Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.64 KB, 133 trang )

Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Huy Tưởng là một trong những tác giả lớn của nền văn học
hiện đại Việt Nam. Gia nhập làng văn khá muộn so với các bạn viết cùng thế
hệ giai đoạn 1930-1945, nhưng ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà
một khối lượng tác phẩm khá đ sộ với nhiều thể loại và đề tài phong phú,
được đánh giá cao cả về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Ông được tôn vinh là
“người dẫn đầu gương mẫu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam” (Vân
Thanh), là người “có công thúc đẩy và xây dựng nền kịch nói nước nhà phát
triển trên một chặng đường mới” (Hà Minh Đức). Cho nên, không phải ngẫu
nhiên mà Nguyễn Huy Tưởng được đánh giá là “một cây bút có tầm nhìn văn
hóa vào loại bậc nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XX” (Trần Đăng Suyền).
1.2 Nguyễn Huy Tưởng thành công với nhiều thể loại, nhưng một trong
những đóng góp lớn nhất của nhà văn phải kể đến tiểu thuyết. Các tiểu thuyết
của nhà văn gắn liền với cảm hứng lịch sử, nhưng không nặng về các số liệu
và dấu mốc, mà vẫn mang hơi thở của cuộc sống thường nhật và đậm chất trữ
tình. Có thể nói tiểu thuyết là một trong những thể loại kết tinh tư tưởng và tài
năng của Nguyễn Huy Tưởng, góp phần làm phong phú nền tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại. “Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, từ những tiểu thuyết lịch sử
thời tiền chiến đến tác phẩm Sống mãi với thủ đô (…) đã đưa Nguyễn Huy
Tưởng lên địa vị người viết tiểu thuyết lịch sử hàng đầu của nền văn học mới
và là “nhà viết sử bằng văn chương” xuất sắc nhất trong lịch sử văn xuôi Việt
Nam hiện đại. [61, tr.37]. Cho đến thời điểm này, các công trình nghiên cứu
hiện có tuy đã tập trung khai thác các thể loại trong sự nghiệp sáng tác của nhà
văn một cách cô đọng và khái quát, hoặc đã phân tích tiểu thuyết của ông ở
một vài khía cạnh cụ thể, song theo chỗ chúng tôi được biết, hiện nay, vẫn
thiếu một công trình có tính tổng hợp mà chi tiết về cảm hứng chủ đạo và nghệ
thuật tiểu thuyết của nhà văn. Do đó, nghiên cứu về tiểu thuyết và những đặc

1




Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
trưng riêng của tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng là một công việc cần thiết
trong bối cảnh hiện nay.
1.3.Trong những năm gần đây, tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đã
được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Đó là cách tốt nhất để
tri ân nhà văn, đ ng thời là cách tốt nhất để khẳng định giá trị tác phẩm của tác
gia. Chính vì vậy, nghiên cứu sáng tác của nhà văn không chỉ tạo cơ hội để
người viết nâng cao hiểu biết về con người và văn chương Nguyễn Huy Tưởng,
mà còn rất hữu ích đối với người viết trong công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Ngoài ra, ở một phạm vi nhất định, hy vọng đề tài này sẽ góp phần làm tư liệu
tham khảo phục vụ việc soạn giảng của các đ ng nghiệp ở các trường phổ thông
về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, chúng tôi
quyết định tiếp cận và thực hiện đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn
Huy Tưởng”.
2.Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của những nhà khoa
học có uy tín khai thác tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng nói chung, về tiểu
thuyết của nhà văn nói riêng. Ở thời điểm thực hiện đề tài, chúng tôi có những
thuận lợi nhất định khi kế thừa, tham khảo từ những công trình mang tính tập
hợp như “Nguyễn Huy Tưởng- khát vọng một đời văn” (NXB Văn hóa thông
tin, 2001); “Nguyễn Huy Tưởng - về tác gia và tác phẩm” (NXB Giáo dục,
2007). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục phân tích, bình giá tác phẩm
của nhà văn thông qua các bài viết trên tạp chí khoa học chuyên ngành, các đề
tài luận văn, luận án. Từ đó, chúng tôi tập hợp thành những khía cạnh có liên
quan trực tiếp đến đề tài như sau:
2.1. Về tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng
Tác giả Phong Lê, khi bàn đến các sáng tác của nhà văn đã nêu bật chủ đề


2


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
người trí thức trên cơ sở đối chiếu với một số tác phẩm của các tác giả cùng
thời. Chủ đề ấy được bộc lộ nhất quán trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng trên nền mạch ngu n cảm hứng về lịch sử .Tác giả khẳng định: “Lịch
sử - đó là mối quan tâm sâu sắc và thường xuyên của Nguyễn Huy Tưởng. Đó
lại vừa là khoảng lùi cho ông chiêm nghiệm về những gì của hiện tại… Lịch
sử như thời sự … Và lịch sử trong sự kết nối từ quá khứ đến hiện tại đó là sự
song hành hoặc tương phản giữa một bên là bạo lực của ngoại xâm, của
cường quyền, của những rối ren và náo động của xã hội với một bên là sự
mỏng manh, sự bấp bênh của những số phận, những cuộc tình, những đam mê
và khát vọng của con người, trong đó trọng tâm là người trí thức”. [40, 8586]. Cùng khai thác chủ đề này trong sáng tác của nhà văn là tác giả Nguyên
Ngọc. Tác giả nhấn mạnh: Nguyễn Huy Tưởng “chủ trương một quan niệm
rất đặc sắc về người trí thức. Người trí thức không chỉ có học vấn. Người trí
thức, kẻ sĩ là người có trách nhiệm cao, có khát khao mãnh liệt đối với đất
nước, dân tộc… Ông gắn liền trách nhiệm và lòng yêu nước với tài năng làm
đẹp cho đất nước, cho dân tộc… Có thể coi đó là điểm xuất phát hết sức quan
trọng và quán xuyến toàn bộ nội dung chủ nghĩa yêu nước, toàn bộ nội dung
quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng”. [40, 100- 101]
Tác giả Hoàng Tiến khai thác đề tài Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn
Huy Tưởng. Khi đề cập đến tiểu thuyết lịch sử - những sáng tác in dấu thành
Thăng Long- của nhà văn, tác giả nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng nghiên cứu
lịch sử, tỉa ra những sự việc để dựng nên tiểu thuyết. Rồi, nhà văn hư cấu,
tưởng tượng và dàn trải nhân vật theo ý đồ của mình, hơn là vụ vào sự thực
lịch sử. Cho nên, đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đừng nên
tưởng rằng lịch sử đã diễn ra như thế” [40, 138]. Tiếc là trong tổng dung
lượng khái lược nội dung sáng tác của nhà văn ở các thể loại, những dòng bình

luận như trên về tiểu thuyết lịch sử không nhiều.
Tác giả Trần Đình Nam và Nguyễn Phương Chi đã xâu chuỗi những giá

