ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
BỘ MÔN: ĐỊA – CƠ NỀN MÓNG
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KỸ THUẬT NỀN MÓNG NÂNG CAO
ĐỀ TÀI SỐ 3
ẢNH HƯỞNG MA SÁT ÂM
ĐẾN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC
GVHD:
PGS. TS. VÕ PHÁN
NHÓM HVTH: NHÓM III
LỚP ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG K2012
1.
1. VÕ VĂN BÁCH
10. NGUYỄN TIẾN HOÀNG NGHĨA
2. ĐỖ THÀNH DANH
11. NGUYỄN TRÍ NGỌC
3. ĐINH HỮU DỤNG
12. VÕ THI PHƯƠNG NGỌC
4. LÊ ANH DUY
13. LÊ PHƯƠNG
5. NGUYỄN HOÀNG DUYỆT
14. ĐẶNG HƯNG THẠNH
6. LỘ TRỌNG ĐĂNG
15. HÀN THỊ XUÂN THẢO
7. VÕ MINH KHA
16. NGUYỄN VIẾT TUẤN
8. LIÊN HƯNG KIỆT
17. NGÔ THỊ THANH TÂM
9. TRƯƠNG THỊ THÚY LOAN
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/2012
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG MA SÁT ÂM......................................... 4
1.1. Định nghĩa hiện tượng ma sát âm và các thuật ngữ liên quan ......................................... 4
1.1.2. Các thuật ngữ liên quan đến ma sát âm .......................................................................... 7
1.2. Các nguyên nhân gây ra lực ma sát âm ............................................................................ 8
1.2.2. Ma sát âm do lún dưới tải trọng bản thân hoặc đắp nền ................................................. 8
1.2.3. Cọc đóng trên nền chưa kết thúc cố kết ........................................................................ 10
1.2.4. Mực nước ngầm bị hạ thấp ........................................................................................... 11
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng ma sát âm .......................................................... 13
1.4. Ảnh hưởng của ma sát âm đến nền móng công trình và tư liệu thực tế......................... 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MA SÁT ÂM ........................................... 15
2.1. Tính SCT của cọc xét đến ma sát âm theo tiêu chuẩn Việt Nam................................... 15
2.1.1. Xác định độ lún ổn định của nền .................................................................................. 15
2.1.2. Xác định độ lún của cọc đơn ........................................................................................ 16
2.1.3. Xác định chiều sâu vùng có khả năng xuất hiện ma sát âm ......................................... 17
2.1.4. Xác định sức chịu tải của cọc có kể đến ma sát âm ...................................................... 17
2.2. Tính SCT của cọc xét đến ma sát âm tiêu chuẩn kỷ thuật các công trình cảng Nhật Bản17
2.2.1. Mở đầu .......................................................................................................................... 17
2.2.2. Lý thuyết tính toán ........................................................................................................ 18
2.3. Tính ma sát âm theo “Principles of foundation engineering” Braja Das ....................... 21
2.3.1. Nguyên nhân gây ra ma sát âm ..................................................................................... 21
2.3.2. Phương pháp tính lực ma sát âm .................................................................................. 21
2.4. Mô hình tính toán ma sát âm bằng phần mềm PTHH Plaxis ......................................... 24
2.4.1. Tổng quan ..................................................................................................................... 24
2.4.2. Mô hình tính toán đất nền ............................................................................................. 25
2.4.3. Quy trình mô hình cọc xuất hiện ma sát âm ................................................................. 26
2.4.4. Ứng dụng phương pháp truyền tải trọng (Load-transfer methods) xác định ma sát âm
bằng phần mềm Plaxis 3D. ..................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN VỚI CÔNG TRÌNH THỰC TẾ .................... 29
3.1. Xác định ảnh hưởng của ma sát âm đối với cọc đơn. .................................................... 29
3.1.1. Công trình Luồng cho tàu biển – Trà Vinh .................................................................. 29
3.1.2. Thống kê địa chất.......................................................................................................... 34
3.1.3. Tính toán ảnh hưởng ma sát âm.................................................................................... 34
ĐỀ TÀI SỐ 3
i
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
3.1.4. Tính toán xác định giá trị lực ma sát âm theo lý thuyết Braja Das............................... 39
3.1.5. Xác định giá trị ma sát âm sử dụng phần mềm Plaxis. ................................................. 40
3.1.6. So sánh giá trị ma sát âm của cọc đơn giữa các phương pháp tính. ............................. 44
3.2. Xác định ảnh hưởng MSA đối với nhóm cọc bằng phần mềm Plaxis ........................... 45
3.2.1. Mô hình tính toán. ........................................................................................................ 45
3.2.2. Kết quả tính toán ........................................................................................................... 45
3.3. Ứng dụng phần mềm Plaxis trong đánh giá ảnh hưởng ma sát âm................................ 48
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của ma sát âm đến công trình lân cận. ......................................... 48
3.3.2. Ảnh hưởng của MSA đối với móng cọc của công trình cũ khi xây dựng công trình kề
bên dạng móng bè ................................................................................................................... 54
3.3.3. Xem xét sự dâng lên và hạ xuống của mực nước ngầm ảnh hưởng đến sức chịu tải của
cọc ........................................................................................................................................... 60
3.3.4. Nhận xét ........................................................................................................................ 62
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM ẢNH HƯỞNG CỦA MSA ............................... 63
