Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Luận văn Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 256 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1
2. Đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. ...................................... 3
3. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................................... 5
4. Đóng góp của luận án. ....................................................................................... 7
5. Bố cục Luận án. ................................................................................................. 7
NỘI DUNG........................................................................................................... 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................. 8
1.1.Các công trình nghiên cứu gián tiếp về hƣơng ƣớc. ....................................... 9
1.1.1 Nghiên cứu về hƣơng ƣớc trong mối quan hệ với phong tục làng xã.......... 9
1.1.2.Các công trình đặc hƣơng ƣớc dƣới góc độ pháp luật. .............................. 10
1.1.3. Nghiên cứu về hƣơng ƣớc trong mối quan hệ với làng xã........................ 11
1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hƣơng ƣớc...................................... 15
1.2.1. Công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hƣơng ƣớc................... 15
1.2.2. Công trình sƣu tầm, phiên dịch hƣơng ƣớc............................................... 23
1. 2.3. Các luận án, luận văn nghiên cứu về hƣơng ƣớc. .................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 30
Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HƢƠNG ƢỚC CẢI
LƢƠNG .............................................................................................................. 30
TỈNH BẮC NINH (1921-1945) .......................................................................... 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội Bắc Ninh. ........................................................... 30
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ............................................................ 30
2.1.2. Dân cƣ, văn hóa và truyền thống .............................................................. 35
2.1.3. Địa giới hành chính Bắc Ninh trong lịch sử ............................................. 43


2.2. Bối cảnh Bắc Ninh (những năm đầu thế kỉ XX đến trƣớc Cách mạng tháng
Tám) – tác động đến hƣơng ƣớc cải lƣơng. ........................................................ 46
2.2.1. Bối cảnh Bắc Ninh đầu thế kỉ XX............................................................. 46
2.2.2. Bắc Ninh trong những năm 20, 30 của thế kỉ XX..................................... 48


2.2.3. Bắc Ninh trong những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám. ....................... 52
2.3. Khái quát về hƣơng ƣớc tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920.... 54
2.3.1. Hƣơng ƣớc trong lịch sử ........................................................................... 55
2.3.2. Vài nét về hƣơng ƣớc Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920. ........... 60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 66
Chƣơng 3 HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA H ƢƠNG ƢỚC CẢI
LƢƠNG TỈNH BẮC NINH (1921-1945)......................................................... 67
3.1 Hình thức của hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh ...................................... 67
3.1.1. Tổng quan về hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh ................................... 67
3.1.2 Nguyên liệu tạo văn bản, chữ viết và ngôn ngữ......................................... 72
3.1.3. Niên đại ..................................................................................................... 75
3.1.4 Cấu trúc văn bản:........................................................................................ 77
3.2. Nội dung chính trị của hƣơng ƣớc cải lƣơng Bắc Ninh ............................... 84
3.2.1. Bộ máy quản lý làng xã. ............................................................................ 84
3.2.2.Sổ chi thu .................................................................................................... 98
3.2.3.Bổ sƣu thuế............................................................................................... 104
3.2.4. Canh phòng trong làng, ngoài đồng ........................................................ 107
3.2.5.Ruộng đất công làng xã ............................................................................ 112
3.2.6. Một số quy định về hành chính, giáo dục ở làng xã. .............................. 119
3.3. Tục lệ làng xã Bắc Ninh. ............................................................................ 134
3.3.1. Hôn lễ. ..................................................................................................... 134
3.3.2. Tang ma. .................................................................................................. 139
3.3.3.Khao vọng. ............................................................................................... 147
3.3.4.Lệ bán ngôi thứ trong làng, vị thứ và lệ kính biếu ................................... 157


3.3.5.Ngụ cƣ và kí táng. .................................................................................... 170
3.3.6.Lệ vào ngôi hƣơng ẩm.............................................................................. 179
3.3.7.Tế lễ. ......................................................................................................... 182
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 190

Chƣơng 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC CLHC VÀ ĐẶC ĐIỂM
HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG TỈNH BẮC NINH (1921-1945). .................. 193
4.1. Kết quả. ...................................................................................................... 193
4.1.1. Thành công của cuộc CLHC ................................................................... 193
4.1.2. Hạn chế của cuộc CLHC ......................................................................... 204
4.2. Đặc điểm..................................................................................................... 218
4.2.1.Hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh là những bản hƣơng ƣớc gốc. ........ 218
4.2.2. Hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh có cấu trúc mẫu chung gồm 32 khoản
91 điều. .............................................................................................................. 219
4.2.3. Sự đa dạng của hƣơng ƣớc cải lƣơng Bắc Ninh. .................................... 221
Tiểu kết chƣơng 4.............................................................................................. 227
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 229
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 236
PHỤ LỤC


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam trƣớc đây, bên cạnh hệ thống luật
pháp của nhà nƣớc trung ƣơng, còn có một hệ thống luật lệ của các làng xã đơn vị hành chính cuối cùng của chế độ đó, đƣợc ghi thành văn bản mà ta quen
gọi là hƣơng ƣớc, rất có giá trị nghiên cứu không chỉ trên bình diện sử học và
dân tộc học mà còn cả về mặt pháp luật.
Là sản phẩm văn hóa của các làng xã, hƣơng ƣớc có một vai trò rất năng
động trong đời sống của làng, có thể coi nó nhƣ là cƣơng lĩnh tinh thần, sợi dây
cố kết các tổ chức và thành viên trong làng, góp phần vào việc vận hành của cơ
chế làng xã. Những tục lệ, những quy định của từng làng quê đƣợc thể hiện
trong hƣơng ƣớc đã tạo nên một bức tranh khá sinh động về làng Việt cổ truyền.
Quá trình ra đời của hƣơng ƣớc gắn liền với quá trình hình thành và phát triển

của làng xã ngƣời Việt nói chung và ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.Với
những ý nghĩa đó, hƣơng ƣớc phản ánh hầu hết các mặt hoạt động và sự phát
triển của làng xã, thông qua hƣơng ƣớc đã phác họa nên bức tranh toàn cảnh, đa
dạng của làng xã ngƣời Việt.
Nhận thức đƣợc giá trị và vai trò của hƣơng ƣớc, nên sau này trong quá
trình tiến hành cuộc CLHC với mong muốn có thể “với tay tới tận các làng xã”
thực dân Pháp đã rất khôn khéo khi lồng những nội dung của nó vào hƣơng ƣớc,
để những nội dung của cuộc cải lƣơng hƣơng chính trở thành quy định của
hƣơng ƣớc. Nói cách khác là, song song với quá trình tiến hành chính sách
CLHC, thực dân Pháp đã tiến hành cải lƣơng hƣơng ƣớc.
Cũng nhƣ các bản hƣơng ƣớc cổ khác, hƣơng ƣớc cải lƣơng phản ánh khá
rõ nét những sinh hoạt cộng đồng, những nét đặc trƣng của làng xã Việt Nam
trong giai đoạn bị thực dân Pháp chiếm đóng. Bởi thế hƣơng ƣớc cải lƣơng cũng
là một nguồn tài liệu quý giá giúp chúng ta tìm hiểu về nông thôn Việt Nam thời
Pháp thuộc.


