Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và XDKQKD tại công ty thiên phúc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 73 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội
MỤC LỤC

Cước vận chuyển.............................................................................................19
Gạch 300 A1H.................................................................................................20
Gạch xây A1S..................................................................................................20
Dầu DO 0.05S.................................................................................................35

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nói riêng đang phải đối
mặt với vấn đề cạnh tranh gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển trên thi trường thì các
doanh nghiệp không những luôn phải mở rộng thị trường, tìm kiếm, đa dạng hóa
dịch vụ mà các công ty còn phải củng cố công tác kế toán nhằm phản ánh tình hình
tài chính cũng như phản ánh đúng kết quả kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra
các chiến lược sao cho phù hợp. Trong bất cứ hoạt động nào để đạt được hiệu quả
tối ưu thì đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và hoạt động có hiệu lực,
trong đó kế toán đóng vai trò quan trọng. Hạch toán là một trong những công cụ
quan trọng nhất để phản ánh khách quan quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế đòi hỏi hệ thống kế toán không


ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quản lý.
Ngoài ra, doanh thu, chi phí và lợi nhuận luôn là mối quan tâm của các
doanh nghiệp bởi lợi nhuận cao sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút được đầu tư, mở
rộng nguồn vốn kinh doanh cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của
doanh nghiệp.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập
tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh dưới sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn GV….cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong
phòng kế toán của công ty, em đã thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
với đề tài: “Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh’’. Chuyên
đề tốt nghiệp gồm ba phần:
Phần 1: Khái quát chung về đơn vị thực tập
Phần 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên
Phúc Sinh

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

1

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội
PHẦN 1


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Thiên Phúc Sinh
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh
- Giám đốc hiện hành: Đặng Hải Hậu
- Địa chỉ: Xóm 10 Đại Phúc – TP Bắc Ninh - T Bắc Ninh
1.1.1 Cơ sở pháp lý
Công ty được thành lập theo quyết định 427/QĐUB ngày 12/10/1996 thành
lập Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh phục vụ cho các công
trình trong và ngoài tỉnh.
1.1.2 Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế đang diễn ra ở khắp mọi
nơi và trong mọi lĩnh vực kinh doanh, trong đó ngành kinh doanh hàng hóa dịch vụ
cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều phương thức bán hàng đa dạng, công
ty được đầu tư xây dựng để sản xuất gạch và gốm xây dựng từ đất sét nung với
thương hiệu Ánh Sao, sản phẩm sau chế biến bao gồm:
- Gạch 2 lỗ tuynel
- Gạch 4 lỗ tuynel
- Gạch đặc
- Gạch men
Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh thêm mảng cung cấp dịch vụ vận tải
hàng hoá, vật tư xây dựng, bê tông thương phẩm...
Tổ chức công tác marktting giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm sản xuất trên địa
bàn các tỉnh khắp cả nước.
1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh tiền thân là một
doanh nghiệp tư nhân được thành lập từ tháng 10 năm 1996. Thực hiện chủ trương
sắp xếp lại các loại hình DN của Chính phủ, doanh nghiệp chuyển đổi thành hộ

kinh doanh tư nhân nhỏ lẻ sang công ty theo quyết định số 2300647031 ngày 13
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

2

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

tháng 09 năm 2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cấp và được chuyển đổi từ
hộ kinh doanh sang Công ty từ tháng 10 năm 1996 theo đăng ký kinh doanh số
0700189368 của SKH và ĐT Bắc Ninh cấp,với số vốn điều lệ ban đầu chỉ với 600
triệu đồng.
Tiếp thu bề dày truyền thống sản xuất kinh doanh đồng thời linh hoạt thích
ứng và hòa nhập với cơ chế thị trường Công ty đã cải tổ lại tổ chức, đa dạng hóa
ngành nghề sản xuất kinh doanh và tăng vốn lên 5 tỷ đồng, đăng ký lại lần đầu vào
ngày 27 tháng 07 năm 2004.
Đến ngày 09 tháng 10 năm 2008, Công ty tiếp tục tăng Vốn điều lệ từ 5 tỷ
đồng lên 10 tỷ đồng theo Giấy CNĐKKD số 2300647031 do Phòng đăng ký kinh
doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh cấp.
Từ khi chuyển đổi để trở thành công ty, công ty luôn nỗ lực phấn đấu, tăng
cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh và đã đạt được nhiều thành quả tốt
đẹp. Tiếp tục để mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh, tăng cường năng lực tài chính, năm 2008 Công ty TNHH thương
mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh đã tiến hành mở rộng đầu tư cả về cơ sở vật chất
và trang thiết bị và trở thành Công Ty lớn trên địa bàn TP Bắc Ninh, Vốn Điều lệ
của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh là 11.900.000.000

đồng (Mười một tỷ, chín trăm triệu đồng).
1.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương mại
và sản xuất Thiên Phúc Sinh
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm hàng hoá
Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng. Do đó sản phẩm
của Công ty sản xuất ra khá phong phú và đa dạng.
- Gạch nung: Công ty sản xuất các loại:
+ Gạch ống 4 lỗ kích thước 10 x 10 x 20cm.
+ Gạch thẻ kích thước 5 x 10 x 20cm.
- Gạch hoa lát nền:
Hiện nay Công ty đang sản xuất loại gạch có kích thước 20 x 20 x 2cm, vừa
nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, chất liệu đẹp, thích hợp với thị hiếu người tiêu
dùng. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm này đã bão hoà, không còn hấp dẫn người tiêu
dùng nên Công ty dự kiến sản xuất sản phẩm mới thay thế là gạch không nung
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

