Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Xử lý tình huống trong thực hiện quy trình làm việc tại phòng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng, đài phát thanh và truyền hình hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.82 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước nhằm
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, tôi được Ban lãnh đạo Đài Phát thanh và
Truyền hình Hải Phòng đồng ý cho tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý
Nhà nước chương trình chuyên viên. Nội dung khóa học bao gồm 3 phần kiến
thức:
Phần I: Kiến thức chung
Phần II: Kiến thức Quản lý Nhà nước theo ngành, lãnh thổ
Phần III: Kỹ năng
16 chuyên đề về Quản lý Nhà nước, với những kiến thức chung có tính hệ
thống về Nhà nước trong hệ thống chính trị, Tổ chức bộ máy hành chính Nhà
nước, Công vụ, công chức, Đạo đức công vụ, Thủ tục hành chính Nhà nước,
Quản lý tài chính trong các cơ quan Hành chính Nhà nước, Hệ thống thông tin
trong Quản lý Hành chính Nhà nước, Cải cách Hành chính Nhà nước…và
những kỹ năng cơ bản về Quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, Quản lý hồ sơ,
Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng viết báo cáo, kỹ
năng thu thập và xử lý thông tin…Dưới sự giảng dạy tận tình, có kinh nghiệm,
bổ sung các nội dung cụ thể từ thực tiễn cho từng chuyên đề làm phong phú
thêm cho chương trình học của các thầy cô giáo của Trường Chính trị Tô Hiệu,
đã giúp cán bộ, công chức, viên chức dễ tiếp thu vận dụng vào công tác. Đây là
những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người cán bộ, công chức trong
việc thực thi nhiệm vụ. Qua lớp học đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều
vấn đề về lý luận, thực tiễn mới trong công tác Quản lý Nhà nước. Đồng thời
cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý
cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn
bản dưới luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để


giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Vận dụng những kiến thức đã được quý thầy cô truyền đạt, kết hợp với
thực tiễn nơi tôi đang công tác, tôi xin lựa chọn đề tài: “Xử lý tình huống trong
2


thực hiện quy trình làm việc tại Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng, Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng ” để thực hiện tiểu luận cuối khóa của chương
trình Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên.
Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến
thức và kinh nghiệm bản thân có hạn nên bài tiểu luận này còn có nhiều khiếm
khuyết, rất mong được quý thầy cô và các bạn góp ý.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Chính trị Tô Hiệu đã
trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập!
Học viên
Phạm Thị Quỳnh Mai

3


I.KHÁI QUÁT CÔNG VIỆC MÀ HỌC VIÊN ĐANG ĐẢM NHIỆM
1.

Vị trí việc làm

Căn cứ Quyết định số 309/QĐ-ĐPTTH ngày 14/8/2013 của Giám đốc Đài
Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng về Quy chế hoạt động của Đài Phát thanh
và Truyền hình Hải Phòng và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc;
Căn cứ Quyết định số 468 QĐ/ĐPTTH ngày 31/07/2009 của Giám đốc Đài
Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng về việc hợp đồng lao động đối với bà

Phạm Thị Quỳnh Mai.
Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng, Đài
Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng. Sau đây tôi xin giới thiệu sơ qua về nơi
tôi đang công tác:
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phònglà cơ quan báo chí trực thuộc Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng. Tên viết tắt của đài là THP và tên này có
trong biểu trưng của đài.Trụ sở đặt tạisố 2 đường Nguyễn Bình, quận Lê Chân,
thành phố Hải Phòng.
Thành lập ngày 01/09/1956, với tên gọi Đài Truyền thanh Hải Phòng. Năm
1978 được đổi tên thành Đài Phát thanh Hải Phòng. Năm 1984 phát chương
trình truyền hình màu đầu tiên trên kênh 10VHF. Năm 1985, đổi tên thành Đài
Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng đang phát sóng:
+ Kênh truyền hình địa phương THP: Kênh 28UHF, thời lượng 24
giờ/ngày
+ Kênh phát thanh địa phương FM 93,7 MHz, thời lượng 18 giờ/ngày.
+ Kênh truyền hình trả tiền THPC, thời lượng 18 giờ/ngày
+ Tiếp sóng VTV1: Kênh 10VHF; VTV2: Kênh 38UHF; VTV3: Kênh
8VHF

4


Chương trình Truyền hình Hải Phòng THP được phát trên hệ thống truyền
hình cáp VTVCab, HTVC, SCTV, HanoiCab,...Truyền hình Kỹ thuật số VTC,
AVG, K+, RTB ...VIPTV, MyTV, Next TV, ... và được giới thiệu lịch phát sóng
trên các báo Hải Phòng, An ninh Hải Phòng, Tạp chí truyền hình VTV, Thanh
niên, Tuổi trẻ, Quảng Ninh, Hà Nội cuối tuần và Truyền hình Việt Nam.
- Chế độ làm việc:
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng,

