Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

đề cương quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.23 KB, 19 trang )

Câu 1: Định nghĩa về quan hệ quốc tế, khái quát lịch sử quan hệ quốc tế
* Quan hệ quốc tế là quan hệ chính trị giữa nhà nước này với nhà nước khác, là sự
tổng hợp của những mqh trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, VH - XH của các chủ thể
hành động trong cộng đồng quốc tế, là công việc chính trị quốc tế mà nhà nước và
các tập đoàn chính trị tham gia, là tổng hợp những chế định và hình thức hoạt động
quốc tế.
(Quan hệ chính trị là cơ sở, nền tảng cho các mqh khác.
Chủ thể hành động là ng chịu trách nhiệm cho vận mệnh của quốc gia đó.
Khi trở thành chủ thể hành động là khi chính phủ đó đc thành lập trên cơ sở hợp
hiến, hợp pháp.
Công việc chính trị quốc tế liên quan đến các quốc gia cùng nhau giải quyết
hậu quả đó.
Chế định là những quy chế, quy định các nước đặt ra trong mqh nào đó)
* Khái quát lịch sử quan hệ quốc tế
- Thời kì cổ - trung đại:
+ Thời kì xã hội nguyên thủy, nhà nước chưa xuất hiện, do đó cũng không tồn
tại QHQT.
+ Thời kì chiếm hữu nô lệ: nhà nước ra đời, g/c thống trị thông qua chức năng
đối nội, đối ngoại của nhà nước để củng cố mở rộng sự thống trị của mình.
+ Thời kì phong kiến: QHQT chỉ là quan hệ bang giao giữa các nước láng
giềng hay các nước trong khu vực (vì mqh không bình đẳng, nước nhỏ phải cống
nạp các sản vật cho nước lớn).
- Thời kì cận - hiện đại:
+ Sau phát kiến địa lý (TK XVI), nền kinh tế hàng hóa tư bản phát triển, KH KT tiến bộ, các nước có nhu cầu đòi hỏi về thị trường hàng hóa => hình thành các
con đường ktế, chủ nghĩa dân tộc cũng đang hình thành ở các nước châu Âu. Cuộc
cách mạng KH - KT lần 1 đã phá bỏ những ràng buộc của nền kinh tế tự nhiên,
hình thành kinh tế thị trường (cuộc cách mạng KH - KT ở Anh vào thế kỷ XVIII
(1771) nền kinh tế thị trường được thiết lập => bắt đầu cho sự hình thành và phát
triển của QHQT).
+ Cuối XIX đầu XX, CNTB tự do cạnh tranh đi vào giai đoạn mới, trình độ
sản xuất và hiện đại hóa kỹ thuật ngày càng cao, hình thành nên thị trường thế giới


thông nhất => QHQT đc hình thành, chi phối đời sống của các quốc gia trên thế











giới. Trên t/g hình thành 2 nhóm dân tộc: 1 số ít dân tộc đi áp bức bóc lột, số đông
dân tộc bị áp bức, bóc lột. Nội dung cơ bản của QHQT thời kì này:
Đấu tranh giành chính quyền bá chủ thế giới.
Đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc.
Đấu tranh của g/c vô sản trên thế giới để tự g.phóng và xdựng CNXH.
+ Sau CTTG 2 đến nay, QHQT đã có những thay đổi về chất với 1 số biểu
hiện:
Thứ nhất, đối tượng tham gia vào QHQT nhiều hơn, cộng đồng quốc tế mở rộng
với hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thứ 2, nội dung của QHQT phong phú, đa dạng hơn.
Thứ 3, sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân đã chi phối QHQT thời kì này. Vấn đề
sống còn của nhân loại đc đặt lên vị trí hàng đầu của QHQT.
Thứ 4, thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đang
trong quá trình xác lập 1 trật tự thế giới mới.
Như vậy, QHQT được hình thành khi mqh giữa các nước đã vượt qua khuôn
khổ chật hẹp trong từng khu vực mà liên quan đến nhiều quốc gia thuộc các châu
lục trên thế giới.
Câu 2: Các vấn đề lớn trong QHQT cuối thế kỷ XIX - đầu XX. Những nguyên

nhân dẫn đến bùng nổ CTTG1?
2. Chiến tranh thế giới 1:
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc
già có nhiều thuộc địa (Anh, Pháp) và đế quốc trẻ có ít thuộc (Đức, Mỹ) => dẫn
đến sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau, là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh.
+ Sau TK XIX, tại châu Âu giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân
đc nhận thức, quyền tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc,
cường quyết sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh
tình cảm dân tộc đi kèm với CN sô vanh và trên đường tìm lại vị thế của mình, các
dtộc nhỏ thường tìm sự bảo trợ của các đông minh chống lại các kẻ thù => điều đó
dẫn đến xung đột đc tích lũy và c.tranh là cách giải tỏa cuối cùng.
(Chủ nghĩa sô vanh là chủ nghĩa dân tộc các nước lớn.


VN không có CN sô vanh vì VN là quốc gia có S nhỏ. Ngay từ xa xưa, VN đã
có tinh thần hòa hiếu, tự nhận là nước chư hầu, hàng năm phải cống nạp. VN luôn
có tinh thần gìn giữ và bảo vệ đất nước, trong lịch sử cũng từng đi xâm lược các
nước bé như Chămpa, Campuchia, Lào.
Ở châu Á, Nhật Bản có CN sô vanh.
Nước Đức có CN sô vanh vì họ luôn tự hào về mình là dân tộc thông minh
nhất và có S lớn.
Mỹ không có CN sô vanh vì là quốc gia đa dân tộc)
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Liên minh Đức - Áo - Hung và khối
Hiệp ước Anh - Pháp - Nga.
+ Ngày 28/6/1914, Thái tử nước Áo Fecdinan bị một người Sécbia ám sát
(Sécbia là nước đc khối Hiệp ước ủng hộ) => Đức, Áo - Hung liền chớp lấy cơ hội

