Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Nguyễn văn vĩnh với việc phát triển chữ quốc ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.09 KB, 23 trang )

MỤC LỤC


I. Tiểu sử của Nguyễn Văn Vĩnh
1.1. Thân thế
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 tháng 4 năm Nhâm Ngọ, (tức ngày
15.6.1882), tại số nhà 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, nguyên quán làng Phượng Dực,
thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Thân phụ
là Nguyễn Văn Trực (người gốc làng Phượng Vũ, Phượng Dực, Thường Tín, Hà
Đông). Thân mẫu không rõ tên (do tập quán xưa kia, khi người phụ nữ lấy chồng sẽ
mang tên chồng).
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở vùng đồng
chiêm trũng, quanh năm đói kém, nên bố mẹ ông phải bỏ quê ra Hà Nội kiếm sống.
Tám tuổi ông làm nghề kéo quạt ở trường Thông ngôn của Pháp mở tại đình Yên
Phụ.
Khi còn nhỏ, gia đình cho Nguyễn Văn Vĩnh đi chăn bò thuê ngoài bãi sông
Hồng (nay là khu vực chân cầu Long Biên- Doumer 1887-1902)

1.2. Học vấn và nghiệp công chức
Năm lên 8 tuổi, bỏ việc chăn bò thuê, Nguyễn Văn Vĩnh xin được làm công
việc kéo quạt mát (lúc đó chưa có điện) cho lớp học của người Pháp dạy các học
viên đã đỗ tú tài, cử nhân, học để làm thông ngôn (phiên dịch). Cơ sở giáo dục này,
được gọi là trường Hậu bổ (Tức học xong sẽ được bổ nhiệm). Hiện nay, mái trường
vẫn còn nguyên vẹn, nằm trong khuôn viên trường PTCS Mạc Đĩnh Chi, quận Ba
Đình, Hà Nội (sát hồ Trúc Bạch).
Năm 11 tuổi nhờ chăm chỉ và ham học ông được Hiệu trưởng D’Argence đồng
ý cho dự thi tuyển vào lớp thông ngôn tập sự ngạch Tòa công sứ, niên khóa 18931895. Ông đỗ thứ 12 trong tổng số 40 học sinh. Ông đã đỗ thủ khoa khi mới 13 tuổi


và được tuyển làm phiên dịch của Tòa công sứ Lào Cai, Tòa công sứ Hải Phòng,
sau lại làm thông ngôn ở Tòa công sứ Bắc Giang (từ 1902-1905).


Năm 15 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh được đưa đi làm thông ngôn (phiên dịch) tại
tòa sứ Lào Cai (1897).
Năm 17 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh được điều chuyển về tòa sứ Hải Phòng, tại đây
Vĩnh đã “tự tốt nghiệp phổ thông” nhờ việc mua lại từ một thuỷ thủ người Anh, bộ
sách giáo khoa tiếng Pháp (Encyclopédie autodidactique quilet – Sách tự học
chương trình phổ thông).
Năm 18 tuổi, cụ bà Nguyễn Văn Trực qua đời, cụ ông Nguyễn Văn Trực có
phần phiền muộn, để khắc phục tình cảnh này, Nguyễn Văn Vĩnh quyết định lập gia
đình với bà Đinh Thị Tính (sinh năm 1881, ở số nhà 12 ngõ Phất Lộc, Hà Nội- Nay
thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Năm 20 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh được điều chuyển về tòa sứ tỉnh Bắc Giang
(bao gồm cả Bắc Ninh).
Năm 24 tuổi được điều chuyển về Tòa Đốc lý Hà Nội. Cùng năm (1906), Vĩnh
được cử đi hội chợ thuộc địa tại thành phố cảng Mác xây (Marseille) Pháp. Kết
thúc hội chợ Nguyễn Văn Vĩnh xin ở lại thêm 3 tháng. Trở lại Việt Nam, Nguyễn
Văn Vĩnh xin thôi làm công chức của Tòa Đốc lý Hà Nội và chính thức theo nghiệp
làm báo chí tự do. Tính từ thời điểm này cho đến khi qua đời, Nguyễn Văn Vĩnh
không nhận và không giữ bất kỳ vị trí nào trong hệ thống cai trị của chính quyền
đương thời.

1.3. Sự nghiệp văn hóa - chính trị - xã hội
Ngoài công việc chính ở Tòa công sứ, Nguyễn Văn Vĩnh còn là cộng tác viên
của hai tờ báo tiếng Pháp: “Courrier de Hai Phong”, và “Tribune Indochinoise” của


Schneider. Chính nhờ những hoạt động năng nổ này của Nguyễn Văn Vĩnh được
viên Công sứ Bắc Giang Hauser tuyển làm thư ký riêng. Cho nên khi Hauser được
cử về làm Đốc lý Hà Nội, ông cũng đưa Nguyễn Văn Vĩnh về theo.
Đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến đổi: phong trào “châu Á thức
tỉnh” nổi lên; Nhật thắng Nga trong chiến tranh Nga -Nhật (1904-1905). Ở trong

nước phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân phát triển rầm rộ. Trước tình hình
này, sau khi được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương P.Beau nhận thấy cần cải
cách nền giáo dục Việt Nam để có thể theo kịp được những biến động xã hội, đồng
thời chú ý đến các công việc từ thiện nhằm xoa dịu sự phản kháng của nhân dân
trước chính sách hà khắc của chính quyền thuộc địa. Toàn quyền P.Beau giao
nhiệm vụ cho Đốc lý Hauser trực tiếp vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và
thảo điều lệ xin phép lập các trường, các hội, rồi dịch ra tiếng Pháp để đệ trình lên
Phủ thống sứ. Nguyễn Văn Vĩnh được Hauser tín nhiệm và giao cho đảm trách toàn
bộ công việc này. Chính vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh là sáng lập viên của các hội, các
trường được thành lập ra lúc bấy giờ trong đó tiêu biểu là:
– Hội Trí Tri ở 59 phố Hàng Quạt, Chủ hội là ông Nguyễn Liên. Nguyễn Văn
Vĩnh là sáng lập viên, đồng thời là Chủ tịch Ban diễn thuyết và giảng sách mỗi tuần
một lần, cùng với ông Nghiêm Xuân Quảng và Trần Tán Bình là Uỷ viên.
– Trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập năm 1907 ở phố Hàng Đào,
Nguyễn Văn Vĩnh là người thảo điều lệ và viết đơn xin thành lập, đồng thời là giáo
viên giảng dạy tiếng Pháp, dạy cách viết văn và diễn thuyết.
– Thành lập “Hội dịch sách”, “Hội giúp đỡ người Việt đi sang Pháp học trung,
đại học và kỹ thuật”, cùng nhiều trường, nhiều hội khác…
Năm 1906, Pháp mở Hội chợ thuộc địa tại Thành phố Marseille. Đốc lý
Hauser được giao tổ chức gian hàng Bắc Kỳ. Đốc lý Hauser đã rất tin tưởng


