Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.61 KB, 19 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa như ngày này, thì hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Và thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu ở nước ta đã và đang từng bước phát triển không ngừng. Các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng ngày càng phát
triển, mở rộng cả về quy mô lẫn tầm vóc. Điều đó đã góp phần đẩy mạnh nền
kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và
trên thế giới.
Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì khâu làm thủ tục hải
quan là một rất khâu quan trọng và tương đối phức tạp. Nó đòi hỏi các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải sở hữu cho mình một đội
ngũ nhân viên làm về thủ tục hải quan nhiều kinh nghiệm, lành nghề, nắm vững
nghiệp vụ, am tường về pháp luật… Vì thế các doanh nghiệp muốn hoàn thành
tốt và nhanh chóng một quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp
cần phải thực hiện tốt khâu thủ tục hải quan. Đặc biệt hơn nữa, trong những năm
gần đây Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Hải quan Việt Nam đã chủ trương thực
hiện chính sách cải cách, nâng cao, hiện đại hóa ngành Hải quan để từng bước
cải thiện thủ tục hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của Hải quan hiện
đại trong khu vực và trên thế giới. Bằng cách đưa thủ tục hải quan điện tử vào
thay thế cho thủ tục hải quan thủ công.
Tham gia thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan sẽ sử dụng máy tính của
mình để tạo thông tin khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng
chuẩn quy định cho từng chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử và thông qua
phương tiện điện tử truyền số liệu khai hải quan đến cơ quan hải quan. Hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin khai hải quan điện
tử, kiểm tra, phản hồi thông tin hướng dẫn người khai hải quan thực hiện theo
quy trình thủ tục hải quan hải quan điện tử.




So với thủ tục hải quan thủ công, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp như:
giảm thiểu số lượng giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình; thời gian thông quan hàng
hóa trung bình được rút ngắn, giảm chi phí không cần thiết cho việc đi lại; giảm
tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và người khai hải quan từ đó hạn chế
sự gây phiền hà, sách nhiễu; giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa theo chủ quan
của công chức hải quan; lệ phí hải quan được thu, nộp định kỳ hàng tháng
và những quy định về thủ tục hải quan được minh bạch hóa.
Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích mà thủ tục hải quan điện tử đem lại đòi
hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao tính tuân thủ pháp luật hải quan hơn, đề cao
tính tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về nộp thuế và các khoản thu khác đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu... vì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải
quan sẽ tự động từ chối tiếp nhận khai hải quan điện tử, nếu doanh nghiệp không
chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Hiểu được tầm quan trọng đó của những điều trên, nhóm chúng em quyết định
thực hiện đề tài “Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
kinh doanh” để làm báo cáo, và có cái nhìn sâu rộng hơn về cơ sở pháp lý cũng
như trình tự thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với từng loại hình kinh doanh
ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
Do thời gian tìm hiểu có hạn, cùng với những kiến thức còn hạn chế, nhất là
kinh nghiệm đánh giá thực tế chưa sâu sắc. Vì vậy trong bài tiểu luận không
tránh khỏi có những sai sót, kính mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để
chúng em có thể hoàn thiện hơn trong những chuyên đề sau.
 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh tại công ty TNHH
DLH (Việt Nam).
Quy trình thủ hải quan đối với hàng xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Nam
Việt.

 Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát, tìm hiểu thực tế về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và từ đó rút
ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân.


So sánh, phân tích, đánh giá những kiến thức về lý thuyết với kiến thức về thực
tiễn, cũng như phương pháp thực hiện phương châm học đi đôi với hành.
Tìm hiểu thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu kinh
doanh tại công ty và từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm
giúp hoàn thiện hơn quy trình thực hiện công tác thủ tục hải quan tại công ty.
 Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thống kê
• Phương pháp phân tích
• Phương pháp tổng hợp
• Phương pháp so sánh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan về công ty xuất khẩu

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (NAVICO)
Tên tiếng Anh: NAM VIET CORPORATION
Mã số thuế: 1600168736
Địa chỉ: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quí, TP Long Xuyên, An Giang.
Điện thoại: +84 763 834065
Fax: +84 763 834054
Email: ;
Website: www.navicorp.com.vn; www.navifishco.com
Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt

được thành lập vào năm 1993 với vồn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, ngành nghề
xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Đến năm 2000, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh
vực chế biến thủy sản, chuyên chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh. Trong
khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2004, Nam Việt đã đầu tư thêm hai nhà máy sản
xuất thuỷ sản đông lạnh là Nhà máy Nam Việt (được đổi tên từ Xí nghiệp đông lạnh thuỷ
sản Mỹ Quý) và Nhà máy Thái Bình Dương với tổng cộng suất chế biến trung bình của
Công ty là 500 tấn cá/ngày.
Ra đời và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao hàng năm, để tiếp tục phát triển với
quy mô lớn hơn, nhanh hơn; năm 2006 Nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ
Phần với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng.


Ngày 18/4/2007, Nam Việt đã phát hành ra công chúng 6 triệu cổ phiếu để tăng
vốn điều lệ lên 660 tỷ đồng.
Là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2013, 2014.
Tổng quan về công ty nhập khẩu

1.2.

Công ty TNHH DLH (Việt Nam) được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0311960348 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
05/09/2012. Công ty đi vào hoạt động từ ngày 20/09/2012. Kể từ ngày 22/09/2015 công
ty đã đổi tên thành Công ty TNHH Jaf Global Việt Nam.

Tên công ty: Công ty TNHH Jaf Global Việt Nam
Tên giao dịch: JAF VN
Mã số thuế: 0311960348
Văn phòng đại diện: Lầu 9, Melody Tower, 422-424 Ung Văn Khiêm, Phường 25,
Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 35127913
Fax: (08) 35129012
Website: />Email:
Ngành nghề kinh doanh:





Gỗ sấy
Khai thác và chế biến gỗ
Xuất nhập khẩu gỗ
Gỗ nguyên liệu

Loại hình kinh tế: doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN


2.1.

Quy trình thực hiện chung
DOANH NGHIỆP

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu

cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan
Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai
hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng
hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì

chuyển sang bước 4.
• Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất
trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được
chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải
quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.


Bước 3: Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan
hải quan kiểm tra
Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.
Nguyên tắc phân luồng
1- Cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan

điện tử (luồng Xanh) đối với các trường hợp sau:
- Đối với hàng xuất khẩu nếu có đủ một trong các điều kiện sau:
• Hàng hóa xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu);
• Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp văn bản cho phép cho
cơ quan Hải quan
- Hàng hóa của các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải
quan nếu có đủ 2 điều kiện sau:


Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2- Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa
(luồng Vàng) đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa thuộc danh mục cấm XNK, danh mục hàng hóa XNK có điều
kiện, hàng hóa phải giám định phân tích phân loại nhưng chưa nộp văn bản
cho phép cho cơ quan Hải quan;

- Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngày;
- Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh nhưng phát hiện có nghi vấn về
hồ sơ hải quan
3- Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa
trước khi thông quan hàng hóa (Luồng Đỏ) đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về
hải quan;
- Hàng hóa không thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng trên đây,
căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thông tin quản lý rủi ro từ cơ sở dữ
liệu, từ trinh sát hải quan, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các
nước mà xác định có khả năng vi phạm pháp luật về hải quan phải kiểm tra
thực tế;
4- Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng nhưng phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
điện tử ra quyết định chuyển luồng thích hợp
5- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tiêu chí phân luồng cấp toàn
Ngành, Cục trưởng Cục Hải quan nơi có Chi cục Hải quan điện tử quyết định
tiêu chí phân luồng trên địa bàn quản lý của đơn vị
2.2.
Quy trình thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu kinh doanh


Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan:
• Tờ khai hải quan điện tử: 02 bản chính
• Hóa đơn thương mại: 01 bản chính
• Bảng kê khai chi tiết hàng hóa: 01 bản chính
• Hợp đồng mua bán: 01 bản sao y
2.2.1 Lập tờ khai hải quan điện tử và truyền dữ liệu:

Doanh nghiệp mở phần mềm Ecus5 Vnaccs → đăng nhập vào hệ thống → chọn

mục tờ khai xuất nhập khẩu → chọn đăng ký tờ khai xuất khẩu → tờ khai hải quan điện
tử xuất hiện.