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Mặt khác, hƣơng ƣớc cải lƣơng cũng là một nguồn tài liệu quan trọng khi
tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách cai trị, âm mƣu của thực dân Pháp ở Việt
Nam trong những năm từ 1921-1945. Đó cũng là nguồn tƣ liệu không thể thiếu
khi đánh giá về kết quả của cuộc CLHC của chính quyền thực dân.
Mặc dù hƣơng ƣớc cải lƣơng là “đứa con tinh thần” của thực dân Pháp,
đƣợc xây dựng dựa trên các bản hƣơng ƣớc mẫu do thực dân Pháp ban hành và
mang những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử quy định, nhƣng hƣơng ƣớc
cải lƣơng cũng mang nhiều nội dung tích cực, tiến bộ. Đó sẽ là những bài học
kinh nghiệm quan trọng mà các bản hƣơng ƣớc mới hiện nay cần phải kế thừa
và phát huy.
Các học giả trong nƣớc khi đề cập đến hƣơng ƣớc cải lƣơng mới chỉ

dừng lại ở việc nghiên cứu về quá trình thực hiện cuộc CLHC của thực dân Pháp
qua việc phân tích các Nghị định, Đạo dụ của Nhà nƣớc, hay sự ra đời, đặc điểm
chung của hƣơng ƣớc cải lƣơng, sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã qua
chính sách CLHC. Qua đó cũng có những quan điểm đánh giá trái chiều nhau về
kết quả của cuộc CLHC, về giá trị của các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng.
Đối với riêng tỉnh Bắc Ninh, các học giả cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu một cách khái quát về làng xã Bắc Ninh qua một vài bản hƣơng ƣớc cải
lƣơng mà chƣa phản ánh đầy đủ về các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của Bắc Ninh,
chƣa thấy đƣợc toàn bộ hình thức, nội dung cũng nhƣ đặc điểm riêng của hƣơng
ƣớc cải lƣơng Bắc Ninh, kết quả thực hiện cuộc CLHC ở Bắc Ninh. Hƣơng ƣớc
cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh trong những năm 1921-1945 cũng nằm trong quá trình
thực dân Pháp thực hiện cuộc CLHC nhƣng chƣa có một công trình nghiên cứu
nào của các học giả trong và ngoài nƣớc trực tiếp nghiên cứu so sánh.
Hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh mặc dù đƣợc xây dựng trên những
khuôn mẫu do thực dân Pháp ban hành, có cấu trúc giống với nhiều bản hƣơng
ƣớc cải lƣơng khác nhƣng vẫn mang nhiều sắc thái riêng, cần đƣợc khai thác.
Toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng xã Bắc


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Ninh thời kì trƣớc Cách mạng tháng Tám qua nguồn tƣ liệu hƣơng ƣớc cho đến
nay chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Ngoài ra, còn một số vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu nhƣ so sánh hƣơng ƣớc cải lƣơng Bắc Ninh với nhiều tỉnh
khác ở Bắc Kì, để từ đó rút ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt. Trên cơ sở
đó rút ra một số nhận xét về đặc điểm của hƣơng ƣớc cải lƣơng Bắc Ninh cũng
nhƣ kết quả thực hiện cuộc CLHC ở đây.
Tỉnh Bắc Ninh có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong cả nƣớc, nên
trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, Bắc Ninh đã có
một nền kinh tế phát triển, đời sống mọi mặt của ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

Với những thành quả đạt đƣợc, Bắc Ninh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa
– chính trị xã hội của cả nƣớc. Tuy nhiên, cùng với nhịp sống hiện đại, sự phát
triển của kinh tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các làng quê
trong tỉnh cũng bị mai một đi. Vì vậy, những nhận xét rút ra từ quá trình nghiên
cứu hƣơng ƣớc cải lƣơng Bắc Ninh từ năm 1921 đến năm 1945 sẽ là rất cấp
thiết, nhằm gạn đục khơi trong, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống
tốt đẹp.
Với những lí do trên đây, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề Hương ước
cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945) làm đề tài Luận án.
2. Đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh
(1921-1945). Cụ thể về hình thức và nội dung của các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian Pháp tiến hành cuộc CLHC.
Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là tỉnh Bắc Ninh, lúc đó gồm 2 phủ
và 8 huyện : phủ Từ Sơn, phủ Thuận Thành và các huyện Gia Lâm, Văn Giang,
Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Dƣơng, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong.


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

- Về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu về hƣơng ƣớc cải lƣơng của tỉnh Bắc Ninh
đƣợc lập vào thời gian từ năm 1921 đến năm 1945. Đây cũng là khoảng thời
gian Pháp bắt đầu tiến hành cuộc CLHC ở Bắc Kỳ với 3 lần cải cách. Trong thời
gian tiến hành các lần CLCH thực dân Pháp đã ban hành rất nhiều Nghị định,
Thông tƣ, Đạo dụ để hƣớng dẫn thực hiện cuộc CLHC. Cụ thể:
- Nghị định ngày 12/8/1921 của Thống sứ Bắc Kì

- Nghị định ngày 25/2/ 1927 của Thống sứ Bắc Kì.
- Đạo Dụ số 31 ngày 23/5/1941 của vua Bảo Đại, đƣợc Toàn quyền Đông
Dƣơng chuẩn y bằng Nghị định số 3702 kí ngày 29/5/1941.
- Ngoài ra, còn có các Nghị định và Thông tƣ bổ sung và hƣớng dẫn thực
hiện nhƣ Nghị định ngày 13/9/1935 của Thống sứ Bắc Kì.
Nghiên cứu về hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh, tác giả lựa chọn mốc
thời gian mở đầu là từ năm 1921, vì theo các nghị định về thực hiện cuộc CLHC
ở Bắc Kì do thực dân Pháp ban hành, thì đây là năm đầu tiên Pháp tiến hành
cuộc CLHC ở Bắc Kì. Mặt khác, qua khảo sát các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của
tỉnh Bắc Ninh hiện còn lƣu giữ, cho thấy bản có niên đại sớm nhất là đƣợc lập
vào năm 1921.
Vì các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng đƣợc ra đời từ cuộc CLHC do thực dân
Pháp ban hành, cho nên khi tìm hiểu về hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh,
luận án chỉ giới hạn phạm vị nghiên cứu đến năm 1945. Đây chính là năm Cách
mạng tháng Tám thành công, ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp sụp
đổ, cuộc CLHC do chính quyền thực dân tiến hành sau hơn 20 năm cũng kết
thúc. Từ năm 1945, lịch sử nƣớc ta bƣớc sang một trang mới với sự thành lập
của nhà nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống lại hình thức và nội dung của
các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của tình Bắc Ninh, từ đó phân tích và đánh giá về


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

đời sống của các làng xã Bắc Ninh trƣớc Cách mạng tháng Tám qua hƣơng ƣớc
cải lƣơng. Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về kết quả thực hiện cuộc CLHC
và đặc điểm của hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Luận án sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:

- Những yếu tố tác động đến hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh: vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, dân cƣ, xã hội, văn hóa và khái quát về hƣơng ƣớc của
Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920.
-Phân tích hình thức, nội dung (gồm phần chính trị và tục lệ ) của các bản
hƣơng ƣớc cải lƣơng (bằng chữ Quốc ngữ) của tỉnh Bắc Ninh đƣợc lập vào thời
gian từ năm 1921 đến năm 1945.
-Phân tích đời sống sinh hoạt cộng đồng, đặc trƣng của làng xã Bắc Ninh
thời kỳ (1921-1945) qua hƣơng ƣớc cải lƣơng. Từ đó rút ra những nhận xét về
đặc điểm cuả hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh và đánh giá về kết quả thực
hiện cuộc CLHC ở Bắc Ninh.
3. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu.
Nguồn tài liệu:
Những vấn đề khoa học của Luận án đƣợc giải quyết trên cơ sở khai thác
và xử lý tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau gồm:
-Nguồn tài liệu lƣu trữ tại các thƣ viện (thƣ viện KHXH và thƣ viện tỉnh
Bắc Ninh), trung tâm lƣu trữ quốc gia: bao gồm toàn bộ các bản hƣơng ƣớc cải
lƣơng của tỉnh Bắc Ninh chép bằng chữ quốc ngữ và một số bản hƣơng ƣớc
bằng chữ Nôm; các văn bản nghị định về Bắc Ninh của chính quyền thực dân
Pháp. Đây là nguồn tài liệu quan trọng và chủ yếu để tác giả thực hiện luận án,
nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài
luận án bao gồm: các sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu, thông
tin đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, khóa luận…..Đây


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

là nguồn tài liệu có giá trị sử dụng khác nhau tùy theo từng thể loại, cung cấp
những thôn tin khái quát hoặc cụ thể về vấn đề nghiên cứu, giúp tác giả có cái
nhìn tổng thể hoặc so sánh trong mối tƣơng quan.

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, quan điểm sử học mácxit, tác giả vận dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu chuyên ngành kết hợp với phƣơng pháp liên ngành nhằm đƣa ra những kết
quả nghiên cứu mang tính khoa học. Cụ thể là:
Trong quá trình sƣu tầm và xử lý tài liệu, tác giả tiến hành phƣơng pháp
giám định, phê phán tƣ liệu để xác định độ tin cậy của nguồn tƣ liệu nghiên cứu.
Đặc biệt là đối với các tài liệu liên quan đến cuộc CLHC, các bản hƣơng ƣớc cải
lƣơng và các số liệu thống kê của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1921-1945. Tác
giả tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, hình thức văn bản, cách diễn
đạt, lập trƣờng tƣ tƣởng cá nhân tác giả hay tập thể tác giả biên soạn để đánh giá
sự chính xác và tính khách quan của tƣ liệu. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành đối
chiếu, so sánh, phân loại tƣ liệu theo từng vấn đề.
Trên cơ sở nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc, tác giả vận dụng phƣơng pháp
tổng hợp và phân tích tƣ liệu kết hợp với các phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp
logich để phân tích những nhân tố tác động đến hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc
Ninh (1921-1945), phân tích cụ thể về hình thức và các nội dung của hƣơng ƣớc
cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh. Những nhận định, đánh giá về hƣơng ƣớc cải lƣơng
tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1921-1945 đƣợc rút ra dựa trên cơ sở các nguồn
tƣ liệu đã đƣợc tiếp cận, đảm bảo tính khách quan và khoa học. Đối với những
vấn đề còn tồn tại, ý kiến trái chiều, tác giả sẽ đƣa ra những phân tích, nhận xét
và quan điểm riêng của cá nhân.
Ngoài ra trong từng nội dung cụ thể, tác giả kết hợp sử dụng các phƣơng
pháp so sánh, thống kê, định lƣợng… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài.


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

4. Đóng góp của luận án.

Trên cơ sở giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận án có một số đóng góp sau:
-Luận án tái hiện một cách hệ thống và toàn diện về hƣơng ƣớc cải lƣơng
tỉnh Bắc Ninh (1921-1945), từ hình thức đến các nội dung của hƣơng ƣớc cải
lƣơng trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Qua đó luận án góp phần nhận thức
sâu sắc và toàn diện hơn về hƣơng ƣớc cải lƣơng cũng nhƣ giá trị của hƣơng ƣớc
cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh.
-Từ quá trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về hình thức và nội dung của
hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh, luận án tập trung phân tích về đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng xã Bắc Ninh thời kì (1921-1945).
Qua đó rút ra những nhận xét về đặc điểm của hƣơng ƣớc cải lƣơng của tỉnh Bắc
Ninh và đánh giá về kết quả thực hiện cuộc CLHC của thực dân Pháp ở Bắc
Ninh.
-Nội dung luận án bổ sung thêm tài liệu về tỉnh Bắc Ninh trong thập niên
20 của thế kỉ XX đến trƣớc Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là những đặc điểm
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua các quy định của hƣơng ƣớc.
-Luận án bƣớc đầu đƣa ra những phân tích, đánh giá về các vấn đề còn bỏ
ngỏ, các vấn đề đƣợc phản ánh chƣa chính xác, các vấn đề còn tồn tại quan điểm
trái chiều giữa các học giả khi tìm hiểu về hƣơng ƣớc cải lƣơng và cuộc CLHC
của thực dân Pháp.
-Nội dung luận án và hệ thống tƣ liệu tham khảo đƣợc sƣu tầm trong quá
trình thực hiện luận án là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ công tác giảng dạy,
nghiên cứu lịch sử Bắc Ninh nói riêng và văn hóa làng xã Bắc Kì trƣớc Cách
mạng tháng Tám nói chung.
5. Bố cục Luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
đƣợc chia làm 4 chƣơng, cụ thể:


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)


Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chƣơng 2: Những nhân tố tác động đến hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc
Ninh (1921-1945).
Chƣơng 3: Hình thức và nội dung hƣơng ƣớc cải lƣơng tỉnh Bắc Ninh
(1921-1945).
Chƣơng 4: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm hƣơng ƣớc cải
lƣơng tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).