Nguyễn Văn Vĩnh và giao tất cả công việc từ thu thập sản phẩm hàng hoá, thiết kế
trưng bày đến tuyển thợ đi Marseille dựng gian hàng. Đồng thời, ông được giao
quản lý luôn gian hàng Hội chợ thuộc địa từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1906, khi đó
ông mới 24 tuổi.
Hội chợ thuộc địa kết thúc, Nguyễn Văn Vĩnh ở lại Marseille một tháng, được
Đốc lý Hauser đưa thăm quan nhà in và báo “Revue de Paris”, Nhà xuất bản
Hachette, Nhà xuất bản Từ điển Larousse.
Năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân

quyền Pháp.
Sau khi về nước, ông xin nghỉ việc và cùng với một người Pháp tên là Dufour
thành lập nhà in. Ông cùng với Phan Kế Bính dịch và xuất bản hai tác phẩm đầu
tiên là Tam Quốc và Truyện Kiều. Trong Lời tựa của cuốnTruyện Kiều ông đã đưa
ra câu nói nổi tiếng: “Nước Nam ta mai sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc
ngữ”.Câu nói này đã trở thành lời kêu gọi của các nhà truyền bá chữ Quốc ngữ đầu
thế kỷ XX, nó được in trên tất cả các bìa sách do nhà in của Nguyễn Văn Vĩnh xuất
bản. Đồng thời, đây cũng là mục đích trong suốt cuộc đời làm báo và xuất bản của
ông. Từ đó, Nguyễn Văn Vĩnh chuyển hẳn sang nghề làm báo và xuất bản. Ông đã
quyết định “tự cách tân” mình, bỏ búi tó, khăn xếp, bỏ áo dài, mặc quần áo theo
kiểu Âu, đội mũ cát két, cắt tóc ngắn, đi giầy da, dùng xe môtô mang từ Pháp về.
Năm 1907 là năm đầu tiên ông thực sự bước vào làng báo với nhiều bút danh khác
nhau như: Tân Nam Tử, Đào Thị Loan, V, Bản Quán… tuỳ theo từng thể văn.
Bên cạnh đó, ông cũng là hội viên rất tích cực của hai hội lớn là Trí Tri và
Khai Trí Tiến Đức. Song song với công việc mà cả cuộc đời ông say mê kể trên,
ông còn tham gia hoạt động chính trị, làm Uỷ viên Hội đồng Thành phố Hà Nội khi
mới 25 tuổi (1907), trong nhiều khoá liên tiếp làm hội viên Hội đồng Tư vấn Bắc


Kỳ (tức Viện Dân biểu) từ năm 1913, và thành viên của Đại Hội đồng Kinh tế Tài
chính Đông Dương (cơ quan tư vấn tối cao về kinh tế của Chính phủ Liên bang
Đông Dương). Ông còn tham gia Hội Nhân quyền Pháp tại Việt Nam và Hội Tam
điểm Quốc tế.
Năm 1926, Nguyễn Văn Vĩnh tổ chức thành lập Trung tâm sách Âu Tây tư
tưởng (Trụ sở đặt ở số nhà 1-3 phố Hàng Gai, nhìn ra Hồ Gươm, Hà Nội- Nay là
quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục).
Thông qua nội dung các bài viết trên 07 tờ báo do ông làm chủ bút, tư tưởng
chủ đạo của Nguyễn Văn Vĩnh là: Bài xích những hủ tục trong đời sống xã hội, lên
án sự bất công trong xã hội Việt Nam, phê phán sự bất hợp lý của hệ thống cai trị,
khích lệ và định hướng cho quần chúng hiểu được quan niệm thế nào là dân chủ, là

bình đẳng, là văn minh và tiến bộ. Thực tế này, đã đi ngược với chính sách cai trị
của Chính phủ thuộc địa. Từ bối cảnh này, nhà cầm quyền đã nhiều lần thương
lượng, mặc cả và cả đe doạ để yêu cầu Nguyễn Văn Vĩnh phải “hợp tác” hoàn toàn
với Chính phủ, chấm dứt việc lên án các chính sách của Chính phủ Thuộc địa và
Triều đình Huế thông qua các hoạt động báo chí và xuất bản. Tuy nhiên, các cuộc
“đàm phán” giữa Nhà cầm quyền với Nguyễn Văn Vĩnh đều thất bại.
Năm 1931, mâu thuẫn giữa đôi bên lên đến cao độ, Nguyễn Văn Vĩnh và
những người cùng lập trường, quyết định thành lập tờ báo xuất bản bằng tiếng Pháp
L’Annam nouveau (thời đó, viết tiếng Pháp không bị chính quyền kiểm duyệt) với
mục đích: làm diễn đàn để đối chọi lại với chủ trương Quân chủ Lập hiến của một
bộ phận các chính trị gia trong Chính phủ thuộc địa. Nguyễn Văn Vĩnh xây dựng
và chứng minh tính hợp lý của học thuyết Trực trị do ông đề xướng, tạo dựng nền
cộng hòa, xóa bỏ vai trò trung gian trong hệ thống hành chính của Triều đình Huế,