cấp dưới chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh cấp trên theo quy định của Luật Cán bộ
công chức, Luật viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Nguyên tắc làm việc:
+ Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, đề cao quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu, của thủ
trưởng đơn vị theo quy định của pháp luật. Đài là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc UBND thành phố Hải Phòng, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Đài có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
chung cho các loại hình báo chí tại Điều 6, Chương III của Luật Báo chí; Các
nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTTBNV ngày 27/7/2010 của liên bộ Thông tin Truyền thông - Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Đài phát
thanh, truyền hình cấp tỉnh, thành phố và các nhiệm vụ chính trị do Thành ủy,
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng giao.
+ Mọi hoạt động của Đài đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện
hành và các quy định, quy chế của ngành phát thanh, truyền hình, của thành phố
và các quy định của Đài. Cán bộ, viên chức các đơn vị trực thuộc phải xử lý, giải
quyết công việc theo đúng phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền được giao.
+ Trong phân công nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ được giao một đơn vị chịu
trách nhiệm chính, tránh chồng chéo. Lãnh đạo đơn vị đó có trách nhiệm phối
hợp với các phòng, ban hoặc các đơn vị ngoài Đài (tùy theo từng việc cụ thể) để
triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của mỗi đơn vị do 01 Trưởng
phòng, ban và từ 01 đến 02 Phó trưởng phòng, ban đảm trách. Trưởng phòng,
Phó trưởng phòng do Giám đốc Đài bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân
chuyển, cách chức theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định.
+ Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của từng cá nhân, nâng cao hiệu
quả phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt
động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Bảo đảm khách quan, dân chủ, minh bạch, hiệu quả trong mọi hoạt

động.
- Phần thưởng:
5


1 Huân chương Kháng chiến hạng Ba;
4 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba
1 Huân chương Độc lập hạng Ba.
Chi hội Nhà báo và các Ban biên tập Kinh tế, Văn xã, Xưởng phim truyền
hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng lần lượt được Thủ tướng
Chính phủ tặng Bằng khen.
Theo Điều 16, Quyết định số 309/QĐ-ĐPTTH ngày 14/8/2013 của Giám
đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng thì Phòng Kỹ thuật Truyền dẫn
phát sóng có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Chức năng
+ Tổ chức tiếp nhận tín hiệu, khống chế và thực hiện việc phát sóng các
chương trình phát thanh trên Kênh phát thanh Hải Phòng.
+ Tổ chức truyền dẫn tín hiệu Chương trình Truyền hình Hải Phòng tới các
mạng liên kết khác (Mạng truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất, truyền hình
Vệ tinh....)
+ Tham mưu giúp Giám đốc Đài trong việc đầu tư, mua sắm các thiết bị kỹ
thuật về truyền dẫn phát sóng, máy phát thanh, máy phát hình...
Nhiệm vụ
+ Tiếp nhận, khống chế và điều tiết tín hiệu các chương trình phát thanh
đảm bảo cho hình ảnh, âm thanh, màu sắc rõ nét, tín hiệu sóng đạt chuẩn quy
định.
+ Tổ chức phát các chương trình phát thanh theo đúng nội dung của các
phiếu phát sóng, lịch phát sóng, giờ phát sóng hằng ngày đã được Ban giám đốc
Đài phê duyệt.
+ Phân công các kỹ thuật viên trong việc trực truyền dẫn, phát sóng các

kênh chương trình đảm bảo kỷ luật và an toàn phát sóng theo quy định.
+ Quản lý, vận hành, khai thác và đảm bảo an toàn hệ thống các thiết bị
máy móc truyền dẫn, phát sóng phát thanh và các trang thiết bị kỹ thuật, tài sản
được giao quản lý.
+ Tham mưu tư vấn và tham gia các dự án đầu tư, mua sắm các thiết bị kỹ
thuật về truyền dẫn phát sóng, máy phát thanh...

6


2. Bản mô tả công việc
Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng đang phát sóng Kênh
phát thanh địa phương ở tần số FM 93,7 MHz, thời lượng 18 giờ/ngày.Phòng kỹ
thuật Truyền dẫn phát sóng là khâu cuối cùng trước khi lên sóng Kênh THP. Để
một chương trình, chuyên đề phát trên kênh THP thì phải qua các công đoạn,
khâu việc như sau:
Phóng viên đi cơ sở thu tập tư liệu thông tin.
Phóng viên viết tin bài phóng sự.
Ban biên tập duyệt tin bài phóng sự của phóng viên.
Phóng viên thực hiện chương trình giao cho phát thanh viên thể hiện qua
giọng đọc trong phòng bá âm của bộ phận phát thanh trực tiếp Phòng kỹ thuật
Sản xuất chương trình. Phóng viên phối hợp và yêu cầu kỹ thuật viên sản xuất
chương trình sữa chữa lỗi về nội dung và kỹ thuật, chèn âm thanh hợp lý.
Trưởng ban xét duyệt về phần nội dung chương trình lần cuối cùng.Các chương
trình, bản tin ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng có thể được sản xuất
theohai phương pháp là truyền thống hoặc trực tiếp.
Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng nhận file, chuyên đề từ Phòng kỹ
thuật Sản xuất chương trình qua mạng nội bộ Đài, tiến hành kiểm tra chất lượng
sản phẩm và phát lên sóng Kênh THP vào thời điểm đã được quy định trong
phiếu phát sóng do Ban thư ký Biên tập lập lên, có chữ ký xác nhận của Ban

