Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty may thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.43 KB, 92 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không
thể đảo ngược được. Đó là một trong những thách thức, sức ép lớn
nhất đối với các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây
dựng các chương trình kinh tế. Các doanh nghiệp và các quốc gia ngày
càng nhận thức sâu sắc rằng để đứng vững và phát triển được trong
môi trường cạnh tranh ngày càng găy gắt này, họ không còn cách lựa
chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng, coi chất
lượng là một trong những mục tiêu hàng đầu. Chất lượng đã trở thành
yếu tố chính quyết định chiến lược kinh doanh trong bất kể môi trường
kinh doanh nào.
Xu thế toàn cầu hoá và các trào lưu của làn sóng kinh tế tri thức
trong những năm gần đây đã tạo ra những thách thức mới trong kinh
doanh, khi các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vấn đề chất lượng.
Để thu hút khách hàng, các Công ty đã đưa chất lượng vào nội dung
hoạt động quản lý của mình. Ngày nay khách hàng ngày càng đòi hỏi
cao về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Hầu hết khách hàng
đều mong đợi người cung ứng cung cấp cho họ những sản phẩm đáp
ứng nhu cầu mong muốn ngày càng cao hơn của họ. Bên cạnh đó, với
sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng
nổ của công nghệ tin học, các Công ty và các quốc gia ngày càng có
điều kiện thuận lợi hơn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điều đó
làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Muốn phát triển
1
1


trong môi trường cạnh tranh này, các công ty buộc phải không ngừng
cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ, đồng thời phải không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới,
tạo ra những đặc trưng khác biệt của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để


thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhằm duy trì và mở rộng thị
trường. Chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu đối
với các doanh nghiệp.
Cũng như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng không thể
nằm ngoài vòng xoáy của tiến trình hội nhập. Thời gian qua chúng ta
đã thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập của nền kinh tế thế giới và
chúng ta đã gặp không ít những khó khăn, thách thức khi tham gia dự
tiến trình này. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh
nghiệp hiện nay là năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với
các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến
chất lượng, đến năng suất song nhìn tổng thể thì chất lượng và năng
lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại các Công ty
Việt Nam vẫn còn yếu kém.
Để các doanh nghiệp Việt Nam thực sự có sức cạnh tranh trong
môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, cần phải tiến hành một bước
đổi mới triệt để về cả quan điểm nhận thức lẫn phương thức điều hành
quản lý. Các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước chuyển dần từ
mô hình quản lý cũ sang mô hình quản lý mới mà ở đó có sự phát triển
1
2


cao về nguồn nhân lực, có môi trường để thúc đẩy khả năng sáng tạo
trong lao động, có điều kiện để áp dụng các công nghệ tiên tiến mà
trước hết, cơ sở nền tảng của nó phải dựa trên triết lý và chiến lược
kinh doanh đúng đắn: Mọi nỗ lực tập trung vào việc không ngừng cải
tiến và nâng cao chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh và sự bền vững
trong tương lai.

Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập ở Công ty may
Thăng Long tôi đã lựa chọn đề tài: “Chất lượng sản phẩm với việc
nâng cao sức cạnh tranh của Công ty may Thăng Long”.
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo chuyên đề gồm 3 phần chính:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty may Thăng Long
Phần 2: Thực trạng về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh
tranh của Công ty may Thăng Long
Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG
TY MAY THĂNG LONG
Tên doanh nghiệp : Công ty may Thăng Long .
Tên giao dịch quốc tế: Thăng Long Garment Company
(ThaLoGa).
1
3


Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.
Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng may mặc.
Trụ sở chính: 250 Minh Khai- Q. Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Số điện thoại: 84.4.8.623372.
Fax: 84.4.623374.
Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm: 39 Ngô Quyền- Hà
Nội.
Fax: 84.4.268340.

Chi nhánh Thăng Long tại Hải Phòng: 174 Lê Lai – Ngô Quyền
– Hải Phòng.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY THĂNG LONG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Thăng
Long
Công ty may Thăng Long được thành lập ngày 8/5/1958 quyết
định của Bộ ngoại thương. Khi mới thành lập, công ty có tên là Xí
nghiệp may mặc xuất khẩu, trực thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu
tạp phẩm.
Việc thành lập Công ty mang một ý nghĩa lịch sử to lớn, bởi vì
đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Cung cấp
sản phẩm may mặc của Việt Nam ra thị trường nước ngoài và cho thị
trường nước ngoài hiểu biết sản phẩm may mặc Việt Nam và cả con
người Việt Nam qua những sản phẩm đầu tiên ấy.