4.1. Khái quát ........................................................................................................................ 63
4.2. Biện pháp làm tăng nhanh tốc độ cố kết của nền đất ..................................................... 63
4.2.1. Nội dung biện pháp....................................................................................................... 63
4.3. Biện pháp làm giảm tải trọng lên đất nền ...................................................................... 64
4.3.1. Nội dung biện pháp....................................................................................................... 65
4.3.2. Ưu điểm ........................................................................................................................ 65
4.3.3. Nhược điểm .................................................................................................................. 65
4.4. Biện pháp làm giảm ma sát giữa đất và cọc trong vùng ma sát âm ............................... 65
4.4.1. Nội dung biện pháp....................................................................................................... 65
4.4.2. Ưu điểm ........................................................................................................................ 66
Thi công đơn giản, kinh phí thấp ............................................................................................ 66
4.4.3. Nhược điểm .................................................................................................................. 66
4.5. Các biện pháp khác ........................................................................................................ 66
4.5.1. Phương pháp điện thấm (Electro Osmosis) .................................................................. 66
4.5.2. Cách ly giữa vùng môi trường đất nền có khả năng xảy ra ma sát âm và bề mặt cọc . 67
4.5.3. Hệ thống cọc bảo vệ xung quanh nhóm cọc chính ....................................................... 67
4.5.4. Phương pháp sử dụng lớp bao phủ bằng bùn Betonite và Bittum ................................ 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 75
5.1. Kết luận .......................................................................................................................... 75
5.1.1. Hiện tượng ma sát âm ................................................................................................... 75
ĐỀ TÀI SỐ 3
ii
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
5.1.2. Các phương pháp tính toán ma sát âm .......................................................................... 75
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 78
ĐỀ TÀI SỐ 3
iii
MƠN HỌC: KT NỀN MĨNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG MA SÁT ÂM
1.1. Định nghĩa hiện tượng ma sát âm và các thuật ngữ liên quan
1.1.1. Định nghĩa hiện tượng ma sát âm
Đối với cơng trình sử dụng móng cọc, cọc được đóng vào trong tầng đất nền có q
trình cố kết chưa hồn tồn, khi tốc độ lún của đất nền dưới cơng trình nhanh hơn tốc độ
lún của cọc theo chiều đi xuống, thì sự lún tương đối này phát sinh ra lực kéo xuống của
tầng đất đối với cọc làm giảm khả năng chịu tải của cọc gọi là hiện tượng ma sát âm,
lực kéo xuống gọi là lực ma sát âm.
P
P
ĐẤT SÉT MỀM
hay
ĐẤT ĐẮP CÓ
TÍNH NÉN LÚN
H
B
ĐẤT TỐT
(a)
(b)
Hình 1. Cọc trong đất mềm và chống vào lớp đất tốt
a.
Lực ma sát dương ngay và trong khi đóng cọc
b.
Lực ma sát âm
Ma sát âm (negative skin friction) là hiện tượng đất xung quanh cọc bị lún cố kết lớn
hơn chuyển vị xuống dưới/biến dạng nén của cọc; việc này gây thêm một tải trọng hướng
xuống lên cọc. Ma sát âm trên cọc là yếu tố khơng thể bỏ qua khi thiết kế móng cọc trong
khu vực mới san nền trên đất yếu và trong vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng hạ mực
ĐỀ TÀI SỐ 3
4
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
nước ngầm. Ma sát âm biến động theo thời gian, phụ thuộc vào tốc độ cố kết của đất và
tốc độ lún của cọc.
Lực ma sát âm xảy ra trên một phần thân cọc phụ thuộc vào tốc độ lún đất xung
quanh cọc và tốc độ lún của cọc.
Lực ma sát âm có chiều hướng thẳng đứng xuống dưới, có khuynh hướng kéo cọc đi
xuống, do đó làm tăng lực tác dụng lên cọc. Ta có thể so sánh sự phát sinh ma sát âm và
ma sát dương thông qua hình sau:
Hình 2a. Sự phát sinh ma sát dương.
Hình 2b. Ma sát âm có lớp đất mới đắp xảy ra cố kết do trọng lượng bản thân .
ĐỀ TÀI SỐ 3
5
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Hình 2c. Ma sát âm khi lớp sét xốp cố kết do thoát nước hoặc có thêm lớp
đất mới đắp .
Qua các hình minh họa trên ta thấy được ma sát âm có thể xuất hiện trong một phần
đoạn của thân cọc hay toàn thân cọc, phụ thuộc vào chiều dày của lớp đất yếu chưa cố
kết. Trong trường hợp ma sát âm tác dụng trên toàn thân cọc thì rất nguy hiểm, sức chịu
tải của cọc không những không kể đến sức chịu tải do ma sát hông của đất và cọc mà còn
bị ma sát âm kéo xuống. Sức chịu tải lúc này chủ yếu là sức chịu tải của mũi cọc, chống
lên nền đất cứng hay đá.
Trường hợp cọc xuyên qua lớp đất mềm cắm vào lớp đất cứng và lớp đất mềm đang
diễn tiến lún do cố kết bởi lớp gia tải trên mặt hay do hạ mực nước ngầm,…, mà độ lún
các lớp đất lớn hơn độ lún của cọc thì phần lớp đất yếu có chuyển vị đứng nhiều hơn
chuyển vị đứng của thân cọc bên cạnh và các lớp bên trên nó gây ra lực ma sát âm. Ngay
cả trong trường hợp cọc chỉ nằm trong lớp đất yếu không tựa mũi vào lớp đất cứng, còn
gọi là cọc treo cũng có thể bị tác động bởi ma sát âm dưới tác động của tải bên trên mặt
đất hoặc do các tác động gây ra biến dạng đất nền như hạ mực nước ngầm (lún), hoặc
dâng mực nước ngầm (nở).
Lực ma sát âm không chỉ tác động lên mặt bên thân cọc mà còn tác dụng lên mặt
bên của đài cọc, hoặc mặt bên của mố cầu hay tường chắn có tựa lên cọc.
Khi tác động tải lên công trình gây ra lún của cọc và giảm độ dịch chuyển tương đối
giữa đất và cọc (đồng nghĩa giảm ma sát âm), ít nhất ở phần trên và nhiều hơn ở đoạn
ĐỀ TÀI SỐ 3
6
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
dưới. Trong thực tế tính toán, những hoạt tải ngắn hạn nó được xem xét khi gây ra được
sự giảm ma sát âm.
1.1.2. Các thuật ngữ liên quan đến ma sát âm
Theo Fellnius, các thuật ngữ trong nghiên cứu ma sát âm như sau:
a.