Giám đốc Đài.
3. Những quy định chung về yêu cầu năng lực và các yếu tố tác động
đối với kỹ thuật viên phát sóng để hoàn thành nhiệm vụ
a. Nắm vững về các thiết bị kỹ thuật được giao, có trách nhiệm quản lý và
chịu trách nhiệm về hoạt động của thiết bị, chịu trách nhiệm về những hỏng hóc,
sự cố do thực hiện sai quy trình, quy phạm kỹ thuật.
b.Chấp hành nghiêm nội quy phòng máy, các quy định về phòng cháy chữa
cháy, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
c. Đến trước giờ giao ca để giao nhận và kiểm tra tình trạng thiết bị kỹ
thuật.
d. Khi có sự cố xảy ra phải lập biên bản, giữ nguyên hiện trạng và báo ngay
cho Trưởng phòng để đề xuất giải pháp khắc phục hoặc báo cáo Giám đốc Đài.
7


e. Không được sử dụng điện cho các sinh hoạt riêng; không đánh cờ bạc
hoặc các hình thức có tính chất cờ bạc; không tổ chức ăn, uống rượu, bia trong
khi làm nhiệm vụ.
f. Trước khi ra về phải kiểm tra và ngắt điện, khóa cửa, đảm bảo an toàn về
phòng chống cháy nổ và phòng gian bảo mật. Khi được thông báo hoặc có thông
tin về sự cố xảy ra tại phòng máy do mình làm việc, phải đến ngay phối hợp
khắc phục, giải quyết sự cố.
g. Kiểm tra kỹ thuật và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trước khi
phát sóng.
h. Không để người không có nhiệm vụ sử dụng các thiết bị được giao quản
lý.
i. Có quyền từ chối dàn dựng, phát sóng những băng, file chương trình
không đảm bảo chất lượng hoặc có thể gây mất an toàn cho hệ thống thiết bị.
k. Không tự ý in, sao các chương trình, file chương trình cho người
khác.Trường hợp cần được in sao phải có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Đài.

l. Thực hiện việc vệ sinh công nghiệp phòng máy và các thiết bị kỹ thuật
vào thứ hai hàng tuần.

8


II. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC MÀ HỌC VIÊN ĐANG ĐẢM NHIỆM
1. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận, khống chế và điều tiết tín hiệu các chương trình phát thanh
đảm bảo cho hình ảnh, âm thanh, màu sắc rõ nét, tín hiệu sóng đạt chuẩn quy
định.
- Phát các chương trình phát thanh theo đúng nội dung của các phiếu phát
sóng, lịch phát sóng, giờ phát sóng hằng ngày đã được Ban giám đốc Đài phê
duyệt.
2. Công việc cụ thể
Căn cứ Quyết định số 309/QĐ-ĐPTTH ngày 14/08/2013 của Giám đốc Đài
Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng về Quy chế hoạt động của Đài phát thanh
và Truyền hình Hải Phòng và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc;
Căn cứ Quyết định số 468 QĐ/ĐPTTH ngày 31/07/2009 của Giám đốc Đài
Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng về việc hợp đồng lao động đối với bà
Phạm Thị Quỳnh Mai;
Căn cứ Biên bản phân công nhiệm vụ ngày 05/08/2009 của Trưởng phòng
kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng đối với bà Phạm Thị Quỳnh Mai
Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóngbao gồm 5 bộ phận: phát băng truyền
hình, phát file phát thanh, tổng khống chế, phát sóng, Trạm phát lại ở Đồ Sơn.
Tôi đượcTrưởng phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng giao nhiệm vụ là trực
phát file phát thanh.Bộ phận phát file phát thanh có 4 kỹ thuật viên, chia làm 03
ca/1 ngày. Ca ngày thời gian làm việc trong7 tiếng, ca tối 4 tiếng.
Ca sáng làm việc từ 5h00’ đến 12h00’. Công việc cụ thể như
sau:

Đến trước giờ phát sóng mở cửa, bật hệ thống đèn, bật 02 màn hình máy
tính, gọi list phát sóng của ngày tương ứng theo thứ tự tháng trước, ngày sau mà
ca chiều hôm trước đã lập. Vào thời điểm 5h15’, kỹ thuật viên phát file đầu tiên
trong ngày là NHẠC ĐÓN.
List phát sóng ca sáng bao gồm tập hợp các file chương trình nối tiếp nhau
nhưng chưa đủ các chương trình trong một ngày. Các chương trình còn lại sẽ
được Phòng kỹ thuật Sản xuất chương trình đẩy lên bộ phận phát file phát thanh
qua mạng nội bộ Đài theo 2 cách thức. Kỹ thuật viên phát file phát thanh có thao
tác tương ứng với 2 phương thức sản xuất này.
+ Thứ nhất, sản xuất chương trình theo truyền thống: chương trình, chuyên
mục sau khi được dựng hoàn chỉnh ở Phòng kỹ thuật Sản xuất chương trình thì

9


được ghi vào file và gửi vào máy phát sóng của bộ phận phát file phát thanh
Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng bằng mạng nội bộ của Đài.
Kỹ thuật viên phát file phát thanh sẽ tiến hành thao tác trên máy phát sóng
như việc: kiểm tra kỹ thuật (âm thanh, đầu cuối); sắp xếp file mới vào list theo
thời gian theo phiếu phát sóng do Ban thư ký biên tập lập ra, đã được Ban Giám
đốc kỹ duyệt; phát sóng trên kênh THP bằng 2 máy phát sóng, phím chuyển
mạch số 10 hoặc 12. Kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm
trước khi phát sóng, có quyền từ chối dàn dựng, phát sóng những băng, file
chương trình không đảm bảo chất lượng hoặc có thể gây mất an toàn cho hệ
thống thiết bị
+ Thứ hai, sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp các chương trình:
Thời sự Hải phòng buổi trưa, Thời sự Hải phòng buổi chiều, Đồng hành 24h,
Thanh niên, Nhịp cầu âm nhạc, các kỳ họp Hội đồng nhân dân và kỷ niệm một
số ngày lễ lớn của thành phố. Chương trình sẽ không được dựng từ trước mà sẽ
được làm trực tiếp, tín hiệu lấy từ Bộ phận phát thanh trực tiếp, Phòng kỹ thuật