này để gây chiến tranh.
(Khối Hiệp ước bao gồm: Anh, Pháp, Nga, Nhật Bản, Ý, Rumani, Mỹ trc
chiến tranh Mỹ trung lập, Mỹ chỉ tham gia vào lúc sắp kết thúc chiến tranh.
Khối Liên minh: Đức, Áo - Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria)
* Quy mô: là cuộc chiến tranh thế giới, có 38 quốc gia tham chiến.
* Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc mang tính chất phi nghĩa, phản động vì:
+ Những nước tham gia đều là đế quốc => chiến tranh đế quốc.
+ 2 khối đấu tranh vì mục tiêu xâm chiếm đất đai, chinh phục các dân tộc
khác và tiêu diệt đối phương của mình. Qua đó đàn áp phong trào CM của g/c vô
sản và phong trào gpdt ở các nước thuộc địa.
* Diễn biến: CTTG 1 bùng nổ từ T8/1914, kết thúc vào T11/1918, chia làm 2 GĐ:
từ 1914 đến 1917 và từ 1917 đến 1918.
(Vì sao lấy 1917 là ranh giới giữa 2gđ của CTTG1 vì 1917 CMT10 Nga
thắng lợi, khối Hiệp ước tan rã. Thay thế Nga là Mỹ, Mỹ tham gia chiến tranh vào
đầu 1917 thúc đẩy chiến tranh thắng lợi nhanh chóng, nghiêng về phe Hiệp ước)
* Hậu quả:
- CTTG kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh (Đức, Áo - Hung,
Thổ Nhĩ Kỳ) và sự thắng lợi của phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Mỹ).
- Khoảng 8 triệu ng chết, 7 triệu ng bị tàn phế lâu dài, 15 triệu ng bị thương nặng,
hàng triệu ng chịu hậu quả của chiến tranh.


- Gây ra sự thay đổi lớn trong bản đồ chính trị: 4 ĐQ Nga, Đức, Áo - Hung,
Ottoman với các triều đình hàng trăm năm bị sụp đổ, trong đó Áo - Hung và
Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. 2 đế quốc Đức, Nga bị cắt xén
lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổ thương sâu sắc. Rất
nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc.
- Tác động mạnh mẽ vào phong trào công nhân thế giới. CMT10 Nga thắng lợi đưa
đến sự thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới và sự bùng phát cao trào
CM ở Đức, Áo - Hung.

=> Nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa 2 hệ thống XHCN
và TBCN, giữa phong trào công nhân với giai cấp tư sản, dẫn tới sự hình thành
Trật tự thế giới mới đó là trật tự Vecxai - Oasinhtơn.
Câu 3: Vấn đề giải quyết hậu quả của CTTG1 của các nước đế quốc thắng
trận? Nhận xét về hệ thống hòa ước Véc xai - Oasinhtơn?
* Tình hình t/g sau CTTG1:
- Thay đồi hoàn toàn so sánh lực lượng trên phạm vi thế giới, chủ yếu là ở các
nước TBCN:
+ Anh, Pháp tuy thắng trận nhg kiệt quệ về kinh tế, trở thành con nợ của Mỹ.
+ Mỹ là nước vô danh trước chiến tranh, sau CTTG trơ thành chủ nợ t/g.
- CTTG làm thay đổi bản đồ chính trị ở châu Âu: những đế quốc lạc hậu như Nga,
Đức, Áo - Hung đều sụp đổ và từ đó ra đời hàng loạt quốc gia độc lập.
- CMT10 Nga 1917 thắng lợi: CNTB không còn tồn tại như 1 hệ thống duy nhất
thống trị t/g nữa. Sự tồn tại của nhà nước XHCN đầu tiên trên t/g trở thành 1 thách
thức to lớn đối với TBCN. Tác động sâu sắc đến sự phát triển của lịch sử nhân loại
nói chung và QHQT nói riêng.
=> để giải quyết các vấn đề do chiến tranh đặt ra, hội nghị hòa bình Vecxai sau đó
là Oasinhton của các nước tư bản thắng trận đã đc triệu tập, nhằm tổ chức lại t/g
sau chiến tranh, phù hợp với tương quan lực lượng mới.
* Hệ thống hòa ước Vecxai (1919 - 1920):
(họp tại Vecxai vì cung điện này đại diện cho nền quân chủ của nước Pháp và
Pháp muốn trả thù nước Đức)
- Từ 18/1 đến 28/6/1919 các nước thắng trận đã họp hội nghị hòa bình tại Vexai,
gồm 27 nước, 5 cường quốc điều khển hội nghị là Anh, Pháp, Mỹ, Italy, Nhật Bản
nhg thực sự quyền quyết định là Anh, Pháp, Mỹ.


- MĐ của các cường quốc khi dự hội nghị:
+ Pháp: muốn làm suy kiệt Đức hoàn toàn về kinh tế và quân sự.
+ Anh: chủ trương làm suy yếu Đức về hải quân nhg không đánh quỵ Đức mà

