LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Quốc Tuấn đã tận tình chỉ dạy và truyền
đạt cho em những kiến thức quý giá trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa rồi. Em cũng gửi
lời cảm ơn tới toàn thể mọi người trong công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian
thực tập tại công ty, giúp em hoàn thành bài thực tập đúng quy định.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót cần được khắc phục. Em rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô và hướng dẫn thêm để em có kiến thức hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XXI máy tính và công nghệ đã có những
bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng. Nó đã trở thành một nhân tố
không thể thiếu trong đời sống hiện đại của nhân loại trong thời đại hiện nay – Thời
đại của công nghệ số.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và truyền thông trên
thế giới và ở nước ta. Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tin học hóa trong nước. Rất
nhiều phần mềm, những ứng dụng của ngành công nghệ thông tin đã được áp dụng rất
hiệu quả vào thực tế. Nó làm cho mọi công việc của chúng ta được giải quyết một cách
nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Là một sinh viên công nghệ thông tin em
hiểu rất rõ vai trò của tin học trong cuộc sống hiện nay. Em đã chọn đề tài
“XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON
SỬ DỤNG ADOBE FLASH VỚI NGÔN NGỮ AS2”.
Đối với bản thân em đây là một lĩnh vực khá mới mẻ, song em cũng cố gắng
hết sức để có thể tìm hiểu sâu về nó để tạo điều kiện cho việc hoàn thiện chương trình.
Em rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................................. 1
MỤC LỤC....................................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1:................................................................................................................................................... 4
SƠ LƯỢC VỀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON.....................................4
1.1 SƠ LƯỢC VỀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM...........................................................................................................................4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học trẻ em...............................................................................4
1.1.2 Tâm lý học trẻ em Việt Nam...................................................................................................................7
1.2 PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VÀ HỌC TIẾNG VIỆT............................................................................................8
1.2.1Nội dung giáo dục nhận thức theo độ tuổi.............................................................................................8
1.2.2 Cho trẻ làm quen với chữ cái Tiếng Việt...............................................................................................14
1.2.3 Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ viết........................................................................................16
1.3 PHẦN MỀM TƯƠNG TÁC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC......................................................18
1.3.1 Khái niệm phần mềm tương tác...........................................................................................................18
1.4.2 Phương pháp giảng dạy tích cực "Trò chơi học tập"...........................................................................21
1.5 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON.....................................................................................................22
1.5.1 Mục tiêu................................................................................................................................................23
1.5.2 Phương pháp để thực hiện...................................................................................................................23
1.5.3 Công tác nuôi dưỡng ...........................................................................................................................23
1.5.4 Chương trình giáo dục..........................................................................................................................24
2.1 KHÁI QUÁT NGÔN NGỮ ACTIONSCRIPT VÀ PHẦN MỀM ADOBE FLASH 5.5...................................................................25
2.1.1 Phần mềm Adobe Flash Professional phiên bản 5.5............................................................................25
2.1.2 Ngôn ngữ ActionScript.........................................................................................................................25
2.2 LẬP TRÌNH VỚI NGÔN NGỮ ACTIONSCIPT 2.0.........................................................................................................29
2.2.1 Các kiểu dữ liệu....................................................................................................................................33
2.2.2 Biến và Hằng........................................................................................................................................33
2.2.3. Toán tử và Biểu thức...........................................................................................................................34
2.2.4 Các cấu trúc lệnh điều khiển.................................................................................................................36
2.2.5 Hàm......................................................................................................................................................40
2.2.6 Lớp và Đối tượng..................................................................................................................................42
TỔNG KẾT CHƯƠNG.................................................................................................................................................50
CHƯƠNG 3:................................................................................................................................................. 51
XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON VỚI NGÔN NGỮ ACTIONSCIPT 2.0...............51
3.1 Ý TƯỞNG NỘI DUNG PHẦN MỀM..........................................................................................................................51
3.2 XÂY DỰNG PHẦN MỀM.......................................................................................................................................52
3.2.1 Xây dựng bố cục chương trình, các nút chức năng..............................................................................52
3.2.2 Phần dạy viết chữ.................................................................................................................................52
3.2.3 Phần tự luyện tập.................................................................................................................................53
3.2.4 Trò chơi.................................................................................................................................................54
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC...................................................................................................................................................... 60
3
CHƯƠNG 1:
SƠ LƯỢC VỀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON
1.1 Sơ lược về tâm lý học trẻ em
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học trẻ em
a- Khái niệm tâm lý và các loại hiện tượng tâm lý
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã ít nhiều làm quen với từ “tâm lý” như
“bạn thật tâm lý”, “bạn không tâm lý chút nào”. Từ “tâm lý” ở đây được dùng với ý
nghĩa là hiểu biết được tâm tư, nguyện vọng, ước muốn, tình cả, thái độ… của con
người.
Tâm lý được hiểu với nghĩa trên là đúng, nhưng chưa đủ. Tâm lý trong khoa
học còn bao gồm cả các hiện tượng như nghe, nhìn, sờ, ngửi, suy nghĩ, tưởng tượng,
chú ý, nhớ, thói quen, ý chí, chí hướng, khả băng, lý tưởng sống… Nói một cách khái
quát tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh, tồn tại trong đầu óc con
người, điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
Nói hiện tượng tâm lý vốn nảy sinh, tồn tại trong “đầu óc con người”, nhưng
không có nghĩa là chính người đó đã biết rõ tất cả về hiện tượng đó. Có những hiện
tượng tâm lý mà bản thân biết được gọi là hiện tượng tâm lý có ý thức, còn có những
hiện tượng tâm lý không được ý thức. Nhưng rõ ràng các hiện tượng tâm lý được nảy
sinh dù chủ thể biết rõ hay không cũng đều tham gia điều hành mọi hoạt động, hành
độngc ủa con người, nó định hướng cho hoạt động, thúc đẩy hoạt động, điểu khiển,
kiểm soát hoạt động và điều chỉnh hoạt động khi cần thiết.