3


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
trị nội dung và nghệ thuật của các sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Nhắc đến các
tiểu thuyết, tác giả viết: “Đọc An Tư, ta cảm nhận rất rõ không khí và màu
sắc thời đại mà nhà văn mô tả. Người đọc rất tự nhiên bước vào cái thế giới
do nhà văn sáng tạo ra, và cũng rất tự nhiên, vui sướng, đau khổ ký thác tâm
sự cùng người thiên cổ. Tình yêu con người, đất nước, tinh thần thượng võ,
những của cải tinh thần vô giá mà cha ông hương hỏa lại cho ta, ẩn kín đâu
đó sâu thẳm trong tâm linh bỗng trỗi dậy… ” [ 61, 174] .Với Đêm hội Long
Trì, “ông đã làm sống lại dĩ vãng xa lắc xa lơ, bị sức nặng của hàng mấy thế
kỷ đào sâu chôn chặt. Những phong tục, tập quán , lễ nghi, những hội hè đình
đám lộng lẫy với những tài tử giai nhân “ngựa xe như nước, áo quần như
nen” hiển hiện trước mắt ta… Tác giả phê phán xã hội phong kiến thời Trịnh
Sâm – dĩ nhiên - nhưng điều chủ yếu mà ông muốn nói là thế này: bất kỳ một
sức mạnh nào, nếu đi ngược lại với quyền lợi, nguyện vọng của số đông, cuối
cùng nhất định sẽ bị tiêu diệt”. [61, 175-176]. Hơn nữa, trong bài viết này, tác giả
còn bàn đến phong cách Nguyễn Huy Tưởng - phong cách của một nhà văn
“thiên về ca ngợi, thiên về cái hùng tráng, huy hoàng, thiên về cái cao cả… Ông
giỏi viết về cái vĩ mô, nhưng khi đi vào những cái vi mô , ông cũng chứng tỏ một
năng khiếu quan sát tinh tế. Ông am hiểu tâm lý con người, nhưng cũng chú ý
đến từng chi tiết để làm nên bức tranh rộng lớn. Câu văn ông thường giản dị, dễ
hiểu. Ông không tỉa tót , kỹ xảo theo lối “thôi xao”, mà lấy tự nhiên, giản dị làm
gốc… Văn ông đọc lên tưởng như không có gì, tưởng như dễ viết lắm. Tưởng vậy
thôi, đạt được cái “không có gì”, cái “dễ” ấy thật không đơn giản. Thực ra, đấy
là một nét phong cách của ông” [61, 177]. Đây là những nhận xét rất giá trị đối

với đề tài mà chúng tôi đang thực hiện.
Trong cuốn “ Nguyễn Huy Tưởng, về tác gia và tác phẩm”, tác giả Bích
Thu và Tôn Thảo Miên đã khái quát về toàn bộ tác phẩm của nhà văn theo
chiều dài thời gian, từ thể loại tự sự đến kịch. Trong đó, các tiểu thuyết được
đề cập chủ yếu ở góc độ đề tài và một vài đặc điểm nghệ thuật: “Với cảm

4


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
quan lịch sử nhạy bén, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lịch sử theo lối riêng
của mình, khai thác những sự kiện nằm ở khúc quanh của lịch sử, trong thời
điểm xảy ra các biến cố dữ dội, đầy sóng gió, thác ghềnh với con người và đất
nước… Các tác phẩm dựa trên một cốt truyện gọn, chứa xung đột dữ dội, kịch
tính gay gắt, hành động quyết liệt trong một không gian lẫm liệt, hoành tráng.
Lý tưởng và mạch ngầm trong tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng đã hun đúc tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc ẩn sâu trong tâm linh người Việt qua các
thời đại”[61, 37]. Tuy nhiên, trong bài viết, vì mục đích khái quát, tác giả
không dành nhiều dung lượng cho các tiểu thuyết của nhà văn.
Tác giả Đỗ Hằng, khi tóm tắt giá trị nội dung các sáng tác của Nguyễn
Huy Tưởng theo dòng thời gian đã khái quát: “Có thể khẳng định, trước Cách
mạng Tháng Tám…, Nguyễn Huy Tưởng đã thực sự ghi dấu ấn sâu sắc trong
nền văn học cũng như trên diễn đàn báo chí Việt Nam. Những sự kiện lớn lao
của lịch sử dân tộc đã được làm sống dậy chân thực, hào hùng trong tác phẩm
của ông. Chất sử thi đã nảy nở trong cảm hứng sâu sắc về đất nước trong
những giờ phút trọng đại, với những trang sử nhiều khói lửa của một dân tộc
anh hùng. Tư liệu lịch sử khô khan đã được đốt cháy bằng niềm say mê và
lòng tự hào của nhà văn đã trở nên lung linh, sống động, góp phần đánh thức
hồn dân tộc” [14, 75] .
Tác giả Vân Thanh, Nguyễn Thị Huế dành nhiều tâm huyết cho những

bài viết nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn. Khi phân tích các
sáng tác viết cho trẻ nhỏ, tác giả Vân Thanh có những đối chiếu khá ý nhị:
“Khác hẳn với truyện lịch sử viết cho người lớn, các nhân vật như Vũ Như Tô,
Đan Thiềm, An Tư, Quỳnh Hoa đầy ưu tư và bi kịch thì ở truyện viết cho các
em, nhân vật lại đầy chất anh hùng…. Vai trò của nhân vật quần chúng trong
truyện lịch sử viết cho người lớn không phải lúc nào cũng có tác dụng tích
cực, đôi khi còn là chướng ngại cho sự phát triển của lịch sử…” [61, 210]. Vài
dòng đối sánh trên cũng đủ tóm lược những nét chung nhất về nhân vật chính

5


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
cũng như nhân vật quần chúng trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn.
Tác giả Trần Đăng Suyền, trong bài viết “Nguyễn Huy Tưởng- cầm bút
chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” khi khai thác giá trị nội dung và
nghệ thuật của vở kịch Vũ Như Tô đã có mối liên hệ sâu sắc với toàn bộ sáng
tác của nhà văn: “Cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo, bao trùm, xuyên
suốt toàn bộ quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, cả thời kỳ trước và
sau Cách mạng tháng Tám 1945… Không một thể loại nào, qua ngòi bút của
ông , không bị chi phối bởi cảm hứng lịch sử, từ kịch, tiểu thuyết đến truyện
ngắn… Lịch sử bi tráng của dân tộc chính là vùng hiện thực- thẩm mỹ của
ông. Chỉ ở đó, ngòi bút của ông mới thật tự nhiên, thoải mái, mới trở nên tự
do, khoáng đạt và cất lên cái giọng điệu của riêng mình: trầm tĩnh, trong
sáng, đôn hậu và sâu xa. Ông khai thác lịch sử nhưng không lệ thuộc vào lịch
sử mà phát huy cao độ trí tưởng tượng, dùng nhiều hư cấu, tìm kiếm những
nét tương đồng của lịch sử với những vấn đề nóng bỏng của xã hội Việt Nam
đương thời… Sự thực thì lịch sử chỉ là cái cớ để Nguyễn Huy Tưởng nói lên
những suy nghĩ sâu xa về con người, thời đại và nghệ thuật. Ông đã rọi vào
những sự kiện lịch sử luồng ánh sáng của tư tưởng, của tinh thần dân tộc, của

tầm nhìn văn hóa sâu rộng, bắt lịch sử cất lên tiếng nói đầy ý nghĩa. Ở
Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng lịch sử hòa quyện với cảm hứng dân tộc, thấm
nhuần chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng nhân dân”. [47, 30-31] Ngoài ra, tác
giả cũng chỉ rõ rằng bên cạnh cảm hứng lịch sử, cảm hứng lãng mạn cũng rất
nổi bật và xuyên suốt trong các tác phẩm của nhà văn. Cảm hứng này thể hiện
“ở khuynh hướng chung, âm hưởng chung bao trùm trong nhiều tác phẩm, ở
những hình tượng nhân vật mang đậm cốt cách lãng mạn… Cảm hứng lãng
mạn còn bộc lộ trong thủ pháp nghệ thuật tương phản, trong bút pháp thi vị
hóa tình yêu của những đôi trai tài gái sắc cùng với những cảnh sinh hoạt tinh
thần thanh cao, đầy thơ mộng của xã hội cũ… [47, 32]. Những nhận xét này
có tác dụng định hướng cho đề tài của chúng tôi trong việc khai thác cảm hứng