duy trì 1 nước Đức đủ mạnh để ngăn chặn Nga Xô viết, ngăn chặn Pháp đứng đầu
châu Âu => chính sách cân bằng không để Pháp hay Đức mạnh hơn.
+ Italia: muốn mở rộng lãnh thổ ra vùng Địa Trung Hải và vùng Ban căng.
+ Nhật: đòi thay thế Đức ở vùng Sơn Đông (TQ), dự định chiếm vùng Viễn
Đông của Nga, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Á - TBD.
+ Mỹ: với tham vọng muốn làm bá chủ của t/g, đưa tới hội nghị “chương trình
14 điểm” làm cơ sở cho các hòa ước chấm dứt ctranh và tổ chức lại t/g sau ctranh.
- Hội nghị Vecxai kéo dài 2 năm (1/1919 - 8/1920), diễn ra hết sức căng thẳng,
cuối cùng các văn kiện của hội nghị cũng đc ký kết với 15 phần gồm 432 điều,
nhằm giải quyết 2 vđề: thành lập Hội Quốc Liên (đây là tổ chức mang tính qtế
đtiên, MĐ thành lập là giữ gìn hòa bình t/g nhg tực chất là bảo vệ quyền lợi cho
các nước thắng trận) và ký hòa ước với các nước bại trận.
(Mỹ đưa ra sáng kiến thành lập HQL nhg ko tham gia vì MĐ Mỹ đến hội nghị này
là muốn xác lập địa vị bá chủ t/g. Nếu ký thành lập HQL thì ko có đường lui và ko
tổ chức đc hội nghị Oasinhton)
- Kết quả:
+ Chưa thiết lập đc trật tự mới.
+ M.thuẫn cũ giữa các nước Anh, Pháp với Đức, Áo - Hung chưa đc giải quyết.
+ Mâu thuẫn mới đc thành lập: giữa các nước thắng trận với các nước thắng trận
do ít quyền lợi: Anh, Pháp đc lợi nhiều; NB, Italia ít đc lợi.
=> Báo hiệu nguy cơ của CTTG lần 2.
* Hệ thống hiệp ước Oasinhton (1921 - 1922):
- Để giải quyết những vấn đề trong QHQT ở khu vực Viễn Đông - TBD, ngăn chặn
làn sóng cộng sản lan ra khắp t/g và do quyền lợi không đc thỏa mãn trong hội nghị
Vecxai, Mỹ đã triệu tập hội nghị ở Oasinhton.
- 12/11/1921 Hội nghị Oasinhton đc khai mạc với sự tham gia của 9 nước: Anh,
Pháp, Mỹ, TQ, NB, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha; điều khiển hội nghị là Anh, Pháp,
Mỹ, Nhật nhg quyền quyết định thuộc về Mỹ. Hội nghị đã ký 3 hiệp ước:
+ Hiệp ước 4 nước (Anh, Pháp, Mỹ, NB) đc gọi là “Hiệp ước ko xâm lược ở
Thái Bình Dương” ký 13/12/1921, có ND: tôn trọng chủ quyền của nhau về các







đảo ở vùng TBD, cùng nhau bảo vệ các thuộc địa ở khu vực này => Mỹ đã phá vỡ
đc liên minh hải quân Anh - Nhật, yên lòng k có ai nhòm ngó TBD, lục địa nước
nào thì nước đó đc hưởng quyền lợi, những phần chưa có chủ Mỹ sẽ chiếm đóng.
+ Hiệp ước 9 nước (Anh, Pháp, Mỹ, TQ, NB, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha) ký
6/2/1921: công nhận nguyên tắc hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của
TQ và nêu thêm nguyên tắc mở cửa và cơ hội đồng đều cho các nước hoạt động
thương mại trên lãnh thổ TQ.
(Mỹ có lợi nhất vì bán đc hàng tồn trg chiến tranh; chiến lĩnhđc thị trường TQ,
hàng hóa vào TQ ko bị thuế; chi phối cả về chính trị mà không cần vũ lực để
khống chế => hiệp ước 9 nước ko phục vụ quyền lợi cho TQ mà thực chất là phục
vụ cho Mỹ)
+ Hiệp ước 5 nước (Anh, Pháp, Mỹ, NB, Ý) đc gọi là “hiệp ước hạn chế vũ
trang và hải quân” kí ngày 6/2/1922 với ND quy định trọng tải tàu chiến của các
nước ở khu vực TBD => phá vỡ liên minh Anh - Nhật, vì tham vọng phát triển hải
quân của Nhật cũng bị hạn chế, tạo được thế cân bằng.
- Kết quả:
+ Mỹ:
Kinh tế: nắm thị trường Viễn Đông ở TQ, hàng hóa vào TQ ko bị thuế.
Ctrị: xác lập đc vị thế của mình trên thị trg quốc tế.
Quân sự: nâng cao địa vị hải quân lên hàng đầu t/g và phá vỡ đc liên minh hải
quân Nhật - Anh.
+ Anh, Pháp, Nhật, Ý:
• Mất vị trí số 1 về sức mạnh hải quân.
• Mất đi sự độc quyền kinh tế sẵn có tại các tô giới đất ở TQ.

• Buộc phải chia sẻ các quyền lợi kinh tế tại TBD với Mỹ.
• Liên minh Anh - Nhật bị phá vỡ, đem lại ưu thế cho Mỹ.
* Nhận xét về hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhton:
- Hòa ước Oasinhton hoàn toàn có lợi cho Mỹ, trong đó Anh phải chấp nhận
nhượng bộ, đồng thời phá vỡ liên minh Anh - Nhật, hải quân Mỹ ngang hàng vs
Anh và vượt qua NB. Mỹ thực hiện chính sách “mở cửa” vào TQ và Viễn Đông.
NB suy giảm sức mạnh trên biển và phải nhượng bộ trong vấn đề TQ.
- Với hòa ước Oasinhton, Mỹ đã giải quyết quyền lợi của mình bàng cách thiết lập
trật tự mới ở CÁ - TBD do Mỹ chi phối. Đó là trật tự thế giới mới mà chủ nghĩa đế
quốc xác lập, trong đó Anh, Pháp, Mỹ giành đc nhiều ưu thế nhất.


- Tuy nhiên, hệ thống hòa ước này cũng tạo ra nhiều mâu thuẫn mới:
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thắng trận với nhau, giữa đế quốc bại trận
với đế quốc thắng trận.
+ Là sự hòa hoãn tạm thời giữ các cường quốc thắng trận (đặc biệt là Mỹ).
=> Nguy cơ xảy ra CTTG2 (Đức có thể xù nợ, giải quyết bình đẳng giữa các ĐQ
thắng trận).
Câu 4: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản
(Phát xít hóa là quá trình chuyển nền chính trị dân chủ TB sang chế độ phát xít.
Bản chất của phát xít: tiêu dệt dân chủ, thi hành chế độ độc độc tài)
* Phát xít Nhật:
- Nhật Bản là nước thắng trận nhưng không giành đc nhiều quyền lợi. Vì vậy, NB
là nước đầu tiên phá vỡ hệ thống Vecxai - Oasinhtơn bằng sức mạnh quân sự.
- 1927, Nhật Bản đã vạch ra kế hoạch cụ thể xâm lược Trung Quốc, sau đó mở
rộng ra toàn thế giới.
- 1931, Nhật Bản bắt đầu thực hiện kế hoạch:
+ B1: xâm chiếm vùng Đông Bắc (TQ) => việc xâm chiếm này đã động chạm
đến quyền lợi của các nước phương Tây tuy nhiên Anh, Pháp, Mỹ đã nhân nhượng,
dung túng cho hành động xâm lược của Nhật với tính toán Nhật sẽ tiêu diệt phong