Sản xuất chương trình. Kỹ thuật viên phát file phát thanh sẽ không phải thao tác
trên 2 máy phát sóng mà chỉ cần qua hệ thống chuyển mạch phím số 08, đồng
thời theo dõi về mặt liên tục của tín hiệu, chất lượng đường truyền. Chất lượng
về mặt nội dung, kỹ sảo chương hoàn toàn do Ban biên tập và Phòng kỹ thuật
Sản xuất chương trình chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tiếp âm Đài Tiếng nói
Việt Nam (VOV1) chương trình thời sự sáng, thời sự chiều, kỷ niệm một số
ngày lễ lớn của quốc gia bằng đầu thu vệ tinh TS1000 Satellite Digital TS
Receiver đặt tại Bộ phận phát file phát thanh, Phòng kỹ thật Truyền dẫn phát
sóng. Kỹ thuật viên tiếp âm bằng chuyển mạch số 06.
- Ca chiều làm việc từ 12h00’ đến 19h00’. Kỹ thuật viên trực ca chiều đến
trước giờ giao ca ít nhất 10 phút để giao nhận và kiểm tra tình trạng thiết bị kỹ
thuật.
- Ca tối làm việc từ 19h00’ đến 23h30’.Kết thúc chương trình là file NHẠC
KẾT. Kỹ thuật viên trực ca tối ra về phải kiểm tra, ngắt điện, khóa cửa, đảm bảo
an toàn về phòng chống cháy nổ và phòng gian bảo mật.
3. Những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ
10


a. Thuận lợi
- Các kỹ thuật viên trong Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng đều có trình
độ, tham gia học tại các trường ưu tín, chương trình đào tạo phù hợp đáp ứng
được yêu cầu về vận hành máy móc, trang thiết bị. Bản thân tôi được học về
chuyên nghành Điện – Điện tử, khi ra trường được nhận vào làm tại Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải phòng cùng với sự chỉ bảo tận tình của các đồng
nghiệp, tôi đã sớm nắm bắt được cơ bản về vận hành máy móc, trang thiết bị
trong phòng, đáp ứng được công việc vànhanh chóng được phân vào ca trực.
- Tất cả mọi người trong ekip đều đoàn kết, tương trợ giúpđỡ, phối hợp

trong mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi làm việc.
- Đảng bộ, Ban Giám đốc, Trưởng, Phó phòng Phát sóng luôn động viên,
khích lệ về mặt tinh thần, đi sâu, đi sát, tạo mọi điều kiện tốt cho kỹ thuật viên
hoàn thành nhiệm vụ, đưa đến cho khán thính giả chất lượng tín hiệu tốt nhất có
thể.
b. Khó khăn
- Với đặc thù của phòng là trực ca, ca làm 7 tiếng, làm việc không theo giờ
hành chính, không kể ngày lễ, ngày kỷ niệm, kỹ thuật viên phát sóng vẫn miệt
mài cống hiến vì sự nghiệp phát thanh truyền hình. Việc gia đình phải thu xếp
tốt, chu đáo để không làm ảnh hưởng tới công việc. Ca trực kéo dài 7 tiếng đòi
hỏi người kỹ thuật viên phải có sức khỏe, sự kiên trì để hoàn thành ca trực.
- Hệ thống trang thiết bị được mua mới liên tục, phần mềm được cập nhật
thường xuyên, kỹ thuật viên phải luôn học hỏi, trau dồi thêm để theo kịp sự thay
đổi.
- Hệ thống trang thiết bị mang tính chất đặc thù của ngành phát thanh
truyền hình nên rất phức tạp, kỹ thuật viên cần có thời gian để nắm bắt về
chuyên môn chuyên sâu.
- Công việc đòi hỏi người kỹ thuật viên phải luôn tập trung, tránh sao
nhãng, tự gây áp lực với chính mình là đưa công việc lên hàng đầu.Chương trình
liên tục được cập nhật, mang tính thời sự cao đòi hỏi người kỹ thuật viên phải

11


thao tác nhanh, chính xác, tỉ mỉ, kịp thời, không để mắc lỗi, tránh sự cố do chủ
quan.
- Máy móc, trang thiết bị thiếu đồng bộ, xuống cấp nên việc xảy ra sự cố do
nguyên nhân khách quan như hỏng hóc thiết bị kỹ thuật là thường xuyên xảy ra.
Người kỹ thuật viên phải tập trung cao, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng thì mới
sử lý sự cố nhanh, đúng.

