Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm phục vụ công tác quản lý điểm tại trường đại học bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tel. (84-511) 3736 949, Fax. (84-511) 842 771
Website: itf.ud.edu.vn, E-mail:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ NGÀNH : 05115
ĐỀ TÀI :
XÂY DỰNG WEBSITE HỔ TRỢ NHẬP VÀ SO KHỚP ĐIỂM PHỤC VỤ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Mã số :06T2-02

Ngày bảo vệ : 15 – 16/06/2011

SINH VIÊN : NGUYỄN QUÝ CANH
LỚP
: 06T2
GVHD
: Ths.NGUYỄN VĂN NGUYÊN

ĐÀ NẴNG , 06/2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin
cũng như các thầy cô giảng dạy trong trường Đại học Bách khoa Đà


Nẵng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong những
năm học vừa qua.
Đặc biệt, Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Nguyên đã
tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Và để có được kết quả như ngày hôm nay,tôi rất biết ơn gia đình,bạn
bè đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá
trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn các bạn trong khoa Công nghệ thông tin –
khóa 06, đặc biệt là các bạn lớp 06T2 đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm và tài liệu có được cho tôi trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 05 tháng 06 năm 2011

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy : Nguyễn Văn Nguyên
2 Mọi tham khảo dùng trong báo cáo này đều được trích dẫn rõ
ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
................................................................................
Đà Nẵng, ngày tháng 06 năm 2011

Giáo viên hướng dẫn

Ths.Nguyễn Văn Nguyên



MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
I. Giới thiệu về đề tài .................................................................................................. 1
II.
Mục đích và yêu cầu kết quả dự kiến................................................................... 1
III.
Phạm vi đề tài. .................................................................................................... 2
IV. Nhiệm vụ thực hiện. ............................................................................................ 2
V.
Phương pháp triển khai. ...................................................................................... 3
VI. Công cụ thực hiện. .............................................................................................. 3
VII. Tóm tắt đồ án. .................................................................................................... 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 4
Tìm hiểu Visual Studio.NET ................................................................................... 4
I.1.
Tìm hiểu .NET Framework.......................................................................... 4
I.2.
Các ứng dụng Web ...................................................................................... 5
II.
ASP.NET ........................................................................................................... 5
II.1. Tóm tắt các đặc điểm mới của ASP.NET ..................................................... 5
II.2. Các thành phần điều khiển trong ASP.NET ................................................. 6
II.3. ASP.NET cấu hình và phân phối ứng dụng .................................................. 6
II.3.1.
File cấu hình của site – web.config ......................................................... 6
II.3.2.
File cấu hình cho ứng dụng global.asax .................................................. 7
II.4. Trạng thái của các biến Session và Application trong ASP.NET .................. 7

II.5. ADO.NET .................................................................................................. 8
II.5.1.
Kết nối dữ liệu trong ADO.NET .............................................................. 8
II.5.2.
Mô hình ADO.NET ................................................................................. 8
III.
Microsoft SQL Server 2005 ................................................................................ 9
III.1. Giới thiệu về SQL ....................................................................................... 9
III.2. Vai trò của SQL ........................................................................................ 10
IV.
Mô hình ba lớp .................................................................................................. 11
IV.1. Presentation Layer..................................................................................... 11
IV.2. Business Logic Layer ................................................................................ 12
IV.3. Data Access Layer .................................................................................... 12
I.

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ....................... 13
I. Quy định đánh mã số ............................................................................................. 13
II.
Chức năng các nhóm người dùng tham gia hệ thống .......................................... 14
II.1. Sinh viên. .................................................................................................. 14
II.2. Giảng viên. ................................................................................................ 14
II.3. Giáo vụ khoa............................................................................................. 14
II.4. Cán bộ đào tạo. ......................................................................................... 14
II.5. Quản trị hệ thống. ..................................................................................... 15
III.
Xây dựng các kịch cảnh cho các Use case ......................................................... 16
III.1. Sinh viên. .................................................................................................. 16
III.1.1. Đăng Nhập............................................................................................ 16
III.1.2. Xem thông tin sinh viên ......................................................................... 17

III.1.3. Đăng kí học phần .................................................................................. 17
III.1.4. Hủy học phần ........................................................................................ 18
III.1.5. Xem thời khóa biểu ............................................................................... 19
III.1.6. Xem lịch thi ........................................................................................... 19


III.1.7. Xem điểm thi ......................................................................................... 19
III.1.8. Thay đổi mật khẩu................................................................................. 20
III.1.9. Đăng xuất ............................................................................................. 20
III.2. Giảng viên. ................................................................................................ 21
III.2.1. Đăng nhập ............................................................................................ 21
III.2.2. Sửa thông tin cá nhân giảng viên .......................................................... 22
III.2.3. Xem danh sách sinh viên ....................................................................... 22
III.2.4. Xem lịch dạy ......................................................................................... 23
III.2.5. Thay đổi mật khẩu................................................................................. 23
III.2.6. Đăng xuất ............................................................................................. 24
III.3. Giáo vụ khoa............................................................................................. 24
III.3.1. Đăng nhập ............................................................................................ 25
III.3.2. Xem báo cáo thống kê ........................................................................... 25
III.3.3. Nhập Điểm ............................................................................................ 26
III.3.4. Đăng xuất ............................................................................................. 26
III.4. Cán bộ đào tạo. ......................................................................................... 27
III.4.1. Đăng nhập ............................................................................................ 27
III.4.2. Cán bộ đào tạo quản lý sinh viên .......................................................... 28
III.4.3. Cán bộ đào tạo quản lý lớp sinh hoạt .................................................... 28
III.4.4. Cán bộ đào tạo quản lý học phần .......................................................... 30
III.4.5. Nhập điểm............................................................................................. 30
III.4.6. So khớp điểm ........................................................................................ 31
III.4.7. Đăng xuất ............................................................................................. 32
III.5. Quản trị hệ thống. ..................................................................................... 33