1
4


Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Thăng Long
chịu nhiều ảnh hưởng trước những biến động của bối cảnh lịch sử,
chính trị và kinh tế đất nước. Nhìn chung, toàn bộ lịch sử hình thành
và phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn cụ thể dựa
trên cơ sở những nét đậc trưng và thành quả tiêu biểu ững với từng giai
đoạn:
Giai đoạn: 1958 - 1965
Sau khi có quyết định chính thức thành lập Công ty của Bộ ngoại
thương, Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm bổ xung cho Công ty
20 cán bộ, trong đó 8 cán bộ quyết định chuyển ngành. Như vậy, số
người đầu tiên của Công ty tổng cộng có 28 người, bao gồm cả ban

chủ nhiệm. Trụ sở văn phòng Công ty đặt tại số nhà 15 - Cao Bá Quát.
Nhiệm vụ ban đầu của Công ty là: trong vòng 3 tháng liên hệ các khu
(quận) huyện trong nội ngoại thành Hà Nội tổ chức các cơ sở gia công
với các con số nắm được là 2000 thợ may cá thể và 1700 máy khâu
đạp chân. Năm đầu tiên thành lập, đáp ứng yêu cầu lịch sử Công ty chỉ
sản xuất một số sản phẩm: đồ bảo hộ lao động, ga gối bệnh viện…
Tháng 9 năm 1958, tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty
tăng lên đến 550 người. Do sản xuất phát triển, Công ty phải chuyển
về 40 Hùng Vương, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, nên bộ
phận đóng gói phải chuyển về 17 Chả cá và Cửa Đông.
Năm 1959, một sự kiện đáng nhớ trong Công ty là Công ty được
trang bị thêm 400 máy dập chân và một số công cụ khác, do đó Công
ty chuyển hướng từ gia công sang tự sản xuất, có đủ điều kiện để
1
5


nghiên cứu dây chuyền công nghệ, hợp lý hoá được sản xuất, nâng cao
năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Trong năm này kế hoạch giao
cho Công ty cao gấp 3 làn so với 1958, trong đó có thêm các mặt hàng
mới đòi hỏi kỹ thuật cao: pijama, áo mưa, măng tô nam, nữ.
Nâưm 1960: sản xuất thêm mặt hàng sơ mi của Đức.
Năm 1961, là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất, Công ty cũng có một biến chuyển lớn, các bộ phận sản xuất lẻ
phân tán khắp nơi trong thành phố được tập trung về 250 Minh Khai
và được thống nhất thành một mối tạo nên dây chuyền sản xuất khép
kín.

Bảng: Một số chỉ tiêu từ 1968 – 1965
Năm


Kế

hoạch Thực

(sản phẩm)
1958
346.700
1959
1.139.500
1960
1.308.900
1961
2.664.5000
1962
3.620.000
1963
3.800.000
1964
4.000.000
1965
3.632.000
Giai đoạn 1966 -1975

hiện TH/KH (%)

(sản phẩm)
3.91.120
1.164.322
1.520.419

2.763.086
3.747.920
3.990.754
4.080.500
3.754.581

112,81
102,18
116,16
103,70
103,53
105,02
102,01
103,40

Giá trị TSL
(đồng)
840.822
1.156.340
3.331.968
5.526.172
7.493.840
7.981.778
8.033.778
7.509.162

Trong thời gian từ 1966 đến 1968, do Mỹ mở rộng chiến tranh ra
Miền bắc, Công ty bị đánh phá, các đơn vị sản xuất phân tán, số giờ
1
6



ngừng việc nhiều hơn số giờ làm việc. Do đó năm 1972 Công ty chỉ
đạt 67,7% với 2.084.643 sản phẩm.
Từ 1968 – 1971: Thời kì khôi phục sản xuất..
Năm 1972: Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại lần 2.
Năm 1973, hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình được kí kết. Trong thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, Bộ
công nghiệp nhẹ và công ty may Việt Nam đã đầu tư thêm thiết bị cho
3 phân xưởng may và cắt. Công đoạn may được trang bị 391 máy,
trong đó có 300 máy may với tốc độ 5.000 vòng/phút, công đoạn cắt
với tổng số 16 máy. Vì thế giá trị tổng sản lượng trong năm đạt
5.696.900 đạt 101,7% so với kế hoạch.
Năm 1975, đất nước thống nhất và Công ty đã được 17 tuổi đời.
Trong 17 năm đó, Công ty đã hai lần được thử thách trong chiến tranh
phá hoại Mỹ, 4 lần thay đổi cơ quan chủ quản, 4 lần thay đổi địa điểm
và 5 lần thay đổi cán bộ chủ trì. Nhưng Công ty vẫn tiến lên bằng
những bước tiến mạnh mẽ, chuẩn bị bước vào kế hoạch năm năm lần
thứ hai trong điều kiện đất nước hoà bình. Trong những năm của kế
hoạch lần thứ hai này, Công ty lại có những đổi mới về máy móc, đó là
được trang bị thêm 84 máy may bằng 36 máy 2 kim 5 chỉ thay cho 60
máy cũ, cùng với một máy ép mex công suất lớn, cải tiến dây chuyền
sản xuất (có sự cộng tác của chuyên gia Liên Xô). Do đó tổng sản
lượng lên tới 6.476.926 sản phẩm, đạt 104,36%, giá trị tổng sản lượng
7.725.958 đồng, đạt 102,27% so với kế hoạch.
Giai đoạn 1976 – 1985:
1
7



