Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đầu tư phát triển du lịch việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.19 KB, 84 trang )

ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có nhiều cảnh quan đẹp, có một lịch sử bề dày
truyền thống. Đó là những nền tảng để phát triển du lịch Việt Nam thành
một ngành công nghiệp không khói có sức bật tốt và có hiệu quả.
Du lịch hiện nay là một ngành chụi sự cạnh tranh rất lớn với các nước
trong khu vực do các nước trong khu vực của chúng ta đều là những nước
có lợi thế phát triển du lịch trước ta và có những cảnh quan đẹp nổi tiếng
trên thế giới, do vậy để cho ngành này phát triển một cách bền vững và
tạo ra nguồn thu nhập lớn cho đất nước ta đã có những chính sách phát
triển du lịch ở cả khu vực tư nhân, Nhà nước, khu vực đầu tư của nước
ngoài.
Du lịch tuy là một ngành đã được biết đến từ lâu ở nước ta nhưng nó vẫn
luôn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư , chính vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài
“Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam thực trạng và giải pháp” gồm
các chương sau:
Chương I: Những lí luận chung
I: Đầu tư
II: Du lịch.
III: Mối quan hệ giữa đầu tư và du lịch.
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành du lịch.
I: Tình hình huy động vốn đầu tư cho hoạt động du lịch.
II: Tình hình sử dụng vốn
Chương III: Giải pháp cho đầu tư phát triển ngành du lịch.
I: Định hướng phát triển du lịch Việt Nam.
1: Mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch.
2: Phát triển một số lĩnh vực.
3: Phát triển các vùng du lịch.
4: Phát triển một số lĩnh vực.
5: Phát triển các vùng du lịch.


II: Giải pháp cho đầu tư phát triển du lịch.
- Đối với vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước
- Đối với vốn đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác.
- Đối với các sản phẩm du lịch.
III: Kết luận


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Đề tài này nhận được sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà rất
nhiều, tuy nhiên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót
mong nhận được sự đóng góp của cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Thanh Nhàn
Lớp đầu tư 43C


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG
I

: ĐẦU TƯ

I.1 : Các khái niệm
1: Khái niệm đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.

Nguồn lục đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là lao động và
trí tuệ.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền
vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chát khác, …),
và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suet cao hơn
trong nền sản xuất xã hội.
2: Khái niệm về đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là những hoạt động sử dụng các nguồn lực về tài
chính, các nguồn lực về vật chất, lao động và trí tuệ, nhằm duy trì nguồn
lực hoạt động của các cơ sở sản xuất đang tồn taị, trực tiếp tạo tài sản mới
cho xã hội và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạ việc làm và
nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
I.2 : Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển
1: Xuất phát từ lĩnh vực phát huy tác dụng


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất,
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế. đầu tư phát triển
văn hoá giáo dục, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư vào các lĩnh
vực khác trực tiếp có tác động đến việc duy trì sự hoạt động của các cơ sở
vật chất đang tồn tại, tăng thêm tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản
trí tuệ cho nền kinh tế.
2: Xuất phát từ đậc trưng kỹ thuật của các hoạt động trong mỗi công
cuộc đầu tư
Đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động: chuẩn bị đầu tư, mua sắm đầu
vào của quá trình đầu tư, thi công xây lắp công trình, tiến hành các công
tác có liên quan đến sự phát huy tác dụng sau này của công cuộc đầu tư
phát trỉên.

I.3 : Mội số cách phân loại hoạt động đầu tư
1: Theo bản chất của các đối tượng đầu tư
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất: Đầu tư cho tài sản vật chất hoặc tài sản
thực như : nhà xưởng, máy móc thiết bị, …
- Đầu rư cho các đối tượng tài chính: đầu tư cho các tài sản tài chính như :
mua cổ phiếu, trái phiếu, và các chứng khoán khác…
- Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất: đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân
lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế,…
2: Theo cơ cấu tái sản xuất
- Đầu tư theo chiều rộng


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

- Đầu tư thêo chiều sâu
3: Theo phân cấp quản lí
- Đầu tư theo nhóm A
- Đầu tư theo nhóm B
- Đầu tư theo nhóm C
4: Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư
- Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
- Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
5: Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
- Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản lưu động.
- Đầu tư vaò vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động của
các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thựât
không thuộc các doanh nghiệp.
6: Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã

bỏ ra của các kết quả đầu tư
- Đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư dài hạn
7: Theo quan hệ quản lí của chủ đầu tư
- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp
8: Theo nguồn vốn


