Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tình hình nhật bản trước cuộc duy tân minh trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.94 KB, 1 trang )

Kinh tế
-Nông nghiệp: Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất
phong kiến lạc hậu. Chế độ tô thuế nặng nề cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém,
bần cùng.
-Công nghiệp: Những hải cảng lớn đã khiến kinh tế hàng hóa của Nhật Bản vô cùng phát triển, nhiều
người giàu lên nhanh chóng nhờ công việc kinh doanh. Đó là mầm mống của chủ nghĩa tư bản ở Nhật
Bản.

Xã hội
-Về xã hội, Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền lực của các đại danh (daimyo) và các võ
sĩ Samurai. Tuy nhiên vào thời kỳ này các cuộc nội chiến đã kết thúc nên vai trò của các Samurai đã không
còn như trước, một số chuyển sang làm nông hoạc tham gia vào các hoạt động công nghiệp, thương
nghiệp.

-Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về
chính trị lại bị đánh thuế nặng nề nên mâu thuẫn giữa họ và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Cuối cùng là
nông dân Nhật Bản ngày càng bị các tầng lớp trên bóc lột, áp bức nặng nề.
Chính trị

-Về chính trị Nhật Bản là một quốc gia phong kiến với vị trí tối cao thuộc về Thiên hoàng nhưng quyền
hành thực tế lại thuộc về Mạc phủ Tokugawa. Điều này khiến các đại danh ủng hộ Thiên Hoàng tức giận,
họ đòi Mạc phủ trao quyền điều hành đất nước lại cho Thiên hoàng và ngầm lập âm mưu lật đổ chính
quyền Mạc phủ.
Đối ngoại
-Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã nhảy vào gây áp lực Nhật Bản phải
mở cửa cho họ tự do buôn bán bởi vì chế độ Mạc phủ Tokugawa thi hành chính sách Toả Quốc, đặc biệt là
đối với các nước phương Tây. Ban đầu Mạc phủ không đồng ý nhưng khi Hoa Kỳ dùng vũ lực với việc cử 4
tàu chiến Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna đến gây hấn khiến Mạc phủ phải ký hiệp ước
với những điều khoản bất lợi thuộc về Nhật Bản như mở hai cửa biển Simoda và Hadokate cho Hoa Kỳ
vào buôn bán và người Mỹ khi phạm luật ở Nhật thì Nhật không được quyền xét xử mà phải giao lại cho
nước Mỹ xét xử theo luật pháp Hoa Kỳ. Dù biết các điều khoản đã ký là bất lợi nhưng trong tình thế lúc bấy


giờ (Phương Tây mạnh và sự lạc hậu và yếu thế của mình)nên họ nhượng bộ. Sau Hoa Kỳ đến lượt Anh
Quốc, Pháp, Đức đòi Nhật Bản phải mở cửa và ký những hiệp ước bất bình đẳng khác. Nhật tiếp tục
nhượng bộ vì sự phát triển của mình. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu được chính quyền địa phương ủng
hộ quyết liệt

Hậu quả
-Trước tình hình khủng hoảng đó và sự đe dọa của các nước phương Tây đưa Nhật Bản đứng trước 2
con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu để thế lực thống trị (Mạc phủ) giữ được quyền lực
càng lâu càng tốt với nguy cơ trở thành một nước thuộc địa hoặc đi theo con đường cải cách đất nước với
cơ hội trở thành một cường quốc như các nước phương Tây.



×