lập nên một nước Việt Nam có hiến pháp, có nghị viện và tôn trọng quyền con
người.
Đầu năm 1935, giọt nước tràn ly, Chính phủ Bảo hộ hết kiên nhẫn trước lập
trường và tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh, quyết định bẻ gãy ngòi bút của Nguyễn
Văn Vĩnh bằng giải pháp: xiết nợ…để phải phá sản! Ba điều kiện của nhà cầm
quyền dành cho Nguyễn Văn Vĩnh trong lần mặc cả cuối cùng nếu không muốn bị
phá sản là:
1, Nhận làm Thượng thư cho Triều Đình Huế (Bộ trưởng)
2, Đi tù (dù chỉ 1 ngày)
3, Đi đào vàng bên nước Lào (Sê Pôn-Tchépone) để trả nợ.
Tháng 3 năm 1936 Nguyễn Văn Vĩnh đã chọn giải pháp thứ Ba,.
Ngày 1/5/1936, sau một đêm mưa gió, ngưòi ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh,
một thân một mình trên một con thuyền độc mộc giữa dòng sông Sê Băng Hiêng
(tên gọi một đoạn của sông Sê Pôn), toàn thân đã tím đen nhưng một tay vẫn giữ
chặt cây bút và tay kia là quyển sổ đang viết dở. Thuyền cập vào chân cầu Sê Pôn,

những người dân bản xứ đã đưa Nguyễn Văn Vĩnh lên trạm y tế của thị xã Sê
Pôn… Nhưng …vô vọng! Nhà chức trách đã báo về gia đình rằng: Nguyễn Văn
Vĩnh chết vì sốt rét…!
Cùng thời gian này, nhà cầm quyền đã hoàn tất chóng vánh việc phát mại toàn
bộ tài sản của ông bao gồm: nhà in báo, tòa soạn báo, nhà cửa, vườn tược với giá
chỉ bằng 2/10 giá trị thật, chấm dứt sự nghiệp cầm bút của ông, đẩy toàn bộ gia
đình Nguyễn Văn Vĩnh vào cảnh khuynh gia bại sản, ly tán muôn đời!
Một tổ chức tiến bộ mà Nguyễn Văn Vĩnh là hội viên, có nguồn gốc từ nước
Anh tên gọi là “Hội Tam điểm – Franc Maconnerie” (biểu tượng là chiếc êke) đã


đứng ra lo toan, từ việc chuyển thi hài ông bằng tầu hỏa về đến Hà Nội, đến việc tổ
chức lễ tang, cả việc túc trực bên linh cữu ông trong suốt 2 đêm và 1 ngày, tại trụ sở
Hội Tam điểm ở số nhà 107 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Hàng vạn người dân Hà
Nội đã đến tiễn đưa Nguyễn Văn Vĩnh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong đám tang đặc biệt này (đặc biệt vì Nguyễn Văn Vĩnh không phải là
người có chức sắc hay giữ quyền bính của hệ thống chính trị, hoặc là kẻ thương
nhân giàu có), người ta thấy đã có mặt hầu hết câc nhân sỹ nổi tiếng cùng thời,
những người lao động, những người dân thủ đô và các vị là đại diện của các chính
giới trong xã hội đương thời, đều đã đến nghiêng mình trước linh cữu một người
được xướng danh là “Người công dân vĩ đại”.
Trong sáu bài điếu văn được đọc trước khi hạ huyệt, người ta thấy không biết
bao nhiêu lời thương tiếc, không biết bao nhiêu lời ngợi ca. Nhưng không thể
không nhắc đến đoạn điếu văn sau đây của ông Delmas, Chủ tịch Hội quyền con
người, chi nhánh Hà Nội (Discours de M.Delmas, President de la Ligue dé Droits
de L’Homme et du Citoyen Section de Hanoi) để thấm thía cái xót xa khi xã hội
mất đi một con người như Nguyễn Văn Vĩnh:“… Ông là người đã tìm thấy những
kho báu quý hiếm nhất, còn hơn cả những đống hạt vàng ghê tởm. Ông đã để lại
phía sau một hàng ngũ hậu thế đông đảo, những người học trò, những người bạn
chân thành ngập trong sự đau thương. Cả một dân tộc biết ơn những công lao do

ông để lại, một công lao không có sự lầm lỗi và một quá khứ không có vết nhơ…”
II. Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển chữ quốc ngữ
2.1. Lịch sử phát triển của chữ quốc ngữ.
Lịch sử chế tác chữ quốc ngữ ở Việt Nam kéo dài hơn ba thế kỉ. trong thời kì
đầu, sự hình thành chữ quốc ngữ gắn liền với hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ
phương Tây, trong đó nổi bật lên vai trò của Antoine Barbore, Gaspard Amiral,
O. Boger, L. Tabert, De Pina và A. de Rhodes. Sự Latinh hóa tiếng bản xứ đã được


nhiều giáo sĩ phương Tây thực hiện ở những quốc gia họ đến truyền giáo nhưng
đều thất bại. Việt Nam là quốc gia duy nhất mà họ thành công.
Năm 1580, giáo sĩ Pesaro đã mở trường ở Ma Cao để dạy thanh niên Công
giáo các nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những người này có nhu cầu
ghi âm tiếng Việt bằng chữ Latinh
Phát minh ra chữ quốc ngữ là công của các giáo sĩ phương Tây Tây (Francisco
de Pina, Gaspar do Ammarl, Antonio de Barbosa, Alexandre de Rhodes). Tuy
nhiên, vào thời kỳ đầu (TK XVII-XIX) chữ Quốc ngữ chỉ là chữ dùng mẫu tự La
tinh để thể hiện ngữ âm Việt Nam, giúp các giáo sĩ dễ dàng truyền đạo vào Việt
Nam. Cho đến giữa thế kỷ XIX rất ít người Việt Nam biết và dùng được chữ Quốc
ngữ. Phải đến khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ thì chữ Quốc ngữ mới đắt đầu được
dạy và được phổ biến.
Đến đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ đã bước ra khỏi giới hạn của nhà thờ Thiên
chúa giáo để tiến tới thành chữ viết chung của dân tộc. Trong phong trào Duy Tân
(1906 – 1908), những nhà Nho cấp tiến như Phan Châu Chinh, Lương Văn Can và
Nguyễn Quyền thấy được lợi ích của chữ quốc ngữ đối với sự phát triển của dân
tộc Việt Nam nên đa ra sức hô hào dân chúng học chữ quốc ngữ. Họ coi chữ quốc
ngữ là “hồn của nước” và coi đó là công cụ để thực hiện chiến lược khai dân trí.
Trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội đã đưa chữ quốc ngữ vào trong chương
trình giảng dạy. Tuy nhiên, không phải nhà nho cấp tiến nào cũng tha thiết với chữ
quốc Ngữ, tiêu biểu là trường hợp của Phan Bội Châu. Ông là một trong những

người khởi xướng và thủ lĩnh phong trào Đông Du (1906 – 1908). Tại Nhật Bản,
ông đã chuyển từ chiến lược cầu viện sang cầu học, đưa học sinh Việt Nam sang
Nhật Bản học tập. Hiển nhiên, ông thuộc về tầng lớp những nhà Nho cấp tiến, thế


nhưng cho đến cuối đời ông vẫn không biết chữ quốc ngữ. Cả đời ông đều học, đọc
và viết bằng chữ Hán.

