Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.68 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang
4

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC

6

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.1. Khái niệm tài sản công
1.2. Phân loại tài sản công
1.3. Đơn vị sự nghiệp và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.3.1 Đơn vị sự nghiệp
1.3.2 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
1.3.3 Đặc điểm tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.3.4 Vai trò tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
2.1. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
2.2. Chức năng, tác dụng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn

6
6
8
10
10
11


11
12
14
14
15

vị sự nghiệp
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công tại các

17

đơn vị sự nghiệp
3. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và

19

kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam
3.1. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước
3.2. Kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam
CHƯƠNG 2-THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ

19
25
28

SỰ NGHIỆP

1. Hiện trạng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.1. Hiện trạng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.2. Thực trang sử dụng và kết quả trong sử dụng tài sản công tai các


28
28
30

đơn vị sự nghiệp
2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay
2.1. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài sản công tạ các đơn vị sự

35
35

nghiệp từ 1998 đến nay
2.2. Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản
2.3. Quy định trong quản lý sử dụng tài sản
3. Một số nhận xét đánh giá về cơ chế quản lý tài sản công tại các

38
39
40

đơn vị sự nghiệp
3.1. Những kết quả đạt được
3.2. Một số hạn chế trong cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị

40
44

sự nghiệp
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại


46

1


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI

49

CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1. Phương hướng và yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công

49

tại các đơn vị sự nghiệp
1.1. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các

49

đơn vị sự nghiệp
1.2. Yêu cầu nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các

51

đơn vị sự nghiệp
2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự

53


nghiệp
2.1. Đa dạng hóa hình thức sở hữu và sử dụng tài sản công hiện có

53

tại các đơn vị sự nghiệp phù hợp với chủ trương xã hội hóa các hoạt
động sự nghiệp
2.2. Mở rộng các phương thức trang cấp và nguồn vốn đầu tư, mua

55

sắm tài sản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp
2.3. Hoàn thiện, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản

56

công tại các đơn vị sự nghiệp để làm căn cứ đầu tư, mua sắm cũng
như quản lý, sử dụng tài sản công, với các giải pháp cụ thể
2.4. Thực hiện phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm thủ trưởng

57

đơn vị sự nghiệp trong việc quyết định, định đoạt tài sản công tại đơn
vị theo quy chế thống nhất về quản lý tài sản công của Nhà nước tại
các đơn vị sự nghiệp
2.5. Cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được quyền quyết định sử

58


dụng một phần tài sản công tại đơn vị vào mục đích sản xuất cung
ứng dịch vụ, kể cả góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức khác
2.6. Các đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng tài sản công chuyển

59

sang sản xuất, cung ứng dịch vụ để thế chấp vay tín dụng ngân hàng
hoặc quĩ hỗ trợ phát triển để mở rộng nâng cao hoạt động sự nghiệp
bằng giá trị tài sản công dùng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ.
2.7. Hình thành tổ chức thống nhất đầu tư, mua sắm tài sản công cho

59

các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế của đơn vị sự nghiệp hoặc
công ty mua bán tài sản công của Nhà nước
2.8. Các đơn vị sự nghiệp được sử dụng nhà, đất của Nhà nước vào
sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ công phải chuyển sang
thuê đất của Nhà nước hoặc Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
2

60


đất quy định tại Luật Đất đai 2003
63

KẾT LUẬN

64


TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cấp thiết của Đề tài
Tài sản công nói chung là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố
cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn tài chính tiềm năng
cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; như
Bác Hồ kính yêu đã khẳng định: “Tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để
khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh, để
nâng cao đời sống nhân dân”. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là một
bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài sản công của đất nước, do các đơn vị sự
nghiệp trực tiếp quản lý sử dụng để phát triển các hoạt động sự nghiệp cung
cấp các dịch vụ công phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, tài sản công tại các
đơn vị sự nghiệp ngày càng lớn và chiếm tỷ trọng quan trọng trong tài sản
công thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Để quản lý tài sản công trong khu
vực hành chính sự nghiệp, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một hệ
thống văn bản pháp luật về quản lý tài sản nhà nước; đồng thời hình thành bộ
máy quản lý tài sản công từ Trung ương xuống địa phương. Công tác quản lý
và sử dụng tài sản công từng bước theo chế độ và tiêu chuẩn định mức sử
dụng tài sản công. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tài sản vẫn mang nặng
tính hành chính bao cấp, quản lý thiếu chặt chẽ, sử dụng lãng phí.v.v... chưa
hình thành cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phù hợp với
quá trình đổi mới và cải cách hành chính. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp” đang là
vấn đề bức súc có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3



Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về tài
sản công và tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp; cơ chế quản lý và thực
trạng quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp ở nước ta. Trên cơ sở
đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài
sản công tại các đơn vị sự nghiệp ở nước ta cho phù hợp với quá trình đổi
mới công tác quản lý tài sản công và cải cách hành chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp có phạm vi rất rộng, bao gồm
nhiều loại tài sản khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này tập trung chủ yếu nghiên
cứu tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công đối với các tài sản phục vụ
trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp của các đơn vi, trong các lĩnh vực giáo dục
- đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá thể thao, .. là khâu đột phá của
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài kết hợp sử dụng phương pháp duy vật biện chứng với phương
pháp tổng hợp và phân tích kết hợp lý luận với thực tiễn của Việt Nam cũng
như đúc kết kinh nghiệm của một số nước để đánh giá thực trạng cơ chế
quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp và đưa ra các kiến nghị và giải
pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp trong
thời gian tới.
5. Bố cục của Đề tài
Về bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình
bày 3 chương:
Chương I: Tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị
sự nghiệp.
Chương II: Thực trạng cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự
nghiệp.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các
đơn vị sự nghiệp.


CHƯƠNG I
TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.1. Khái niệm tài sản công
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong
các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ
4


thành viên của quốc gia tạo ra hoặc thu nạp được và các tài sản do thiên nhiên ban tặng
cho con người. Trong phạm một quốc gia, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần và chế
độ sở hữu khác nhau, thì tài sản quốc gia bao gồm tài sản thuộc sở hữu tư nhân, tài sản
thuộc sở hữu cộng đồng và tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tài sản thuộc sở hữu nhà nước
trước hết là các tài sản được hình thành thông qua quốc hữu hóa hoặc do đầu tư, mua sắm
bằng nguồn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc Ngân sách nhà nước, kế đến là
những tài sản do thiên tạo và các tài sản nhân tạo khác được pháp luật qui định là tài sản
của Nhà nước. Tài sản do pháp luật qui định là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tuỳ thuộc
vào luật pháp của từng nước, ở nước ta Điều 181 Bộ luật Dân sự, đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995, quy định tài
sản thuộc sở hữu toàn dân là “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong
lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư
vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ
thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của
Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đại diện cho lợi ích của toàn
dân, nên Nhà nước được dân giao thực hiện quyền chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở
hữu toàn dân và đã được luật pháp qui định tại Điều 206 Bộ luật Dân sự 10/1995. Theo
Điều này, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở
hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân”. Theo qui định các Điều 181 và 206 của Bộ