Như khi ta nhìn thấy ô-tô đang đến gần thì ta dừng lại không qua đường, khi
nghĩ ra một điều gì đó khiến ta bắt tay vào hoạt động, do “thói quen” tính nết khiến ta
ứng xử theo cách này àm không theo cách khác.
Có 3 loại hiện tượng tâm lý
-
Các quá trình tâm lý
4
Là hiện tượng tâm lý diễn ra trogn khoảng thời gian tương đối ngắn (vài giây, vài
giờ), có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Có 3 loại quá trình tâm lý:
+ Quá trình nhận thức: Bao gồm các quá trình như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư
duy, tưởng tượng…
+ Quá trình cảm xúc: thích, ghét, dễ chịu, khó chịu, yêu thương, bực tức, căm
thù.
+ Quá trình ý chí: Như đặt mục đích, đấu tranh tư tưởng, tham vọng…
-
Các trạng thái tâm lý
Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài (hàng giờ, hàng tháng)
thường ít biến động, thường đi kèm theo các quá trình tâm lý, làm tăng hay giảm tính
hiệu quả của chúng. Chẳng hạn như chú ý, phân vân, tâm trạng, ganh đua, nghi hoặc…
-
Các thuộc tính tâm lý
Là hiện tượng tâm lý hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu, có khi suốt đời và tạo
thành nét riêng của cá nhân, chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý của người ấy
như: Tính nết, thói quen, quan điểm, hứng thú, năng lwcjlys tưởng sống, sở trường…
Trong mỗi con người các hiện tượng tâm lý gắn bó mật thiết với nhau, ảnh hưởng
qua lại với nhau tạo thành đời sống tâm lý trọn vẹn ở mỗi người. Các hiện tượng tâm
lý dù là quá trình hay trạng thái thuộc tính tâm lý đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động
nào đó của con người, là chất liệu hình thành nhân cách của người ấy.
b- Lịch sử hình thành Tâm lý học trẻ em
Những tư tưởng đầu tiên về sự cần thiết phải tìm hiểu đặc điểm tâm hồn của trẻ
bắt đầu từ thế kỷ XVII với nhà giáo dục Tiệp Khắc lỗi lạc I.A.Comenxki. Trong tác
phẩm “Lý luận dạy học vĩ đại” và “Thế giới trông thấy trên các bức tranh”, ông đã nói
đến sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống dạy học phù hợp với những đặc điểm tâm
hôn của trẻ. Tư tưởng về sự dạy học phù hợp với tự nhiên do ông khởi đầu, về sau đã
được nhiều nhà sư phạm trên thế giới đề cập và giải thích.
Thế kỷ XVIII, J.J.Rutxo nhà triết học, nhà văn, nhà giáo dục học nổi tiếng
người Pháp, đã nhận xét rất tinh tế những đặc điểm tâm lý của trẻ thơ. Ông khẳng
5
định: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào
cũng hiểu được trí tuệ và tình cảm độc đáo của trẻ.” Ông đè cao kahr năng phát triển tự
nhiên của trẻ và cho rằng mọi sự can thiệp của người lớn vào con đường phát triển tự
nhiên ấy đều có hại.
Trái với J.J.Rutxo, J.H.Pestalozi – nhà giáo dục nổi tiếng người Thụy Sĩ cho
rằng: “Việc người lớn dạy trẻ em một cách có hệ thống có ý nghĩa lớn với sự phát triển
của trẻ em.”
Tâm lý học trẻ em thực sự ra đời vào nửa thế kỷ XIX, gắn liền với sự xâm nhập
của các tư tưởng tiến hóa và di truyền học vào khoa học tâm lý. Những công trình của
J.Lamac và S.DarWin có ý nghiac rất lớn, nó làm cho người ta chú ý tới vấn đề phát
triển tâm ý, thúc đẩy các nhà tâm lý quan sát các thay đổi trong đời sống tâm lý của trẻ
ở các thồi kỳ khác nhau trong sự phát triển của nó.
Những quan sát về sự phát triển tâm lý của trẻ do các nhà sư phạm, giáo viên,
các bậc cha mẹ và cả thầy thuốc được tích lũy và tổng kết đã đặt nền móng bước đàu
cho sự hình thành và phát triển khoa học về tâm lý trẻ em.
c- Sự phát triển của Tâm lý học trẻ em
Đầu thế kỷ XX, trogn lĩnh vực tâm lý học lứa tuổi đã xuất hiện hai dòng phải
giải thích khác nhau về nguồn gốc về sự phát triển tâm lý của trẻ em. Một dòng phái
lấy nhân tố sinh học làm cơ sở cho sự phát triển của trẻ em, dòng phái kia lấy nhân tố
xã hội.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng, những đại biểu của dòng phái này
hoàn toàn phủ nhận những ảnh hưởng xã hội tới trẻ em, còn những đại biểu của dòng
phái kia lại hoàn toàn phủ nhận những tiền đề sinh học của sự phát triển. Khi nói tới
dòng phái Nguồn gốc sinh học và Nguồn gốc xã hội, không nên xem sự phân loại này
như là sự phân loại tuyệt đối: Nó chỉ thể hiện một cách gần đúng những xu hướng
chiếm ưu thế trong việc xây dựng quan niệm về sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Quan điểm đặc trưng của dòng phái Nguồn gốc sinh học trong việc giải thích sự
phát triển tâm lý của trẻ em là quan điểm và “Những đặc điểm bẩm sinh của trẻ là ưu
thế”. Quan điểm này hiểu hành vi và sự phát triển của trẻ một cách đơn giản, máy
6
móc. Đối với những người theo học thuyết Nguồn gốc sinh học thì nhân tố sinh học,
mà trước hết là tính di truyền là nhân tố có tác dụng quyết định.
