Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện an dương thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.33 KB, 7 trang )

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu
học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố
Hải Phòng


Nguyễn Thị Xuyến


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Nhật Thăng
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Nghiên cứu lý luận về quản lý của hiệu trưởng với hoạt động của Đội TNTP
Hồ Chí Minh trong trường tiểu học. Tìm hiểu thực trạng quản lý của hiệu trưởng nhằm
phát huy vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học huyện An Dương -
thành phố Hải Phòng 5 năm trở lại đây. Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học:
tuyên truyền giáo dục nhận thức cho thầy, trò, các đối tượng xã hội liên quan đến giáo
dục tiểu học và Đội; kế hoạch hoá chương trình, nội dung hoạt động của ban giám hiệu;
lựa chọn giáo viên có năng lực đảm bảo chỉ đạo quản lý hoạt động chung thống nhất giữa
trường và Đội; tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến, tạo ra
các phong trào hoạt động

Keywords: Giáo dục tiểu học; Hiệu trưởng; Quản lý giáo dục; Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh



Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong trong việc giáo dục thế hệ trẻ trong trường
học
Cả nhân loại đang đứng ở thế kỉ 21, một kỷ nguyên mới với bao điều trăn trở vui mừng phấn
khởi nhưng cũng đầy lo toan, một thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của sự bùng nổ thông tin về
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đặc biệt là sự cạnh tranh về kinh tế. Mối quan hệ giữa người
với người trong từng quốc gia và toàn cầu ngày càng sống động, đa dạng. Nghị quyết hội nghị
Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển và thanh thiếu nhi là nhân vật trung tâm của chiến lược bồi
dưỡng, phát triển con người”. Xã hội hóa công tác chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, vấn đề
tập hợp giáo dục trẻ em thông qua hoạt động của tổ chức Đội nói riêng càng trở nên quan trọng
nhằm góp phần tạo ra một lớp người phát triển toàn diện, xứng đáng là chủ nhân thế kỷ 21. Đây
chính là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.
Từ khi thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự dìu dắt của Đoàn với sự thăng
trầm của lịch sử, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã có những bước trưởng thành vượt
bậc, có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc. Để
thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội của mình, tổ chức Đội trong từng thời điểm cụ thể đã linh
hoạt tự đổi mới, xây dựng các nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp, tạo các sân chơi lý thú và
bổ ích nhằm tập hợp đông đảo thiếu nhi vào hoạt động, xứng đáng là lực lượng giáo dục quan
trọng trong và ngoài nhà trường, góp phần hình thành cho các em những giá trị tâm hồn, tình
cảm phong phú, tốt đẹp.
Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò, vị trí quan trọng trong trường tiểu học, là cầu
nối giữa ba môi trường: Giáo dục gia đình - Nhà trường - Xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc
và giáo dục thiếu nhi, đảm bảo quá trình giáo dục được toàn diện: “Học đi đôi với hành, nhà
trường gắn liền với xã hội”.
trong trường tiểu học, Đội TNTP có nhiệm vụ tập hợp đoàn kết thu hút tất cả thiếu niên nhi
đồng tham gia mọi hoạt động do nhà trường tổ chức. Xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, làm tốt
công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học và trên địa bàn dân cư, không ngừng củng

