Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.04 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Vân Anh
Trần Lê Mỹ Duyên
Trần Thị Mỹ Thiện
Trần Thị Hoàng Giang
Nguyễn Thị Hồng Ánh
Nguyễn Thị Bích Diễm
Đỗ Xuân Nguyên
Võ Thanh Lưu
Hòa Quang Công
Tạ Thị Thanh Huyền
Lý Hống Quân

Đắk Lắk, 2015


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lý do chọn đề tài
Khi phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lí của nhà nước và đặc biệt khi mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế , đầu tư , thương mại với thế giới nền kinh tế nước ta có
những biến sâu sắc và phát triển mạnh. Sống trong một thế giới đầy những
sự hứa hẹn và nguy hiểm, thử thách cơ hội... Vì vậy là những sinh viên của
ngành kinh tế, đang theo học môn tài chính tiền tệ , chúng tôi quyết định
lựa chọn đề tài “Sự ra đời và phát triển của tiền tệ” để nghiên cứu và tìm


hiểu rõ thêm những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính năng động và có
tầm quan trọng này. Và cũng là đề tài cho bài tiểu luận kết thúc môn học
của mình.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận biết được bản chất của tiền tệ, đồng thời phân tích được các
chức năng của tiền tệ đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của
tiền tệ đối với mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội.
- Giải thích được sự ra đời và sự phát triển của tiền tệ qua các hình thái
biểu hiện của tiền tệ.
- Trình bày được các hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ qua sáu chế độ
tiền tệ: chế độ song bản vị, chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thỏi,
chế độ bản vị vàng hối đoái, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ bản vị tiền giấy.
- Nhắc lại được sự ra đời của tài chính trong lịch sử phát triển của kinh tế
và xã hội.


PHẦN HAI
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
2. Nguồn gốc và sự phát triển của các hình thái tiền tệ.
2.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan,
gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C.Mác kết luận: “Trình
bày nguồn gốc phát sịnh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của
giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban
đầu đơn giảng nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái mà
ai nấy đều thấy” (C.Mác – Tư Bản – Quyển I, Tập I, trang 75 – Nhà xuất bản
Sự Thật – Hà Nội 1963).
Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái:
 Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Khi một hàng hóa ngẫu

nhiên phản ánh giá trị của một hàng hóa khác
 Hình thái giá trị hay mở rộng: Khi nhiều hàng hóa đều có khả năng
trở thành vật ngang giá để thể hiện giá trị một hàng hóa nào đó.
 Hình thái giá trị chung khi một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá
chung để thể hiện giá trị của tất cả hàng hóa khác.
Có nhiều hàng hóa được sử dụng như vật ngang giá chung như : gia
súc, đồng, bạc, vàng… Mỗi loại đều có sự thuận lợi và bất lợi khi
làm phương tiện trao đổi-vật ngang giá chung.Cuối cùng vật ngang
giá chung chỉ giới hạn là kim loại quý vì dễ vận chuyển hơn trong
đó chủ yếu là vàng.


 Hình thái giá trị tiền tệ : Khi phần lớn các quốc gia đều sử dụng
vàng làm vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa (vào cuối thế
kỉ 19), vàng loại bạc và trở thành vật ngang giá chung- thế giới độc
nhất.
Trải qua tiến trình phát triển , tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế.
2.2.Sự phát triển của các hình thái tiền tệ
2.2.1.Tiền tệ hàng hóa-Hóa tệ
Hóa tệ nghĩa là tiền bằng hàng hóa là hình thái đầu tiên của tiền tệ và
được sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hóa dùng làm tiền tệ trong trao
đổi phải có giá trị thức sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này ngang
bằng giá trị hàng hóa của vật đem đi đổi tức là trao đổi ngang giá hàng hóa
thông thường lấy hàng hóa đặc biệt – tiền tệ. Hóa tệ lần lượt xuất hiện dưới 2
dạng : hóa tệ kim loại và hóa tệ phi kim loại
2.2.1.1.Hóa tệ phi kim loại
Hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, thông dụng trong các xã hội cổ truyền
. Tùy theo từng quốc gai từng địa phương từng khu vực người ta dùng các
hàng hóa khác nhau làm tiền tệ. Ví dụ ở Hi Lạp , La Mã người ta dùng trâu