trào CM TQ và xâm lươc Liên Xô. Sau khi chiếm đc Đông Bắc, NB tiếp tục chiếm
đóng các tỉnh Nhật Hà, Hà Bắc của Trung Quốc. 24/3/1933, NB tuyên bố ra khỏi
Hội Quốc Liên => hành động của Nhật đã phá tan nguyên trạng ở Đông Á do Hiệp
ước Oasinhtơn (1922) quy định, đánh dấu sự tan vỡ bước đầu của Hệ thống Vecxai
- Oasinhtơn.
+ B2: Từ năm 1937, Nhật Bản mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ
Trung Quốc.
* Phát xít Đức:
- Đức chịu hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng ktế 1929 - 1933: sx công nghiệp
giảm xuống 58%, lương công nhân giảm 50%, số ng thất nghiệp là 9 triệu, hàng
loạt ngân hàng bị phá sản, nợ nước ngoài lên đến 12 tỉ mác.
- Mâu thuẫn XH, hậu quả của khủng hoảng, những điều khoản bồi thường chiến
tranh do hòa ước Véc xai đã tạo ra tâm lí phục thù của giới quân phiệt và tài phiệt
Đức. Họ mong muốn có 1 chính quyền đủ mạnh để thực hiện ý đồ phục thù, gây ra


chiến tranh. Vì vậy Hitle và Đảng Quốc xã đã đc ủng hộ, 30/1/1933 Hitle lên làm
thủ tướng của Đức => đánh dấu nước Đức trở thành CN phát xít.
- CN phát xít Đức đc coi là lò lửa nguy hiểm nhất châu Âu vì có Đảng phát xít là
Đảng Quốc xã, có lãnh tụ Đảng là Hitle và có hệ tư tưởng CN phát xít đc Hitle
trình bày trong tác phẩm “cuộc chiến đấu của tôi”:
+ Thuyết địa chính trị (thuyết không gian sinh tồn): nước Đức bị “nhục” nên tìm
1 không gian rộng rãi hơn và để giành lấy không gian sinh tồn, trước tiên phải tính
sổ nợ với nước Pháp, xóa bỏ nước Nga ở châu Âu => khát vọng bành trướng của
g/c tư sản cầm quyền Đức.
+ Thuyết chủng tộc: cho rằng con ng là do nguồn gốc chủng tộc quyết định.
Chủng tộc thượng đẳng bg dân tộc Đức và các dân tộc gần gũi. Chủng tộc hạ đẳng
bg ng Pháp, Lavơ và Do Thái. Vì là “con cưng của thiên nhiên, là chúa tể của thế
giới” chủng tộc thượng đẳng đc giao nhiệm vụ nô dịch và thống trị thế giới => MĐ
của thuyết là cổ súy cho CN dân tộc cực đoan, điển hình là CN bài Do Thái là 1 bộ

phận của Thuyết chủng tộc phản động.
+ Thuyết CNXH Đức: chống lại CN Mác, Hitle xây dựng CNXH ở Đức trên cơ
sở đề xuất nguyên tắc lãnh tụ, cho rằng quốc gia tốt nhất là chính quyền độc tài.
=> CNPX Đức đã kế thừa tất cả đc coi là phản động nhất trong hệ tư tưởng nước
Đức, kích động CN dtộc, CN phục thù cực đoan để tạo ra CN phát xít điển hình.
- Các bước phát xít hóa của Đức:
+ Thực hiện tái vũ trang nước Đức.
+ T10/1933, Hitle rút khỏi Hội Quốc Liên.
+ 16/3/1935, Hitle công khai vi phạm Hòa ước Vexscxai, công bố đạo luật
cưỡng bức tong quân, thành lập 36 sư đoàn.
+ Ký với Anh Hiệp định về hải quân để xây dựng Hạm đội nổi = 35% và Hạm
đội tàu ngầm = 45% sức mạnh hải quân của Anh.
+ Chính quyền Quốc xã bí mật thủ tiêu các chính khách phương Tây cản trở kế
hoạch xâm lược của mình.
+ Hitle tái chiếm vùng Rhesnanie, tiến sát biên giới nước Pháp.
=> Hitle chính thức xóa bỏ Hòa ước Véc xai, lò lửa phát xít nguy hiểm nhất đã
xuất hiện.
* Phát xít Italia:


- Italia là nước thắng trận nhưng thiệt hại nặng nề với 65 tỉ lia vàng, gần 60% tàu
buôn bị hủy hoại, 63,5 vạn người chết và bị thương.
- Italia bất mãn với việc phân chia t/g theo hệ thống Véc xai.
- Đ/s ndân giảm sút, mâu thuẫn XH gay gắt, phong trào đấu tranh phát triển mạnh
mẽ => chính phủ cầm quyền không đưa ra đc giải pháp nhằm thoát khỏi tình trạng
trên mà liên tục sụp đổ. Các thế lực phản động muốn có 1 chính qyền đủ mạnh, có
lợi cho chúng.
- 1920, Mussolini đã thành lập các nhóm vũ trang tại Italia, thành lập Đảng phát
xít, đưa ra Cương lĩnh hoạt động rất phù hợp đó là: chủ trương xd chính quyền đủ
mạnh chống cộng sản, đàn áp phong trào đấu tranh trong nước, chống lại hệ thống