6


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
chủ đạo và khai thác đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn.
Nhìn chung, các tác phẩm của Nguyễn Huy tưởng có một sức hút khá
mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu. Các công trình tiêu biểu nêu trên khai thác
sáng tác của nhà văn ở tầm khái quát, song ít nhiều đề cập đến những vấn đề
liên quan đến tiểu thuyết lịch sử của ông như cảm hứng lịch sử, cảm hứng lãng
mạn, tính bi kịch, tính sử thi… Đây là những gợi ý quý báu cho chúng tôi khi
thực hiện luận văn này.
2.2. Về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Bàn về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng ở thời điểm này không phải
vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Ngay từ những năm 1966, các tác giả Hà Minh Đức
và Phan Cự Đệ, trong cuốn “Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)” đã dành cả
một chương (chương 2) để nghiên cứu về tiểu thuyết và kịch lịch sử của
Nguyễn Huy Tưởng. Các tác giả đã khái quát hình ảnh thời đại và lý giải
ngu n gốc và tâm lý của một số nhân vật lịch sử (g m cả những nhân vật có

thật được xây dựng lại và những nhân vật được sáng tạo hoàn toàn) ở một
chừng mực nhất định; đã chỉ ra tinh thần dân tộc xuyên suốt các tác phẩm; đã
đề cập đến vai trò của quần chúng và của cá nhân trong lịch sử; đã chỉ ra ý
nghĩa hiện đại của những tiểu thuyết và kịch lịch sử; đã phác thảo vài nét nghệ
thuật tiểu thuyết và kịch của nhà văn. Các tác giả khẳng định rằng Nguyễn Huy
Tưởng là nhà văn viết tiểu thuyết và kịch lịch sử tiêu biểu trước Cách mạng. Bài
viết nhấn mạnh: “Nguyễn Huy Tưởng đã khai thác những chủ đề lịch sử theo
khuynh hướng của những nhà văn lãng mạn tiến bộ…Nguyễn Huy Tưởng đã
thể hiện trong tác phẩm của mình một quan điểm lịch sử tiến bộ. Anh đã ca
ngợi lực lượng quần chúng, vạch ra con đường tất thắng của nhân dân trong
lịch sử. Một mặt khác, tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng cũng đậm đà một chủ
nghĩa ái quốc chân chính và một tinh thần nhân đạo cao cả.” [8, 77-78].
Trong cuốn “Nguyễn Huy Tưởng, về tác gia và tác phẩm”, các tác giả
Hà Minh Đức, Nguyễn Tuân, Phong Lê, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Phương
Chi… đã có những bài viết bàn về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng khi

7


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
phân tích một tác phẩm cụ thể: Sống mãi với thủ đô. Các bài viết này đã nhấn
mạnh tài năng của Nguyễn Huy Tưởng khi khai thác chủ đề từ những sự kiện
lịch sử của dân tộc để làm bật lên tình yêu nước và tinh thần chiến đấu quật
cường của quân dân Hà Nội; khi xây dựng và điều khiển các tuyến nhân vật
một cách chủ động và nhuần nhuyễn để gây ấn tượng đậm nét trong độc giả;
khi truyền đến cho người đọc tình yêu đối với một Hà Nội lam lũ mà anh
dũng, hào hoa, khác hẳn với hình ảnh cố đô Thăng Long hoa lệ trong các tiểu
thuyết lịch sử trước đó… Những nhận xét về một tiểu thuyết cụ thể sau Cách
mạng tháng Tám hứa hẹn sẽ có một sự kết hợp nhuần nhuyễn và thống nhất
với những đặc điểm tiểu thuyết trước Cách mạng của nhà văn mà chúng tôi sẽ

thực hiện trong đề tài này.
Gần đây nhất, luận văn “Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn
Huy Tưởng” của tác giả Đỗ Thị Thanh Nga cũng đã đề cập đến tiểu thuyết của
Nguyễn Huy Tưởng. Tác giả đã phân tích kỹ lưỡng đề tài, sự kiện, nhân vật
trong ba tác phẩm Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1944) và Sống mãi với
thủ đô (1966) để khẳng định rằng đó chính là những chất liệu làm nên cảm
hứng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm. Việc khai thác kết cấu, điểm nhìn
nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật… đã làm bật lên nghệ thuật thể
hiện cảm hứng lịch sử trong ba tiểu thuyết này. Có thể nói, đây là công trình
hết sức gần gũi và hữu ích với đề tài này.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu, phê bình đều tiếp cận tác phẩm của
Nguyễn Huy Tưởng theo hai hướng: hoặc là khái quát toàn bộ giá trị nội dung
và nghệ thuật các sáng tác theo một trình tự nhất định về thời gian hay thể
loại; hoặc là khai thác riêng một vài khía cạnh nổi bật về nội dung hay nghệ
thuật của các tiểu thuyết hay của một tiểu thuyết cụ thể. Đặc biệt, giới nghiên
cứu thường tập trung khai thác tác phẩm Sống mãi với thủ đô mà chưa xem
xét kỹ càng những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các tiểu thuyết ra
đời trước Cách mạng. Chính vì vậy, luận văn hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn
sâu sắc và hoàn chỉnh hơn về các giá trị tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng.

8


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu một cách toàn diện và hệ
thống tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, từ đó tiến tới xác định và phân tích,
làm rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà
văn.
Với các kết quả trên, hy vọng luận văn sẽ góp phần nhất định vào việc

nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng, nhất là tiểu thuyết. Ngoài ra, chúng tôi cũng
hy vọng rằng luận văn sẽ đóng góp ít nhiều trong việc phục vụ công tác giảng
dạy của các giáo viên ở trường phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi có hạn, luận văn tập trung nghiên cứu ba tiểu thuyết
Đêm hội Long Trì, An Tư và Sống mãi với thủ đô. Đây là những tiểu thuyết
đầu tiên và cuối cùng của nhà văn, được sáng tác ở cả hai giai đoạn trước và
sau Cách mạng tháng Tám. Giới nghiên cứu đánh giá rằng trong sự nghiệp văn
học, đây là những tiểu thuyết tiêu biểu, hội tụ đầy đủ các đặc trưng về nội
dung cũng như nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn học sử
-Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
-Phương pháp thống kê, phân loại
-Phương pháp liên ngành (văn hóa học, tâm lí học sáng tạo, thi pháp học)
6.Cấu trúc luận văn

9


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn g m 3 chương:
Chương 1. Tiểu thuyết trong hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng
Chương 2. Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng


10


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
CHƢƠNG I
TIỂU THUYẾT TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƢỞNG
1.1. Nhà văn và những nhân tố tác động đến nghiệp văn
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong gia đình nhà nho tại
làng Dục Tú, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện
Đông Anh, Hà Nội ). Như một quy luật, con đường văn chương của ông chịu
sự chi phối không nhỏ của các yếu tố như thời cuộc, môi trường sống … và
đặc biệt là yếu tố con người của chính nhà văn.
1.1.1.Nhà văn
Con người Nguyễn Huy Tưởng là một tấm gương về bản lĩnh tự học.
Sinh ra trong một gia đình nho học, Nguyễn Huy Tưởng ngay từ nhỏ đã được
thừa hưởng nền giáo dục nho giáo. Vốn Hán văn mà cha và bác ruột truyền
cho dường như không đủ để ông sáng tác thơ theo lối Đường thi, nên cậu bé
Tưởng lúc bấy giờ luôn tự mầy mò để học hỏi thêm chữ nho. Vì thế, ở ông có
cái điềm đạm, trung thực, kiên nhẫn tột bực của một nhà nho. Chính sức ảnh
hưởng từ nền văn hóa phương Đông thiên về chiều sâu nội tâm đã tạo nên một
Nguyễn Huy Tưởng hết sức sâu sắc và uyên bác. Bên cạnh đó, Nguyễn Huy
Tưởng có cái mạnh mẽ, phóng khoáng và lãng mạn của một nhà trí thức trẻ
sớm được tiếp xúc với những tiến bộ của văn hóa phương Tây. Sau khi cha
mất ít lâu, nhà văn được mẹ gửi lên nhà chị gái ở Hải Phòng để học thành
chung. Không bằng lòng với vốn kiến thức có được, vả lại, cũng do sự đòi hỏi
của thời thế và công việc, nhà văn tìm mọi cách để trang bị thêm cho mình về
chuyên môn. Người trí thức ấy hối hả đọc các tác phẩm các phóng sự nổi
tiếng, các tác phẩm văn học, triết học của Trung Quốc, Việt Nam, Pháp, Hy