3

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 1.1: Danh mục sản phẩm (hàng hóa)
Mã hàng hóa
300A1
300A2
A1S

A1H

1.2.2. Đặc điểm về

Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Gạch gốm lát nền 300A1
Viên
Gạch gốm lát nền 300A2
Viên
Gạch xây A1S
Viên
Gạch gốm lát nền A1H
Viên

….
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH

thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh
1.2.2.1. Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất gạch tại công ty
Chuẩn bị NVL đầu vào

Sơ chế và nhào lộn
Cho vào nung
xuất xưởng
Đánh giá kiểm tra về chất lượng
1.2.2.2. Thuyết minh dây truyền sản xuất
Quy trình, thiết bị, công nghệ sản xuất của Công ty được nhập đồng bộ từ
Italia, trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn Châu Âu, Qui trình công nghệ này có

những ưu việt: Chu trình sản xuất ngắn
Chất lượng sản phẩm cao, phế phẩm thấp
Dây chuyền tự động và cơ giới cao
Chi phí nguyên liệu thấp, giá thành hạ
Xây dựng cơ bản ít tốn kém, mặt bằng sản xuất gọn, hiệu quả, Nguyên liệu
chủ yếu để sản xuất là nguyên liệu xương (đất sét, cao lanh, permatit, quatz) có sẵn
ở các mỏ tại Việt Nam, nguồn cung cấp ổn định và men được nhập từ nước ngoài,
Các nguồn nguyên liệu chính này được dự trữ từ 1-3 tháng để đảm bảo liên tục sản
xuất

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

4

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

1.2.3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương mại
và sản xuất Thiên Phúc Sinh
1.2.3.1. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty
Biểu 1.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2011 – 2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm

2011


2012

2013

229.479
0
229.479

235.507
15.545
235.492

327.092
0
327.092

vụ
4. Giá vốn bán hàng
200.489
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
28.990
6. Doanh thu từ hoạt động tài chính
2.079
7. Chi phí hoạt động tài chính
5.298
8. Chi phí bán hàng
7.377
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
14.754
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD

3.312
11. Thu nhập khác
435
12. Chi phí khác
8
13. Lợi nhuận khác
420
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
4.175
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
420
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
3.755
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

199.525
35.967
102
6.468
10.847
21.693
4.021
675
15
522
5.233
464
0

4.769

282.795
44.297
3.182
8.910
12.092
24.184
5.439
579
9
570
6.597
1.025
0
6.595

Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản làm tăng lợi nhuận như: doanh thu và
các khoản lợi nhuận như giá vốn hàng bán, các loại chi phí.
So với năm 2011 lợi nhuận năm 2012 đã tăng từ 229.479 triệu đồng lên
235.507 triệu đồng, nhưng so với năm 2012 lợi nhuận năm 2013 đã tăng từ 235.507
triệu đồng lên 327.092 triệu đồng
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong ba năm liền công ty đều sản xuất kinh
doanh mang lại lợi nhuân.
1.2.3.2. Tình hình nguồn vốn kinh doanh hiện có tại Công ty

Biểu 1.3: Tình hình nguồn vốn hiện tại của công ty
ĐVT: Tr.đ
Năm

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

2009

5

2010

2011

2012

2013

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Chỉ tiêu
Vốn kinh doanh bình quân
10.998 12.221 12.752
- Vốn cố định bình quân
4.256

5.138
5.987
- Vốn lưu động bình quân
6742
7083
6765
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

13.891
6.220
7671

15.004
7.345
7659

Qua bảng trên ta thấy số vốn bình quân của công ty tăng lên rõ rệt nhất là số
vốn cố định. Điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đầu tư đến nhà cửa máy móc
thiết bị. Ngoài ra số vốn lưu động của công ty cũng tăng lên điều này chứng tỏ công
ty bị chiếm dụng vốn cần phải có biện pháp tiêu thụ hàng hoá.
- Tổng chi phí sản xuất trong năm: Chi phí của doanh nghiệp có giảm tuy
nhiên các khoản chi phí khác của doanh nghiệp lại tăng lên. Làm giá thành sản
phẩm cũng tăng theo. Điều này cũng làm cho công ty khó cạnh tranh trên thị
trường. Muốn vậy công ty cần có biện pháp sản xuất giảm chi phí như tìm nguồn
nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ hơn, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hơn để tăng
năng xuất lao động.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm so với năm 2011 chỉ còn 96,8%
nhưng lại tăng mạnh năm 2013 lên tới 205,071 triệu đồng trong khi 2013 chỉ có
175.017 triệu đồng (tăng thêm 17% so với năm 2012). Mặt khác lợi nhuận trong
năm 2012 so với năm 2011 lại giảm đến 54,1% và tiếp tục giảm 3,3% năm 2013.

Trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao tương ứng
45,8 và 14,9%. Nhìn chung tổng doanh thu qua các năm đều tăng trong đó doanh
thu xuất khẩu chiếm 80% tổng doanh thu. Điều này cho thấy công ty chưa khai thác
tốt thị trường nội địa. Thị trường nước ta là một thị trường rộng lớn với số dân 80
triệu người. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dệt may rất cao, có thể góp phần không nhỏ
trong việc tăng lợi nhuận cho công ty. Vì vậy trong thời gian đến doanh nghiệp vừa
phải hướng ra thị trường xuất khẩu vừa phải chú trọng phát triển thị trường trong
nước. Điều nãy sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh quy mô tăng lên. Tuy vậy doanh thu
thuần tăng 15,8% trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng 10% làm cho lãi gộp tăng
chậm. Lợi tức từ hoạt động tài chính qua 2 năm đều âm. Tuy vậy đến năm 2013 là
bằng không. Điều này cho thấy công ty tham gia vào hoạt động tài chính ngày càng
có hiệu quả.
Cơ cấu và sự biến động của vốn

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

6

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất. Nếu thiếu vốn kinh doanh sẽ gặpkhó khăn
trong việc tái đầu tư, mở rộng quy mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại nếu doanh
nghiệp thừa vốn mà không biết đầu tư đúng hướng thì cũng không khai thác được
khả năng sinh lợi của đồng vốn, gây hiện tượng ứ động vốn, làm hiệu xuất sử dụng

vốn giảm.
Đối với vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước TSCĐ mà có đặc
điểm là luân chuyển dần từng phần giá trị vào sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản
xuấtvà hoàn thành vòng luân chuyển khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. TSCĐ hữu
hình được chia thành 4 nhóm sau: Nhà xưởng và vật kiến trúc, Máy móc thiết bị,
Phương tiện vân tải, Thiết bị văn phòng
- TSCĐ vô hình là những chi phí mà công ty bỏ ra thoả mãn các điều kiện
của tài sản cố định vô hình nhu chi phí cài đặt phần mền máy vi tính.
1.2.3.3. Tình hình nguồn lao động hiện có tại Công ty
Biểu 1.4: Tình hình lao động bình quân trong công ty
Năm
2009
2010
2011
Số lao động bình quân
570
630
750
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

2012
730

2013
860

Nhìn chung số lượng lao động của công ty tăng lên so với các năm. Từ năm
2007 là 570 người đến năm 2013 là 860 người. Tuy nhiên trong năm 2012 số lượng
lao động của công có giảm xuống do năm 2012 ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới

hàng hoá của công ty tiêu thụ có giảm xuồng vì thế quy mô của công ty cũng bị thu
hẹp lại. Nhưng đến năm 2013 khi nền kinh tế ổn định lại vì thế số lượng lao động
trong công ty lại tăng trở lại.
Tình hình sử dụng lao động: đó là sự kết hợp giữa sức trẻ và kinh nghiệm
của những người làm việc lâu năm. Đội ngũ công nhân kỹ thuật trẻ chiếm tỷ trọng
khoảng 70% ÷ 80% được đào tạo và kèm cặp bởi đội ngũ công nhân có trình độ
cao, có bậc thợ và kinh nghiệm công tác lâu năm. Số lượng lao động nữ chiếm gần
80% trong tổng số lao động của công ty
Biểu 1.5: Cơ cấu lao động trong công ty
Năm
Chỉ tiêu
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

2009

2010
7

2011

2012

2013

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Số lao động
+ Nữ

+ Nam
Độ tuổi
+ 18-25
+ 25-35
+ 35-45
+ 45-55
+ 55 trở lờn

Viện ĐH Mở Hà Nội
400
300
150

500
410
90

600
470
130

700
550
150

860
670
190

100

120
200
100
280
300
100
50
50
50
30
30
50
20
20
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)

456
155
39
20
30

580
180
48
22
30

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Thiên Phúc Sinh

1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì việc xây dựng một bộ
máy quản lý khoa học và hiệu quả cũng là một vấn đế hết sức quan trọng. Vì bộ
máy quản lý mà tốt thì hoạt động sẽ tốt, góp phần làm tăng hiệu quả, giảm rủi ro
trong sản xuất kinh doanh. Mỗi loại hình công ty lại phù hợp với một mô hình tổ
chức bộ máy quản lý khác nhau

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

8

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám Đốc

Phó GĐ 2

Phó GĐ 1

Phòng xuất nhập khẩu

Văn phòng
Phòng Tài chính-Kế toán


Phòng kinh doanh
Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật
Nhà máy Granite

Phòng đầu tư phát triển

Các tổ đội phận xưởng
Quản lý, chỉ đạo, điều hành
Kiểm soát
1.3.2. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các phòng ban
 Giám đốc: chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động và kết quả sản xuất
kinh doanh, phát triển đơn vị, chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước, trực tiếp
chỉ đạo các phòng khác.
 Phó giám đốc 1: giúp việc cho giám đốc Công ty (tham mưu) trực tiếp
làm giám đốc Xí nghiệp gạch hoa sơn trà, theo dõi, xí nghiệp gạch ngói Đồng tâm
Tam kỳ và phòng tổ chức hành chính.
 Phó giám đốc 2: giúp việc cho giám đốc Công ty (tham mưu) trực tiếp
quản lý phòng sản xuất gạch và kinh doanh vật liệu xây dựng.
 Kế toán trưởng: Giúp cho giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống
kê và điều lệ tổ chức kế toán nhà nước tròn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị.
 Phòng kinh doanh: làm tham mưu cho giám đốc Công ty trong công tác
kinh doanh cung ứng các mặt hàng vật liệu xây dựng, khai thác đá nhập khẩu trực
tiếp các mặt hàng đất, gạch phục vụ cho những yêu cầu cơ bản của các xí nghiệp về
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

