BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: KỸ THUẬT
SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI LƯƠN
GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh
Nhóm SV: Phan Thị Thanh Nhàn
Trần Thị Thùy Linh
Trần Thị Lộc
Nguyễn Thị Nga
Lớp: ĐH NTTS K55
ĐỒNG HỚI, 4/2016
NỘI DUNG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
1. Chuẩn bị bể nuôi
2. Chọn và nuôi vỗ lươn bố mẹ
3. Cho đẻ
4. Thu và ấp trứng
5. Chăm sóc lươn con
III. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM
1. Mùa vụ nuôi
2. Xây dựng bể nuôi
3. Thả giống
4. Quản lý chăm sóc
5. Thu hoạch
C. KẾT LUẬN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Đặc điểm sinh học
1. Vị trí phân loại và phân bố
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ:Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Tên tiếng Anh là Rice Eel (Asian Swam Eel)
Phân bố
Lươn là loài phân bố rộng, nhưng tập trung nhiều nhất
vẫn là khu vực nhiệt đới. Mặc dù nó có thể sống sót ở
nhiệt độ dưới điểm đóng băng của nước (0 °C) hay
vài tháng mà không có nhiều nước hoặc nước lợ/mặn;
nhưng nói chung chỉ tìm thấy tại tầng đáytrong các khu
vực nước ngọt và ấm áp, chẳng hạn như các ao nhiều
bùn, đầm lầy, kênh mương và ruộng lúa.
2. Hình thái cấu tạo
Lươn có thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên và
mỏng. Toàn thân không có vẩy. Ðường bên hoàn toàn, chạy
dọc theo trục giữa thân từ sau đầu đến gốc vây đuôi.
– Màu sắc của lươn có thể thay đổi theo môi trường sống.
Nhìn chung, lươn có màu sắc như sau:
– Lưng có màu nâu sậm, vàng nâu, bụng có màu vàng nhạt.
– Lươn có đầu hơi dẹp bên, miệng có thể mở rất rộng,
xương hàm cứng và chắc. Vây ngực và vây bụng thoái hóa
hoàn toàn. Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi nối liền với nhau
và tia vây không rõ ràng.
3. Ðặc điểm hô hấp
– Ở lươn, ngoài mang còn có cơ quan hô hấp phụ là da
và khoang hầu. Da lươn thuộc da trơn, có nhiều nhớt và
dưới da có rất nhiều mạch máu nhỏ nên rất thuận lợi cho
việc trao đổi khí qua da. Thành khoang hầu của lươn
mỏng có nhiều mạch máu giúp cho việc trao đổi khí xảy ra
ở đây khi lươn đớp khí.
– Khi để lươn trên cạn, da khô, chúng sẽ chết sau 12 – 20
giờ, nhưng nếu giữ đủ độ ẩm cho da lươn sẽ chết sau 27
– 70 giờ. Nếu không được tiếp xúc trực tiếp với không khí
lươn sẽ chết sau 4 – 6 giờ mặc dù oxy trong nước đầy
4. Tập tính sinh sống
• Lươn là loài ưa sống chui rúc trong bùn, đặc biệt trong
lớp mùn bã hữu cơ có nhiều sinh vật đáy.
• lươn có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn
và làm tổ sinh sản.
• Lươn hoạt động mạnh vào mùa hè, hay đi kiếm ăn sau
trận mưa rào, có khi sống thành đàn đi kiếm ăn. Theo
nhân gian cho biết, lươn có thể sống được 2-3 tháng ở
lớp sâu dưới 1m ở ruộng khô nẻ, vì có thể nhờ cơ quan
hô hấp phụ.
5. Sinh trưởng
• Sinh trưởng của lươn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu
tố. Nhưng nhìn chung tốc độ sinh trưởng của lươn
chậm so với một số giống loài thuỷ sản khác. Ở môi
trường tự nhiên sau một năm lươn có thể đạt trọng
lượng 200 – 300 g/con.
