Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sinh học 10 mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.2 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của chương trình phổ thông là giúp học sinh: Phát triển toàn
diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo…(Luật Giáo dục năm 2005). Với
mục tiêu đó trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học và công nghệ phát triển
mạnh thì phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao trở thành một trong
những vấn đề cấp bách. Trong quyết định 16/2006/QĐ. BGD & ĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo Dục cũng nêu: Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
kiện của từng lớp học bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng
hợp tác, rèn luyện cho kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Với đặc thù của bộ môn Sinh học là chuyên nghiên cứu về thế giới
sóng ở nhiều cấp độ khác nhau, nghiên cứu các khái niệm sinh học, các quy
luật và hiện tượng tự nhiên…Vì vậy sinh học luôn gắn liền với thực tiễn. Việc
áp dụng các hiện tượng sinh học thực tiễn phù hợp với các bài dạy sẽ giúp học
sinh nắm vững kiến thức, tạo nhiều hứng thú, say mê trong học tập. Đặc biệt
là trong chương trình sinh học 10, tuy học sinh đã được làm quen với sinh
học ở THCS nhưng lớp 10 học sinh đã bước đầu có định hướng nghề nghiệp
trong việc lựa chọn các môn học yêu thích. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài
h .nghiên cứu là: Tính thực tiễn trong giảng dạy sinh học 10.
I.2 Mục đích nghiên cứu
- Trên phương diện lý thuyết: nghiên cứu một số hình thức áp dụng các
hiện tượng thực tiễn vào bài giảng, đưa ra một số tình huống thực tiễn cụ thể
áp dụng cho một số bài dạy trong chương trình sinh hoc 10.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu


Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Về mặt thực tế: Áp dụng các hiện tượng thực tế trong các giờ dạy sinh
học 10 nhằm gây hứng thú cho hcọ sinh giúp học sinh tiếp thu và làm chủ
kiến thức. Từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy- đáp ứng mục tiêu giáo dục.
I.3 Kết quả cần đạt được
Áp dụng nhuần nhuyễn các hiện tượng thực tiễn vào các giờ dạy trong
chương trình sinh học 10. Tạo cho học sinh lòng yêu thích môn học. Từ các
đơn vị kiến thức đã học học sinh biết vận dụng để giải thích các hiện tượng tự
nhiên đồng thời ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày như: Bảo vệ
sức khoẻ, bảo vệ môi trường, ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi và trồng trọt.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
I.4 Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10
+ Phạm vi nghiên cứu: Lớp C1,C2,C3
+ Thời gian: Học kỳ II năm học 2009 – 2010 và học kỳ I năm học 2010 –
2011.
II. NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận
Để học sinh có nhiều hứng thú và yêu thích môn học thì giáo viên trước
hết phải nắm vững tâm lí học sinh ở từng lứa tuổi. Hơn thế nữa một phương
pháp giảng dạy phù hợp với học sinh là điều rất quan trọng. Có nhiều cách
khác nhau có thể tạo hứng thú và giúp học sinh yêu thích môn học và làm chủ
được các đơn vị kiến thức. Một trong những phương pháp đó là khai thác các
hiện tượng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và đời sống hàng ngày từ đó giúp

học sinh thấy được kiến thức lí thuyết luôn được gắn liền với việc giải quyết
các vấn đề của cuộc sống. Gắn kiến thức của bài học với việc bảo vệ sức
khoẻ, bảo vệ môi trường và đời sống hàng ngày sẽ giúp học sinh tăng hứng
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thú và thấy rằng những kiến thức học được thực sự có ích với bản thân. Giáo
viên phải tổ chức các hoạt động học tập của học sinh dụa trên các cơ sở lí luận
sau:
1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp
Sinh học là môn khoa học đa ngành, muốn hiểu được sâu sắc các khái
niệm cơ bản của của môn học cũng như lí giải được các hiện tượng tự nhiên
đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức của các môn học khác như: Toán,
Lí, Hoá…Vì vậy sử dụng các câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp học sinh
sẽ chủ động tìm tòi câu trả lời đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn
học với nhau.
2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội
dung học với thực tiễn.
Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình
dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức
sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Trong chương trình sinh học
10 từng chương, từng bài đều có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên
xung quanh chúng ta.
Ví dụ: Khi học xong phần cấu trúc hoá học của nước(Bài 3, chương I
phần sinh học tế bào) học sinh sẽ giải thích được tại sao nước đá luôn nổi?