2. 2. Nguyễn Văn Vĩnh và những đóng góp cho công cuộc phát triển chữ quốc
ngữ ở Việt Nam
Chữ quốc ngữ đã trở thành một trong nhữ vấn đề văn hóa, giáo dục ở Việt
Nam, thu hút được sự quan tâm của đông đảo trí thức và dân chúng. Nhưng để chữ
quốc ngữ được hoàn thiện hơn và thực sự đi sâu vào đời sống xã hội phải kể đến
những đóng những đóng góp của nhiều trí thức Tây học như Tản Đà (Nguyễn Khắc
Hiếu), Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Tố, Hoàng
Xuân Hãn, nhóm Tự lực văn đoàn và Hội Truyền bá chữ quốc ngữ.
Không phải là người đi tiên phong, nhưng Nguyễn Văn Vĩnh rất nhiệt tình
với sự nghiệp phát triển chữ quốc ngữ. Theo ông, chữ quốc ngữ là kênh truyền bá
tốt nhất văn hóa phương Tây vào Việt Nam và tin rằng đó chính là tương lai của
dân tộc: “Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ quốc ngữ”.
Nguyễn Văn Vĩnh biết rõ giá trị của Pháp nhưng không chủ trương Pháp hóa
tiếng nói và chữ viết dân tộc. Theo ông, người Việt Nam có chung một ngôn ngữ
nên phải có chữ viết riêng cho mình. Học chữ quốc ngữ là cách để người Việt Nam
thoát khỏi sự tù túng của Nho học, vì học chữ Nho phải mất nửa đời người, trăm
người học không được một người hay, học chỉ lợi cho mình mà không lợi cho đời.
Học vẫn chữ Nho chỉ để rung đùi mà thôi. Ông cho rằng, việc bỏ chữ Nho không
dễ vì từ lâu nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, nhưng để dân tộc phát triển
thì phải loại bỏ chữ Nho ra khỏi trường Pháp – Việt và không nên dạy cho trẻ em
nữa.
Để phát triển chữ Quốc Ngữ và vì tủ sách văn học bằng chữ Quốc Ngữ

lúc ấy chưa có gì nên ông đã bỏ ra rất nhiều công sức cho việc dịch thuật các


tác phẩn văn học của Pháp sang chữ Quốc Ngữ. Có thể nói dịch thuật là phần quan
trọng nhất trong văn nghiệp của ông. Ông Nguyễn Văn Vĩnh xứng đáng là nhà
quán quân trong công việc dịch thuật ở nước ta hồi đầu thế kỷ 20. Trong vòng 10
năm ông đã hòan thành được một khối lượng dịch thuật đồ sộ. Truyện Kim-VânKiều đã được ông dịch sang tiếng Pháp tới ba lần, với đầy đủ chú thích tỉ mỉ. Ông
đã dịch những tác phẩm Tầu như Xích Bích và Hậu Xích Bích sang tiếng Pháp.
Còn dịch từ Pháp ngữ sang Việt ngữ thì rất nhiều, chỉ xin kể qua tập thơ Ngụ
Ngôn của La Fontaine, Chuyện Trẻ Con của Perrault, Qui-li-ve phiêu-lưu ký Của
J.Swift, Tê-lê-mác phiêu lưu ký của Fénelon, Robinson Crusoé của Daniel De
Foe, Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ của Alexandre Dumas, Gil Blas de Santillane
của Le Sage, Miếng Da Lừa của Balzac, Mai-nương Lệ Cốt của Abbé Prévost,
Những Kẻ Khốn Nạn của Victor Hugo, và những hài kịch của Molière v.v...
Nguyễn Văn Vĩnh và nhóm Đông Dương tạp chí (Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế
Bính, Nguyễn Bá Học…) đã sớm nhận thấy ở chữ Quốc ngữ là một thứ vũ khí lợi
hại cần thiết cho dân tộc ta trong sự nghiệp phục hưng nước nhà. Và ông đã lấy
chính chữ Quốc ngữ để truyền tải những điều mới lạ của văn hoá phương Tây cho
đông đảo nhân dân ta, như ông đã nêu rõ tại Hội quán Trí Tri (ngày 4-8-1907):
“Nước Nam ta muốn chóng bước lên đường tiến hoá thì phải mau thu thập lấy
những tư tưởng mới. Muốn cho những tư tưởng mới trong văn hoá Âu Tây truyền
bá khắp trong dân gian, thì phải cần phiên dịch những sách chữ nước ngoài ra Việt
Nam”. Sáu năm sau (1913), ông lại đưa vấn đề này trên báo Đông Dương tạp chí:
“Bản quán định đem hết những bài luận hay về các công nghệ, về việc buôn bán,
dịch ra quốc văn cho người Annam được tận hưởng”.
Từ khi bắt đầu bước vào nghề làm báo và tham gia giảng dạy ở trường Đông
Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Văn Vĩnh đã cổ động nhân dân học chữ Quốc ngữ. Năm
1913, trên số 2 của tờ Đông Dương tạp chí, ông đã cổ động nhân dân Việt Nam học