luật Dân sự 10/1995, tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bao gồm các loại tài sản sau:
- Đất đai, các tài nguyên trên và trong lòng đất
- Các tài sản được đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước trang cấp cho
các doanh nghiệp nhà nước, các ngành lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ
thuật, ngoại giao quốc phòng an ninh.
- Các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước. Theo Bộ luật dân sự
10/1995, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản qui phạm pháp luật, các tài
sản này bao gồm các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản chôn dấu, chìm đắm tìm
thấy, tài sản vắng chủ, vô chủ đã được xác lập quyền sở hữu Nhà nước và các tài sản do
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng Chính phủ hoặc các tổ chức nhà nước.
Tài sản của Nhà nước ngay từ chế độ phong kiến đã hiểu là tài sản công, như đất
đai thuộc sở hữu của Nhà nước phong kiến được gọi là công điền, công thổ. Tài sản thuộc
5


sở hữu toàn dân của nước ta hiện nay mà Nhà nước là người thực hiện quyền của chủ sở
hữu đối với các tài sản này được gọi là tài sản công. Nhà nước thực hiện chức năng sở
hữu tài sản công, song Nhà nước không trực tiếp sử dụng các tài sản này mà Nhà nước
giao quyền sử dụng tài sản công cho các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước từ
Trung ương đến cơ sở, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và tổ
chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước trực tiếp quản lý, khai
thác, sử dụng tài sản công phục vụ cho các hoạt động của mình và xã hội theo chế độ qui
định của pháp luật; Các tổ chức cá nhân được Nhà nước giao sử dụng tài sản công đều
phải chịu sự thống nhất quản lý của Chính phủ và Nhà nước kiểm tra giám sát tình hình
quản lý sử dụng tài sản công của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, tài sản công được hiểu là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm toàn
bộ tài sản được hình thành từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc Ngân
sách nhà nước, các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua quốc
hữu hóa hoặc quy định bằng pháp luật và đất đai, tài nguyên thiên nhiên khác gắn liền với

đất đai, vùng trời, vùng biển của quốc gia được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân trực
tiếp quản lý, sử dụng theo qui định chung của Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của
Nhà nước trong quá trình quản lý sử dụng tài sản.
1.2. Phân loại tài sản công
Để nhận biết và từ đó định ra các biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả với
từng loại tài sản, tài sản công có thể được phân chia theo các tiêu thức chủ yếu sau:
1.2.1. Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành
Theo cách phân loại này, tài sản công gồm:
- Tài sản do thiên nhiên tạo ra ban tặng cho con người và thuộc chủ quyền của
từng quốc gia như: đất đai, rừng tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước trong
lòng đất, vùng trời, vùng biển, mặt nước, những danh lam thắng cảnh. Những tài sản này
thường gọi chung là tài nguyên thiên nhiên.
- Tài sản nhân tạo là tất cả các tài sản do con người tạo lập ra và được duy trì qua
các thế hệ như: hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, các công trình văn hoá, các cổ vật,
công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, phương tiện đi lại và thiết bị văn phòng, thiết bị máy
móc sản xuất, tài sản tài chính… Tài sản nhân tạo được hình thành do đầu tư, mua sắm
bằng kinh phí của Ngân sách nhà nước và những tài sản mà Nhà nước thu nạp được từ
các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
6


1.2.2. Phân loại tài sản công theo thời hạn sử dụng
Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm các loại tài sản có thể sử dụng vĩnh
viễn không mất đi như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí… và các tài sản có thời
gian sử dụng nhất định như tài nguyên khoáng sản và các tài sản nhân tạo khác. Tuy
nhiên, việc phân loại ra tài sản sử dụng vĩnh viên và tài sản sử dụng có hạn chỉ là tương
đối, vì ngay tài nguyên đất nếu không có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ đất thì đất
bị sói mòn, cằn cỗi không sử dụng được hoặc trong phạm vi một địa phương diện tích đất
cũng bị giảm.

1.2.3. Phân loại tài sản công theo mục đích sử dụng tài sản
Theo cách phân loại này tài sản công bao gồm:
1.2.3.1. Tài sản công thuộc khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm những tài sản
công là đất đai, nhà, công trình, vật kiến trúc trên đất, các phương tiện vận tải, máy móc,
trang thiết bị làm việc, thiết bị chuyên dùng và các tài sản khác phục vụ cho hoạt động
quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp.mà Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước,
các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị –
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là đơn vị hành chính sự
nghiệp) quản lý và sử dụng.
1.2.3.2. Tài sản công dùng cho mục đích công cộng bao gồm: những tài sản công
là đất đai; Hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, bến cảng, bến
phà, nhà ga…; Hệ thống thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mương, trạm bơm, hồ chứa
nước, đập thuỷ lợi…; Hệ thống chiếu sáng, cấp, thoát nước, công viên…; Hệ thống các
công trình văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.

1.2.3.3. Tài sản công dùng vào sản xuất kinh doanh bao gồm đất đai
giao cho các thành phần kinh tế khai thác sử dụng, tài nguyên thiên nhiên,
nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải… vốn bằng tiền giao
cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý sử dụng vào sản xuất kinh doanh
hoặc Nhà nước dùng các tài sản này góp vốn vào các công ty cổ phần và giao
hoặc cho các tổ chức kinh tế khác, hộ gia đình và cá nhân thuê.
1.2.3.4. Tài sản công chưa sử dụng bao gồm các tài sản dự trữ Nhà nước, tài sản
được xác lập sở hữu của Nhà nước đang trong quá trình xử lý và đất đai tài nguyên thiên
nhiên chưa giao cho ai sử dụng.
1.2.4. Phân loại tài sản công theo đặc điểm và tính chất của tài sản

Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm:
7



1.2.4.1. Bất động sản là các tài sản không di dời được như: Đất đai; Nhà ở, công
trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây
dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định.
1.2.4.2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản như phương tiện
giao thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.
1.3. Đơn vị sự nghiệp và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.3.1. Đơn vị sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp là những đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo
dục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá nhệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp
kinh tế, dịch vụ, tư vấn, … do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. Đơn vị sự
nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì các đơn vị này cung cấp cho xã
hội nguồn nhân lực chất lượng cao, quy trình công nghệ cao, công trình nghiên cứu khoa
học cơ bản và thực hiện các hoạt động công ích phục vụ cho kinh tế – xã hội phát triển.
Các đơn vị sự nghiệp này được Nhà nước đầu tư, mua sắm, trang cấp tài sản công (cơ sở
vật chất), bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị,
chuyên môn được giao như các cơ quan quản lý nhà nước; ngoài ra, đơn vị được phép
thu một số khoản phí, lệ phí theo qui định của Nhà nước, thu thông qua hoạt động sản
xuất, cung ứng dịch vụ rất đa dạng ở hầu hết các lĩnh vực. Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp
được chia thành ba loại:
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: là
đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đủ bù đắp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Ngân
sách nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị;
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên:
là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chỉ đủ bù đắp một phần chi phí hoạt động thường xuyên,
chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Ngân sách nhà nước phải cấp
một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị;
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có thu do Ngân sách nhà nước
đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.
1.3.2. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp là một bộ phận tài sản công mà Nhà nước giao

cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng, để thực hiện các hoạt động sự
nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bao gồm:
- Đất đai, nhà cửa, công trình, vật kiến trúc: là tài sản của đơn vị được giao và hình
thành sau quá trình đầu tư xây dựng như trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, nhà thi
đấu thể thao, nhà văn hóa, phòng thí nghiệm, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các
công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng...;
- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán bộ để
làm việc và phục vụ hoạt động của đơn vị như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác,
8


dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...;
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải, thiết bị
truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải...;
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý
hoạt động của đơn vị như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra
chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt...;
- Vườn cây lâu năm, súc vật nuôi để thí nghiệm hoặc nhân giống như vườn cà phê,
vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả và đàn gia súc các loại.
- Các loại tài sản khác: là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm loại trên
như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...
1.3.3. Đặc điển tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp có các đặc điểm sau:
- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp không chỉ được Nhà nước giao, được đầu
tư, mua sắm bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước mà còn được đầu tư mua sắm từ nguồn
vốn của các dự án, vốn vay của quỹ hỗ trợ phát triển hoặc Ngân hàng và quỹ phát triển sự
nghiệp của đơn vị sự nghiệp có thu.
- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp trong qúa trình sử dụng một phần giá trị của
tài sản là yếu tố chi phí tiêu dùng công, không trực tiếp thu hồi được phần giá trị hao mòn
của các tài sản trong quá trình sử dụng, mà phần lớn thu hồi giám tiếp qua phí, lệ phí theo

qui định của Nhà nước hoặc qua hiệu quả của các hoạt động sự nghiệp phục vụ cho sự
phát triển kinh tế – xã hội; chỉ một số tài sản công trực tiếp sử dụng vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ, thì các tài sản đó là những tư liệu sản xuất để tạo ra các sản
phẩm dịch vụ công được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ và thu hồi trực tiếp phần giá
trị hao mòn của tài sản đó trong quá trình sử dụng.
- Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phần lớn mang tính chất đặc thù theo ngành,
lĩnh vực sự nghiệp mà đơn vị đó hoạt động; cùng một loại tài sản nhưng có đặc điểm kỹ
thuật và đặc tính riêng để phục vụ cho từng loại hoạt động sự nghiệp riêng theo ngành,
lĩnh vực của đơn vị sự nghiệp thực hiện.
1.3.4. Vai trò của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
Tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của tài sản quốc gia, là
tiềm lực phát triển đất nước như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định: “ tài sản
công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân
giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân” (1). Vai trò của tài sản công tại các đơn
vị sự nghiệp được thể hiện trên các mặt sau:
- Tài sản công trước hết là điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động bộ máy quản
lý điều hành các đơn vị sự nghiệp. Các tài sản này là nhà đất thuộc trụ sở làm việc, các
phương tiện đi lại, máy móc thiết bị văn phòng trang bị cho bộ máy quản lý điều hành
1

Chủ tịch Hồ chí Minh với vấn đề tài chính. NXB Sự thật 1989, trang 79
9


đơn vị sự nghiệp. Hoạt động của bộ máy này không thể thiếu được trong mỗi đơn vị sự
nghiệp, vì bộ máy này không chỉ quyết định chương trình hoạt động của đơn vị mà còn tổ
chức các hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Muốn nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ máy
này theo hướng tinh giản biên chế thì phải tăng cường trang bị tài sản làm việc cho các bộ
máy này cả về số lượng và chất lượng của tài sản.
- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ

chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công với chất
lượng cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nước ta là nước nông
nghiệp tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với yêu cầu phải rút ngắn thời
gian, phải có bước nhảy vọt về công nghệ. Từ đó, tại Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII
Đảng ta đã khẳng định, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là
khâu đột phá để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để đào tạo con người
có tri thức, có năng lực khoa học và công nghệ mạnh. Để có con người có tri thức, có
năng lực khoa học để tiếp cận khoa học, công nghệ thế giới, đồng thời có lực lượng lao
động có trình độ kỹ thuật, phải từ phát triển các sự nghiệp giáo dục - đào tạo; như năm
1994 UNESCO đã khẳng định: “không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách
khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó”.
- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất để nâng cao thể chất và
tinh thần cho con người lao động. Con người lao động hiện nay không chỉ cần có tri thức,
trình độ khoa học kỹ thuật mà còn phải có thể chất cường tráng, có hiểu biết về văn hoá,
tinh thần yêu nước. Để tạo cho con người đạt các yêu cầu này phải bằng các hoạt động sự
nghiệp phát triển trên cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động này được bảo đảm về số
lượng và phù hợp với xu hướng phát triển khoa học công nghệ.
- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện
các công trình khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa vào phát triển kinh tế xã hội. để thực hiện nghiên cứu và ứng dụng các công trình khoa học, ngoài các nhà khoa
học thì điều kiện không thể thiếu là cơ sở vật chất; cơ sở vật chất này chính là yếu tố quan
trọng đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu, kết quả và sự thành công của các công
trình nghiên cứu khoa học.

2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
2.1. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

Cơ chế quản tài sản công được hiểu là phương thức mà qua đó bộ máy
quản lý tác động vào khu vực tài sản công để kích thích, định hướng, hướng
dẫn, tổ chức, điều tiết tài sản công vận động đến các mục tiêu đã xác định. Cơ

chế quản lý tài sản công do chủ thể quản lý là Nhà nước hoạch định thông qua
các quan hệ pháp lý, tổ chức theo luật định. Về nguyên tắc, cơ chế quản lý tài
10


sản công do bộ máy quản lý soạn thảo và được quy chế hoá theo quy trình ban
hành các văn bản qui phạm pháp luật, sau đó chính bộ máy quản lý sử dụng và
hoàn thiện để tác động vào đối tượng quản lý là nền tài sản quốc gia. Cơ chế
quản lý tài sản công là sản phẩm mang tính chủ quan, nhưng đòi hỏi phải phù
hợp với những đòi hỏi khách quan trong điều kiện cụ thể; bản thân cơ chế
quản lý tài sản công cũng là một hệ thống bao gồm hai bộ phận cơ bản sau
đây:
- Thứ nhất, là hệ thống các mục tiêu của quản lý tài sản công. Đây là
bộ phận có tính quyết định sự vận hành của hệ thống hiệu qủa. Hệ thống các
mục tiêu quản lý tài sản công được đề ra căn cứ vào sự phân tích tổng hợp
quan hệ tương tác giữa mục tiêu và phương tiện, mục tiêu và nguồn lực.
- Thứ hai, là các công cụ quản lý (bao gồm cả chính sách), phương
pháp, phương tiện sử dụng để đạt mục tiêu đã đề ra, là bộ phận cốt yếu của
cơ chế quản lý tài sản công.
Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp chỉ là một bộ
phận trong cơ chế quản lý tài sản công nói chung. Hay nói khác đó chỉ là các
phương thức mà qua đó bộ máy quản lý tác động vào tài sản tại các đơn vị sự
nghiệp để kích thích, định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều tiết việc duy trì,
phát triển, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp vận động đến các mục tiêu đã xác định. Bộ phận cốt yếu của
cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là các công cụ quản lý
(bao gồm cả chính sách), phương pháp, phương tiện sử dụng để đạt mục tiêu
quản lý.
2.2. Chức năng, tác dụng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự
nghiệp