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

- Vốn huy động trong nước
- Vốn huy động nước ngoài
*********
II : DU LỊCH
II.1 : Khái niệm
1: Khái niệm pháp lý về du lịch
Theo tài liệu chính thức của các tổ chức quốc tế thì du lịch được hiểu
là hành động du khách đến một nơi khác với với địa điểm cư trứ thường
xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải
làm để kiếm tiền sinh sống.
Theo pháp luật du lịch Việt Nam: Du lịch là một nghành kinh tế tổng
hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực chính sách mở cửa, thúc đẩy đổi
mới và phát triển nhiều nghành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở
rộng giao lưu văn hoá- xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nưóc ta
với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Hoạt động du lịch có thể đựoc thực hiện qua hai trường hợp: du lịch
quốc tế (International Tourism) và du lịch nội địa (Domestic tourím).
2: Khái niệm kinh doanh du lịch, đơn vị kinh doanh du lịch.

-Theo định nghĩa pháp lý, “ kinh doanh du lịch” là việc thực hiện
một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ du lịch nhằm mục đích sinh lợi.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

- Đơn vị kinh doanh du lịch là một đơn vị kinh tế cơ sở, thực hiện
hoạt động kinh doanh du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau. “ Đơn vị
kinh tế cơ sở” nói ở đây được hiểu là những đơn vị trực tiếp phục vụ
khách du lịch, thuộc các thành phần kinh tế khác : quốc doanh, tập thể,
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,…
Đơn vị kinh doanh du lịch lầ một pháp nhân Việt Nam, nghĩa là một
tổ chức được thành lập một cách hợp pháp (được nhà nước thành lập hoặc
thừa nhận); có tài sản riêng , có thể nhân danh mình để tạo ra những
quyền và nghĩa vụ với cá nhân, tổ chức khác (như tham gia kí kết hợp
đồng) và khi hữu sự có thể trở thành một đưong sự (nguyên đơn hoặc bị
đơn ) trước các cơ quan tài phán (Toà án, trọng tài kinh tế,…).
II.2 : Các loại hình dịch vụ du lịch thể hiện ngành nghề kinh doanh
du lịch được phép hoạt động.
- Dịch vụ lữ hành: xây dung, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc tổ
chức các chuyến du lịch theo yêu cầu của khách hoặc làm đại lý bán các
chương trình du lịch, tổ chức thực hiện các chuyến du lịch theo chương
trình đã bán cho khách.
- Dịch vụ hướng dẫn du lịch: hướng dẫn tham quan du lịch, phiên dịch,….
- Dịch vụ quảng cáo và thông tin du lịch,.
- Dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống trong các khách sạn, motel, làng du
lịch, bãi cắm trại, nhà khác, nhà trọ, nhà hàng,….


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.


- Dịch vụ vận chuyển khách: bằng các loại phương tiện vận chuyển đường
bộ, đường sông, đường hàng không.
- Các loại dịch vụ khác phục vụ khách du lịch: bán hàng, chữa bệnh, đăng
cai tổ chức hội nghị, hội thảo,….
II.3: Các loại hình doanh nghiệp du lịch.
- Doanh nghiệp lữ hành: là đơn vị hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng
việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Du lịch lữ hành quốc tế có
hoạt động phục vụ khách nước ngoài, đặt đại diện ở nước ngoài.
- Doanh nghiẹp khách sạn: là đơn vị hoạt động sinh lợi bằng kinh doanh
dịch vụ lưư trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng, và các dịch vụ cần
thiết phục vụ khách du lịch.
- Doanh nghiệp dịch vụ khác: là đơn vị hoạt động sinh lợi bằng cách làm
các dịch vụ du lịch như: tuyên truyền quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du
lịch , xây dung chyên nghành và xuát nhập khẩu vật tư chuyên nghành du
lịch….
II.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triểncủa ngành du lịch và các
doanh nghiệp du lịch :
- Các chính sách phát triển du lịch của Nhà nước.
- Môi trường kinh tế chính trị và xã hội của Đất nước.
- Sự phong phú của cảnh quan, các di tích lịch sử của Đất nước.
- Văn hoá của Đất nước, con người.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

- Các hoạt động khuyếch trương du lịch của bản thân các công ty.
III : MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH.
III.1: Các hình thức đầu tư trong nước vào lĩnh vực du lịch.