chữ Quốc ngữ để thay thế chữ Hán, chữ Nôm: “Mở ngay tờ nhật báo này ra mà
ngẫm xem bấy nhiêu điều luận trong báo, thử nghĩ: giá thử luận bằng chữ Nho thì
có mấy người đọc được, mà trong những người đọc được, thì có mấy người hiểu
cho hết nghĩa. Thế mà chữ Quốc ngữ, thì không những là người biết chữ Quốc ngữ
đọc được, hiểu được, một người đọc cả nhà nghe cùng hiểu được, từ đàn ông cho
đến các bà (không dám nói đàn bà sợ các bà quở) trẻ con cũng nghe được mà chỉ
với chúng ta trong cuộc luận bàn thế sự thì có phải nó vui việc ra là bao nhiêu”.
Đồng thời, ông cũng cho rằng để đọc, viết được chữ Quốc ngữ rất dễ “ai có ý chí
vài ngày, ngu đần là một tháng cũng phải thông”. Trong khi đó học chữ Nho thì
phải “mất hàng nửa đời người, mà trăm người học không được một người hay, học
được hay cũng chỉ ích lấy một mình, không đem ra mà dùng cho đời được nhờ cái
học vấn của mình chẳng qua là một cái thú rung đùi mà thôi”. Còn chữ Nôm thì dễ
hơn, nhưng có cái khó là mỗi miền, mỗi người lại có cách viết và hiểu khác nhau.
Do vậy nó cũng gây khó khăn cho việc học, hiểu và phổ biến rộng rãi.
Ý thức được rằng sẽ rất khó khăn nếu chỉ một mình xông xáo trong cuộc cách
mạng chữ viết, truyền bá nó tới tất cả mọi người, Nguyễn Văn Vĩnh luôn vận động,
kêu gọi “những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước, phải chuyên vào
nghề văn quốc ngữ”, và cả những “bậc có Pháp học, thì tuy rằng cái ngoại tài ấy
phải chuyên làm cách tren - cạnh, làm mối kiếm ăn, nhưng hễ muốn nhân việc lập
thân mà lại có ích cho cả đồng bào mình, thì phàm luyện được chút tài nào của
người, cũng nên dùng quốc văn mà phát đạt nó ra cho cả người đồng - bang được
hưởng”.
Thời gian đầu văn chương Quốc ngữ vẫn còn vụng về, lủng củng, Nguyễn
Văn Vĩnh thấy cần thiết phải khắc phục những mặt hạn chế đó để khi nói, viết diễn
tả được đúng ý và chuẩn xác. Ông đã đề xuất một biện pháp đơn giản và hiệu quả
là tất cả các thể loại như: báo, sách, văn chương, thơ, tiểu thuyết, nghị luận, đơn từ


đến những câu đối, câu phúng, lời chúc mừng bạn bè... đều phải viết bằng chữ
Quốc ngữ, để cho người dân làm quen dần và đồng thời cũng luyện cho người viết

trôi chảy, chau chuốt hơn.
Bên cạnh việc vận động mọi người cùng tham gia cổ động và viết chữ Quốc
ngữ, vấn đề ngữ pháp tiếng Việt cũng được ông đưa ra bàn luận để đi đến thống
nhất trong toàn quốc về cách đặt câu, cách viết, chấm phẩy, cách nói, viết cho cả 3
miền và cần phải có một thể lệ chung “Nay bản báo lấy việc cổ động cho chữ Quốc
ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng nên đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra
mà bàn lại, chẳng dám đem cách nào mới mà xin thế vào lối cũ, sợ thiên hạ lại bảo
vẽ vời, song cũng nên bàn các nơi bất tiện ra để ai nấy lưu tâm vào đó, thì dễ có
ngày tự dưng chẳng phải ai làm mà chữ Quốc ngữ tự đổi dần dần đi”.
Nhận thấy chữ quốc ngữ vẫn còn khá nhiều khuyết điểm về ngữ pháp, phiên
âm và ngữ âm, nên Nguyễn Văn Vĩnh đã tích cực chỉnh sửa những khuyết điểm đó
để làm cho chữ quốc ngữ được mượt mà và tiện ích hơn trong cuộc sống.
Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy rằng ở nước ta do có nhiều phương ngữ nên mỗi
miền sử dụng chữ quốc ngữ khác nhau. Người ta thường đọc sai chữ ch và chữ tr
như cha mẹ và tra mẹ; chữ x và chữ s; chữ gi và chữ d; chữ gi và chữ tr; chữ nh và
chữ l; chữ nh và chữ d như con nhện và con dện; sự khác nhau về vần như ất và ứt;
ang và ương; inh và anh; úc và ước; ân và ơn; ia và ai; ay và ây; ưng và âng; ua và
ưa, ví dụ như nhất và nhứt, đường và đàng, phúc và phước, nhân và nhơn, nghĩa và
ngãi, này và nầy, nấng và nứng, thủa và thuở,… Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng, do kị
tên húy và làm thơ ép vần là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt ngôn ngữ. Cần
phải thống nhất chữ viết trên cả nước nếu không sẽ đọc sai, viết sai và hiểu sai
nghĩa của câu chữ.


Là người từng đi dọc 3 miền đất nước, Nguyễn Văn Vĩnh có điều kiện chú ý
giọng nói, cách viết của 3 miền và thấy có sự khác biệt nhau rõ nét như chữ ch với
chữ tr ngoài Bắc không phân biệt mấy nhưng “ở Nam Kỳ thì thật có phân biệt. Như
con trâu mà viết thành châu (hạt châu) thì người Nam Kỳ không hiểu... Sự này tôi
đã có ý nghiệm từ Thanh Hoá vô tới Quảng Nam và ở Sài Gòn”. Hay chữ s với chữ
x: ngoài miền Bắc và miền Trung thì không phân biệt hai chữ này còn người miền

Nam thì “chữ s uốn lưỡi như chữ ch tây, còn chữ x thì đọc như chữ s tây. Chữ gi,
chữ d, chữ r thì ở Bắc Kỳ ta không phân, còn ở Nam Kỳ và Trung Kỳ phân biệt
được chắc chữ r mà thôi, còn d với gi cũng đọc như chữ y, mà không mấy người
biết chắc được tiếng nào đáng viết d hay gi”. Mục đích của ông khi ông đưa ra sự
so sánh giữa 3 miền là mỗi miền nên học những tiếng chuẩn của nhau, mỗi bên có
thể “nhường nhịn” nhau một chút. Theo ông, chữ ch với chữ tr, chữ s với chữ x, và
chữ r nên đọc theo người Đàng Trong; chữ d với chữ gi nên đọc theo người Đàng
Ngoài; các chữ khác nhau như gi thành tr, d thành nh, nh thành l thì người Bắc nên
đọc theo người Nam. Nguyễn Văn Vĩnh muốn tạo ra sự thống nhất chung về chữ
viết trong các văn bản hành chính ở Việt Nam. Ông đã liệt kê ra một số từ:
“1. Gi đổi ra tr: trả để thay cho tiếng giả, trai gái - giai, trăng gió - giăng, trao
đổi - giao, trầu không - giầu, tro tàn - gio, trồng cây - giồng, trở về - giở.
2. s đổi ra tr: trống mái để thay cho tiếng sống.
3. d đổi ra nh: 9 mạng nhện để thay tiếng dện, nhọn - dọn, nhốt gà - dốt, nhơ
bẩn - dơ...
4. nh đổi ra l: lạt để thay tiếng nhạt, lát (chốc) - nhát, lầm (lẫn) - nhầm, lẹ nhẹ...”.
Theo ông nếu mỗi miền chịu học những từ chuẩn của nhau thì chữ Quốc ngữ
ngày càng trở nên rõ ràng và trên văn tự có sự thống nhất trong cả nước.