III.5.1. Đăng nhập ............................................................................................ 33
III.5.2. Quản trị hệ thống quản lý tài khoản. ..................................................... 34
III.5.3. Cấu hình và duy trì hệ thống ................................................................. 34
III.5.1. Đăng xuất ............................................................................................. 35
IV. Xây dựng sơ đồ tuần tự .................................................................................... 35
IV.1. Sơ đồ nhóm người dùng cán bộ đào tạo ..................................................... 37
IV.1.1. Sơ đồ cán bộ đào tạo ............................................................................ 37
IV.1.2. Sơ đồ chức năng cập nhập thông tin ..................................................... 37
IV.1.3. Sơ đồ chức năng tạo dữ liệu .................................................................. 38
IV.1.4. Sơ đồ chức năng xóa và khóa ................................................................ 39
IV.1.5. Sơ đồ chức năng xem thông tin ............................................................. 40
IV.2. Sơ đồ nhóm người dùng sinh viên .............................................................. 41
IV.2.1. Sơ đồ chức năng sinh viên ..................................................................... 41
IV.2.2. Sơ đồ chức năng đăng ký học phần ....................................................... 41
IV.2.3. Sơ đồ chức năng điều kiện đăng ký học phần ........................................ 42
IV.2.4. Sơ đồ chức năng hủy học phần .............................................................. 42
IV.2.5. Sơ đồ chức năng thay đổi mật khẩu ....................................................... 43
IV.2.6. Sơ đồ chức năng xem lịch thi ................................................................ 43
IV.2.7. Sơ đồ chức năng xem thời khóa biểu ..................................................... 44
IV.3. Sơ đồ nhóm người dùng giảng viên............................................................ 45
IV.3.1. Sơ đồ chức năng của giảng viên ............................................................ 45
IV.3.1. Sơ đồ chức năng xem lịch dạy ............................................................... 45
IV.3.1. Sơ đồ chức năng xem thông tin cá nhân ................................................ 46
IV.4. Sơ đồ nhóm người dùng giáo vụ khoa. ...................................................... 46
IV.4.1. Sơ đồ giáo vụ khoa ................................................................................ 46
IV.4.2. Sơ đồ chức năng xem sinh viên.............................................................. 47
IV.4.3. Sơ đồ chức năng xem báo cáo ............................................................... 47


IV.4.4. Sơ đồ chức năng xem thông tin ............................................................. 48

IV.5. Sơ đồ lớp của nhóm người dùng quản trị hệ thống. .................................... 48
IV.5.1. Sơ đồ quản trị hệ thống ......................................................................... 48
IV.5.2. Sơ đồ chức năng thay đổi mật khẩu ....................................................... 49
V.
Tổ chức dữ liệu ................................................................................................. 49
V.1. Tạo file Aspnetdb.mdf trong thư mục App_Data. ...................................... 49
V.2. Mô tả chức năng các bảng cơ sở dữ liệu chính ........................................... 52
V.3. Mô tả thuộc tính bảng cơ sở dữ liệu chính.................................................. 52
V.3.1.
Mô tả bảng khoa ................................................................................... 52
V.3.2.
Mô tả bảng ngành ................................................................................. 53
V.3.3.
Mô tả bảng chương trình đào tạo .......................................................... 53
V.3.4.
Mô tả bảng cán bộ ................................................................................ 53
V.3.5.
Mô tả bảng sinh viên ............................................................................. 54
V.3.6.
Mô tả bảng lớp sinh hoạt ...................................................................... 54
V.3.7.
Mô tả bảng cấp đào tạo ........................................................................ 55
V.3.8.
Mô tả bảng học kỳ................................................................................. 55
V.3.9.
Mô tả bảng học phần ............................................................................ 56
V.3.10. Mô tả bảng lớp học phần ...................................................................... 56
V.3.11. Mô tả bảng kết quả thi học phần ........................................................... 57
V.3.12. Mối quan hệ giữa các bảng .................................................................. 58
V.3.13. Các loại học phần hệ tín chỉ ................................................................. 58

V.3.14. Công thức tính điểm tổng kết của từng loại học phần .......................... 58
V.3.15. Quy luật tính điểm chữ của học phần .................................................. 59

XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG........................................... 60
Trang chủ hệ thống đào tạo tín chỉ ........................................................................ 60
I.1.
Hệ thống menu trái.................................................................................... 61
II.
Nhóm người dùng sinh viên. .............................................................................. 62
II.1. Trang chủ sinh viên. .................................................................................. 62
II.1.1.
Menu trái .............................................................................................. 62
II.1.2.
Trang xem điểm .................................................................................... 63
II.1.3.
Trang đổi mật khẩu .............................................................................. 63
III.
Nhóm người dùng cán bộ đào tạo...................................................................... 64
III.1. Trang chủ.................................................................................................. 64
III.1.1. Menu trái .............................................................................................. 65
III.1.2. Nhập điểm thi của sinh viên. ................................................................. 65
III.1.3. Cán bộ đào tạo tiến hành so khớp điểm................................................. 66
IV. Nhóm người dùng quản trị hệ thống .................................................................. 67
IV.1. Trang chủ .................................................................................................. 67
IV.1.1. Menu trái .............................................................................................. 67
IV.2. Quản lý UserName .................................................................................... 68
I.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 70
Kết quả đạt được .................................................................................................. 70

I.1.
Về mặt lý thuyết ........................................................................................ 70
I.2.
Về mặt thực tiễn ........................................................................................ 70
II.
Những điều chưa làm được................................................................................ 71
III.
Hướng phát triển của đề tài ............................................................................... 71
I.