1: Doanh nghiệp du lịch nhà nước.
Doanh nghiệp du lịch nhà nước có tư cách một đơn vị kinh doanh
quốc doanh, là một đơn vị kinh tế cơ sở do nhà nước thành lập và cấp vốn
để thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch, nghĩa là tài sản của doanh
nghiệp này là một bộ phận của tài sản nhà nước. Đồng thời nó cũng là
một đơn vị kimh doanh theo kế hoạch của nhà nước; có tư cách pháp nhân
và hạch toán độc lập.
2: Doanh nghiệp hợp tác xã du lịch.
HTX là hình thức kinh tế tập thể của những người tự nguyện thành
lập trên cơ sở góp vốn, góp sức lao động để cùng tham gia kinh doanh.
Sau khi đăng ký, HTX mới có đủ tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân
có từ ngày HTX dựoc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3: Doanh nghịêp du lịch tư nhân.
Thường các doanh nghiệp tư nhân được tổ chức dưới hình thức một
công ty hay một doanh nghiệp tư nhân.
a: Công ty.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Công ty là một doanh nghiệp có 3 đặc điểm sau đây:
- Do 1 người trở lên thành lập
- Các thành viên bỏ ra một số taì sản góp vào vốn của công ty
- Mục đích của vịêc thành lập công ty là kinh doanh nhằm kiếm lời chia
nhau.
b: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
DNTN là đơn vị kinh doanh có mức vốn pháp định, do một cá nhân
làm chủ và tự chụi trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiêp. Khác với công ty, ở đây chủ doanh nghiệp chụi

trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh và bù lại họ có
quyền tự quản lý, không phải chia quyền lợi và quyền hành với ai cả.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

III.2 : Hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể áp dụng
trong ngành du lịch.
Theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phía nước
ngoài có thể tham gia đầu tư vào nghành du lịch ở Việt Nam dưới ba hình
thức dưới đây:
1: Hợp tác kinh doanh trên cơsở “hợp đồng hợp tác kinh
doanh”(HĐHTKD).
HĐHTKD là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu
tư mà không thành lập pháp nhân mới. HĐHTKD bao gồm nhiều loại.
a: HĐHTKD để phân chia lợi nhuận.
Đây là loại hợp tác trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư
nước ngoài với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để tiến hành một hoặc
nhiều hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà không thành lập doanh
nghiệp mới. Loại hợp tác này được thể hiện dưới hình thức thông thường
như: Hợp đồng nhận khách, gửi khách …. để thực hiện thường xuyên các
tour du lịch quốc tế.
b: Hợp đồng xây dung công trình kết cấu hạ tầng phục vụ khách du
lịch
- Các nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết với các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển
giao ( hợp đồng BOT ).



ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

- Nhà đầu tư nước ngoài nước có thể ký kết hợp đồng xây dựng – chuyển
giao – kinh doanh ( gọi tắt là BTO ).
- Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể ký kết hợp đồng xây dưng – chuyển
giao ( gọi tắt là BT ).
2: Doanh nghiệp liên doanh.
Tổ chức du lịch nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cùng đơn vị
kinh doanh du lịch trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, thành lập
doanh nghiệp liên doanh du lịch. Thực chất của hình thức này là các bên
liên doanh góp vốn để thành lập một pháp nhân mới, dưới hình thức một
công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật công ty Việt Nam kinh doanh để
lấy lời chia nhau, cùng chụi rủi ro và nợ của công ty.
3: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là hình thức đầu tư mà bên nước ngoài có quyền sở hữu hoàn
toàn đối với doanh nghiệp.
III.3: Tác động của hoạt động du lịch đến hoạt động đầu tư.
- Du lịch tạo ra sự quảng bá cho Việt Nam dẫn đến thu hút vốn đầu tư.
-

Du lịch tạo ra sự phát triển giữa các vùng.Thông qua đầu tư trong du lịch
có sự phân phối vốn đầu tư giữa các vùng, tạo công ăn việc làm,tăng thu
nhập qua đó càng thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển không những chỉ
trong ngành du lịch mà cả các ngành khác nữa như: tiểu thủ công nghiệp,
thương mại,….