Hiện tượng ma sát âm (negative skin friction): là lực ma sát bên được huy
động khi đất dịch chuyển xuống tương đối so với cọc. Các quan sát lâu dài từ các thiết bị
quan trắc hiện trường cho thấy hiện tượng ma sát âm xảy ra trong hầu hết tất cả các cọc.
b.
Lực kéo xuống (Dragload): là lực nén dọc trục gây ra trong các phần tử của
cọc do sự tích lũy ma sát âm khi đất có khuynh hướng dịch chuyển tương đối đi xuống so
với cọc.
c.
Mặt phẳng trung hòa (Neutral plane): là vị trí dọc theo cọc mà tại đó các
lực tác dụng dài hạn (lực kéo xuống cộng với tải công trình) cân bằng với tổ hợp lực
(chiều dương) kháng bên (bên dưới mặt trung hòa) và sức kháng mũi. Độ sâu này là nơi
có dịch chuyển tương đối giữa đất và cọc bằng 0.
d.
Biến dạng kéo xuống (Downdrag): là sự dịch chuyển đi xuống của cọc do
đất xung quanh cọc bị lún xuống. Độ lớn của biến dạng kéo xuống bằng với độ lún của
đất tại mặt trung hòa.
e.
Cường độ chịu tải một trục địa kỹ thuật (Geotechnical axial capacity): là
tổ hợp của sức kháng mũi và ma sát bên khi không còn đạt trạng thái cân bằng tĩnh và sẽ
không tiếp tục dịch chuyển xuống. Ma sát dương xảy ra trên toàn thân cọc và lực kéo
xuống rất nhỏ.
f.
Hệ số an toàn cho cường độ chịu tải địa kỹ thuật (Factor of safety on
geotechnical capacity): là hệ số giữa cường độ chịu tải một trục địa kỹ thuật chia cho
tổng tải tĩnh và hoạt tải, không tính đến lực kéo xuống.
g.
Cường độ kết cấu một trục (Structural axial strength): là cường độ kháng
nén một trục của phần cọc chịu tải tĩnh và lực kéo xuống.
h.
Hệ số an toàn kết cấu tại mặt trung hòa (Factor of safety on structural
strength at neutral plane): là hệ số giữa cường độ kháng nén một trục của kết cấu tại mặt
trung hòa chia cho tổng tĩnh tải và lực kéo xuống, không tính đến hoạt tải.
Theo Fellnius, vị trí mặt trung hòa là hàm số của sự cân bằng của các lực cắt dọc
thân khi chúng đã được huy động hoàn toàn. Các lực và sức kháng là kết quả quá trình
lún của đất là do sự khác biệt về độ cứng của đất và cọc. Yêu cầu tuyệt đối để thỏa mãn
ĐỀ TÀI SỐ 3
7
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
phương trinh cân bằng là lực cắt phát triển dọc phần chính trên thân cọc có dấu âm và
phần dưới cọc có dấu dương. Vùng chuyển tiếp từ âm sang dương được gọi là mặt trung
hòa. Một số ít trường hợp vị trí mặt trung hòa nằm trong lớp đất đang lún, hay trong lớp
đất tốt hơn hoặc trong lớp đất ít lún.
Khi thay đổi lực tác dụng lên đầu cọc thì vị trí mặt trung hòa sẽ thay đổi do kết quả
của sự cân bằng lực mới.
Mặt trung hòa là nơi cọc và đất dịch chuyển như nhau hay nói cách khác là nơi
không có sự dịch chuyển tương đối giữa cọc và đất. Điều này có nghĩa là khi giải bài toán
lún của nhóm cọc là công việc tìm ra độ lún của mặt trung hòa.
Độ lớn ma sát âm phụ thuộc vào các yếu tố sau (Brejum,1973):
Vật liệu cọc.
Phương pháp thi công cọc.
Điều kiện tự nhiên của đất nền.
Vận tốc dịch chuyển tương đối giữa đất và cọc.
1.2. Các nguyên nhân gây ra lực ma sát âm
Một điều dễ dàng thấy rằng, mặt dù có độ lún của lớp đất xung quanh cọc, lực kéo
xuống (ma sát âm) sẽ không xuất hiện nếu sự chuyển dịch xuống phía dưới của cọc dưới
tác dụng của tĩnh tải và hoặc hoạt tải lớn hơn độ lún của đất nền. Vì vậy mối quan hệ giữa
biến dạng lún của nền và biến dạng lún của cọc là nền tảng cơ bản để lực ma sát âm xuất
hiện.
Quá trình xuất hiện ma sát âm được đặc trưng bởi độ lún của đất gần cọc và tốc độ
lún tương ứng của đất lớn hơn độ lún và tốc độ lún của cọc xảy ra do tác động của tải
trọng. Trong trường hợp này đất gần cọc như buông khỏi cọc, còn tải trọng thêm sẽ cộng
vào tải trọng ngoài tác dụng lên cọc. Thông thường hiện tượng này xảy ra khi cọc xuyên
qua lớp đất có tính cố kết và độ dày lớn, khi có phụ tải tác dụng lên mặt đất quanh cọc.
1.2.2. Ma sát âm do lún dưới tải trọng bản thân hoặc đắp nền
Khi nền công trình được tôn cao, gây ra tải trọng phụ tác dụng xuống lớp đất bên
dưới làm xảy ra hiện tượng cố kết cho lớp nền bên dưới, hoặc chính do tải trọng bản thân
làm cho lớp đất nền đắp xảy ra quá trình tự cố kết. Ta xét các trường hợp cụ thể sau:
ĐỀ TÀI SỐ 3
8
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
a. Trường hợp 1:
Khi có một lớp đất sét đắp trên một tầng đất dạng hạt mà cọc sẽ xuyên qua nó, tầng
đất sẽ cố kết dần dần. Quá trình cố kết này sẽ sinh ra một lực ma sát âm tác dụng vào cọc
trong suốt quá trình cố kết.
b. Trường hợp 2:
Khi có một tầng đất dạng hạt, đắp phía trên một tầng sét yếu, nó sẽ gây ra quá trình
cố kết trong tầng sét yếu và tạo ra một lực ma sát âm tác dụng vào cọc.
c. Trường hợp 3:
Khi có một tầng đất dính đắp phía trên một tầng sét yếu, nó sẽ gây ra quá trình cố
kết trong cả hai tầng đất đắp và tầng đất sét và tạo ra lực ma sát âm tác dụng vào cọc.