hòa ước Véc xai, mở rộng lãnh thổ, khôi phục ving quang thời đế quốc Roma =>
chính quyền tư sản đã ủng hộ Đảng phát xít của Mussolini.
- 29/10/1922, Mussolini đc cử làm thủ tướng Italia. Ngay hôm sau, 4 vạn tên phát
xít có vũ trang đã tổ chức tiến công vào Roma cướp chính quyến => đánh dấu
nước Italia chuyển sang CN phát xít.
- Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) và xem xét lại Hệ thống Véc xai
- Oasinhtơn có lợi cho mình, giới cầm quyền phát xít Italia đã chủ trương quân sự
hóa kinh tế, tăng cường chạy đua vũ trang và thực hiện chính sách bành trướng ra
bên ngoài, tìm liên minh chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tranh lớn.
- Sự tan vỡ của liên minh Italia - Anh - Pháp ký vào T4/1935 nhằm chống Đức, đặc
biệt Anh và Đức ký Hiệp ước về hạn chế lực lượng hải quân đã khiến Mussolini
xích lại gần hơn với nước Đức phát xít (trước đó quan hệ Italia và Đức còn căng
thẳng về quyền lợi ở vùng Ban căng).
- Sự bất lực của Hội Quốc Liên cùng thái độ thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mỹ đã
khuyến khích hđộng xâm lược của phát xít Italia. Sau khi chiếm Ethiopia, Italia đã
ký với Đức nghị định vào T10/1936, đánh dấu hình thành trục Beclin - Roma.
- T11/1936, 2 lò lửa Châu Âu đã có mqh với lò lửa Viễn Đông qua việc Đức - Nhật
ký Hiệp ước chống Quốc tế CS, cam kết phối hợp chính trị, đối ngoại và các biện
pháp cần thiết để chống Liên Xô và Quốc tế CS đồng thời chống cả Anh, Pháp,
Mỹ. T12/1936 Italia cúng tham gia hiệp ước này.
=> Trục Beclin - Roma - Tokyo chính thức hình thành, đã đặt thế giới bên bờ vực
của chiến tranh.






(Giống nhau: tìm cách tiêu diệt chế độ dân chủ; thi hành chế độ phát xít; tìm cách
tái vũ trang; tìm mọi cách ra khỏi HQL; hình thành trục Beclin - Roma - Tokyo.

Khác nhau: CN phát xít Đức, Ý do 1 tổ chức thành lập, đứng đầu là cá nhân tiến
hành: Đức - đảng quốc xã, đứng dầu Hitle; Ý - tổ chức bản tay đen, đứng đầu
Mussolini; Nhật - tổ chức phái sĩ quan trẻ)
Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ 2: nguyên nhân, diễn biến, hậu quả. Vai trò
của Liên Xô trong CTTG2?
* Chiến tranh thế giới thứ 2:
- Nguyên nhân:
+ Những mâu thuẫn về quyền lợi, về lãnh thổ hết sức gay gắt giữa các nước đế
quốc với nhau. Sự phân chia thế giới theo hệ thống Vec xai - Oasingtơn đã làm nảy
sinh mâu thuẫn mới giữa các nước thắng trận với nước bại trận và giữa các nước
thắng trận với nhau => Đức - Nhật - Italia thấy bất bình nên muốn gây ra chiến
tranh để phân chia lại thế giới.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933:
CN tư bảnphân hóa thành 2 khối: nước giàu tiếp tục cải cách dân chủ tư sản để
duy trì. Nước nghèo để duy trì sự cầm quyền của mình, g/c tư bản thực hiện phát
xít hóa để trở thành các nước phát xít.
Cuộc khủng hoảng này làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên
cầm quyền của các thế lực phát xít ở Italia, Đức và Nhật Bản => thủ phạm gây ra
chiến tranh thế giới 2.
+ Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục Beclin - Roma - Tokyo và chuẩn
bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới. Sự dung dưỡng của các nước Anh,
Pháp, Mỹ làm cho các nước phát xít có cơ hội đi xâm lược và gây ra chiến tranh. 2
khối mặc dù có mâu thuân nhưng vẫn thống nhất trong âm mưu chống Liên Xô và
phong trào cách mạng thế giới.
- Tính chất:
+ Trước T6/1941, khi Liên Xô chưa tham chiến, chiến tranh mang t/c phi
nghĩa vì 2 khối đấu tranh nhằm phân chia lại lãnh thổ.
+ Khi Liên Xô tham gia chiến tranh, t/c của cuộc chiến tranh thay đổi, từ phi
nghĩa chuyển sang chính nghĩa vì từ T6/1941 Đức tập trung lực lượng tấn công
Liên Xô nhằm tiêu diệt chế độ XHCN, thực hiện tham vọng chinh phục toàn cầu.

Liên Xô đã đấu tranh nhằm tiêu diệt CN phát xít.






- Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn từ 1/9/1939 đến 22/6/1941 và từ 22/6/1941 đến
8/1945.
- Kết quả:
+ CTTG2 kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.
+ CTTG2 là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử
nhân loại: 76 nước bị lôi cuốn vào vòng chiến, 60 triệu ng chết, khoảng 90 triệu ng
bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỷ USD.
+ Thắng lợi này là thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân các nước trên thế
giới đã kiên cường chống lại các thế lực phát xít, trong đó: Anh, Mỹ, Liên Xô đóng
vai trò trụ cột trong vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Thắng lợi của chiến tranh đã tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình t/g sau
chiến tranh:
Các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và ở châu Á, LX ngày càng lớn mạnh và trở
thành siêu cường đứng đầu hệ thống XHCN.
Làm thay đổi lực lượng giữa các nước TBCN: các nước phát xít bị tiêu diệt; aAnh,
Pháp đều suy yếu; Mỹ vượt trội và đứng đầu hệ thống TBCN.
Tạo đk cho phong trào gpdt phát triển, 2 quốc gia ĐNA đầu tiên đã tuyên bố độc
lập sau khi phát xít Nhật đầu hàng đã mở đầu cho sự sụp đổ của CNĐQ.
- Mở ra 1 thời kỳ mới trong LSTG, 1 chuyển biến quan trọng trong QHQT.
* Vai trò của Liên Xô trong CTTG2: Là lực lượng chủ lực tiêu diệt CN phát xít ở
châu Âu; LX đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt phát xít Nhật ở châu Á;
việc LX tham gia chiến đấu đã làm thay đổi tính chất của cuộc ctranh từ phi nghĩa
sang chính nghĩa vì hòa bình, chống lại phát xít.