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

- Du lịch tạo ra một cách nhìn khác về con người và đất nước Việt Nam

một cách chân thực hơn từ đó giúp các nhà đầu tư nước ngoài hiểu hơn về
Việt Nam và tăng cường đầu tư.
- Du lịch tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế
giới trong lĩnh vức du lịch,tăng cường đầun tư xuyên biên giới làm tăng
hiệu quả đầu tư , mở rộng thị trường.
III.4 : Tác động của hoạt động đầu dẫn đến sự phát triển của
nghành du lịch.
- Đầu tư tạo điều kiện du lịch hơn: Đầu tư CSHT dẫn đén giao thông thuận
lợi dẫn đến du lịch phát triển.
- Đầu tư vào các khu du lịch dẫn đến thu hút khách dẫn đến du lịch phát
triển.
- Đầu tư vào quảng bá, giới thiệu dẫn đến du lịch phát triển hơn được sự
hiểu biết các doanh nghiệp….
IV:ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH.
1:Nội dung đầu tư trong ngành du lịch.
Đầu tư trong lĩnh vực du lịch diễn ra rất sâu rông, trải rộng ra rất
nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có thể tóm tắt qua các nội dung sau:
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
- Đầu tư vào các sản phẩm du lịch.
- Đầu tư vào các địa điểm mới.
- Đầu tư mở rộng có chiều sâu các lợi thế du lịch đã phát huy.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

- Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động
trong lĩnh vực du lịch.
2: Đặc điểm của đầu tư trong du lịch.
- Vốn đầu tư vào du lịch thường là rất lớn, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng, các địa điểm mới,đầu tư mở rộng có chiều sâu,…

- Lao động trực tiếp mà các dự án đầu tư du lịch tuy ít nhưng lao động gián
tiếp mà đầu tư du lịch tạo ra rất lớn do các dịch vụ đi kèm.
- Nếu đầu tư có hiệu quả thì hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch thường
lớn hơn rất nhiều so với các ngành khác, tốc độ thu hồi vốn nhanh , nhưng
yêu cầu phải thường xuyên đầu tư bổ trợ.
- Hoạt động đầu tư trong du lịch tác động tới các ngành khác cùng phát
triển: thương mại, công nghiệp nhẹ, hàng không, giao thông vận tải,…

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU
LỊCH GIAI ĐOẠN 1995 ĐẾN NAY.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực du lịch trong thời gian qua diễn ra rất sôi
động, có thể khái quát qua một số số liệu sau:
Bảng 1: Số doanh nghiệp , khách sạn,nhà hàng du lịch quốc doanh
phân theo ngành hoạt đồng
Tổng

Cty cổ

Cty

HTX DN tư

Đại lý du lịch và dịch vụ lữ

số
84


phần
10

TNHH
35

12

nhân
27

hành
Dịch vụ, hướng dẫn khách

90

15

49

10

16

quan du lịch
Vận chuyển khách tham 131

32


46

25

28

tham

quan du
lịch
Bảng 2: Lao động trong các doanh nghiệp, khách sạn du lịch phân
theo ngành hoạt động.
Đơn vị: Trăm
người
Tổng
số

Cty
cổ

Đại lý du lịch và dịch vụ lữ

1081

phần
87

hành
Dịch vụ, hướng dẫn khách


760

230

Cty
TNHH

HTX

DN tư
nhân

907

25

62

445

45

40


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

tham
quan du lịch
Vận chuyển khách tham quan 572,2


87

462

1,2

22

du
lịch
Bảng 3: Giá trị tài sản các doanh nghiệp, khách sạn du lịch phân theo
ngành hoạt động.
Đơn vị: tỷ
đồng
Tổng

Cty cổ

Cty

HTX

DN tư

Đại lý du lịch và dịch vụ lữ

số
514


phần
95

TNHH
21
153

nhân
245

hành
Dịch vụ, hướng dẫn khách

583

121

113

172

177

915

271

234

191


219

tham
quan du lịch
Vận chuyển khách tham
quan du
lịch

Bảng 4: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô thị trường giai đoạn 19952002