2.2.1. Chức năng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự
nghiệp
- Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của cơ chế thể hiện ở chỗ nó chứa đựng thông
tin về chiến lược, chính sách, các quy tắc, quy định, khuôn khổ, chuẩn mức,.. để cung cấp
cho các đối tượng liên quan trong việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại các đơn vị
sự nghiệp.
- Chức năng định hướng, hướng dẫn hành vi quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp:
Chức năng này thể hiện ở chỗ thông qua những nguyên tắc, qui tắc, quy định, quy chế...
thể hiện thông qua các văn bản qui phạm pháp luật được ban hành để định hướng, hướng
dẫn các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện việc quản lý tài sản
11


công tại các đơn vị sự nghiệp; đồng thời để Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát
việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Tài sản công trong cơ quan sự
nghiệp do Nhà nước trang cấp cho các đơn vị sự nghiệp sử dụng; các đơn vị sự nghiệp
được Nhà nước giao tài sản công để trực tiếp quản lý sử dụng phục vụ cho hoạt động của
đơn vị, chỉ có quyền và trách nhiệm thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị, bảo
quản duy trì, sử dụng và xử lý bán, điều chuyển, thanh lý,.. theo đúng mục đích, hướng
dẫn trong những nguyên tắc, qui tắc, quy định, quy chế của Nhà nước đã qui định đối với
tài sản được Nhà nước giao.
- Chức năng tổ chức, điều tiết việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp: Chức
năng này thể hiện ở bằng các qui định, hướng dẫn thông qua văn bản qui phạm pháp luật
và các biện pháp kinh tế kết hợp với biện pháp hành chính, Nhà nước qui định việc tổ
chức thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, việc
sử dụng, việc xử lý bán, điều chuyển, thanh lý tài sản để các đơn vị hành chính sự nghiệp,
các tổ chức và cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện. Đồng thời cũng điều tiết việc quản
lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp cân đối, phù hợp với khả năng nguồn tài
sản hiện có của Nhà nước, khả năng của Ngân sách nhà nước; cân đối, phù hợp với tài sản

công tại các lĩnh vực khác, cũng như trong từng loại hình đơn vị sự nghiệp để bảo đảm
phục vụ nhu cầu công tác hoạt động của các đơn vị sự nghiệp vừa duy trì phát triển có
hiệu quả và tiết kiệm tài sản công.
- Chức năng pháp lý làm căn cứ, cơ sở cho việc quản lý tài sản công tại các đơn vị sự
nghiệp: Thể hiện ở chỗ, cơ chế tạo lập các chuẩn mực, các quy phạm để làm căn cứ, cơ sở
cho việc xây dựng qui chế, qui định quản lý sử dụng, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm
trong quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Bằng thể chế quản lý bao gồm những
quy tắc, qui định, quy chế,.. trong cơ chế quản lý, được ban hành thông qua các văn bản
qui phạm pháp luật, thiết lập nên các căn cứ, cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn
tài sản, nguồn vốn để trang bị tài sản công phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp; là căn
cứ, cơ sở để thực hiện việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp từ
khi hình thành đến quá trình sử dụng và kết kết thúc; đồng thời đó cũng là công cụ pháp
lý để các cơ quan chức năng của nhà nước, tổ chức và nhân dân thực hiện việc kiểm tra,
giám sát việc quản lý sử dụng và xử lý những vi phạm trong việc quản lý sử dụng tài sản
công trong các đơn vị sự nghiệp.

2.2.2. Tác dụng của qui chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
- Củng cố vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng phát triển văn hóa xã
12


hội và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Với cơ chế quản lý tài sản công
tại các đơn vị sự nghiệp để phục vụ tốt cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn
hóa, thể dục thể thao, môi trường, …, bảo đảm cơ sở vật chất cho không chỉ bộ máy của
các đơn vị sự nghiệp hoạt động mà còn bảo đảm cho các hoạt động sự nghiệp do các đơn
vị sự nghiệp đảm nhận thực hiện ngày càng được nâng cao phục vụ ngày càng tốt hơn cho
xã hội và mọi người dân; từ đó khẳng định và thể hiện rõ vai trò của Nhà nước ta là Nhà
nước của nhân dân, do dân và vì dân, củng cố vững chắc vai trò của nhà nước không chỉ
là bộ máy quản lý xã hội, mà còn là bộ máy phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích của toàn xã
hội.

- Góp phần nâng cao cả về chất lượng và số lượng của các hoạt động sự nghiệp phục vụ
lợi ích chung của quốc gia, lợi ích công cộng. Với cơ chế quản lý tài sản tại các đơn vị sự
nghiệp phù hợp, sẽ tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực hiện có cho việc đầu tư tài
sản tại các đơn vị sự nghiệp bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo lập nên hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ
giáo dục, nghiên cứu khoa học, cải tạo môi trường, phát triển văn hóa, thể thao, … ;từ đó
mở rộng các hoạt động sự nghiệp phục vụ cho xã hội, đồng thời từng bước nâng cao chất
lượng và kết quả của các hoạt động sự nghiệp.
- Phát huy và nâng cao hiệu quả của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng và tài
sản công nói chung phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp định ra những nguyên tắc, quy
chế, qui định,.. trong việc sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp một cách phù hợp,
tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế những thất thoát, lãng phí; bảo đảm cho toàn bộ cơ sở vật
chất trong các đơn vị sự nghiệp ngày càng phục vụ tốt cho công tác của các đơn vị sự
nghiệp, phục vụ tốt các hoạt động sự nghiệp với mức cao nhất; từ đó góp phần phát huy
và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và sự nghiệp
phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
2.3.1. Cơ chế thị trường

Hiện nay nước ta đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường,
tức nền kinh tế vận động và phát triển phải tuân theo các quy luật của thị
trường, đồng thời có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Các quy luật của thị
trường không những chi phối tác động trong nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng
13