Tên gọi Xí nghiệp may Thăng Long ra đời vào năm 1980. Sản
phẩm của công ty, đặc biệt là áo sơ mi xuất khẩu đã được xuất đi nhiều
nước, chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Bảng: số lượng sản phẩm sản xuất từ 1976 – 1980
Năm

Kế hoạch (sản Thực hiện (sản TH/KH (%)

1976
1977
1978
1979
1980

phẩm)
5.248.000
5.526.000
6.802.000
6.800.000
4.752.000

phẩm)
5.476.928
5.767.260
6.826.069
6.990.000
4.890.000

144,36
104,37

100,36
102,79
102,90

Trong giai đoạn 1980-1985, Công ty chuyển hướng mạnh mẽ từ
chỗ các vật tư và nguyên liệu do Nhà nước cấp sang sản xuất và gia
công hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu do khách hàng đưa đến, chuyển
từ xuất khẩu mậu dịch sang sản xuất gia công xuất khẩu. Công ty may
Thăng Long đã tiến hành gia công hàng may mặc xuất khẩu cho các
nước Pháp, CHDC Đức, Thụy Điển, Hà Lan Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu.
Giai đoạn 1986 đến nay:
Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra 3 chương
trình kinh tế lớn của đất nước là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công ty may Thăng Long
được giao nhiệm vụ phải đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu và sản xuất
một phần đáp ứng nhu cầu mặc trong nước. Nguyên liệu trong nước
không đủ cho sản xuất, công ty đã chủ động tạo nguồn nguyên liệu
1
8


nhờ liên kết với Unimex, với nhà máy Dệt 8-3 và với nhiều đơn vị
khác để thực hiện cho kì được tiến độ sản xuất và kế hoạch Nhà nước
giao cho. Khi không đủ nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm
hàng nội địa. Đồng thời công ty chuyển sang trực tiếp kí hợp đồng với
nước ngoài, mua nguyên liệu bán thành phẩm. Với phương thức mới
này, công ty có điều kiện chủ động hơn và hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao hơn. Công ty có bước phát triển mạnh, đặc biệt từ khi hai
chính phủ Việt Nam – Liên Xô cũ kí hiệp định ngày 19/5/1987 về hợp

tác sản xuất may mặc cho Liên Xô và Cộng hoà liên bang Đức. Lúc
này, dây chuyền sản xuất là dây chuyền với 70 công nhân, số lượng
công nhân tăng lên tới 3000 người.
Năm 1986, sản phẩm giao nộp là 3.952.332, đạt 109,12%, trong
đó sản phẩm xuất khẩu đạt 2.477.869, đạt với tỷ lệ 102,73%.
Năm 1987, tổng sản phẩm giao nộp được 3.482.000 đạt 108,87%
kế hoạch, trong đó xuất khẩu được 1.852.000 sản phẩm, đạt tỷ lệ
101,77% kế hoạch.
Năm 1990 đến nay: khi cơ chế bao cấp sụp đổ, các doanh nghiệp
bước vào cơ chế thị trường, tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới.
Công ty may Thăng Long cũng không nằm ngoài cơn lốc đổi mới đó.
Nhưng rồi tình hình thế giới thay đổi, đầu tiên là thị trường Đông Đức
bị sụp đổ vào đầu năm 1990, tiếp đến năm 1991, thị trường Liên Xô đổ
theo, sau đó là lần lượt thị trường ở các nước Đông Âu khác cũng rơi
vào tình trạng ấy. Các thị trường quen thuộc đã tan rã, thị trường gia
công truyền thống của ngành may cũng bị xoá sổ, không còn nữa. Đối
1
9


diện với khó khăn mang tính sống còn, công ty may Thăng Long đã
trang bị thêm một số máy chuyên dùng hiện đại như:
- Hệ thống là ép cổ của Tây Đức.
- Máy cuốn ống, máy ép gấu của Nhật.
- Máy đính cúc, máy thùa khuyết đầu tròn.
- Máy móc xích kép, máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ.
- Máy 2 kim cơ động.
- Lắp đặt hệ thống ánh sáng đủ, đảm bảo cho các phân xưởng sản
xuất, cải tiến hệ thống chống nóng cho các phân xưởng, cho các kho
tàng.