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Năm

Doanh nghiệp(DN)

Hộ cá thể
Số

Số
lượng
(DN)

1995
1996
1997
1998
1999

2000
2001
2002
Doanh

Tỷ trọng DNTM lượng hộ
Du lịch trong



tổng

thể

Số DN(%)

(nghìn

hộ)
10806 46,3
65,1
14871 54,4
57,7
15685 46,9
61
14306 42,4
66,3
16226 46,3
63,9
19226 40,9

64,5
21475 41,2
70,1
23568 44,1
71,2
nghiệp hoạt động du lịch có số lượng

Tỷ trọng hộ TNDLtrong
tổng số hộ (trừ nông lâm
nghiệp)

26
31
34
37
38
38,5
39,7
40,8
khá lớn, nhưng phần lớn là

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong tổng số 1147 DNNN thuộc lĩnh vực
thương mại du lịch chỉ có 69 DN có mức vốn từ 10 tỷ đến 100 tỷ đồng,
DN có mức vốn 100 tỷ trở lên chỉ có một doanh nghiệp đó là tổng công ty
du lịch Sài Gòn (Sài Gòn Tourist)Vòng quay vốn thấp, hiệu quả kinh
doanh chưa được cao lắm.
Trên đây là một số nét chung về tình hình các doanh nghiệp, du lịch
khách sạn, sự thu hút vốn đầu tư được thể hiện ở các bảng sau mà trong
quá trình trình bày sẽ đưa ra.
I: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG DU

LỊCH.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Hoạt động đầu tư nào cũng cần vốn đầu tư và cần sự huy động có
hiệu quả các nguồn vốn. Nhất là trong giai đoạn mở cửa, hội nhập tiến tới
nền kinh tế thị trường, nước hiện nay, càng nhiều nghành mới càng cần có
sự đầu tư thích hợp, hợp lý, muốn vậy đầu tiên chúng ta cần phải có vốn
đầu tư vì nền kinh tế ta là một nền kinh tế còn kém phát triển, thiếu vốn,
do vậy sự huy động vốn là rất quan trọng, du lịch là một trong những
ngành cần huy động mạnh vốn đầu tư để phát triển thành ngành nghề kinh
tế lợi thế Việt Nam. Tình hình huy động vốn cho hoạt động du lịch có thể
được một cách khái quát qua hai góc độ:
- Huy động từ nguồn vốn trong nước .
- Huy động từ nguồn vốn nước ngoài.
I.1 : Nguồn vốn huy động trong nước .
Hiện nay việc huy động vốn đầu tư cho hoạt động du lịch ở nước ta
chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nhưng chưa xứng đáng với một tiềm
năng sẵn có, chủ yếu tập trung ở khu vừc Nhà nước mà ở đây là Ngân
sách Nhà nước (NSNN) và các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), còn khu
vực tư nhân` chiếm một tỷ trọng nhỏ và chưa tập trung.
Vốn Ngân sách Nhà nước:Trong hơn mười năm qua (Tính từ năm
1990) nguồn chi của NSNN cho hoạt động du lịch tăng lên rất nhiều: chi
cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng tăng, nhiều hội thảo,
hội chợ, triển lãm về du lịch ở nhiều thị trường trọng điểm. Nhất là cơ sở
hạ tầng du lịch, việc huy động vốn NSNN chiếm một tỷ trọng tương đối
bé trong việc huy động quảng bá du lịch Việt Nam (DLVN) ra thị trường



ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

quốc tế, nghiêm cứu khoa học đào tạo, cải cách hành chính và chi cho đầu
tư xây dựng cơ bản còn chiếm một tỷ lệ nhỏ: Theo như phó Thủ tướng Vũ
Khoan nói nguồn vốn NSNN còn hạn chế thì tổng cục Du lịch phải có
chính sách, biện pháp thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác cùng
tham gia đầu tư phát triển của ngành và vốn Nhà Nước chỉ là nguồn vốn
mồi, làm cú hích cần thiết để kích thích các thành phần khác cùng tham
gia. Nói chung việc huy động vốn đầu tư NSNN chỉ được ở một mức độ
nào đó thường chiếm 1% tổng mức vốn đầu tư của nhà nước cho toàn xã
hội.
Các Doanh nghiệp Nhà nước(DNNN):Đối với các DNNN một số
năm gần đây việc huy động vốn đầu từ nguồn này đã bắt đầu có hiệu quả,
tập trung chủ yếu ở các công ty du lịch lớn như Sài Gòn Tourist, công ty
du lịch Việt Nam,….Các công ty này đã huy động vốn mọt cách có hiệu
quả từ lợi nhuận của doanh nghiệp, từ các nguồn khác: đi vay thương mại,
Nhà nước hỗ trợ…. để thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch , một
trong những điều chiến lược lớn của Sài Gòn Tourist là tăng tốc các
chương trình đầu tư xây dựng và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng của khách hàng trong nước, đồng thời tăng cường công tác quảng
bá, đặc biệt tại thị trường quốc tế nhằm xây dựng và phát triển thương
hiệu Sài Gòn Tourist, tính năm 2001 Sài Gòn Tourist đã bắt đầu huy động
600 triệu USD cho việc thực hiện chiến lược của mình, một số vốn đáng
kể trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nhất trong hoạt động du lịch
một trong những lĩnh vực mà chưa thực sự phát triển ở nước ta.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Ngoài DNNN làm ăn có hiệu quả nhất và huy động vốn đầu tư cho du

lịch hiện nay là Sài Gòn Tourist thì Công ty du lịch Việt Nam cũng là 1
DNNN làm ăn có hiệu quả. Hàng năm Công ty huy động hàng triệu USD
để đầu tư xây dựng nhiều loại hình du lịch mới, tour mới để hấp dẫn, thu
hút khách du lịch. Với đội ngũ xe đủ loại từ 4 đến 47 chỗ ngồi chất lượng
cao.
Một số DNNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở các tỉnh , thành phố
khác có dấu hiệu làm ăn có hiệu quả và việc huy động vốn ngày càng cao,
tập trung ở các tỉnh có truyền thống du lịch như: Lâm Đồng, Quảng Ninh,
Nghệ An, Huế,….. , hàng năm DNNN ở các tỉnh này huy động hàng trăm
tỷ đồng đẩu tư vào khách sạn, nhà nghỉ, các hoạt động du lịch mới, ở một
số tỉnh nó nắm vai trò chính: Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh,…., những
tỉnh mới đưa du lịch vào nghành kinh tế mũi nhọn nhiều nhà đầu tư chưa
sẵn sàng đầu tư vào vì nghi ngờ tính hiệu quả của đầu tư và DNNN ở các
địa phương này đã vai trò tiên phong trong việc huy động vốn để đầu tư.
Đối với khu vực ngoài Nhà nước: thì việc huy động vốn khu vực tư
nhân hiện nay vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Các
DNTN chủ yếu đầu tư vào du lịch lữ hành, vận chuyển khách du lịch mà
chủ yếu tập trung ở thị trường nội địa, khách du lịch trong nước, nên việc
huy động vốn để đầu ở khu vực này còn ít, chưa tương xứng tiềm năng
của nó, bởi vì hiện nay vốn tập trung ở trong khu vực DNTN tương đối
lớn, mà các doanh nghiệp này chủ yếu đầu tư vào các nghành sản xuất.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Khu vực dân cư: lại còn ít hơn nữa do người dân cư chưa hiểu rõ
hoạt động kinh doanh đầu tư du lịch. Nhìn chung tuy vốn đầu tư từ các
DNTN và dân cư tuy có dấu hiệu tăng qua các năm nhưng nhìn chung còn
có quy mô nhỏ, manh mún, tự phát, chưa tập trung, làm theo ý chí chủ
quan, nên hiệu quả không đạt được như mong muốn, mặc dù nó cũng đã