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình


1 : Thành Phần của .NET Framework ......................................................................... 4
2 : Mô hình minh họa cho tiến trình ........................................................................... 5
3 : Mô hình ADO.NET ............................................................................................. 8
4 : Mô hình ba lớp .................................................................................................... 11
5 : Use case sinh viên. .............................................................................................. 16
6 : Use case giảng viên. ........................................................................................... 21
7 : Use case giáo vụ khoa. ....................................................................................... 24
8 : Use case cán bộ đào tạo. .................................................................................... 27
9 : Lưu đồ thuật toán so khớp. ................................................................................ 32
10 : Use case quản trị hệ thống. ............................................................................... 33
11 : Sơ đồ lớp tổng quát hệ thống đăng kí tín chỉ...................................................... 36
12 : Sơ đồ lớp cán bộ đào tạo.................................................................................. 37
13 : Sơ đồ chức năng cập nhật thông tin. .................................................................. 38
14 : Sơ đồ chức năng tạo dữ liệu. ............................................................................. 39
15 : Sơ đồ chức năng xóa và khóa. ........................................................................... 39
16 : Sơ đồ chức năng xem thông tin. ........................................................................ 40
17 : Sơ đồ lớp sinh viên. ........................................................................................... 41
18 : Sơ đồ chức năng đăng kí học phần. ................................................................... 41
19 : Sơ đồ chức năng điều kiện đăng kí học phần. ................................................... 42
20 : Sơ đồ chức năng hủy học phần. ......................................................................... 42
21 : Sơ đồ chức năng thay đổi pass. ......................................................................... 43
22 : Sơ đồ chức năng xem lịch thi. ............................................................................ 43
23 : Sơ đồ chức năng xem thời khóa biểu. ................................................................ 44
24 : Sơ đồ giảng viên .............................................................................................. 45
25 : Sơ đồ chức năng xem lịch dạy. .......................................................................... 45
26 : Sơ đồ chức năng xem thông tin cá nhân. ............................................................ 46
27 : Sơ đồ lớp giáo vụ khoa ..................................................................................... 46
28 : Sơ đồ chức năng xem danh sách sinh viên......................................................... 47
29 : Sơ đồ chức năng xem báo cáo thống kê............................................................. 47

30 : Sơ đồ chức năng xem thông tin cá nhân. ............................................................ 48
31 : Sơ đồ lớp quản trị hệ thống. .............................................................................. 48
32 : Sơ đồ chức năng thay đổi mật khẩu. .................................................................. 49
33 : Lệnh tạo file Aspnetdb. ..................................................................................... 50
34 : Quá trình cài đặt đã thành công. ........................................................................ 50
35 : File Aspnetdb đã có trong SQL Server. ............................................................ 51
36 : Mối quan hệ giữa các bảng trong file Aspnetdb. ................................................ 51
37 : Mối quan hệ giữa các bảng cơ sở dữ liệu ........................................................... 58
38 : Trang chủ hệ thống đào tạo tín chỉ .................................................................... 60
39 : Mô tả menu trái của nhóm người dùng chung ................................................... 61
40 : Trang chủ người dùng sinh viên. ...................................................................... 62
41 : Mô tả menu trái của người dung sinh viên ........................................................ 62
42 : Trang chức năng xem điểm. ............................................................................. 63
43 : Trang chức năng đổi mật khẩu. ........................................................................ 63
44 : Trang chủ nhóm người dùng cán bộ đào tạo. .................................................... 64
45 : Mô tả menu trái của nhóm người dùng cán bộ đào tạo...................................... 65
46 : Trang chức năng nhập điểm thi cho sinh viên. ................................................... 66
47 : Trang chức năng so khớp điểm. ........................................................................ 67
48 : Trang chủ nhóm người dùng quản trị hệ thống ................................................. 67


Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

49
50
51

52
53

: Giới thiệu menu trái của người dùng quản trị hệ thống. ...................................... 67
: Chức năng quản lý UserName của hệ thống . .................................................... 68
: Chức năng thay đổi quyền , xóa UserName của quản trị hệ thống. .................... 68
: Chỉnh sửa user name. ........................................................................................ 69
: Tạo mới một User Name mới . ......................................................................... 69


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

1 :
2 :
3 :
4 :
5 :
6 :

7 :
8 :
9 :
10 :
11 :
12 :
13 :
14 :
15 :
16 :
17 :
18 :
19 :
20 :
21 :
22 :
23 :
24 :
25 :
26 :
27 :
28 :
29 :
30 :
31 :
32 :
33 :
34 :
35 :
36 :

37 :
38 :
39 :
40 :
41 :
42 :

Mô tả hoạt động đăng nhập của sinh viên. ......................................................... 16
Mô tả hoạt động xem thông tin của sinh viên. .................................................... 17
Mô tả hoạt động đăng kí học phần của sinh viên................................................ 18
Mô tả hoạt động hủy học phần của sinh viên. .................................................... 18
Mô tả hoạt động xem thời khóa biểu của sinh viên. ........................................... 19
Mô tả hoạt động xem lịch thi của sinh viên. ....................................................... 19
Mô tả hoạt động xem điểm thi của sinh viên. ..................................................... 19
Mô tả hoạt động thay đổi mật khẩu của sinh viên. ............................................. 20
Mô tả hoạt động đăng xuất của sinh viên. .......................................................... 20
Mô tả hoạt động đăng nhập của giảng viên. ....................................................... 21
Mô tả hoạt động sửa thông tin cá nhân của giảng viên. ...................................... 22
Mô tả hoạt động xem danh sách sinh viên của giảng viên. .................................. 22
Mô tả hoạt động xem lịch dạy của giảng viên. ................................................... 23
Mô tả hoạt động thay đổi mật khẩu của giảng viên. ........................................... 23
Mô tả hoạt động đăng xuất của giảng viên. ........................................................ 24
Mô tả hoạt động đăng nhập của giáo vụ khoa. ................................................... 25
Mô tả hoạt động xem báo cáo thống kê của giáo vụ khoa. ................................. 25
Mô tả hoạt động cập nhập điểm của giáo vụ khoa. ............................................ 26
Mô tả hoạt động đăng xuất của giáo vụ khoa. .................................................... 26
Mô tả hoạt động đăng nhập của cán bộ đào tạo. ................................................ 27
Mô tả hoạt động quản lý sinh viên của cán bộ đào tạo. ...................................... 28
Mô tả hoạt động quản lý lớp học của cán bộ đào tạo......................................... 29
Mô tả hoạt động quản lý học phần của cán bộ đào tạo. ..................................... 30