- GĐ 1939 - 1941:
+ Trc khi CTTG2 bùng nổ, LX đã tiến hành 1 loạt các hành động lên án ctranh
và kêu gọi sự hợp tác từ Anh, Pháp, Mỹ để ngăn chặn chiến tranh xảy ra.
+ Khi ctranh bùng nổ: LX ký hàng loạt các Hiệp ước tương trợ với Đức, các
nước ven biển Ban Tích, đưa quân vào Phần Lan, sát nhập 1 số vùng đất vào LX,
… => tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia ở biên giới phía Tây, mở rộng lãnh
thổ và tiềm lực kinh tế, tạo cho các nước ven biển Ban Tích 1 chỗ dựa chiến tranh.
- GĐ 1941 - 1945: liên kết với các nước chống lại CN phát xít:
+ 22/6/1941 Đức tấn công LX. 6/12/1941, Hồng quân LX phản công ở Matcova,
tiến hành chiến dịch Xtalingrat phá vỡ kế hoạch ctranh chớp nhoáng của Đức.


+ 12/7/1941, hiệp ước Xô - Anh đc ký về hành động chung trong ctranh chống
Đức tại Matcova. Đồng thời, LX cũng ký hành động chung với các nước Ba Lan,
Tiệp Khắc.
+ 9/8 đến 14/8/194,1 LX và Mỹ thông qua Tuyên bố chung, thúc đẩy sự hình
thành liên minh chống phát xít trên t/g.
+ LX đã tích cực vận động thành lập mặt trận phía Tây, đến hội nghị Teheran mở
mặt trận thứ 2 đc quyết định, khẳng định quyết tâm tiêu diệt CN phát xít.
+ 24/12/1943, LX bắt đầu phản công, đến 10/1944 đã quét sạch phát xít ra khỏi
đất nước. Sau đó, LX tiến vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu: Balan,
Rumani, Bungari,… và tiến về biên giới nước Đức.
+ 16/4/1945, LX bắt đầu tấn công Beclin và giành đc thắng lợi vào 9/5/1945.
+ 8/8/1945, HQ LX tuyên chiến với phát xít Nhật và tiêu diệt đc hơn 1 triệu
quân Quan Đông của Nhật. 13/8/1945, buộc Nhật phải tuyên bố đầu hàng vô đk.
Câu 9:
2. Chính sách đối ngoại và các thành tựu về đối ngoại của VN trong thời kỳ đổi
mới
* Cơ sở đổi mới đường lối đối ngoại ở VN:
- Tình hình thế giới:

+ CT lạnh sụp đổ đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cục diện thế giới và
quan hệ quốc tế từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
+ Cuộc cách mạng KH - công nghệ có những bước nhảy vọt đạt được nhiều
thành tựu, tác động đến tất cả các quốc gia, dân tộc, là cầu nối trong QHQT giữa
các nước.
+ Toàn cầu hóa kinh tế là 1 xu thế tất yếu tác động đến tất cả các quốc gia cả
thời cơ và nguy cơ, tiêu cực và tích cực. Toàn cầu hóa giúp các nước hội nhập về
VH, lao động, kinh tế nhg lại khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, làm
sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa, sự phân công lao động quốc tế, kích thích sự gia
tăng sx không chỉ ở cấp quốc gia, các chủ thể kinh tế xích lại gần nhau hơn => đổi
mới đối ngoại để giảm bớt các thách thức.
+ Quan hệ giữa các nước lơn là nhân tố quan trọng chi phối các mqh quốc tế,
buộc các nước nhỏ điều chỉnh trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa QHQT.
- Tình hình trong nước:


+ Là nước kinh tế NN lạc hậu, tăng trưởng thấp, ngày càng tụt hậu so với thế
giới văn minh. VN có nền kinh tế tăng trưởng không ổn định, cơ sở nền tảng kém
và bình quân thu nhập thấp so với khu vực và thế giới.
+ Cuộc đấu tranh chống lại hòa bình vẫn đang tiếp diễn.
+ Phát huy truyền thống hòa hiếu và tư tưởng HCM “VN muốn làm bạn với tất
cả các nước”. Đảng ta chủ trương đường lối đối ngoại đổi mới, mở cửa, hội nhập vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh.
* Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước VN trong thời kỳ đổi mới:
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) xác định nhiệm vụ đối ngoại: “ra
sức kết hợpsức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại… tranh thủ đk quốc tế
thuận lợi cho sự nghiệp xd CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân
chủ và CNXH” => thể hiện lập trường đối ngoại hòa bình giữa các nước có chế độ
chính trị và khác nhau của Đảng và nhà nước ta (chơi với các nước láng giềng

CNXH, các nước trung lập, không có Trung Quốc).
- Nghị quyết 13 khóa VI (5/1988) của Bộ chính tri nêu rõ: QHQT của VN phải
thêm bạn bớt thù, ra sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận rộng rãi
trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu cô lập VN ngày
về kinh tế, chính trị, kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ đối đầu sang
đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình (t/g thay đổi, khủng hoảng CNXH
ở các nước Đông Âu).
- Hội nghị 6 BCH TW khóa VI thực hiện phương châm: tiếp tục mở rộng QHQT
tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, thực hiện đấu tranh và hợp tác
trong cùng tồn tại hòa bình.
- Đại hội VII (1991) đã xác định chính sách đối ngoại phải phục vụ cho mục tiêu
là đưa VN cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Đại hội xác định nhiệm vụ: giữ
vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi cho công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ XH. Đại hội chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước không
phân biệt chế độ chính trị XH trên ng tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập,
chủ quyền mỗi bên.