3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả
định bằng các hiện tượng thực tiễn.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học
sinh sẽ dễ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học
lồng ghép với nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình
huống giả định kèm vào các phương pháp dạy học để học sinh tranh luận vừa
phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo ra môi trường học tập
thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
Ví dụ: Trong bài Cacbohiđrat giáo viên có thể đưa ra tình huống:
Tại sao ăn nhiều đường dễ mắc bệnh béo phì?
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

II.2 Thực trạng
Chương trình sinh học phổ thông nói chung và sinh học 10 nói riêng
tính thực tiễn thể hiện rõ ở từng chương, từng bài. Tuy nhiên trong thực tế
việc vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của đời sống
như: Bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường hay giải thích các hiện tượng tự
nhiên chưa được khai thác triệt để do đó nhiều học sinh chưa có hứng thú, yêu
thích môn học. Nhiều học sinh rất khó khăn mới giải thích được hoặc giải
thích chưa rõ ràng thậm chí không giải thích được một số hiện tượng tự nhiên
mặc dù các hiện tượng đó rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Việc áp dụng
những kiến thức lí thuyết vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và đời sống còn
nhiều hạn chế.
II.3 Giải pháp

Với thực trạng trên trong quá trình giảng dạy sinh học 10 để đáp ứng
mục tiêu giáo dục thì đổi mới phương pháp giảng dạy là rất quan trọng. Đặc
biệt do đặc thù của bộ môn Sinh học một trong những phương pháp dạy học
đạt hiệu quả là khai thác các hiện tượng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và
trong đời sống hàng ngày lồng ghép trong các bài học. Từ đó học sinh hiểu
bài và làm chủ kiến thức nhanh hơn, có ý thức hơn trong việc áp dụng kiến
thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng tự nhiên đặc biệt hơn là biết vận
dụng chúng vào thực hành sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường,
bảo vệ sức khoẻ.
1. Một số hình thức áp dụng các hiện tượng thực tiễn trong giảng dạy.
a. Đặt tình huống vào bài mới
Tiết dạy có thu hút được sự chú ý của học sinh hay không phụ thuộc rất
nhiều vào người giáo viên đặc biệt quan trọng nhất là phần mở đầu. Một trong
những cách mở đầu gây hứng thú cho học sinh là đặt ra một tình huống thực
tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích
qua bài học.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ: Khi dạy bài “Cấu trúc các loại virut” giáo viên có thể yêu cầu
học sinh: Hãy kể tên một số loại virut gây bệnh cho người?” Từ đó giáo viên
đặt vấn đề “ Tại sao những bệnh do virut gây ra thường rất nguy hiểm?”
b. Lồng ghép tích hợp môi trường trong giảng dạy
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Trong thực tế sinh vật đặc biệt là con người có tác động