• Nhiệt độ thích hợp nhất cho lươn sinh trưởng từ 25 –
28 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn 18 độ C lươn bỏ ăn và
dưới 10 độ C lươn sẽ chui xuống bùn trú đông.
6. Đặc Điểm dinh dưỡng
– Khi còn nhỏ thức ăn của lươn là động vật phù du
-khi trưởng thành thức ăn là động vật đáy như tôm cá con,
ấu trùng côn trùng thuỷ sinh. Nhìn chung, thức ăn của lươn
trưởng thành là động vật và đặc biệt thức ăn có mùi tanh vì
vậy khi tôm, cá trong nước bị thương, bị bệnh, cơ thể tiết
nhiều nhớt sẽ trở thành mồi của lươn.
-Tuy nhiên tính ăn còn thay đổi và tùy thuộc vào giai đoạn
phát triển của cơ thể, cơ sở thức ăn trong môi trường
nước.
– Lươn có tập tính hoạt động kiếm ăn về đêm, ban ngày ẩn
nấp trong hang hoặc chỉ rình mồi ở cửa hang. Khi thiếu
thức ăn, lươn có thể ăn lẫn nhau.
7. Sinh sản
– Lươn thành thục khá sớm (1 tuổi), điều đặc biệt là lươn có sự
chuyển giới tính. Theo Mai Ðình Yên (1978), lươn có kích cỡ nhỏ
(dưới 25 cm) hoàn toàn là lươn cái, cỡ 25 – 54 cm có cả con đực,
con cái và con lưỡng tính, cỡ lớn hơn (trên 54 cm) thì hoàn toàn là
lươn đực.
– Khi sinh sản, lươn làm tổ bằng cách đào hang ở cạnh bờ và nhả
bọt lên miệng hang để bao bọc trứng. Bọt do lươn nhả ra vừa có
tác dụng bảo vệ trứng vừa có tác dụng giữ trứng tập trung trong tổ.
. Trước khi đẻ, lươn đực phun bọt vào trong tổ, sau đó lươn cái đẻ
trứng và con đực cắp trứng vào tổ.
2.1. Chuẩn bị bể nuôi vỗ
2.2. Chọn và nuôi vỗ lươn bố mẹ
- Nguồn lươn giống:
+ Lươn bố mẹ được mua từ các hộ nuôi quanh vùng hoặc các trạm trại sản
xuất.
Lươn cái : 10 tháng tuổi trở lên ,20 - 30 con/kg (cỡ nhỏ hơn 30cm),
Lươn đực 4 - 8 con/kg (cỡ từ 45cm trở lên),
Tỷ lệ đực/cái là 1/1,5.
Khi mua về nên thả lươn vào chậu cho nghỉ 1 - 2 giờ, sau đó dùng nước muối
(5%) tắm cho lươn 20 phút để loại bỏ các loại ký sinh trùng và nấm ký sinh.
Khi thả cần nhẹ nhàng tránh gây stress cho lươn, mật độ thả 15 - 20 con/m2.
+ Bắt trực tiếp lươn sẵn có trong tự nhiên, hàng năm từ tháng 4 – 10, có thể
dùng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, ao hồ
-Chọn lươn nuôi đẻ: Sau khi đã nuôi lươn thuần hoá, cuối năm thu hoạch,
chọn những con nặng từ 150g – 200g, thân vàng óng, khoẻ mạnh, không bị
trầy xước.
- Cách nhận biết khi lươn gần đẻ: Bắt lươn ra, lật ngửa lên thấy bộ phận
sinh dục to ra, ửng hồng, ta dùng hai ngón tay vuốt nhẹ thấy chất nhờn, có
màu hơi vàng chảy ra từ bộ phận sinh dục. Đây là biểu hiện lươn sắp đẻ.
- Nuôi vỗ lươn bố mẹ:
Thời gian nuôi vỗ thường kéo dài trong 3 tháng (tháng 1 - 3).
Thức ăn cho lươn là cua, tép, ốc, cá tạp, trùn quế, giun đất… và
cám công nghiệp 42 - 45% đạm.