Các trang thiết bị hiện đại hơn cùng với những mặt hàng mới và
cách thức tổ chức sắp xếp, quản lý phù hợp với yêu cầu hiện tại, công
ty đã kí được nhiều hợp đồng gia công và hợp đồng bán sản phẩm cho
nhiều công ty của Pháp, Đức, Thụy Điển, đồng thời cũng tiếp cận thị
trường châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ngày 24/3/1993, Xí nghiệp may Thăng Long đổi tên thành
“Công ty may Thăng Long”. Cùng với việc đổi mới công nghệ kĩ thuật
như hệ thống máy thêu điện tử tự động, hệ thống mài quần áo tự động
các loại, hệ thống thiết kế bằng máy vi tính và khắc phục những khó
khăn về nguồn nguyên phụ liệu, trong những năm gần đây, công ty may
Thăng Long thực hiện trả lương theo sản phẩm. Công nhân của công ty
được trả lương theo số sản phẩm hoàn thành, khi hoàn thành vượt mức
thì được tính theo phương pháp luỹ tiến. Những sáng kiến, cải tiến
trong sản xuất kinh doanh của cán bộ, công nhân viên đều được khen
1
10


thưởng kịp thời và thoả đáng. Chính áp dụng chế độ trả lương và
thưởng phạt nghiêm minh như vậy nên người lao động trong công ty rất
phấn khởi, năng suất và chất lượng lao động của công nhân được nâng
lên và thu nhập của người lao động hàng năm tăng khoảng 15-20%.
Năm 1997, Công ty đạt vượt mức kế hoạch cao nhất (108%) với
tổng doanh thu 218.306 USD và đảm bảo thu nhập bình quân 735.745
đồng/người/tháng.
Năm 1998, toàn bộ công nhân viên của công ty đã phấn khởi
hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày Công ty tròn 40 tuổi,
đánh một dấu son 40 năm công ty phát triển và trưởng thành. Luôn
hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao phó và đạt được nhiều thành tích
trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã vinh dự được tặng thưởng:

Hai huân chương lao động hang ba năm 1978 và năm 1986.
Một huân chương lao động hạng hai năm 1983.
Một huân chương lao động hạng nhất năm 1998.
Một huân chương chiến công hạng ba năm 1996.
Một huân chương độc lập hạng ba năm 1997.
Ngoài ra, công ty còn nhận được nhiều bằng khen và giấy khen
của Bộ Công nghiệp, UBND Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Dệt
may Việt Nam.
Đến nay, trải qua 44 năm thăng trầm cùng đất nước, Công ty may
Thăng Long đã vượt qua bao khó khăn và thách thức thu được những
thành công đáng kể trong sản xuất kinh doanh, đóng góp sức mình vào
công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Trên 40 năm hình thành và
1
11


phát triển, cán bộ công nhân viên của Công ty đã có được nhiều kinh
nghiệm và những bài học thiết thực trong quản lý kinh doanh. Với
niềm tự hào là Công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của đất nước với
bề dày 40 năm, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực,
tâm huyết với công ty và với đà phát triển trong những năm qua, chắc
chắn công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công và có vị thế lớn trên
thương trường quốc tế cũng như trong nước.
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, gia công sản
phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt của khách hàng.
- Công ty phải đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời
sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Tuân thủ các qui định của pháp luật, chính sách của Nhà nước,
báo cáo định kì lên Tổng công ty, tiến hành sản xuất kinh doanh theo
sự chỉ đạo của Tổng công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
theo qui định luật pháp thuộc phạm vi quản lí của doanh nghiệp.
- Xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của mình, trong hơn 40
năm qua, công ty may Thăng Long luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nước giao, tạo ra những mặt hàng đa dạng, phong
phú, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Đời sống vật chất