có một số dự án có quy mô vốn đầu tư tương đối lớn 2- 5 triệu USD.
Trong những năm tới đây việc huy động vốn từ khu vực này cần phải
được tập trung hơn nữa để phát huy tiềm năng của nó.
Tuy nhiên hiện nay một số nơi đã có phương án huy động vốn đầu tư
rất có hiệu quả đó là kết hợp Nhà nước và các khu vực khác cùng làm:
Nhà nước mà đại diện ở đây là địa phương bỏ vốn ra để lập, thẩm định
các dự án phát triển du lịch và bồi hoàn giải toả cho dân, còn lại số vốn
cần cho dự án thì huy động từ các thành phần kinh tế bằng cách cho thuê
100% đất dịch vụ đã có cơ sở hạ tầng với thời hạn cho thuê dài hạn. Điển
hình ở đâu là uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu với dự án đầu tư xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Nhà Mát – Hiệp Thành ( Thị xã Bạc
Liêu) với tổng vốn đầu tư là 55,228 tỷ đồng. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã
quyết định bỏ 3 tỷ đồng vốn ngân sách để lập, thẩm định dự án và bồi
hoàn giải toả cho dân. Còn lại số vốn hơn 50 tỷ đồng huy động từ các
thành phần kinh tế khác bằng cách cho thuê 100% đất dịch vụ đã có cơ sớ
hạ tầng với thời hạn thuê là 50 năm. Với cách xây dựng cơ sở hạ tầng
“cuốn chiếu” và phương thức cho thuê “ứng trước” (thu hồi 50% tiền
ngay sau khi ký kết hơp đồng và thu toàn bộ gía trị hợp đồng sau 4 năm


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

đó ), tỉnh Bạc Liêu đã huy động vốn đầu tư hơn 50 tỷ đồng xây dựng khu
du lịch này. Nhằm huy động nguồn lớn và đảm bảo tiến độ đầu tư nhanh
chóng, đồng bộ uỷ ban nhân tỉnh Bạc Liêu đã đồng ý giao cho công ty Du
lịch Vũng Tàu ở Bà Rịa – Vũng Tàu để xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch
Nhà Mát – Hiệp Thành theo phương thức đầu tư chuyển giao (BT). Theo
phương thức này công ty ở Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ bỏ toàn bộ vốn để đầu
tư hạ tầng với thời gian 2 năm, công ty du lịch tỉnh Bạc Liêu sẽ cho thuê
đất dịch vụ và kinh doanh dịch vụ hạ tầng để thu hồi vốn trả cho công ty ở

Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian 6 năm và thực tế là phương án này đã
thành công và cần được áp dụng ở nhiều nơi, nhất là những vùng trọng
điểm có tiềm năng du lịch , nhưng ngân sách của tỉnh ít, ví dụ: Quảng
Bình , Hà Tĩnh….
Tóm lại việc huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch ở trong nước
những năm tới cần được triển khai một cách sâu rộng, hơn nữa trên phạm
vi cả nước, ở mọi thành phần kinh tế vì chúng ta có một tiềm năng du lịch
rất là lớn.
Tuy nhiên trong điều kiện mở cửa hiện nay chúng ta có một nguồn
vốn đóng góp cho sự thiếu hụt vốn trong nước đó là vốn đầu tư phát triển
nước ngoài.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

I.2 : Huy động từ nguồn vốn nước ngoài.
Vốn đầu tư nước ngoài (VĐTNN) hiện nay chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam , nó hầu hết có mặt trong các ngành, các
thành phần kinh tế không có sự độc quyền của Nhà Nước và du lịch cũng
không phải là một ngoại lệ.
Những năm gần đây việc thu hút và huy động VĐTNN đã được đặt
trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam .
Hầu hết các dự án du lịch lớn ở Việt Nam đều có mặt của nhà đầu tư
nước ngoài. Các khách sạn lớn cũng như vậy, điểm mặt như khu du lịch
Hạ Long- Cát Bà, các khách sạn Deawoo, Ha Noi Nikko, Melia,…. đều
liên doanh với nước ngoài hoặc 100% VĐTNN.
Hàng năm chúng ta huy động VĐTNN hàng trăm triệu đô la thậm chí
hàng chục tỷ đô la đầu tư vào CSHT, phát triển sản phẩm du lịch, các khu
du lịch mới. Tính đến năm 2002 ngành du lịch đã có 325 dự án đầu tư
nước ngoài, trong đó đầu tư vào du lịch thuần tuý 194 dự án, vào văn

phòng căn hộ là 131 dự án với tổng số vốn đăng ký lên tới 9,4 tỷ USD.
Trong năm tháng đầu năm 2004 với những nỗ lực nhằm cải thiện môi
trường đầu tư và cố gắng của các ngành các cấp , kết quả thu hút VĐTNN
trực tiếp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, cả vốn cấp mới và tăng
thêm đạt được 1,3 triệu USD.
Trong lĩnh vực khách sạn du lịch đến hết tháng 5 đã có 151 dự án với
tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 2,1
tỷ USD, chiếm 3% số dự án đầu tư (DAĐT) nước ngoài cả nước và 8%