Mặt chất lượng và mặt số lượng của một nhân cách đang phát triển được quyết
định một cách tiền định bởi tính di truyền, còn môi trường, theo những người thuộc
dòng phái Nguồn gốc sinh học, chỉ là “Yếu tố điều chỉnh”, “Yếu tố thể hiện”, một
nhân tố bất biến nào đó mà tính di truyền mềm dẻo chứa đựng rất nhiều khả năng
trong bản thân mình, tác động qua lại với nó.
Cơ sở của quy luật Nguồn gốc sinh học trong tâm lý học là tư tưởng về tính tự
phát của sự phát triển tâm lý trẻ em, về tính độc lập của sự phát triển đối với giáo dục.
Theo quy luật sinh học, người ta cho sự can thiệp vào tiến trình phát triển tự nhiên của
đứa trẻ là sự tùy tiện không thể tha thứ được. Thuyết Nguồn gốc sinh học đã trở thành
cơ sở tâm lý học của thuyết sư phạm về “Giáo dục tự do”.
Quan điểm của dòng phái Nguồn gốc xã hội thì cho môi trường là nhân tố tiền định sự
phát triển của trẻ em.
Những tư tưởng của thuyết Nguồn gốc sinh học và thuyết Nguồn gốc xã hội
không thể cung cấp một quan niệm đúng đắn về nguồn gốc và cơ chế của sự phát triển
tâm lý của trẻ em. Nó đã trở thành đối tượng phê phán của tâm lý học khoa học ngay
từ những năm 30 của thế kỷ XX.
1.1.2 Tâm lý học trẻ em Việt Nam
Cũng như các khoa học khác, Tâm lý học được Nhà nước quan tâm xây dựng
và phát triển. Cùng với việc thành lập trương ĐH Sư phạm Hà Nội (1958), tổ Tâm lý
học đầu tiên của nước ta đặt trong trường này đã ra đời, một số cán bộ được phân công
giảng dạy và học tập Tâm lý học. Để xây dựng được chương trình và giáo trình Tâm lý
học, các cán bộ đó đã tập trung nghiên cứu các tài liệu và sách giáo khoa trong lĩnh
vực này của Liên Xô (cũ). Một số thành tựu của tâm lý học Mac-Xit và tâm lý học
Liên Xô là đại biểu lần đầu tiên được giới thiệu trong cuốn Tâm lý học, Nguyễn Đức
Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân, NXB Giáo Dục, 1959.
Nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước, theo đường lối phát triển
khoa học ở nước ta, các cán bộ Tâm lý học Việt Nam đã bắt tay xây dựng nền Tâm lý
học có cơ sở, phương pháp luận duy vật học biện chứng và duy vật lịch sử theo hướng
7
Tâm lý học Xô Viết. Để có những cán bộ, chuyên gia cho khao học tâm lý, bên cạnh
việc đào tạo trong nước, còn có nhiều cán bộ được đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là
Liên Xô. Trogn số các giáo sư trực tiếp đào tạo cán bộ tâm lý học cho Việt nam có các
nhà Tâm lý học Liên Xô nổi tiếng thế giới như Leonchiev, Luria, Enconin, Galperin…
Trong 2 năm 1959 và 1960 tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức 1 lớp học Tâm
lý – Giáo dục học do các giáo sư Liên Xô giảng dạy.
Có thể coi đó là viên gạch đầu tiên của nền Tâm lý học Việt Nam.
Không chỉ dừng lại trong việc học tập, nghiên cứu lý luận chung và phương
pháp luận, năm 1964, lần đầu tiên trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục xuất hiện công
trình thực nghiệm về trí nhớ của học sinh Việt Nam. Tiếp sau đó là công trình nghiên
cứu về chú ý, ghi nhớ, tư duy… do các tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy,
Trương Anh Tuấn, Lê Đức Phúc,… tiến hành. Những nghiên cứu này đã đưa ra những
nhận định về sự phát hiện một số chức năng tâm lý của trẻ em Việt Nam.
1.2 Phương pháp cho trẻ làm quen và học Tiếng Việt
Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen
dần với chữ cái (nhận biết mặt chữ và tập tô chữ) là cần thiết. Nội dung này chỉ có
trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mãu giáo lớn và chương trình 26 tuần
dành cho lớp mẫu giáo 5 tuổi. Các chương trình đều thống nhất ở nội dung cho trẻ làm
quen với 29 chữ cái, không dạy trẻ các chữ viết về nguyên âm đôi như ươ, uô, iê, các
âm ghép như ph, ngh, th, kh, ch, tr, nh. Quan niệm như vậy có phần đúng vì chủ yếu
cho trẻ làm quen với mặt chữ, chưa phải dạy tất cả các âm vị. Khi nắm bắt được 29
chữ cái đơn thì các chữ cái ghép cũng không còn là khó khăn đối với trẻ.
1.2.1 Nội dung giáo dục nhận thức theo độ tuổi
a- Khám phá khoa học
Nội dung
1. Các bộ
phận của cơ
thể con
người
3 - 4 tuổi
Chức năng của các
giác quan và một số bộ
phận khác của cơ thể.
4 - 5 tuổi
5 - 6 tuổi
Chức năng các giác quan và các bộ phận
khác của cơ thể.