Lạp, La Mã, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Mỹ… Ông “đọc đủ các tác giả cổ điển,
siêu thực, tượng trưng… Đọc không do một sự thôi thúc ý thức hệ nào và cũng
chẳng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm hay trường phái phản động

11


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
nào.” [40, 118]. Sự gặp gỡ, giao thoa giữa văn hóa Đông - Tây tạo nên một
phong cách văn chương rất riêng, vừa uyên bác vừa lãng mạn, táo bạo - phong
cách Nguyễn Huy Tưởng. Cho nên, ngay khi đọc những sáng tác của ông, nhà
văn Như Phong đã nhận xét hết sức xác đáng: “Ở anh hình thành một tài năng
văn học lớn mà sau này, cách mạng thành công đã làm tung đôi cánh rộng
bay lên cao. Anh không những có một trí tưởng tượng sáng tạo mạnh, mà còn
có một vốn kiến thức uyên bác”. Dẫn theo [61, 32]
Lúc nhỏ, tuy học lực không thực xuất sắc, nhưng Nguyễn Huy Tưởng
đã sớm có một tình yêu văn chương khá mãnh liệt. Thuở học chữ nho thì tập
tành sáng tác Đường thi. Lớn thêm một chút thì sưu tầm sách Hán văn với
tham vọng có thể đọc thông mọi sách cổ mà cha ông để lại. Đến tuổi trưởng
thành thì dành dụm tiền để mua sách của các nhà văn nổi tiếng mẫu mực của
thế giới như Shakespeare, Dante, Homère, Virgile, Rabelas, Schiller … và say
sưa đọc, say sưa suy ngẫm. Tình yêu ấy được nhà văn ý thức giữ gìn và vun
vén một cách kỹ lưỡng. Ngay khi 18 - 19 tuổi, ông đã bắt đầu ghi chép các suy
nghĩ của bản thân về đạo đức, văn chương. Tròn 20 tuổi, chàng thanh niên ấy
đã ôm mộng viết những tập thơ trường thiên về các vị anh hùng dân tộc. Điều
đáng nói là tình yêu văn chương của nhà văn gắn liền với ý thức trách nhiệm
đối với nghề văn. Ông luôn tự nghiêm khắc với chính mình khi cầm bút. Mỗi
một tác phẩm ra đời, Nguyễn Huy Tưởng hiếm khi bằng lòng với đứa con tinh
thần của chính mình. Ông thường đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm thật kỹ, đánh
dấu những điểm yếu và cố gắng chỉnh sửa. Ông tự nhìn nhận một cách khắt

khe ngay cả với những tác phẩm mà công chúng lúc bấy giờ đón nhận và đánh
giá rất cao bằng những dòng giống như lời sám hối “mình đã lăn lộn trong
nghề văn hơn 10 năm, đã có ít nhiều tiếng tăm, cũng có ít nhiều địa vị. Than
ôi! Nhưng mà sao mờ mờ nhân ảnh. Tất cả những tác phẩm của mình đều vội
vàng hấp tấp, nhất thời. Chẳng xây dựng được chút tâm hồn… Mà chính ta
cũng không muốn nhìn lại nữa” [Nguyễn Huy Tưởng toàn tập, tập 5; 501].
Tinh thần trách nhiệm đó đã hình thành ở ông một đức tính, một phẩm chất

12


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
đáng quý: luôn ý thức góp nhặt để làm giàu thêm vốn văn của bản thân, luôn
biết chắt lọc các sự việc, sự kiện để khơi sâu thêm ngu n cảm hứng cầm bút,
luôn trăn trở để từng chi tiết trong sáng tác của mình được hoàn thiện hơn. Vì
thế, tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng được coi là hiện thân của sự nỗ lực tự
hoàn thiện.
Tình yêu văn học của ông không đơn thuần là sự say mê bột phát, mà
xuất phát từ tâm nguyện và trách nhiệm của một trí thức trẻ sớm có ý thức
công dân và tinh thần dân tộc. Ngay từ những năm 30, chàng thanh niên
Nguyễn Huy Tưởng đã xác định được thiên chức của mình: “Phận sự của một
người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc
ngữ thôi”. [61, 19]. Cho nên, bên cạnh việc tham gia rất sớm vào nhóm học
sinh Việt Nam quốc dân đảng trường Bonnal, tham gia rải truyền đơn của
Đảng Cộng sản, treo cờ búa liềm lên cột đèn chợ Sắt…, ông cùng bạn bè cùng
say mê thảo luận và nghiền ngẫm các vấn đề dân tộc qua những tác phẩm văn
học sử như Chiêu hồn nước (Phạm Tất Đắc)… Cho nên, ngay cả khi làm việc
trong sở thuế, ông vẫn cùng bạn thân trao đổi, bàn luận về văn học nghệ thuật;
và giữa bộn bề các vụ kiện vi phạm luật lệ nhà Đoan toàn miền Bắc, dưới con
mắt xoi mói của gã chủ Tây, ông vẫn âm thầm viết từng trang của Đêm hội

Long Trì. Sau này, vừa nhiệt tình tham gia các phong trào Hướng đạo sinh,
phong trào Truyền bá chữ quốc ngữ, tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, gia nhập
Đảng Cộng sản Đông Dương…, ông vừa hăng hái viết kịch, tiểu thuyết, tùy
bút, ký sự… phục vụ nhân dân trên mặt trận văn hóa, văn nghệ. Cảm hứng
lịch sử xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn có thể coi là sự kết tinh của lòng
yêu nước, của tinh thần tự hào dân tộc với tình yêu văn chương.
Có thể nói tinh thần ham học, tình yêu văn chương đi liền với trách
nhiệm nghề văn, đi liền với tinh thần dân tộc đã hình thành nên một phong
cách riêng trên văn đàn, đã tạo nên một sự nghiệp văn học thành công của một
nhà văn lớn.
1.1.2 Nhân tố gia đình