cố và mở rộng tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của thiếu nhi theo luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật phổ cập giáo dục tiểu học.
Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn trong công tác rèn luyện bồi dưỡng đội viên, tạo
nguồn nhân lực cho đoàn TNTP Hồ Chí Minh.
1.2. Xuất phát từ trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tạo điều kiện và phối hợp với đội
Thiếu niên Tiền phong thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới
Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, trẻ em hôm nay là chủ nhân của đất nước, dân tộc Việt
Nam ngày mai. Không có việc gì quan trọng hơn là xã hội phải lo cho tương lai của mình bằng
việc chăm lo cho thế hệ trẻ. Khẩu hiệu: “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” đã có 197
quốc gia phê chuẩn, thể hiện rõ tầm quan trọng của công tác chiến lược này.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng nói
riêng là công tác quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công
nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn xem đây là một chiến lược phát
triển lâu dài và toàn diện, nhằm đào tạo cho được các thế hệ thanh thiếu niên kế cận, có đức, có
tài, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Giáo dục không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc
đấu tranh xã hội” . Những vấn đề mới nảy sinh như nhu cầu xây dựng mẫu hình con người mới,
mặt trái cơ chế thị trường đòi hỏi phải mở rộng những nội dung, hình thức sinh hoạt mới, xây
dựng tổ chức Đội vững mạnh trong trường học.
Trong lịch sử giáo dục dân tộc, chưa bao giờ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội lại đặt ra cần phát
triển con người toàn diện như giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới .
Trách nhiệm thực hiện môi trường giáo dục tiểu học nói riêng và giáo dục phổ thông nói
chung là trách nhiệm của toàn bộ xã hội, của các thế hệ lớn tuổi. Song, trước hết và trách nhiệm
nặng nề nhất phải thuộc về các nhà quản lý giáo dục từ cơ
sở (trường học) đến ngành giáo dục đào tạo và Đội ngũ thầy cô giáo các cấp học phổ thông.
Hiệu trưởng một trường học phải là người có trách nhiệm quản lý cao nhất trong việc tổ
chức thống nhất hành động của các lực lượng trong trường (trong đó có Đội TNTP và đoàn
TNCS Hồ Chí Minh) và phát huy tối đa tiềm năng của xã hội…
1.3. Xuất phát từ thực tế các hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức và chưa có những biện

pháp quản lý tối ưu phát huy được vai trò của Đội và Đoàn trong công tác giáo dục học sinh.
Trong lịch sử giáo dục dân tộc, chưa bao giờ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội lại đặt ra cần phát
triển con người toàn diện như giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới.
Không ít cán bộ quản lý nhà trường chỉ quan tâm và thực hiện các biện pháp quản lí hành
chính hoạt động dạy học và giáo dục với tư cách quản lý Nhà nước. Chưa có những biện pháp
quản lý, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong có Đội TNTP.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng
trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay ở Huyện An Dương- Thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng
trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu : Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu : Biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò của Đội
TNTP Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về quản lí của hiệu trưởng với hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
trong trường tiểu học.
- Đánh giá thực trạng những biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm phát huy hiệu quả
hoạt động của Đội ở các trường tiểu học huyện An Dương - Hải Phòng 5 năm trở lại đây.
- Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm phát huy hiệu quả
hoạt động của Đội trong công tác giáo dục ở trường tiểu học.
5 . Giả thuyết khoa học
Vì sao Đội TNTP chưa thực sự là một lực lượng tự quản trong nhà trường tiểu học? Chưa
phát huy được vai trò trong việc tập hợp thiếu nhi thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học trong sự
nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay? Phải chăng trong công tác quản lý của mình, hiệu trưởng chưa
nhận thức đầy đủ vai trò của Đội? Chưa có những biện pháp quản lý hợp lý tạo điều kiện cho
Đội hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học? Nếu xác định được cơ sở công tác quản lý

của hiệu trưởng, tạo điều kiện cho Đội TNTP hoạt động thực hiện tốt mục tiêu của Đội nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học thì chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh sẽ tốt hơn.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lí của hiệu trưởng nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho Đội TNTP ở
trường tiểu học huyện An Dương phát huy hiệu quả hoạt động, thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu
học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Thu thập, đọc, phân tích, xử lí tài liệu
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
7.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng toán học thống kê, phần mềm tin học
- Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh để xử lí số liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác quản lí của hiệu trưởng trường tiểu học với hoạt động của
Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền
Phong Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học huyện An Dương thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Đội Thiếu
niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay



References

1. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân Huyện An Dương. Số 25/ BCUB 2.
2. Đặng quốc Bảo. Quản lí nhà trường phổ thông trước nhiệm vụ nâng cao chất lượng
giáo dục trong hoàn cảnh hiện nay. Thông tin khoa học xã hội. Số 9. 2004.
3. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương. Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác tư
tưởng trong tình hình hiện nay. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 2005.
4. Bộ giáo dục và đào tạo. Điều lệ trường tiểu học. Hà nội, 21 tháng 8 năm 2007.
5. Công ước về quyền trẻ em. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.1997.
6. Chỉ thị Ban chấp hành Trung ương. Số 39-CT/TW. 2004.
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng đại cương lý luận quản lý. Hà nội
-1996/2004.
8. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng những quan điểm giáo dục hiện
đại . Khoa sư phạm Đại học Quốc gia Hà nội, 2001.
9. Dự án phát triển giáo viên tiểu học. Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản
giáo dục. 2006
10. Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Sinh lý học trẻ em. Tài liệu đào tạo giáo viên
tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội. 2006 .
11. Dự án phát triển giáo dục tiểu học. Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức. Nhà
xuất bản giáo dục. 2007.
12. Dự án phát triển giáo viên tiểu học. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi
mới quản lí giáo dục tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục. 2004.
13. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa học và kĩ
thuật. Hà Nội. 2005 .
14. Đề án xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2003 - 2010 của
UBND Huyện An Dương.Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị
Quốc gia. 2001.
15. Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ CHí Minh. Nhà xuất bản thanh niên. 2005.
16. Điều lệ và hướng dẫn thực hiện điều lệ Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
Nhà xuất bản thanh niên. 2004.
17. Đặng Xuân Hải. Vai trò của cộng đồng xã hội đối với giáo dục và quản lí giáo dục.
Bài giảng. Hà Nội. 2007.

18. Hội đồng Đội TW. Những điều cần biết về công tác nhà thiếu nhi. Hà Nội. 2001.
19. Kế hoạch Số 288/KHUB của UBND Huyện An Dương triển khai thực hiện Nghị
quyết số 79/NQ - BTV của Ban thường vụ huyện ủy An Dương về phổ cập trung học
và nghề, xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
20. Nguyễn Thị Mĩ Lộc. Tâm lí học quản lí. Bài giảng. Khoa sư phạm Đại học Quốc gia
Hà Nội. Hà Nội, 2003.
21. Luật giáo dục Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số 38/2005
QH11.
22. Mác - Lê nin về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nhà xuất bản Kim Đồng. 1978.
23. Hồ Chí Minh. Thư gửi cán bộ phụ trách nhi đồng. Tháng 11/1949.
24. Hồ Chí Minh - Lê Duẩn. Giáo dục thiếu niên vì chủ nghĩa cộng sản. Nhà xuất bản
Kim Đồng. 1978.
25. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII.
26. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương. Số 10NQ/TWĐTN. Nhà xuất bản thanh
niên. 2000.
27. Nghị quyết Số 79 NQ/HU của Ban thường vụ huyện ủy An Dương về phổ cập trung
học và nghề, xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
28. Nghị quyết Hội đồng nhân dân Huyện An Dương. Số 13/NQHĐN
29. Những lời Bác Hồ dạy thanh thiếu niên và học sinh. Nhà xuất bản thanh niên. Hà
Nội 1995.
30. Tài liệu bồi dưỡng công tác Đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở. 2000.
31. Hà Nhật Thăng. Đạo đức và giáo dục đạo đức, xuất bản Đại học sư phạm, 2007.
32. Hà Nhật Thăng và Nguyễn Dục Quang. Thực hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp. XBGD. 2000.
33. Hà Nhật Thăng ( chủ biên ). Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển
tâm lực, trí lực, thể lực cho học sinh. 2001.
34. Tài liệu tuyên truyền kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng Hải Phòng, Ban tuyên giáo
thành ủy Hải Phòng. 2005.
35. Thông tư 23/ TTLN ngày 15-01-1996 của liên nghành ban tổ chức cán bộ chính phủ
Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ tài chính.

36. Quyết định số 215 QĐ/TƯĐTN ngày 18/8/2003 của Ban thường vụ Trung ương
đoàn khóa VIII.
37. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại Học quốc gia Hà Nội. 2005.



×