Theo Nguyễn Văn Vĩnh chữ Quốc ngữ trong thời gian đầu “viết có mẹo mực
lối lăng. Lối chỉ có một, không phân ra lắm cách như bây giờ, cho nên dễ nhận. Lối
ấy, tất là lối của những người Âu châu sang đây trước nhứt, tức là các cố đạo”.
Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh muốn chữ Quốc ngữ phải là một lối viết có luật lệ, có
kinh điển để “xứng đáng làm văn chương riêng của nước Nam ta”. Cho nên ông
cho rằng sự khác biệt giữa 3 miền và việc học hời hợt chữ Quốc ngữ của một số
người đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chữ Quốc ngữ, vì nhiều khi các chữ
viết không đúng đã làm cho người đọc phải suy nghĩ và dễ gây hiểu sai nghĩa. Từ
thực tế đó ông sợ chữ Quốc ngữ dần dần “thành một lối chữ hỗn độn, không ai hiểu
được nữa”. Ông đã đề nghị các quan cai trị xét trong các đơn từ nếu đơn nào viết

sai lỗi chính tả thì không nhận, trừ những việc khẩn cấp. Nếu được “như thế thì
chắc rằng chẳng bao lâu bắt được người Annam phải viết chữ Quốc ngữ theo phép
chớ không viết liều được nữa”.
Trên Đông Dương tạp chí ngay từ những số đầu năm 1913, đã có những bảng
mẫu chữ cái Quốc ngữ bao gồm một số nguyên âm và phụ âm, nguyên âm đôi, các
vần ghép: bơ, cơ, dơ, gơ, hơ, kơ... và một số đếm đơn giản từ 1 đến 9 và số 0. Bảng
chữ cái viết hoa to và các chữ thường theo sau là cách phát âm khá chuẩn xác.
Chúng tôi thấy đủ 23 chữ cái, 6 nguyên âm ngắn và 11 phụ âm. Cách phát âm các
từ này có kèm theo tranh vẽ dễ hiểu như sách học vần của các em lớp 1 hiện nay, ví
dụ: Dép (vẽ đôi dép), Tháp (vẽ cái tháp), lọ (vẽ cái lọ), người mẹ, cái chợ, con
quạ... đều có vẽ tranh nhỏ minh họa. Đặc biệt ở Đông Dương tạp chí năm 1918 còn
có bài hướng dẫn cách cầm bút, cách ngồi, cách viết... Tất cả những công việc này
đều có đóng góp quan trọng bậc nhất của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, người đã hết
lòng cho việc cổ suý chữ Quốc ngữ phát triển sâu rộng trong quảng đại quần chúng
nhân dân.


Để chữ Quốc ngữ ngày càng hoàn chỉnh, giúp cho mọi người đọc và hiểu
được dễ dàng, bên cạnh việc chỉnh sửa những chữ còn sai khi nói và viết (chính tả)
thì cần phải thống nhất cách phiên âm tên đất, tên người nước ngoài khi dịch ra chữ
Quốc ngữ. Thông thường người dịch theo tiếng Trung Quốc, mặc dù rất dễ đọc và
nhớ nhưng lại bị sai với nguyên bản, còn nếu dịch thẳng từ tiếng nước ngoài ra chữ
Quốc ngữ thì nhiều người lại không hiểu, còn để nguyên như bản gốc thì những
người không biết tiếng nước ngoài lại không đọc được. Từ những khó khăn đó
Nguyễn Văn Vĩnh đã đưa ra hai cách phiên âm: “Bao nhiêu những tên nước lớn, ai
cũng biết theo tiếng Tàu rồi như là Pháp, Anh, Nga, Đức, Bỉ-lị-thì, áo, thì cứ để
tiếng biết rồi mà dùng... Còn bao nhiêu những chỗ chưa mấy biết thì dịch theo cách
mới, lấy cho gần nguyên âm”, tức là “khi viết lẫn những tên ấy vào văn quốc ngữ
thì nên viết tiếng dịch trước rồi vòng hai bên hai cái viết nguyên dạng chữ vào sau
cho người đã biết tiếng Tây dễ nhận ra”. Đây là một vấn đề rất cần thiết và rất thời

sự đối với báo chí, xuất bản lúc bấy giờ.
Với mong muốn đưa chữ Quốc ngữ nhanh chóng trở thành một chữ viết phổ
thông, Nguyễn Văn Vĩnh đã tham gia viết nhiều thể loại, từ nghị luận, dịch tiểu
thuyết, thơ ngụ ngôn... bằng chính chữ Quốc ngữ, để chữ Quốc ngữ dần hoàn
chỉnh, có khả năng truyền tải được tất cả tư tưởng, tình cảm của con người. Những
người không biết chữ Hán và chữ Pháp thì qua chữ Quốc ngữ cũng có thể tiếp cận
được những áng văn hay, những tư tưởng mới của nước ngoài. Nguyễn Văn Vĩnh
còn biên soạn một quyển sách tự học chữ Quốc ngữ để phát cho những người mua
báo. Nguyễn Văn Vĩnh luôn tận dụng mọi điều kiện, mọi khả năng về phương diện
báo chí mà mình có để có thể tuyên truyền cho chữ Quốc ngữ.
Chữ Quốc ngữ lúc đầu rất phức tạp vì chữ có rất nhiều nguyên âm (72 nguyên
âm), cho nên việc in ấn gặp rất nhiều khó khăn do các máy chữ mua của phương
Tây không có nhiều dấu như vậy. Do đó, việc cải cách chữ Quốc ngữ cho bớt dấu