8
2. Đồ vật:
Đồ dùng, đồ
chơi
Đặc điểm nổi bật,
công dụng, cách sử
dụng đồ dùng, đồ chơi.
Tên, đặc điểm, công
dụng của một số
phương tiện giao thông
quen thuộc.
Một số
nguồn ánh
sáng trong
sinh hoạt
hàng ngày.
Một vài đặc
điểm, tính
chất của đất,
đá, cát, sỏi.
− Cách chăm sóc và
bảo vệ con vật, cây gần
gũi.
Không khí, các nguồn
ánh sáng và sự cần thiết
của nó với cuộc sống con
người, con vật và cây.
Một số dấu hiệu nổi
bật của ngày và đêm.
− Một số nguồn nước
trong sinh hoạt hàng
ngày.
− Ích lợi của nước với
đời sống con người,
con vật, cây.
− Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ
dùng, đồ chơi.
− Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm
cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi
quen thuộc.
− So sánh sự khác
− So sánh sự khác
nhau và giống nhau
nhau và giống nhau
của 2 - 3 đồ dùng, đồ của đồ dùng, đồ chơi
chơi.
và sự đa dạng của
− Phân loại đồ dùng, chúng.
đồ chơi theo 1 - 2 − Phân loại đồ dùng,
dấu hiệu.
đồ chơi theo 2 - 3
dấu hiệu.
Đặc điểm, công
Đặc điểm, công
dụng của một số
dụng của một số
phương tiện giao
phương tiện giao
thông và phân loại
thông và phân loại
theo 1 - 2 dấu hiệu.
theo 2 - 3 dấu hiệu.
− Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
− Một số hiện tượng
thời tiết thay đổi theo
mùa và thứ tự các
mùa.
− Sự thay đổi trong
sinh hoạt của con
người, con vật và cây
theo mùa.
Sự khác nhau giữa
Sự khác nhau giữa
ngày và đêm.
ngày và đêm, mặt
trời, mặt trăng.
− Các nguồn nước trong môi trường sống.
− Ích lợi của nước với đời sống con người,
con vật và cây.
Một số hiện tượng
thời tiết theo mùa và
ảnh hưởng của nó đến
sinh hoạt của con
người.
− Một số đặc điểm, tính chất của nước.
− Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và
cách bảo vệ nguồn nước.
9
− Đặc điểm nổi bật và
ích lợi của con vật, cây,
hoa, quả quen thuộc.
3. Động vật
và thực vật
− Đặc điểm bên ngoài
của con vật, cây, hoa,
quả gần gũi, ích lợi
và tác hại đối với con
người.
− Đặc điểm, ích lợi
và tác hại của con
vật, cây, hoa, quả.
− Quá trình phát triển
của cây, con vật; điều
kiện sống của một số
loại cây, con vật.
− So sánh sự khác
− So sánh sự khác
nhau và giống nhau
nhau và giống nhau
của một số con vật,
của 2 con vật, cây,
hoa, quả.
cây, hoa, quả.
− Phân loại cây, hoa, − Phân loại cây, hoa,
quả, con vật theo 1 - quả, con vật theo 2 3 dấu hiệu.
2 dấu hiệu.
− Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản
giữa con vật, cây với môi trường sống.
10
b- Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Nội dung
3 - 4 tuôi
4 - 5 tuôi
− Đếm trên đối tượng
− Đếm trên đối
trong phạm vi 10 và
1. Tập hợp, tượng trong phạm vi
đếm theo khả năng.
số lượng, số 5 và đếm theo khả
− Nhận biết chữ số, số
năng.
thứ tự và
lượng và số thứ tự
đếm
− Nhận biết 1 và nhiều.
trong phạm vi 5.
5 - 6 tuôi
− Đếm trong phạm vi
10 và đếm theo khả
năng.
− Nhận biết các chữ
số, số lượng và số thứ
tự trong phạm vi 10.
− Gộp các nhóm đối
tượng và đếm.
− Tách một nhóm
thành hai nhóm nhỏ
bằng các cách khác
nhau.
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong
cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,..).
2. Xếp tương
ứng
Xếp tương ứng 1-1,
ghép đôi.
Ghép thành cặp
những đối tượng có
mối liên quan.
- So sánh 2 đối tượng
3. So sánh, sắp
về kích thước.
- So sánh, phát hiện qui Quy tắc sắp xếp và sắp
xêp theo qui
- xếp xen kẽ.
theo qui tắc.
tắc
xếp - Tạo ra qui tắc sắp
4. Đo lường
- Đo độ dài một vật bằng - Đo độ dài một vật
một đơn vị đo.
bằng các đơn vị đo khác
nhau.
- Đo độ dài các vật, so
sánh và diễn đạt kết
quả đo.
- Đo dung tích bằng một - Đo dung tích các vật,
đơn vị đo .
so sánh và diễn đạt kết
quả đo.
11
- Nhận biết, gọi tên
khối cầu, khối vuông,
khối chữ nhật, khối trụ
và nhận dạng các khối
hình đó trong thực tế.
Học để tạo thành các
theo yêu cầu.
- Nhận biết, gọi tên các - So sánh sự khác nhau
hình: hình vuông, hình và giống nhau của các
tam giác, hình tròn,
hình: hình vuông, hình
hình chữ nhật và nhận tam giác, hình tròn, hình
5. Hình dạng
dạng các hình đó trong
chữ nhật.
thực tế.
- Sử dụng các hình - Chắp ghép các hình hìn - Tạo ra một số hình
hình học để chắp ghép. hình mới theo ý thích. hình học bằng các cách
khác nhau.
6. Định
- Xác định vị trí của đồ
hướng trong Nhận biết phía trên - vật so với bản thân trẻ và
không gian phía dưới, phía trước so với bạn khác (phía
và định
phía sau, tay phải - tay trước - phía sau; phía trên
hướng thời
trái của bản thân.