Mô tả hoạt động cập nhập điểm của cán bộ đào tạo. ......................................... 31
Mô tả hoạt động so khớp điểm của cán bộ đào tạo. ........................................... 31
Mô tả hoạt động đăng xuất của cán bộ đào tạo. ................................................. 32
Mô tả hoạt động đăng nhập của quản trị hệ thống.............................................. 33
Mô tả hoạt động quản lý tài khoản của quản trị hệ thống. .................................. 34
Mô tả hoạt động cấu hình và duy trì hệ thống. ................................................... 35
Mô tả hoạt động đăng xuất của quản trị hệ thống. ............................................. 35
Mô tả thuộc tính của bảng kết quả thi học phần. ................................................ 52
Mô tả thuộc tính của bảng khoa......................................................................... 52
Mô tả thuộc tính của bảng ngành. ...................................................................... 53
Mô tả thuộc tính của bảng chương trình đào tạo. ............................................... 53
Mô tả thuộc tính của bảng cán bộ. ..................................................................... 54
Mô tả thuộc tính của bảng sinh viên. ................................................................. 54
Mô tả thuộc tính của bảng lớp sinh hoạt. ........................................................... 55
Mô tả thuộc tính của bảng cấp đào tạo. ............................................................. 55
Mô tả thuộc tính của bảng học kỳ. ..................................................................... 55
Mô tả thuộc tính của bảng học phần. ................................................................. 56
Mô tả thuộc tính của bảng lớp học phần. ........................................................... 56
Mô tả thuộc tính của bảng kết quả thi học phần. ................................................ 57


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ
Actor
Use-Case
View
Use-case view
Logic view
Process view
Component view
Deployment view

Process
CASE
Semantic
Diagram
Collaboration
DiagramCommunication
Diagram State machine
Diagram State diagram
Sequence diagram
Class diagram
Object diagram
Activity diagram
Component diagram
Package diagram
Use-case diagram
Association
Dependency
Generalization
Aggregation
Composite
Realization
End state
Design Pattern
Consequences
Scenario
Activity
Communication
Deployment
Adornment
Specification

Stereotype
Reserve engineer
Elaboration
Business logic
Data access

Tác nhân
Chức năng hệ thống
Hướng nhìn
Hướng nhìn chức năng
Hướng nhìn thiết kế
Hướng nhìn xử lý
Hướng nhìn thành phần
Hướng nhìn bố trí
Tiến trình
Công cụ hỗ trợ
Ngữ nghĩa
Sơ đồ
Sơ đồ hợp tác
Sơ đồ giao tiếp
Sơ đồ máy trạng thái
Sơ đồ trạng thái
Sơ đồ trình tự
Sơ đồ lớp
Sơ đồ đối tượng
Sơ đồ hoạt động
Sơ đồ thành phần
Sơ đồ bố trí
Sơ đồ gói
Liên kết

Phụ thuộc
Khái quát hóa
Kết tập
Kấu thành
Nhận thức
Trạng thái kết thúc
Mẫu thiết kế
Hệ quả
Kịch cảnh
Hoạt động
Giao tiếp
Triển khai
Trang trí
Đặc tả
Khuôn mẫu
Tái tạo mô hình
Triển khai
Tác nghiệp
Truy cập dữ liệu


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

I.

Giới thiệu về đề tài

Hiện nay, học chế tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới vì

mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá
trình dạy và học. Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến
thức và sử dụng thời gian, như chủ động lựa chọn môn học, giáo viên, giờ học v..v…,
đồng thời nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu và hạn chế được tình trạng dạy và học
theo lối cũ.
Thực tế cho thấy, cơ chế đào tạo tín chỉ ở các trường đại học trên cả nước, vẫn chưa
được tin học hóa một cách triệt để và bộc lộ những vấn đề sau:
 Quy trình đào tạo còn thô sơ , quá trình quản lý còn nhiều lủng củng vì hầu như
chỉ quản lý qua giấy tờ, sổ sách…
 Việc nhập điểm chỉ có ở phòng đào tạo , chưa có sự hổ trợ của giáo vụ khoa để
kiểm tra sự chính xác.
 Cần rất nhiều nhân lực cho quá trình kiểm tra cũng như xử lý các kết quả đăng
ký, đề nghị của sinh viên.
 Chi phí đào tạo cao hơn so với hình thức đào tạo trước đây, gồm cả chi phí để
in ấn sổ tay sinh viên và phiếu đăng ký học phần, chi phí cho nguồn nhân lực
mới v.v…

II. Mục đích và yêu cầu kết quả dự kiến
Mục đích của đồ án tốt nghiệp này là tìm hiểu, xây dựng, hoàn thiện và đưa vào
sử dụng thử nghiệm “Hệ Thống Đào Tạo Tín Chỉ” cho trường Đại Học Bách Khoa Đà
Nẵng thông qua môi trường Internet. Hỗ trợ nhập điểm tối ưu nhất với chức năng so
khớp điểm giữa khoa và phòng đào tạo. Nhằm tránh những sai sót dẫn đến ảnh hưởng
đến sinh viên cũng như cán bộ đào tạo

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

1


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm


III. Phạm vi đề tài.
Qua thực tế và những kinh nghiệm thu thập được, việc quản lý của nhà trường khi
áp dụng mô hình đào tạo theo học cơ chế tín chỉ có thể được chia thành các phân hệ
như sau:
1.