đến các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, cơ
chế thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động sự nghiệp
và cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Nhân tố này ảnh

hưởng đến các quy định trong cơ chế về trang bị, đầu tư, mua sắm đến theo
dõi quản lý tài sản hay xử lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp cũng phải
được thể chế phù hợp với các quy luật cung cầu, quy luật giá trị, ... . Điều
này thể hiện ở quy định đấu thầu trong đầu tư, xây dựng, xác định giá trị tài
sản tại đơn vị, định giá tài sản khi chuyển giao, đấu giá tài sản khi xử lý bán,
thanh lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đều phải bảo đảm thể hiện
đúng giá trị của tài sản theo giá thị trường, hay nói khác là phải thực hiện
theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị,..
2.3.2. Chủ trương, chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp của Đảng
và Chính phủ
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành, xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện cơ chế
quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở chủ trương, chính sách phát triển
hoạt động sự nghiệp của Đảng và Chính phủ, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực, khoa học, giáo dục, môi trường, văn hóa, thể
thao, .. và các mục tiêu phát triển hoạt động sự nghiệp được xác định; từ đó cơ chế quản
lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp sẽ phải xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp để
bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác của các đơn vị sự nghiệp, phục vụ cho các hoạt
động sự nghiệp theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động sự nghiệp và
đạt được các mục tiêu đã đề ra.

2.3.3. Thể chế về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản
công
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến những nguyên tắc, quy chế,
qui định,.. trong cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp. Thể
chế quản lý về kinh tế, về tài chính và quản lý tài sản công qui định chuẩn
mực hành vi của các chủ thể tham gia trong hệ thống kinh tế, qui định trách
nhiệm và thẩm quyền của chủ thể quản lý về tài chính, tài sản và nghĩa vụ,
14



trách nhiệm của đối tượng quản lý. Thể chế quản lý kinh tế, quản lý tài chính
và quản lý tài sản công qui định cái gì được làm, cái gì không được làm, các
gì làm phải có điều kiện; đồng thời cũng xác lập các công cụ cưỡng chế, chế
tài hành vi của các tổ chức, của các đơn vị trong lĩnh vực kinh tế, tài chính,
tài sản công. Thể chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải căn
cứ các thể chế quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công để
sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp; đồng thời lấy các thể chế quản lý kinh tế,
quản lý tài chính và quản lý tài sản công làm cơ sở để xây dựng, bổ sung và
thể chế để quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp.
2.3.4. ý thức, năng lực của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và
các đơn vị sự nghiệp.
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của cơ chế. Do
cơ chế quản lý do chủ thể quản lý hoạch định thông qua các quan hệ pháp lý,
tổ chức theo luật định; Về nguyên tắc, cơ chế quản lý do bộ máy quản lý
soạn thảo và được quy chế hoá theo quy trình ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật để tác động vào đối tượng quản lý, cơ chế quản lý là sản
phảm mang tính chủ quan, nhưng đòi hỏi phải phù hợp với các đòi hỏi khách
quan trong điều kiện cụ thể. Việc thực hiện cơ chế cũng do các tổ chức, đơn
vị thuộc phạm vi chi phối của cơ chế và các đơn vị sự nghiệp tổ chức thực
hiện. Vì vậy, ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực chuyên môn, v.v.. của
đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý, cơ quan soạn thảo các văn
bản quy phạm pháp luật để quy chế hoá cơ chế quản lý tài sản công tại các
đơn vị sự nghiệp và trong các đơn vị được giao chức năng quản lý, trong các
đơn vị sự nghiệp được giao tài sản trực tiếp quản lý sử dụng là nhân tố ảnh
hưởng lớn đến chất lượng của cơ chế và hiệu quả thực hiện cơ chế.
3. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và kinh
nghiệm vận dụng cho Việt Nam
3.1. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước
Ở Trung Quốc: Năm 2003 đã thành lập Bộ Quản lý tài sản quốc gia
15



thuộc Chính phủ. Bộ này được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ là
đại diện quyền sở hữu tài sản nhà nước tại tất cả các cơ quan sự nghiệp, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp, ngăn chặn mọi trường hợp
hư hao, tổn thất mất mát tài sản bằng các biện pháp theo qui định của pháp luật.
Ở Trung Quốc tài sản sự nghiệp là tổng hợp các nguồn kinh tế tính thành tiền, được pháp
luật công nhận là sở hữu nhà nước và do đơn vị sự nghiệp được quyền chiếm hữu và sử
dụng, gồm có tài sản của Nhà nước cấp cho đơn vị sự nghiệp, tài sản của đơn vị sự nghiệp
được hình thành từ nguồn thu của tổ chức tài sản nhà nước sử dụng theo quy định của
chính sách nhà nước, cũng như những tài sản quyên góp, biếu tặng và tài sản khác được
pháp luật xác nhận là sở hữu nhà nước. Hình thức biểu hiện của tài sản sự nghiệp cụ thể
là: tài sản lưu động, đầu tư dài hạn, tài sản cố định, tài sản vô hình và các loại tài sản
khác.
Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý tài sản sự nghiệp là: xây dựng và hoàn thiện các loại điều
lệ, chế độ, xác định rõ quan hệ về quyền sở hữu tài sản, thực hiện quản lý quyền sở hữu
tài sản một cách hợp lý, sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả, thực hiện chế
độ sử dụng có hoàn trả đối với tài sản kinh doanh, giám sát việc bảo toàn vốn và phát
triển vốn đối với tài sản kinh doanh.
Nội dung quản lý tài sản sự nghiệp gồm có: đăng ký, xác định giới hạn, thay đổi quyền sở
hữu tài sản và xử lý tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; sử dụng, xử lý, đánh giá, thống
kê báo cáo và giám sát về tài sản, thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp về tình hình
tài sản.
Nhà nước quản lý mọi tài sản sự nghiệp, giữ vững nguyên tắc tách biệt giữa quyền sở hữu
với quyền sử dụng, thực hiện chế độ quản lý nhà nước do Nhà nước nắm quyền sở hữu
thống nhất, chính quyền giám sát và quản lý theo từng cấp và đơn vị được quyền chiếm
hữu và sử dụng tài sản này.
Trong quá trình sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp, một số đơn vị sự nghiệp được
phép chuyển tài sản không kinh doanh sang kinh doanh với điều kiện các đơn vị này phải
đảm bảo hoàn thành công tác bình thường được Nhà nước giao và phải thu hồi vốn đầu tư

mua sắm tài sản. Cơ quan quản lý tài sản nhà nước các cấp có quyền giám sát, kiểm tra
hiệu quả kinh tế, tình hình chia lời của tài sản không kinh doanh chuyển thành tài sản
kinh doanh của đơn vị, kịp thời xử lý những vấn đề còn vướng mắc.
Ở Pháp: Tài sản công là toàn bộ các tài sản gồm động sản và bất động sản cấu thành tài
sản của nhà nước trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Tài sản nhà nước chia
16