bò, ở Tây Tạng dùng trà đóng thành bánh, ở Châu Phi dùng lụa vải , vỏ sò ,
hến… để làm tiền.
Việc dùng hàng hóa làm tiền tệ do thói quen địa phương. Hóa tệ phi
kim loại có nhiều bất tiện như: Tính chất không đồng nhất,dễ hư hỏng , khó
phân chia hay gộp lại,khó bảo quản vận chuyển, chỉ được công nhận trong


từng khu vực, địa phương. Do vậy hóa tệ phi kim loại dần bị loại bỏ và người
ta sử dụng hóa tệ kim loại.
2.2.2.2.Hóa tệ kim loại.
Là việc lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim laoij dùng được đúc thành tiền
đồng, tiền bạc, vàng… Kim loại có nhiều ưu điểm hơn hàng hóa : bền hơn,
hao mòn chậm. dễ chia nhỏ, dễ vận chuyển…
Qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại người ta chỉ sử dụng
2 kim loại quý làm tiền lâu dài hơn là bạc và vàng. Vì chúng có thuộc tính
đặc biệt là tính đồng nhất , tính dễ chia nhỏ, tính cất trữ, tính dễ lưu thông.
Sau này vàng vượt bạc trở thành hóa tệ kim loại độc quyền.
Trong giai đoạn đầu tiên vàng bạc được đúc thành nén ,thỏi. Về sau tiện
trao đổi chúng được đúc thành đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất
định. Tiền đúc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc khoảng thế kỉ 7 trước công
nguyên sau thâm nhập sang Ba Tư , Hi Lạp, La Mã rồi vào Châu Âu. Các
đồng tiền Châu Âu lưu hành trước đây đều ở dạng này.
Tiền vàng có một thời gian thống trị rất dài trong lịch sử điều này
chứng tỏ hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho nền kinh tế . Hệ thống thanh
toán bằng tiền vàng vẫn được duy trì cho mãi đến thế kỉ 20. Ngày nay mặc dừ
tiền vàng không còn trong lưu thông nữa nhưng vần được coi là một loại tài
sản cất trữ có giá trị.
Tuy có những đặc điểm thích hợp cho việc dùng làm tiện tệ nhưng tiền
vàng không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi của xã hội và trao đổi hàng hóa phát
triển ở mức cao. Những lí do sau để thấy rõ sự bất tiện của tiền vàng trong

lưu thông:


 Lượng vàng sản xuất không đáp ứng nhu cầu về tiền tệ ( nhu cầu
trao đổi ) của nền kinh tế.
 Không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số
lĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán hàng
hóa tiêu dùng.
 Lãng phí nguồn tài nguyên có hạn.
2.2.2.Tiền danh nghĩa – Tiền là dấu hiệu giá trị
Tìm kiếm một loại hình tiền tệ mới thay thế cho vàng trong lưu
thông là cần thiết. Người ta đã phát hành tiền xu kim loại và tiền giấy
để thực hiện chức năng lưu thông thay cho vàng.
Tiền danh nghĩa là bản thân nó không có giá trị song nhờ sự tín
dụng của mọi người mà nó được lưu dụng.
2.2.2.1.Tiền xu kim loại
Tiền xu kim loại có giá trị của chất kim loại được đúc và mệnh giá
được đúc trên nó không liên quan đến nhau có thể gán một giá trị tưởng
tượng nào đó của con người lên đó .Khác với hóa tệ kim loại ở trên giá
trị của chất kim loại được đúc phải bằng mệnh giá được đúc trên nó.
2.2.2.2.Tiền giấy
Có 2 loại là tiền giấy khả hoàn và bất khả hoán.
a) Tiền giấy khả hoán
Là mảnh giấy được in thành tiền để lưu hành thay thế cho tiền vàng
hay tiền bạc. Người có tiền giấy này có thể sử dụng nó đem đến ngân
hàng để đổi lấy một lượng vàng bạc tương đương với giá trị ghi trên
đó. Sự ra đời của tiền giấy khả hoán giúp giao dich những khoản tiền