Doanh nghiệp tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết như: người xuất
khẩu, người nhập khẩu, hợp đồng, hóa đơn thương mại, tên hàng, điều kiện giao hàng…
vào tờ khai hải quan điện tử tại bất cứ nơi nào có máy tính kết nối với mạng internet
Cụ thể như theo hợp đồng NV13031-GAS/002 ta nhập dữ liệu như sau:
• Người xuất khẩu: Công ty cổ phần Nam Việt












19D, Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Qúy, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Mã số thuế: 1600168736
Người nhập khẩu: GRUPO ALMOST S.A DE C.V
INDUSTRY NUM, 10 AZCAPOTZALCO, MEXICO D F C P 02000
Loại hình kinh doanh: XKD01
Xuất Kinh Doanh
Hợp đồng số: NV13031-GAS/002
ngày 15/01/2014
Hóa đơn thương mại số: 0001607

ngày 22/03/2014
Cửa khẩu xuất hàng: Cảng VICT
Nước nhập khẩu: MX
Mexico
Điều kiện giao hàng: CFR
Phương thức thanh toán: L/C
Đồng tiền thanh toán: USD
Tỷ giá tính thuế: 21.036












Mô tả hàng hóa: Cá basa phi lê đông lạnh sản xuất tại Việt Nam (Pangasius
Hypophthalmus in Vietnam)
Mã số hàng hóa: 03027210
Xuất xứ: Việt Nam
Lượng hàng: 24.000
Đơn vị tính: KG
Đơn giá nguyên tệ: 2,25
Trị giá nguyên tệ: 54.000
Phí vận chuyển: 4.200
Tổng số container: Cont40:1

Tổng số kiện: 1.200 cartons


Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, dữ liệu yêu cầu trên tờ khai hải quan điện tử.
Doanh nghiệp tiến hành truyền tờ khai đến Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục hải quan
xuất đi. Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục xuất đi của hợp đồng NV13031-GAS/002 là
Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV3/VICT.
2.2.2

Tiếp nhận thông tin phản hồi

Sau khi doanh nghiệp truyền tờ khai lên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn
KV3/VICT, thì dữ liệu sẽ tự động xử lý thông tin thông qua mạng internet và phản hồi lại
cho doanh nghiệp số tiếp nhận (số tham chiếu). Như theo hợp đồng NV13031-GAS/002
ta nhận được thông tin phản hồi như sau:
• Số tham chiếu: 421962

ngày, giờ gửi: 15/3/2014

09:54:24

Sau khi nhân viên hải quan tiếp nhận được dữ liệu của doanh nghiệp thì sẽ phản
hồi lại cho doanh nghiệp số tờ khai, kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải
quan. Theo như hợp đồng NV13031-GAS/002 này doanh nghiệp nhận được phản hồi như
sau:
• Số tờ khai: 33120

ngày, giờ đăng ký: 15/03/2014

09:54:24


Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục Hải quan: Luồng xanh


Chấp nhận thông quan

Chấp nhận thông quan trên cơ sở khai báo của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp lệ
phí trước khi thông quan).
Doanh nghiệp in 02 bản tờ khai hải quan điện tử và bộ chứng từ như Hợp đồng,
Hóa đơn, Bảng kê khai chi tiết rồi đem cho lãnh đạo ký tên và đóng dấu.
Vì lô hàng này là luồng xanh nên doanh nghiệp chỉ nộp 02 bản chính tờ khai hải
quan điện tử cho bộ phận đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng
Sài Gòn.
Nhân viên hải quan khi tiếp nhận sẽ kiểm tra nội dung, tính hợp lệ của tờ khai. Sau
khi kiểm tra xong cán bộ đăng ký tờ khai sẽ chuyển tờ khai hải quan điện tử đã có dấu
“thông quan” ở Ô số 30 của 02 tờ khai hải quan điện tử qua bộ phận Trả tờ khai.
2.2.3