thành tài sản công của Nhà nước và tài sản tư của Nhà nước:
- Tài sản công của Nhà nước là tất cả các tài sản dưới dạng động sản và bất động sản
thuộc về Nhà nước và không thể chuyển quyền sở hữu tư nhân do tính chất của chúng hay
chức năng sử dụng của chúng như: tài sản công có thuộc tính tự nhiên (tài nguyên thiên
nhiên, sông hồ, vùng biển, vùng trời…); tài sản công có thuộc tính nhân tạo (cơ sở hạ
tầng, đường xá, cầu cảng, hệ thống phân phối điện, nhà máy, điện nguyên tử, các công
trình tôn giáo, văn hoá, công trình công cộng…)
- Tài sản tư của Nhà nước là các tài sản được sử dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực
tiếp quản lý, sử dụng. Nhóm tài sản công này bao gồm các tài sản được đại diện của từng
cơ quan, tổ chức nhà nước nắm giữ như một chủ sở hữu tư nhân và chịu trách nhiệm về
tài sản cũng như hưởng lợi từ tài sản theo thẩm quyền quản lý của mình.
Cơ quan quản lý công sản là cơ quan duy nhất được trao thẩm quyền bán tài sản từ các
nguồn sau:
- Tài sản không cần dùng,
- Tài sản do cơ quan toà án chuyển sang để phát mãi sung công,
- Tài sản vô thừa nhận, tài sản vô chủ, vắng chủ, được xác lập sở hữu Nhà nước,
- Tài sản bị tịch thu sung quĩ Nhà nước.
Ngoài ra các đơn vị cũng có thể yêu cầu cơ quan công sản bán các động sản không còn sử
dụng cũng như các sản phẩm sản xuất thử…
Việc bán tài sản nhà nước được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau như bán
theo thoả thuận, bán chỉ định hoặc bán theo hình thức gọi thầu, bán đấu giá công khai,
trong đó bán đấu giá công khai là hình thức cơ bản nhất.

Ở Đức: Tài sản công được chia làm 2 loại: tài sản quản lý và tài sản tài chính.
Tài sản quản lý là những tài sản được Liên bang, Bang sử dụng cho công tác của các cơ
quan Nhà nước. Tài sản do cơ quan nào sử dụng thì cơ quan đó có quyền quản lý; song
cũng có bang, cơ quan tài chính quản lý toàn bộ tài sản của các cơ quan được giao sử
dụng. Mặc dù, cách giao quản lý khác nhau, nhưng đều thống nhất là:
- Bộ Tài chính quyết định mua bán đất đai công, mua bán hoặc xây dựng công sở của mọi
cơ quan Nhà nước (trừ xã). Riêng các trường hợp bán nhà thuộc trụ sở làm việc và đất có
giá trị trên 3 triệu DM thì Bộ Tài chính phải trình Quốc hội quyết định (tất nhiên phải
thông qua Chính phủ); quyết định thu hồi cơ sở nhà đất là trụ sở làm việc của các cơ quan
nhà nước khi các cơ quan này không còn nhu cầu sử dụng tài sản hoặc cơ quan giải thể;
- Các bộ, ngành muốn thay đổi mục đích diện tích đất và nhà (thuộc trụ sở) dư thừa phải
17


xin ý kiến của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra, xem xét và cho phép mới được sử
dụng;
- Đối với các động sản là tài sản quản lý thì giao cho các bộ, ngành quản lý theo chế độ,
định mức, tiêu chuẩn do Bộ Tài chính qui định.
- Toàn bộ việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản Nhà nước đều thực hiện theo định mức cố
định và giao cho cơ quan quản lý sử dụng tự tổ chức thực hiện sau khi đã được Bộ Tài
chính đồng ý và được Quốc hội phê chuẩn. Trường hợp tài sản bị hư hỏng đột xuất thì cơ
quan sử dụng phải bàn bạc với Bộ Tài chính để xử lý, có thể cho sửa chữa tạm thời sau
mới sửa chữa hoặc thay thế hoàn toàn.
Tài sản tài chính bao gồm toàn bộ đất đai (bất động sản) không sử dụng xây dựng nhà,
công trình được giữ lại phục vụ cho mục tiêu chung như: đất lâm nghiệp, đất nông
nghiệp, đất bảo vệ môi trường, đất chưa sử dụng... trong đó, chủ yếu là đất rừng. Toàn bộ
tài sản tài chính do Bộ Tài chính quản lý trực tiếp (Vụ Công sản): Quyết định mua, bán,
cho thuê hoặc đi thuê và có trách nhiệm giữ vốn đất (khi bán hoặc đưa vào sử dụng thì
phải tìm cách mua để bù vào).
Ở Hàn Quốc: Tài sản công được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các tài sản do Chính phủ

sở hữu phục vụ cho các mục đích công cộng. Theo nghĩa hẹp là các tài sản được mô tả
trong mỗi mục dưới đây và do Chính phủ sở hữu thông qua việc thu, mua hoặc chiếm
dụng đã được quy định trong các Luật chung (Luật tài sản quốc gia, Luật quy hoạch đô
thị) và Luật riêng (Luật đường sá, sông ngòi, đất đai…) như:
+ Bất động sản và các tài sản kèm theo;
+ Tàu lớn, cầu phao, máy bay và các phụ kiện;
+ Các máy móc và dụng cụ quan trọng cho các Công ty của Chính phủ hay cơ sở vật chất
của Chính phủ;
+ Quyền khai thác mỏ và các quyền tương đương khác.
Chính phủ Hàn Quốc thông qua cơ quan quản lý tài sản quốc hữu trực thuộc cơ quan tài
chính để thực hiện vai trò chủ sở hữu và quản lý nhà nước đối với tài sản quốc hữu với
các nội dung sau:
- Xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý tài sản quốc hữu như luật của Quốc hội, luật
của Tổng thống và Nghị định của Chính phủ về tài sản quốc hữu;
- Quyết định các khoản chi tiêu tài chính về xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản quốc
hữu tại các cơ quan;
- Thực hiện điều động tài sản công hữu giữa các cơ quan, đơn vị, góp cổ phần bằng tài
18


sản quốc hữu;
- Xác định giá tài sản quốc hữu theo định kỳ 5 năm và thống kê tài sản quốc hữu báo cáo
Chính phủ.
Ở các đơn vị sự nghiệp muốn mua sắm, xây dựng mới tài sản và trụ sở làm việc hàng năm
phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và quy chế cung cấp tài sản công để
lập kế hoạch trình phê duyệt. Khi kế hoạch đã được phê duyệt thì đơn vị chủ động ký hợp
đồng với đơn vị xây dựng để xây dựng (đối với trụ sở làm việc) và đơn vị tổ chức cung
cấp hàng hoá để mua và thanh toán trực tiếp.
Trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản công, các đơn vị sự nghiệp phải đảm bảo thực
hiện nguyên tắc: không được cho thuê, nhượng bán, trao đổi và phải giao lại cho Chính