- phía dưới; phía phải gian
phía trái).
- Xác định vị trí của đồ
vật (phía trước - phía
sau; phía trên - phía
dưới; phía phải - phía
trái) so với bản thân trẻ,
với bạn khác, với một
vật nào đó làm chuẩn.
12
c- Khám phá xã hội
Nội dung
3 - 4 tuổi
− Tên, tuổi, giới tính
của bản thân.
4 - 5 tuổi
− Họ tên, tuổi, giới
tính, đặc điểm bên
ngoài, sở thích của bản
thân.
− Tên của bố mẹ, các
thành viên trong gia
đình. Địa chỉ gia đình.
− Họ tên, công việc
của bố mẹ, những
người thân trong gia
đình và công việc của
họ. Một số nhu cầu
của gia đình. Địa chỉ
gia đình.
1. Bản thân,
gia đình,
trường mầm
− Tên lớp mẫu giáo,
non, cộng
tên và công việc của
đồng
cô giáo.
− Tên, địa chỉ của
trường lớp. Tên và
công việc của cô giáo
và các cô bác ở
trường.
5 - 6 tuổi
− Họ tên, ngày sinh, giới
tính, đặc điểm bên ngoài,
sở thích của bản thân và
vị trí của trẻ trong gia
đình.
− Các thành viên trong
gia đình, nghề nghiệp
của bố, mẹ; sở thích của
các thành viên trong gia
đình; qui mô gia đình
(gia đình nhỏ, gia đình
lớn). Nhu cầu của gia
đình. Địa chỉ gia đình.
− Những đặc điểm nổi
bật của trường lớp mầm
non; công việc của các
cô bác trong trường.
− Tên các bạn, đồ
dùng, đồ chơi của lớp, − Họ tên và một vài
các hoạt động của trẻ ở đặc điểm của các bạn; − Đặc điểm, sở thích
các hoạt động của trẻ ở của các bạn; các hoạt
trường.
động của trẻ ở trường.
trường.
2. Một số
nghề trong
xã hội
Tên gọi, sản phẩm
và ích lợi của một số
nghề phổ biến.
Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý
nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống
của địa phương.
3. Danh lam
thắng cảnh,
các ngày lễ
hội, sự kiện
văn hoá
Cờ Tổ quốc, tên của
di tích lịch sử, danh
lam, thắng cảnh, ngày
lễ hội của địa phương.
Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam,
thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hoá của quê
hương, đất nước.
13
1.2.2 Cho trẻ làm quen với chữ cái Tiếng Việt
Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm: Những chữ cái ghi âm Tiếng Việt theo
kiểu chữ in thường và chữ viết thường được trẻ làm quen và nhận dạng qua các giác
quan: thính giac (nghe), thị giác (nhìn). Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ tìm ra các chữ
cái trong các từ tương ứng có gắn bên dưới các đồ dùng trực quan (tranh ảnh, vật
thật…) hoặc qua các trò chơi: nhận chữ, tìm chữ, nối chữ, ghép nét chữ…
Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái: thông qua thẻ chữ, trò chơi, cô giáo giúp trẻ
nhớ được tên chữ cái. Đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ chuẩn bị ghép các âm thành vần,
thành tiếng ở lớp 1. Dạy trẻ nhận biết chữ cái theo kiểu chữ in thường, chữ viết thường
và nhớ được tên âm chữ cái.
STT Chữ cái in thường
Tên chữ cái Ghi âm
1
a
a
a
2
ă
ă
ă
3
â
â
â
4
b
bê
bờ
5
c
xê
cờ
6
d
dê
dờ
7
đ
đê
đờ
8
e
e
e
9
ê
ê
ê
10
g
giê
gờ
11
h
hát
hờ
Ghi chú
14
12
i
i
i
13
k
ka
ca
14
l
e lờ
lờ
15
m
em mờ
mờ
16
n
en nờ
nờ
17
o
o
o
18
ô
ô
ô
19
ơ
ơ
ơ
20
p
pê
pờ
21
q
cu
quờ
22
r
e rờ
rờ
23
s
ét sì
sờ
24
t
tê
tờ
25
u
u
u
26
ư
ư
ư
27
v
vê
vờ
28
x
ích xì
xờ
29
y
i cờ lét
y
Dạy cho trẻ làm quen với tư thế ngồi và cách cầm bút viết khi tập tô chữ cái.
Dạy trẻ tập tô chữ cái theo mẫu nhằm rèn luyện một số thao tác, kỹ năng, thói quen…
của hoạt động học tập nhằm chuẩn bị cho trẻ tập viết ở bậc tiểu học. Vì vậy cần chuẩn
bị bàn ghế đúng quy cách, vở tập tô, bút chì mềm, ánh sáng…
15
Dạy trẻ ngồi đúng tư thế: ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, đầu hơi cúi, ngực
cách mép bàn 3 - 4cm, mặt cách vở 25 -30cm.
Dạy trẻ cầm bút: tay phải cầm bút bằng 3 đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ,
ngón giữa), kết hợp với cổ tay, cánh tay, khuỷu tay, tay trái giữ góc trái phía trên mép
vở.
Dạy trẻ kỹ năng tô các nét cơ bản:
+ Nét xiên
+ Nét thẳng đứng
+ Nét thẳng ngang
+ Nét móc
+ Nét cong
Dạy trẻ kỹ năng tô 29 chữ cái tiếng Việt: dùng bút chì đen tô trùng khít lên các nét chữ
in mờ trên đường kẻ ngang. Tô đúng trật tự, nét nào trước, nét nào sau; tô từ trên
xuống dưới, từ trái qua phải.
