chưa giao, cho thuê, sử dụng.
Nhìn chung, công tác giao đất, cho thuê đất của xã đã đi vào nề nếp, đảm bảo
tính pháp lý và đúng quy định của nhà nước.
+ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. trong những năm qua xã
đã giao và chỉ đạo tốt công tác này nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều
khó khăn do lịch sử đất ở, nhà ở và chuyển nhượng có nhiều thay đổi. hơn nữa sự
hiểu biết và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế, mặt khác các chính sách chưa
có giải pháp và hướng dẫn cụ thể nên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất còn chậm. đến hết năm 2010 cả xã mới cấp được 360hộ/1271hộ( chiếm 28,32%)
Đồng thời trình xét duyệt ở Hội đồng cấp GCN thị xã được 211 trường hợp,
xét duyệt qua Hội đồng cấp GCN xã được 108 trường hợp.
Trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận tuy đã đạt được kết
quả nhất định nhưng việc cấp phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới các hộ
còn chậm ở khâu xé, ký duyệt tại thị xã.
Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính đến đầu năm 2010
của xã đã cấp được 120 giấy.
5. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong quản lý sử dụng đất.

Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai được
quan tâm thực hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm luật đất đai
như sử dụng không đúng mục đích, tranh chấp lấn chiếm…
Tình hình tranh chấp đất vẫn còn sảy ra và rất phức tạp, mặc dù đã có sự
phối hợp giữa các ngành chức năng của câp trên giải quyết, nhưng chưa dứt điểm
được. Trong năm 2010 có 8 vụ, xã đã tổ chức giải quyết hòa giải thuộc thẩm quyền
7 vụ.
6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dung
đất
Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay. Xã đã quan tâm, bảo
đảm thực hiện ngà càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất. Tăng cường quản lý diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
23

Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

sản, đát ở, đất sản xuất kinh doanh và đất có mục đích công cộng. Nhằm đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đấ, đồng thời tránh tình trạng sử dụng dất
sai mục đích.
7. Tình hình điều tra quy hoạch sử dụng đất đai
Do nhận thức được đây là công tác quan trọng để quản lý và sử dụng đất đai
theo Luật định và hướng dẫn các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích và hiệu quả,
nên xã đã được UBND tỉnh, sở Địa chính và UBND thị xã Cao Bằng cho tiến hành
công tác điều tra quy hoạch sử dụng đất đai.

II. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất.
1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, xã có tổng diện tích tự nhiên
684,99ha, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 743 người/km2.
Trong 683.27ha đất đang được sử dụng cho các mục đích, còn lại 1,72ha đất
chưa sử dụng
Bảng 4: Diện tích, cơ cấu các loại đât chính năm 2010
Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
I.
Đất đang sử dụng

Diện tích(ha)
684,99
683,27

Cơ cấu(%)
100,00
99,75

1. Đất nông nghiệp
560,30
81,80
Trong đó : - Đất sản xuất nông nghiệp
263,61
38,48
- Đất lâm nghiệp
296,37
43,26
- Đất nuôi trồng thủy sản

0,32
0,04
2. Đất phi nông nghiệp
122,97
17,95
Trong đó: - Đất ở
34,12
4,98
- Đất chuyên dùng
44,58
6,51
II.
Đất chưa sử dụng
1,72
0,25
1.1. Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của xã hiên có 560,30ha. Chiếm 81,80% tổng diện
tích tự nhiên. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2010
Loại đất
Tổng diên tích đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp
- Đất rừng phòng hộ
3. Đất nuôi trồng thủy sản
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
24


Diện tích (ha)
560,30
263,61
164,64
98,97
296,37
296,37
0.32

Cơ cấu (%)
100,00
47,05
29.39
17.66
52.89
52.89
0.06
Trang


UBND xã NGọc Xuâv

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

1.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp của xã có 263,61 ha. Đất sản xuất nông
nghiệpđược sử dụng như sau:
 Đất trồng cây hàng năm có 164,64 ha, gồm:
- Đất trồng lúa 112,49 ha
+ Đất chuyên trồng lúa nước 77,57 ha

+ Đất trồng lúa nước còn lại 34,92 ha
 Đất trồng cây lâu năm có 98,97 ha trong đó đất trồng cây công
nghiệp lâu năm 0,85ha, đất đất trồng cây ăn quả lâu năm 0,40ha
1.1.2 Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp của xã có diện tích 296,37 ha, trong đó:
 Đất rừng phòng hộ có 296,37 ha
1.1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 0,32 ha, trong đó
 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 0,32 ha
1.2. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp có diện tích 122,97ha chiếm 17,95 % tổng diện tích tự
nhiên cơ cấu, diện tích đất phi nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2010
Loại đất

Diện tích ( ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp
 Đất ở
a. Đất ở nông thôn
 Đất chuyên dùng
a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp nhà nước
b. Đất quốc phòng
c. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
d. Đất có mục đích công nộng
 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng


122.97
34.12
34.12
44.58
1.03
1,03
2,64
19,05
21,86
19.86
24.41

100,00
27,75
27,75
36,25
0,84
0,84
2,15
15,49
17,77
16,15
19,85

1.2.1 Đất ở
Đất ở của xã có diện tích 34,12 ha chiếm 27,75% diện tích đất phi nông
nghiệp và chiếm 4,98% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
 Đất ở tại nông thôn có 34,12ha;
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

25

Trang


×