4. Thực trạng công việc mình đang đảm nhiệm
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng được Thành phố, UBND, các
ngành cùng với năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo Ban giám đốc, các
phòng ban và đội ngũ cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Song so với yêu cầu thực tế và so với các tỉnh,
thành phố trong nước thì ngành phát thanh truyền hình Hải Phòng vẫn đang bị
hạn chế về kỹ thuật công nghệ thiết bị sản xuất chương trình, máy móc, trang
thiết bị xuống cấp, thiếu đồng bộ, lỗi thời. Và việc xảy ra sự cố do khách quan
như việc hỏng hóc thiết bị kỹ thuật là thường xuyên xảy ra.
Sự cố xảy ra bất thường, thường xuyên, không cố định như file chương
trình không đủ thời lượng do lỗi từ đường truyền, máy móc thiết bị hỏng, không
gọi được file ra phát, tên file và nội dung không đồng nhất, mất điện nguồn, đổi
nguồn điện lưới, đứt cáp quang…Do yếu tố bất ngờ, kỹ thuật viên khi gặp sự cố
phải mất một khoảng thời gian ngắn để lấy lại bình tĩnh, tiến hành xử lý sự cố
kịp thời.
Đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên các khâu chưa chuyên nghiệp về tác
phong làm việc. Sự phối hợp chưa hoàn toàn chặt chẽ giữa các công đoạn, làm
việc theo phương châm “việc của ai thì người ấy làm” dẫn đến sự thiếu nghiêm
túc, chương trình được phát ra gặp lỗi về mặt nội dung, kỹ thuật, giờ phát
sóng…do nguyên nhân chủ quan gây nên.
Kỹ thuật viên phát sóng thường xuyên bị động để đáp ứng trước yêu cầu
mang tính thời sự của chương trình.

12


Do điều kiện về mặt kinh phí, cách thức lãnh đạo, Đảng ủy, Ban Giám
đốc chưa đáp ứng ngay, kịp thời tất cả các đòi hỏi, yêu cầu của phòng về máy
móc, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất.
III. NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐÃ ĐƯỢC TRANG BỊ

KHI THAM GIA KHÓA HỌC
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng
được nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của con người. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ
chức chính trị xã hội, diễn đàn của quần chúng nhân dân, là cầu nối giữa các
vùng miền trong nước, giữa các quốc gia với nhau, rút ngắn khoảng cách về
không gian và thời gian. Không nằm ngoài mục đích đó, Đài Phát thanh và
Truyền hình Hải Phòng là cơ quan ngôn luận, là tờ báo hình, báo nói của thành
phố Hải Phòng, mang hơi thở của thành phố cảng. Do đó đạo đức nghề báo phải
đặt lên hàng đầu. Chuyên đề 4 về Đạo đức công vụ, Tài liệu bồi dưỡng nghạch
chuyên viên đã cho e nhận thức sâu sắc hơn về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt
động phát file phát thanh của mình.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định
thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Cũng
giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất
cả các nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn các chuẩn mực đạo đức nghề báo
riêng của từng quốc gia khu vực, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời
kỳ phát triển của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó.
Bộ phận phát file phát thanh là bộ phận kỹ thuật góp phần hoàn thiện tờ
báo nói của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, đưa đến khán thính giả
nguồn tin tức rõ nét, liên tục, cống hiến vì sự nghiệp phát thanh truyền hình. Kỹ
thuật viên trong ca trực luôn ý thức được trách nhiệm này, tập trung cao khi làm
việc, phải thường xuyên theo dõi tín hiệu.
Chuyên đề 10 về Quản lý thời gian, tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên
đã trang bị cho tôi kỹ năng về phân chia thời gian hợp lý và quản lý thời gian
hiệu quả đối với đặc thù công việc của mình, như một số việc làm sau đây:
13


+ Các mốc phát chương trình vào các khoảnh thời gian khác nhau, có thể

là 5h15’, 6h00’, 6h23’,6h44’,7h30’, 10h00’,…Vì vậy việc liệt kê các mốc thời
gian, đặt đồng hồ báo thức để hẹn giờ đã giúp kỹ thuật viên chủ động, tránh
được việc quên mốc thời gian vào chương trình.
+ Cân nhắc mức độ ưu tiên, xem hành động nào nên được thực hiện trước,
hành động nào thực hiện sau hoặc hành động nào là quan trọng nhất.
+ Nên nói “không” với đồng nghiệp khi kỹ thuật viên đang bận để lập list,
vào chương trình, xử lý sự cố khi cần giải quyết ngay…
- Nguyên lý 80/20 trong quản lý thời gian (Nguyên lý Pareto) giúp tôi biết
quản lý thời gian, cân nhắc, phân bổ công việc hợp lý, biết việc nào cần làm
trước, việc nào cần làm sau, việc nào đem lai giá trị cao nhất.
Khẩn cấp
Không khẩn cấp
Sự cố trong ca trực (đứt Lập list
cáp quang, lỗi chương Giao lưu, nói chuyện với
trình về âm thanh, đầu đồng nghiệp về những
Quan trọng

cuối, không gọi được file việc đã xảy ra trong công
từ máy phát sóng, không việc
có tín hiệu vệ tinh)

Học tập, trao dồi thêm

kiến thức chuyên môn
Chuyển tài liệu, chuyển Điện thoại, facebook,
phát thanh sang các Sở, chơi games
Không quan trọng

Ban, Ngành liên quan tới Tán gẫu
công việc


Rửa cốc chén, pha nước

Họp giao ban vào sáng chè
thứ 2 hàng tuần
- Học cách sử dụng thời gian hiệu quả, như việc:
+ Hiểu về bản thân: Do thời gian làm việc trong ca trực là 7 tiếng liên tục,
thời gian làm việc lâu kéo dài sẽ làm kỹ thuật viên cảm thấy căng thẳng, mệt
mỏi, uể oải. Khi tham gia khóa học này, tôi đã kiểm soát cảm giác căng thẳng
trong công việc bằng cách thả lỏng cơ thể trong một vài phút, thỉnh thoảng đi lại
14


