Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

tiểu luận cao học Hoạt động từ thiện của phật giáo trước những vấn đề xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.22 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, đất nước đang
trên đà hội nhập, chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là vũ khí lý
luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã
hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó Phật giáo đã in sâu vào tư tưởng,
tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt Nam bởi Phật giáo Việt Nam đã
cùng với dân tộc Việt Nam tiếp tục giải quyết cái khổ luân hồi sinh, lão, bệnh,
tử, tham, sân, si… nhưng vấn đề khó khăn hơn đó là giúp cho con người chiến
thắng được tham sân si vốn là mặt trái của thị trường, đó là chiến thắng ma
lực của đồng tiền, của lợi nhuận, là những cái bẫy đưa con người vào chỗ mất
nhân tính mù quáng, làm xã hội phân chia giàu nghèo và băng hoại nền đạo
đức nhân bản. Với đạo lý hướng nội, Phật tại tâm của Phật giáo góp phần kìm
hãm bớt từ mỗi người những tiêu cực của kinh tế thị trường và chia sẻ những
phần lợi nhuận cho những người bất hạnh trên tinh thần “Vô ngã vị tha”,
thương người như thể thương thân của dân tộc ta; bởi những gì mà Phật giáo
đã mang lại cho cuộc đời này không chỉ trong giáo lý, tư tưởng đề cao lòng từ
bi, nhân ái mà còn thông qua những hoạt động từ thiện cao cả của mình để
giúp đời.
Phật giáo được đánh giá cao, cấp lãnh đạo TW cho rằng “Phật giáo có
nhiều mảng nhưng cái mảng TỪ BI – TRÍ TUỆ thì không Tôn giáo nào qua
đạo Phật”.
Khi Phật giáo vào Việt Nam, tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo
nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân: “Lá lành
đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng
một gói khi no”,… Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng,
là cơ duyên để Phật giáo tồn tại, phát triển, đồng hành cùng với dân tộc Việt
Nam qua những thăng trầm của lịch sử. Chính vì vậy mà có nhận định:
“Trong giai đoạn Phật giáo là hệ tư tưởng thống trị, nó đã góp phần đưa lại
cho giai cấp cầm quyền một đường lối trị quốc có nhiều điểm tiến bộ. Đó là
thái độ khoan dung, độ lượng, chia sẻ và cảm thông chung, có thái độ sống
hướng đến tha nhân, vì tha nhân”.



1


Ở miền núi phía Bắc, nhiều gia đình dân tộc ít người thiếu sự chăm sóc
y tế, họ cần sự giúp đỡ về kinh tế cũng như phương tiện để sinh sống, trẻ em
cũng cần được quan tâm nhiều để tiếp tục đến trường, nhiều khu vực nông
thôn ở Việt Nam vẫn còn thiếu nước sạch để sinh hoạt. Như khu vực Đồng
bằng song Cửu Long, do đời sống sông nước đặc thù nên phụ nữ nghèo ở nơi
này mang nhiều căn bệnh hiểm nghèo không có điều kiện trị bệnh như mù
mắt, bệnh phụ khoa. Chính vì thế em mong rằng ngày càng có nhiều tấm lòng
nhân ái sát cánh bên nhau, thực hiện thiện nguyện đem lại lợi ích thiết thực
cho bà con nghèo khó, cùng chung tay góp một phần nhỏ bé của mình qua
việc chăm sóc y tế cho người dân nghèo, giúp xây dựng trường học, xây dựng
cầu ở nông thôn…, giúp cho phụ nữ nghèo, trẻ em và những người bất hạnh
có một niềm tin vào cuộc sống ý nghĩa này, tin vào tình người luôn thấm
đượm trong mỗi người dân Việt chúng ta.
Sự chia sẻ và từ tâm cũng như mong muốn cứu giúp những người bất
hạnh và khổ đau, đều được các tôn giáo lớn ngưỡng mộ, khen ngợi là đạo
đức, và cũng là một trong hai nền tảng của đời sống gương mẫu của người
theo đạo Phật: hiểu rõ sâu xa về nguồn gốc của khổ đau và làm thế nào để cứu
giúp tạm thời, sau đó chuyển hoá tận gốc rễ của nó. Mọi sinh linh đều là đối
tượng cần đến của lòng từ
Bởi thế, từ trước đến nay, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần
nhập thế hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện-xã hội, giúp đỡ
những mảnh đời chẳng may gặp khốn khó và bất hạnh trong xã hội với mong
muốn đem đến đời sống an lạc, no đủ và yêu thương cho cộng đồng xã hội.
Em chọn đề tài: “ Hoạt động từ thiện của Phật giáo trước những vấn
đề xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta” không chỉ muốn ghi nhận vai
trò tích cực của Phật giáo về hoạt động từ thiện giúp đời trong những năm qua

ở khắp mọi miền của Tổ quốc mà còn thông qua đó tìm ra một phương cách
để hướng đạo, khơi dậy từ tâm trong mỗi người, tinh thần tương thân tương ái
để từ đó biết hành động sao cho đúng, cho cuộc đời này thêm những niềm
vui.

2


Nội dung bài tiểu luận của em gồm có
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT CÓ LIÊN QUAN
TỚI HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN, NHÂN ĐẠO
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA PHẬT GIÁO TRƯỚC
NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1. Quá trình du nhập và phát triển của phật giáo vào Việt Nam
1.1. Giai đoạn du nhập vào Việt Nam (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X)
* Thời kỳ đầu tiên (trước thể kỷ V)
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, có ý kiến cho rằng ngay từ
thế kỷ III trước công nguyên. Đầu công nguyên, khi miền Nam Trung Quốc
chưa biết đến Phật giáo, ở Việt Nam đã có một trung tâm Phật giáo và là trung
tâm Phật học phát triển đó là trung tâm Phật giáo Luy Lâu (thuộc Thuận Thành Bắc Ninh ngày nay).
Thời kỳ đầu, Phật giáo thông qua các nhà sư Ấn Độ theo đường biển và
cùng với các thương nhân người Ấn Độ đến Việt Nam buôn bán.
Từ thế kỷ II - thế kỷ V, quá trình truyền giáo vào Việt Nam gắn với tên
tuổi của các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể như:
Thế kỷ II: Ma-Ha-Kỳ-Vực, Khưu-đà-la, Mâu-bác-cư-sĩ (người Ấn Độ,
vào năm 188).
Thế kỷ III: Khương-Tăng-Hội (người Ấn Độ, vào năm 200-247)

Chi-Lương-Cương (người Ấn Độ, vào năm 266).
Thế kỷ IV: Du-Pháp-Lan
Du-Đạo-Toái
Đây là hai nhà sư Trung Quốc, vào năm 361.
Thể kỷ V: Đàm-Hoằng (người Trung Quốc, vào năm 423).
Thời kỳ này, Phật giáo đã được truyền bá đến rất nhiều nơi trên đất
Việt, du nhập khá rộng rãi. Ở Việt Nam đặc biệt có hai nhà sư danh tiếng đó