9

Khoa: Kế toán



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

nhu cầu vật tư, cung ứng vật tư kỹ thuật, quản lý giá thành bán. Ngoài ra phòng còn
kiêm nhiệm công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất ra.
 Phòng kế toán tài chính: bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của đơn vị, chấp hành pháp lệnh kế
toán thống kê, chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp số liệu kịp thời, tình hình hoạt
động sản xuất ks cho giám đốc và cấp trên, phát hiện những sai xát và sơ hở trong
quản lý, chống tình trạng buôn lỏng quản lý dẫn đến thua lỗ và vi phạm pháp luật,
tổng hợp quyết toán tài chính, hướng dẫn công tác hạch toán, quyết toán tài chính,
thực hiện công tác báo cáo thống kê và kiểm kê định kỳ, lập báo cáo theo quy định,
phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh lên giám đốc.
 Văn phòng công ty
- Tổ chức quản lý hồ sơ lý lịch: lo thủ tục, chế độ chính sách nghỉ việc, mất
sức, về hưu theo dõi nâng lương, thi đua, kỷ luật, thực hiện vấn đề tuyển dụng.
- Công tác pháp chế: soạn thảo các văn bản hội nghị, hợp đồng tuyển dụng,
quy định hướng dẫn các pháp lệnh, các quy định của nhà nước cho cơ sở và cán bộ
công nhân viên.
- Hành chính quản trị: bao gồm văn thư lưu trữ, giao tế, lễ tân, y tế, an toàn
lao động, đánh máy, công cụ, quản lý dụng cụ hành chính, phòng cháy chữa cháy,
trực tiếp quản lý phòng vi tính.
 Nhà máy gạch: thực hiện việc lập quy hoạch, khai thác quỹ đất để thực
hiện sản xuất kinh doanh phát triển nhà, phòng còn tham mưu cho lãnh đạo Công ty
về công tác xây lắp như: tìm và nhận thầu các công trình, nhận các thủ tục liên quan
đến dự thầu, đấu thầu, quản lý giám sát công tác kỹ thuật xây lắp, triển khai hướng
dẫn đội xây dựng thực hiện quy chế làm việc, kịp thời báo cáo cho giám đốc về tiến
độ, kỹ mỹ thuật chất lượng thi công, kết quả hoạt động, hỗ trợ cho đội xây dựng

trong việc tìm kiếm công trình và ký hợp đồng xây lắp với các chủ đầu tư.
 Phòng kỹ thuật: thực hiện việc thiết kế thi công các công trình, dự án và
công tác đền bù giải tỏa.

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

10

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Thiên Phúc Sinh
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Thiên Phúc Sinh
1.4.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phòng kế toán có 6 nhân viên được sắp xếp và bố trí theo kiểu trực tuyến
được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Thiên Phúc Sinh
Trưởng
phòng Kế
toán

Kế toán tiền
lương bảo

hiểm xã hội

Kế toán
vật tư
công cụ
dụng cụ

Kế toán
tổng hợp
kế toán
tiền mặt

Kế toán
bán
hàng,
công nợ

Thủ
Quỹ

1.4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi nhân viên kế toán trong Công Ty
- Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ phụ trách chung, kiểm tra các công
việc của nhân viên văn phòng, hàng ngày duyệt các chứng từ nhập, xuất, thu, chi,
vay… quan hệ với ngân hàng và các cơ quan có liên quan. Trực tiếp phụ trách phần
hành kế toán ngân hàng và kế toán tài sản cố định.
- Kế toán vật tư, công cụ lao động nhỏ: Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn
mua hàng, dự trù vật tư, giấy xin cấp vật tư đã được duyệt tiến hành viết phiếu
nhập, xuất vật tư, giám sát việc sử dụng vật tư. Hàng ngày mở sổ chi tiết vật tư theo
dõi tình hình nhập – xuất – tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, lập
bảng kế toán phân loại lên chứng từ ghi sổ chuyển cho kế toán tổng hợp.

- Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội: hàng ngày xác định số lao động đi
làm, tiến hành nghiệm thu sản phẩm từng tổ, từng phân xưởng, xác định số công
phát sinh, tiến hành tính công cho từng tổ và lương bình quân một người trong tổ
(theo phiếu nghiệm thu sản phẩm, số lương lao động và định mức đơn giá tiền
lương cho từng bộ phận).
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

11

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

- Mở sổ theo dõi tiền lương (thanh toán với công nhân viên) cho từng tổ,
cuối kỳ lập bảng tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ, tính trích BHXH của
công nhân viên, phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí, cuối kỳ lập báo cáo thống
kê.
- Kế toán tổng hợp, kế toán tiền mặt: hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc
đã được duyệt tiến hành viết phiếu thu – chi và định khoản các tài khoản theo đúng
nội dung kinh tế phát sinh.
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ của kế toán viên tập hợp, đăng ký
vào sổ đăng ký chứng từ, sổ cái. Cuối kỳ lập bảng cân đối phát sinh, đối chiếu với
các báo cáo chi tiết của các kế toán khác. Tổng hợp chi phí sản xuất, tính toán giá
thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính định kỳ.
- Kế toán bán hàng, công nợ: Hàng ngày viết phiếu bán hàng, thu tiền, mở
sổ theo dõi công nợ phải trả, phải thu của khách hàng. Lập bảng kê phân loại, lên
chứng từ ghi sổ cuối kỳ, lập báo cáo nhập - xuất - tồn kho, tính thuế VAT, theo dõi,

đốc thúc, thu tiền công nợ.
- Thủ quỹ: Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã có đầy đủ chữ ký
thành phần (người chịu trách nhiệm pháp lý và người chịu trách nhiệm vật chất) tiến
hành đối chiếu với kế toán tiền mặt.
1.4.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Thiên Phúc Sinh
1.4.2.1. Các chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo
QĐ số 48/2006/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006.
- Kỳ kế toán: công ty tiến hành hạch toán theo năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng việt nam, đối với các nghiệp vụ phát sinh là
ngoại tệ kế toán quy đổi ra đơn vị tiền Việt nam để ghi sổ theo tỷ giá bình quân liên
ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
- Phương pháp tính khấu hao: Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

12

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

1.4.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty

Chứng từ mà công ty sử dụng thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp
chứng từ ghi sổ theo quy định của luật kế toán và quyết định số 48/2006/QĐ – BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các văn bản khác liên quan đến chứng
từ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty đều được
lập chứng từ kế toán có đủ chỉ tiêu, chữ kí các chức danh theo quy định. Các chứng
từ kế toán mà Công ty lập như:
- Phiếu thu, phiếu chi
- Hóa đơn GTGT
- Cam kết góp vốn, Giấy báo nợ của ngân hàng, Hợp đồng cho vay, Giấy báo
có, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng
kiểm kê quỹ.
- Hóa đơn mua hàng; Biên bản góp vốn
- Bảng chấm công; Phiếu giao khoán; Biên bản kiểm tra chất lượngcông
trình, công việc hoàn thành; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng thanh toán
lương và BHXH; Bảng phân phối thu nhập theo lao động
- Quyết định tăng giảm TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý
TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành; Biên bản đánh giá lại
TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Thẻ TSCĐ. Hệ thống chứng từ bán
hàng: Hợp đồng cung cấp
1.4.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Căn cứ vào quy
mô và nội dung nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, kế toán Công ty đã xây dựng
danh mục tài khoản cụ thể và có chi tiết các tài khoản thành các tiểu khoản theo đối
tượng hạch toán để đáp ứng nhu cầu thông tin và quản lý tài chính. Đối tượng hạch
toán ở đây là từng sản phẩm, tổ đội, phân xưởng...
1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán áp dụng
Công tác kế toán ở công ty được áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ,
theo đó hệ thống sổ kế toán tổng hợp bao gồm: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ và sổ cái cho từng tài khoản.


SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

13

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Ngoài ra, công ty còn có hệ thống sổ kế toán chi tiết cụ thể cho từng phần
hành, chẳng hạn như: sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết chi phí, sổ chi
tiết doanh thu, sổ chi tiết phải trả người bán, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi
tiết các khoản đầu tư, sổ chi tiết nguồn vốn…
Căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, kế toán viên tiến hành, phân loại
và lập chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ kế toán tài sản cùng loại. Tiếp đến, kế toán
ghi tiếp vào sổ cái cho các tài khoản có liên quan. Trình tự ghi sổ kế toán được khái
quát theo sơ đồ 1.4
Sơ đồ 1.4: Hình thức tổ chức kế toán của Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Thiên Phúc Sinh
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Sổ đăng
ký chứng

Bảng tổng hợp chứng


Sổ, thẻ kế

từ kế toán cùng loại

toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

từ ghi sổ

Sổ, thẻ kế

Sổ cái

toán chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, kỳ:
Đối chiếu, kiểm tra:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán lập
chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái, các
chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ,
thẻ kế toán chi tiết.

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh


14

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

- Cuối tháng đối chiếu, khoá sổ, tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh và lập bảng cân đối đối chiếu phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
- Đối chiếu kiểm tra. Tổng số phát sinh Nợ = Tổng số phát sinh Có.
- Tổng dư Nợ = Tổng dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng
nhau.

