Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHNNPTNT thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.35 KB, 36 trang )

1

Phần I. Quá trình hình thành và phát triển của
NHNo&PTNTVN chi nhánh Thăng Long.
1. Tổng quan về chi nhánh Thăng Long
NHNo&PTNTVN chi nhánh Thăng Long (trước là cơ sở giao
dịch 1) được thành lập theo quyết định số 15TCCB ngày 16/03/1991
của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, hoạt động theo
luất các tổ chức tín dụng, được quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và
Điều lệ của NHNo&PTNT được ban hành kèm theo quyết định số
390/QĐ-NHNN 5 ngày 22/11/1997 của thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Chi nhánh Thăng Long hoạt động dưới hình thức một doanh
nghiệp Nhà nước, có giấy phép kinh doanh số 310458, có trụ sở chính
đặt tại: Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa,
TP. Hà Nội. Là đại diện pháp nhân của NHNo Việt Nam.
Chi nhánh Thăng Long có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch liên
doanh, hạch toán nội bộ, hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động
ngân hàng, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
và những cam kết của mình. Chi nhánh Thăng Long hoạt động dưới sự
quản lý của tổng giám đốc NHNo Việt Nam và sự điều hành của giám
đốc Chi nhánh Thăng Long.
Chi nhánh Thăng Long mặc dù ra đời muộn nhưng đã khẳng
định được vị trí phù hợp trong tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động


2

kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của một chi
nhánh tác nghiệp trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
2. Vài nét cơ bản về NHNo&PTNTVN chi nhánh Thăng Long


2.1. Chức năng:
Là một ngân hàng thương mại, chi nhánh Thăng Long mang đầy
đủ chức năng của một NHTM là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và
thực hiện các hoạt động ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và cung cấp
các dịch vụ ngân hàng và nội dung thường xuyên là huy động vốn (chủ
yếu là nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế)
đồng thời sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ
thanh toán.
2.2 Nhiệm vụ
Chi nhánh Thăng Long là đơn vị nhận khoán với NHNo&PTNT
Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh đầy đủ, tự cân đối
thu - chi, phân phối tiền lương, tiền thưởng, trích lập các quỹ (theo
quyết định khoán tài chính của NHNN Việt Nam tại văn bản 964A
ngày 01/01/1994).
Nhiệm vụ của chi nhánh Thăng Long thay đổi và phát triển theo
thời gian phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và phù hợp với nền
kinh tế thị trường nước ta.


3

Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long trải
qua 3 giai đoạn chính, trong mỗi giai đoạn hoạt động của chi nhánh
đều nhằm đáp ứng những nhiệm vụ cụ thể:
* Giai đoạn i (4/1991 - 12/1992)
Chi nhánh Thăng Long bắt đầu đi vào hoạt động chính thức
nhiệm vụ của chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn này là:
- Là nơi triển khai thử nghiệm các văn bản, thể lệ, chế độ nghiệp
vụ mới của Trung ương để từ rút kinh nghiệm, hướng dẫn thựchiện

chung phong trào hệ thống.
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng (nội tệ) trên địa bàn Hà
Nội.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do tổng Giám đốc ngân hàng
nông nghiệp phân công.
* Giai đoạn II (1/1993 - 9/1994)
Ngoài 3 nhiệm vụ trên, chi nhánh Thăng Long còn được giao
nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo thực hiện cơ chế mới của ngành, điều hoà,
điều chuyển với 23 chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam các tỉnh, thành
phố khu vực Phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Bên cạnh đó, chi nhánh
Thăng Long còn có nhiệm vụ là đầu tư, quản lý và cho vay đối với
những doanh nghiệp lớn đầu ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp trên địa
bàn Hà Nội.
* Giai đoạn III (từ 9/1994 - đến nay)


4

Nhiệm vụ của chi nhánh Thăng Long từ năm 1994 cho tới nay là:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
- Tổ chức hạch toán và theo dõi vốn của các quỹ tập trung của
HNno&PTNTVN với ngân hàng thế giới (WB), vốn của cộng đồng
Châu Âu (EC), vốn tài trợ của ngân hàng Đức…
- Tổ chức hạch toán điều hoà vốn trong toàn hệ thống làm đầu
mối thanh toán bù trừ của

các chi nhánh trong hệ thống

NHNo&PTNTVN với các NHTM khác trên địa bàn Hà Nội.
- Từ tháng 7/1998, chi nhánhThăng Long còn thực hiện thêm một

nghiệp vụ nữa là thanh toán Quốc tế và mở rộng thêm các nghiệp vụ
ngân hàng như chuyển tiền, bảo lãnh…cùng với nhiệm vụ mới và
thách thức mới. Chi nhánh Thăng Long đã từng bước vươn ra chiếm
lĩnh thị trường tiền tệ, tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Thành lập các
phòng ban hỗ trợ cho các hoạt động của chi nhánh Thăng Long, đồng
thời thành lập thêm các chi nhánh; phòng giao dịch mở rộng địa bàn
hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long