Seùt ñaép
Hf
Caùt ñaép
Hf
Seùt ñaép
L
L
L
Cát
Z
Sét
Z
(a)
Hf
Sét
Z
(b)
(c)
Hình 3. Các trường hợp xuất hiện ma sát âm do tôn nền .
Trường hợp các cọc được tựa trên tầng đất cứng và có tồn tại tải trọng bề mặt, xảy
ra trong các trường hợp sau đây:
d.
Trường hợp 4:
Với tầng cát lỏng sẽ có biến dạng lớn tức thời, đặc biệt khi đất nền chịu sự rung
động hoặc sự giao động của mực nước ngầm; sự tác động của tải trọng bề mặt sẽ tạo ra
sự biến dạng lún.
e.
Trường hợp 5:
Đối với nền sét yếu, xu hướng xảy ra biến dạng lún có thể rất nhỏ nếu như không
chịu tác động của tải trọng bề mặt. Nhưng dù sao khi khoang tạo lỗ sẽ gây ra sự cấu trúc
lại của nền sét vì vậy biến dạng lún (nhỏ) của nền sét sẽ xảy ra dưới tác dụng của tải
trọng bản thân của nền sét.
f.
Trường hợp 6:
ĐỀ TÀI SỐ 3
9
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Điều hiển nhiên là gần như bất kỳ sự đắp nào sẽ tạo ra biến dạng lún theo thời gian
dưới tác dụng của trọng lực.
Việc xác định mối quan hệ độ lún của đất nền phía trên và của cọc là cần thiết để đề
ra giải pháp xử lý phù hợp đối với vấn đề đó. Trong các trường hợp nơi mà đất nền ở
phần trên lún xuống phía dưới lớn hơn độ lún của cọc, một giải pháp an toàn có thể có
được khi giả thiết tải trọng truyền hoàn toàn tới đỉnh của lớp đất nền phía dưới.
1.2.3. Cọc đóng trên nền chưa kết thúc cố kết
Trong thực tế một tình huống thường xuyên gặp phải trong thiết kế cầu đường nơi
mà lực ma sát âm có thể xảy ra. Các cọc đã được thi công xong trong khi nền đất chưa
kết thúc cố kết, mố cầu đã đựơc xây dựng và đất nền đã được đắp. Độ lún của nền đất dọc
theo thân cọc có thể rất khó khăn để loại bỏ, vì vậy lực ma sát âm thường xảy ra với dạng
kết cấu như hình 5.3, thậm chí còn có khuynh hướng tạo ra chuyển dịch ngang của mố
cầu, nhưng sự dịch chuyển này có thể giảm thể nếu ta sử dụng một số giải pháp thiết kế
nền móng hợp lý.
Ma sát âm chỉ xảy ra một bên cọc do phần đường vào cầu có lớp đất đắp cao làm
cho lớp đất bên dưới bị lún do phải chịu tải trọng của lớp đất này, còn phần bên kia mố
(bờ sông) không chịu tải trọng đắp nên lớp đất không bị lún do tải trọng ngoài, do đó cọc
không ảnh hưởng ma sát âm. Vì vậy, một bên cọc chịu ma sát âm còn một bên chịu ma
sát dương.
ĐỀ TÀI SỐ 3
10
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Nhịp Cầu
Tầng đất đắp
Mố cầu
Tầng đất yếu
Tầng chịu lực
Hình 6: Hiện tượng ma sát âm do việc đóng cọc mố cầu vào nền đất yếu chưa kết
thúc cố kết hoặc còn ở trạng thái tự nhiên
1.2.4. Mực nước ngầm bị hạ thấp
Việc hạ mực nước ngầm làm tăng ứng suất thẳng đứng có hiệu tại mọi điểm của đất
nền. Vì vậy, làm tăng độ lún cố kết của nền đất. Lúc đó, tốc độ lún đất xung quanh cọc
vượt quá tốc độ lún của cọc dẫn đến xảy ra hiện tượng kéo cọc đi xuống của lớp đất xung
quanh cọc.
Hiện tượng này được giải thích như sau: khi hạ mực nước ngầm thì:
Phần áp lực nước lỗ rổng u sẽ giảm.
Phần áp lực có hiệu thẳng đứng h lên các hạt rắn của đất tăng.
Xem biểu đồ tương quan giữa u và h trong trường hợp bài toán nén một chiều và
tải trọng q phân bố đều khắp.
ĐỀ TÀI SỐ 3
11
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
P
q
q
hñ
umin = 0
h
u
Ha
Ñaát yeáu
u max
Lôùp ñaát toát
z= q = const
z
Hình 7: Biểu đồ tương quan giữa áp lực nước lỗ rổng u và áp lực có hiệu thẳng
đứng lên hạt rắn của đất h trong trường hợp bài toán 1 chiều và tải trọng ngoài phân
bố đều khắp.
Trong đó:
h = p = const: ứng suất toàn phần.
Ha : vùng hoạt động của ứng suất phân bố trong đất.
Đất bình thường: Ha tương ứng với chiều sâu mà tại đó h 0.2 bt .
Đất yếu: Ha tương ứng với chiều sâu mà tại đó h 0.1 bt .
bt : ứng suất do trọng lượng bản thân của lớp đất có chiều dày Ha.
Theo TCVN 205 – 1998: Hiện tượng ma sát âm nên được xét trong các trường
hợp sau:
Sự cố kết chưa kết thúc của trầm tích hiện đại và trầm tích kiến tạo.
Sự tăng độ chặt của đất rời dưới tác dụng của động lực.
Sự lún ướt của đất khi bị ngập nước.