1
12


tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được ổn định và nâng
cao.
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ là vấn đề cốt lõi để đảm bảo sản xuất phát
triển. Đã có thời gian dài chúng ta dùng thị trường như một sự áp đặt
nhu cầu cho sản xuất. Ngày nay, các nhà sản xuất phải tự tìm hiểu và
nắm bắt nhu cầu thị trường, sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi.
Với ý nghĩa đó, thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất kinh
doanh của ngành may. Hiện nay trong công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước, các doanh nghiệp may mặc nước ta đã có những đổi mới,
thích nghi với kinh tế thị trường, bắt đầu có những hoà nhập vào thị
trường may mặc thế giới và quan tâm mở rộng thị trường trong nước.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty có thể chia thành hai
khu vực: thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
• Thị trường trong nước: do thị trường may mặc trong nước
không lớn lại phải cạnh tranh với nhiều Công ty may của Việt Nam và

nhiều sản phẩm may nhập khẩu từ nước ngoài nên sản phẩm sản xuất
cho thị trường này bao giờ cũng được Công ty nghiên cứu, tìm hiểu thị
trường, về nhu cầu, về thị hiếu của người tiêu dùng sau đó mới tổ chức
thiết kế, lập kế hoạch và sản xuất. Những sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là:
áo sơ mi nam nữ cao cấp, quần âu, quần áo bò, quần áo trẻ em, áo
khoác, jacket… được người tiêu dùng ưa thích và bình chọn là hàng
Việt Nam chất lượng cao. Công ty đã đặt nhiều đại lý giới thiệu sản
phẩm ở nhiều địa phưỡng trên toàn quốc song chủ yếu vẫn ổ những
1
13


thành phố và thị trấn vì đa số hàng có chất lượng trung bình và cao
cấp.
• Thị trường xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu của Công ty chiếm
một tỷ trọng lớn (chiếm khoảng 80% tổng giá trị sản xuất). Công ty rất
chú trọng đến khâu chào hàng, giới thiệu sản phẩm để mở rộng và tìm
kiếm thị trường tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau. Khi mới thành lập,
thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Đông Đức vầ Liên Xô. Do
được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp vào năm 1991 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty bước vào, thâm nhập thị trường ngoài nước và
cho tới nay bạn hàng quen thuộc của Công ty đã có khoảng 30 nước
trên thế giới, từ Pháp, CHLB Đức, Italia, Anh, Thụy Điển… cho tới
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… và công ty vẫn còn đang tiếp tục nỗ
lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở những nước khác. Nhờ được trang bị
các dây chuyền sản xuất hiện đại như máy bổ túi tự động, máy thêu
điện tử, hệ thống thiết kế mẫu bằng vi tính nên sản phẩm của Công ty
đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trên thế giới. Với những
trang thiết bị hiện đại, Công ty có thể nhận gia công và sản xuất theo
đơn đặt hàng hoặc để trực tiếp sản xuất theo thị hiếu của từng quốc gia

khác nhau.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Đặc điểm của tổ chức sản xuất kinh doanh

1
14


Trên thực tế, hiện nay Công ty may Thăng Long tổ chức sản xuất ở
8 xí nghiệp thành viên khác nhau và các bộ phận phụ trợ. Cụ thể như
sau:
- 6 xí nghiệp may (từ xí nghiệp 1 đến xí nghiệp 6) đóng tại Hà
Nội
- 1 xí nghiệp may đóng tại Hải Phòng (xí nghiệp may Hải
Phòng)
- 1 xí nghiệp may đóng tại Nam Định (xí nghiệp may Nam Hải)
- 1 nhà máy đóng tại Hà Nam
- 1 xí nghiệp phụ trợ gồm các phân xưởng: giặt, mài, là ép,
thêu, điện, cơ khí…
- 1 cửa hàng thời trang
Cụ thể nhiệm vụ của các thành viên như sau:
- Xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2: chuyên sản xuất áo sơ mi
- Xí nghiệp 3: sản xuất áo jacket
- Xí nghiệp 4 và xí nghiệp Nam Hải: sản xuất quần áo bò và
hàng kaki
- Xí nghiệp 5, xí nghiệp 6 và xí nghiệp Hải Phòng: sản xuất
hàng dệt kim
- Nhà máy may Hà Nam: sản xuất các loại quần jean và áo dệt
kim

Trong mỗi xí nghiệp này lại được chia thành năm bộ phận thực
hiện các nhiệm vụ khác nhau:

1
15


- Tổ cắt: thực hiện công việc trải vải, dát sơ đồ, cắt nguyên vật
liệu thành các sản phẩm dở dang và chuyển cho phân xưởng thêu hoặc
phân xưởng may để ghép thành thành phẩm.
- Tổ may: Thực hiện ghép các bộ phận may hoàn chỉnh thành
phẩm, sau đó chuyển tới phân xưởng mài, giặt, tẩy.
- Tổ hoàn thành: Thực hiện các nhiệm vụ là, giặt, tẩy, đóng gói
và chuyển tới nhập kho.
- Tổ bảo quản: Thực hiện nhiệm vụ nhập kho, bảo quản, lưu trữ,
xuất kho để tiêu thụ hay xuất kho cho các mục đích khác nhau tuỳ theo
quyết định của Công ty.
- Văn phòng xí nghiệp: Làm nhiệm vụ trực, bảo vệ, phục vụ tiếp
khách, dạy nghề, y tế.
- Xí nghiệp phụ trợ và xí nghiệp dịch vụ đời sống có nhiệm vụ
phục vụ sản xuất chính như thêu, trực điện, xem xét máy móc…
Nhìn chung, mô hình tổ chức sản xuất của công ty được bố trí
phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