3


là: Huệ Thắng (440 - 479) và Thích Đạo Thiền (457 - 483). Hai nhà sư này đã
được mời sang Trung Quốc giảng đạo.
* Thời kỳ từ thế kỷ VI – thế kỷ X
Thời kỳ này vẫn được coi là quá trình truyền giáo. Đây là thời kỳ Phật
giáo ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Vai trò truyền giáo của các nhà sư
Ấn Độ giảm, Phật giáo từ Trung Quốc truyền vào nước ta tăng lên, đặc biệt là
phái thiền.
Nhà sư Ấn Độ Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitacuri) là tổ thứ ba của phái
thiền Trung Quốc do sư tổ Tăng Xán sáng lập, vào nước tat u tại chùa Pháp
Vân (Bắc Ninh) và trở thành sư tổ của phái thiền Việt Nam. Phái này truyền
được 18 đời với 29 thiền sư Việt Nam (từ 626 đến 1216).
Phái thiền Vô ngôn thông từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 820,
truyền qua 15 đời với 40 thiền sư Việt Nam từ năm 820 đến 1287.
Đến thế kỷ X, sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, nước nhà độc lập, nhà
Đinh và tiền Lê đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Đinh Tiên Hoàng đã
triệu tập các tăng già để định rõ phẩm trật và mời tham gia triều chính. Lê Đại
Hành đã cử phái đoàn sang Trung Quốc thỉnh kinh. Nhà Đinh và nhà Lê đã
trọng dụng và phong thưởng cho nhiều nhà sư có công lao giúp cho triều đình
như Ngô Chân Lưu, Khuông Việt Thái sư, Đỗ Thuận…

1.2. Phật giáo thời kỳ Lý - Trần (từ thế kỷ XI đến XV)
Đây là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam và cũng là hai triều
đại phong kiến bền vững và hưng thịnh nhất trong lịch sử các triều đại phong
kiến nước ta. Phật giáo đóng vai trò là hệ tư tưởng xã hôi, chính trị và đạo
đức… trong xã hội.
Các vua nhà Lý, nhà Trần được đào tạo và trưởng thành từ nhà chùa
như Lý Công Uẩn. Nhiều bậc đế vương có công nghiên cứu truyền bá Phật
giáo và trở thành sư tổ của nhiều môn phái. Lý Thái Tôn (1028-1054) là sư tổ
đời thứ 12 của thiền Vô ngôn thông. Lý Thánh Tông là sư tổ thứ 12 của thiền
Thảo Đường. Trần Nhân Tông là sư tổ (1054-1072) của phái thiền Trúc Lâm
Việt Nam (Trúc Lâm Yên Tử).
Các nhà sư thời Lý - Trần không chỉ có công lao với đạo pháp, mà còn
có những đóng góp lớn với đất nước. Họ đã tham gia triều chính, góp phần
xây dựng nhà nước đương thời và cùng nhân dân ta thành công trong công

4


cuộc thắng Tống, bình Nguyên. Vạn Hạnh quốc sư đã có công lớn trong việc
rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Viên Chiếu, Thông Biện, Pháp Loa, Tuệ
Trung thương sĩ, Huyền Quang và nhiều nhà sư tiêu biểu khác không chỉ có
công lao trong công cuộc giữ nước, họ còn là những nhà văn hóa góp công
tạo dựng nền văn hóa Việt Nam với những thành tựu về văn học, nghệ thuật,
kiến trúc, điêu khắc có giá trị lớn, đồng thời họ còn tham gia đào tạo nhân tài
cho đất nước.
Lý - Trần là hai triều đại đã lập được nhiều thành tựu võ công văn trị
thật là hiển hách trong đó có phần đóng góp của Phật giáo.
1.3. Phật giáo thời kỳ Hậu Lê và nhà Nguyễn
Từ thế kỷ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho giáo làm
cơ sở về chính trị, tư tưởng và đạo đức cho xã hội, Phật giáo không còn là

quốc giáo. Tuy nhiên, vốn đã được chấp nhận từ lâu, đến lúc này Phật giáo đã
ăn sâu bám rễ vào đời sống nhân dân ta. Với tinh thần từ bi, Phật giáo vẫn tồn
tại và chung sống với Nho giáo và Đạo giáo.
Thời kỳ này xuật hiện phái Tào Động (vốn ở Trung Quốc) năm 1570 ở
miền Bắc và phái Lâm-Tế năm 1712 ở miền Nam.
Nhìn chung, ở thời kỳ này, các chùa vẫn tiếp tục được xây dựng, sự tu
hành vẫn tiếp tục được duy trì.
1.4. Thời kỳ chấn hưng Phật giáo thời kỳ chống Pháp
Đến thế kỷ XIX, một mặt bị Nho giáo lấn át, mặt khác Thiên chúa giáo
được thực dân Pháp ráo riết truyền vào làm cho Phật giáo bị suy giảm.
Trước tình hình đó, đầu thế kỷ XX, một số nhà tu hành cùng các nhân
sĩ có tinh thần dân tộc đã vận động “ Chấn hưng Phật giáo ”. Các cơ sở đào
tạo và các tổ chức Phật giáo được hình thành.
Ở miền Nam, năm 1930, nhà sư Khánh Hòa lập “ Hội Nam Kỳ nghiên
cứu Phật học ”. Năm 1951 ông Mai Thọ Truyền tổ chức lại hội đó và đổi tên
là “ Hội phật học Việt Nam”. “ Hội tăng già Việt Nam “ cũng thành lập năm
1951.
Ở miền Trung, năm 1932 lập “ An Nam phật học ”. Năm 1949 lập hội
“Tăng già Trung Việt ”.
Ở miền Bắc, “ Hội Phật giáo Bắc Kỳ ” do ông Nguyễn Năng Quốc lập năm
1949.

5


Tại Huế, năm 1951, thành lập “ Tổng hội Phật giáo Việt Nam ”, thực dân
Pháp định lợi dụng Phật giáo, nhưng đại đa số Phật tử đều giữ nguyên truyền thống
yêu nước, gắn bó với dân tộc, tu hành theo sơn môn tông phái.
Trong kháng chiến chống Pháp, Phật giáo cũng đã đóng góp nhiều sức
người, sức của. Nhiều đại biểu Phật giáo tham gia mặt trận Việt Minh, Liên Việt,

nhiều nhà chùa là cơ sở che giấu, hội họp cho cán bộ kháng chiến tổ chức “ Phật
giáo cứu nước ” thu hút phần lớn tăng ni, Phật tử đấu tranh chống Pháp.
1.5. Phật giáo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc
được giải phóng, năm 1958, “ Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ” được thành lập,
quy tụ giới Phật giáo miền Bắc thành một tổ chức thống nhất vừa hoạt động tôn
giáo vừa góp phần vào công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước
nhà.
Ở miền Nam, Phật giáo phức tạp hơn, các giáo phái hoạt động theo những
chiều hướng khác nhau. Năm 1964, “ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ”
được thành lập, nó tập hợp các hệ phái lại một cách lỏng lẻo, sau bị phân hóa, phái
Quốc tự chủ trương theo đường hướng dân tộc, phái Ấn Quang bị Đế quốc Mỹ thao
túng. Sau giải phóng phái Ấn Quang còn tiếp tục một thời gian gây rối ở miền
Trung nhờ sự tiếp tay của bọn phản động.
Xu hướng “ hiện đại hóa ” chi phối rất lớn đến Phật giáo miền Nam. Họ đẩy
nhanh việc triển khai lực lượng, mở trường đào tạo, xây dựng chùa tháp, xây dựng
các cơ sở kinh tế văn hóa để tạo thế cân bằng với Thiên chúa giáo.
Đại đa số Phật tử giữ được truyền thống tốt đời, đẹp đạo gắn bó với dân tộc,
ủng hộ và tham gia cách mạng. Vào những năm 60, Phật giáo đã đấu tranh quyết
liệt với chế độ độc tài Ngô Đình Diêm, nhà sư Thích Quảng Đức đã tự thiêu năm
1963 để phản đối Mỹ Ngụy.
1.6. Phật giáo giai đoạn từ khi thống nhất đến nay
Tháng 11 năm 1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra
ở Hà Nội. Hơn 200 đại biểu của các hệ phái Phật giáo toàn quốc về dự và đã thành
lập “ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ”. Trong đó đã bầu được hai cơ quan cao nhất
lãnh đạo giáo hội là “ Hội đồng trị sự ” và “ Hội đồng chứng minh ”. Đây là lần đầu
tiên, đại hội được tiến hành trong hoàn cảnh dân tộc độc lập và nước nhà hoàn toàn
thống nhất, điều kiện thuận lợi cho Phật giáo phát huy vai trò của mình.