Mực nước ngầm hạ thấp làm cho ứng suất có hiệu đất tăng lên, dẫn đến tăng
nhanh tốc cố kết của nền.
Nền công trình được tôn cao lớn hơn 1m trên nền đất yếu.
Phụ tải trên nền với tải trọng từ 2T / m 2 trở lên.
Sự giảm thể tích trong đất do chất hữu cơ bị phân hủy…
ĐỀ TÀI SỐ 3
12
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng ma sát âm
Ma sát âm là một hiện tượng phức tạp và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Loại cọc, chiều dài cọc, phương pháp hạ cọc, mặt cắt ngang của cọc, bề mặt
tiếp xúc giữa cọc và đất nền, sự co nắn đàn hồi của cọc.
Đặt tính cơ lý của đất, chiều dày của lớp đất yếu, tính trương nở của đất.
Tải trọng tính toán (chiều cao đắp nền, phụ tải).
Thời gian chất tải đến khi xây dựng công trình.
Độ lún của nền sau khi đóng cọc, độ lún của móng cọc.
Quy luật phân bố ma sát âm trên cọc.
Trị số lực ma sát âm có liện quan tới sự cố kết của đất, phụ thuộc trực tiếp vào ứng
suất hữu hiệu của đất xung quanh cọc. Như vậy lực ma sát âm phát triển theo thời gian và
có trị số lớn nhất khi kết thúc quá trình cố kết của đất.
Bất kỳ một sự dịch chuyển nào xuống phía dưới của nền đất đối với cọc đều sinh ra
lực ma sát âm. Tải trọng này có thể truyền hoàn toàn từ đất nền cho cọc khi mối tương
quan về chyển vị khoảng từ 3mm đến 15mm hoặc 1% đường kính cọc. Khi chuyển vị
tương đối của đất tới 15mm thì lực ma sát âm được phát huy đầy đủ. Một điều thường
được giả thiết trong thiết kế khi cho rằng toàn bộ lực ma sát âm sẽ xảy ra khi mà có một
sự chuyển dịch tương đối của đất nền được dự đoán trước.
1.4. Ảnh hưởng của ma sát âm đến nền móng công trình và tư liệu thực tế
Khi cọc trong đất, thì sức chịu tải của cọc được thể hiện qua thành phần ma sát
(dương) xung quanh cọc và sức kháng mũi cọc. Khi cọc bị ảnh hưởng lực ma sát âm thì
sức chịu tải của cọc sẽ giảm vì lúc này ngoài chuyển vị của cọc, cọc còn phải gánh thêm
một lực kéo xuống mà ta gọi là lực ma sát âm. Ngoài ra qúa trình cố kết của lớp đất, đã
gây nên khe hở giữa đài cọc và lớp đất dưới đài, giữa cọc và đất xung quanh cọc, từ đó
gây tăng thêm ứng lực phụ tác dụng lên móng cọc. Đối với đất trương nở, ma sát âm có
thể gây nên tải trọng phụ rất lớn tác dụng lên móng cọc.
Trong một số trường hợp lực ma sát âm khá lớn, có thể vượt qua tải trọng tác dụng
lên đầu cọc nhất là cọc có chiều dài lớn. Chẳng hạn (1972) Fellenius đã đo quá trình phát
triển của lực ma sát âm của hai cọc bê tông cốt thép được đóng qua lớp đất mềm dẻo dày
40m và lớp cát dày 15m cho thấy: sự cố kết lại của lớp sét mềm bị xáo trộn do đóng cọc
đã tạo ra lực kéo xuống 300kN trong thời gian 5 tháng và 16 tháng sau khi đóng cọc thì
mỗi cọc chịu lực kéo xuống 440kN.
ĐỀ TÀI SỐ 3
13
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Johanessen và Bjerrum đã theo dõi sự phát triển hiện tượng ma sát âm của cọc thép
xuyên qua lớp đất sét dày 53m và mũi cọc tựa trên nền đá. Lớp đất đắp bằng cát dày 10m,
quá trình cố kết của lớp đất sét đã gây ra độ lún 1.2m và lực kéo xuống khoảng 1500kN ở
mũi cọc. Ứng suất ở mũi cọc ướt tính đạt tới 190kN/m2 và có khả năng xuyên thủng lớp
đá.
Đối với việc sử dụng giếng cát: ma sát âm làm hạn chế quá trình cố kết của nền đất
yếu có dùng giếng cát. Hiện tượng ma sát âm gây ra hiệu ứng treo của đất xung quanh
giếng cát, lớp đất xung quanh giếng cát bám vào giếng cát làm cản trở độ lún và cản trở
quá trình tăng khả năng chịu tải của đất nền xung quanh giết cát.
Qua phân tích trên cho thấy tác dụng chính của lực ma sát âm làm gia tăng lực nén
dọc trục cọc, làm tăng độ lún của cọc, ngoài ra đo lớp đất đắp bị lún tạo ra khe hở giữa
đài cọc và lớp đất bên dưới đài có thể thay đổi mômen uống tác dụng lên đài cọc. Lực ma
sát âm làm hạn chế quá trình cố kết thoát nước của nền đất yếu khi có gia tải trước và có
dùng giếng cát, cản trở quá trình tăng khả năng chịu tải của đất nền xung quanh giếng cát.
Ngoài ra lực ma sát âm làm tăng tải trọng ngang tác dụng lên cọc.