13


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách và sự nghiệp
của một nhà văn. Những ấn tượng để lại sâu sắc nhất, dài lâu nhất ,có sức vang
dội nhất trong tâm khảm của mỗi người đó chính là gia đình. Gia đình nhỏ của
Nguyễn Huy Tưởng được hình thành khi nhà văn 27 tuổi. Vợ nhà văn- bà
Trịnh Thị Uyên, vốn xuất thân trong gia đình quan lại, nhưng không hưởng
thụ lối sống xa hoa nhung lụa mà biết đ ng cam cộng khổ với ch ng, lại hết
sức tận tụy, dốc lòng vì sự nghiệp của ch ng. Gia đình ấy cũng có lúc tưởng
như chia lìa bởi chiến tranh, bởi khoảng cách giữa trong thành và ngoài chiến
khu... Tuy nhiên, vượt lên tất cả, gia đình nhà văn vẫn là điểm tựa tinh thần
vững vàng để ông có thể yên tâm sáng tác và hoạt động Cách mạng.
Yếu tố có ảnh hưởng lớn lao đối với nhân cách và sáng tác của Nguyễn
Huy Tưởng hơn cả chính là gia đình lớn của nhà văn. Cha ông, cụ Nguyễn
Huy Liễn, là một nhà nho nổi tiếng thanh bạch ở làng Dục Tú. Cụ nổi tiếng
hay chữ, từng đi thi và đỗ tú tài nhưng không màng danh lợi, không ra làm

quan cho triều Nguyễn. Sau này, cụ cũng không tham gia chính quyền thực
dân, mà ở ẩn tại quê nhà. Dù mất sớm (khi nhà văn mới bảy tuổi), nhưng sự
giỏi giang, đặc biệt là phong cách sống của người cha đã ăn sâu vào tâm h n
thơ bé của Nguyễn Huy Tưởng, góp phần hình thành nên bản lĩnh, tính cách
của nhà văn.
Nhân cách và phong cách của Nguyễn Huy Tưởng còn chịu sự ảnh
hưởng lớn từ mẹ. Mẹ nhà văn tảo tần ngược xuôi, vất vả buôn bán nuôi gia
đình, nhưng bà vẫn giữ được những nét thanh lịch rất riêng của người phụ nữ
Kinh Bắc. Dưới tay bà, nếp nhà tuy nghèo nhưng không có dấu hiệu của sự bần
cùng, mà luôn quy củ, nền nếp, giản dị như vốn có và tràn đầy yêu thương. Tình
thương của người mẹ tảo tần nhưng thanh lịch và giản dị ấy như một mạch
nước ngầm thấm vào nhân cách, vào lối sống, vào sáng tác của ông.
Ngoài ra, nhân cách và tài năng của Nguyễn Huy Tưởng còn được rèn
giũa và b i đắp từ những thành viên trong dòng họ. Trong họ Nguyễn trứ danh

14


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
của làng Dục Tú ngày ấy, nhiều người theo con đường khoa bảng, nhưng
không ra làm quan mà sống cuộc sống ẩn dật, thanh tao. Sau khi cha mất,
Nguyễn Huy Tưởng được ông bác ruột rèn cặp Hán văn, và cậu bé luôn say
mê văn chương ấy đã tập sáng tác những bài thơ Đường luật đầu tiên. Thêm
nữa, chính ông bác nổi tiếng hay chữ, từng tham gia phong trào Đông Kinh
nghĩa thục ấy đã ít nhiều truyền cho ông ngọn lửa yêu nước từ những ngày
ấu thơ.
Có thể nói, gia phong nền nếp, truyền thống trọng nghĩa, cách giáo dục
tinh tế mà hiệu quả của gia đình và dòng họ đã góp phần hình thành nên cốt
cách của nhà văn: trung thực, giản dị, khiêm nhường, nhẫn nại và giàu tình
yêu thương.

1.1.3. Nhân tố quê hương
Quê hương là miền sâu thẳm nhất trong tâm thức của mỗi người. Đó
không chỉ là nơi gắn bó thời ấu thơ, mà còn là nơi truyền cho con người những
bài học nhân cách. Những phong tục tập quán của quê hương từng ngày từng
tháng thấm đượm vào tâm h n, trở thành những nét đặc sắc riêng trong tính
cách, trong thói quen, nếp nghĩ, lối sống của mỗi người. Cho nên, không ít
người coi quê hương như một điểm tựa yên bình. Chính nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng từng có lần thổ lộ về quê hương của mình “Nó có mãnh lực kéo tôi về
tận chỗ mạnh nhất của nó, là cái chỗ mà chúng tôi thấy nắng thì ẩn, thấy mưa
thì núp, là cái chỗ tối đến chúng tôi cùng lăn lóc ngủ say, bên cạnh sẽ có thày
mẹ tôi săn sóc suốt đêm, rét thì đắp chăn cho, nực thì quạt mát cho, có muỗi
thì buông màn, giật mình thì ôm ấp. Chỗ đó chẳng phải là cái nhà gianh vách
đất ở ngay giữa làng Dục Tú quý báu kia ư? Nó không có tôi thì nó là vật
không hồn, tôi không có nó thì tôi như con chim không tổ, con thú không
hang” [55, 84]
Nguyễn Huy Tưởng may mắn được sinh ra và lớn lên vùng đất văn hiến
Kinh Bắc, nơi mà “tất cả mọi cái đều là lịch sử”. Quê hương chính là nơi

15


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
truyền cho ông ngu n cảm hứng bất tận đối với lịch sử và văn hóa, cũng là
mạch ngu n bất tận trong các sáng tác văn học của ông. Làng Dục Tú từ xa
xưa đã giàu truyền thống hiếu học. Nơi đây rạng danh hai dòng họ lớn (họ
Chu, họ Nguyễn) nổi tiếng với những nhà nho học rộng tài cao, dù có làm
quan cho triều đình hay ở ẩn thì cũng luôn gìn giữ gia phong, an hưởng cuộc
sống thanh bạch, được người đời ngợi ca về nhân cách cao đẹp. Dục Tú còn là
mảnh đất giàu truyền thống lịch sử. Làng nằm cạnh thành Cổ Loa, đất đế đô
của nhà Thục với những chứng tích còn lưu. Kế đó không xa là làng Đình

Bảng, nơi phát tích của triều đình nhà Lý- triều đại lừng lẫy trong lịch sử mà
ngày nay vẫn lưu dấu ở đền Đô. Cách đó không xa là làng Phù Đổng gắn liền
với tên tuổi Thánh Gióng trong trận chiến đánh đuổi giặc Ân. Làng ông nằm
trong khu vực mà xưa kia, Lý Thường Kiệt đã cho quân bày binh bố trận , xây
dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (1075-1077) nhằm tiêu diệt tướng Quách
Quỳ, Triệu Tiết... của nhà Tống. Đây cũng là nơi mà bài hịch “Nam quốc sơn
hà” – bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt ta - tự tin và kiêu hãnh vang
lên khuấy động trời nước. Những mốc son lịch sử của cả dân tộc ấy trở thành
niềm tự hào của người dân Kinh Bắc trở thành cảm hứng sáng tác lâu bền và
xuyên suốt trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.
Đất Đông Ngàn nổi tiếng là vùng đất văn hiến của Kinh Bắc. Đây là quê
hương của nhiều ông Cống, ông Nghè, Trạng Me, Trạng Ngọt, cũng là nơi
chôn rau cắt rốn của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Đây cũng là nơi lưu giữ
những giá trị văn hóa vật thể như kiến trúc chùa Dâu, chùa Tháp Bút, như các
sản phẩm tài hoa của làng nghề thủ công Kiêu Kị, Đ ng Kị... Đây còn là nơi
bảo t n được các giá trị văn hóa phi vật thể như dân ca quan họ, hát chèo hay
những lễ hội truyền thống thu hút nhân dân khắp nơi mỗi độ xuân về: “Mồng
bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu về xem hội Gióng”.
Chính những nét đẹp văn hóa ấy đã thấm dần vào mạch máu của người dân
nơi đây, tạo cho họ chất tài hoa, nghệ sĩ và chất men nhiệt huyết.