phủ (Bộ Tài chính) những bất động sản các đơn vị xét thấy không cần dùng; nhưng được
phép tổ chức chuyển đổi, nhượng bán các tài sản máy móc, dụng cụ mà đơn vị xét thấy
không cần dùng hoặc cần thanh lý, sau khi được cơ quan điều hành chung về tài sản công
đồng ý. Việc bán thanh lý thông qua tổ chức đấu giá, số tiền thu được nộp vào một tài
khoản đặc biệt của Chính phủ.
Ở Quebéc - Canađa: Việc quản lý, sử dụng đối với bất động sản (nhà đất) và
phương tiện vận tải, đi lại trong các cơ quan sự nghiệp, trước năm 1995 được giao trực
tiếp cho các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng. Từ cuối năm 1994,
Chính phủ Quebéc thực hiện đổi mới công tác quản lý sử dụng trụ sở làm việc và phương
tiện đi lại, không giao cho các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý tài sản, Chính phủ
thành lập đơn vị chuyên quản lý tài sản là:
+ Công ty (Hãng) bất động sản Quebéc – là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Chính phủ để thực hiện quản lý toàn bộ nhà đất văn phòng và nhà chuyên dùng.

+ Trung tâm quản lý thiết bị vận tải để quản lý xe ôtô của các cơ quan
Chính phủ và thực hiện cho các cơ quan Chính phủ thuê theo hợp đồng kinh
tế.
- Các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp chỉ được thuê trụ sở làm
việc, phương tiện đi lại theo tiêu chuẩn, định mức hoặc theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao
và phải sử dụng tài sản theo đúng mục đích. Quan hệ này được thực hiện theo hợp đồng
thuê tài sản. Các đơn vị phải thuê trụ sở làm việc của Công ty quản lý bất động sản song
không nhất thiết phải thuê phương tiện vận tải của Trung tâm để sử dụng. Khi các cơ
quan có sự thay đổi về nhu cầu sử dụng diện tích làm việc, phương tiện đi lại hoặc không
còn nhu cầu sử dụng sẽ ký lại hợp đồng thuê sử dụng (thuê tăng lên hay giảm đi) cho phù
hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức sử dụng hoặc chấm dứt hợp đồng thuê.
19


Việc quản lý, sử dụng đối với máy móc, trang thiết bị phương tiện làm việc khi
đầu tư mua sắm trong các cơ quan ở Quebéc, do bộ phận chuyên trách mua sắm tài sản

thực hiện và mua sắm từng kỳ 3 năm để trang bị cho các cơ quan quản lý, sử dụng trên cơ
sở nhu cầu, đề nghị của các đơn vị và ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.
- Các đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản và bố
trí sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định để bảo đảm phục vụ nhu cầu
công tác và sử dụng tài sản có hiệu quả và tiết kiệm. Việc điều chuyển tài sản giữa các
đơn vị hầu như không có, nếu có do các đơn vị tự thoả thuận với nhau.
- Khi các đơn vị có nhu cầu bán tài sản (kể cả bán thanh lý), các đơn vị trực tiếp
quản lý, sử dụng tài sản có văn bản đề nghị với bộ phận chuyên trách mua sắm tài sản để
xem xét quyết định; căn cứ vào quyết định các đơn vị tổ chức thực hiện việc bán, thanh lý
tài sản.
3.2. Hiệu quả trong quản lý tài sản ở các nước và kinh nghiệm vận dụng cho
Việt Nam
Từ nghiên cứu quản lý tài sản công của các nước, rút ra một số nhận xét về hiệu
quả và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam, như sau:

- Việc thể chế cơ chế quản lý tài sản bằng văn bản quy phạm pháp luật
ở cấp độ Luật và các qui định, quy chế được thể chế cụ thể bằng các văn bản
dưới luật tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công đã bảo đảm
cho việc quản lý và sử dụng tài sản công nói chung và tài sản công tại các
đơn vị sự nghiệp trong toàn quốc gia đi vào nề nếp, bảo đảm việc sử dụng tài
sản tại các đơn vị đúng mục đích, ít xảy ra thất thoát hoặc sử dụng lãng phí
tài sản.
Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta là Nhà nước cần phải thực hiện
quản lý tài sản công bằng pháp luật với mức cao là Luật chung về quản lý tài sản nhà
nước, bên cạnh đó còn có các Luật khác quy định quản lý một số tài sản cụ thể như Luật
đất đai, Luật tài nguyên khoáng sản, … ,cùng các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật
hợp thành một hệ thống thống nhất về quản lý tài sản công của Nhà nước; và trong các
lĩnh vực hoặc nhóm tổ chức, đơn vị thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau, cũng
cần có cơ chế, qui định, quy chế cụ thể về quản lý tài sản khác nhau.
- Với cơ chế quản lý tài sản được thể chế bằng các nguyên tắc, quy định, quy chế,

chế độ,....càng đầy đủ, cụ thể, thì việc quản lý tài sản công vừa chặt chẽ, vừa thuận lợi,
hạn chế được những sai phạm trong cả quản lý và sử dụg; đồng thời việc cho phép các cơ
quan quản lý tài sản công được khai thác tài sản công dư thừa chưa bố trí cho các cơ
20


quan, tổ chức của nhà nước sử dụng và cho các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước giao
quản lý sử dụng tài sản công phục vụ công tác, được phép chuyển tài sản hoặc sử dụng tài
sản công vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ đó đã đem lại nguồn kinh tế không nhỏ để
tái đầu tư tài sản hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản công.
Từ đó rút ra kinh nghiệm để có thể vận dụng vào nước ta là cơ chế quản lý tài sản công
nói chung và cơ chế quản lý tài sản công ở từng lĩnh vực, từng nhóm tổ chức, đơn vị cần
được thể chế bằng các nguyên tắc, quy định, quy chế, chế độ,.... một cách đầy đủ, cụ thể
sẽ bảo đảm hướng dẫn, điều tiết, tổ chức, .. việc quản lý tài sản công phục vụ cho các mục
tiêu của nhà nước đã đề ra một cách hiệu quả.
- Việc Chính phủ thành lập cơ quan ở trung ương và địa phương có chức năng,
nhiệm vụ chuyên quản lý tài sản công và các tổ chức chuyên trách thực hiện việc mua
sắm tài sản công để trang bị cho các đơn vị sử dụng hoặc quản lý tài sản công (nhà, xe ô
tô) để bố trí, cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuê sử dụng đã bảo đảm cho
việc sử dụng của các cơ quan phù hợp với nhu cầu, không có hiện tượng thiếu tài sản sử
dụng hay sử dụng tài sản dư thừa; vừa tiết kiệm được trong sử dụng tài sản và vừa phát
huy được hết công suất sử dụng của tài sản phục vụ cho công tác và các hoạt động sự
nghiệp.
Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta là cần xây dựng cơ cấu tổ chức
quản lý tài sản của Nhà nước và trong các đơn vị sử dụng tài sản thành hệ thống hoàn
chỉnh; thành lập các tổ chức chuyên trách về quản lý và khai thác tài sản công sẽ làm cho
tài sản công phát huy được hiệu quả cao trong phục vụ công tác, phục vụ hoạt động sự
nghiệp cũng như đem lại nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.