6



Sau khi nước nhà thống nhất, Đảng và Nhà nước ta rất chú ý đến các tôn
giáo, đặc biệt là Phật giáo. Nhiều chủ trương chính sách được ban hành để hướng
dẫn và chỉ đạo công tác tôn giáo. Đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, với chủ trương
đổi mới của Đảng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, cũng được khởi sắc.
Nhiều chùa tháp được xây dựng, kinh sách được phép in ấn, nhiều cơ sở đào tạo
được mở rộng. Các tín đồ Phật giáo phấn khởi hơn, có thể nói ít nhiều đã vui phần
đạo, yên phần đời.
Hiện nay nhiều chức sắc Phật giáo là thành phần tích cực của Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ trong
Phật giáo bị lợi dụng nên cũng ít nhiều gây nên sự phức tạp về chính trị xã hội trong
một số năm vừa qua đặc biệt là ở phía Nam.
2. Một số đặc điểm Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo là tôn giáo thế giới được truyền sớm nhất và cũng là tôn giáo có
đông tín đồ nhất ở Việt Nam.
Khi vào Việt Nam Phật giáo lại có điểm khá đặc thù không hoàn toàn giống
Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
Đặc điểm đầu tiên: Phật giáo vào Việt Nam mang đậm nét tính chất dân
gian. Từ khi mới du nhập vào Việt Nam, một mặt Phật giáo đồng nguyên với Nho
giáo và Đạo giáo, mặt khác nó còn kết hợp để hòa trộn với các tín ngưỡng dân gian
của người Việt. Phật giáo Việt Nam được đặt cạnh và đồng nhất với các mẫu. Nghi
lễ thờ cúng và rước sách các bà dâu - với tư cách là Phật là nghi lễ có tính chất dân
gian, vừa uy nghi vừa rộn ràng náo nhiệt. Tín đồ thì có tín đồ thực thụ (nhà tu hành)
và tín đồ quần chúng (các phật tử). Tư tưởng từ bi của Phật được diễn đạt một cách
dân gian là sự cứu khổ cứu nạn.
Đặc điểm thứ hai: Phật giáo Việt Nam mang tính thống nhất nhưng không
thuần nhất.
Ở Ấn Độ và Trung Quốc, các môn phái Phật giáo được nhận biết rất rõ ràng
vì ở đó nhà tu hành rất chú ý đến giáo lý. Trái lại ở Việt Nam, các nhà tu hành chủ

yếu chú ý đến hành động và mục đích cứu độ chúng sinh của Phật giáo nên sự phân
biệt giữa các môn phái không rõ nét. Nhiều nhà nghiên cứu, kể cả một số nhà sư có
khi cho rằng Phật giáo Việt Nam chỉ là một, họ còn đồng nhất một cách đơn giản
giữa Phật giáo với phái thiền tông. Các Phật tử thì chỉ tuyên bố quy Phật chứ không
quan tâm đến phái nào.

7


Tuy nhiên Phật giáo không thuần nhất. Mỗi giai đoạn lịch sử với những khu
vực, miền, địa phương khác nhau Phật giáo mang những nét riêng, đặc thù rất đa
dạng.
Đặc điểm thứ ba: Phật giáo Việt Nam là tôn giáo nhập thế. Phật giáo ở Ấn
Độ và Trung Quốc chủ trương xuất thế, ở Việt Nam, nhiều nhà sư, nhiều bậc cao
tăng đồng thời cũng là cũng là những trí thức xã hội, những bậc mưu sĩ. Hoạt động
Phật giáo ở Việt Nam không tách rời quá trình giữ nước của dân tộc Việt Nam.
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT CÓ LIÊN QUAN
TỚI HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN, NHÂN ĐẠO
Giáo lý
Giáo lý nhà Phật gồm tam tạng kinh điển (Kinh-Luật-Luận), là cả một gia
tài đồ sộ. Kinh là những lời dạy của Đức Phật thuyết giảng hoặc do các đệ tử
của Ngài tuyên thuyết và được Ngài ấn chứng. Luật là những cấm giới do
Đức Phật chế ra để ngăn dứt điều ác, phát triển nghiệp lành. Thời kỳ Đức Phật
còn tại thế chưa có chữ viết chỉ truyền khẩu, nên dần dần không thể không có
những điều sai lạc. Đến nay một số giáo điều do người sau đặt ra nhưng lại
ngụy tạo lời Phật dạy; hoặc ngược lại, có người chủ trương sai lầm cho rằng
kinh điển Đại thừa không phải do Đức Phật thuyết giảng. Điều này làm nhiều
Phật tử hoang mang không biết tin vào đâu, thậm chí rơi vào tà kiến mê tín.
Vì thế, nhà Phật có một thước đo để phân định pháp nào là đúng chánh pháp.
Thước đo ấy gọi là Pháp ấn.

Pháp ấn gồm ba phân loại:
- Tứ pháp ấn.
- Tam pháp ấn.
- Nhất pháp ấn.
* Tứ pháp ấn
1. Vô thường: Tất cả mọi loài vật, từ hữu tình đến vô tình, từ lớn lao như toàn
thể vũ trụ đến tí hon như những tế bào đều thay đổi trong từng sát-na. Con
người vô thường theo tiến trình sinh lão bệnh tử, các pháp có sinh trụ dị diệt,
vũ trụ có thành trụ hoại không.
2. Khổ: Vì vô thường nên không một chúng sinh nào thoát khỏi đau khổ,
trong đó nỗi khổ luân hồi là đệ nhất. Cụ thể hơn, Đức Phật dạy rõ về tám loại
1.

8


khổ: Sanh - Già - Bệnh - Chết - Cầu mong không toại nguyện - Thương yêu
phải xa lìa - Oán thù mà gặp gỡ - Thân năm ấm lẫy lừng.
3. Không: Các pháp đều do nhân duyên tập hợp mà hình thành, không có
pháp nào tự nó hiện hữu. Vì do duyên hợp nên sự hiện hữu ấy chỉ là giả tạm,
thật sự bản chất của các pháp là không. “Không” là thể tánh cả vạn pháp, còn
hiện tượng là giả có.
4. Vô ngã: Vì các pháp do duyên hợp nên không đồng nhất và không có một
chủ thể độc lập. Các pháp cũng vô thường nên không phải cố định. Không có
chủ tể, không đồng nhất và không cố định nên các pháp đều vô ngã.
* Tam pháp ấn
1. Chư hành vô thường: Đã nói ở trên.
2. Chư pháp vô ngã: Vô thường và Vô ngã là hai pháp ấn thuộc Tục đế, là
chân lý chi phối mọi sự vật hiện tượng và vạn hữu trong cả ba cõi.
3. Niết bàn tịch tịnh: Pháp ấn thứ ba thuộc Chân đế, là chân lý xuất thế gian.