16


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất mà mỗi cái tên, mỗi sự vật, mỗi câu chuyện
đều nhuốm màu lịch sử và huyền thoại, Nguyễn Huy Tưởng như được “tắm mình
trong bầu không khí của lịch sử, văn hóa truyền thống”. Cho nên, đối với nhà
văn, “quê hương là niềm an ủi, niềm tin tưởng mỗi khi thất bại, là liều thuốc kích
thích khi trù trừ, là nguồn cảm hứng trong sáng tác văn học” [40, 112]. Chính

“môi trường trong sạch của một gia đình Nho giáo, những tấm gương đạo đức
của các bậc tiền bối trong làng sẽ giữ vững hướng đi của Tưởng trên con đường
trưởng thành và phát triển sau này, như con quay hồi chuyển giữ trục quay của
một vệ tinh nhân tạo bất chấp mọi ngả nghiêng ”[40, 110].
1.1.4. Nhân tố thời đại
Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, và nhà văn là người
thư ký trung thành của thời đại. Bằng cách này hay cách khác, mỗi nhà văn,
mỗi thế hệ nhà văn sẽ phản ánh hiện thực cuộc sống trong những trang viết
của mình. Giai đoạn đầu thế kỷ XX ghi dấu những biến đổi lớn lao của nhân
loại. Những biến cố đó được phản ánh ít nhiều trong sáng tác của người cầm
bút trên khắp thế giới thời kỳ này.
Như một quy luật, những biến cố thăng trầm của lịch sử thế giới đã tác
động không nhỏ đến nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và các tác phẩm của ông.
Hệ thống thuộc địa thế giới hình thành từ những năm đầu thế kỷ kéo theo sự
bành trướng của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít khiến cho cục diện thế
giới có nhiều thay đổi. Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ
hai (1939-1945) bùng nổ, gây bao nhiêu đau thương mất mát cho các nước
tham chiến và làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống nhân loại toàn cầu. Tuy
nhiên, đây cũng chính là thời kỳ khoa học kỹ thuật và công nghệ của nhân loại
phát triển mạnh như vũ bão. Điều đó dẫn đến những thay đổi về đời sống tinh
thần của con người: hàng loạt hệ tư tưởng triết học mới, hàng loạt trường phái
văn học nghệ thuật mới ra đời và phát triển. Trong số đó, không ít trường phái
văn học mang cảm quan bế tắc trước thực tại, chán ghét hiện thực, muốn quay

17


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
về hoài niệm trong quá khứ hoặc nổi loạn để tìm cách giải thoát cho mình.
Những biến động về đời sống tinh thần nêu trên theo con đường khai thác

thuộc địa xâm nhập vào xã hội Việt Nam - một xã hội vốn mang nặng ý thức
hệ phong kiến tự ngàn năm - tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ: một lu ng gió
cách tân Âu hóa làm mới mẻ cho diện mạo văn học Á Đông, một thế hệ trí
thức Tây học thay thế những nhà nho truyền thống; một đời sống văn hóa văn
nghệ mới với nhiều trào lưu, trường phái dần thay thế cho những khuôn vàng
thước ngọc của văn hóa nghệ thuật phong kiến. Sự thay đổi này khiến cho đời
sống văn học trở nên sôi động hơn nhưng cũng phức tạp hơn. Đối diện với
những thay đổi mạnh mẽ đó, các nhà văn phải tự tìm cho mình một cách viết,
một lối thoát tư tưởng riêng. Quay về với quá khứ, với lịch sử dân tộc là một
trong những lối thoát hiệu quả nhất lúc bấy giờ.
Nguyễn Huy Tưởng sống chưa đầy nửa thế kỷ, nhưng ông là người
được chứng kiến những sự kiện đau thương mà hào hùng nhất của đất nước.
Ông và gia đình là cùng hòa vào nỗi đau trong những tháng năm cả dân tộc
lầm than dưới ách nô lệ của thực dân, phong kiến, phát xít đầu thế kỷ. Ông
cũng là người nhập cuộc trong thời kỳ quyết liệt đấu tranh giành tự do của dân
tộc ta. Ngay từ những năm nhà văn đang theo học ở Hải Phòng, các phong trào
yêu nước của học sinh, sinh viên và của nhân dân nói chung đã sục sôi như vũ
bão. Phong trào đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, lễ truy điệu để tưởng
nhớ Phan Chu Trinh ... là những sự kiện đầu tiên tác động đến tâm h n thơ trẻ
của Nguyễn Huy Tưởng. Ông tham gia hoạt động một cách kín đáo nhưng hết
sức nhiệt tình trong các tổ chức yêu nước như Việt Nam Quốc dân đảng, tổ
chức học sinh đoàn... Ông cùng biết bao người trí thức và thanh niên yêu nước
đương thời hân hoan cùng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930),
cùng hòa mình vào không khí sục sôi của các phong trào yêu nước như phong
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ... Khi Cách
mạng Tháng Tám thành công, thời khắc hào hùng và thiêng liêng nhất được

18



Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
ghi dấu khi H Chủ tịch thay mặt nhân dân Việt Nam dõng dạc tuyên bố nền
độc lập của mình trước nhân dân thế giới, kiêu hãnh xác lập vị trí của quốc gia
trên bản đ thế giới. Kể từ đây, Nguyễn Huy Tưởng cũng như rất nhiều nhà
văn như được Cách mạng “chắp thêm đôi cánh rộng” cho ngu n cảm hứng
sáng tác.
Những năm tháng khó khăn sau ngày Cách mạng thành công tác động
không nhỏ đến đời sống của giới văn nghệ sĩ nói chung, của Nguyễn Huy
Tưởng nói riêng. Lúc bấy giờ, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa
được xác lập đã lập tức phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm (quân đội các
nước đế quốc lũ lượt kéo vào Việt Nam, phía Bắc đối đầu với gần 20 vạn quân
Trung Hoa dân quốc, phía Nam đối phó với thực dân Anh, theo sau là thực
dân Pháp...) và nội phản (Việt quốc, Việt cách nương bóng Trung Hoa dân
quốc để âm mưu lật đổ chính quyền)... Thêm nữa, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946-1954) vừa gian khổ, vừa hào hùng của dân tộc đã tác
động không nhỏ đến đời sống văn học. Nguyễn Huy Tưởng không là trường
hợp ngoại lệ. Tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân được thể hiện
trong một loạt sáng tác của nhà văn ra đời trong thời điểm này. Ngay cả sau
ngày hòa bình lập lại (1954), Nguyễn Huy Tưởng cũng hòa mình trong bầu
không khí đầy biến động, với những cuộc cải cách có sức tác động hết sức lớn
lao đến đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Thời đại mà Nguyễn Huy Tưởng sống ghi dấu nhiều biến cố lớn lao và
rất đỗi hào hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thời đại ấy hun đúc vốn
sống, vốn kinh nghiệm, đ ng thời khơi dậy niềm say mê mãnh liệt của nhà văn
đối với lịch sử nước nhà. Niềm say mê ấy trở thành cảm hứng chủ đạo trong
các sáng tác, đặc biệt là trong tiểu thuyết của ông.
1.2 Hành tr nh văn học và vị trí tiểu thuyết trong sự nghiệp của
Nguyễn Huy Tƣởng
1.2.1 Sơ lược về sự nghiệp