ĐỀ TÀI SỐ 3
14
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MA SÁT ÂM
2.1. Tính SCT của cọc xét đến ma sát âm theo tiêu chuẩn Việt Nam
2.1.1. Xác định độ lún ổn định của nền
Xác định độ lún ổn định của nền S theo kết quả thí nghiệm nén cố kết dựa vào
đường cong e-p hoặc theo e-log(p)
Tính độ lún của nền theo phương pháp tổng phân tố:
n
n
i 1
i 1
S si
e1i e2i
hi
1 e1i
Phương pháp tổng phân tố có hai dạng biểu thức tính lún như sau:
n
n
i 1
i 1
n
n
i 1
i 1
E
S si mvi pi hi
S si
pi hi
Tính lún nền theo hệ số cố kết:
Trường hợp 1: Đối với đất cố kết thường ta có:
OCR
pc
Cc
p p
1 S
H 0 log 0
p0
1 e0
p0
Trường hợp 2: Đối với đất cố kết nhẹ trước:
p0 pc p0 p S
Cs
p
Cc
p p
H 0 log c
H 0 log 0
1 e0
p0 1 e0
pc
Trường hợp 3: Đối với đất cố kết nặng:
pc p0 p S
Cs
p p
H 0 log 0
1 e0
p0
Trong đó:
P0: ứng suất do trọng lượng bản thân (kN / m 2 ) .
p :áp lực tăng thêm do tải trọng công trình gây ra tại giữa lớp đất cần tính
toán (kN / m 2 ) .
p c :áp lực tiền cố kết (kN / m 2 ) .
e0:hệ số rỗng ban đầu.
Cc:chỉ số nén .
ĐỀ TÀI SỐ 3
15
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Cs:chỉ số nở.
H0: chiều cao lớp đất tính toán (m)
2.1.2. Xác định độ lún của cọc đơn
Độ lún của cọc đơn được xác định gồm ba thành phần:
S L S m S b
Trong đó:
L : Biến dạng đàn hồi của cọc.
Sm: Độ lún tại mũi cọc do tải công trình truyền xuống mũi cọc.
Sb: Độ lún tại mũi cọc do tải truyền dọc theo thân cọc.
Biến dạng đàn hồi thân cọc:
L
Qtb L
Ap Ec
Trong đó:
Ap: Diện tích tiết diện ngang của cọc.
L: Chiều dài tính toán của cọc.
Ec: Môđul đàn hồi của cọc.
Qtb: Lực nén trung bình tác dụng lên thân cọc.
Độ lún tại mũi cọc do tải công trình truyền xuống mũi cọc.
Sm
q pthucB (1 2 )
E0
Trong đó:
qpthuc: Sức kháng mũi đơn vị tải trọng làm việc.
B: Cạnh cọc.
E0: Môdul đàn hồi đất dưới mũi cọc.
: Hệ số Poisson (sét 0.43 , sét pha 0.3 0.43 , cát pha 0.25 0.3 ,
cát 0.25 .
:
Hệ số phụ thuộc vào hình dáng cọc : cọc vuông 0.88 , cọc tròn
0.79 .
Độ lún tại mũi cọc do tải truyền dọc theo thân cọc.
f sthucBb (1 2 )
Sb
E0
ĐỀ TÀI SỐ 3
16
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
b : Hệ số phụ thuộc vào độ mảnh của từng đoạn cọc.
b 2 0.35
Li
Bi
f sthuc : Sức kháng bên đơn vị tại tải trọng làm việc tính trung bình cho từng
đoạn cọc.
2.1.3. Xác định chiều sâu vùng có khả năng xuất hiện ma sát âm
Vùng ma sát âm xuất hiện khi cọc qua lớp đất yếu chưa cố kết và có độ lún lớn hơn
tốc độ lún của cọc. Ma sát –âm tác dụng lên cọc và tạo lực cùng với cọc chuyển vị lún
nhanh hơn.
Một công thức xác định vùng ảnh hưởng ma sát âm như sau:
z 1
Sd
S
H
Trong đó:
Sd: độ lún của cọc đơn
S: Độ lún ổn định đất nền
H: Chiều dày lớp đất yếu
2.1.4. Xác định sức chịu tải của cọc có kể đến ma sát âm
Qu u m f f si zi Ap q p
Trong đó:
u: chu vi cọc
mf: hệ số làm việc của đất ở mặt bên cọc
fs: sức kháng bên đơn vị, tính trung bình cho toàn đoạn cọc
Zi: bề dày của lớp đất tính toán
Ap: diện tích tiết diện cọc
qp: sức kháng mũi đơn vị
2.2. Tính SCT của cọc xét đến ma sát âm tiêu chuẩn Nhật Bản
2.2.1. Mở đầu
Nếu cọc xuyên qua lớp đất mà chịu ảnh hưởng cố kết thì ma sát âm sẽ được tính đến
khi tính toán sức chịu tải cho phép dọc trục của cọc
Chú giải : Khi cọc xuyên qua lớp sét mềm tới lớp địa tầng chịu lực, lực ma sát từ
lớp mềm sẽ tác động hướng lên phía trên và chịu một phần tải trọng tác động lên đầu cọc.
ĐỀ TÀI SỐ 3
17
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Khi lớp sét cố kết thì bản thân cọc được đỡ bởi sức chịu tải của tầng chịu lực và hầu như
không lún, hướng lực ma sát theo hướng ngược lại.
Lực ma sát trên toàn bộ chu vi xung quanh cọc bây giờ dừng chống lại tải trọng tác
dụng lên đầu cọc. Lực ma sát hướng xuống phía dưới và tác dụng lên tải trọng ở chân
cọc. Lực ma sát hướng xuống phía dưới trên toàn bộ chu vi xung quanh cọc được gọi là
ma sát tiếp xúc âm hay ma sát âm.
2.2.2. Lý thuyết tính toán
Trường hợp 1:
Giá trị ma sát âm vẫn còn mang tính lý thuyết và chưa được cụ thể, tuy nhiên giá trị
lớn nhất có thể được xác định từ phương trình:
Rnf ,max .L2 . f s
(1)
Trong đó:
Rnf,max: Lực ma sát tiếp xúc ma sát âm lớn nhất (cọc đơn) KN.
: chu vi xung quanh cọc (chu vi của diện tích kín trong trường hợp cọc
thép có tiết diện chữ H) (m).
L2: Chiều dài của cọc trong lớp đất cố kết (kN/m2).
f s : Cường độ lực ma sát tiếp xúc trong lớp đất cố kết.
Trường hợp 2
Trong trường hợp trên , f s : trong nền đất sét đôi khi được lấy bằng qu/2. Nếu lớp cát
kẹp giữa lớp sét cố kết , hoặc nếu lớp cát nằm trên lớp sét cố kết , thì chiều dày lớp cát sẽ
nằm trong L2 . Ma sát thành bên trong lớp cát đôi khi được xét đến để tính toán cho f s .