Hai đặc tính của Niết bàn là thanh tịnh và thường tri, tức tĩnh lặng mà hằng rõ
biết. Niết bàn không phải là một cõi giới bên ngoài, có thể đạt đến khi nhắm
mắt lìa đời, mà là tự tánh bổn tịch bổn tri của chính mình. Khi nhận ra và
thẩm thấu chân lý vô thường vô ngã của muôn pháp, người tu thoát ly mọi
khổ não, xoay lại soi sáng chính mình, trở về Niết bàn tịch tịnh tự tâm.
* Nhất pháp ấn
Khi nhận thấy trình độ tâm linh của chư đệ tử đã có thể lãnh hội chân lý tối
thượng, Đức Phật mới thuyết giảng về Nhất tâm chân như, thuộc Trung đạo
Đệ nhất nghĩa đế, chỉ rõ con người chân thật thường hằng ở mọi chúng sanh.
Con người chân thật ấy không có hình dáng nên không hề sanh diệt, không có
tên nên được đặt rất nhiều tên: Chân như, Phật tánh, Pháp thân, Bản lai diện
mục… Trở về hằng sống với con người chân thật là mục đích cuối cùng của
người tu, và cũng là bản hoài chư Phật khi thị hiện nơi đời.
* Tứ diệu đế: là giáo lý cơ bản, xuyên suốt trong toàn bộ kinh điển Phật giáo.
Tùy vào căn cơ của chúng sinh mà Đức Phật thuyết pháp theo từng mức độ
khác nhau, nhưng tựu trung lại cũng đều bắt nguồn từ pháp môn Tứ đế, đó là
4 chân lý chân thực, chắc chắn:
- Khổ đế (Duhkka – satya):

9


Trong Tứ diệu đế đạo Phật chỉ ra đầu tiên là sự khổ. Theo giáo lý nhà
Phật, con người ai cũng gặp phải những điều đau khổ, chỉ khác là nỗi khổ đau
ở mỗi con người không giống nhau.
Nói như thế không có nghĩa đạo Phật chủ trương cuộc đời chỉ toàn là
khổ, và những người tu Phật lúc nào cũng bi quan, yếm thế. Thực tế đạo Phật
nhìn nhận cuộc đời một cách khách quan, không ru cho người ta vào trong
một giấc mơ tốt đẹp để rồi xa lạ với cuộc sống thực tại của chính mình. Với
thái độ lạc quan, giáo lý Phật giáo đã chỉ cho ta con đường thoát ly ra khỏi nỗi

khổ đó, đạt đến những điều tốt đẹp.
Đức Phật đã khái quát nỗi khổ của con người ra làm 8 loại, đó là 4 nỗi
khổ: Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Ngoài ra còn có các nỗi khổ khác như: “Ái biệt
ly khổ” (những người thân yêu phải xa nhau); “Oán tắng hội khổ” (những
người có oán thù thường hay gặp gỡ); “Cầu bất đắc khổ” (điều mong cầu
không toại nguyện) và “Ngũ ẩm thịnh khổ” (bị 5 yếu tố: Sắc, thọ, tưởng,
hành, thức nung nấu khổ sở). Đức Phật đã nhận ra cuộc đời là khổ nên đã nêu
ra Khổ đế.
- Tập đế (Samudaya): Đức Phật quan niệm, thế giới vạn hữu đều y vào
sự quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả mà sinh hay diệt. Thấy rõ mọi nỗi
đau khổ rồi thì phải tìm ra nguyên nhân tạo thành sự khổ, đó là Tập đế. Chỉ
khi nhận thức được đúng đắn nguồn gốc của đau khổ mới có thể diệt trừ tận
gốc nó được. Nỗi khổ không phải ngẫu nhiên mà có, nó đều do “vô minh” của
con người rồi theo luật nhân - quả chi phối. Những nguyên nhân nỗi khổ đều
ở chính ngay trong con người mỗi chúng ta.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nỗi khổ, nhưng tựu chung lại có 10
nguyên nhân chính là: 1.Tham lam; 2. Giận dữ (Sân); 3. Si mê; 4. Kiêu mạn;
5. Nghi ngờ ; 6. Thân kiến (Tưởng thân thể là thực có, là bất biến); 7. Biện
kiến (Sự hiểu biết một mặt, thành kiến cực đoan); 8. Kiến thủ (luôn bảo vệ sự
hiểu biết của mình là đúng); 9.Giới cấm thủ (Tu hành không đúng chính đạo);
10. Tà kiến (Sự hiểu biết không đúng, mê tín dị đoan).
Trong đó 3 nguyên nhân chủ yếu là Tham – Sân – Si, Phật giáo gọi là
Tam độc, đó chính là nguồn gốc của mọi sự khổ.
- Diệt đế (Nirodha Dukkha): là giải thoát luận và cũng chính là lý tưởng
luận của Phật giáo. Trong cuộc đời cua mỗi con người, hạnh phúc chính là khi

10


không còn đau khổ. Diệt đế là diệt trừ đau khổ, phiền não để đi đến an lạc

ngay trong cuộc sống thực tại. Theo đức Phật, muốn diệt trừ khổ trước hết
không tạo nghiêp ác. Khi vọng niệm không còn khởi lên, tâm luôn an trụ
trong cảnh vắng lặng, đó là cảnh giới Niết Bàn. Diệt đế là chân lý chắc chắn
mà chúng sinh sẽ đạt được khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và những
nguyên nhân của đau khổ.
- Đạo đế (Nirodha Gamadukkha): là con đường, là phương tiện mà Đức
Phật hướng dẫn cho chúng sinh đạt đến được quả vị, giải thoát khỏi luân hồi
sinh tử hay nói cách khác là phương pháp tu hành để diệt khổ, được vui. Đây
là pháp môn thực tiễn để tu hành, thuộc Đạo đức luận của Phật giáo.
Đức Phật đã tùy căn cơ của chúng sinh để nói ra 37 phẩm chia làm 7
loại để mỗi người có thể tự chọn cho mình những pháp môn thích hợp tu hành
đó là:
- Tứ niệm xứ (4 điều mà người tu hành thường xuyên nghĩ đến)
- Tứ chánh cần (4 phép siêng năng, chân chính để tinh tấn tu hành, diệt
trừ tội ác, phát huy điều thiện)
- Từ như ý túc (4 phép thiền định về việc tu hành được phát sinh, phát
triển)
- Ngũ căn (5 điều căn bản giúp người tu hành đạt Thánh quả)
- Ngũ lực (5 năng lực để cùng ngũ căn giúp người tu hành đạt Thánh
quả)
- Thất bồ đề phần (7 pháp tu tập giúp người tu hành thành tựu đạo quả
đại giác)
Bát chính đạo (8 con đường công bằng, chân chính hợp với chân lý Tứ
đế để tiến tới đạo Niết bàn, thoát khỏi khổ đau). Trong 37 nội dung trợ đạo
như đã nói ở trên, Bát chính đạo được coi là pháp môn chính quan trọng nhất
giúp người tu hành tu dưỡng thân tâm, cải thiện hoàn cảnh, thoát khỏi khổ
đau, phhiền não, bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại.
Bát chính đạo gồm có:
+ Chính kiến (Samyag – drsti): Nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công
bằng, tin vào sự giải thoát và nhân quả.