quanh vị trí làm việc, rửa mặt cho tỉnh ngủ, tập một vài động tác thể dục tại chỗ,
uống nước mát giúp lấy lại tinh thần làm việc…
+ Hiểu về công việc: Một chương trình, tin bài, chuyên mục có tới được
khán thính giả nghe đài hay không là ở bộ phận phát sóng. Tin, bài chỉ có thể
được chỉnh sửa trước giờ phát sóng. Phát sóng là khâu cuối cùng trong quy trình
sản xuất chương trình, tin bài được kiểm tra lần cuối cùng về âm thanh, đầu
cuối. Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng giữ một vị trí quan trọng trong đặc
thù của hoạt động phát thanh truyền hình.
+ Làm việc nhóm: Đằng sau một ca trực an toàn là cả một ekip thực hiện.
Hơn ai hết, tôi và các đồng nghiệp của mình luôn ý thức trong việc hợp tác, phối
hợp nhịp nhàng để sóng phát thanh luôn “sạch”, liên tục, ổn định.
IV. ỨNG DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐÃ ĐƯỢC
TRANG BỊ KHI THAM GIA KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG VÀO CÔNG
VIỆC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG VIỆC
1. Mô tả tình huống
Nguyễn Văn T tốt nghiệp năm 2013 tại khoa Điện tử viễn thông, ngành

Điện – Điện tử, trường Đại học X.
Tháng 01 năm 2014, Nguyễn Văn T được Giám đốc Đài Phát thanh và
Truyền hình Hải Phòng đồng ý cho thử việc không lương tại Phòng kỹ thuật
Truyền dẫn phát sóng với thời gian là một tháng. Sau thời hạn một tháng,
Trưởng phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng nhận thấy rằng: Nguyễn Văn T đã
nắm bắt được cơ bản sự vận hành máy móc, trang thiết bị phòng máy và có thể
vào nhận ca trực nhưng phải học hỏi thêm về chuyên môn chuyên sâu để đáp
ứng tốt công việc.
Ngày 01/02/2014, Nguyễn Văn T được nhận vào làm việc tại Phòng kỹ
thuật Truyền dẫn phát sóng theo Quyết định số xxx của Giám đốc Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng. T được Trưởng phòng kỹ thuật Truyền dẫn
phát sóng giao nhiệm vụ là trực phát file phát thanh. Tuy là sinh viên mới ra

15


trường nhưng T thể hiện là một kỹ thuật viên nhanh nhen, tháo vát, nắm bắt
công việc nhanh.
Đêm ngày 29 rạng sáng ngày 30/07/2014, xuất hiện mưa rất to tại thủ đô
Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Kỹ thuật viên T trực ca sáng ngày 30/07. Như
thường lệ, T đến phòng máy và thao tác để phát các file chương trình
6h00’: T tiếp âm chương trình thời sự sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOV1). Chương trình này được phát từ 6h00’ đến 6h45’ hàng ngày.
6h15’: mất tín hiệu VOV1
6h20’: T phát hiện được sự cố và tiến hành xử lý. T khoanh vùng và phát
hiện ra mất tín hiệu là do sự cố thiết bị đầu thu vệ tinh TS1000 Satellite Digital
TS Receiver.
T gọi điện cho biên tập viên K xin chỉ đạo phát chèn chương trình khác.
Biên tập viên K yêu cầu T phát chèn file CA NHẠC.
6h22’: T phát file CA NHẠC đến 6h45’.

T gọi điện báo cáo lãnh đạo phòng về việc dừng sóng từ 6h15’ đến 6h22’
nguyên nhân do sự cố thiết bị đầu thu vệ tinh TS1000 Satellite Digital TS
Receiver.
Lãnh đạo phòng yêu cầu T viết bản tường trình để trình bày lại sự việc.
Ngày 02/08/2014, Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng tiến hành họp
kiểm điểm đối với đối với kỹ thuật viên Nguyễn Văn T với thành phần cuộc
họp, bao gồm: Nguyễn Văn T cùng tập thể cán bộ, viên chức Phòng kỹ thuật
Truyền dẫn phát sóng.
Trưởng phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng yêu cầu T tường trình lại sự
việc vào ca sáng ngày 30/07/2014. T đã nhận trách nhiệm về mình với lý do sao
nhãng trong công việc nên để sự cố xảy ra trong khoảng thời gian dài.
Tại cuộc họp, toàn thể cán bộ, viên chức Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát
sóng đều nhất trí với giải trình của T và đề nghị Giám đốc thành lập Hội đồng
kỷ luật, xem xét mức độ sai phạm của T, đề nghị hình thức kỷ luật nhẹ nhất.

16


2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Tình huống trên giải quyết hướng đến những mục tiêu sau:
- Một là, giải quyết vụ việc nhằm mục đích giáo dục, răn đe , ngăn ngừa
đấu tranh và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, của
ngành phát thanh truyền hình. Từ đó củng cố lòng tin của tập thể đối với lãnh
đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng và tính nghiêm minh của tổ chức.
- Hai là, nhằm ổn định tư tưởng cho toàn thể cán bộ viên chức về việc đối
xử không công bằng trong tập thể cơ quan, ưu ái cho một số đối tượng trong
ngành, xử lý theo tình cảm cá nhân đối với vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Ba là, giải quyết vụ việc dứt điểm trong thời gian sớm nhất, không để
kéo dài gây dư luận không tốt, làm mất lòng tin đối của cán bộ, viên chức Đài
đối với lãnh đạo đơn vị.