lớn thuận tiện hơn. Sự ra đời của tiền giấy khả hoán được ghi nhận vào

thế kỉ 17 do 1 chủ ngân hàng ở Thụy Điển đưa ra.
Thời kì đầu, NHTM phát hành tiền giấy khả hoán . Sau chiến tranh thế
giới I nhà nước cấm NHTM phát hành tiền giấy khả hoán và quy việc
phát hành về NHTW duy nhất. Vì thế ngày nay nói giấy bạc ngân hàng
là phải hiểu giấy bạc NHTW.Hàm lượng vàng được quy định theo
pháp luật của ngân hàng từng nước. Vì vậy ta gọi tiền giáy này là tiền
pháp định.
Do ảnh hưởng của chiến tranh và khủng hoảng tiền giấy khả hoán bi
mất khả năng đổi ra vàng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai chỉ còn
đồng đôla Mỹ có thể đổi ra vàng ( chế độ bản vị hối đoái vàng). Năm
1971 Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng đôla Mỹ ra vàng đã làm sự tồn tại
của tiền giáy khả hoán biến mất .
b) Tiền giấy bất khả hoán.
Loại tiền giấy ngày nay trên thế giới đang sử dụng. Tiền giấy thực chất
là giấy vay nợ của NHTW với người mang nó.Với đồng tiền bất khả
hoán nó là giấy nợ đặc biệt.
Việc xã hội chấp nhận tiền giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn
giá trị nó đại diện vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện
trao đổi , vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành
( NHTW) và bản thân tiền giấy rất thuận lợi.Đó là:
nợ.

Dể mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán


-

Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ của cải dưới hình

thức giá trị.

-

Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá

trị lớn hay nhỏ đều được biểu hiện.
-

Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy định

nghiêm ngặt của Chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó,…
2.2.3. Bút tệ
Bút tệ là thứ tiền tệ vô hình sử dụng bằng cách ghi chép trên sổ sách của
ngân hàng, nó chính là số dư trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. Về nguồn
gốc, người ta cho rằng bút tệ ra đời vào giữa thế kỹ 19 khi Ngân hàng Anh
quốc tìm cách né tránh các thể lệ phát hành tiền giấy quá cứng nhắc nên đã
sang chế ra hệ thống thanh toán bằng cách ghi trên sổ sách ngân hàng. Ngày
nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước, nhưng ở các nước phát
triển, dân chúng có thói quen sử dụng bút tệ hơn ở các nước kém phát triển,
do hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển hoạt động tốt hơn.
2.2.4.Tiền điện tử
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và
công nghệ ngân hàng nên các loại thẻ tín dụng và thẻ thanh toán ngày càng
được sử dụng rộng rãi, kể cả trong và ngoài nước. Những loại thẻ này có thể
thực hiện được các chức năng của tiền tệ và ngày càng thay thế tiền giấy
trong đời sống kinh tế. Do vậy, chúng cũng được xem là một hình thái tiền tệ
mới – Tiền điện tử.


3.Bản chất và chức năng của tiền tệ
3.1.Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ có biểu hiện ở rất nhiều thứ khác nhau. Đối với hầu hết các dân
tộc, tiền là những đồng xu bằng kim loại, những tờ giấy bạc, những tấm thẻ,
hoặc là những khoản tiết kiệm ở ngân hàng,… Nhưng đối với một số dân tộc
trong quá khứ không xa lắm, tiền là những chuổi hạt, vỏ ốc được xâu lại vì
đó là những vật họ cho là có giá trị. Các dân tộc đã từng coi những vật như
vậy là “tiền” bởi vì chúng đều là những phương tiện được thừa nhận và thỏa
thuận trong thanh toán.
Lịch sử phát triển của tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sản phẩm tất
yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình troa
đổi hàng hóa, dịch vụ. Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật ngang giá
chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các
khoản nợ.
3.2. Chức năng của tiền tệ
3.2.1. Chức năng là đơn vị đo lường giá trị
Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá
trị của hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị của
hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vật
bằng kilogram, đo chiều dài của một vật bằng mét. Để thấy được vì sao chức
năng này quan trọng, chúng ta hãy so sánh quá trình trao đổi hiện vật với trao
đổi hàng hóa có tiền làm môi giới trung gian.