Thức ăn tươi được băm nhỏ vừa với cỡ miệng, liều lượng cho ăn 3 4% trọng lượng thân, ngày cho ăn 1 lần vào 17- 18 giờ hàng ngày.
Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa… liều lượng 5 - 6 mg/kg thức ăn
để tăng sức đề kháng cho lươn.
Cho ăn đủ, đúng khẩu phần, khi thời tiết thay đổi nên giảm thức ăn
và tăng lên khi lươn ăn khỏe trở lại. Khi thiếu thức ăn động vật,
lươn có thể ăn rau, bèo tây, mảnh vụn thực vật.
Trước khi lươn chuẩn bị đẻ (khoảng 30 ngày) cần bổ sung thức ăn
trộn thêm các loại vitamin B1, B12…
Định kỳ thay nước bể 1 tuần/lần, tuy nhiên có thể thay sớm hơn nếu
nước bể nuôi bị ô nhiễm
*3. Cho đẻ
*Chuẩn bị hồ để lươn đẻ: Xây hồ diện tích lớn nhỏ tuỳ ý,
có thể từ 2m2 - 5m2 trở lên, xung quanh xây gạch xi
măng, tường bóng nhẵn, đáy tráng xi măng và đặt những
ống để cấp thoát nước, có thể xây theo từng dãy rộng
2m, dài 4m, cao từ 80 – 100cm. Cho đất sét pha vào dày
khoảng 30 - 40cm. Thành hồ cao hơn mặt đất 10 cm trở
lên phòng nước mưa chảy trực tiếp vào hồ. Tháo nước vào
ngâm hồ từ 2 – 3 giờ, pha thêm chút muối. Sau đó tháo
nước ra, cho nước sạch vào ngâm tiếp, làm như vậy
khoảng 3 - 4 lần để các chất có hại trong xi măng thôi ra.
*Thả lươn cho vào đẻ: Trước khi thả lươn vào cần cho vào
hồ một ít cây cải dầu, dây khoai lang, rơm khô hay sợi dây
nilon tước nhỏ để lươn đẻ trứng
2.4. Thu và ấp trứng
Chuẩn bị các dụng cụ để vớt
và ấp trứng lươn, như vợt
lưới có kích cỡ mắt lưới nhỏ
(2,5mm) sục khí, chậu nhựa
và bể ương lươn giống
Khi phát hiện ổ trứng lươn,
cần dùng vợt để vớt trứng,
rửa sạch và ấp trong các
chậu nhựa (đường kính
40cm) có chứa nước sạch
và sục khí nhẹ. Nhiệt độ ấp
dao động từ 28 - 300C, pH 6
- 8, ôxy đạt trên 5 ppm. Sau
5 ngày, trứng bắt đầu nở và
2 - 3 ngày sau thì nở hết
hoàn toàn
2.5. Chăm sóc lươn con
- Khi lươn con mới nở vớt ra ra thả
vào bể ương, tránh lươn mẹ ăn thịt
lươn con.
-Lươn con mới nở thân rất nhỏ, dưới
bụng mang noãn hoàng to, chiều dài
tối đa 2cm, ít cử động, chỉ nằm im
dưới đáy bể, nên trong thời gian này
sục khí phải được duy trì liên tục.
Lươn nở được 5 ngày thì chuyển sang
bể ương trong nhà, bắt đầu cho ăn
trứng nước, trùn chỉ, loăng quăng
(thức ăn chiếm 6 - 10% trọng lượng
thân) cho ăn 4 lần/ngày.
- Sau 10 ngày thì ăn trùn quế băm
nhỏ, 15 ngày tuổi bắt đầu cho ăn cá
xay nhuyễn.
-Lươn từ 30 ngày tuổi trở lên cho ăn
ốc bươu vàng xay nhỏ. Thời điểm này
nên bổ sung vitamin, khoáng để tăng
cường sức đề kháng cho lươn con.
-Sau 2 - 3 tháng ương nuôi, lươn đạt
trọng lượng từ 5 - 10 g/con, cỡ 10 - 15
cm/con thì có thể xuất bán giống hoặc
chuyển qua bể nuôi thịt.