NỘI DUNG
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Với nhiều góc độ, ý nghĩa và giá trị nghiên cứu khác nhau (sử học, dân
tộc học, văn hóa, luật học...) nên từ lâu, đề tài hƣơng ƣớc đã thu hút nhiều giới,
nhiều thế hệ nghiên cứu trong và ngoài nƣớc xuất phát từ những quan điểm, mục
đích, góc độ khác nhau cùng lƣu tâm và nghiên cứu. Vì vậy, xoay quanh đề tài
này cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau đƣợc xuất hiện, có công
trình đƣợc tập hợp thành sách, có công trình đƣợc công bố trên các báo, tạp chí
chuyên ngành….
Các công trình nghiên cứu về hƣơng ƣớc rất đa dạng và phong phú, về đại
thể có thể phân chia nhƣ sau:
1.1.Các công trình nghiên cứu gián tiếp về hương ước.
Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hƣơng ƣớc một cách
gián tiếp đã đƣợc xuất bản.
1.1.1 Nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng

Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục,( Nxb Đồng Tháp 1990), đã đề

cập khá đầy đủ về phong tục của làng xã Việt trong gia tộc, thôn xóm, trong xã
hội. Đặc biệt trong thôn xóm, tác giả đã đề cập đến các lễ nghi, phong tục của
làng xã về việc tế tự, nhập tịch, đại hội, lề kỳ an, khao vọng, bầu cử, lý dịch,
thuế khóa, tuần đinh…
Hay Toan Ánh trong Nếp cũ con người Việt Nam – Phong tục cổ truyền
(Nxb Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992). Với việc ghi chép các phong tục Việt
Nam trong mối quan hệ từ cá nhân qua gia đình đến xã hội, tác giả muốn biểu
dƣơng tất cả những cái hay của phong tục và ghi lại sự thay đổi của mỗi phong
tục trong tiến trình lịch sử.
Năm 1993, Toan Ánh với tác phẩm Khảo cứu về phong tục Việt Nam:
Trong họ ngoài làng,( Nxb Mũi Cà Mau, 2003), cũng đã tập trung vào các
phong tục, lễ nghi, các mối quan hệ trong gia đình và trong làng xóm. Đối với
những mối quan hệ trong làng xóm, tác giả tập trung phân tích các truyền thống


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

tốt đẹp, các lễ nghi, phong tục và những nhân tố thƣờng thấy trong các làng
xóm: ngõ làng, chợ làng, phƣơng tiện truyền thông của làng, thầy và trò, tục
giao hiếu giữa các làng.
Tác phẩm Làng cổ truyền Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Thanh
niên, H, 2004), là công trình tập hợp của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về
nhiều làng khác nhau trong cả nƣớc nhƣ làng Nếnh của Bắc Giang, làng Liễu
Đôi của Hà Nam, làng Đông Ngạc, làng Đại Áng…của Hà Nội,….Ở mỗi làng
các tác giả đều cố gắng đi sâu nghiên cứu về các nét văn hóa đặc trƣng của mỗi
làng. Mỗi công trình là bức tranh toàn diện về văn hóa của các làng xã trong cả
nƣớc.
Năm 2005, Nhất Thanh và Vũ Văn Khiêu cùng bắt tay nhau với tác phẩm
Phong tục làng xóm Việt Nam – Đất lề quê thói (Nxb Phƣơng Đông).Với 13
chƣơng tác phẩm đã ghi lại đầy đủ những phong tục xƣa của Việt Nam về mọi

mặt trong đời sống của các làng quê Việt Nam.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về hƣơng ƣớc trong mối quan hệ
với phong tục cổ truyền, đã đi sâu đề cập đến giá trị phong hóa của hƣơng ƣớc –
một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu làng xã. Tuy không trực tiếp nghiên cứu
về hƣơng ƣớc, nhƣng đã cung cấp những nguồn tƣ liệu quan trọng về các lệ tục
xƣa ở các làng quê, những hình thức sinh hoạt làng xóm,….giúp tác giả hiểu hơn
về làng cổ truyền Việt Nam.
1.1.2.Các công trình đặc hương ước dưới góc độ pháp luật.
Đào Trí Úc và Hoàng Đức Thắng với bài Hương ước và mối quan hệ giữa
hương ước với pháp luật (đăng trên TC. NN&PL số 8 năm 1997, tr 3-13). Tác
giả đã khẳng định bản chất của hƣơng ƣớc là sự thể hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động, là sự tự nguyện, tự quản của nhân dân ở cơ sở. Đồng thời tác
giả cũng khẳng định sự quản lý của nhà nƣớc đối với việc thực hiện và xây dựng
hƣơng ƣớc mới,


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Luật gia Lê Đức Tiết với tác phẩm Về hương ước lệ làng, (Nxb CTQG,
H,1998). Tác giả đã giới thiệu khái quát về sự hình thành, tồn tại và phát triển
của hƣơng ƣớc, lệ làng, làm rõ mối quan hệ giữa hƣơng ƣớc lệ làng với pháp
luật, vai trò của hƣơng ƣớc với sự nghiệp dựng nƣớc và giữa nƣớc, tính tích cự
và hạn chế của hƣơng ƣớc cổ đối với đời sống xã hội. Trên cơ sở đó tác giả
khẳng định phải kế thừa và phát huy những mặt tích cực của hƣơng ƣớc cổ để
phục vụ cho sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc trong thiên niên kỷ mới.
Dƣới sự chỉ đạo của tác giả Đào Trí Úc, Viện trƣởng Viện nghiên cứu
NN&PL, một tập thể các tác giả đã tiến hành biên soạn cuốn sách Hương ước
trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay (Nxb CTQG,
H, 2003). Qua đó, các tác giả muốn làm rõ hơn bản chất, các giá trị văn hóa và
pháp lý của hƣơng ƣớc xƣa và nay, nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc

phục những hạn chế của hƣơng ƣớc, tạo điều kiện để hƣơng ƣớc thực sự là một
phƣơng tiện góp phần thực hiện dân chủ và quản lý có hiệu quả xã hội nông
thôn hiện nay.
Những công trình nghiên cứu về hƣơng ƣớc dƣới góc độ pháp luật chủ
yếu tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa hƣơng ƣớc cổ và hƣơng ƣớc mới
với pháp luật, phân tích tính hai mặt và vai trò của hƣơng ƣớc trong việc quản lý
xã hội nông thôn hiện nay, giúp tác giả nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của
hƣơng ƣớc trong lịch sử.
1.1.3. Nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với làng xã.
Việc nghiên cứu làng xã cũng đƣợc chú trọng hơn từ sau khi miền Bắc
đƣợc giải phóng.
Vào những năm 30 của thế kỷ trƣớc, vấn đề nông dân và nông thôn Việt
Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ đã thu hút sự quan tâm của học giả nƣớc ngoài Pierre Gourou ( Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh dịch, Đào
Thế Tuấn hiệu đính) với Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ. Đây là công trình
nghiên cứu đầu tiên về về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

nông nghiệp. Sách chia làm 3 phần: Môi trƣờng vật chất, Cƣ dân nông thôn,
Phƣơng tiện sống của nông dân Bắc Kỳ. Mỗi phần có nhiều chƣơng phân tích
cặn kẽ về đất và ngƣời Bắc Bộ nhƣ địa hình, khí hậu châu thổ, lịch sử di dân và
sự vận động của dân số, nông nghiệp, công nghiệp làng xã...Cuốn sách là nguồn
tƣ liệu quý khi nghiên cứu về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 1959, trong tác phẩm Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống
nông dân trước Cách mạng tháng Tám do Nguyễn Kiến Giang chủ biên (Nxb
Sự thật, H), tác giả đã phân tích tình hình ruộng đất và địa vị kinh tế, xã hội của
nông dân trƣớc Cách mạng tháng Tám. Trên cơ sở đó khẳng định địa vị kinh tế,
xã hội của nông dân trƣớc Cách mạng và giải thích tại sao nông dân lại có khả
năng cách mạng to lớn nhƣ vậy.