19


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Nếu căn cứ vào thời gian ra đời, có thể nhận thấy các sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng có sự khác biệt khá rõ về đề tài: trước Cách mạng, ông
tập trung chủ yếu vào đề tài lịch sử, với tinh thần chủ đạo là khơi dậy truyền
thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc giữa bối cảnh tối tăm của nước nhà; sau
Cách mạng, ông chuyển hướng sang những đề tài có tính thời sự, nhằm phản
ánh không khí sục sôi và tinh thần chiến đấu quyết liệt của nhân dân. Tuy
nhiên, căn cứ để phân chia này không thực sự hữu dụng, bởi lượng tác phẩm
của nhà văn tập trung chủ yếu ở giai đoạn sau Cách mạng. Do vậy, sự nghiệp
văn học của nhà văn nên được khai thác ở tiêu chí thể loại, bởi lẽ ở mỗi thể
loại, Nguyễn Huy Tưởng đều thể hiện được những dấu ấn riêng và đều có
được những thành công nhất định.
1.2.1.1. Tác phẩm kịch
Trong sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Huy Tưởng, những tác
phẩm kịch chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà
nghiên cứu Hà Minh Đức khẳng định: “Từ vở Vũ Như Tô cho đến Những
người ở lại, trong khoảng bảy tám năm trời, vào những năm trước và sau
Cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã có công thúc đẩy và xây dựng nền kịch
nói của nước nhà phát triển trên một chặng đường mới” [61, 341] Ngoài
những vở kịch ngắn hay những kịch bản phim, có thể điểm lại ở đây các tác
phẩm tiêu biểu mà ngay khi ra đời hay công diễn, dư luận đã có một sự chú
ý đặc biệt.
Vũ Như Tô là vở kịch đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng khi bước vào
đời văn (1942). Ra đời vào những ngày chiến tranh thế giới thứ hai ở giai đoạn
khốc liệt, khi cuộc sống của nhân dân ta lầm than cùng cực dưới ách phát xít,
thực dân, khi đời sống văn nghệ của dân ta bị kìm kẹp gắt gao, khi tư tưởng
của người trí thức đứng trước những ngả rẽ của cuộc đời. Với Vũ Như Tô, nhà

văn khẳng định nhiệm vụ của người nghệ sĩ chân chính giữa thời đại: sáng tác
gắn liền và phục vụ nhân dân, quần chúng. Tác phẩm “ tố cáo chế độ hôn

20


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
quân bạo chúa, khẳng định nghệ thuật chân chính không thể phục vụ và dung
hòa với bạo lực cường quyền. Dù với một ý thức và một động cơ nào, nếu
nghệ thuật đi ngược lại với quyền lợi của quần chúng là sa vào sự đổ vỡ tuyệt
vọng. Bài học lịch sử ấy có một tiếng vang và tác dụng nhất định đến đương
thời. Vũ Như Tô đã chỉ ra không có nghệ thuật thuần túy, chỉ có nghệ thuật
phục vụ cho giai cấp thống trị và nền nghệ thuật gắn bó với quần chúng. Hai
con đường ấy, người nghệ sĩ phải tỉnh táo mà chọn lấy một.” [61, 342-343].
Nhân vật trong vở kịch là nơi nhà văn ký thác tâm tình của mình về trách
nhiệm và hoài bão của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, Vũ Như Tô được đánh giá
là tác phẩm kịch lớn nhất của Nguyễn Huy Tưởng, cũng là sáng tác mà ông
tâm đắc nhất trong toàn bộ văn nghiệp của mình.
Tiếp nối đề tài lịch sử truyền thống, Nguyễn Huy Tưởng viết Cột đồng
Mã Viện. Tác phẩm tái hiện cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của dân tộc
ta từ rất đỗi xa xưa. Từ việc người Giao Chỉ đập phá cột đ ng Mã Viện với
dòng chữ đầy thách thức “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt”, tác phẩm nêu bật
một nội dung tư tưởng sâu sắc: phải phá tan xiềng xích, áp đặt của các thế lực
ngoại xâm thì mới rửa nhục được cho dân tộc. Tác phẩm còn đặt ra một vấn đề
khá tiến bộ: không nên đ ng nhất người dân Trung Hoa bị áp bức với tầng lớp
thống trị phương Bắc đầy mưu mô chính trị và quyền lực. Bọn phong kiến
Trung Quốc xâm lược nước Nam, nhưng nhân dân hai nước vẫn luôn yêu
thương, che chở cho nhau. Chính vì vậy, tác phẩm này vừa đề cao tinh thần
dân tộc chân chính, nêu cao ý chí bất khuất của dân tộc, lại vừa gợi giá trị
nhân văn sâu sắc.

Sau Cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng viết Bắc Sơn. Thông qua câu
chuyện của một gia đình yêu nước, vở kịch đã phản ánh chân thực và sâu sắc
cuộc khởi nghĩa kiên cường của quân dân Bắc Sơn giữa những tháng ngày tăm
tối khổ đau trong cuộc chiến chống chế độ Nhật- Pháp. Xung đột chủ đạo của vở
kịch chính là xung đột giữa nhân dân Bắc Sơn với thực dân xâm lược. Khéo léo

21


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
tái hiện không khí cách mạng sôi nổi sau ngày quân dân ta chiếm được Vũ Lăng,
căng thẳng sau ngày bị giặc trở tay khủng bố, bắt bớ, vở kịch khẳng định rằng
tinh thần Bắc Sơn vẫn bất diệt, ngọn lửa yêu nước vẫn được nhen nhóm và gìn
giữ, làm bùng lên những phong trào mới, những cuộc chiến đấu mới. Thành công
nhất của Bắc Sơn là đã nhấn mạnh và khẳng định được vai trò và sứ mệnh lịch
sử của quần chúng trong đấu tranh cách mạng - điều mà bấy lâu nay các tác giả
vẫn thường né tránh. Trong tác phẩm, những con người mới hết sức giản dị những đại diện tiêu biểu của quần chúng với tinh thần yêu nước cháy bỏng, với
lòng căm thù giặc sâu sắc và với tình thương vô biên đối với đ ng bào đĩnh đạc
xuất hiện ở vị thế người làm chủ. Cho nên, ngay khi ra đời, vở kịch đã đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng, là “vở diễn mở màn cho sân khấu cách mạng Việt
Nam” (Phan Kế Hoành), là “vở kịch đặt nền móng cho một nền kịch mới... Bắc
Sơn đã cảnh tỉnh cho những người còn nghi ngờ cách mạng và xứng đáng là vở
kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay” [61, 344- 345]
So với Bắc Sơn, vở Những người ở lại ít tiếng vang hơn, nhưng lại mở
ra một cuộc thảo luận hết sức phức tạp trong dư luận về kịch. Lấy đề tài Hà
Nội kháng chiến, tác phẩm phản ánh quá trình chuyển biến của người trí thức
đi theo cách mạng. Dù còn nhiều điểm gây tranh cãi, nhưng có thể khẳng định
rằng: với Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng đã “tiếp tục những thử
nghiệm, tìm tòi mà Bắc Sơn trước đó đã mở ra, ấy là việc đem vào đời sống
sân khấu kịch nói kháng chiến xu hướng kết hợp giữa yếu tố tâm lý với yếu tố

sử thi, anh hùng ca nhằm mở rộng dung lượng phản ánh của kịch nói trong
việc đi vào thể hiện đề tài xã hội chính trị” [61, 359]
Sau Những người ở lại, nhà văn viết tập kịch ngắn Anh Sơ đầu quân
và kịch bản phim Lũy hoa. Mặc dù Nguyễn Huy Tưởng tự đánh giá về tác
phẩm này chưa cao, nhưng giới nghiên cứu có những đánh giá khá thiện cảm
về tác phẩm này. Nguyễn Tuân cho rằng “Lũy hoa không diễn tả tâm tính
nhân vật, không dựng tâm trạng. Mà nó chỉ là một bài ca chiến đấu của thủ