mạnh mẽ tới môi trường sống, việc giáo viên lồng ghép tích hợp bảo vệ môi
trường trong bài dạy có thể thu hút sự chú ý của học sinh đồng thời giáo dục ý
thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh.
Ví dụ: Sau khi học xong bài Quang hợp học sinh phải biết được lợi ích
của việc trồng cây xanh.
c. Liên hệ thực tiễn trong bài dạy.
Sau mỗi đơn vị kiến thức nêus giáo viên đưa ra những ứng dụng trong
thực tiễn học sinh sẽ chủ động nhớ, khắc sâu kiến thức hơn. Do đó giáo viên
phải biết lựa chọn và giải thích các hiện tượng thực tiễn phù hợp từ đó khích
lệ học sinh tìm tòi, sáng tạo.
Ví dụ: Sau khi học sinh học xong bài Lipit học sinh giải thích được “
Tại sao người già ăn nhiều mỡ dễ dẫn tới xơ vữa động mạch”
2. Một số hiện tượng thực tiễn áp dụng ở một số bài dạy trong chương
trình sinh học 10.
Câu 1: Tại sao chế độ ăn uống không hợp lí sẽ dẫn tới phát sinh bệnh?(ăn
nhiều đường dễ bị bệnh tiểu đường)
Giải thích: Do cơ chế tự điều chỉnh bị rối loạn
Áp dụng: Có thể áp dụng câu hỏi trên cho bài 1 giới thiệu chung về thế giới
sống mục II. Từ đó học sinh có ý thức ăn uống hợp lí để bảo vệ sức khoẻ.
Câu 2: Tại sao phải ăn nhiều món ăn khác nhau?
Giải thích: Trong mỗi loại thức ăn chứa những nguyên tố vi lượng khác
nhau, các chất dinh dưỡng khác nhau. Ăn nhiều thức ăn khác nhau sẽ bổ sung
đầy đủ các nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho bài 3 Các nguyên tố hoá học
và nước. Giáo dục ý thức tự bảo vệ sức khoẻ.
Câu 3: Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
Giải thích: Do các phân tử nước có tính phân cực nên phân tử nước này hút
phân tử nước kia..
Áp dụng: Đây là hiện tượng rất hay gặp ở tự nhiên. Giáo viên đặt câu hỏi trên
sau khi dạy xong phần cấu trúc hoá học của nước bài 3.
Câu 4: Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhở con cháu câu: “ Nhai kĩ no lâu”.
Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy ngọt và no lâu?
Giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm tuyến nước bọt sẽ
tiết enzim amilaza thuỷ phân tinh bột thành đường mantozơ và glucozơ nên
có vị ngọt. Nhai kỹ thì lượng tinh bột thuỷ phân càng nhiều dẫn tới lượng
đường cung cấp cho cơ thể nhiều.
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên trong bài 4 Cácbohiđrát và lipit
nhằm giúp học sinh nắm vững cấu trúc của tinh bột hoặc bài 14 Enzim và vai
trò của enzim.
Câu 5: Tại sao các động vật ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ dưới da
rất dày?
Giải thích: Các động vật ngủ đông trong thời gian ngủ đông thường không ăn
nên chúng phải dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ. Đồng thời lớp mỡ dưới da
giúp giữ nhiệt cho cơ thể.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thực tế nên dễ thu hút học sinh vì vậy giáo
viên có thể đề cập vấn đề này trong bài 4 Cacbohđrat và Lipit.
Câu 6: Tại sao cùng là thịt nhưng thịt bò ăn khác thịt gà?
Giải thích: Do Prôtêin trong thịt bò và thịt gà khác nhau.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng câu hỏi trên để tạo tình huống trước khi
dạy bài 5 Prôtêin gây sự tò mò chú ý của học sinh.
Câu 7: Tại sao khi nấu canh cua có hiện tượng gạch cua nổi lên từng
mảng?

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giải thích: Do Prôtêin trong nước canh cua bị biến tính do nhiệt độ cao
Áp dụng: Đây là hiện tượng phổ biến rất dễ gpj trong đời sống hàng ngày.
Giáo viên sử dụng câu hỏi trên khi dạy bài 5 Prôtêin.
Câu 8: Tại sao người ta có thể xác định được một đứa trẻ là có phải là con
của người này hay người kia hay không?
Giải thích: Con mang 50% gen của mẹ và 50% gen của cha. Nhờ xác định
AND có thể biết đứa trẻ đó là con người này hay người khác.
Áp dụng: Bài 6 Axit nuclêic.
Câu 9: Khi uống nhiều rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ
thể không bị đầu độc?
Giải thích: Tế bào gan vì trong tế bào gan hệ thông lưới nội chất troen rất
ohát triển, trong lưới nội chất trơn chứa nhiều enzim phân giải chât độc hại.
Áp dụng: Đây là một câu hỏi giúp học sinh khám phá cơ thể người nên gây
được hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể áp dụng câu hỏi này cho bài 8
Câu tạo tế bào nhân thực.
Câu 10: Tại sao lá cây có màu xanh?
Giải thích: Vì trong tế bào lá cây có chứa lục lạp, trong lục lạp có chứa chất
diệp lục làm lá cây có màu xanh.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng trong tự nhiên. Giáo viên có thể áp dung câu
hỏi trên cho bài 9 Cấu tạo tế bào nhân sơ phần lục lạp
Câu 11: Bạn Lan muốn luống rau cải mình trông nhanh lớn nên đã lấy
nước giải tưới cho cây nhưng sau đó rau lại bị héo, Lan không hiểu tại