đi là rất cấp thiết và quan trọng. Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người đầu
tiên đề xướng việc cải cách chữ Quốc ngữ để tiện in ấn, xuất bản. Theo Hồ Lân
Trinh trong “Sự cải cách vần chữ Việt” thì “Muốn cho chủ và thợ nhà in áp dụng
những tiến bộ về kỹ thuật ấn loát cho chữ Việt, thì phải cải cách chữ viết thế nào
cho ít dấu chữ chừng nào hay chừng nấy. Đi từ ý này và đưa ý đó đến chỗ cùng tột,
Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị hạn chế các dấu lại còn 26: đó là số người Anh hùng.
Như vậy bất cứ máy sắp chữ mua ở thị trường nào trên thế giới cũng có thể “phụng
sự” chữ Việt được. Nhưng làm sao để nhốt 72 nguyên âm Việt vào trong phạm vi
chật chội của 7 nguyên âm Anh? Nguyễn Văn Vĩnh liền đề nghị hai ước lệ: thay thế
một số 11 nguyên âm bằng những nguyên âm đôi và đánh dấu giọng thấp cao bằng
những phụ âm không ở cuối vần mà người sẽ để ở chót tiếng”.
Chữ Quốc ngữ có tới 5 dấu thanh: nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã và những râu ở
chữ đ, ơ, ư. Nguyễn Văn Vĩnh đã đề xướng cải cách ngay trên tờ báo do ông làm
chủ bút (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc Tân văn). Theo đó chữ F thay dấu huyền,
chữ W thay dấu sắc... Sự cải cách của ông rất tiện lợi trong thời kỳ máy chữ mua

của Pháp. Nhưng những việc làm đó của ông không được nhiều người cùng thời
hưởng ứng. Mãi sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, và sau ngày hoà bình
lập lại, ngành bưu điện Việt Nam đã áp dụng chính hệ thống “chữ Quốc ngữ cải
cách của Nguyễn Văn Vĩnh” trong các điện tín.
Trong số những người cùng chí hướng với ông thời gian đó như Phan Kế
Bính, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Quỳnh... thì Nguyễn Văn Vĩnh
được coi là người đứng đầu của phong trào cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt
Nam. Ông luôn thực hiện bằng cả hai hình thức: diễn thuyết và xuất bản (hay ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết).


Bên cạnh việc cải tiến và chỉnh sửa những khiếm khuyết của chữ quốc ngữ,
Nguyễn Văn Vĩnh còn ra sức cổ động nhân dân học chữ quốc ngữ. Ông tận dụng
mọi cơ hội có thể để đưa chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của dân tộc. Ông từng là
thầy giáo dạy chữ quốc ngữ ở trường Đông Kinh nghĩa thục, kêu gọi bỏ chữ Nho
để học chữ quốc ngữ trong các trường Pháp – Việt, viết báo bằng chữ quốc ngữ và
lập hội dịch sách tiếng nước ngoài ra chữ quốc ngữ.
Với mục đích đào tạo một số người trở thành phiên dịch phục vụ cho công
cuộc khai thác thuộc địa, cho nên trong chương trình giảng dạy, chữ Quốc ngữ chỉ
chiếm thời lượng rất ít mà phần lớn thời gian dành cho việc học chữ Pháp. Vì vậy,
Nguyễn Văn Vĩnh, cùng với việc truyền bá văn hoá phương Tây đã rất tích cực
tuyên truyền, cổ vũ người dân học chữ Quốc ngữ, dùng chữ Quốc ngữ để truyền tải
những cái hay cái đẹp của nền văn minh Việt, phổ biến những tư tưởng Đông - Tây
để làm cho nhân dân vừa hiểu được nền văn hoá Pháp, vừa giữ được bản sắc văn
hoá dân tộc. Ông đã từng nói “Nước Nam ta mất vì những trí thức nho học chỉ biết
làm văn Tàu. Chúng ta bây giờ đừng để trở thành những người trí thức mới chỉ biết
làm văn chương Tây”.
Đến năm 1918, năm kết thúc của tờ Đông Dương tạp chí, đồng thời cũng là
năm chữ Quốc ngữ thắng lợi hoàn toàn, thì không còn ai có thể nghi ngờ khả năng
của chữ Quốc ngữ nữa. Chữ Quốc ngữ đã có thể dịch được tất cả những áng văn

hay của nước ngoài, cũng như diễn tả được những tư tưởng và cảm xúc một cách
chân thực. Chữ Quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi thay thế chữ Hán và chữ Nôm
(chữ Hán bị bãi bỏ trong thi cử năm 1915 ở Bắc Kỳ, và chấm dứt trên cả nước năm
1919 ở Trung Kỳ). Từ đây chữ Quốc ngữ đã trở thành thứ chữ phổ thông chiếm vị
trí quan trọng và được tất cả người dân Việt Nam ưa dùng.


Để đạt được thành quả đó, những người đi tiên phong cổ vũ và cải cách chữ
Quốc ngữ như Nguyễn Văn Vĩnh đã trải qua rất nhiều khó khăn. Vì trong chương
trình học của nước ta lúc đó, chỉ 3 năm đầu cấp tiểu học được học bằng chữ Quốc
ngữ, đến bậc trung học chữ Quốc ngữ chỉ còn là một môn sinh ngữ, trong khi tiếng
Pháp được nâng lên trong tất cả các môn học. Và đến bậc cao đẳng, đại học thì chữ
Việt mất hẳn, chỉ còn lại chữ Pháp. Đồng thời, họ phải đối đầu với ý thức hệ phong
kiến lạc hậu, bảo thủ trong xã hội Việt Nam. Vì vậy việc cổ động cho việc học chữ
Quốc ngữ từ thành thị đến nông thôn là một việc rất vất vả. Trước thực tế đó việc
lên tiếng bảo vệ, cổ động cho chữ Quốc ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh và những người
cùng chí hướng với ông là một việc làm rất đáng kể, rất đáng trân trọng.
Mặc dù chữ Quốc ngữ và những người truyền bá chữ này được đặt dưới sự
bảo trợ của Chính quyền thuộc địa, nhưng người Pháp không thể ngờ rằng, khi loại
chữ này đã trở thành chữ viết của dân chúng để truyền đạt tư tưởng và nguyện
vọng, thì chính quyền thuộc địa lúc này đã không thể kiểm soát được nữa và nó đã
trở thành nhân tố quan trọng trong công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam sau này cũng nhận thấy việc truyền bá chữ Quốc ngữ là
một biện pháp để giáo dục quần chúng và đưa quần chúng đi theo con đường cách
mạng của Đảng và Mặt trận Việt Minh tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thắng lợi. Chữ Quốc ngữ đã được giảng dạy trong tất cả các trường từ bậc tiểu học
đến đại học.