Quản lý chương trình đào tạo

2.

Quản lý đăng ký học phần

3.

Quản lý điểm

4.

Quản lý học phần

5.

Quản lý nhân sự

6.

Quản lý phòng học

7.


Quản lý sinh viên

8.

Quản lý thời khóa biểu

Mặc dù được chia thành các phân hệ như trên, nhưng giữa chúng vẫn có những tác
động qua lại, kết quả của phân hệ này có thể là thông tin đầu vào cho một phân hệ
khác và ngược lại. Chẳng hạn như, phân hệ “Quản lý tài vụ” cần phải lấy thông tin từ
phân hệ “Đăng ký học phần” về số lượng học phần sinh viên đăng ký ở mỗi học kỳ,
hay phân hệ “Đăng ký học phần” lại cần những thông tin từ phân hệ “Quản lý điểm”
và ngược lại v..v…Vì vậy, khi xây dựng phân hệ “Đăng ký học phần” chúng ta cần
phải sử dụng thông tin, có thể là giả lập, được lấy từ những phân hệ khác.

IV. Nhiệm vụ thực hiện.
Để hoàn thành đồ án này, từ lúc bắt đầu đi tìm hiểu cho đến khi hình thành nên một
hệ thống thực tế hoàn chỉnh, cần thực hiện một số những nhiệm vụ sau:
 Tìm hiểu thực tế về công tác đào tạo ở trường từ các thầy cô giáo, từ những cán
bộ ở phòng đào tạo, từ sinh viên, từ những tài liệu liên quan v.v…, để có được
cái nhìn khái quát về hệ thống.
 Thu thập và hiệu chỉnh dữ liệu từ Phòng đào tạo cho phù hợp với hệ thống.
 Đặc tả chức năng hệ thống dưới dạng văn bản.
 Tìm hiểu về ngôn ngữ UML để nắm được các khái niệm cơ bản và những sơ đồ
trong mỗi hướng nhìn đối với một hệ thống.
 Kết thúc quá trình phân tích thiết kế bằng các sơ đồ UML về hệ thống, như sơ
đồ use-case, sơ đồ lớp, sơ đồ triển khai.
 Xây dựng hệ thống từ kết quả của quá trình phân tích thiết kế bằng công cụ
ASP.NET.
 Thử nghiệm hệ thống thông qua những use-case, thử nghiệm đơn vị thông qua

sơ đồ lớp và thử nghiệm tích hợp thông qua sơ đồ bố trí, sơ đồ cộng tác.

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

2


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

V.

Phương pháp triển khai.

Trong đồ án này, Tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Chia để trị: cụ thể là chia nhóm đối tượng người dùng, chia ứng dụng thành những
thư mục riêng để dễ quản lý.
Áp dụng mô hình ba lớp trong xây dựng hệ thống: bao gồm Presentation Layer,
Businesss Logic Layer và Data Access Layer; chúng sẽ giao tiếp với nhau thông qua
các dịch vụ mà mỗi lớp cung cấp, lớp này không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà
chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho nó và sử dụng nó mà thôi.

VI. Công cụ thực hiện.
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, phiên bản SQL 2005.
 Công cụ mô hình hóa Rational, phiên bản Enterprise 2003.
 Ngôn ngữ lập trình C# trên nền .Net Framework 3.5 thuộc bộ Visual Studio
2008.
 Công cụ hỗ trợ sinh mã CodeSmith Professional 5.0.1.4983.
 Công cụ hỗ trợ sinh mã Iron Speed Designer 5.0.1.

VII. Tóm tắt đồ án.

CHƯƠNG I: Tổng quan về đề tài
CHƯƠNG II: Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG III: Đặc tả chức năng hệ thống
CHƯƠNG IV: Xây dựng và triển khai chương trình
CHƯƠNG V: Kết luận

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

3


Xây dựng website hỗ trợ nhập điểm và so khớp điểm
CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I.
I.1.

Tìm hiểu Visual Studio.NET
Tìm hiểu .NET Framework

.NET Framework là phần chính của Visual Studio.NET, được phát triển từ đầu năm
1998. Nó được thiết kế hoàn toàn từ con số không để dùng cho Internet. Viễn tưởng
của Microsoft là xây dựng một hệ thống phân tán nhưng lại mang tính toàn cục, dùng
XML (chứa những cơ sở dữ liệu tí hon) làm chất keo để kết hợp chức năng của những
máy tính khác nhau trong cùng một tổ chức hay trên khắp thế giới. Những máy tính
này có thể là server, desktop, laptop đều có thể sử dụng cùng một phần mềm chạy trên
một môi trường duy nhất, độc lập với phần cứng và ngôn ngữ lập trình. Đó là .NET
Framework. Trong tương lai, Microsoft sẽ gắn .NET Framework như một thành phần

của MSWindows và sẽ được sử dụng trên các môi trường, các hệ điều hành khác, thậm
chí có thể ngay cả trên Unix.

Hình

1 : Thành Phần của .NET Framework

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

4


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

I.2.

Các ứng dụng Web

Một ứng dụng Web khác với ứng dụng truyền thống client/server ở nhiều điểm.
Trong ứng dụng client/server, client duy trì một kết nối với server, trong khi ứng dụng
đang được thực hiện. Client gởi và yêu cầu dữ liệu đến server và kiểm tra kết nối. Nếu
có kết nối thì server sẽ gởi trả dữ liệu đến client, nếu không client sẽ đưa ra một thông
báo lỗi cho người dùng.