Phần II: Chức năng nhiệm vụ các phòng ban của chi nhánh
NHNo&PTNT Thăng Long


5

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh và Phòng giao
dịch trực thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng kế hoạch
- Phòng tín dụng
- Phòng Thẩm định
- Phòng Kế toán
- Phòng ngân quỹ
- Phòng hành chính
- Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Phòng vi tính
- Phòng thanh toán quốc tế
- Tổ tiếp thị
- Tổ thẻ
Các chi nhánh, phòng giao dịch.

* Chi nhánh cấp 2
- Chi nhánh Tây Sơn
+ Điểm giao dịch 157 phố Tây Sơn
- Chi nhánh Định Công
+ PGS số 1.
- Chi nhánh Láng Thượng


6

+ PGD Nguyễn Phong Sắc.
- Chi nhánh Chợ Mơ.
+ PGD Kim Đồng
+ PGD Trương Định
- Chi nhánh Nguyễn Khuyến.
- Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu.
+ PGD số 2.
+ PGD số 3.
- Chi nhánh Hàm Long.
- Chi nhánh Phan Đình Phùng.
* Phòng giao dịch.
- Phòng giao dịch Hàng Gà.
- Phòng giao dịch Bờ Hồ.


Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
GIÁM ĐỐC

Phòng tín dụng


PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng thẩm định
Phòng ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế

Chi nhánh cấp II

Phòng kế hoạch
Phòng kế toán

Phòng giao dịch

Phòng TCCB & ĐT
Phòng hành chính
Phòng kiểm tra kiểm toán NB
Phòng vi tính
Tổ tiếp thị; tổ thẻ

Phòng giao dịch


8

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, các Chi
nhánh và các Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT
Thăng Long.
1. Phòng kế hoạch.
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy
động vốn tại địa phương.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn
theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết
toán kế hoạch của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
- Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo
các báo cáo sơ kết, tổng kết.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro tín
dụng.
- Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Thăng Long giao.
2. Phòng tín dụng.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân
loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản
xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu
thông và tiêu dùng.


9

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn
vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn
thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử
nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết,
đề xuất Giám Đốc.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm
nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các
chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo
& PTNT Thăng Long giao.
3. Phòng Thẩm định.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân
cấp uỷ quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông
nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam theo phân cấp uỷ quyền.


10

- Tiếp nhận và thực hiện thẩm định các chương trình dự án
thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động thẩm định dự án
của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo
& PTNT Thăng Long giao.
4. Phòng kế toán.
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu,
chi tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng

Long trình Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt
Nam phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn.
- Tổng hợp, lữu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết
toán và các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp
vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề.


11

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo
& PTNT Thăng Long giao.
5. Phòng ngân quỹ.
- Quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của Ngân hàng
Nông nghiệp trên địa bàn.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ
theo quy định.
- Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp
vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo
& PTNT Thăng Long giao.
6. Phòng Hành chính.

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi
nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện
chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng
Long phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi
nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về
giao kết hợp đồng hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự,
kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài
sản của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.


12

- Thực thi pháp luật có liên quan an ninh trật tư, phòng cháy, nổ
tại cơ quan.
- Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và
văn bản định chế của Ngân hàng nông nghiệp.
- Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại
Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác
hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của
Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
- Thực hiện công tác cơ bản, sửa chữa, TSCĐ, mua sắm công
cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyền truyền quảng cáo tiếp thị
theo chỉ đạo của ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng
Long.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh
thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.

- Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh
NHNo & PTNT Thăng Long giao.
7. Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo.
- Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan
hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.


13

- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến
các chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNo &
PTNT Việt Nam.
- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân
viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp theo dõi
thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
- Đề xuất, hoàn thiện và lữu trữ hồ sơ theo đúng quy định của
Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân
cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh NHNo &
PTNT Thăng Long quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ
nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân
hàng.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh NHNo
& PTNT Thăng Long.
- Chấp hành công tác báo cáo thông kê, kiểm tra chuyên đề.
8. Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ.
- Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh NHNo & PTNT

Thăng Long và các đơn vị trực thuọc theo nghị quyết của Hội đồng
quản trị, chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp &
phát triển nông thôn Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh NHNo &
PTNT Thăng Long.