- Bốn là, trên cơ sở xử lý nghiêm minh kỹ thuật viên Nguyễn Văn T, để
từ đó cho cán bộ, viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng thấy rõ
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước vànội quy, quy chế của cơ quan.
- Năm là, từ việc xử lý nghiêm đối với kỹ thuật viên Nguyễn Văn T, để
cho những người làm công tác quản lý thấy và định hướng xử lý công việc của
cơ quan phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, theo nguyên tắc tập trung
dân chủ không chỉ đạo theo cảm tính cá nhân, cục bộ sẽ dẫn tới hậu quả khôn
lường. Từ đó để cho cán bộ, viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Hải
Phòng yên tâm công tác, ra sức học tập, thực hiện tốt chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan và đặc biệt
là sự sáng suốt công tâm của lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hải
Phòng.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống
a. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
+ Thứ nhất, do xuất hiện mưa rất to tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hải
Phòng vào đêm ngày 29 rạng sáng ngày 30/07/2013. Vào khoảng thời gian 6h00
17


đến 6h15’ mưa vẫn rất to nên tín hiệu chương trình thời sự sáng thu về từ đầu
thu vệ tinh TS1000 Satellite Digital TS Receiver kém.
+ Thứ hai, đầu thu vệ tinh TS1000 Satellite Digital TS Receiver được Đài
mua về sử dụng từ năm 2005, cho đến thời điểm xảy ra sự cố đã được 8 năm. Do
được vận hành liên tục, trong khoảng thời gian dài nên chất lượng đầu thu kém
đi.
- Nguyên nhân chủ quan
6h15’ mất tín hiệu, 6h20’ Nguyễn Văn T mới phát hiện ra sự cố. Đối với
phát thanh truyền hình 5 phút trống sóng là khoảng thời gian khá dài. Nguyên

nhân chủ quan của sự việc là do tác phong người vận hành máy móc, thiết bị
chưa chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm
với công việc được giao chưa cao. T đã vi phạm đạo đức trong nghề nghiệp.
b. Hậu quả
Từ vụ việc này dẫn tới hậu quả sau:
- Thứ nhất, ảnh hưởng tới công tác tuyên truyền chính trị văn hóa xã hội
của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài địa phương.
- Thứ hai việc dừng sóng và phát chèn chương trình khác gây ảnh hưởng
không tốt tới khán thính giả về công việc chuyên môn của Đài, thiếu tôn trọng
bạn nghe Đài.
4. Căn cứ xử lý
Căn cứ Luật cán bộ, công chức, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Nghị
định số 35/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định về xử lý kỷ luật đối với công
chức
Căn cứ Quyết định số 309/QĐ-ĐPTTH ngày 14/08/2013 của Giám đốc
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng về Quy chế hoạt động của Đài phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc
Căn cứ Quy định ngày 10/09/2013 của Trưởng phòng kỹ thuật Truyền
dẫn phát sóng về nội quy, quy chế đối với kỹ thuật viên trong ca trực.
5. Xây dựng các phương án xử lý tình huống và lựa chọn phương án
tối ưu
18


Căn cứ mức độ sai phạm của kỹ thuật viên Nguyễn Văn T, tôi đưa ra các
phương án giải quyết như sau:
a. Phương án thứ nhất
Đề nghị Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng ra quyết
định đối với Nguyễn Văn T với hình thức kỷ luật là: hạ bậc lương, tiếp tục công
tác tại Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng.

- Ưu điểm của phương án:Giữ được kỹ thuật viên Nguyễn Văn T cho
phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng, trong lúc phòng chưa có kỹ thuật viên
thay thế vị trí phát file phát thanh.
-Hạn chế:Mức xử lý này quá nặng so với đặc thù công việc khi mà sự cố
diễn ra nhiều.
b. Phương án thứ hai
Đề nghị Giám đốc Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng ra quyết
định kỷ luật đối với Nguyễn Văn T với hình thứclà cảnh cáo, tiếp tục công tác
tại Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng.
- Ưu điểm của phương án này: Giữ được kỹ thuật viên Nguyễn Văn T
cho phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng. Hợp với tâm tư, nguyện vọng của tập
thể các bộ, viên chức Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng do đây là vi phạm
lần đầu của Nguyễn Văn T .
- Nhược điểm: Phương án này thiên về tình cảm nhiều hơn, chưa đủ
mạnh để răn đe đối với T và các kỹ thuật viên mới vào ca trực.
c. Phương án thứ ba
Đề nghị Giám đốc Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng ra quyết
định kỷ luật đối với Nguyễn Văn T với hình thức hạ xếp loại bình bầu thi đua
hàng tháng xuống B, đồng thời trừ 30% tiền định mức của tháng 07/2014, tiếp
tục công tác tại Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng.
-Ưu điểm của phương án này:
Phương án này phù hợp với Quyết định số 309/QĐ-ĐPTTH ngày
14/08/2013 của Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng về Quy chế
hoạt động của Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng và các phòng, ban, đơn
19


vị trực thuộc. Giữ được kỹ thuật viên Nguyễn Văn T cho phòng kỹ thuật Truyền
dẫn phát sóng. Quyết định góp phần giáo dục, đấu tranh ngăn chặn những biểu
hiện và hành vi vi phạm của cán bộ, viên chức, kỹ thuật viên Đài Phát thanh và