1.2.3 Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ viết
a- Giới thiệu chương trình dạy trẻ làm quen với chữ cái.
Trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo lớn quy định các bài dạy
trẻ làm quen với chữ cái được phân phối theo nhóm chữ cái. Những chữ cái đó có đặc
điểm giống nhau và khác nhau rõ nét về hình dạng và cách phát âm được xếp thành
một nhóm (mỗi nhóm có 2 -3 chữ cái), 29 chữ cái được chia làm 12 nhóm con chữ. Cụ
thể như sau:
o, ô, ơ
a, ă, â
e, ê
u, ư
i, t, c
b, d, đ
l, n, m
h, k
p, q
g, y
s, x
v, r
Việc dạy trẻ theo nhóm chữ cái giúp trẻ nhận biết và so sánh các đặc điểm giống và
khác nhau của các chữ cái tron nhóm. Khi so sánh, trẻ nhận biết được mặt chữ một
cách chính xác, từ đó phân biệt được các dấu hiệu khác về hình dáng, cách phát âm
giữa các con chữ. Trẻ không bị nhầm lẫn khi phát âm.
16
b- Phương pháp và biện pháp hướng dẫn trẻ nhận diện chữ cái mới
Biện pháp chủ yếu là cô sử dụng tranh ảnh, vật thật… có gắn từ chứ các chữ cái
cần giới thiệu cho trẻ làm quen, dạy cho trẻ làm quen với từng chữ cái. Cô treo tranh
ảnh (vật thật) có gắn với từ có chứa chữ cái. Cho trẻ quan sát ảnh, vật thật rồi hỏi trẻ
qua hệ thống câu hỏi: Trong tranh vẽ gì? Đây là cái gì? … Trẻ trả lời cô, chỉ vào từ
dưới tranh cho trẻ đọc.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ cái O, cô chuẩn bị các bức tranh vẽ chùm nho. Cô cho
trẻ xem ảnh chùm nhho rồi hỏi: Trong tranh vẽ gì? (chùm nho); cô chỉ vào từ “chùm
nho” dưới bức tranh và cho trẻ đọc: chùm nho.
Dùng thẻ chữ rời dạy trẻ làm quen với chữ cái: Sau khi trẻ tri giác từ chứa chữ
cái dưới tranh hoặc vật thật, dùng thẻ chữ rời ghép thành từ giống từ dưới tranh hoặc
vật thật. Giới thiệu chữ cái mới cần làm quen (đối với nhóm chữ đầu). Cho trẻ tìm chữ
cái đã học, chọn chữ cái giống nhau, tìm chữ cái chưa học (đối với nhóm chữ sau). Cô
rút thẻ chữ cái cần cho trẻ làm quen ở tiết học và giới thiệu chữ mới cho các cháu nhận
diện, cho trẻ phát âm chữ cái đó.
Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua cách phát âm: Cô sử dụng thẻ chữ để giới
thiệu tên chữ cái mới cho trẻ. Cô phát âm mẫu, cho trẻ phát âm tên âm chữ cái mới
với nhiều hình thức khác khau (đọc cả lớp, đọc theo nhóm, đọc cá nhân).
So sánh các chữ cái với nhau: Sau khi trẻ làm quen với từng chữ cái trong
nhóm, cho trẻ so sánh chữ cái. Cô tiến hành hướng dẫn trẻ quan sát, so sánh, và rút ra
nhận xét đặc điểm giống và khác nhau về hình dạng hoặc cách phát âm giữa các cặp
chữ cái với nhau.
Lưu ý: Trong trường hớp 2 chữ cái hoàn toàn khác nhau về hình dáng và cách phát âm
(ví dụ: v-r) thì không cần so sánh.
c- Hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái thông qua trò chơi
Yêu cầu của các tiết học loại này là trẻ nhận biết và phát âm đúng các âm của
từng chữ cái qua một số trò chơi. Có nhiều trò chơi để giúp trẻ củng cố sự nhận biết
chữ cái và cách phát âm. Có thể chia trò chơi thành các nhóm Trò chơi động, trò chơi
tĩnh và các trò chơi dân gian qua việc đọc thơ, đồng dao; dạy trẻ tập tô tranh, tô màu
chữ cái, xếp hột, hạt theo hình dáng chữ cái.
17
d- Phương pháp dạy trẻ tập tô chữ cái theo mẫu.
Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ đọc – viết ở
trường Tiểu học. Mục đích của tiết học này bên cạnh việc khắc sâu cho trẻ chữ cái đã
được học trước đó còn luyện cho trẻ tư thế ngồi viết, thói quen tập trung tư tưởng học
tập và đặc biệt là cách cầm bút đúng khi tô chữ cái. Cách thức thực hiện:
Cô làm mẫu và sau đó trẻ thực hiện theo hướng dẫn của cô. Có 3 bước chính:
Bước 1: Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế và cách cầm bút tô chữ cái.
Bước 2: Hướng dẫn trẻ cách tô chữ (cho trẻ quan sát thẻ chữ cái, cô hướng dẫn
trẻ tô màu chữ in rỗng bằng bút màu, tô đều màu vào phần rỗng của chữ), tô từ trên
xuống dưới, từ trái qua phải. Sau đó, cô hướng dẫn trẻ cách tô liền mạch chữ cái bằng
bút chì đen, chú ý trẻ điểm đặt bút và cách tô đúng theo chiều mũi tên hướng dẫn.
Bước 3: Cho trẻ thực hành tô chữ cái.
Yêu cầu đặt ra: Trẻ phải tô đúng theo quy trình và mẫu chữ cái đã quy định.