22


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
đô”. Ông cho rằng Lũy hoa là một thành công của Nguyễn Huy Tưởng, là cơ
sở “ chắc và đẹp”, là “đồ án rõ nét , để trên cốt đó, ta hình thành được một
phim hay”. [61, 55]
Nhìn chung, với thể loại kịch, Nguyễn Huy Tưởng gặt hái được nhiều
thành công hơn cả. Trong số đó, có thể coi Vũ Như Tô là một kiệt tác, là tác
phẩm thể hiện rõ quan điểm của ông đối với trách nhiệm phục vụ nghệ thuật
gắn liền với quyền lợi nhân dân của người nghệ sĩ.
1.2.1.2. Tác phẩm tự sự
Trong các tác phẩm ở thể loại tự sự, nhà văn gây được nhiều ấn tượng ở
cả tiểu thuyết và truyện - đặc biệt là truyện viết cho thiếu nhi. Nhà văn viết
truyện cho thiếu nhi từ trước Cách mạng tháng Tám, tuy số lượng không
nhiều, nhưng các tác phẩm đã giữ một vị trí xứng đáng trong nền văn học dành
cho tuổi thơ. Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh, các tác phẩm của ông có thể
được chia thành ba loại: truyện viết về người thực việc thực, truyện cổ tích và
truyện lịch sử. Điểm gặp gỡ giữa truyện người thực việc thực và truyện lịch sử
là cảm hứng ngợi ca những tấm gương anh hùng của dân tộc trong quá khứ và
trong hiện tại. Còn với truyện cổ tích, ẩn sâu trong các yếu tố kỳ ảo là những
bài học sâu sắc về lòng nhân ái và tinh thần đoàn kết. Cho nên, với truyện viết

cho thiếu nhi, Nguyễn Huy Tưởng được vinh danh là người kể chuyện tài hoa
: “Trong văn học thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây
giờ, chưa ai chuyên và đã thành công như Nguyễn Huy Tưởng” (Tô Hoài). Có
thể điểm lại vài tác phẩm tiêu biểu của nhà văn, cụ thể như sau:
Truyện cổ tích Tìm mẹ mang hơi hướng truyện cổ tích Tây Nguyên,
nhưng kỳ thực, dấu ấn sáng tạo của nhà văn thể hiện rất rõ. Qua hành trình tìm
mẹ đầy gian truân của thằng Nhà, con Gạo, cả một thế giới cổ tích đã hiện ra,
huyền ảo diệu kỳ nhưng cũng chân thực đến lạ kỳ. Trong thế giới ấy, tình mẹ
con, tình đ ng loại trở thành sợi dây gắn kết tất cả các sự kiện với nhau.
Trong thế giới ấy, niềm tin vào chân lý cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng

23


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
cái xấu và bản lĩnh tuyệt vời của con người thật sự tỏa sáng. Trong thế giới
ấy, niềm khát khao giản dị của người nông dân về một cuộc sống an lành, ấm
no làm xúc động biết bao người đọc. Và trên tất cả, người đọc nhận thấy tấm
lòng đôn hậu của nhà văn thể hiện ở từng mạch văn, ở từng lời kể giàu cảm
xúc. Tính nhân văn thấm đượm trong toàn bộ tác phẩm, chi phối rất nhiều
tình huống: con rận chuyên hút máu người đã được tình mẫu tử cảm hóa
thành nhân vật giàu lòng thương; con hổ hung ác đã bị cô gái xinh đẹp, dịu
hiền giết chết. Được sự giúp đỡ của các nhân vật giàu lòng nhân ái này, hành
trình tìm mẹ của hai anh em đã kết thúc có hậu. Truyện kết thúc trong cuộc
sum vầy của một gia đình, với tiếng hát ru bình an và đầy yêu thương của
người mẹ: “Trở về làng, từ nay có nhà, có gạo, có mẹ, có con. Con ơi, con
ngủ cho ngoan”.
Trong An Dương Vương xây thành Ốc, Nguyễn Huy Tưởng đã lấy
cảm hứng từ nhiều ngu n văn học dân gian đậm màu huyền thoại ở vùng đất
quê hương mình. Thông qua một sự kiện mang đậm tính lịch sử - sự kiện xây

Loa Thành, nhà văn ca ngợi lòng yêu nước và quyết tâm dựng nước của cả
vua và tôi dưới thời Thục Phán trị vì. Cả câu chuyện ngập tràn trong không khí
cổ tích, có thần tiên (thần Kim Quy), có yêu tinh (kê tinh) nhưng ẩn trong làn
sương mờ ảo ấy, điều đọng lại lâu bền nhất trong lòng người đọc là tinh thần
đoàn kết giữa vua và tôi, giữa người và thần. Chính tinh thần đoàn kết ấy làm
nên sức mạnh tổng hợp, đủ sức xây thành, đủ sức tiêu diệt các thế lực phá hoại
và ngoại xâm. Cho nên, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế khẳng định rằng tác
phẩm này đã “gạn lọc những chất liệu của truyền thuyết, thần thoại để chế tác
một cách tài tình theo nhãn quan của một nhà văn hiện đại” [20,41]. Chính vì
thế, An Dương Vương xây thành Ốc đưa những độc giả nhỏ tuổi đến với vẻ
đẹp và sự tinh tế của nền văn hóa Việt cổ một cách tự nhiên đến tài tình.
Trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, ông đã tái hiện hào khí của cả thời đại
Đông A trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên dưới sự lãnh đạo

24


Luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
quyết đoán và tài tình của vị anh hùng dân tộc kiệt xuất Trần Hưng Đạo, đ ng
thời tái hiện một phần cuộc đời anh dũng của vị anh hùng niên thiếu Hoài Văn
Hầu Trần Quốc Toản. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng Trần Quốc Toản đã khảng khái
thể hiện lòng yêu nước và chí căm thù giặc sâu sắc, đã tự tin vượt qua mọi
cuộc đấu tranh tinh thần để chiêu mộ nghĩa sĩ, giương cao lá cờ “Phá cường
địch báo hoàng ân”. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh mang tính biểu trưng rất
lớn- hình ảnh Quốc Toản một mình một ngựa giương cao lá cờ hiệu , dẫn quân
đuổi theo hút Toa Đô tháo thân ra bể: “Qua rừng, qua núi, qua đèo, qua sông,
lá cờ sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt đi mãi, đi tới những nơi
nào còn bóng quân Nguyên…” . Bằng sự sáng tạo về hình tượng, bằng những
câu văn dung dị mà tinh tế, nhà văn tái hiện không khí nô nức đánh giặc của
cả một triều đại qua những phân cảnh như hội nghị Bình Than, cảnh tập trận,

cảnh đoàn quân lên đường...; đ ng thời khắc họa tâm lý của từng nhân vật một
cách sắc nét qua những chi tiết Hoài Văn bóp nát quả cam, Hoài Văn tiễn biệt
mẹ già và các bô lão dẫn đầu đoàn quân lên đường. Bằng cách ấy, Nguyễn
Huy Tưởng dần đưa thiếu nhi đến với lịch sử truyền thống của cha ông, từ đó
khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Cũng bằng cách ấy,
Nguyễn Huy Tưởng đã thu hút được một lượng lớn độc giả ở mọi lứa tuổi, chứ
không riêng độc giả thiếu nhi.
Chính vì những lẽ đó, cho nên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được nhà
nghiên cứu Vân Thanh đánh giá là “một trong những nhà văn đặt nền móng
cho nền văn học thiếu nhi trẻ tuổi của chúng ta. Bước đường sáng tác của nhà
văn tuy không thật bằng phẳng, có lúc đầy băn khoăn trăn trở, nhưng với sáng
tác cho thiếu nhi, ông đã dốc tất cả tâm huyết để có được, trong vài năm cuối
đời, những kiểu mẫu cho nền văn học thiếu nhi. Ông xứng đáng là người dẫn
đường gương mẫu cho nhiều thế hệ viết cho thiếu nhi”. [61, 212].
Trong thể loại tự sự, bên cạnh truyện viết cho thiếu nhi, tiểu thuyết của
nhà văn cũng gây được nhiều tiếng vang trên văn đàn. Tuy nhiên, để có thể

25


×