Tác phẩm Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong , Nxb. Văn sử địa,
Hà Nội, 1959 đã nghiên cứu về dân tộc học, xã, thôn ở miền Bắc, miền Trung
Việt Nam: Chế độ phong kiến và công điền, công thổ, chế độ sở hữu ruộng đất ở
nông thôn dƣới thời Pháp thuộc, đẳng cấp và bộ máy quản lý thôn xã.
Năm 1977, 1978, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện sử học đã
biên soạn bộ sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, 2 tập, (Nxb KHXH, H),
nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những hiểu biết cơ bản về nông thôn Việt Nam
truyền thống.Nếu tập I tập trung chủ yếu vào kinh tế làng xã chế độ sở hữu
ruộng đất – công thƣơng nghiệp và vai trò của làng xã trong sự nghiệp đấu tranh
giữ nƣớc và giải phóng đất nƣớc thì tập II lại tập trung vào chủ yếu vào nghiên
cứu các thiết chế xã hội và chính trị của làng xã, văn hóa và hệ tƣ tƣởng của làng
xã, đánh giá di sản làng xã trƣớc Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đến năm1990, 1992, Ủy ban KHXH Việt Nam – Viện sử học tiếp tục
biên soạn bộ sách Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, 2 tập, (Nxb
KHXH, H). Bộ sách là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề nông
dân và nông thôn. Mỗi tác giả có cách tiếp cận vấn đề từ những góc độ khác
nhau. Có cách tiếp cận chung về mặt hình thái kinh tế xã hội, có cách tiếp cận cụ


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

thể đi sâu vào các vấn đề của nông thôn. Cũng có nhiều bài đề cập đến một địa
phƣơng nhỏ hẹp ở Hà Nam Ninh hay ở huyện Kim Sơn hoặc ở tỉnh Phú Thọ và
rộng hơn là các tỉnh miền Tây Nam Kỳ…Với cách tiếp cận đa chiều của nhiều
nhà nghiên cứu về làng xã nhƣ vậy, giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát và cụ
thể về ngƣời nông dân và nông thôn Việt Nam trong lịch sử.
Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều công trình khác cũng đề cập gián tiếp đến
hương ước nhưng lại đặt trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức làng xã.
Năm 1984 trong tác phẩm Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc
Bộ do Trần Từ biên soạn (Nxb KHXH, H). Công trình không chỉ dừng lại ở việc

phân tích cơ cấu tổ chức, những chiều tổ chức của làng Việt cổ truyền mà còn
phân tích bộ máy vận hành của các làng xã, tính hai mặt của hƣơng ƣớc. Qua đó
khẳng định chính hƣơng ƣớc cổ đã làm cho các làng xã nhƣ là những đơn vị “ốc
đảo” và góp phần vào sự vận hành của cơ chế xem nhƣ một tổng thể. Tuy nhiên,
tác giả chỉ nghiên cứu về hƣơng ƣớc cổ và giá trị của nó trong lịch sử.
Tiếp tục công trình nghiên cứu Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã
hội (Nxb Mũi Cà Mau. 1992), năm 1994, tác giả Phan Đại Doãn lại tiếp tục
biên soạn cuốn Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội (Nxb.
CTQG, H). Cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề truyền thống và hiện đại
của làng quê từ kết cấu kinh tế đến kết cấu văn hóa, xã hội của làng xã Việt
Nam. Tuy nhiên sự phản ánh đó mới chỉ đậm nét ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ. Qua đó tác giả muốn khẳng định vị trí, vai trò của làng xã trong lịch sử cũng
nhƣ trong chiến lƣợc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn hiện
nay.
Cũng trong năm 1994, tác giả Phan Đại Doãn và GS. Nguyễn Quang
Ngọc đồng chủ biên cuốn Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam
trong lịch sử (Nxb CTQG, H). Cuốn sách là tập hợp một số chuyên đề nghiên
cứu thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc mang mã số KX08-09 “ Về thiết chế
chính trị - xã hội nông thôn” do Phan Đại Doãn là chủ nhiệm. Công trình đã


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

cung cấp cho độc giả nguồn tƣ liệu quan trọng về lịch sử quản lý nông thôn,
đánh giá các thiết chế chính trị xã hội hiện nay hay phân tích những kinh nghiệm
quản lý nông thôn trong lịch sử từ thời phong kiến qua thời kỳ thực dân đến thời
kỳ xây dựng nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt
trong thời kỳ thực dân, tác phẩm nhấn mạnh đến sự biến đổi của bộ máy hành
chính làng xã Bắc Kỳ theo quy chế cải lƣơng hƣơng chính dƣới thời Pháp
thuộc. Tuy nhiên không chú ý đến các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng.Công trình là

nguồn tài liệu quan trọng giúp ngƣời đọc có cái nhìn toàn diện hơn về một bức
tranh quản lý nông thôn nói chung.
Năm 1995, có tác phẩm Làng xã ở Châu Á và ở Việt Nam do Mạc Đƣờng
chủ biên (Nxb T.P HCM). Công trình là tập hợp các bài tham luận của cuộc Hội
thảo khoa học do Viện KHXH tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 34/1/1994, là sinh hoạt đầu tiên trong chƣơng trình hợp tác của Viện với Trung
tâm nghiên cứu Châu Á thuộc trƣờng Đại học Amsterdam (Hà Lan). Tham dự
hội thảo có các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học của Trung tâm. Đây
là công trình nghiên cứu khoa học về nông thôn và cơ cấu làng xã Nam Bộ theo
hƣớng so sánh với cơ cấu làng xã Châu Á.
Tác phẩm Nguyễn Hồng Phong một số công trình nghiên cứu khoa học
xã hội và nhân văn, Trung tâm nghiên cứu và tƣ vấn về phát triển – Nxb
KHXH - HN, 2005, tập 1 về lịch sử, cũng đã đề cập đến tình hình xã, thôn,
Việt Nam thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 với chế độ công điền,
chế độ sản xuất, bộ máy quản lý xã thôn,... Đồng thời cũng đã đƣa ra đƣợc
một số biện pháp để cải tạo làng Việt giai đoạn hiện nay.
Trong năm 1999, Nguyễn Văn Khánh với Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam
thời thuộc địa (1858-1945)” (Nxb ĐHQGHN, H). Trong chƣơng I, II tác phẩm
đã phân tích những chuyển biến của cơ cấu kinh tế, xã hội cổ truyền vào nửa sau
thế kỷ XIX, quá trình hình thành cơ cấu kinh tế xã hội thuộc địa ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX (1900-1918). Đến chƣơng III, tác giả tập trung nhiều vào cơ cấu kinh


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ 1919-1945, trong đó nhấn mạnh đến chính sách
cải cách bộ máy quản lý làng xã ( CLHC) của thực dân Pháp.
Năm 2002, học giả nƣớc ngoài - Philippe Papin, Olivier Tessier chủ biên
với : Làng ở vùng châu thổ sông Hồng- vấn đề còn bỏ ngỏ (Nxb. LĐXH), công
trình là thành quả nghiên cứu khoa học về làng xã Việt Nam vùng đồng bằng
sông Hồng đƣợc tiến hành từ 1996-1999 dƣới chỉ đạo của nhà nghiên cứu Lê Bá