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

tổng VĐTNN đăng ký tại Việt Nam . Tuy nhiên không phải lúc nào việc
huy động VĐTNN cũng diễn ra suôn sẻ như vậy. Ví dụ vào năm 19972000 khi diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á Thái Bình Dưong và
sau khủng hoảng chúng ta có hơn 40 DADT có VĐTNN với tổng số
VĐTNN đăng ký gần 4 tỷ USD xin tạm ngừng hoạt động và mãi đến năm
1999 vẫn chưa thấy khởi động lại, năm 2001 khi diễn ra đại dịch SARS
thì hoạt động đầu tư nước ngoài vào du lịch đã giảm rõ rệt do tâm lý sợ
đầu tư không hiệu quả và Chính Phủ ta đã phải nỗ lực rất nhiều cải thiện
môi trường đẩu tư, gần đây nhất là dịch cúm gia cầm cũng đã làm cho
hoạt động đầu tư cho du lịch bị chững lại một thời gian,tuy nhiên nước ta
vẫn được đánh giá là nước có môi trường đầu tư ổn định do vậy việc đầu
tư vào du lịch vẫn là một ngành triển vọng và thực tế đã chứng minh như
vậy. Có thể nói việc huy động VĐTNN hiệu quả và sôi động nhất hiện
nay là các công ty liên doanh, bởi vì các công ty này có vị thế và địa vị
pháp lý vững chắc do liên doanh với các công ty trong nước, nên đã tạo
tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi thay đổi cơ chế chính sách. Ngoài ra
do các công ty trong nước nắm rõ các tâm lý của khách hàng trong nước
cũng như các địa thế du lịch nên đã tăng cơ hội kinh doanh cho các nhà
đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty du lịch lớn trong nước luôn là đối

tác mà các nhà đầu tư nước ngoài luôn luôn mong muốn hợp tác, liên
doanh, điển hình là SaiGon Tourist và các công ty du lịch địa phương do
các công ty này luôn được hưởng những lợi thế là DNNN.


ĐỀ ÁN: “ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Cho đến nay chúng ta đã huy động VĐTNN trực tiếp từ 22 quốc gia
và các vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Hồng Kông là nhà đầu tư lớn
nhất với 33 DADT có tổng số vốn đầu tư là 695,7 triệu USD, tiếp đến là
Đài Loan với 11 DADT với tổng số vốn đầu tư là 312,6 triệu USD , tiếp
theo là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Malaisa, Nhật Bản,…. Ngoài ra một số
địa phương có chính sách thu hút đầu tư cởi mở dựa trên nguồn tiềm năng
sẵn có đã huy động tốt vốn đầu tư nước ngoài như Bình Thuận, Hạ
Long,Đà Nẵng,…..góp phần làm sôi động trong việc huy động vốn đầu tư
nước ngoài hiện nay.
Một số ngành kinh doanh du lịch hiện nay rất thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài đó là các ngành du lịch sinh thái nhất là ở những địa điểm mới
như Bình Thuận, Phú Quốc, Quảng Bình,……, các ngành vui chơi giải
trí, du lịch xuyên Việt Nam là những ngành tiềm năng mà các nhà đầu tư
nước ngoài hiện nay đang rất muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam,
tuy nhiên các DADT nước ngoài ở Việt Nam vẫn chỉ chú ý đầu tư vào
lĩnh vực kinh doanh thu lợi nhuận mà không đầu tư vào các dự án tạo môi
trường sinh thái, giữ gìn môi trường sinh thái cũng như các cơ sở ban đầu
cho du lịch như đường sá, giải phóng mặt bằng,….do vậy hiệu quả đầu tư
nước ngoài chỉ mới phát huy được trên diện hẹp, vì vậy cần có các chính
sách thu hút vốn đầu tư có hiệu quả hơn nữa như xây dựng các DADT
dưới các hình thức chuyển giao BOT, BTO, BT.
Vốn đầu tư gián tiếp vào ngành du lịch:Ngoài vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, trong thời gian qua chúng ta cũng nhân được sự viện trợ phát



×