Trong quá trình trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đưa ra trao đổi: A, B, C
thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau.
Đó là:
- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.
- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C.
- Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.
Tương tự, nếu có 10 mặt hàng đưa ra cần trao đổi, chúng ta phải cần biết
45 giá để có thể trao đổi hàng này để lấy một hàng hóa khác, với 100 mặt

hàng chúng ta cần tới 4.950 giá, và với 1.000 mặt hàng thì chúng ta cần biết
499.500 giá (theo công thức tính tổng quát số cặp khi có N phân tử = N (N1)/2).
Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới, thì người ta định giá bằng đơn vị
tiền tệ cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có bao
nhiêu hàng hóa đưa ra trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Có nghĩa là, nếu có 3
hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 3 giá, có 10 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 10
giá, có 1.000 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 1.000 giá. Vậy là, việc dùng tiền
làm đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi hàng hóa,
giảm được chi phí trong trao đổi do giảm được số giá cần xem xét.
Khi nền kinh tế phát triển thì lợi ích của chức năng đo lường giá trị của
tiền tệ ngày càng tăng lên. Ngày nay, người ta đo lường giá trị của hàng hóa,
dịch vụ không phải chỉ bằng tiền mặt mà còn đo lường giá trị hàng hóa, dịch
vụ bằng Séc, hối phiếu, kỳ phiếu hoặc là các chứng từ có giá khác.


Để tiền tệ làm tốt chức năng đo lường giá trị đòi hỏi:
- Đơn vị tiền tệ đó phải có giá trị nội tại của nó, nếu không, dù có bắt
buộc dân chúng vẫn không chấp nhận nó như một công cụ đo lường giá trị.
- Giá trị của đơn vị tiền tệ đó, hay sức mua của đồng tiền phải ổn định
hoặc có thay đổi thì vẫn không thay đổi nhiều qua thời gian.
3.2.2. Chức năng là phương tiện trao đổi
Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để
mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài
nước. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt
động của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong quá
trình trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao.
Bởi vì, người mua, người bán phải tìm được những người trùng hợp với mình
về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình trao đổi
chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm môi giới trung gian trong
trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổi

trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà họ cần.
Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt
động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động.
Việc dùng tiền làm một phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả của
nền kinh tế, qua việc loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc đổi chác
hàng hóa hay dịch vụ qua nhiều lần trao đổi trực tiếp lấy hàng. Để làm tốt
chức năng này tiền phải đạt một số ưu điểm sau:


- Phải được tạo ra hàng loạt một cách dể dàng, có tính đồng nhất cao để
thuận tiện cho việc xác định giá trị trong từng quốc gia.
- Phải được chấp nhận một cách rộng rãi của những người trao đổi hàng
hóa.
- Có thể chia nhỏ được, nhờ đó tạo thuận lợi cho người trao đổi.
- Dể chuyên chở, di chuyển.
- Không bị hư hỏng một cách nhah chóng do tác động của khí hậu, thời
tiết, môi trường,….
3.2.3. Chức năng là phương tiện dự trữ về mặt giá trị
Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nơi chứa sức mua hàng
hóa trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta
có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó. Chức năng này
là quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình
ngay khi nhận nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai. Tất nhiên, tiền
không phải duy nhất là nơi chứa đựng giá trị, mà các tài sản khác cũng là nơi
chứa giá trị, như cổ phiếu, thương phiếu,… Nhưng tiền là tài sản có tính lỏng
cao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổi, nó không cần phải chuyển đổi thành
bất cứ cái gì khác khi với mục đích mua hàng hóa chi trả tiền dịch vụ. Những
tài sản khác đòi hỏi chi phí giao dịch khi cần chuyển sang tiền.
Vì vậy, tiền là một phương tiện dự trữ về mặt giá trị có nhiều ưu điểm
trong nền kinh tế hàng hóa. Tuy vậy nó phải tùy thuộc vào mức giá vì giá trị

của tiền được ấn định theo mức giá. Nếu các giá đều tăng gấp hai thì nghĩa là
giá trị của tiền đã sụt một nửa, ngược lại nếu các giá giảm đi một nửa thì giá
trị tiền sẽ tăng lên hai lần. Trong một cuộc lạm phát khi mức giá tăng lên