+ Chính tư duy (Samyag – samkalpa): Suy xét một sự việc theo đúng lẽ phải
tư duy về nghĩa chân chính của Tứ đế để lìa tham, sân, si.

11


+ Chính ngữ (Samyag – vàca): Nói lời chân thật, ngay thẳng, không thiên
kiến, lìa mọi tội lỗi của khẩu nghiệp.
+ Chính nghiệp (Samyag – karmantà): Hành động chân chính để thân nghiệp
được thanh tịnh.
+ Chính mạng (Samyag – àgiva): Sinh sống bằng nghề nghiệp lương thiện,
trong sạch, lìa mọi sinh hoạt bất chính để 3 nghiệp được trong sạch.
+ Chính tinh tiến (Samyag – vyàyàma): Quyết tâm tu tập, chuyên cần, làm
việc nghĩa, bỏ ác làm việc thiện.
+ Chính niệm (Samyag – smrti): Nhớ nghĩ về chính pháp, gạt bỏ mọi tà niệm.
+ Chính định (Samyag – samàdhi): Tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính
đáng đúng với chân lý để trở thành vô lậu thanh tịnh.
Thập nhị Nhân – Duyên: Lý nhân duyên chi phối vũ trụ và nhân sinh,
trong đó nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh.
Mọi sự vật trên thế gian đều do các nhân duyên hợp lại mà thành và sẽ tan rã,
biến diệt khi nhân duyên tan rã.
Phật giáo quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển
không ngừng theo quy luật Thành - trụ - hoại – không (hình thành, tồn tại một
thời gian, rồi dần bị hủy hoại và tan biến), liên tục như thế không bao giờ
ngừng nghỉ. Một hiện tượng phát sinh không phải do một nhân mà do vô số
nhân, duyên đã có từ trước, một hiện tượng có liên quan hoặc gần hoặc xa với
tất cả các hiện tượng khác trong vũ trụ.
Về nhân sinh, Phật giáo quan niệm sắc thân của con người chỉ tồn tại
một thời gian rồi sẽ huỷ diệt theo quy luật: Sinh - Trụ - Dị - Diệt (Sinh ra lớn lên, tồn tại – thay đổi và cuối cùng là hủy diệt) thì tinh thần cùng với sắc
thân phải hủy diệt theo. Tinh thần không tồn tại độc lập rời sắc thân được. Do

đó Phật giáo không công nhận một linh hồn vĩnh cửu, tách rời sắc thân, khi
sắc thân chết để chuyển từ kiếp này sang kiếp khác.
Con người được sinh ra là do nhiều nhân, nhiều duyên hòa hợp. Đó là
một chuỗi 12 nhân duyên là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng
sinh tử luân hồi, đó là:

12


1- Vô minh (Avijjà): sự mê mờ, cuồng si của tâm thức ; hay nói cách khác là
sự không hiểu biết như thật về hiện hữu là duyên sinh, vô thường và không có
một tự thể độc lập, bất biến.
2- Hành (Sankhàra): động lực, ý chí hành động tạo tác (ý hành) của thân,
miệng và ý.
3- Thức (Vinnana): tri giác của con người về thế giới thông qua các cơ quan
chức năng như mắt (nhãn thức), tai (nhĩ thức), mũi (tỉ thức), lưỡi (thiệt thức),
thân (thân thức) và ý (ý thức).
4- Danh sắc (Nàma - rùpa): sắc là phần vật lý và sinh lý, danh là phần tâm lý.
Với con người, sắc là cơ thể vật chất, các giác quan và chức năng của chúng ;
danh là các tâm phụ thuộc (tâm sở), như xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư.
5- Lục nhập (Chabbithàna): có nơi gọi là sáu xứ, là sự tương tác giữa 6 căn (=
6 nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và đối tượng của chúng là 6 trần (= 6
ngoại xứ: hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc chạm và ý tưởng - pháp).
6- Xúc (Phassa): sự gặp gỡ, tiếp xúc, giao thoa giữa các căn (chủ thể) và trần
(đối tượng). Nói rõ hơn, xúc chính là sự tiếp xúc giữa con người và thế giới
thông qua 6 cơ quan tri giác. Lưu ý là, khi có thức phát sinh do mắt tiếp xúc
với hình thể (sắc trần), thì sự nhận biết đó mới gọi là nhãn thức... Vậy, xúc là
sự gặp gỡ, giao thoa giữa căn, trần và thức.
7- Thọ (Vedanà): sự cảm thọ. Nói khác đi là các phản ứng tâm lý phát sinh
khi mắt tiếp xúc với hình thể, tai tiếp xúc với âm thanh... ý tiếp xúc với ý

tưởng (pháp).
Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu (lạc thọ), cảm thọ khó chịu (khỗ thọ) và
cảm thọ trung tính (phi khỗ phi lạc). Đây là chất liệu mà con người thường
lấy để xây dựng những giá trị gọi tên là hạnh phúc và khỗ đau, bất hạnh. Thực
ra, chúng là do duyên sinh, luôn thay đỗi, không hề có một tự tính cố định.
8- Ái (Tanhà): gọi đủ là ái dục hay khát ái: sự vướng mắc, yêu thích, tham
luyến; gồm có dục ái, sắc ái và vô sắc ái.
13


9- Thủ (Upadàna): gọi đủ là chấp thủ: sự kẹt vào, bám víu, đeo chặt của tâm
thức vào một đối tượng.
10- Hữu (Bhava): tiến trình tương duyên để hình thành, gồm dục hữu, sắc hữu
và vô sắc hữu.
11- Sinh (Jati): sự ra đời, tạo nên, xuất hiện. Sinh là sự thành tựu các bộ phận cấu
thành (năm uẩn), thành tựu các xứ (các cơ quan tri giác và chức năng của chúng).
12- Lão tử (Jaramrana): sự suy nhược, tàn lụi, tuổi thọ lớn, tan rã, tiêu mất,
tử vong. Với sinh mạng con người, lão tử được biểu hiện dưới các hiện tượng:
răng lung, tóc bạc, da nhăn, các cơ quan tri giác suy yếu và chết.
2. Giáo luật:
Kinh luật tạng trình bày những phép tắc, giới luật. Về cơ bản, đạo Phật
có hai giới luật quan trọng là ngũ giới và thập thiện, quy định những điều mà
những người theo đạo phải tuân theo
- Ngũ giới:
+ Giới sát (không sát sinh).
+ Giới đạo (không trộm cắp).
+ Giới dâm (không tà dâm).
+ Giới vọng ngữ (không được nói điều sai trái).
+ Giới tửu (không uống rượu).
- Thập thiện:

+ Về thân: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
+ Về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không ác khẩu, không thêu
dệt.
+ Về ý: Không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.
- Ngoài những quy định trên, người tu hành còn phải thực hiện một số
điều cấm khác. Các vị sư từ Đại đức trở lên phải theo giới luật nghiêm hơn:
+ Hàng Tỳ kheo: nam 250 giới, Tì kheo nữ 348 giới.
+ Hàng Sa di: phải thực hiện 10 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không
dâm dục, không nói điều sai, không uống rượu, không trang điểm, không nằm