Thảo và Nguyễn Duy Quý. Trong suốt 4 năm, các nhà nghiên cứu đều tập trung
làm rõ quá trình phát triển, sự biến động của làng xã Việt Nam theo thời gian
dựa trên nguyên tắc cần phải có sự kết hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau:
lịch sử, nhà nƣớc, nhân chủng học, địa lý, xã hội học, kinh tế....Đây là kết quả
của một quá trình hợp tác không ngừng giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và
Pháp, góp thêm nguồn tƣ liệu khi nghiên cứu về làng xã Việt Nam.
1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hƣơng ƣớc.
1.2.1. Công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương ước.
Sẽ là rất thiếu sót nếu nhƣ không nhắc đến các công trình nghiên cứu
trực tiếp về hương ước gồm các sách và bài báo chuyên khảo đã đƣợc công bố
nhƣ:
Năm 1937, Bùi Đình Tá trong cuốn Một làng Annam- quyển 1 ( HN
Imprimerie – Chan – Phƣơng) đã ghi chép lại lời của mấy ông kỳ mục trong
làng nói chuyện, bàn tán về ý nghĩa đạo của Nghị định cải lƣơng, về chủ ý cải
lƣơng hƣơng chính của thực dân Pháp, nhƣng cũng không phân tích về các bản
hƣơng ƣớc cải lƣơng - sản phẩm của cuộc Cải lƣơng hƣơng chính.
Năm 1982, Vũ Duy Mền và Bùi Xuân Đính với bài viết Hương ước,
khoán ước trong làng xã (TC. NCLS số 4/1982, tr 43-49) đã đã xác định thuật
ngữ khoán ƣớc, hƣơng ƣớc, giới thiệu khái quát nội dung của hƣơng ƣớc, khoán
ƣớc trong làng xã.
Năm 1985, Bùi Xuân Đính với Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý. Nội
dung tác phẩm đã phản ánh một cách khái quát về sự hình thành lệ làng và sự


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

phát triển từ lệ làng chƣa thành văn đến lệ làng đƣợc văn bản hóa. Trên cơ sở
những nội dung cơ bản của lệ làng thành văn, tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ giữa
lệ làng và pháp luật nhà nƣớc thông qua việc phân tích sự giống và khác nhau
giữa lệ làng và pháp luật mà cụ thể là bộ luật Hồng Đức đƣợc soạn thảo dƣới

triều Lê. Để từ đó, tác giả tiếp tục khẳng định giá trị pháp lý của lệ làng với
những tác động tích cực và tiêu cực.
Vũ Duy Mền với bài viết Góp phần xác định thuật ngữ khoán ương,
hương ước (TC. NCLS số 3+4/1989 tr 77-83), đã giải thích rất cụ thể về xuất xứ
và quá trình xuất hiện thuật ngữ “khoán ƣớc”, “hƣơng ƣớc”, giúp nhận thức rõ
hơn về khoán ƣớc, hƣơng ƣớc.
Năm 1990, Dƣơng Kinh Quốc với công trình chuyên khảo Bộ máy quản
lý làng xã Việt Nam thời kỳ cận đại qua các văn bản “Cải lương hương chính”
của chính quyền thực dân Pháp (trong Nông dân và nông thôn Việt Nam thời kỳ
cận đại, tập 1, Nxb. KHXH, H, 1990), đã tập trung phân tích bộ máy quản lý
làng xã thông qua các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng với đặc điểm từng vùng miền.
Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung làm bật lên tổ chức hành chính mà chƣa có điều
kiện đề cập đến các nội dung khác của hƣơng ƣớc cải lƣơng.
Năm 1991, Thƣ viện TTKHXH đã biên soạn Thư mục hương ước Việt
Nam (thời kỳ cận đại) (Viện TTKHXH), đây là tài liệu quan trọng giúp bạn đọc
tìm hiểu về khoảng 5000 bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của tất cả các tỉnh, thành
trong cả nƣớc hiện còn lƣu giữ.
Cũng năm 1993,Vũ Duy Mền với bài Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện
hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ (TC. NCLS, số
1/1993, tr 49 -57), đã trình bày rất cụ thể về nguồn gốc, điều kiện xuất hiện
hƣơng ƣớc trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
Năm 1994, Phạm Xuân Nam và Cao Văn Biền với bài viết Mấy nét về
tình hình làng xã Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945 qua hương ước (TC. NCLS số
1/1994, tr 12-24), đã khái quát về sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã, cơ


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

cấu ruộng đất, văn hóa, tín ngƣỡng qua các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng. Tuy nhiên
bài viết cũng tập trung nhiều vào việc phân tích những nội dung cơ bản của

cuộc Cải lƣơng hƣơng chính của thực dân Pháp hơn là phân tích những đặc điểm
của làng xã Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945. Mặc dù vậy nhƣng đây sẽ là nguồn tƣ
liệu hữu ích để tác giả thực hiện đề tài.
Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 5 năm 1995 tr 64-69, đăng bài
Hương ước và tác động của nó đối với đời sống nông thôn (Thái Bình) trong
quá trình phát triển của Phạm Hồng Toàn. Bài viết đã điểm lại sự phát triển của
hƣơng ƣớc từ thời phong kiến, hƣơng ƣớc thời cải lƣơng hƣơng chính, hƣơng
ƣớc sau cách mạng tháng Tám, hƣơng ƣớc từ đầu thập kỷ 90 đến nay. Sau đó tác
giả chú trọng hơn vào hƣơng ƣớc cải lƣơng và hƣơng ƣớc mới với việc đƣa ra
các dẫn chứng cụ thể là các bản hƣơng ƣớc của Thái Bình. Cuối cùng tác giả đi
sâu vào phân tích vai trò của hƣơng ƣớc mới từ đầu thập niên 90 đến nay. Qua
đó khẳng định hƣơng ƣớc mới thực sự là công cụ hữu hiệu để quản lý làng xã
thúc đẩy sự phát triển của nông thôn mới.
Cũng trong năm 1995, Bùi Xuân Đính có bài viết “Việc soạn thảo hương
ước mới hiện nay” (TC. TTKHXH số 7 năm 1995 tr 21-27) đã đi sâu vào phân
tích các ý kiến tranh luận về việc soạn thảo hƣơng ƣớc hiện nay theo hai giai
đoạn: giai đoạn 1 từ 1993 trở về trƣớc; giai đoạn 2 từ 1993 đến nay, để làm làm
rõ nguyên nhân tại sao hƣơng ƣớc mới không đi vào cuộc sống, không đƣợc
nông dân chấp nhận nhƣ hƣơng ƣớc cũ. Từ đó khẳng định, hƣơng ƣớc mới phải
kế thừa những mặt tích cực của hƣơng ƣớc cũ và loại bỏ những mặt hạn chế của
hƣơng ƣớc cũ, có nhƣ vậy hƣơng ƣớc mới đi sâu vào cuộc sống cùng pháp luật
quản lý tốt xã hội nông thôn.
Năm 1996, Thông tin Khoa học pháp lý xuất bản công trình Chuyên đề
hương ước: Kỷ yếu hội thảo khoa học hương ước tổ chức tại Hải Hưng từ 2627/12/1995 do Bộ Tƣ pháp Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý, xuất bản. Công
trình là tập hợp các bài tham luận của đại diện các cơ quan Trung Ƣơng, các Sở