Nộp lệ phí và tách tờ khai

Doanh nghiệp liên hệ bộ phận trả tờ khai để đóng lệ phí. Sau khi doanh nghiệp đã
hoàn tất việc đóng lệ phí thì nhân viên hải quan sẽ trả lại cho doanh nghiệp 1 bản chính tờ
khai hải quan (bản lưu doanh nghiệp).
2.2.4

Thanh lý tờ khai và vào sổ tàu


Doanh nghiệp ghi số lượng kiện 1.200 cartons, trọng lượng tịnh 24.000 kgs, trọng
lượng cả bì 26.400 kgs (20kgs/PE/Carton) vào Ô ghi chép khác của tờ khai sau đó photo

1 bản tờ khai hải quan và đem nộp cho cán bộ Hải quan giám sát của Cảng. Ở đây nhân
viên hải quan sẽ kiểm tra xem container đã vào cảng chưa. Nếu container đã vào cảng rồi
thì hải quan sẽ đóng dấu vào Ô 31 của tờ khai hải quan điện tử bản chính (hàng đã qua
khu vực giám sát) và trả lại cho doanh nghiệp bản chính tờ khai hải quan điện tử, nhân
viên hải quan giữ lại tờ khai photo.
Doanh nghiệp tiếp tục nộp tờ khai hải quan điện tử vào bộ phận sổ tàu của cảng.
Nhân viên vào sổ tàu sẽ nhập thông tin của tờ khai (tên công ty, số tờ khai, tên tàu,
số chuyến, số container) và in ra 02 bản “phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan cho
doanh nghiệp”. Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra phiếu xác nhận đăng ký tờ khai về tên
tàu, số container, số seal… xem có đúng với các thông tin trên tờ khai không. Nếu đúng
thì ký tên vào tờ phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan và trả lại 01 bản. Nếu sai thì
yêu cầu họ chỉnh sửa thông tin lại. Như theo phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan số
33120 ta biết được những thông tin sau:
Tàu vận chuyển hàng hóa CHANA BHUM chuyến số 477 và 1 container ký mã
hiệu sau đây sẽ được đưa lên tàu: TRIU8508270
Đây là bước nghiệp vụ quan trọng vì nếu thanh lý chậm hàng sẽ không được xếp
lên tàu, công ty sẽ chịu mọi chi phí cho việc lưu container, lưu bãi và các chi phí khác.
2.2.5

Thực xuất tờ khai

Sau khi tàu đã rời bến và đã có Bill of Lading thì doanh nghiệp tiến hành thực xuất
tờ khai.
Bộ hồ sơ thực xuất bao gồm:
• Tờ khai hải quan điện tử bản lưu doanh nghiệp: 01 bản chính và 01 bản

photo.
• Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading): 01 bản sao.
• Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai: 01 bản chính.
Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ thực xuất cho nhân viên hải quan tại bộ phận thực

xuất tờ khai của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn.
Nhân viên hải quan tiến hành kiểm tra và đóng dấu vào tờ khai. Sau đó trả lại cho
doanh nghiệp các giấy tờ sau:
• Tờ khai hải quan điện tử: 01 bản chính đã được đóng dấu xác nhận.
• Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan: 01 bản chính

Nhân viên hải quan lưu giữ lại các giấy tờ sau:


• Tờ khai hải quan điện tử: 01 bản photo
• Vận đơn đường biển: 01 bản sao

Doanh nghiệp lấy các giấy tờ nhân viên hải quan vừa mới trả lại ở trên đem về
công ty lưu giữ. Đến đây là đã hoàn tất quá trình thủ tục.
Quy trình thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu kinh doanh

2.3.

Bộ hồ sơ Hải quan gồm có:
Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Lệnh hình thức (do cán bộ Hải quan in ra sau khi đã có số tờ khai)
Tờ khai trị giá tính thuế (2 bản chính), 1 phụ lục trị giá tính thuế (nếu có)
Giấy giới thiệu
Hợp đồng thương mại (1 bản sao)
Vận tải đơn (1 bản sao)
Hóa đơn thương mại (1 bản chính, 1 bản sao)
Phiếu đóng gói (1 bản chính, 1 bản sao)
C/O
Bản sao hóa đơn tiền cước
Bản sao hóa đơn bảo hiểm

Những chứng từ khác nếu cần
Nếu doanh nghiệp lần đầu tiên làm thủ tục Hải quan thì cần phải có thêm
giấy phép đăng ký kinh doanh (01 bản sao) và giấy chứng nhận đăng ký mã
số thuế (01 bản sao). Lô hàng này Công ty TNHH DLH (Việt Nam) đã
nhập nhiều nên không cần phải có các giấy này.
2.3.1 Mở tờ khai Hải quan














Sử dụng phần mềm ECUS5 (VNACCS) để khai hải quan điện tử tại doanh nghiệp.