14


giường nệm, không xem ca hát, không giữ vàng bạc, không ăn quá giờ quy
định).
3. Tổ chức của đạo Phật:
- Tổ chức Phật giáo không chặt chẽ. Phật giáo không có giáo quyền,
không thống nhất cách tu hành, có nhiều tông phái và sơn môn.
- Người theo đạo Phật được chia làm hai loại:
+ Người tu hành: phải thoát ly gia đình và các sinh hoạt xã hội, đi tu ở chùa
theo quy định. Nam tu sĩ gọi là Tăng, nữ tu sĩ gọi là Ni.
+ Người tu tại gia: thờ Phật, lễ Phật tại nhà và tuân theo Ngũ giới và Thập thiện.
- Về hệ thống chức sắc và các nhà tu hành:
+ Đối với Tăng:
* Hòa thượng: có 40 năm tu, 60 năm tuổi đời và từ Thượng tọa được tấn
phong lên.
* Thượng tọa: có 30 năm tu, 50 năm tuổi đời và từ Đại đức được tấn phong lên.
* Đại đức: là hàng Tỳ kheo, được thọ giới sau khi xuất gia khoảng 10 năm trở lên.
* Sa di: được thọ giới từ Tiểu lên.
* Tiểu: người xuất gia tu hành.

+ Đối với Ni:
Gồm có Ni trưởng, Ni sư, Ni cô, Sadini, Tiểu cũng phải thọ giới và tấn phong
như bên Tăng.
- Phật giáo gồm hai phái là Đại thừa, Tiểu thừa. Từ hai phái đó mỗi
phái lại chia thành nhiều tông nên hay gọi là “tông phái”.
+ Đại thừa (cỗ xe lớn ): phái này cho rằng con người có thể giác ngộ bằng tự
lực và bằng tha lực, tức bằng sự dẫn dắt của người khác, đặc biệt là của các vị
Bồ Tát. Do đó phải “tự giác giác tha, tự độ độ tha” tức mình đã giác ngộ thì
phải giác ngộ người khác. Ở Việt Nam phái Đại thừa còn gọi là Bắc tông.
+ Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): Mỗi người phải lo tu thân, giác ngộ chỉ bằng tự lực.
Ở Việt Nam phái Tiểu thừa còn gọi là Nam tông.
4. Về lễ nghi:
Lễ nghi của đạo Phật được quy định trong Giáo luật. Lễ nghi của Phật
giáo không mang tính siêu hình mà biểu thị một văn hóa cao thượng không
tục lụy. Lễ nghi Phật giáo không coi trọng về hình thức mà chú trọng về nội
dung thể, thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới đức Bổn sư.

15


- Nghi thức Bá tát (còn gọi là Bố tát – Upavasatha): Tiếng Hán dịch là
Tịch trụ, Trưởng dưỡng có ý nghĩa tự mình sám hối các tội đã phạm trước
mọi người.
Theo lời Phật dạy, các đệ tử của Phật đã duy trì cho đến ngày nay cứ nửa
tháng một lần (vào ngày 15 và ngày cuối cùng của tháng âm lịch) Tăng chúng
tập hợp lại đọc tụng giới tụng để kiểm điểm việc rèn luyện theo giới pháp.
Đối với Phật tử tại gia, theo phép này người Phật tử giữ 8 giới trong 6
ngày chay để tăng trưởng Thiện pháp.
Lễ Bá tát được tổ chức trong phạm vi một sơn môn, pháp phái hay một
khu vực theo sự kết giới nào đó. Theo nghi thức gọi là Bạch Yết Ma (làm lễ

Bá tát) rồi cử một vị sư đọc tụng giới bản, còn tất cả ngồi nghe, ai nấy đều tự
phản tỉnh và nếu ai phạm vào điều luật nào thì phải ra trước đại chúng phát lộ
(tự bộc bạch) và xin sám hối.
- Nghi thức An cư: An cư còn gọi là “Vũ kỳ An cư” (Vansavasana)
diễn ra hàng năm trong khoảng thời gian 3 tháng. Phật giáo quan niệm rằng
mùa mưa là mùa côn trùng phát triển, việc đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự
sống của các loài. Đây cũng là mùa mưa lũ dâng ngập, việc đi giáo hóa,
truyền đạo và khất thực của Tăng đoàn cũng gặp nhiều khó khăn nên các sư
tập trung vào một nơi thuận tiện để chuyên việc tu học giáo pháp, rèn luyện
giới luật, tu dưỡng thân tâm.
Thời gian tổ chức An cư thông thường từ ngày 16/4 – 15/7 âm lịch
hàng năm. Tuy nhiên tùy từng địa phương để tổ chức An cư cho phù hợp với
đời sống sinh hoạt và khí hậu của mình.
Trong thời gian An cư “đoàn thể Phật tử” đến nghe pháp và cúng dâng
các chư Tăng ni.
- Nghi thức Tự tứ: Tự tứ có nghĩa là tổng kết khóa An cư. Ở đây mỗi
người tự kiểm điểm lại bản thân mình, nếu ai vi phạm lỗi lầm gì thì phải bộc
bạch với những Tỳ kheo khác và tự sám hối. Sau lễ này các sư được công
nhận thêm một tuổi đạo (vì An cư thường được tổ chức trong dịp lễ Vu Lan
nên là ngày lễ rất lớn và linh thiêng trong năm của Phật giáo…
5. Tư tưởng nhân đạo trong Phật giáo:

16


Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn
minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san
bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Rồi từ những căn bản đó,
Phật giáo đã duỗi dài nguyên lý vào cuộc sống con người khắp mọi nơi.
Trong cội rễ sâu xa, ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo

đã mang trong mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng
cơ bản nhất đó là tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi –
Bình đẳng – Vô ngã cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con
người với mục đích “cứu khổ” là quan trọng nhất.
Theo Đạo Phật, chính “chấp ngã” đã gây ra cho lịch sử loài người
những cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã
và đang là điều nhức nhối của toàn nhân loại. Trong tình hình này Phật Giáo
kêu gọi mọi người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con
người dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm
tư lại. Hãy phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái ta ích kỷ, nhỏ hẹp
để được yêu vũ trụ rộng lớn.
Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần
khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ
hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng
lớn” của toàn thể vũ trụ vô biên, Đức Phật đã từng dạy: Một hạnh phúc vĩnh
cửu chỉ sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có
thể thực hiện một khi cá nhân chịu nhường bước. Một bản ngã đứng tách
riêng ra ngoài là không thể tồn tại khỏe mạnh được. Đó là mục đích giáo dục
con người hoàn thiện cả về tài lẫn đức trong một xã hội văn minh.
Phật giáo cho con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt
đẹp để có thể sống hài hòa. Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ
diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”,
chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân, si cùng với lý luận về thập nhị
nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát
chính đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp
sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau một

17



cách hòa mục. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng
đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy
sinh mọi điều tốt lành.
6. Tổ chức Phật giáo Việt Nam:
Cho đến thời điểm Thống nhất Việt Nam năm 1975, tại miền Bắc và
miền Nam có nhiều tổ chức Phật giáo hoạt động. Với mục đích thống nhất các
tổ chức, hệ phái Phật giáo tại Việt Nam dưới một tổ chức duy nhất, cuộc Vận
động thống nhất Phật giáo được tiến hành. Năm 1980, Ban vận động thống
nhất Phật giáo ra đời, do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm trưởng ban.
Năm 1981, Đại hội các tổ chức Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán
Sứ, Hà Nội. Một tổ chức mới ra đời, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
là hợp nhất của 9 tổ chức:










Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam
Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam
Ban liên lạc Phật giáo Yêu nước
Giáo hội Thiên thai giáo Quán Tông
Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam
Hội đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ

Hội Phật học Nam Việt

Đại hội đã thông qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng
thời suy tôn, suy cử giáo phẩm lãnh đạo gồm Hội đồng Chứng Minh và Hội
đồng Trị sự.
- Pháp chủ là Hòa thượng Thích Đức Nhuận (nguyên Quyền Hội
trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam)
- Đệ nhất Phó pháp chủ kiêm Giám luật là Hòa thượng Thích Đôn Hậu
(nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)

18


- Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Thủ (nguyên Viện
trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)
- Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh (nguyên
Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất)
6.1 Tổ chức
Tổ chức của Giáo hội tuân theo Hiến chương được soạn thảo năm 1981
và sửa đổi một số lần sau đó. Theo đó, tổ chức Giáo hội chia thành cấp Trung
ương, cấp tỉnh/thành và cấp quận/huyện/thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh. Tại
cấp Trung ương, lãnh đạo của Giáo hội gồm hai Hội đồng: Hội đồng Chứng
Minh và Hội đồng Trị Sự, với nhiệm kì 5 năm.
- Hội đồng Chứng Minh: Thành viên Hội đồng Chứng Minh là các Hòa
thượng. Đứng đầu Hội đồng Chứng Minh là Pháp Chủ, dưới là các Phó pháp
chủ và các thành viên khác.
- Hội đồng Trị sự: Thành viên Hội đồng Trị sự là các Hòa thượng,
Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư, Cư sĩ. Đứng đầu Hội đồng Trị sự là
Chủ tịch Hội đồng Trị sự, tiếp đó là các Phó chủ tịch, các Trưởng ban.

- Tại cấp Tỉnh/thành, mỗi tỉnh/thành có Tỉnh/Thành hội Phật giáo, lãnh
đạo bởi Ban trị sự Tỉnh/Thành hội, người đứng đầu là Trưởng Ban trị sự.
- Tại cấp Quận/huyện/thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh, lãnh đạo bởi
Ban đại diện Phật giáo, đứng đầu là Chánh Ban đại diện Phật giáo quận,
huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh).
Hiện nay, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giáo hội là khoảng 17000 cơ
sở tôn giáo như các chùa, thiền viện, tự viện, tịnh xá, tịnh thất,..., và trên
50000 tăng ni tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc.

6.2 Lãnh đạo
Người đại diện cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mặt giới
luật (đạo pháp) là Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, thường gọi tắt là Pháp
19


chủ.Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người thay mặt
Giáo hội về mặt pháp lý Nhà nước trong mối quan hệ của Giáo hội ở trong
nước và ở nước ngoài. Từ khi thành lập, đã có ba vị Pháp chủ
- Đệ nhất Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận từ năm
1981 đến năm 1993;
- Đệ nhị Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch từ năm 1997
đến năm 2005;
- Đệ tam Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ từ năm 2007
đến nay.
Từ khi thành lập, có hai vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự
- Hòa thượng Thích Trí Thủ từ năm 1981 đến năm 1984
- Hòa thượng Thích Trí Tịnh từ năm 1984 đến nay.
6.3. Nội quy Ban từ thiện xã hội trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

-------------------------NỘI QUI
BAN TỪ THIỆN XÃ HỘI TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1. DANH HIỆU - VĂN PHÒNG - MỤC ĐÍCH
Điều 1: Tổ chức Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam lấy tên là
“Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam” viết tắt là
“Ban TTXHTW GHPGVN”.
Điều 2: Văn phòng Ban TTXHTW GHPGVN đặt tại hai Văn phòng của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam:
- Văn phòng I: Chùa Quán Sứ, số 73 Phố Quán Sứ, Hà Nội.
- Văn phòng II: Thiền Viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
phường 8, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điều 3: Mục đích của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương:
1. Hỗ trợ Ban Thường trực Hội đồng Trị sự trong các công tác từ thiện
xã hội theo tinh thần “Cứu khổ ban vui, vô ngã vị tha” của Đạo Phật.

20


2. Vận động Tăng Ni, Phật tử chia sẻ những khó khăn đến với người
đau khổ, nhường cơm xẻ áo với những người thiếu thốn, hàn gắn vết
thương vật chất và tinh thần đối với người bất hạnh theo tinh thần từ bi,
trí tuệ của người con Phật.
3. Khơi dậy lòng nhân ái của các giới, các ngành, các hoạt động xã
hội, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, tạo sự cảm thông xây dựng và phát
triển cộng đồng, theo tinh thần “Đạo Pháp - Dân tộc”.
2. THÀNH PHẦN NHÂN SỰ
Điều 4: Thành phần nhân sự của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN
có 47 thành viên chính thức và các ủy viên dự khuyết, gồm:
- Một Trưởng ban.

- Một Phó Ban Thường trực.
- Các Phó Ban (số lượng tùy theo nhu cầu).
- Ban Thư ký.
- Các Thủ quỹ.
- Các Ủy viên.
Điều 5: Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương do Hội đồng Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam suy cử. Phó ban Thường trực, các Phó ban, Ban Thư ký,
Thủ quỹ và các Ủy viên do Trưởng ban tuyển chọn, đệ trình Ban Thường trực
Hội đồng Trị sự chuẩn y.
Điều 6: Để hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn về từ thiện xã hội theo tinh
thần Phật giáo, Ban TTXHTW có thể suy cử một Ban Cố vấn, gồm những vị
có thẩm quyền chuyên môn hoặc kinh nghiệm, đã dấn thân lâu năm trong các
lãnh vực lợi đạo ích đời.
Điều 7: Trưởng ban, Phó ban Thường trực, Phó ban, Ban Thư ký Ban Từ
thiện Xã hội Trung ương có thể mời thêm các vị trợ lý để phụ giúp cho các
hoạt đông chuyên môn. Các vị trợ lý có thể là thành viên hoặc không thành
viên của Ban.
3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Điều 8: Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương chỉ đạo, điều hành và chịu
trách nhiệm tổng quát về các hoạt động của Ban.

21


Điều 9: Phó ban Thường trực thay mặt Trưởng ban điều hành, giải quyết chỉ
đạo trực tiếp các công tác hoạt động Từ thiện Xã hội do Trưởng ban ủy nhiệm
hoặc khi Trưởng ban vắng mặt.
Điều 10: Trưởng, Phó ban Thường trực chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Điều 11: Chánh Thư ký chịu trách nhiệm chung về hoạt động văn phòng và