nhanh chóng, vì tiền mất giá quá nhanh nên dân chúng giữ tiền như một biện
pháp bất đắc dĩ. Điều này thể hiện rõ nhất trong thời kỳ siêu lạm phát. Ngoài
ra, trong nền kinh tế thị trường thì mức độ quan trọng của tiền cũng thay đổi,
vì ngoài tiền ra còn có các tài sản khác như: thương phiếu, hối phiếu, chừng
chỉ tiền gửi…
4. Chế độ tiền tệ
Chế độ tiên tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia,
được quy định bằng luật pháp. Chế độ tiền tệ bao gồm ba nhân tố:
- Bản vị tiền tệ: là cơ sở đánh giá đồng tiền quốc gia, là tiêu chuẩn chung
mà mổi nước chọn làm cơ sở cho chế độ tiền tệ của mình.
- Đơn vị tiền tệ: Mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng của mình và
được quy định bằng pháp luật. Đơn vị tiền tệ của Việt nam là “đồng”, ký hiệu
quốc tế là “VND”; đơn vị tiền tệ của Mỹ là “đô la”, ký hiệu quốc tế là
“USD”, đơn vị tiền tệ của Nhật là “yên”, ký hiệu quốc tế là “JPY”,…
- Công cụ trao đổi: tức là những công cụ được sử dụng để thực hiện mua
bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản nợ như tiền giấy, tiến cắc, tiền
điện tử,…
Nói chung, trong chế độ tiền tệ, yếu tố thường thay đổi là bản vị tiền tệ.
Lịch sử tiền tệ phát triển cho thấy rằng, bản vị tiền tệ của các nước do điều
kiện kinh tế cụ thể củ mổi thời kỳ quyết định. Cho đến nay, các chế độ bản vị
tiền tệ sau đây đã được sử dụng:
4.1. Chế độ song bản vị
Dưới chế độ song bản vị, đồng tiền của một nước được xác định bằng
một trọng lượng cố định của 2 kim loại, thường là vàng và bạc. Ví duk, năm



1972, ở Mỹ 1 đôla vàng = 1,603 gam vàng ròng, 1 đôla bạc = 24,06 gam bạc
ròng. Tức trọng lượng 1 đôla bạc nặng gấp 15 lần trọng lượng 1 đôla vàng.
Giả sử rằng , Nhà nước ấn định tỷ lệ đúc tiền chính thức của 2 kim loại
bạc và vàng là 15/1, điều đó có nghĩa là, 1 trọng lượng đơn vị tiền tệ bằng
bạc gấp 15 lần trọng lượng tiền tệ bằng vàng. Do đó, bất cứ một sự thay đổi
nào trong giá trị thị trường của một kim loại so với kim loại khác, có thể làm
cho thứ kim loại có giá trị cao hơn biến khỏi lưu thông. Bởi vì kim loại rẻ
tiền hơn trên thị trường sẽ được đúc thành tiền, kim loại đắt tiền hơn trên thị
trường sẽ được đưa ra khỏi lưu thông để cất trữ hay đúc thành thỏi để bán.
Nói cách khác, một tỷ lệ đúc tiền cố định và một tỷ lệ thị trường thay đổi, cho
phép người ta giữ lại đồng tiền có giá trị hơn và cho lưu thông đồng tiền có
giá trị kém hơn.
Điều đó đã xaye ra ở Mỹ trong thế kỹ XIX, khi mà Mỹ đang giữ chế độ
song bản vị vàng và bạc theo luật định. Trong suốt giai đoạn đầu từ 1792 đến
1834 vàng rút khỏi lưu thông và trên thực tế quốc gia chỉ còn là bản vị bạc.
Nhưng từ 1834 – 1893 bạc rút khỏi lưu thông và thực chất quốc gia chỉ còn
bản vị vàng.
4.2. Chế độ bản vị tiền vàng
Chế độ bản vị tiền vàng là chế độ bản vị mà đồng tiền của một nước
được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Những
nhân tố cần thiết của bản vị tiền vàng bao gồm:
- Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.
- Tiền giấy quốc gia được Nhà nước xác định bằng một trọng lượng vàng
nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã quy định.


- Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.
Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những
năm cuối thế kỹ XIX và đầu thế kỷ XX.

4.3. Chế độ bản vị vàng thỏi
Chế độ bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một
trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc
thành tiền.
Trong chế độ này, vàng không lưu thông trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữ
để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài.
Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định, nhưng phải một số lượng
tiền giấy nhất định, ít nhất phải tương đương với 1 thỏi vàng.
Chế độ bản vị vàng thỏi được áp dụng ở Anh năm 1925 và quy định
muốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất là 1.500 Bảng Anh, áp dụng ở
Pháp năm 1928 với số tiền giấy phải đổi ích nhất là 225.000 Francs,…
4.4. Chế độ bản vị vàng hối đoái
Chế độ bản vị vàng hối đoái là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia
không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua
một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được chuyển đổi ra vàng, như đôla Mỹ, bảng
Anh,…
Chế độ bản vị vàng hối đoái được áp dụng tại Ấn Độ năm 1898, Đức
1924, Hà Lan 1928,…
4.5. Chế độ bản vị ngoại tệ


Chế độ bản vị ngoại tệ là chế độ tiền tệ mà đơn vị tiền tệ quốc gia được
xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại
tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường.
Chế độ bản vị này được sử dụng phổ biến đối với các nước thiếu vàng
hoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác (các nước trong khối cộng
đồng Anh sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất).
Để khuyết khích thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế một cách có
trật tự, chế độ bản vị ngoại tệ này được hình thành ở các nước tư bản chủ
nghĩa. Chế độ bản vị này được thịnh hành vào năm 1944 đến năm 1971 và có

2 sự kiện nổi bật:
- Vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chiếm hữu phần lớn vàng
của thế giới. Do đó, Bộ Tài chính Mỹ, theo Hiệp định quốc tế đã quy định
vàng và đôla Mỹ có thể chuyển đổi được lẫn nhau, theo tỷ lệ 35 đôla cho 1
ounces vàng.
- Theo đó, các nước khác theo Hiệp định quốc tế, Ngân hàng trung ương
các nước đó đã tham gia hiệp định duy trì một tỷ giá cố định đồng tiền của họ
so với đồng đôla Mỹ.
Chế độ bản vị ngoại tệ này đã hoàn thành sứ mệnh khuyến khích thương
mại quốc tế và khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng từ
những ănm 1960 chế độ này bắt đầu sụp đổ, bởi đồng đola Mỹ lạm phát và
dự trữ vàng của Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Chế độ bản vị này đã kết thúc khi
Tổng thống Mỹ Nixơn tuyên bố không đổi đôla giấy ra vàng ngày
15/08/1971.
4.6. Chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàng


Chế độ tiền giấy là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một nước
không thể tự do chuyển đổi ra kim loại quý, mà giá trị thực tế của đồng tiền
các nước phụ thuốc vào sức mua của nó, tức là số lượng hàng hóa hay dịch
vụ mà có thể mua được.
Đầu những năm 1930 chế độ bản vị này đã trở thành phổ biến. Vàng chỉ
được dùng để thanh toán những khoản nợ quốc tế
Chế độ tiền giấy (tiền dấu hiệu) nó bị rút khỏi lưu thông trong nước vì
không dùng làm tiền tệ và không được chuyển đổi tiền giấy ra vàng.
Từ đó, giá trị thực tế của một đồng tiền được xác định bằng sức mua của
nó và được đo bằng số nghịch đảo của mức giá cả chung. Như vậy, mức giá
cả chung càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp và
ngược lại.



PHẦN 3
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu “Sự ra đời và phát triển của tiền tệ” giúp chúng tôi
nắm rõ hơn bản chất của tiền tệ và ứng dụng nó để sử dụng cho các môn học
về tài chính tiền tệ được tốt hơn.Qua đó cũng củng cố thêm kiến thức cho
công việc sau này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Wtaap

( />
%E1%BA%A3n-ch%E1%BA%A5t-v%C3%A0-ch%E1%BB%A9c-n%C4%83ng-c
%E1%BB%A7a-ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%87)
[2]. Wikipedia ( />[3]. Kho tài liệu vn ( />


×