2.6. Phòng trị bệnh
Trong quá trình nuôi phải quan sát hàng ngày để
phát hiện những con bị bệnh (biểu hiện là tách
đàn và ngóc đầu lên, không ăn, bơi vật vờ…), bắt
những con này nhốt riêng và tắm mước muối 3%
hoặc thuốc tím (KMnO4) để trị bệnh.
Cho lươn ăn thêm Vitamin C để tăng sức đề
kháng.
2.7. Vận chuyển
Lươn rất dễ vận chuyển, khi thuần hóa xong,
trước khi bán giống phải dừng cho ăn 1 – 2 ngày,
thả lươn vào bể nước sạch ít nhất 24 giờ trước
khi vận chuyển, chuẩn bị thùng xốp hoặc dụng cụ
vận chuyển chứa lươn. Khi đánh bắt, dùng vợt
xúc nhẹ nhàng tránh sây sát (chú ý chỉ cho thêm
một ít nước để lươn không bị khô da), vận
chuyển xa thời gian trên 4 giờ thì đóng túi nilon
bơm ô-xy.
*1. Mùa vụ nuôi
*+ Thả giống vào tháng 3 và hoạch vào khoảng tháng
7 âm lịch .
*
+ Thả giống vào tháng 8 âm lịch và thu hoạch vào
cuối tháng chạp và đầu tháng giêng.
2. Chuẩn bị hệ thống nuôi
Hiện nay, có nhiều phương pháp nuôi lươn nhưng chủ yếu là
nuôi lươn trong ao đất, bể xi măng, bể lót bạt.
a.Ao đất:
•Ao nuôi sâu từ 1 - 1,5m, bờ ao nên xây gạch hoặc phủ bạt
nghiêng về phía lòng ao. Đáy phủ một lớp đất ruộng hoặc đất
màu lẫn bùn dày khoảng 20 - 30cm.
• Giữa ao nên tạo các ụ đất lớn (cù lao) hoặc cho các bó
rơm, cỏ mục… để làm nơi cho lươn chui rúc và kiếm ăn. Duy
trì mực nước trong ao từ 15 - 20cm
* b. Bể xi măng
• Bể nuôi bằng xi măng,
có diện tích 4 m2 , trát
nhẵn thành, giữ nước
tốt
• Mỗi bể có 1 ống cấp
nước và 1 cống tiêu nước
ở đáy.
• Đáy bể nuôi được lớt đá
hoa, độ dốc 5 – 7% về
phía cống thoát nước,
giúp tháo nước thuận
tiện.
Xây dựng bể nuôi lươn
2c, Bể lót bạt
•Bể nuôi thường có kích thước 10m x 4m x 1m để thuận
tiện cho chăm sóc và quản lý.
•Khung sườn của bể được cố định và cột chắc chắn bằng
tre hoặc gỗ tạp.
•Để thuận tiện cho việc thay nước người nuôi có thể làm
các hệ thống van xả ở các cạnh ngang nơi có mặt đất
thấp hơn.
3. Điều kiện môi trường nuôi
* Nguồn nước sử dụng nuôi lươn là nguồn nước giếng. Nước
được lấy vào bể chứa 2-3 ngày mới cấp vào bể nuôi. Mức
nước trong bể nuôi luôn được duy trì trong khoảng 30-50cm
* Bảng 1. Các chỉ tiêu yếu tố môi trường trong bể nuôi
Mức nước bể
nuôi (cm)
30 - 50
pH
7,0 - 7,5
Nhiệt độ (0C) Oxy (mg/lít)
25 - 30
>2,0
* 4. Thả giống
*Chọn giống kích cỡ đồng đều,
màu sắc tươi sáng, linh hoạt,
không xây xát.
* Kích cỡ giống 50 con/kg.
*Mật độ thả nuôi 150 con/m2
* Thả giống lúc trời mát và
trước khi thả phải khử trùng
lươn giống.
Hình 2: Lươn giống thả nuôi