Cần hết sức chú ý tránh khuynh hướng gò ép trẻ phải tô cho đẹp, tạo một số nền
nếp và thói quen tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định. Đặc biệt là rèn cho trẻ một số
tính: kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ… làm nền tảng cho việc học tập sau này. Quan trọng nhất
là luyện cho trẻ tư thế ngồi, cầm bút thật đúng, thật đẹp. Chúng ta đừng quên rằng thói
quen này hình thành ngay từ trường mầm non. Mọi sai lầm như ngồi vẹo cầm sai bút,
tư thế gò ép… sẽ tạo thói quen và sẽ không thể sửa được ở trường tiểu học.
1.3 Phần mềm tương tác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
1.3.1 Khái niệm phần mềm tương tác
Phần mềm tương tác là phần mềm cho phép tương tác giữa người và máy tính
thông qua các thiết bị nhập xuất như bàn phím, chuột, webcame…để con người có thể
điều khiển được các đối tượng trong phần mềm một cách dễ dàng.
Tương tác là một dạng hành động xảy ra giữa hai hay nhiều đối tượng và gây
ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Tác động hai chiều là một đặc điểm của khái
niệm tương tác, tạo ra sự khác biệt với mối quan hệ nhân quả một chiều.
Truyền thông tương tác là hoạt động truyền thông mà người làm truyền thông
và người tiếp nhận nó có thể tương tác qua lại lẫn nhau.
1.3.2 Game tương tác và phân loại game tương tác
18
a- Khái niệm game tương tác
Game tương tác là một mảng thuộc về phần mềm tương tác. Nó mang đầy đủ
các đặc điểm của một phần mềm tương tác.
Game tương tác là trò chơi mà nhiều người chơi có thể tương tác với nhau và
tương tác với các đối tượng trong game thông qua nhân vật đại diện.
b- Phân loại game tương tác
Game tương tác trực tiếp giữa người với người: Là các trò chơi trương tác giữa các
người chơi với nhau. Game tương tác giữa người với máy: là game tương tác giữa
người với máy. Hoạt động trong trò chơi phụ thuộc chủ yếu vào tương tác giữa người
chơi và logic thực hiện trò chơi.
Game lai giữa hai loại trên: Kết hợp hai hình thức tương tác giữa người chơi với
người chơi và giữa người với máy. Game chiến thuật tương tác: Game này chú trọng
tới việc quản lý nguồn tài nguyên và xây dựng các đơn vị có tính năng và số lượng
khác nhau.
1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu
rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay
đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để
tiến tới một xã hội học tập”.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo,
phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có
nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông
tin.
1.4.1 Ứng dụng dạy học thông qua trò chơi
Chơi trò chơi cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động
sống của con người. Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở
mọi lứa tuối.
Trò chơi có chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế
nhất định mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi. giải trí
song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao.
19
Đặc biệt đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu
xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực
hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới
Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang
sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi".
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với nội dung bài học và phục vụ
cho mục đích học tập, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm bản thân. Trò chơi học
tập, giúp rèn luyện trí tuệ lẫn phẩm chất đạo đức cho học sinh.
"Trò chơi học tập" (Play -based learning) là phương pháp giáo dục truyền tải một
thông điệp hay một nội dung cụ thể đến người tham gia thông qua hình thức trò chơi,
làm cho người tham gia tự khám ra nội dung bài học đó một cách chủ động, thích thú
và ghi nhớ được kiến thức một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.
Vai trò của trò chơi học tập :
-
Thay đổi hình thức hoạt động, tạo không khí lớp học dễ chịu thoải mái.
-
Giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn.
-
Là cho học sinh thấy vui hơn, nhanh nhẹn và cởi mở hơn, tinh thần dễ chịu hơn.
-
Giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm mà các em đã tích lũy được thông qua hoạt động.
-
Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo.
-
Thúc đẩy hoạt động tri tuệ.
-
Rèn luyện và nâng cao tố chất nhanh nhẹn, giúp học sinh phát triển được óc
sáng tạo.
Tác dụng của trò chơi học tập
20
1.4.2 Phương pháp giảng dạy tích cực "Trò chơi học tập"
Hiện tại, đổi mới giáo dục là một vấn đề không còn xa lạ. Nó đã được khởi
động rất nhiều năm trước đây, từ cấp mầm non đến cấp đại học và sau đại học. Mục
tiêu của những cải cách đó là nhằm làm cho chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng
nâng cao, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội từ đó đạt được hiệu quả
kinh tế. Phong cách giảng giải, thầy đọc trò chép trong thời gian dài trước đó đã không
còn phù hợp với nhiều ngành học, môn học khác nhau. Sự bùng nổ của internet, kéo
theo sự chia sẻ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà
người thầy nắm giữ không còn là độc tôn. Thực tế đòi hỏi các thầy giáo, cô giáo cần
phải không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để từ
đó có thể tạo ra một giờ giảng sinh động, ấn tượng và chuyển tải kiến thức đến sinh
viên một cách hiệu quả nhất. “Trò chơi học tập” là sự lựa chọn của rất nhiều thầy cô
trước áp lực thay đổi phương pháp dạy học để thu hút học sinh và đạt mục tiêu bài
giảng. Nó là chiếc cầu nối đắc lực, hữu hiệu và tự nhiên giữa giáo viên và sinh viên.
Thông qua trò chơi, ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một
cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc dễ hiểu. Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài
“Phương pháp giảng dạy tích cực- trò chơi học tập” để báo cáo trước hội đồng khoa
học ngày hôm nay.