1
16


Sơ đồ: Tổ chức sản xuất của Công ty
CÔNG TY




XN may

XN may

XN may

XN phụ

nghiệp

Hải

Nam

Hà Nam

trợ

(1 – 6)

Phòng

Tổ

Văn

quả


ng

bảo
n

phò

Hải

Tổ

cắt

Tổ

ma

ho

y

àn


nghi
ệp

Tổ


thi
ện

Tổ

Tổ

th

ép

êu

Tổ
điện

Tổ

Trự

kh

ca


í

2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty

c


điện

Công ty may Thăng Long là một đơn vị hạch toán kinh doanh
độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, do đó công tác
quản lý là hết sức quan trọng. Chất lượng của công tác quản lý có ảnh
hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của Công ty nói riêng và của
nền kinh tế quốc dân nói chung. Bộ máy của Công ty được quản lý
theo kiểu “chức năng trực tuyến” với sự chỉ đạo thống nhất từ trên
xuống, có nghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo
từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc điều hành, ra

1
17


những quyết định đúng đắn, có lợi cho Công ty. Hiện nay , bộ máy
quản lý của Công ty được tổ chức như sau:

Sơ đồ 3: Tổ chức quản lý của Công ty
TỔNG GIÁM
ĐỐC

Phó tổng

Phó tổng

Phó tổng

hành KT


hành sx

điều hành

GĐ điều

Giám đốc

GĐ điều

Phò

Phò

Phò

ng

ng

ng

kỹ

KCS

thi

thu


ết

ật

kế

XN

nội

chính
Cửa
XN

phụ
trợ

Phò

Phò

Phò

Phò

ng

ng


ng

ng

kế

thị

kh

CBS

hoạ

trư

o

ch

ờng

Văn

Phòn

Phò

phò


g

ng

ng

KD

nhâ

nội

n sự

X

(1-6)

h

thờ

vụ

i

đời

tra


sốn
g

Trung tâm

ng

thương mại

kế

và giới

toá

thiệu sản

n

phẩm

XN may

XN

may

Hải

may




Phòng

Nam

1
18

g

ng

XN

Nam

dịc

Phò

địa

XN

hàn

Hải



• Ban giám đốc: Gồm 4 người
- Tổng giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Chịu trách nhiệm với Nhà nước về tất cả các hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó tổng Giám đốc điều hành kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản
lý mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật, đảm bảo vận hành máy móc thiết
bị đáp ứng yêu cầu sản xuất. Mặt khác, giám đốc điều hành kỹ thuật
còn có nhiệm vụ quản lý thiết kế mẫu mã, kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
- Phó tổng Giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức
sản xuất theo kế hoạch, quản lý sản xuất đủ để tiêu thụ trong kỳ theo
các đơn đặt hàng và theo kế hoạch tự sản xuất của Công ty đồng thời
đảm bảo dự trữ cho kì sau, trực tiếp theo dõi phòng kế hoạch, phòng
thị trường và phòng kho.
- Phó tổng Giám đốc điều hành nội chính: Chịu trách nhiệm quản
lý các cửa hàng thời trang và dịch vụ cuộc sống, đảm bảo quyền lợi
cho công nhân trong Công ty.

• Các phòng ban chức năng: giúp việc cho ban giám đốc, chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc. Bao gồm:
- Văn phòng công ty: tham mưu cho giám đốc nội chính về tổ
chức nhân sự, có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lý, bố trí lao động, đào
1
19


tạo công nhân viên, thực hiện các công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội,
quản lý và tổ chức thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ

đúng qui định của Nhà nước và công ty. Văn phòng công ty còn được
uỷ quyền Tổng giám đốc, lãnh đạo công ty kí các văn bản có liên quan
đến chế độ chính sách với người lao động, các văn bản có tính chất nội
bộ công ty, một số văn băn hành chính khác, và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những nội dung đã kí.
- Phòng thị trường: Giao dịch, đàm phán, soạn thảo các hợp
đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, năng lực công ty với các khách
hàng trong và ngoài nước. Phòng có nhiệm vụ phối hợp với các phòng
Thiết kế & phát triển, phòng Cung ứng để xây dựng phương án giá.
Phòng cũng chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác xuất nhập
khẩu hàng hóa theo đúng qui định.
- Phòng kế hoạch: Đặt ra các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, hàng
năm, điều động sản xuất, ra lệnh sản xuất đến các phân xưởng, nắm kế
hoạch của từng xí nghiệp, tổ chức đôn đốc các đơn vị thực hiện các chỉ
tiêu đã giao nhằm đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng của khách hàng,
giải quyết các phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Phòng kinh doanh nội địa: Tổ chức tiêu thụ hàng hoá, tổ chức
và quản lí hệ thống các đại lí bán hàng cho công ty, thường xuyên có
kế hoạch kiểm tra các mạng lưới tiêu thụ của công ty. Phòng kinh
doanh nội địa là đầu mối của công ty trong việc quan hệ giao dịch với
khách hàng, kí kết các hợp đồng bán hàng đại lí và tổ chức thực hiện
hợp đồng, phân phối hàng hoá cho các đại lí, cửa hàng của công ty.
1
20


- Phòng thiết kế và phát triển: Là đầu mối của công ty trong việc
giao dịch và làm việc với khách hàng về công tác kĩ thuật, phòng còn
có nhiệm vụ triển khai thực hiện các hợp đồng, nghiên cứu thiết kế các
sản phẩm, nhãn, mác, bao bì, hòm, hộp, túi PE…, xây dựng parem thời

gian chế tạo sản phẩm, xây dựng phương án giá, giải quyết các vấn đề
phát sinh về thông số, quy cách sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Phòng kỹ thuật: Phòng có nhiệm vụ chuẩn bị công tác kỹ thuật,
chuẩn bị mẫu mã, phụ trách về mặt kỹ thuật đối với sản phẩm như thiết
lập quy trình và chia dây chuyền công nghệ, thời gian chế tạo sản
phẩm từng tiểu tác công nghệ; quản lí và ban hành các quy trình hoàn
chỉnh: cắt, may, là, gấp, đóng gói, đóng hòm cho các xí nghiệp may;
giải quyết các phát sinh về công nghệ trong quá trình may. Ngoài ra,
phòng còn có nhiệm vụ quản lí các thiết bị, cơ điện, hoá chất, an toàn
lao động và vấn đề môi trường.
- Phòng KCS: Tổ chức quản lí và duy trì hệ thống quản lí chất
lượng sản phẩm của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, kiểm tra
và quản lí các quy trình sản xuất, đề xuất các biện pháp quản lí và giải
quyết các phát sinh trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Phòng chuẩn bị sản xuất: Chức năng của phòng là tổ chức tiếp
nhận và vận chuyển NPL từ phương tiện vận chuyển xuống kho, đảm
bảo số lượng và chất lượng của hàng hoá nhập về. Phòng có trách
nhiệm bảo quản hàng hoá có trong kho quản lí và tổ chức sắp xếp khoa
học, hợp lí.
1
21


- Phòng kho: Quản lí và cấp phát nguyên vật liệu nhập về công
ty. Phòng kho quản lí và bảo quản các thành phẩm do các xí nghiệp
sản xuất ra và chờ thời gian giao hàng cho khách.
- Phòng cung ứng: Chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu
đảm bảo phục vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của công ty. Phòng
có trách nhiệm xây dựng phương án mua sắm nguyên phụ liệu và chịu

trách nhiệm đôn đốc, theo dõi đến khi NPL về đến kho theo đúng tiến
độ, số lượng và chất lượng, giải quyết các vấn đề khiếu nại có liên
quan khi có phát sinh.
- Phòng kế toán tài vụ: Phòng có chức năng chuẩn bị và quản lí
nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các khoản lương
cho các cán bộ công nhân viên trong công ty, quản lí và cung cấp các
thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh, về tài sản của doanh nghiệp
trong từng kì, trong từng năm kế hoạch. Phòng cũng có nhiệm vụ hạch
toán chi phí, tính giá thành sản phẩm, thực hiện chế độ kế toán hiện
hành của Nhà nước.
III. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TẠI CÔNG TY
Trong những năm vừa qua, công tác duy tu bảo dưỡng và đổi
mới liên tục trang thiết bị máy móc chuyên dùng được xem xét và làm
dứt khoát, chặt chẽ, công tác đào tạo và tiếp nhận những cán bộ có
trình độ, những công nhân có tay nghề ngày càng được qua tâm, đời
sống công nhân viên trong Công ty cũng được Công ty chăm lo đầy đủ
tận tình với những khoản lương bổng cũng như khoản bảo hiểm, trợ
1
22