hành chánh của Ban. Soạn thảo văn bản, dự thảo các chương trình hoạt động,
liên hệ và đối tác với các Ban, Ngành hoạt động của Giáo hội; đệ trình các
báo cáo và kế hoạch hoạt động thường kỳ của Ban, đệ trình Ban Thường trực
Hội đồng Trị sự giải quyết các công việc khi Trưởng hoặc Phó ban vắng mặt.
Điều 12: Các vị Phó ban và Ủy viên được phân công phụ trách các Phân ban
chuyên môn, thích hợp với sở trường và hạnh nguyện của từng vị.
Điều 13: Trưởng ban Từ thiện Xã hội các Tỉnh, Thành hội chịu trách nhiệm
trực tiếp với Trưởng, Phó Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội. Thành phần nhân
sự Ban TTXH các Tỉnh, Thành hội không quá 30 thành viên và được Thường
trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo chuẩn y.
4. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHÂN BAN
Điều 14: Các Phân ban triển khai thực hiện những nhiệm vụ của Phân ban ở
cấp Trung ương và theo dõi, tạo điều kiện, giúp đỡ cho các Ban, ngành
chuyên môn tại các Tỉnh, Thành hoạt động phù hợp với chủ trương đường
hướng của Giáo hội.
Điều 15: Để phụ trách một số công tác chyên môn, Ban Từ thiện Xã hội
Trung ương được thành lập các Phân ban như sau:
1. Phân ban Đông y: Phát triển hệ thống y tế chẩn đoán và điều trị Đông y,
tuyên truyền phương pháp sống, làm việc, bảo vệ sức khỏe theo khoa học hiện
đại kết hợp hài hòa giữa Đông y và Phật pháp.
2. Phân ban Tây y: Xây dựng và phát triển phòng khám bệnh và phát thuốc
cho người nghèo, chẩn y viện, viện xá, bệnh viện, thành lập dưỡng đường cho
Tăng Ni, Phật tử.
3. Phân ban Giáo dục: Tổ chức các khóa Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ của ngành, lớp học tình thương, lớp học xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát
triển quỹ học bổng giúp học sinh nghèo hiếu học, thành lập nhà trẻ mẫu giáo.

22



4. Phân ban Tài chánh, đối ngoại và quan hệ Quốc tế: Tổ chức hoạt động,
vận động tài chánh, quan hệ các cá nhân, tổ chức khác ở trong nước và nước
ngoài, nhằm thực hiện nhiệm vụ từ thiện xã hội.
5. Phân ban Cứu trợ: Cứu giúp kịp thời nạn nhân bị thiên tai, bão lụt, hỏa
hoạn, những nơi khó khăn, nghèo khổ.
6. Phân ban Xã hội: Thành lập và phát triển các trại chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật v.v…
7. Phân ban Huấn nghệ và phát triển cộng đồng: Xây dựng và phát triển
các lớp dạy nghề miễn phí cho người nghèo và những đối tượng cần giúp đỡ,
mở các quán cơm xã hội, nhân rộng mô hình xuất cơm từ thiện ở các bệnh
viện.
5. TÀI CHÁNH – TÀI SẢN
Điều 16: Ban Từ thiện Xã hội Trung ương được quyền tiếp nhận các nguồn
tài chánh và tài sản của các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội trong nước, các tổ
chức chính phủ hoặc phi chính phủ, các tổ chức từ thiện, các hội đoàn hay các
đơn vị hoặc cá nhân hỷ cúng vô điều kiện.
Điều 17: Tài chánh của Ban TTXHTW gồm động sản, bất động sản do Ban tự
tạo một cách hợp pháp và các sự hỷ cúng hợp pháp của các tổ chức, đoàn thể
hoặc cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 18: Tài chánh của Ban TTXHTW thuộc về tài sản của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam. Khi mãn nhiệm kỳ, tài chánh của Ban được bàn giao cho Ban
Thường trực nhiệm kỳ mới để tiếp tục hoạt động. Tài chánh và tài sản của
Ban chỉ được sử dụng vào các mục đích từ thiện xã hội của Ban, không được
sử dụng vào mục đích khác, trừ trường hợp khẩn thiết phải được 2/3 thành
viên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương bỏ phiếu tán thành.
Điều 19: Thủ quỹ Ban TTXHTW có trách nhiệm quản lý tài chánh của Ban,
chi quỹ đúng quy định và theo duyệt chi của Trưởng ban hoặc Phó ban
Thường trực, Phó ban phụ trách tài chánh hoặc các vị có trách nhiệm liên hệ.
Chịu trách nhiệm báo cáo tài chánh theo quy định trong các buổi họp định kỳ
hoặc đột xuất của Ban.

6. TRÁCH NHIỆM LIÊN LẠC
Điều 20: Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp
trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự về các hoạt động của Ban.

23


Điều 21: Các hoạt động của Ban TTXHTW đều phải báo cáo và thông qua
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Các văn bản của Ban TTXHTW gởi đến
các Tỉnh – Thành hội đều phải thông qua Văn phòng Ban Từ thiện Xã hội
Trung ương và Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều 22: Các đề án và kế hoạch hoạt động từ thiện xã hội của các Trưởng ban
TTXH các Tỉnh, Thành hội phải đệ trình và thông qua Thường trực Ban Trị
sự Tỉnh, Thành và Ban TTXHTW hỗ trợ, góp ý và hướng dẫn.
Điều 23: Trưởng ban TTXH các Tỉnh, Thành hội, sáu tháng phải báo cáo
công tác của Ban lên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và Ban Trị sự Tỉnh Thành hội liên hệ.
Điều 24: Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có thể liên lạc trực tiếp với các
Ban, Ngành ngang cấp và Ban Trị sự, Ban Từ thiện Xã hội các Tỉnh, Thành
để phối hợp và hỗ trợ trong hoạt động từ thiện chuyên ngành.
7. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 25: Thường trực Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có trách nhiệm theo
dõi các hoạt động từ thiện xã hội các Tỉnh, Thành hội để động viên, đề xuất
và quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều công đức.
Điều 26: Các thành viên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có những đóng góp
hoặc tham gia tích cực cho công tác từ thiện xã hội của GHPGVN sẽ được
Ban Từ thiệc Xã hội Trung ương hoặc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tuyên
dương công đức.
Điều 27: Các thành viên nào lợi dụng danh nghĩa Ban TTXHTW để làm
những việc không phù hợp với tinh thần Phật giáo, trái với Nội quy của Ban,
hoặc lạm dụng danh nghĩa để vụ lợi sẽ bị chế tài tùy theo mức độ vi phạm,

đúng với giới luật Phật và luật pháp Nhà nước.
8. HỘI HỌP
Điều 28: Ban TTXHTW họp ít nhất một lần vào cuối năm, trước ngày hội
nghị thường niên Hội đồng Trị sự GHPGVN, để tổng kết và kiểm điểm công
tác hoạt động của Ban trong một năm.
Kỳ họp cuối năm, trước khi mãn nhiệm kỳ phải được diễn ra trước ngày Đại
hội Đại biểu GHPGVN, để tổng kết công tác của 5 năm qua và đề xuất
chương trình hoạt động của nhiệm kỳ mới.

24


Điều 29: Trước khi thực hiện các chương trình quan trọng, Ban TTXHTW sẽ
họp để phác thảo kế hoạch và phân công trách nhiệm. Sau khi hoàn tất các
chương trình này, Ban sẽ họp rút kinh nghiệm cho các Phật sự khác về sau.
Điều 30: Trong những trường hợp khẩn thiết và đột xuất, Thường trực Ban
TTXHTW sẽ họp bất thường để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách.
9. SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG
Điều 31: Việc sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản trong bản nội quy này sẽ
do quá bán số thành viên của Ban TTXHTW quyết định và thực hiện dưới sự
phê chuẩn của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
Điều 31: Bản Nội qui này gồm 9 Chương, 30 Điều, do Ban TTXHTW ban
hành và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
nhất trí thông qua phiên họp ngày 22 tháng 8 năm 2008. Bản nội quy này có
hiệu lực kể từ ngày Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y.

25



×