Web
Server
IIS

Client
( browser )


Hình

Database

2 : Mô hình minh họa cho tiến trình

II. ASP.NET
II.1. Tóm tắt các đặc điểm mới của ASP.NET
Các đặc điểm mới nổi bật của ASP.NET hơn hẳn ASP có thể liệt kê như sau:
 Pages (trang ứng dụng): sử dụng các thành phần điều khiển có khả năng hoạt
động và tương tác với nhau ngay trên trình chủ web server.Đặc điểm này giảm
thiểu quá trình viết mã tương tác giữa các trang. Lập trình trong môi trường
ASP.NET tương tự như lập trình thiết kế trong VB Form và do đó các ứng dụng
ASP.NET còn gọi là web form
 HTML server side controls: Các thành phần điều khiển HTML có khả năng xử
lý ngay trên trình chủ dựa vào thuộc tính và phương thức tương tự cách hoạt
động của chúng phía trình khách. Những thành phần điều khiển này còn cho
phép kết hợp mã xử lý của trang ASP.NET với một sự kiện nào đó phát sinh
phía trình khách được xem như đang diễn ra trên trình chủ.
 Web Service: Các dịch vụ web. Trang ASP.NET của bạn có thể không cần hiển
thị kết xuất cho trình khách. Chúng hoạt động như những chương trình xử lý
yêu cầu ở hậu cảnh. Ví dụ như trang ASP.NET của bạn có thể là một lớp đối
tượng cung cấp phương thức trả về giá trị nào đó khi nhận được yêu cầu từ trình
khách

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

5



Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

 Cấu hình và phân phối: đơn giản và dễ dàng với các file cấu hình theo định
dạng văn bản XML. Các thành phần đối tượng không còn phải đăng ký với hệ
thống trước khi sử dụng nữa. Bạn chỉ cần copy các trang ASP.NET hay các đối
tượng lên máy chủ, chỉ ra vị trí của chúng và thế là chương trình cũng như dịch
vụ của bạn đã có thể sẵn sàng sử dụng
 Tự động quản lý trạng thái của đối tượng Session và Application: Bạn có thể
lưu nội dung của Session hay Application của một ứng dụng đặc thù nào đó
xuống các file trên đĩa để sử dụng lại

II.2. Các thành phần điều khiển trong ASP.NET
ASP.NET có tất cả 4 loại thành phần điều khiển cần phân biệt đó là:
 Điều khiển nội tại: Các điều khiển này sẽ tạo ra những phần tử theo kiểu
HTML phía trình khách. Bạn có thể dựa vào điều khiển nội tại để tạo ra các
phần tử HTML thông minh có khả năng quản lý trạng thái của chính nó hoặc
những phần tử chỉ thuần HTML không cần quản lý trạng thái
 Điều khiển danh sách: Thành phần điều khiển này cho phép bạn hiển thị mọi
loại dữ liệu kiểu danh sách. Ví dụ như bảng dữ liệu (table), khung nhìn (view),
liệt kê… Điều khiển danh sách còn cho phép bạn ràng buộc với các thành phần
dữ liệu trên server. Sử dụng List control bạn có thể hiển thị và sắp xếp dữ liệu
theo cách đơn giản và ít phải viết mã lệnh nhất
 Điều khiển đa năng: những điều khiển đa năng trên server sẽ sinh ra mã là tổ
hợp của nhiều phần từ HTML, đôi khi kèm theo mã điều khiển JavaScript để
chạy phía trình khách. Rich Control cung cấp cho bạn nhiều giao diện bắt mắt
và độc đáo. Ví dụ như đối tượng Calendar là một thành phần điều khiển đa
năng. Tùy theo trình duyệt phía máy khách mà mã HTML và JavaScript do rich
control sinh ra sẽ trở nên tương thích
 Điều khiển kiểm tra: Các điều khiển này thường không khả kiến. Chúng hoạt

động phía hậu cảnh ở cả hai phía trình khách và trình chủ. Mục đích của thành
phần điều khiển là cho phép kiểm tra khuôn dạng của dữ liệu nhập vào trước
khi trình khách gửi ngược dữ liệu về trình chủ hoặc trình chủ đưa dữ liệu trở về
trình khách
Tất cả những thành phần điều khiển này đều sinh ra mã HTML tương thích với hầu
hết với các trình duyệt. ASP.NET tuyệt đối không sử dụng các ActiveX hay Applet đặc
biệt để sinh mã cho trang tài liệu phía trình khách

II.3. ASP.NET cấu hình và phân phối ứng dụng
II.3.1.

File cấu hình của site – web.config

Trong phiên bản ASP cũ, file global.asa được dùng làm file cấu hình toàn cục và
thường được đặt trong thư mục gốc của ứng dụng Web. File global.asa được dùng khai
báo biến toàn cục, xử lý các tình huống, sự kiện phát sinh khi ứng dụng khởi động…
Mặc dù vậy, thông tin cấu hình cho toàn bộ site của trình chủ lại đặt trong file cấu hình
đặc biệt khác của IIS với định dạng dữ liệu chỉ có thể diễn dịch bởi trình chủ IIS mà
SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

6


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

thôi. Để cấu hình cho trình chủ IIS bạn không có cách nào khác ngoài việc sử dụng các
giao diện mà Windows cung cấp MMC hoặc các trang HTML quản trị cấu hình từ xa.
Trong ASP.NET, toàn bộ các thông tin cấu hình của site được đặt trong file
config.web. Đây là file thuần text định dạng theo XML, có thể dễ dàng đọc cũng như
soạn thảo. config.web đặt trong thư mục Program Files\COM20SDK. Nội dung của

config.web được dùng để cấu hình và thiết lập trạng thái cho mọi ứng dụng trong site
như, thay vì phải sử dụng các giao diện đồ họa của IIS bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp
config.web để đạt được cấu hình mong muốn. Bạn cũng có thể dễ dàng sao lưu cũng
như chép file cấu hình này qua máy khác sử dụng lại.
II.3.2.