21
Tháp học tập (Learning Pyramid) thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến
thức tương ứng với các hoạt động học tập của sinh viên (theo National Training
Laboratories, Bethel, Maine)
Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ
NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì
họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ TỰ KHÁM PHÁ. Vì vậy, nếu
người thầy tạo được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ và thay đổi của người học sẽ
được kích thích và thúc đẩy. Trò chơi không những giúp sinh viên gần gũi, cởi mở và
tạo sự chú ý của sinh viên đối với nội dung bài giảng, mà còn khuyến khích sinh viên
tiếp thu bài một cách tự nhiên, không gượng ép và khô cứng. Từ đó, nó thúc đẩy người
học hành động, áp dụng bài học vào thực tiễn.
1.5
Khảo sát hiện trạng tại trường mầm non
Địa điểm : Trường mầm non 19 – 5
Địa chỉ : 62 Đường Hoàng Văn Thụ- TP Thái Nguyên
Diện tích : hơn 10.000 m2
Số học sinh : 1485 em
Số lớp : 32 lớp
22
Số giáo viên : 103 giáo viên
1.5.1 Mục tiêu
Về an toàn : thực hiện an toàn tuyệt đối cho các cháu về sức khỏe, tâm lý và sự
hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ.
Về trí tuệ : các cháu thông minh, tâm hồn trong sáng, đoàn kết thân ái, tự tin,
biết thực hiện kế hoạch riêng của mình, chuẩn bị thật tốt về sức khỏe, tâm thế và
những kiến thức cần thiết để các cháu vững bước vào trường tiểu học.
1.5.2 Phương pháp để thực hiện
Áp dụng có chọn lọc và khoa học những thành tựu nghiên cứu, kết hợp với thực
tiễn giáo dục.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên và giáo viên có chuyên môn vững vàng, ý
thức về nghề nghiệp kiên định, nhiệt tình, yêu trẻ, phẩm chất đạo đức tốt và có sức
khỏe tốt, thân ái đoàn kết, môi trường sư phạm tốt.
Thực hiện tối ưu công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong nhiệm vụ
nuôi và dạy các cháu.
1.5.3 Công tác nuôi dưỡng
Để bảo đảm cho các bé được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần,
nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị hợp vệ sinh, sạch sẽ phù hợp với không gian
vui chơi, học tập thân thiện, phù hợp với từng lứa tuổi.
Việc theo dõi chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng và Calo được tính
cho từng ngày, từng bữa ăn, từng món ăn và được giám sát chăt chẽ qua báo cáo hàng
ngày không thể tự sửa đổi được. Với cách làm này đã giúp BGH quản lý tốt được xuất
ăn của các cháu, đặc biệt là việc phối hợp cùng gia đình theo dõi và điều chỉnh chế độ
ăn ở nhà cho trẻ để trấnh nguy cơ béo phì hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tại trường thường xuyên có y tá theo dõi và tư vấn những điều cần thiết và cụ
thể của từng cháu để cha mẹ được biết kịp thời. Đồng thời y tế nhà trường thường
xuyên tiến hành khám định kỳ cho từng cháu .
23
1.5.4 Chương trình giáo dục
Sử dụng tối ưu hệ thống máy vi tính, máy chiếu ... vào các giờ dạy cho 100%
các lớp trong trường cho các môn học trong các chương trình dưới đây:
Chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ GD&ĐT được đưa vào chương
trình giảng dạy của trường, bằng cách thực hiện có chọn lọc khoa học các phương
pháp tổ chức giờ dạy .
Các cháu sẽ được học và chơi với chữ cái tiếng Việt, chữ số, các biểu tượng
toán học và các môn khoa học khác dành cho tuổi mầm non qua chương trình phần
mềm của trường.
Các cháu sẽ được học và làm quen với chương trình KidsMart – Kids pits….
trong môn học này qua hệ thống máy vi tính.
24
CHƯƠNG 2:
NGÔN NGỮ ACTIONSCRIPT
2.1 Khái quát ngôn ngữ ActionScript và phần mềm Adobe Flash 5.5
2.1.1 Phần mềm Adobe Flash Professional phiên bản 5.5
- 3/12/2006: Hãng Adobe mua lại Macromedia nên Macromedia Flash đổi
thành AdobeFlash.
- 16/4/2007: Flash 9 hay Adobe Flash CS3 release, support AS3 và liên kết chặt
chẽ với PhotoShop, AI,... nên những ứng dụng với Flash trở nên đơn giản hơn bao giờ
hết.
- 15/4/2011: Flash CS 5.5 ra đời.
2.1.2 Ngôn ngữ ActionScript
Script là gì?
AS là ngôn ngữ lập trình, với các lệnh sai khiến Flash movie làm việc theo
đúng những gì mình viết. Phần nhiều thì AS chỉ làm việc trong môi trường của Flash,
tuy nhiên AS cũng có thể gửi lệnh cho browser, hệ điều hành v.v.
Script có thể ngắn gọn vài chữ hay cũng có thể dài cả trăm trang. Script có thể được
việt gộp lại một chổ hay cũng có thể viết rãi rác khắp nơi trong movie.
Xuất xứ của AS
AS rât giống ngôn ngữ C++, Java, javascript .v.v và được dựa trên tiêu chuẩn
do ECMA (European Computer Manufactuers Association) lập ra gọi là ECMAScript.
Nhiều người hiểu lầm rằng AS dựa trên Javascript, nhưng thực chất cả 2 đều dựa trên
ECMAScript.
Lúc đầu viết script trong Flash rất đơn giản và cho tới Flash 4 mới đuợc phát
triển nhưng cũng vẫn còn "thô sơ" với những vòng lặp và các điều kiện "if...else".
Cho tới Flash 5 thì dân Flash mới có thể lập trình và gắn liền script với các yếu tố
trong movie. . Sang tới Flash MX thì AS đã trở thành ngôn ngữ lập trình toàn diện với
hơn 300 câu lệnh, hàm .v.v
25