Doanh nghiệp mở phần mềm Ecus5 Vnaccs → đăng nhập vào hệ thống → chọn
mục tờ khai xuất nhập khẩu → chọn đăng ký tờ khai nhập khẩu → tờ khai hải quan điện
tử xuất hiện.
Doanh nghiệp tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết như: người xuất
khẩu, người nhập khẩu, hợp đồng, hóa đơn thương mại, tên hàng, điều kiện giao hàng…
vào tờ khai hải quan điện tử tại bất cứ nơi nào có máy tính kết nối với mạng internet.
Cụ thể như theo bộ chứng từ ta nhập dữ liệu như sau:

• Người xuất khẩu: DALHOFF LARSEN & HORNEMAN A/S

Skagensgade 66 2630 Taastrup, Denmark
• Người nhập khẩu: Công ty TNHH DLH (Việt Nam)
422-424, Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
• Mã số thuế: 0311960348
• Loại hình kinh doanh: NK05
Nhập Đầu Tư Kinh Doanh







Hóa đơn thương mại số: 170092
ngày 02/08/2013
Hợp đồng số: 8101193
ngày 02/08/2013
Vận tải đơn số: HJSCATL313798400
ngày 06/08/2013
Cảng xếp hàng: WILMINGTON
Cảng dỡ hàng: C048 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

• Phương tiện vận tải: Đường biển

Tên, số hiệu: VENICE BRIDGE 0065W
Ngày đến: 07/09/2013









Nước xuất khẩu: US
Điều kiện giao hàng: CIF
Phương thức thanh toán: TT
Đồng tiền thanh toán: USD
Tỷ giá tính thuế: 21.036

United States of America

• Mô tả hàng hóa: Gỗ Sồi Trắng xẻ sấy, Dày 5/4” (31,8 mm), Loại 2. Tên








khoa học: Quercus alba
Mã số hàng hóa: 44079190
Xuất xứ: US
Lượng hàng: 57,37
Đơn vị tính: M3
Đơn giá nguyên tệ: 494
Trị giá nguyên tệ: 28.340,78

Tổng số container: Cont40: 2
Số lượng kiện

Trọng lượng

HJCU1354383/14168
10
GW: 22.968KG/NW 22.968KG
GVCU5066040/14175
11
GW: 23.357KG/NW 23.357KG
• Tổng số kiện: 21
• Tổng trọng lượng: GW: 46.325KG/NW 46.325 KG


Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, dữ liệu yêu cầu trên tờ khai hải quan điện tử.
Doanh nghiệp tiến hành truyền tờ khai đến Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục hải quan.
Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục nhập khẩu, là Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
TP Hồ Chí Minh.
2.3.2

Tiếp nhân thông tin phản hồi

Sau khi doanh nghiệp truyền tờ khai lên Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư TP
Hồ Chí Minh, thì dữ liệu sẽ tự động xử lý thông tin thông qua mạng internet và phản hồi
lại cho doanh nghiệp số tiếp nhận (số tham chiếu). Ta nhận được thông tin phản hồi như
sau:
• Số tham chiếu: 1685301

ngày, giờ gửi: 09/09/2013 08:25:00


Sau khi nhân viên hải quan tiếp nhận được dữ liệu của doanh nghiệp thì sẽ phản
hồi lại cho doanh nghiệp số tờ khai, kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải
quan. Theo như bộ chứng từ này doanh nghiệp nhận được phản hồi như sau:
• Số tờ khai: 82756

ngày, giờ đăng ký: 09/09/2013

08:25:00

Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục Hải quan: Luồng vàng


Đề nghị doanh nghiệp mang hồ sơ giấy lên kiểm tra chi tiết tại đơn

vị hải quan
Sau khi hoàn thành tiếp nhận và đăng ký hồ sơ, công chức Hải quan sẽ chuyển hồ
sơ sang bộ phận tính thuế. Ở Hải quan cảng thì bên cạnh một công chức Hải quan tiếp


nhận hồ sơ sẽ có một công chức tính thuế ngồi cạnh bên và làm việc trực tiếp với bộ hồ
sơ đó.
Sau khi hoàn tất khai điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập, in bộ tờ
khai ra.
2.3.3