Truyền hình về sau.
- Nhược điểm: Xét về tình tiết, sự cố kỹ thuật từ đầu thu vệ tinh là
nguyên nhân chính gây ra mất sóng. T chỉ sai khi để sự cố kéo dài trong thời
gian 5 phút. Phương án xử phạt hơi nặng đối với kỹ thuật viên vi phạm lần đầu.
Phương án này chỉ phù hợp đối với những kỹ thuật viên vi phạm từ lần thứ hai
trở đi.
Qua đề xuất và nghiên cứu các phương án xử lý ta thấy:
Phương án thứ nhất: Đây là phương án đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật, của ngành. Xét về tình tiết vi phạm của T thì phương án này xử phạt
bị nặng.
Phương án thứ hai: Phương án này mang tính xử lý nội bộ, phù hợp với
tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cán bộ, viên chức Phòng phát sóng, phù hợp
với các cá nhân vi phạm lần đầu, kỹ thuật viên mới chưa có thâm niên công tác,
chưa có nhiều bản lĩnh đối với nghề.
Phương án thứ ba: Phương án này mang tính xử lý nội bộ, đủ sức răn đe,
không bao che, không mang tính cá nhân, cảm tính.
Từ những phân tích trên tôi cho rằng phương án xử lý thứ hai là phương
án tối ưu nhất
6.Giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng công việc trực phát file
phát thanh tại Phòng kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng, Đài Phát thanh và
Truyền hình Hải Phòng
- Thứ nhất: Yếu tố con người trong ca trực là quan trọng. Đội ngũ kỹ thuật
viên làm việc phải chuyên nghiệp trong tác phong làm việc, có đạo đức với
nghề, thấy rõ được tầm quan trọng của công việc đang làm, có trình độ chuyên
môn vững vàng. Bản thân họ phải tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn bằng
việc học hỏi các đồng nghiệp công tác lâu năm, học tập, tham gia các lớp học về
chuyên môn, kỹ thuật. Đảng bộ, Ban Giám đốc Đài phối hợp với các Đài bạn
20



nhằm tổ chức cho kỹ thuật viên đi thăm quan, học hỏi. Liên kết với các Trung
tâm đào tạo về báo chí, mời họ đến tư vấn, giảng dạy, nâng cao tầm hiểu biết về
chuyên môn chuyên sâu, chuyên môn mới để bắt kịp với xu hướng phát triển
nghành phát thanh truyền hình của đất nước và khu vực.
- Thứ hai: đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất. Trang thiết bị phải đồng
bộ, được thay thế hoặc sửa chữa ngay khi hiệu suất sử dụng kém, không đáp ứng
được yêu cầu công việc.Ban Giám đốc, Phòng kỹ thuật Dự án, Phòng kỹ thuật
Truyền dẫn phát sóng phải bàn bạc, lập dự án nhằm đưa ra phương án tối ưu
nhất vừa tiết kiệm, vừa hiệp quả cho việc vận hành, mua sắm trang thiết bị.
- Thứ ba: Đảng bộ, Ban Giám đốc , Trưởng phòng kỹ thuật Truyền dẫn
phát sóng phải luôn quan tâm, đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
anh, chi, em phát sóng với công việc mang tính chất đặc thù, những khó khăn
gặp phải trong ca trực, đáp ứng được các yêu cầu, kiến nghị ở mức có thể nhất.

21


KẾT LUẬN
Qua lớp học Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước chương trình chuyên
viênđã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận, thực tiễn mới
trong công tác Quản lý Nhà nước.Đồng thời tôi cũng nhận thức được rằng muốn
đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý cần phải nhạy bén, nắm chắc được
các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật, vận dụng sáng tạo, kết
hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến
nhiệm vụ được giao. Bằng tình huống thực tế mà tôi đưa ra trong công việc
hàng ngày.
Tình huống đưa ra là việc xử lý kỹ thuật viên Nguyễn Văn T vi phạm
trong đạo đức nghề nghiệp, vi phạm Quy chế hoạt động của Đài Phát thanh và
Truyền Hình Hải Phòng, sao nhãng trong công việc nên để sự cố xảy ra nghiêm
trọng hơn. Đây là vấn đề mà các kỹ thuật viên trực phát sóng hay gặp phải, với

mức độ vi phạm nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù là kỹ thuật viên mới vào nghề,
kinh nghiệm chưa có nhiều, vi phạm là lần đầu nhưng vi phạm này vẫn phải xử
lý nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,giáo dục, răn đe , ngăn ngừa đấu
tranh và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, của
ngành phát thanh truyền hình. Từ đó củng cố lòng tin của tập thể đối với lãnh
đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng và tính nghiêm minh của tổ chức.
Để từ đó cho cán bộ, viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng thấy
rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan.
Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến
thức và kinh nghiệm bản thân có hạn nên bài tiểu luận này còn có nhiều khiếm
khuyết, rất mong được quý thầy cô và các bạn góp ý.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Chính trị Tô Hiệu đã trang
bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập!
Hải Phòng, ngày 03 tháng 10 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Quỳnh Mai

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật cán bộ, công chức
2. Tài liệu Bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Học Viện Hành Chính Quốc Gia,
2014, NXB Bách Khoa – Hà Nội.
3. Quy chế hoạt động năm 2013 của Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền
hình Hải Phòng
4. Quyết định số 309/QĐ-ĐPTTH ngày 14/8/2013 của Giám đốc Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng về Quy chế hoạt động của Đài Phát thanh và

Truyền hình Hải Phòng và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc;
5. Quyết định số 468 QĐ/ĐPTTH ngày 31/07/2009 của Giám đốc Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng về việc hợp đồng lao động đối với bà Phạm Thị
Quỳnh Mai.

23


KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

24



×