cấp làm cho họ yên tâm sản xuất và hình thành lên sợi dây vô hình gắn
chặt họ với Công ty, tồn tại và phát triển cùng với Công ty của mình.
Chính vì vậy, làm cho Công ty có uy tín trên trên thị trường bằng
những sản phẩm có chất lượng cao của mình đã ăn
sâu vào phương hướng của lãnh đạo, vào nhận thức của mỗi một công
nhân. Do đó, mà chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được
nâng cao, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng và thị
hiếu của người tiêu dùng. Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đã

luôn được Đảng bộ và Ban đạo Công ty quan tâm từ ngay ngày đầu
thành lập, nhưng cùng với thời gian, cùng với xu hướng phát triển của
cơ chế thị trường vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng đã trở
thành mục tiêu quan trọng nhất, động lực to lớn nhất cho sự tồn và
phát triển của Công ty. Tư tưởng đó đã ăn sâu vào trong tâm trí của
mỗi cán bộ nhân viên Công ty và ngày 15/11/1998 Đảng Uỷ và lãnh
đạo Công ty đã quyết định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của
Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9002. Sau đó thì mọi việc đã được tiến
hành Công ty đã tiến hành đào tạo cán bộ chủ chốt các phòng ban, các
xí nghiệp thành viên, xây dựng hệ thống văn bản và phổ biến đến toàn
bộ cán bộ công nhân viên Công ty để quán triệt và triển khai trên tất cả
các công đoạn sản xuất. Ngày 25/12/1999 Công ty đã được BVQI Việt
Nam đến đánh giá trước chứng nhận. Căn cứ vào kết quả đánh giá
công ty tiếp tục hoàn thiện các quy trình tìm tài liệu, tìm biện pháp
khắc phục những thiếu sót để phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002 và kết
quả là ngày 10/4/2001 BVQI Vương Quốc Anh đã cấp chứng chỉ công
1
23


nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO
9002. Kể từ đây vấn đề chất lượng đã có cơ hội bước sang một trang
mới mà biểu hiện sâu hơn là chỗ đứng, thế đứng vững chắc của Công
ty trong cơ chế thị trường. Liên tục trong những năm vừa qua hàng của
Công ty luôn được đánh giá cao trên thị trường quốc tế và được người
tiêu dùng việt nam bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Tỷ lệ
phế phẩm và sản phẩm loại hai ngày càng giảm theo mỗi lô hàng sản
xuất tại các thời điểm khác nhau, mức độ lỗi cũng giảm, thường xuất
hiện những lỗi nhẹ. Công ty luôn đảm bảo 100% sản phẩm đạt chất
lượng khi xuất giao cho khách hàng, làm được điều này là do Công ty

có khả năng khắc phục những thiếu sót trong quá trình hoạt động hơn
nữa là do quá trình chuẩn bị từ trước, khi nhận được mỗi đơn hàng thì
trên cơ sở của những yêu cầu kỹ thuật, những đặc điểm của sản phẩm
phòng kỹ thuật đã xây dựng sơ đồ lắp giáp rất tỷ mỷ, rất chi tiết để
hướng dẫn công nhân thực hành thao tác và đạt hiệu quả kinh tế cao về
mặt kỹ thuật.

PHẦN 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG

1
24


I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
1. Đặc điểm và tính chất sản phẩm
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất
sản phẩm may mặc trong đó sản phẩm xuất khẩu là chủ yếu. Sản phẩm
may mặc là những sản phẩm thuộc loại hình tiêu dùng với đặc trưng
nổi bật là tính mốt rất cao. Một sản phẩm may nếu chất liệu vải cực
tốt, kỹ thuật may cao nhưng kiểu dáng lại lạc hậu, lỗi thời thì cũng rất
khó tiêu thụ trên thị trường. Tính mốt của sản phẩm may thể hiện ở tốc
độ thay đổi kiểu dáng, mẫu mã. Trên thị trường này nay, đặc biệt là thị
trường khó tính như Mỹ, Nhật thì kiểu dáng, mẫu mã, tính hợp thời
trang của sản phẩm là một trong những yêu cầu hàng đầu trong lĩnh
vực nhập khẩu hàng dệt may. Vì vậy có thể nói tính mốt là một đặc
điểm chủ yếu của sản phẩm may nói chung và của Công ty may Thăng
Long nói riêng có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá chất lượng những

sản phẩm này.
Bên cạnh tính hợp thời trang thì chất lượng sản phẩm may cũng phụ
thuộc rất lớn đến truyền thống văn hoá, phong tục tập quán và thói
quen tiêu dùng của khách hàng ở các thị trường tiêu thụ. Những thị
trường có nền văn hoá khác nhau sẽ dẫn đến việc cùng tiêu dùng một
loại sản phẩm nhưng chất lượng sản phẩm trên từng thị trường lại
được đánh giá khác nhau.
2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

1
25


×