- Đại hội VIII (1996) tiếp tục khẳng định với nhiệm vụ: “củng cố môi trường hòa
bình và tạo đk quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế XH, CN

hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xd và bảo vệ tổ quốc, góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới”. Đảng chỉ rõ: thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
các QHQT. VN sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.
- Nghị quyết 01/ NQ-TƯ khẳng định quyết tâm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh
tế đối ngoại nhằm góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước…
- Đại hội IX (2001) Đảng khẳng định: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương
hóa các QHQT. VN sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.
* Thành tựu về đối ngoại của VN trong thời kỳ đổi mới:
- Phá vỡ thế bị bao vây, cô lập, tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ chính trị và nâng cao vị thế của nước ta trên t/g:
+ VN đã chủ động trong quá trình hội hập khu vực và quốc tế: giải quyết vấn đề
Campuchia tạo tiền đề quan trọng phá vỡ sự cô lập về chính trị, ngăn chặn các dư
luận xuyên tạc chống VN của các thế lực thù địch:
Hiệp định Pari về Campuchia đc ký 10/1991, chấm dứt thời kỳ Campuchia trong
quan hệ giữa VN với các nước sáng lập ASEAN =>1991 đánh dấu sự phát triển
mqh với các nước.
28/7/1995 VN trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Nối lại quan hệ với TQ 1991 trên tất cả các lĩnh vực, giải quyết tootc việc ký kết
các hiệp định đường biên giới trên bộ, trên biển, hiệp định đánh bắt cá biển Đông,

+ VN đã xác lập đc mqh bình thường với các nước trên thế giới:
Khôi phục quan hệ với Mỹ (7/1995), EU (22/10/19900, Nhật Bản (1992).
Tham gia vào các tổ chức khu vực và t/g: quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); ngân hàng t/g
(WB); ngân hàng phát triển châu Á (ADB); diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM); diễn
đàn hợp tác châu Á - TBD (APEC); là thành viên 150 của tổ chức thương mại t/g
(WTO); 2008 - 2009 VN là Ủy viên không thường trực của HĐBA => Mỹ đã đưa

VN ra khỏi danh sách có nguy cơ sse dọa an ninh với Mỹ.






Chính sách đối ngoại đổi mới đã làm thất bại chính sách bao vây, cấm vận, cô lập
nước ta của các thế lực thù địch. Đến nay, VN đã thiết lập quan hệ với 171 nước và
vùng lãnh thổ, quan hệ bt với các bước, trung tâm chính trị lớn.
VN đã đc các nước ủng hộ đăng cai tổ chức và đã tổ chức thành công Hội nghị
thượng đỉnh cộng đồng các nước có sd tiếng Pháp (1997); Hội nghj cấp cao
ASEAN (1998), hội thapr quốc tế về hợp tác phát triển VN và Châu Phi (2003);
Hội nghị cấp cao ASEAM-5 (2004),… => VN đã khẳng định đc vị thế của mình.
- Tạo môi trường qtế thuận lợi cho việc đa phương hóa, đa dạng hóa qhệ kinh tế:
+ VN hiện có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với 165 nước và vùng lãnh
thổ trên t/g. Nước ta hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực.
+ 6/2003 VN đã tranh thủ đc FDI của các công ty, tập đoàn của 77 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
- Tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật:
+ VN đã đang cai tổ chức nhiều hội nghị qtế về VH: Hội nghị chuyên viên
ASEM về di sản VH ở VN (1999), Hội thảo về di sản VH và DL ở HN (2001), Hội
nghị về đa dạng VH và trao đổi VH trong bối cảnh toàn cầu hóa tại HN (2004),…
+ Phát triển KH theo hướng mở rộng, đem lại nhiều dự án trong lĩnh vực nghiên
cứu KH, tham gia và tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị quốc tế.
+ GD điều chỉnh theo hường rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa theo hướng
hiện đại để trở thành động lực và nền tảng của sự phát triển bền vững.
=> Đường lối đối ngoại VN đã đi đúng hướng và có những kết quả tốt đẹp.
Câu 10: Sự ra đời, mục đích thành lập, nguyên tắc hoạt động và các hoạt động

chính của LHQ
LHQ (viết tắt là UN - United Nations): là tổ chức quốc tế lớn, bao gồm các quốc
gia độc lập, có chủ quyền. Đây là tổ chức đc thành lập sau khi CTTG2 kết thúc vào
24/10/1945.
* Sự ra đời:
- Đầu 1945, khi cuộc CTTG2 sắp kết thúc, các nước đồng minh và nhân dân thế
giới muốn ngăn chặn chiến tranh thế giới, duy trì nền hòa bình.
- Tại hội nghị Teheran, 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ đã thỏa thuận thành lập 1 tổ chức
quốc tế liên hiệp các dân tộc để sắp xếp lại thế giới sau chiến tranh và duy trì 1 nền
hòa bình an ninh lâu dài cho các dân tộc.


- Tại Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô, Mỹ, Anh đã thông qua 1 số quyền hạn cho
mỗi siêu cường quyền phủ quyết quyết định của tổ chức LHQ.
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại San
Francisco (Mỹ) để thảo luận và thông qua Hiến chương LHQ. Hiến chương có hiệu
lực từ ngày 24/10/1945 (5 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, TQ đã thông qua
bản Hiến chương).
* Mục đích thành lập:
- Duy trì hoà bình, an ninh thế giới
- Phát triển mqh hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng
giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế,
XH, VH và nhân đạo.
- Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đảm bảo mục
đích trên.
(MĐ đầu tiên là qtrọng nhất: LHQ đc manh nha thành lập sau hội nghị Teheran
(1943). Nếu không có 1 tổ chức điều hòa thì rất khó duy trì hòa bình trên thế giới.
MĐ này chi phối hoạt động của LHQ. Các MĐ sau phục vụ cho MĐ đầu tiên)
* Nguyên tắc hoạt động:

- Chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ quốc gia nào.
- Cấm de dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
(Nếu muốn sd vũ lực sẽ bám vào ngtắc 1 vì nước đấy k bảo vệ đc quyền tự quyết
dtộc của nước mình)
* Bộ máy tổ chức gồm: đại hội đồng LHQ; HĐBA; ban thư ký LHQ; tòa án quốc
tế vì công lý; các tổ chức khác.
* Các hoạt động chính của LHQ:
- Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của LHQ: Tổ chức các hội nghị quốc tế; Giải
pháp và kiểm soát vũ khí hạt nhân; Tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình; Vấn
đề nhân quyền bắt buộc các quốc gia thành viên phải khuyến khích sự tôn trọng
toàn diện và sự tuân thủ nhân quyền; Hỗ trợ nhân đạo và phát triển quốc tế, thông
















qua các mục tiêu thiên niên kỷ, giải quyết các vấn đề toàn cầu như MT, phát triển
VH,…; Đàm phán các Hiệp ước và luật pháp quốc tế.
- Đánh giá về hoạt động của LHQ:
+ Tích cực:
LHQ là 1 tổ chức quốc tế rộng lớn nhất thế giới góp phần vào việc gìn giữ hòa
bình và an ninh, ngăn chặn những nguy cơ chiến tranh xung đột khu vực.
LHQ ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm thủ tiêu hoàn toàn CN thực dân và CN phân
biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, trao trả độc lập cho các quốc gia dân tộc thuộc
địa.
LHQ giúp các nước tăng cường sự hợp tác, góp phần giải quyết những vấn đề xã
hội, nhân đạo.
LHQ vẫn phát huy vai trò quan trọng trên thế giới: là trung tâm điều hòa hành
động của các quốc gia dân tộc, điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập,

+ Tiêu cực:
Quyền lực tập trung trong tay 1 số nước lớn (chủ yếu là 5 nước trong hội đồng bảo
an), điều đó làm giảm đi ý nghĩa của nguyên tắc bình đẳng.
Cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi trên thế giới ở châu Á, Phi và bán đảo Ban
Căng vẫn diễn ra.
Việc kiểm soát vũ khí hạt nhân đã hợp pháp hóa câu lạc bộ 5, cường quốc hạt
nhân, trong khi những nước không có VKHN không đc đảm bảo không bị tấn công
bằng VKHN.
Bộ máy hoạt động của LHQ hiện nay cồng kềnh và quan lieu, tốn kém nhiều cho
các hoạt động hành chính.
Số lượng thành viên của LHQ tăng lên khoảng 4 lần (từ 51 nước ban đầu lên 193
vào năm 2015), trong đó đa số các nước đang phát triển với ý chí độc lập, tự chủ
ngày càng mạnh mẽ => cơ cấu của LHQ hiện nay không còn thích hợp với sự phát
triển toàn thế giới, do đó phải tiến hành cải cách.
Câu 11: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế
* Khái niệm: Theo đại bách khoa toàn thư TQ: CN khủng bố quốc tế là hành vi

của một số cá nhân và tập thể có mục đích chính trị và xã hội nào đó, sử dụng bạo
lực hoặc phi bạo lực tấn công hoặc đe dọa các cơ quan hoặc cá nhân để tạo ra bầu
không khí hoảng sợ, giết hại bừa bãi những người dân vô tội, dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng.


=> Đ/n này bao gồm 4 nội dung:
+ Phạm vi CN khủng bố mang tính quốc tế.
+ Mở rộng phạm vi của CNKB qtế từ ctrị sang XH hoặc các phương diện khác.
+ CNKB qtế có thêm thủ đoạn “k sử dụng bạo lực” (khủng bố tin, sinh học).
+ Định nghĩa còn nhấn mạnh việc giết hại bừa bãi ng dân vô tội.
(Đánh vào ng dân thường vì họ không có khả năng bảo vệ mình, đánh đc nhiều ng
trên phạm vi rộng, gây ra tâm lí hoang mang lo sợ và gây sức ép lên chính phủ đó.
Đối tượng bị khủng bố thường có sức ảnh hưởng lớn và tiếng nói trên thế giới)
* Nguồn gốc:
- Cùng với sự phát triển của ktế hiện đại, thế giới càng giàu hơn nhg khoảng cách
giàu nghèo trong nội bộ 1 nước cũng như giữa các nước phát triển với các nước
chậm phát triển đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng => dẫn đến tình trạng bất
bất bình đẳng ngày càng có xu hướng sâu sắc thêm giữa các tầng lớp dân cư trong
1 nước cũng như giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới (nguồn gốc cơ bản).
- Hoạt động khủng bố bắt nguồn từ những mâu thuẫn dân tộc và xung đột sắc tộc,
tôn giáo ngày càng phức tạp.
- Các trào lưu tư tưởng cực đoan cũng là nhân tố quan trọng đưa tới những hoạt
động khủng bố quốc tế trong thời gian qua.
- Chính sách đối ngoại cường quyền dựa trên bạo lực của các thế lực đế quốc hiếu
chiến, đứng đầu là đế quốc Mỹ cũng là một trong những nguyên nhân gây bất bình
lớn trong dư luận quốc tế, thúc đẩy các lực lượng cực đoan chính trị gia tăng phản
ứng thông qua các hoạt động khủng bố.
* Đặc điểm:
- CN khủng bố trước hết là vũ khí của kẻ yếu nên các nhóm khủng bố thường chỉ

nhắm vào các mục tiêu không tham chiến như dân thường, nhân viên quân sự
không vũ trang.
- CN khủng bố không phải là 1 cuộc chiến chống lại 1 kẻ thù chung nào. Việc hình
thành các mạng lưới khủng bố quốc tế thường không chặt chẽ.
- CN khủng bố là không đồng nhất do đc hình thành từ nhiều cội nguồn đa dạng,
xuất thân từ các giai tầng XH khác nhau và theo đuổi những mục tiêu không giống
nhau => gây khó khăn trong thành việc phòng chống khủng bố.
- CN khủng bố không thể xác định được mục đích thật rõ ràng.


- Hoạt động khủng bố diễn ra ở nhiều nước, nhưng Mỹ vẫn là mục tiêu tấn công
hành đầu của bọn khủng bố quốc tế. (Vì nước Mỹ có sự chênh lệch giàu nghèo, là
quốc gia đa chủng tộc, áp đặt các suy nghĩ của mình vào các nước khác vì là nước
lớn)
(CNKB không thể tiêu diệt đc vì trong XH này không giải quyết đc sự chênh lệch
giàu nghèo. Con ng chỉ có thể hạn chế đc khủng bố)



×