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

15

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội
PHẦN 2


THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT
THIÊN PHÚC SINH
2.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH
thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh
2.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh của công ty
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế đang diễn ra ở khắp mọi
nơi và trong mọi lĩnh vực kinh doanh, trong đó ngành kinh doanh hàng hóa dịch vụ
cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều phương thức bán hàng đa dạng. Vì
vậy Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh thành lập cũng hòa
cùng xu hướng đó và các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là:
- Cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa
- Bán các loại gạch xây dựng, ngói
* Với hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa
Doanh thu từ cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH thương
mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng doanh thu
của toàn công ty. Nhằm đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân, công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng vận
chuyển hàng hóa thiết bị, nguyên vật liệu cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đảm
bảo đúng thời gian và quy định. Công ty chủ yếu hoạt động trong TP Hà Nội và các
tỉnh lân cận như Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định…
* Với hoạt động bán hàng hóa
Ngoài doanh thu từ vận chuyển hàng hóa, Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Thiên Phúc Sinh còn kinh doanh thêm các loại gạch phục vụ cho xây dựng.
Hình thức bán hàng chủ yếu tại công ty là hình thức bán hàng trực tiếp, với việc vừa
bán vừa cung cấp dịch vụ vận chuyển luôn là một lợi thế của công ty trong việc bán
hàng. Sau đây là danh mục hàng hóa tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Thiên Phúc Sinh:

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh


16

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

2.1.2. Đặc điểm doanh thu của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên
Phúc Sinh
Doanh thu của công ty phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty.
Từ hoạt động kinh doanh của công ty đã nêu ở trên, ta có thể thấy doanh thu
của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh chủ yếu bao gồm:
- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho giữa các
công ty với nhau hoặc vận chuyển hàng hóa của công ty bán cho khách hàng…
- Doanh thu từ việc bán hàng hóa như gạch, ngói…
Ngoài ra, do công ty còn mở tài khoản tại ngân hàng để đảm bảo cho việc
thanh toán với người bán, người mua được thuận lợi nên hàng tháng công ty còn có
thêm một khoản doanh thu tài chính từ tiền lãi tiền gửi, hoặc công ty thanh toán cho
người bán được hưởng một khoản chiết khấu thanh toán, tiền lãi thu từ hoạt động
cho vay, lãi do bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…Tuy nhiên, tại Công ty
TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh doanh thu tài chính của công ty
chủ yếu là từ lãi tiền gửi. Công ty còn có thêm một khoản thu nhập nữa gọi là thu
nhập khác. Khoản thu nhập này do trong quá trình thanh lý, hoặc nhượng bán
TSCĐ hoặc một công cụ dụng cụ, hoặc là khoản thu từ việc được bồi thường do bên
người mua hoặc người bán vi phạm hợp đồng theo như thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển, tiền thu từ quà biếu, tặng…Tuy nhiên,
khoản thu nhập khác này tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc

Sinh cũng diễn ra không thường xuyên và không nhiều và nếu có thì là tiền thu
nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
2.1.3. Đặc điểm chi phí của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc
Sinh
Mỗi hoạt động kinh doanh đều có những đặc điểm đặc trưng khác nhau. Các
hoạt động của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh cũng có
những đặc điểm riêng biệt. Cũng giống như trong kế toán doanh thu, để thông tin về
chi phí và KQKD của hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ được phản ánh kịp
thời, chính xác và đầy đủ kế toán cũng thực hiện đầy đủ các nguyên tắc: nguyên tắc
khách quan, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc phù hợp. Ngoài ra kế toán chi phí
cũng cần đảm bảo nguyên tắc: ghi sổ đúng ngày và nguyên tắc ghi sổ kép.

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

17

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý cũng như kiểm soát chi phí phát
sinh, và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi chi phí công ty phân loại các
khoản mục chi phí như sau: Chi phí sản xuất kinh doanh (đối với dịch vụ vận tải):
bao gồm chi phí nguyên vật liệu chủ yếu là xăng dầu, chi phí nhân công (lái xe và
phụ xe), chi phí khấu hao…
Chi phí giá vốn hàng bán: bao gồm khoản chi phí liên quan đến việc mua các
hàng hóa đầu vào như gạch, ngói…

Chi phí bán hàng : bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ
đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ
mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
Chi phí tài chính : chủ yếu gồm các chi phí đi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các khoản chi phí của nhân viên văn
phòng, chi phí vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng
cho văn phòng, chi tiếp khách, chi hội nghị, chi thưởng sáng kiến, thưởng tiết
kiệm…
Chi phí khác: thường bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình
thanh lý TSCĐ và các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng…
2.2. Thực Tế kế toán doanh thu và thu nhập khác
2.2.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
2.2.1.1. Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh là một công ty vừa
bán hàng hóa vừa cung cấp dịch vụ vận tải nên Công ty sử dụng TK 511 để hạch
toán doanh thu, trong đó chi tiết thành 2 tiểu khoản như sau:
- TK 511.1: Doanh thu bán hàng hóa
- TK 511.2: Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ vận tải
Để quản lý, theo dõi doanh thu và tình hình tiêu thụ của các loại hàng hóa
cũng như việc cung cấp dịch vụ vận tải mà công ty sử dụng những chứng từ khác
nhau cùng với quy trình luân chuyển chứng từ tương ứng. Tuy quy trình luân
chuyển chứng từ khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các khâu bắt buộc trong quy
trình luân chuyển chứng từ.
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh chủ yếu là bán hàng
trực tiếp nên chứng từ sử dụng chủ yếu gồm:
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