14

- Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của Pháp luật, Ngân hàng nông nghiệp.
- Giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà
nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch
vụ Ngân hàng.
- Kiểm ra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối
kế toán việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo quy
định của Nhà nước, ngành Ngân hàng.
- Báo cáo Tổng Giám đốc Ngân hàng nông và phát triển Nông
thôn Việt Nam, Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm,
tồn tại.
- Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của Chi
nhánh NHNo & PTNT Thăng Long trong phạm vi phân cấp uỷ
quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam.
- Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám
đốc chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long, trưởng ban kiểm tra,
kiểm toán nội bộ giao.
9. Phòng vi tính.
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến
hoạt động của chi nhánh.



15

- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế
toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt
động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu,
thông tin theo quy định.
- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
- Làm dịch vụ tin học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh
NHNo & PTNT Thăng Long giao.
10. Phòng Thanh toán quốc tế.
- Tư vấn cho khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo về nghiệp vụ
thanh toán quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các phương án, đề
án để quản lý, thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán
quốc tế hoặc những vấn đề về nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo
đúng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng
nhằm mở rộng hoạt động giao dịch, thanh toán ngoại tệ.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro
trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện đúng quy định về quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu,
thống kê số liệu, cung cấp tài liệu, số liệu thanh toán theo yêu cầu
của lãnh đạo.



16

- Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo định kỳ hoặc
đột xuất do Giám đốc yêu cầu.
- Giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động thanh toán quốc tế
của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo
& PTNT Thăng Long giao.
11. Tổ tiếp thị.
- Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá,
đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung
ứng trên thị trường.
- Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo
chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam và Giám đốc chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch quảng báo thương hiệu, thực hiện văn hoá
doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền
thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của NHNo & PTNT
Việt Nam.
- Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin,
tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc.
- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình
thức thích hợp như: các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp,
áp phích…theo quy định.
- Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm,
vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình…


17

phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối

với đơn vị.
- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền
thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo
quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị,
thông tin, tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh
niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị.
- Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền
của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
12. Các chi nhánh, phòng giao dịch.
- Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được
Tổng giám đốc cho phép) của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy động
vốn trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam ban hành theo Quyết định số 404/HĐQT – KHTH ngày
10/10/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách
hàng.
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án. Tiếp nhận
và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng trình Giám đốc chi
nhánh NHNo & PTNT Thăng Long xét duyệt cho vay.


18

- Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã
được Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long quản lý trực
tiếp phê duyệt.

Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để
chủ động thu và đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn.
- Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền.
- Thực hiện thu chi tiền mặt.
- Đảm bản an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ
phiếu trắng các hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản trang
thiết bị làm việc.
- Tuyên truyền, giải thích các quy định về huy động vốn và thủ
tục cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam. Thu thập ý kiến đóng
góp của khách hàng về hoạt động ngân hàng phản ánh kịp thời cho
Giám đốc chi nhánh NHNO & PTNT Thăng Long.
- Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo quy định của Giám đốc chi
nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo
& PTNT Thăng Long giao.


19

Phần III. Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh
NHNo&PTNT Thăng Long qua các năm (2004-2006)
A. KẾT QUẢ HOAT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA CÁC NĂM
(2004-2006)
I) KẾT QUẢ CHO VAY , THU NỢ, DƯ NỢ (SỐ LIỆU ĐẾN
31/12/2006).
T
T
CHỈ TIÊU
A KẾT QUẢ CHO VAY
I Doanh số cho vay

Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
II Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
II
I

I

Tổng dư nợ
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Dư nợ xấu

31/12/04

31/12/05

31/12/06

9,063,016
6,740,625
1,305,277
1,017,114
7,565,394
5,598,198

1,113,449
853,747
3,342,899

6,648,468
5,195,937
965,264
487,467
7,216,087
5,920,671
1,020,710
274,706

9,613,712
7,967,919
566,384
1,079,409
9,839,351
7,828,059
803,508
1,207,784

3,286,670
2,173,255
547,593
565,822
215,418

3,035,866
1,558,353

962,800
514,733
127,780

2,215,260
606,652
520,987
24,275


20

V
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
DƯ NỢ THEO THÀNH
B
1
2
3
4
5

PHẦN KINH TẾ
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp NQD
Hộ SXKD
Hợp tác xã
Các TPKT khác