21



22


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1. Thực trạng tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp.
1.1. Hiện trang tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.1.1. Quá trình vận động của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp từ
năm 1990 đến nay
Tài sản công là cơ sở vật chất quan trọng để cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động. Do vậy,
trong những năm từ 1990 - đến 1998, tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
nói chung và các đơn vị sự nghiệp nói riêng được Nhà nước quan tâm trang bị bằng các
phương thức giao, đầu tư, mua sắm; tính đến ngày 01/01/1998 tổng giá trị còn lại của tài
sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ước khoảng 280 nghìn tỷ đồng, trong đó tài
sản công không phải là đất đạt 70.130 tỷ đồng tăng 13 lần so với giá trị tài sản công,
không kể đất có đến năm 1990. Trong đó, giá trị tài sản công dùng trong các đơn vị sự
nghiệp chiếm khoảng 45% tổng giá trị tài sản công của khu vực hành chính sự nghiệp.
Tiếp đó, những năm (1998-2002) nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư mua sắm tài sản
công cho các hoạt động sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước với tốc độ năm sau cao hơn
năm trước. Tổng số Ngân sách nhà nước dành để đầu tư mua sắm tài sản công cho hoạt
động sự nghiệp hàng năm chiếm từ 73-78% tổng vốn đầu tư cho khu vực hành chính sự
nghiệp. Giá trị tài sản công dùng vào hoạt động sự nghiệp trong những năm (1998 –
2002) không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước và chiếm khoảng 74% - 87% giá trị
tài sản cố định tăng thêm của khu vực hành chính sự nghiệp. Điều này có thể chứng minh
bằng tốc độ tăng vốn đầu tư và giá trị tài sản cố định tăng thêm của lĩnh vực sự nghiệp
giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và văn hoá thể thao trong các năm (1998 –

2002) dưới đây:

Vốn đầu tư phát triển và giá trị TSC tăng thêm trong lĩnh vực giáo dụcđào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá trong các năm (1998 - 2002)
Chỉ tiêu

1998

1/ Vốn đầu tư phát triển cho 7346,1

1999

2000

2001

2002

10.876,6 13.101,4 13.159,0 14.200

giáo dục-đào tạo, khoa học
công nghệ, y tế, văn hoá

- So với tổng số vốn đầu tư

74, 2

73, 6

77, 0


77, 3

76, 8

3988,2

5352,4

3551,3

6029,8

6440,2

74, 2

79, 0

87, 3

76, 1

76, 5

phát triển khu vực HCSN %
2/ Giá trị tài sản tăng thêm

- So với giá trị TSCĐ tăng

23



thêm khu vực HCSN %
1.1.2. Một số tài sản công chủ yếu các đơn vị sự nghiệp đang trực tiếp quản lý sử
dụng
1.1.2.1. Tài sản là đất đai
Đất đai là tài sản lớn nhất trong các đơn vị sự nghiệp. Tổng quỹ đất đai do các cơ
quan hành chính sự nghiệp nói chung quản lý và sử dụng là 229.217 ha, chiếm 0,7 % tổng
diện tích đất tự nhiên của cả nước. Tổng giá trị quỹ đất, tính theo giá do Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định căn cứ khung giá các loại đất ban hành
theo Nghị định 87/CP là 210.052 tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị tài sản cố định nhà
nước tại khu vực hành chính sự nghiệp nói chung.
1.1.2.2. Tài sản là nhà làm việc và công trình khác
Quĩ nhà làm việc và công trình vật kiến trúc của khu vực hành chính sự nghiệp là
một tài sản lớn thứ hai sau đất đai với tổng diện tích 65,878 triệu m 2, với trị giá 81.482 tỷ
đồng, chiếm 25,2% tổng giá trị tài sản cố định khu vực hành chính sự nghiệp và chiếm
72,3% tổng trị giá các tài sản cố định không kể đất. Chỗ làm việc của các cơ quan, đơn vị
hành chính sự nghiệp từng bước được cải thiện nhiều so với thời kỳ trước đổi mới.

24


1.1.2.3. Tài sản là phương tiện vận tải
Số phương tiện vận tải là xe ô tô trong các đơn vị sự nghiệp khoảng 15.0000 xe,
với giá trị nguyên giá theo sổ sách kế toán gần 6.000 tỷ đồng. Tổng trị giá các phương
tiện vận tải chiếm khoảng 2,2% tổng trị giá các tài sản cố định kể cả đất và bằng 6,2 %
tổng giá trị tài sản cố định không bao gồm đất của các cơ quan, đơn vị hành chính sự
nghiệp. Phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chủ
yếu là xe ô tô con chiếm gần 62% và xe gắn máy chiếm khoảng 10,5% tổng giá trị các
phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, còn lại là các

phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động sự nghiệp như xe car, xe cứu thương, xe
thông tin, ...
1.1.2.4. Tài sản là trang thiết bị làm việc
Tổng giá trị máy móc thiết bị là 11.699 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng giá trị của các
tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp và bằng 10,37% tổng giá trị tài sản
nhà nước không kể đất. Một số ngành như phát thanh, truyền hình, hàng không, địa
chính, khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hơn các
ngành khác. Tuy nhiên mức trang bị máy móc thiết bị cho các đơn vị sự nghiệp còn có
chênh lệch giữa cấp Trung ương và địa phương, cụ thể ở cấp Trung ương đạt 44 triệu
đồng/người, địa phương chỉ đạt 5,58 triệu đồng/người.

1.2. Thực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.2.1. Những ưu điểm và kết quả sử dụng tài sản công tại các đơn vị
sự nghiệp đem lại
- Hầu hết các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sự nghiệp đã quản lý
kiểm tra, giám sát được việc đầu tư mua sắm các tài sản lớn như xây dựng trụ
sở làm việc, mua ô tô và tài sản khác của các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ,
ngành. địa phương quản lý và tại đơn vị; Tài sản công là phương tiện đi lại,
điện thoại đã được mua sắm, trang bị sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức
đáp ứng đúng nhu cầu công tác, phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
- Việc bố trí sử dụng tài sản tại các đơn vị sự nghiệp đã từng bước
dược cân đối hài hoà, tài sản dư thừa, không có nhu cầu sử dụng tại các đơn
vị đã được điều chuyển kịp thời cho các đơn vị còn thiếu hoặc có nhu cầu để
sử dụng; Trong các đơn vị sự nghiệp đã thực hiện bố trí sử dụng tài sản đúng
mục đích và khai thác sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài sản công hiện có
phục vụ cho công tác và các hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Từ đó bảo đảm
sử dụng tài sản một các tiết kiệm và hiệu quả.

25



×