Bước 4: Phân luồng

Vì lô hàng này là luồng vàng nên lãnh đạo Chi cục chuyển hồ sơ cho công chức để
kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế. Công việc của cán bộ công chức hải quan thực hieenk

bước này gồm:
• Kiểm tra chi tiết hồ sơ
• Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế và tham vấn

giá (nếu có) theo quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì:
• Ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục

hải quan” trên Tờ khai hải quan (Ô 36)
• Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lê phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ hải
quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan
Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh,
có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Chi
cục xem xét quyết định:
• Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng
• Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa
• Tham vấn giá
• Trưng cầu giám định hàng hóa
• Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải quan
2.3.4 Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai

cho người khai hải quan
Cán bộ hải quan thực hiện bước này cần thực hiện những công việc như sau:
• Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của Ngân hàng/Tổ chức tín dụng về số

thuế phải nốp đối với hàng phải nộp thuế ngay
• Thu lệ phí hải quan
• Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”
• Vào sổ theo dõi và trả Tờ khai hải quan cho người khai hải quan

• Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập theo mẫu Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ
sơ hải quan ban hành kèm theo quy trình này
2.3.5 Phúc tập hồ sơ


• Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quan
• Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ Tổng cục Hải quan ban hành.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.

-

-

Đánh giá thủ tục hải quan hiện nay
Thời gian làm thủ tục hải quan xuất khẩu ở Việt Nam là 4 ngày cao gấp 2 lần so
với bình quân khu vực, là một trong 2 nước có thời gian lâu nhất trong khu vực.
còn thời gian làm thủ tục hải quan cho nhập khẩu là 4 ngày so với bình quân khu
vực là 3 ngày. Thời gian chuẩn bị tài liệu cho xuất, nhập khẩu là 12 ngày, lâu hơn
1 ngày so với bình quân khu vực. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn phải làm tới
13 tài liệu thủ tục, coa hơn nhiều so với Singapore là 6 tài liệu và Malaysia là 8 tài
liệu
Theo báo cáo môi trường kinh foanh năm 2014 của Ngân hàng Thế giới, mức độ
thuận lợi về hải quan của Việt Nam đã được cải thiện và xếp thứ 65 trên thế giới,
tăng một bậc so với báo cáo năm trước và đứng thứ 7 trong khu vực ASEAN +
Trung Quốc
• Ưu điểm
Đối với doanh nghiệp

• Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và
nhân lực cho doanh nghiệp do chỉ cần khai thông tin của tờ khai điện tử và
gửi đến cơ quan hải quan, không phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để
làm thủ rục đăng ký. Nếu hàng hóa thuộc luồng xanh thì doanh nghiệp chỉ
cần hoàn thành thủ tục qua mạng và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đối với hàng hóa luồng vàng và đỏ thì thủ tục cũng không quá phức tạp
• Các quy định, chính sách liên quan được công bố trên website Hỉa quan.
Việc này giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động xuất nhập
khẩu của mình.

Đối với những doanh nghiệp là thương nhân ưu tiên đặc biệt còn được
hưởng những lợi ích như được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng
hàng; được kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa tại trụ sở của
thương nhân ưu tiên đặc biệt; được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong
thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần
Đối với ngành hải quan
• Quy trình thủ tục hải quan điện tử đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù hợp
với chuẩn mực quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm thời
gian thông quan, chi phí và thủ tục hành chính, giấy tờ cho doanh nghiệp,