17,877
5,943
455

111,295
87,864
6,259

69,743
41,778
16,259

3,342,899
1,246,574
1,470,886
180
136,330
488,929

3,286,670
1,780,277
1,024,228
200
183,174
298,791

3,035,886
1,603,806
969,631

225
263,078
199,146

Nhận xét :
Trong năm 2005:
- Về Doanh số cho vay : Năm 2005 giảm 2.454.659 triệu VNĐ
tương ứng với 27.08% trong đó Ngắn hạn giảm 1.356.233 triệu
VNĐ tương ứng với 20.12 %, Trung hạn giảm 338.345 triệu VNĐ
tương ứng với 25.92%, Dài hạn giảm 760,081 triệu VNĐ tương
ứng với 74.73% so với năm 2004.
- Về doanh số thu nợ : Năm 2005 giảm 238.923 triệu VNĐ tương
ứng với 3.16% trong đó Ngắn hạn giảm 453.535 triệu VNĐ tương
ứng với 8.10%, Trung hạn giảm 85.092 triệu VNĐ tương ứng với
7.64%, Dài hạn giảm 67,366 triệu VNĐ tương ứng với 71.14% so
với năm 2004.


21

- Về Tổng dư nợ : Năm 2005 giảm 668.202 triệu VNĐ tương ứng
với 19.99% trong đó Ngắn hạn giảm 557.857 triệu VNĐ tương ứng
với 25.18%, Trung
hạn tăng 4.045 triệu VNĐ tương ứng với 0.67%, Dài hạn giảm
114,390 triêu VNĐ tương ứng với 21.96% so với năm 2004.
- Về chất lượng tín dụng năm 2005:
Nợ nhóm 3: 37.828 triệu VNĐ chiếm 1.4% tổng dư nợ,chiếm 26%
dư nợ xấu.
Nợ nhóm 4: 129 triệu VNĐ chiếm 0.09% dư nơ xấu.
Nơ nhóm 5: 104.615 triệu VNĐ chiếm 3.9% tổng Dư nợ, chiếm

74% dư nơ xấu.
- Nguyên nhân của việc hoạt động tín dụng trong năm 2005 giảm
so với năm 2004 là do: + Trong năm 2005 bộ tư phạp và bộ tài
nhguyên môi trường ban hành thông tư 05 về việc đăng kí giao
dịch đối với tài sản đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên do việc chưa thống
nhất giữa các cơ quan chức năng nên khi ngân hang tiên hành đăng
kí các tài sản thế chấp bảo lãnh, nhất là các tài sản đã kí hợp đồng
thế chap bảo lãnh công chứng trong năm 2003 va 2004 một số Sở
tài nguyên môi tường( Nơi co trách nhiệm nhận các thủ tục đăng kí
giao dịch bảo đảm ) từ chối không nhận hồ sơ và cũng không trả lời
các công văn mà chi nhánh Thăng Long đã gửi.
+ Việc xếp loại khách hàng theo công văn 1261/NHNo gặp khó
khăn như: Hầu hết các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là báo


22

cáo tài chính chưa được kiêm toán vì vậy số liệu chưa tin cậy. Môt
số doanh nghiệp do quá trình hợp nhất và xác nhâp công ty thành
viên cũng như một số doanh nhgiệp có nghành kinh doanh đặc thù,
các daonh nghiệp quy mô lớn không thể hoàn thành các báo cáo tài
chính vào thời điểm yêu cầu. Vì vây dẫn đen viêc chi nhánh không
thể tiến hành xếp loại doanh nghiệp kịp thời.
+ Trong năm 2005 nhà nước chủ trương đẩy mạnh việc cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ và một số doanh
nghiệp khác, vì vậy lượng công ty cổ phần phát triển rất nhanh. Tuy
nhiên yêu cầu xếp loại doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính và
báo cáo kết quả kinh doanh 02 năm liền kề vì vậy dẫn đến tình
trạng doanh nghiệp xếp loại C không đủ điều kiện vay vốn. Đối với
các doanh nghiệp xếp loại B chi nhánh đã yêu cầu các doanh

nghiệp bổ xung tài sản thế chấp bảo lãnh cho các món vay, tuy
nhiên việc bổ xung này tương đối hình thức bởi vì giá trị tài sản bảo
đảm chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng dư nợ của doanh
nghiệp.
Trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đang trong tình
trạng thua lỗ nhưng khi cổ phần hoá hoạt động kinh doanh của công
ty có những bước tiến rất đáng khích lệ, mặt khác là một trong số
các chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội việc cho vay đối tượng
khách hàng này là rất quan trọng đối với chi nhánh Thăng long nói
riêng và hệ thống NHNo & PTNT Việt nam nói chung