III. Kết luận

Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong số rất ít người Việt Nam lúc đó
tham gia vào tất cả các tổ chức tư vấn của Chính quyền Pháp. Chính vì thế, một số
người cho rằng ông hoàn toàn phục vụ quyền lợi cho thực dân Pháp. Nhìn chung,
từ trước đến nay đã có nhiều đánh giá khác nhau về nhân vật Nguyễn Văn Vĩnh
theo hai xu hướng chính. Một là chỉ ra những sai lầm chính trị của Nguyễn Văn
Vĩnh như thân Pháp, sùng bái thái quá văn hoá phương Tây và chống đối những
người Việt Nam yêu nước chống Pháp. Hai là làm rõ những đóng góp của Nguyễn
Văn Vĩnh đối với sự phát triển văn hoá dân tộc trong giai đoạn giao thời, Á - Âu
xung đột hồi đầu thế kỷ XX. Theo tôi trong cách đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh không
nên quá thiên về mặt nào đó. Nói Nguyễn Văn Vĩnh chỉ hoàn toàn phục vụ cho lợi
ích của thực dân Pháp cũng không đúng vì ông đã hai lần từ chối Bắc Đẩu bội tinh,
một huân chương mà người Việt và người Pháp thời ông đều mơ ước hay ngược lại
cũng thế.
Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những trí thức có một nền tảng kiến thức văn
hoá Đông Tây kim cổ rất uyên bác. Ông

hoạt động trên nhiều lĩnh vực văn hoá

khác nhau như giáo dục, báo chí, dịch thuật, văn học, kịch nói, chính trị và kinh
doanh. Ở lĩnh vực nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu đậm. Ông say mê văn hoá
phương Tây, hăng hái truyền bá nó về nước, để góp công xây dựng nền văn hoá
Việt Nam mới trên nền tảng hoà hợp văn hoá Đông Tây, nhưng có phần thiên về
Tây hơn. Bút danh Tân Nam Tử (Người Nam mới) đã thể hiện rõ khát vọng đổi
mới bản thân ông và rộng hơn là dân tộc ông.
Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận văn
hoá Âu Tây và tích cực truyền bá vào Việt Nam. Chính ông là một trong những
người đánh những tiếng trống đầu tiên mở màn cho việc phát triển báo chí tiếng


Việt, một nghề hoàn toàn mới đối với người Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đồng thời,

ông cũng là một trong những người có công lớn nhất cho cuộc cách mạng chữ
Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ thời kỳ này có rất ít người chấp nhận sử dụng, trong khi
đó chữ Hán, chữ Nôm đã tồn tại lâu đời và được tất cả mọi người chấp nhận nó như
là một thứ chữ truyền thống.
Cụ Hoàng Đạo Thuý, một trí thức yêu nước người Hà Nội đã nhận xét về
Nguyễn Văn Vĩnh: “Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những thông ngôn đầu tiên giỏi
tiếng Pháp, có học thức, tinh khôn, tài hoa, lại có óc kinh doanh. Vĩnh rất hăng hái
trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ... Sau Nguyễn Văn Vĩnh kinh doanh nghề in,
cải tiến nhà in, ra được nhiều sách đẹp, lại làm việc kinh doanh nữa. Đã kinh doanh
thì va ngay vào các quyền lực tài chính của thực dân Pháp và bị đè bẹp”. Khi ông
mất có rất nhiều các bậc danh tiếng thời đó như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng
Kim, Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Tố... đã gửi tới viếng ông những câu đối,
trướng, liễn với biết bao tình cảm tiếc thương và kính trọng
Khi kết luận về Nguyễn Văn Vĩnh và nhóm Đông Dương Tạp Chí, Vũ Ngọc
Phan trong bộ Nhà Văn Hiện Đại đã viết như sau: “Nguyễn Văn Vĩnh là một người
rất có công với quốc văn … là vì ông đã đứng chủ trương một cơ quan văn học vào
buổi mà đối với văn chương, mọi người còn bỡ ngỡ. Ông lại hội họp được những
cây bút có tiếng, gây nên được phong-trào yêu mến quốc văn trong đám thanh niên
trí thức đương thời … (về Đông-Dương Tạp-Chí) Người Tây học có thể thấy trong
đó những tinh-hoa của nền cổ-học Trung-Hoa mà nước ta đã chịu ảnh-hưởng tự
lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương
là những tư tưởng mà người Việt-Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái. Những
bài bình luận, những bài tham-khảo về Đông-phương và về Tây-phương đăng liên
tiếp trong Đông-Dương Tạp-Chí, ngày nay giở đến, người ta vẫn còn thấy là


những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp
ích cho nền văn học Việt-Nam hiện đại và tương-lai”
Dù có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh con người, sự nghiệp và
những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh. Những chúng ta không thể phủ nhận được

công lao to lớn của ông trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ ở Việt
Nam. Nguyễn Văn Vĩnh là người đã thổi hồn cho chữ quốc ngữ với quan điểm nổi
tiếng về người Việt Nam phải có chữ viết của riêng mình, chữ viết đó sẽ là cơ sở
cho một cuộc cách mạng trong tư duy mới, mở rộng đường để người Việt thoát
khỏi mọi sự cổ hủ, lạc hậu, hướng về tương lai. Với những đóng góp của mình,
Nguyễn Văn Vĩnh thật xứng với cái tên “Người thổi hồn cho chữ quốc ngữ”


2.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Vĩnh, Chữ Quốc ngữ, Đông Dương tạp chí, số 33, 1913, tr.3-4.
Nguyễn Văn Vĩnh, Cách viết chữ Quốc ngữ, Đông Dương tạp chí, số 82, năm

3.

1914, tr.5-6.
Nguyễn Văn Vĩnh, Cách viết chữ Quốc ngữ, Đông Dương tạp chí, số 67, năm

4.

1914, tr.9.
Trần Viết Nghĩa, Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp

1.

thuộc, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012




×