18

Khoa: Kế toán



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

+ Hóa đơn GTGT
+ Phiếu thu tiền mặt
+ Hoặc giấy báo Có của ngân hàng
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ do đó công ty sử dụng hóa đơn GTGT theo mẫu số
01GTKT3/001 theo quy định của Bộ tài chính. Hóa đơn này được lập làm 3 liên
giống nhau:
- Liên 1: Lưu tại quyển
- Liên 2: Giao khách hàng
- Liên 3: Lưu hành nội bộ
Sau đây là mẫu hóa đơn GTGT (liên 3) tại Công ty TNHH thương mại và
sản xuất Thiên Phúc Sinh:
Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT vận chuyển
HÓA ĐƠN GTGT

Mẫu số: 01GTKT3/001

Liên 3: Lưu hành nội bộ

Ký hiệu: VA/12P

Ngày 22 tháng 3 năm 2012
Số: 0000086
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh

Địa chỉ: Xóm 10 Đại Phúc - TP Bắc Ninh - T Bắc Ninh
Điện thoại : 0904.802.963 Mã số thuế : 2300647031
Họ tên người mua hàng : Công ty CP ĐT XD Đại Dũng
Địa chỉ : An Tảo – Hưng Yên
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Mã số thuế: 0900457842
Số
STT Tên hàng hóa dịch vụ
Đvt
Đơn giá Thành tiền
lượng

1
2

154.000.000

Cước vận chuyển

Cộng tiền hàng:
154.000.000
Thuế suất thuế GTGT :10%
Tiền thuế GTGT :
15.400.000
Tổng cộng tiền thanh toán:
169.400.000
Số tiền viết bằng chữ : Một trăm sáu mươi chín triệu, bốn trăm nghìn đồng chẵn ./
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
( Ký,họ tên )


SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

( Ký,họ tên )

19

( Ký,họ tên và đóng dấu )

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT bán hàng hóa
HÓA ĐƠN GTGT

Mẫu số: 01GTKT3/001

Liên 3: Lưu hành nội bộ

Ký hiệu: VA/12P

Ngày 23 tháng 3 năm 2012

Số: 0000087

Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh

Địa chỉ: Xóm 10 Đại Phúc - TP Bắc Ninh - T Bắc Ninh
Điện thoại: 0904.802.963 Mã số thuế: 2300647031
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Tiến Linh
Địa chỉ : Nguyễn Lương Bằng – Kim Động – Hưng Yên
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Mã số thuế: 0900685340
STT

Tên hàng hóa dịch vụ

Đvt

Số lượng

Đơn giá

1

Gạch 300 A1H

2

Gạch xây A1S

Thành tiền

Viên

8.000

3.265


26.120.000

Viên

5.000

925

4.625.000

Cộng tiền hàng :
30.745.000
Thuế suất thuế GTGT :10%
Tiền thuế GTGT :
3.074.500
Tổng cộng tiền thanh toán :
33.819.500
Số tiền viết bằng chữ : Ba mươi ba triệu, tám trăm mười chín nghìn, năm trăm
đồng chẵn ./.
Người mua hàng
( Ký,họ tên )

Người bán hàng
( Ký,họ tên )

Thủ trưởng đơn vị
( Ký,họ tên và đóng dấu)

Tùy thuộc vào hình thức thanh toán của khách hàng mà có các chứng từ khác

kèm theo. Nếu công ty thanh toán bằng tiền mặt thì có phiếu thu, nếu công ty thanh
toán bằng chuyển khoản thì có Giấy báo Có của ngân hàng…
Phiếu thu do kế toán tiền mặt lập thành 3 liên như sau:
- Liên 1: Khách hàng mang đến thủ quỹ để nộp tiền
- Liên 2: Giao khách hàng
- Liên 3: Giữ lại tại phòng kế toán

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

20

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Phiếu thu được sử dụng trong trường hợp khách hàng trực tiếp đến công ty
để mua hàng hóa tại cửa hàng bán lẻ hoặc đối với các khách hàng không thường
xuyên và giao dịch với số lượng nhỏ.
Trước đây, khi khối lượng giao dịch không nhiều và hoạt động ngân hàng chưa
phát triển công ty sử dụng phiếu thu là chủ yếu. Nhưng hiện tại khách hàng hầu hết
là sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng vừa nhanh chóng, thuận tiện và phù
hợp theo quy định của nhà nước.
2.2.1.2. Đối với doanh thu tài chính
TK sử dụng : TK 515 – Doanh thu tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Thiên Phúc Sinh chủ yếu thu được từ lãi tiền gửi ngân hàng, từ tiền cho vay…Do
đó, chứng từ kế toán của khoản doanh thu này bao gồm:

- Giấy báo Có của ngân hàng
- Hoặc sổ phụ tài khoản của ngân hàng
- Phiếu thu tiền lãi từ cho vay…
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh mở tài khoản tiền
gửi tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Bắc Ninh để thực hiện giao dịch
và thanh toán, do đó, hàng tháng số dư trên tài khoản này của công ty vẫn còn và
công ty sẽ nhận được số tiền lãi từ khoản tiền này từ ngân hàng. Hàng tháng công ty
theo dõi tiền cho vay hoặc số dư trên TK 112 để từ đó có thể tính ra tiền lãi mà công
ty nhận được, sau đó đối chiếu với giấy báo Có của ngân hàng về tiền lãi nhận
được, nếu khớp đúng thì kế toán tiến hành ghi sổ.
Sau đây em xin trình bày Giấy báo Có tại Công ty TNHH thương mại và sản
xuất Thiên Phúc Sinh như sau:

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

21

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.3 : Giấy báo Có
NGÂN HÀNG NNo & PTNT TP BẮC NINH
Chi nhánh Bắc Ninh
GIẤY BÁO CÓ
Chủ tài khoản ( Account Holder):


(Credit advice)
Mã khách hàng (Customer ID):10145397

CTY TNHH THIEN PHUC SINH

Mã số thuế (Tex code):2300647031

Địa chỉ (Adderess):

Tài khoản (Account): 0102294596023

Xóm 10 Đại Phúc - TP Bắc Ninh - T Bắc Tiền tệ (Currency): VNĐ
Ninh
Số giao dịch (Transaction no):
Ngày giá trị (Value date):

25/03/2012

Tổng số tiền (Amount):

258.242

Bằng chữ (In words): Hai trăm lăm mươi tám nghìn, hai trăm bốn mươi hai đồng./.
Nội dung (Payment details): Lãi tiền gửi

KẾ TOÁN

KIÊM SOÁT

2.2.1.3. Đối với thu nhập khác

TK sử dụng: TK 711
Khoản thu nhập khác của công ty chủ yếu là từ thanh lý hoặc nhượng bán
TSCĐ. Do đó chứng từ kế toán liên quan chủ yếu gồm:
- Quyết định thanh lý TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hóa đơn GTGT…
Sau đây, em xin trình bày mẫu biên bản thanh lý TSCĐ của Công ty TNHH
thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh

Biểu 2.4: Biên bản thanh lý TSCĐ
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

22

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

Đơn vị: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh
Địa chỉ: Xóm 10 Đại Phúc - TP Bắc Ninh - T Bắc Ninh
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày 05 tháng 03 năm 2012
Số 06/BBTL
Căn cứ vào thực trạng của xe oto mang biển số: 89 KT- 3421 đã hỏng cũ không còn
sử dụng được, công ty tiến hành thanh lý toàn bộ xe này
I Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông : Bùi Văn Hân – Giám đốc công ty
Ông: Nguyễn Lương Chính - Kế toán trưởng - Ủy viên
Ông: Trần Thanh Vân – Kế toán theo dõi TSCĐ
II Tiến hành thanh lý TSCĐ
Tên ký mã hiệu,quy cách(cấp hạng) TSCĐ: xe oto vận tải biển số 89KT- 3421
Nước sản xuất: Trung Quốc
Năm sản xuất: 1995
Năm đưa vào sử dụng: 2007

Số thẻ TSCĐ: 02

Nguyên giá TSCĐ:

92.000.000

Giá trị hao mòn đã trích tới thời điểm thanh lý : 75.330.0000
Giá trị còn lại TSCĐ:

16.670.000

III Kết luận của ban thanh lý TSCĐ:
Đồng ý cho thanh lý
Ngày 05 tháng 03 năm 2012
Trưởng ban thanh lý

IV Kết quả thanh lý TSCĐ
Chi phí thanh lý TSCĐ:….….. 0…….( Viết

( Ký,họ tên)


bằng chữ)
Giá trị thu hồi : 45.454.545 (VNĐ)
Đã ghi giảm thẻ TSCĐ ngày 05 tháng 03 năm 2012
Ngày 05 tháng 03 năm 2012
Giám đốc công ty

Kế toán trưởng

Căn cứ vào biên bản thanh lý trên, phòng kinh doanh sẽ viết hóa đơn GTGT,
kế toán theo dõi TSCĐ sẽ ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ, sau đó sẽ chuyển lên
phòng kế toán để ghi nhận thu nhập khác và chi phí khác.
SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

23

Khoa: Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Viện ĐH Mở Hà Nội

2.2.2. Kế toán chi tiết doanh thu và thu nhập khác
2.2.2.1. Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoạt động của công ty.
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thiên Phúc Sinh vận dụng sổ sách theo
hình thức chứng từ ghi sổ như trong chế độ kế toán của Việt Nam. Do đó, kế toán
chi tiết doanh thu bao gồm: sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết TK 511.1 và sổ chi tiết
TK 511.2
Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Công ty TNHH thương mại

và sản xuất Thiên Phúc Sinh bán hàng theo hình thức trực tiếp nên khi giao hàng
cho khách hàng hoặc thực hiện xong hợp đồng vận chuyển khách hàng thanh toán
ngay hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hóa đơn GTGT hoặc trên biên bản giao
nhận hàng hóa. Khi đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận và
kế toán tiến hành ghi sổ doanh thu.
Hàng ngày, hóa đơn GTGT bán hàng và cung cấp dịch vụ được kế toán ghi
vào sổ chi tiết TK 511.1 hoặc 511.2, và từ đó ghi vào các sổ chi tiết có liên quan
như sổ chi tiết TK 111, TK 131, TK 333…Sổ chi tiết TK 511.1 và TK 511.2 và
bảng tổng hợp chi tiết doanh thu như sau

SV: Nguyễn Thị Kiều Oanh

24

Khoa: Kế toán


×