23

Theo luật đất đai năm 2005 chi nhánh không thể cho vay đối với các
đối tượng vay đời sống có thế chấp bằng quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu nhà. Trong thực tế đây là đối tượng vay vốn chiếm tỷ
trọng cao vì nhu cầu thực tế của khách hàng là tương đối cao.
Theo công văn số 1306/NHNo-TDngày 14/04/2004 của Tổng giám
đốc NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh không được cho vay các
đối tượng vay đời sống khác địa bàn vì vậy đã hạn chế tương đối
việc cho vay đối với nhóm khách hàng này.
Tổng dư nợ của chi nhánh Thăng Long trong năm 2005 là:
3.286.670 tỷ
Trong năm 2006:
Thực hiện định hướng kinh doanh của toàn ngành ngân hàng
năm 2006 với mục tiêu chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT
Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNTThăng Long đã tích cực triển
khai đồng bộ các giải pháp để phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra,
trong bối cảnh tình hình kinh tế-chính trị thế giới năm 2006 có

nhiều diễn biến phức tạp. Như Việt Nam đã tham ra tổ chức thương
mại thế giới (WTO.Tổ chức thành công hội nghị APEC. Việt nam
còn chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt tại khu vực miền Trung,
miền Nam nước ta, làm giá cả một số mặt hàng thiết yếu trong khu
vực và thế giới biến động ,ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng của nhân dân. Chính sách điều chỉnh tăng tỷ lệ dự


24

trữ bắt buộc của NHNN làm tăng chi phí vốn, tạo sức ép về vốn đầu
tư của các NHTM. Mặt bằng lãi suất trên địa bàn Hà Nội cao, Giá
vàng tăng cao và USD biến động mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động tiền tệ- tín dụng-ngân hàng. Chi nhánh Thăng Long còn
đang trong quá trình hoàn thiện, triển khai dự án công nghệ mới
(WB) … những sự thay đổi này đã làm phần nào ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Song hoạt động tín dụng
vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ được thể hiện qua các chỉ tiêu
sau:
- Về Doanh số cho vay : Năm 2006 tăng 2.965.244 triệu VNĐ
tương ứng với 44.60% trong đó Ngắn hạn tăng 2.771.982 triệu
VNĐ tương ứng với 53.35%, Trung hạn giảm 398.880 triệu VNĐ
tương ứng với 41.32%, Dài hạn tăng 810.368 triệu VNĐ tương ứng
với 333.57% so với năm 2005.
- Về doanh số thu nợ : Năm 2006 tăng 2.623.264 triệu VNĐ tương
ứng với 36.36% trong đó Ngắn hạn tăng 1.907.388 triệu VNĐ
tương ứng với 32.22%, Trung hạn giảm 217.202 triệu VNĐ tương
ứng với 21.28%, Dài hạn tăng 860.614 triệu VNĐ tương ứng với
370.89% so với năm 2005.
- Về Tổng dư nợ : Năm 2006 giảm 250.784 triệu VNĐ tương ứng

với 7.63% trong đó Ngắn hạn giảm 614.902triệu VNĐ tương ứng
với 28.29%, Trung


25

hạn tăng 415.207 triệu VNĐ tương ứng với 75.82%, Dài hạn giảm
51.809 triêu VNĐ tương ứng với 9.03% so với năm 2005.
- Về chất lượng tín dụng năm 2006:
+ Nhóm 1: 2,544,940 Triệu đồng chiếm tỷ lệ 83.83%
+ Nhóm 2: 372,763 Triệu đồng chiếm tỷ lệ 12.28%
+ Nhóm 3: 24,821 Triệu đồng chiếm tỷ lệ 0.82%
+ Nhóm 4: 7,122 Triệu đồng chiếm tỷ lệ 0.23%
+ Nhóm 5: 86,240 Triệu đồng chiếm tỷ lệ 2.84%
- Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu: Nợ quá hạn, nợ
xấu phát sinh thường do các đơn vị kinh doanh theo mùa vụ,
khách hàng thực hiện phương án kinh doanh không đúng theo
tiến độ dự tính của phương án. Vì vậy việc thu hồi vốn thường
chậm so với dự tính trên phương án. Ngoài ra do cho vay tiêu
dùng trả nợ bằng lương của khách hàng thường định kỳ thu nợ
theo hàng tháng, vì vậy khi khách hàng gặp khó khăn đột xuất
hoặc đi công tác dẫn đến việc trả nợ không đúng kỳ hạn nên phải
chuyển nợ quá hạn, nợ xấu.
- Khả năng thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu: Chi nhánh NHNo&PTNT
Thăng Long sẽ cố gắng tận thu tất cả các khoản nợ quá hạn, nợ
xấu dưới 360 ngày.
- Chi nhánh luôn chấp hành quy định về chuyển nợ quá hạn, nợ
xấu không có trường hợp nào đến hạn mà không chuyển nợ quá
hạn.



×