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Tƣ pháp, Sở văn hóa của một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Các bài tham luận

đều tập trung vào việc phân tích vai trò của hƣơng ƣớc trong việc xây dựng nông
thôn mới và quản lý nhà nƣớc đối với việc xây dựng và việc thực hiện hƣơng
ƣớc hiện nay.
Năm 1996,Cao Văn Biền với bài viết Sự quản lí của Nhà nước đối với
hương ước trong lịch sử (TC. NCLS số 3/1996, tr 42-51), đã tập trung vào hai
nội dung là: quá trình lập hƣơng ƣớc, sự quản lý của nhà nƣớc phong kiến đối
với hƣơng ƣớc và quá trình thực dân Pháp trực tiếp soạn thảo và quản lý hƣơng
ƣớc qua cuộc Cải lƣơng hƣơng chính.
Năm 1997, Nguyễn Thanh với bài viết Hương ước với sự nghiệp phát
triển kinh tế, xã hội nông thôn (Báo Nhân dân ngày 8-7-1997) đã đúc kết 7 nội
dung điểm của hƣơng ƣớc và phân tích lý do tại sao một số địa phƣơng lại chƣa
làm tốt việc xây dựng quy ƣớc hiện nay, hạn chế của quy ƣớc hiện nay.
Trong Hương ước và quản lý làng xã, Nxb KHXH, 1998,tác giả Bùi
Xuân Đính cũng tập trung đi sâu vào việc phân tích vai trò, tác động của hƣơng
ƣớc trong lịch sử đối với quản lý làng xã. Trƣớc hết tác giả khái quát về một số
nội dung của hƣơng ƣớc, khái quát về làng Việt cổ truyền, phân tích các nội
dung của hƣơng ƣớc cổ ( trƣớc 1921), khái quát về hƣơng ƣớc cải lƣơng (
chƣơng I),trên cơ sở phân tích các nội dung của hƣơng ƣớc cổ trong chƣơng I,
tác giả tiếp tục phân tích tính hai mặt: tích cực và hạn chế của hƣơng ƣớc trong
việc quản lý làng xã (chƣơng II), cuối cùng tác giả tiếp tục khái quát về quá trình
tái lập hƣơng ƣớc và vai trò của hƣơng ƣớc mới trong quản lý làng xã hiện nay.
Với các kết cấu nhƣ trên, tác giả giúp ngƣời đọc có thể thấy đƣợc quá trình hình
thành, phát triển cũng nhƣ vai trò của hƣơng ƣớc trong lịch sử qua các giai đoạn
khác nhau.Trong công trình này, tác giả tập trung chủ yếu vào phân tích tính hai
mặt của hƣơng ƣớc và vai trò của hƣơng ƣớc mới trong quản lý làng xã mà
không nhắc nhiều đến các nội dung, đặc điểm của hƣơng ƣớc cải lƣơng.


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)


Năm 1998, có bài Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc Kì của
Cao Văn Biền (TC. NCLS số 3/1998, tr 73-78) đã giới thiệu khá cụ thể về số
lƣợng và sự phân bố của các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng ở Bắc Kì. Bên cạnh đó,
tác giả cũng cung cấp những nội dung khái quát về 3 đợt cải lƣơng hƣơng chính
của thực dân Pháp cùng những nội dung cơ bản của các bản hƣơng ƣớc cải
lƣơng đƣợc lập vào 3 đợt thông qua những ví dụ cụ thể.
Cũng năm 1998, Diệp Đình Hoa với bài Lệ làng và ảnh hưởng của nó đối
với pháp luật hiện đại (TC. NCLS số 1/1998, tr1-11),đã giúp ngƣời đọc hiểu thế
nào là lệ, thế nào là làng, sự trở lại của lệ làng trong cuộc sống nông thôn từ sau
1945, những sức ép của những thuộc tính đa diện và đa dạng từ lệ làng, ảnh
hƣởng của lệ làng đối với pháp luật hiện đại. Bài viết chủ yếu nghiên cứu về lệ
làng xƣa và ảnh hƣởng của nó đối với pháp luật hiện đại không nhắc đến hƣơng
ƣớc cải lƣơng.
Nghiên cứu giá trị văn hóa của hƣơng ƣớc, năm 1998, trong bài Hương
ước và giá trị văn hóa qua các văn bản hương ước Hà Tây cổ truyền (TC.
VHDG, số 3/1998, tr 3-9). Nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đã tập trung khẳng
định tính hai mặt của hƣơng ƣớc và tập trung phân tích giá trị văn hóa tích cực
của hƣơng ƣớc cổ, những giá trị đó cần đƣợc kế thừa và phát huy trong việc xây
dựng quy ƣớc làng văn hóa hiện nay.
Năm 2000, Phan Đại Doãn và Bùi Xuân Đính Ba thời kì phát triển của
hương ước (TC. KHXH – Viện KHXH. TP. HCM, số tr 43-59 đã phản ánh một
cách khái quát về sự ra đời và biến đổi của hƣơng ƣớc trong lịch sử. Từ đó, bài
viết tập trung vào phân tích những đặc điểm cơ bản của hƣơng ƣớc qua ba thời
kì phát triển, trong đó có hƣơng ƣớc cải lƣơng.
Năm 2000, Nghiêm Văn Thái với bài Hương ước Việt Nam thời kỳ cận
đại ( Tạp chí TTKHXH, số 8/2000, tr 38-44), đã cung cấp những thông tin quan
trọng về số lƣợng, đặc điểm hình thức của kho hƣơng ƣớc hiện đang lƣu giữ ở
Viện TTKHXH. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến hƣơng ƣớc cải lƣơng, phân



Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của cuộc Cải lƣơng hƣơng chính và
những đặc điểm chung của hƣơng ƣớc cải lƣơng.
Cũng trong năm 2000, Ninh Viết Giao với bài viết Từ hương ước đến quy
ước trong xã hội ngày nay (Tạp chí VHDG số 1/2000,tr 58-66), chủ yếu nghiên
cứu về sự thay đổi của làng xã sau Cách mạng tháng Tám, việc xây dựng quy
ƣớc trong xã hội hiện nay, những cái đƣợc, thuận lợi và những cái chƣa đƣợc,
khó khăn còn tồn tại. Bài viết là những kinh nghiệm quý báu để cho việc xây
dựng quy ƣớc mới hiện nay, góp phần quản lý nông thôn.
Không chỉ ở Việt Nam mới có hƣơng ƣớc mà Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan cũng có hƣơng ƣớc dƣới dạng thức khác nhau. Bởi vậy, một
số tác giả đã tiến hành nghiên cứu so sánh về hƣơng ƣớc làng Việt và hƣơng ƣớc
của các quốc gia trong khu vực, để từ đó khẳng định nét văn hóa tƣơng đồng của
các dân tộc Châu Á, tiêu biểu nhƣ công trình Hương ước làng xã Bắc Bộ với
luật làng Kanto Nhật Bản (thể kỉ XVII – XIX), do Vũ Duy Mền chủ biên, Viện
Sử học, H, 2001. Tác giả đã đi sâu phân tích đặc trƣng và nét tƣơng đồng giữa
luật làng Nhật Bản và Việt Nam trên nhiều phƣơng diện.
Đặc biệt tác giả ShiMao Minoru với: Sử liệu có liên quan đến việc tái biên
hương ước ở Bắc Bộ Việt Nam thời Lê, Tạp chí Hán Nôm, 2/2002, thể hiện một
sự quan tâm sâu sắc đến lịch sử hình thành hƣơng ƣớc ở vùng Bắc Bộ, một điểm
đặc sắc của làng xã Việt Nam thời phong kiến
Trƣơng Thìn cũng đóng góp thêm những hiểu biết về hƣơng ƣớc với cuốn
Hương ước xưa và quy ước làng văn hóa ngày nay (Nxb. LĐXH, H, 2005).Tác
phẩm đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa hƣơng ƣớc xƣa với quy ƣớc làng
văn hóa trong thời kỳ đổi mới và nêu lên vai trò của hƣơng ƣớc cổ trong việc
xây dựng quy ƣớc làng văn hóa hiện nay. Đó sẽ là những bài học quý báu trong
việc quản lý nông thôn hiện nay.
Năm 2006, trong Tìm lại làng Việt xưa (Nxb VHTT), của Vũ Duy Mền,
tác giả không chỉ cung cấp những nét khái quát về cơ sở kinh tế cổ truyền của



Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

ngƣời Việt, sự hình thành và phát triển của làng xã trong lịch sử, đặc trƣng văn
hóa của làng xã qua dòng họ và gia phả mà còn giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về
khoán ƣớc, hƣơng ƣớc – bộ luật riêng – lệ làng thành văn đầu tiên của mỗi làng
xã.
Không nhƣ các tác giả khác, Vũ Duy Mền trong Hương ước cổ làng xã
đồng bằng Bắc Bộ (Nxb CTQG, H, 2010), đã coi hƣơng ƣớc là đối tƣợng nghiên
cứu trực tiếp. Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu phân tích
thuật ngữ, hình thức văn bản, nguồn gốc, điều kiện xuất hiện và những nội dung
chủ yếu của hƣơng ƣớc, ảnh hƣởng của đạo lí Nho giáo và vai trò của hƣơng
ƣớc đối với quản lí làng xã. Nhƣ vậy, tác giả chỉ nghiên cứu về hệ thống các
hƣơng ƣớc cổ của các làng xã đồng bằng Bắc Bộ mà không hề nhắc đến một loại
hƣơng ƣớc nữa của các làng xã Việt Nam đƣợc tạo ra do tác động từ quá trình
cai trị của thực dân Pháp.
Năm 2010, Nguyễn Lan Dung với bài viết Một vài nét về hương ước cải
lương của huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông(TC. NCLS số 10/2010, tr 45-55), đã
giới thiệu một cách khái quát về nguồn tài liệu hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Hoàn
Long tỉnh Hà Đông và nội dung chính của hƣơng ƣớc cải lƣơng ở đây: Bộ máy
quản lí làng xã, ngân sách làng xã, an ninh trậ tự vệ sinh, ruộng đất công làng xã
và sinh hoạt văn hóa, xã hội, phong tục, tín ngƣỡng. Trên cơ sở những nội dung
đó, tác giả đƣa ra một số nhận xét khái quát về làng xã huyện Hoàn Long tỉnh
Hà Đông trong một giai đoạn lịch sử, từ quá khứ để rút ra bài học cho tƣơng lai.
Đây là một trong những công trình nghiên cứu trực tiếp về hƣơng ƣớc cải lƣơng
của một huyện của tỉnh Hà Đồng.
Nghiên cứu trên phạm vị các làng xã miền Trung, Hội văn nghệ dân gian
cũng cho ra đời tác phẩm Khoán định, hương ước và nếp sống văn hóa làng xứ
Huế, Lê Nguyễn Lƣu chủ biên, Nxb Thời đại 2011. Trong tác phẩm này, tác giả

đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh của các làng xã xứ Huế nhƣ: quá trình hình
thành các làng xã Huế trong lịch sử từ thời Hồ cho đến thời Nguyễn; thực trạng


Luận văn: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

các văn bản khoán định, hƣơng ƣớc của làng xã; việc xây dựng đời sống vật
chất, xây dựng nông thôn tiến bộ, xây dựng đời sống tinh thần, duy trì thuần
phong mỹ tục, việc củng cố bộ máy hƣơng chức. Cuối cùng tác giả nhấn mạnh
đến vai trò, suy nghĩa của khoán định, hƣơng ƣớc đối với sự thay đổi của văn
hóa, nếp sống ở các làng xã xứ Huế.
Gần đây, 20/6/2012 đã diễn ra Hội thảo khoa học: Một số vấn đề về
hương ước làng xã người Việt do PGS.TS Bùi Xuân Đính và PGS.TS Đinh
Khắc Thuân thuyết trình. Tại Hội thảo, một lần nữa các tác giả đã khẳng định
vai trò của hƣơng ƣớc đối với làng Việt cổ truyền và đời sống làng xã hiện nay.
Năm 2013, Nguyễn Thị Lệ Hà với bài viết Cuộc thử nghiệm chính sách
Cải lương hương chính của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông (TC. NCLS số
3/2013, tr 46-57), đã phân tích tại sao Pháp chọn tỉnh Hà Đông là nơi thí điểm
cải lƣơng hƣơng chính và nội dung cuộc thử nghiệm cải lƣơng hƣơng chính của
chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông. Qua đó, khẳng định trƣớc khi chính thức tiến
hành cuộc Cải lƣơng hƣơng chính ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã tiến hành thử
nghiệm tại một số tỉnh trong đó có Hà Đông.
Cũng trong năm 2013, Nguyễn Thị Lệ Hà tiếp tục có bài viết Những biến
đổi của bộ máy quản lý làng xã trong cuộc cải lương hương chính ở tỉnh Hà
Đông thời Pháp thuộc (TC. NCLS số 11/2013, tr 38-47), đã tập trung nghiên
cứu về sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã ở tỉnh Hà Đông qua hƣơng ƣớc
cải lƣơng.
Năm 2013, tác giả Đào Phƣơng Chi cũng có bài viết Bước đầu tìm hiểu về
cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ qua một số văn bản tục lệ bằng chữ
Nôm, (TC. Hán Nôm số 1/2013, tr 58-71). Tác giả đã dựa vào nguồn tài liệu

chính là các văn bản tục lệ Hán Nôm để nghiên cứu về thời gian, địa bàn,
phƣơng thức tiến hành cải lƣơng hƣơng tục thí điểm ở Bắc Kỳ.


×