File cấu hình cho ứng dụng global.asax

Ngoài file cấu hình config.web dùng cho toàn bộ ứng dụng trong site, ASP.NET còn
cung cấp cho bạn file cấu hình global.asax tương tự như file cấu hình global.asa của
các phiên bản ASP cũ.
Trong file global.asax bạn có thể thiết lập và cài đặt các phương thức xử lý sự kiện
như Application_OnStart, Application_End, Session_OnStart, Session_OnEnd.
global.asax cung cấp thêm các sự kiện phát sinh mà global.asa không có như
Application_BeginRequest, Security_OnAuthenticate… Với global.asax, bạn có thể
đặt các biến khởi tạo cho Session hay Application tương tự như global.asa.

II.4. Trạng thái của các biến Session và Application trong
ASP.NET
Biến Session và Application được dùng để lưu các biến dùng chung cho các trang
ASP. Biến Application có tác dụng và ảnh hưởng đến tất cả các trang trong site và suốt
quá trình hoạt động của ứng dụng. Biến Session chỉ có tác dụng trong một phiên làm
việc hay kết nối của người dùng vào web site của bạn. Trong ASP.NET biến
Application và Session được bổ sung thêm rất nhiều đặc tính mới
Khi bạn thay đổi nội dung file global.asax hoặc khi đối tượng Session sau cùng
trong ứng dụng bị hủy bỏ thì biến thuộc phạm vi Application cũng sẽ bị hủy bỏ theo.
Các biến khai báo thuộc phạm vi Session giờ đây có thể hoạt động độc lập với tiến
trình thực thi các trang ASP.NET. Biến Session được quản lý bởi một chương trình
dịch vụ riêng gọi là State Server. Bạn có thể lưu nội dung của biến Session vào cơ sở
dữ liệu để sử dụng lại trong phiên làm việc tiếp theo của người dùng. Khả năng này rất

hữu dụng và hầu như giải quyết được các vướng mắc thường gặp phải về quản lý trạng
thái. Ngay cả khi trình diễn dịch ASP.NET của bạn hoặc dịch vụ web bị dừng đột ngột
thì các biến Session vẫn bảo toàn trạng thái cho lần khởi động lại sau đó của ứng dụng.
Trong phiên bản ASP.NET lần này, Microsoft cho phép bạn sử dụng biến Session để
thay thế cookies. Với một vài thiết lập đặc biệt, bạn có thể đưa thông tin về mã số của
Session (SessionID) lên trực tiếp địa chỉ URL. Các thông tin về cookies do đó sẽ được
mã hóa truyền trực tiếp trên URL. Trình duyệt phía máy khách không còn phải bận
tâm đến vấn đề lưu cookies và loại bỏ những cookies không an toàn nữa.
SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

7


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

Cuối cùng, trình quản lý các biến trạng thái State Server Process có thể cho bạn xem
toàn bộ nội dung của các biến lưu giữ hiện hành. Điều này giúp cho việc lập trình và
gỡ lỗi diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn .

II.5. ADO.NET
II.5.1.

Kết nối dữ liệu trong ADO.NET

Mô hình client/server cần duy trì kết nối liên tục với cơ sở dữ liệu trong một thời
gian dài khi ứng dụng đang chạy. Việc duy trì một kết nối liên tục thì không thuận lợi
bởi vì các lý do sau:
 Hầu hết các cơ sở dữ liệu chỉ có thể duy trì một số lượng nhỏ các kết nối đồng
thời. Nếu số kết nối quá nhiều sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của ứng dụng.
 Việc tăng thêm kích cỡ của ứng dụng là rất khó, các ứng dụng sẽ không hoạt

động tốt khi số lượng kết nối nhiều hơn.
II.5.2.

Mô hình ADO.NET

ADO.NET có hai thành phần cơ bản:
 DataSets
 .NET Data Proviers
.NET Data Providers cho phép người sử dụng tạo ra một kết nối đến cơ sở dữ liệu
cái mà cho phép người sử dụng truy tìm dữ liệu trong datareader hay dataset. Dữ liệu
trong dataset được lưu trữ trong một đối tượng cơ sở dữ liệu. Người sử dụng có thể
chèn, cập nhật và xóa dữ liệu sử dụng đối tượng command.
.NET DATA PROVIDER

DATASET

DATATABLE

CONNECTION
COMMAND
DATAADAPTER
DATAREADER

DataRow
DataColumn
UniqueConstraint

DATABASE

Hình


3 : Mô hình ADO.NET

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

8


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

III. Microsoft SQL Server 2005
SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client
computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine
và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS.

III.1. Giới thiệu về SQL
SQL là viết tắt của Structured Query Language (ngôn ngữ hỏi có cấu trúc), là
công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các cơ sở
dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác
với cơ sở dữ liệu quan hệ.
Khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc dù đây là
mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là một
trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các
chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng baogồm:
 Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các cấu
trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu.
 Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các
thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.
 Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao

tác của gười sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu.
 Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở dữ
liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập nhật
cũng như các lỗi của hệ thống.
Như vậy, có thể nói rằng SQL là một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong
các hệthống cơ sở dữ liệu và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ quản trị
cơ sở dữ liệu.
Mặc dù SQL không phải là một ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java,... song
các câu lệnh mà SQL cung cấp có thể được nhúng vào trong các ngôn ngữ lập trình
nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu.
SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

9


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

Khác với các ngôn ngữ lập trình quen thuộc như C, C++, Java,... SQL là ngôn
ngữ có tính khai báo. Với SQL, người dùng chỉ cần mô tả các yêu cầu cần phải thực
hiện trên cơ sở dữ liệu mà không cần phải chỉ ra cách thức thực hiện các yêu cầu như
thế nào. Chính vì vậy, SQL là ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ sử dụng.

III.2. Vai trò của SQL
Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể tồn tại
độc lập. SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các
hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử
dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL có những vai trò như
sau:



SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông

qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu
và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu.


SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các

câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng
dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu.


SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở

dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều
khiển truy cập cơ sở dữ liệu,...


SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (client/server): Trong các hệ

thống cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các
trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu.


SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy

chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ để
tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.



SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu

phân tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng,
gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau.

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

10


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: Trong một hệ
thống mạng máy tính với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, SQL thường được
sử dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

IV. Mô hình ba lớp
Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như
không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức
năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị
chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ trong một công ty có nhiều phòng ban, mỗi
phòng ban sẽ chịu trách nhiệm về một công việc cụ thể, phòng này không được can
thiệp vào công việc nội bộ của phòng kia.

Hình

IV.1.

4 : Mô hình ba lớp


Presentation Layer

Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị
kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử
dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .Net thì bạn có thể dùng
Windows Forms, ASP.Net hay Mobile Forms để hiện thực lớp này.
Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User
Interface Process Components:
 UI Components: là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông
tin cho người dùng cuối. Trong ASP.Net thì những thành phần này có thể là các
TextBox, các Button, DataGrid v.v...

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

11


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

 UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình
chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn
hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một
Wizard

IV.2.

Business Logic Layer

Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp

Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có thể
sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 (3rd parties) để thực hiện công việc
của mình(ví dụ như sử dụng dịch vụ của các cổng thanh toán trực tuyến như VeriSign,
Paypal...).
Trong lớp này có các thành phần chính là Business Components, Business Entities
và Service Interface:
 Service Interface: là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớp
Presentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao
diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được hiện thực như
thế nào.
 Business Entities: là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà hệ
thống xử lý. Các business entities này cũng được dùng để trao đổi thông
tin giữa lớp Presentation và lớp Data Access.
 Business Components: là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ mà
Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc logic, các
qui tắc nghiệp vụ, sử dụng các dịch vụ bên ngoài khác để thực hiện các yêu cầu
của ứng dụng.

IV.3.

Data Access Layer

Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng
dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như
SQL Server, Oracle v.v... để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trong lớp này có các thành phần chính là Data Access Logic, Data Sources,
Servive Agents:
 Data Access Logic components:(DALC) là thành phần chính chịu trách nhiệm
lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu - Data Sources như
RDMBS, XML, File systems v.v... Trong .Net, các DALC này thường được

hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.Net để giao tiếp với các hệ cơ sở
dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping Frameworks để thực hiện việc ánh xạ
các đối tượng trong bộ nhớ thành dữ liệu lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
 Service Agents: là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ bên
ngoài một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại.

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

12


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

I.

Quy định đánh mã số
 Mã khoa , phòng ban
Ký hiệu: DD
Ý nghĩa: DD là số thứ tự của khoa trong trường.
 Mã ngành
Ký hiệu: DDNS

Ý nghĩa: DD là ký hiệu khoa; N là tên viết tắt của ngành trong khoa; S là mã chuyên
ngành.
 Mã học phần
Ký hiệu: DDMMMZ

Ý nghĩa: DD là mã khoa quản lý học phần; MMM là số thứ tự học phần trong khoa;
Z là đặc thù học phần, trong đó 0 - học phần chung dành cho nhiều khoa, 1 - học phần
chung cho nhiều ngành, 3 - học phần chuyên ngành.
 Mã lớp sinh hoạt
Ký hiệu: KKDDNSL
Ý nghĩa: KK là mã khóa học, lấy hai chữ số cuối của niên khóa. DDNS là mã
ngành; L là số thứ tự lớp trong một khoa của niên khóa đó.
Ví dụ: 0601T01 Lớp tin 1 khóa 06, thuộc ngành tin và công nghệ thông tin.
 Mã lớp học phần
Ký hiệu: KKADDMMMZYY
Ý nghĩa: KK là mã số khóa học có học phần theo đúng dự kiến chương trình. A là
mã số nhóm có thể là 1, 2, 3 trong một ngành. DDMMMZ. Là mã số môn học. YY là
năm tổ chức môn học lấy hai số cuối.
 Mã sinh viên
Ký hiệu: KKDDNSLAAA
Ý nghĩa: KKDDNSL là mã lớp sinh hoạt , AAA là mã số thứ tự trong lớp của sinh
viên.
SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

13


Xây dựng website hỗ trợ nhập và so khớp điểm

II. Chức năng các nhóm người dùng tham gia hệ thống
Dựa vào mô hình và sự tìm hiểu dưới trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng để đưa
các các tác nhân tác động tới hệ thống như sau:

II.1.


Sinh viên.
1. Đăng nhập - Đăng xuất.
2. Xem và sửa thông tin cá nhân của sinh viên.
3. Đăng ký học phần, hủy học phần đã đăng ký.
4. Xem lịch thi.
5. Xem thời khóa biểu.
6. Xem điểm thi.
7. Xem hướng dẫn đăng ký học phần.
8. Thay đổi Password.

II.2.

Giảng viên.
1. Đăng nhập - Đăng xuất.
2. Xem và sửa thông tin cá nhân giảng viên.
3. Xem danh sách sinh viên (Lớp giảng dạy & Lớp chủ nhiệm).
4. Xem lịch dạy.
5. Thay đổi Password.

II.3.

Giáo vụ khoa.
1. Đăng nhập - Đăng xuất.
2. Nhập điểm cho sinh viên trước khi nộp bảng điểm lên phòng đào tạo
3. Xem các báo cáo thống kê.
4. Xem danh sách sinh viên theo ngành (Lớp sinh hoạt & Lớp học phần)..
5. Xem và sửa thông tin cá nhân.
6. Thay đổi Password.

II.4.


Cán bộ đào tạo.
1. Đăng nhập - Đăng xuất.
2. Quản lý sinh viên
3. Quản lý giảng viên
4. Quản lý lớp sinh hoạt

SVTH : Nguyễn Quý Canh-Lớp 06T2

14


×