sao. Em hãy giải thích giúp bạn Lan.
Giải thích: Trong nước giải chứa nhiều chất tan khi tưới cho cây hàm lượng
chất tan trong tế bào cây thấp hơn làm cây bị mất nước các tế bao co nguyên
sinh dẫn đến cây bị héo.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng tình huống trên khi day bài 11 Vận
chuyển các chất qua màng sinh chất. Từ đó giúp học sinh biết vận dụng kiến
thức trong sản xuất trồng trọt.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 12: Tại sao khi ăn thịt bò khô người ta thường ăn cùng với nộm đu
đủ?
Giải thích: Do trong đu đủ chứa enzim phân giải prôtêin, ngoài ra trong nộm
chứa axit hữu cơ, trong môi trường axit Prôtêin sẽ được phân giải nhanh hơn.
Áp dụng: Đây là một trong những kinh nghiệm ăn uống được vận dụng rộng
rãi nhưng không phải ai cũng giải thích được nên sẽ gây được sự quan tam
của học sinh nếu sử dụng để đạt vấn đề cho bài 14 enzim và vai trò của enzim.
Câu 13: Tại sao khi hoạt động mạnh như tập luyện TDTT thì tim lại đập
nhanh và nhịp thở tăng?
Giải thích: Khi hoạt động mạnh thì tế bào cần nhiều năng lượng do đó quá
trình hô hấp tế bào tăng nhu cầu ôxi cao dẫn tới tim phải đập nhanh , nhịp thở
tăng để cung cấp đủ ôxi cho tế bào.
Áp dụng: Để giải thích được câu hỏi trên buộc học sinh phải nắm vững kiến
thức bài 16 Hô hấp tế bào. Do đó giáo viên có thể sử dụng cho bài này.
Câu 14: Tại sao phải trồng nhiều cây xanh?

Giải thích: Để điều hoà không khí, cung cấp ôxi cho quá trình hô hấp của
sinh vật….
Áp dụng: Giáo viên áp dụng câu hỏi này cho bai 17 Quang hợp để giáo dục
học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 15: Tại sao trong quá trình làm sữa chua sữa lại chuyển trạng thái từ
lỏng thành sệt?
Giải thích: Làm sữa chua là ứng dụng của lên men lactic. Trong môi trường
axit prôtêin trong sữa kết tủa làm sữa chuyển trạng thái.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng câu hỏi trên khi dạy bài 5 Prôtêin hoặc
bài 24 thực hành lên men lactic.
Trong khuôn khổ có hạn tôi chỉ đưa ra một số hiện tượng thực tiễn mà tôi đã
sử dụng trong một số bài giảng sinh học 10.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

II.4 Kết quả thực hiện
Khi chưa áp dụng đề tài này thì số lượng học sinh yêu thích bộ môn
sinh học rất ít, từ đó kết quả học tập của học sinh chưa cao. Nhiều học sinh
rất lúng túng trong việc áp dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng tự
nhiên, vận dụng chúng vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộ sống hàng ngày
như: bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ, sản xuất chăn nuôi, trồng trọt.
Sau khi mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các
hiện tượng thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn sinh học
tăng lên rõ rệt từ đó chất lượng học tập bộ môn được nâng cao. Nhiều học

sinh chủ động tìm tòi, giải thích các hiện tượng tự nhiên xung quanh, biết vận
dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn.
Kết quả học tập môn Sinh học 10 ở lớp C1, C2, C3 như sau:
Năm học
HKI (2009-2010)

Dưới TB

Trên TB

Khá, Giỏi

HKII(2009-2010)
HKI(2010-2011)
III. KẾT LUẬN
Như vậy đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động,
tích cực tự tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động.Các phương pháp tích
cực hướng tới việc hoạt dộng hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của
người học phải gắn liền với giá trị thực tiễn của nội dung bài học. Đó là nhu
cầu cũng là xu hướng của giáo dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh
khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống bao gồm nhiều kĩ năng và một
trong những kĩ năng đó là: Kĩ năng liên hệ các vấn đề học tập vào cuộc sống.
Áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời
gian hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý tập trung của học sinh tạo
không khí thoải mái trong tiết học mới tạo được ý thức học tập và yêu thích
bộ môn.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong khuôn khổ thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên đề
tài còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, phong phú hơn và được sử
dụng nhiều trong giảng dạy sinh học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
bộ môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu
Trường THPT Vĩnh Bảo
----------------------------------------------------------------------------------------------



×