Giá trị lớn nhất của ma sát âm trong trường hợp này được thể hiện trong Phuong trình:
Rnf , max (2 NLs 2
qu Lc
)
2
Trong đó:
Ls2: Chiều dày lớp cát nằm trong L2.
Lc: Chiều dày lớp sét nằm trong L2.
L2 = Lc + L s2.
N s 2 : Giá trị trung bình của lớp cát có chiều dày Ls2.
qu: Cường độ trung bình nén nở hông của lớp sét có chiều dày Lc.
ĐỀ TÀI SỐ 3
18
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Trường hợp 3:
Trong trường hợp nhóm cọc, ma sát tiếp xúc âm có thể được tính toán bằng cách coi
sự làm việc của nhóm cọc như móng đơn sâu. Lực ma sát tiếp xúc âm cho một cọc được
tính toán bằng cách chia cho số cọc.
Rnf , max
s UH Ag L2
n
(2)
Trong đó:
Rnf,max: Lực ma sát tiếp xúc ma sát âm lớn nhất (cọc đơn) KN.
U: Chu vi của nhóm cọc.
s : Cường độ cắt trung bình của đất trong phạm vi chiều dài L2.
Ag: Diện tích đáy nhóm cọc.
: dung trọng trung bình của đất trong phạm vi chiều dài L2.
n: số lượng cọc trong nhóm.
Phương trình (1) và (2) đưa ra giá trị lớn nhất của ma sát tiếp xúc âm. Giá trị thực tế
sẽ phụ thuộc vào trị số lún cố kết và tốc độ lún, tính chất từ biến của đất sét cà tính chất
biến dạng của tầng chịu lực.
Trường hợp 4:
Khi tính toán sức chịu tải cọc dọc trục cho phép của cọc, có một vài trường hợp thay
đổi trong việc đánh giá ảnh hưởng của lực ma sát âm được xác định bằng cách kiểm tra
bất kỳ một lực truyền lên mũi cọc vượt quá cả hai giá trị tải trọng chịu uốn của nền tại
mũi cọc và cường độ nén khi uốn của tiết diện ngang của cọc. Điều đó có nghĩa là sức
chịu tải cho phép dọc trục trong điều kiện bình thường Ra sẽ thỏa phương trình:
ĐỀ TÀI SỐ 3
19
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
1
R p Rnf , max
R a
1.2
Ra f Ae Rnf , max
Trong đó:
Ra: sức chịu tải dọc trục cho phép (trong điều kiện bình thường).
Rp: Sức chịu tải cuối cùng của cọc (giá trị tới hạn).
Rnf,max: lực ma sát âm thường tiếp xúc max nhất (giá trị thường nhỏ hơn cọc
đơn hoặc nhóm cọc).
f : cường độ nén khi uốn của cọc.
Ae: tiết diện ngang có hiệu của cọc.
Giá trị sức chịu tải tới hạn của cọc Rp có thể lấy tới 300NAp trong phương trình (1).
Nếu cọc xuyên vào địa tầng chịu lực, lực ma sát tiếp xúc trong địa tầng chịu lực có thể
bao gồm cả trong sức chịu tải tới hạn.
Rp 300 NAp 2 N s1Ls1
Trong đó:
Rp: Sức chịu tải mũi cọc (giá trị tới hạn).
N: Giá trị N của nền tại mũi cọc.
Ap: diện tích mũi cọc.
Ls1 = L1: chiều dài cọc nằm trong tầng chịu lực (nền cát).
N s1 : Giá trị N trung bình trong miền Ls1.
: Chu vi cọc.
ĐỀ TÀI SỐ 3
20
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
2.3. Tính ma sát âm theo “Principles of foundation engineering” Braja Das
2.3.1. Nguyên nhân gây ra ma sát âm
Ma sát âm là lực kéo xuống do đất xung quanh tác dụng lên cọc. Lực này xuất hiện
dưới những điều kiện sau:
Cọc xuyên qua lớp sét đắp nằm trên lớp đất rời: quá trình cố kết của lớp sét đắp
theo thời gian sẽ gây ra lực kéo xuống tác dụng lên cọc (hình a).
Cọc xuyên qua lớp cát đắp nằm trên lớp sét mềm, quá trình cố kết của lớp sét do
tải trọng đất đắp sẽ gây ra lực kéo xuống tác dụng lên cọc (hình b).
Hạ mực nước ngầm làm cho ứng suất hữu hiệu trong đất tăng lên và do đó làm
tăng tốc độ cố kết của đất sét gây ra lực kéo xuống tác dụng lên cọc.
Trong một số trường hợp, lực kéo xuống có thể lớn đến mức gây ra phá hoại cho
móng.
2.3.2. Phương pháp tính lực ma sát âm
Trong phần này tác giả giới thiệu hai phương pháp tính lực ma sát âm.
a. Trường hợp 1: Lớp sét đắp nằm trên lớp đất rời
Theo phương pháp β, lực ma sát âm (kéo xuống) đơn vị tác dụng lên cọc là:
fn = K’σo’tanδ’
Trong đó:
K’ = hệ số áp lực đất: K 1 sin '
σo’ = ứng suất hữu hiệu theo phương đứng tại độ sâu z = γf’z
γf’ = trọng lượng riêng hữu hiệu của lớp sét đắp
ĐỀ TÀI SỐ 3
21
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
δ’ = góc ma sát giữa cọc và đất ≈ 0.5-0.7 '
Tổng lực kéo xuống tác dụng lên cọc là:
Qn
Hf
0
( pK ' 'f tan ' ) zdz
pK ' 'f H 2f tan '
2
với Hf = chiều cao lớp sét đắp.
Nếu lớp sét đắp nằm trên mực nước ngầm, trọng lượng riêng hữu hiệu γf’, nên được
thay thế bằng trọng lượng riêng tự nhiên.
b. Trường hợp 2: Lớp cát đắp nằm trên lớp sét
Trong trường hợp này, ma sát âm xuất hiện trong đoạn từ z = 0 đến z = L1, theo độ
sâu mặt trung hòa (Vesic, 1977). Độ sâu mặt trung hòa được xác định như sau (Bowles,
1982)
( L H f ) L H f 'f H f
L1
2
L1
'
2 'f H f
'
Với γf’, γ’ = trọng lượng riêng hữu hiệu của lớp cát đắp và lớp sét bên dưới.
Đối với cọc chống, độ sâu trung hòa có thể xem là vị trí mũi cọc
(L1 = L - Hf)
Với mỗi giá trị L1 lực kéo xuống được xác định như sau:
Lực ma sát âm đơn vị tại độ sâu trong khoảng z = 0 đến z = L1 là:
fn = K’σo’tanδ’, với
K’ = K 1 sin '
σo’ = γf’z + γ’z
δ’ = 0.5-0.7 '
L1
Qn pf n dz
0
L1
0
L12 pK ' ' tan '
pK ' H f ' z tan ' dz pK ' H f tan ' L1
Nếu
2
'
f
'
f
lớp sét và lớp cát đắp nằm trên mực nước ngầm, trọng lượng riêng hữu hiệu nên thay
bằng trọng lượng riêng tự nhiên. Trong một vài trường hợp, các cọc có thể được phủ bên
ngoài bằng lớp bitumen trong vùng kéo xuống để tránh hiện tượng này.
Bjerrum et al. (1969) đã công bố kết quả kiểm tra lực kéo xuống khi thử cọc tại cảng
Oslo, Norway (ký hiệu là cọc G trong trong bài báo gốc). Nghiên cứu của Bjerrum et al.
(1969) còn được phân tích bởi Wong và Teh (1995) trong giới hạn của cọc khoan đến đá
gốc ở độ sâu 40 m. Hình c mô tả sơ lược đất và cọc. Wong và Ted tính toán theo các số
liệu sau:
ĐỀ TÀI SỐ 3
22
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
Lớp đất đắp có khối lượng riêng tự nhiên γf = 16 kN/m3, trọng lượng riêng
bão hòa γsat = 18.5 kN/m3, do đó γ’f = 18.5 - 9.81 = 8.69 kN/m3 và Hf = 13 m
Lớp đất sét: K’tanδ’ ≈ 0.22, trọng lượng riêng bão hòa hữu hiệu γ’ = 19.9.81
= 9.19 kN/m3
Chiều dài cọc L = 40 m, đường kính D = 500 mm.
Ma sát âm trên một cọc ở cảng Oslo, Norway (theo Bjerrum et al. (1969), Wong và
Ted (1995))
Cọc trong trường hợp này là cọc chống, chiều dài L1 = 27 m, lực kéo xuống lớn nhất
tác dụng lên cọc được tính theo công thức:
Qn pK ' tan ' f 2 13 2 ,f L1
L12 p ' K ' tan '
hay
2
27 2 0.5 9.19 0.22
Qn 0.5 0.2216 2 8.69 11 27
2348 kN
2
Giá trị lớn nhất đo được Qn khoảng 2500 kN (hình d), khá gần so với giá trị tính
toán.
ĐỀ TÀI SỐ 3
23
MÔN HỌC: KT NỀN MÓNG NÂNG CAO
GVHD: PGS. TS. VÕ PHÁN
2.4. Mô hình tính toán ma sát âm bằng phần mềm PTHH Plaxis
2.4.1. Tổng quan
Phương pháp phần tử hữu hạn là một phương pháp phổ biến nhất trong khoa học kỹ
thuật. Nó đã được ứng dụng rất thành công vào giải quyết nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Sự phát triển của phương pháp PTHH trong lĩnh vực xây dựng đã tạo ra
nhiều bước tiến đáng kể: giải quyết những bài toán giải tích mà những phương pháp giải
tích thông thường phả tốn rất nhiều thời gian.
Plaxis là một phần mềm phần tử hữu hạn tính toán địa kỹ thuật với nhiều tính năng
vượt trội như:
Mô phỏng sự làm việc chung của đất và kết cấu móng qua hệ thống lưới phần tử
hữu hạn và các phần tử tiếp xúc giúp cho việc mô phỏng tương giác giữa đất và cọc gần
với làm việc thực tế hơn. Xét đến quan hệ giữa lực và chuyển vị trong bài toán chuyển vị
nút từ đó tính toán các thông số nội lực các phần tử thành phần.
Mô phỏng bài toán theo quá trình thi công: mỗi giai đoạn thi công ứng xử đất và cọc
có nhiều điểm khác biệt so với thiết kế ban đầu nên có thể xãy ra những tác động đến
công trình dang thi công cũng như công trình lân cận tính năng này giúp người thiết kế
đánh giá được tính hợp lý phương pháp thi công và hoàn thiện hơn bước thiết kế nền
móng.
Tính toán bài toán cố kết thấm theo thời gian dựa trên các lý thuyết cố kết thấm
phần mềm giải bài toán cố kết thấm và lún cố kết với các thông số đất nền do người dùng
nhập vào và các thông số ứng suất biến dạng từ các bước tính toán phần tử hữu hạn ở các
bước trên. Nhờ đó ta xét được những ảnh hưởng của quá trình cố kết tác động đến công
trình.
Xét đến những ảnh hưởng của việc tăng giảm mực nước ngầm.
Nhận xét: với các tính năng trên Plaxis là một phần mềm rất phù hợp giải quyết bài
toán địa kỹ thuật nói chung và bài toán thiết kế móng cọc nói riêng. Qua các bước tính
toán theo tiến độ thi công cũng như tính toán cố kết thấm ta xét được tất cả các ảnh
hưởng tác động lên cọc, chuyển vị tương đối giữa cọc và đất, các ứng suất phát sinh trong
cọc theo thời gian từ đó đưa ra phương án thiết kế khả thi nhất.
ĐỀ TÀI SỐ 3
24