đồng thời tăng sức cạnh tranh và tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng,
thống nhất và hấp dẫn
• Thủ tục hải quan điện tử giúp nâng cao chất lượng cán bộ hải quan với tình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và tinh thần phục vụ doanh nghiệp văn
minh, lịch sự, có kỷ cương, kỷ luật và trung thực
Tuy nhiên bên cạnh đó, thủ tục hải quan điện tử của nước ta vẫn còn không ít
khó khăn.
Khó khăn
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin viễn thông của nước ta hiện nay vẫn

còn nhiều hạn chế. Điều này góp phần dẫn đến hệ thống xử lý thông quan điện tử
còn chậm. Bên cạnh đó, hệ thống đường truyền luôn báo lỗi, tỷ lệ các tờ khai phân
luông vàng, luồng đỏ còn rất cao, các phần mềm vừa chạy, vừa xây dựng nên vẫn
còn trục trặc.
Khung pháp lý về thủ tục hải quan điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung
vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện cũng gây những vướng mắc không nhỏ cho
việc triển khai thủ tục hải quan điện tử
Nguồn nhân lực phục vụ triển khai thủ tục hải quan điện tử vẫn còn chưa đáp ứng
được đối với nước ta
Việc làm đại trà thủ tục hải quan điện tử vẫn còn nhiều bất cập do có một số lượng
lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn nghèo nàn về cơ sở vật chất và trang thiết bị để tiến
hành khai hải quan điện tử


-

-

-

Dù vậy, trong điều kiện như hiện nay, khi ta đã chính thức gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới WTO thì cơ hội mở ra cho chúng ta cũng không phải là ít. Một vài cơ hội
mà ta hiện có để có thể hoàn thiện hơn về quy trình thủ tục hải quan điện tử như sau.
Cơ hội
Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có mạng internet nên việc truyền tải thông
tin về hải quan đến các doanh nghiệp dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí; trao đổi
thông tin với hải quan các nước cũng thuận tiện hơn
Hệ thống xử lý tự động hiện đại sẽ giúp cơ quan Hải quan hoạt động minh bạch,
hiệu quả, đánh giá rủi ro tốt hơn và tăng cường chống tham nhũng
Gia nhập WTP, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực từ

những nước phát triển là thành viên của WTO. Do đó, tiếp cận được công nghệ
hiện đại giúp hải quan điện tử phát triển nhanh hơn, đi từ thí điểm tới đại trà trong
thời gian ngắn

-

-

Bên cạnh việc tận dụng những cơ hội do thương mại điện tử mang lại, trong thời gian
tới, Hải quan điện tử phải đối phó với nhiều thách thức:


Thách thức


-

-

-

3.2.

Phải biết tận dụng được triệt để lợi ích của công nghệ thông tin mang lại cho
ngành, nâng cao năng lực cán bộ, công chức
Hoạt động trong một môi trường mở và mang tính toàn cầu, đòi hỏi Hải quan phải
đáp ứng các yêu cầu: Các quy trình thủ tục hải quan phải hài hòa, đưa ra các quy
định về giao dịch điện tử, như chữ ký điện tử và văn bản điện tử; các yêu cầu
chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu
Hải quan phải cung cấp dịch vụ trực tuyến toàn diện, thúc đẩy các doanh nghiệp

đều tham gia và tuân thủ. Muốn làm được điều đó, ngành hải quan phải đưa các
luật lệ, quy định liên quan và chỉ dẫn trực tuyến về vấn đề hải quan cũng như
những kiến thức trao đổi trên trang Web Hải quan để hỗ trợ cho doanh nghiệp
Đòi hỏi từ phía các doanh nghiệp đối với ngành Hải quan trong việc giảm thời
gian thông quan ngày càng lớn do sự tăng trưởng của vận tải hàng không
Hải quan cũng cần cảnh giác cao hơn với các loại tội phạm do thương mại điện tử
mang lại và các biện pháp để đối phó với các loại tội phạm này. Việc phát triển
công nghệ mới đòi hỏi phải xây dựng hệ thống pháp luật để đối phó với các hành
vi vi phạm ngày càng tăng, đồng thời đáp ứng các thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau để xử
lý giao dịch thương mại điện tử và cải thiện nội dung đào tạo nhằm kiểm soát các
loại tội phạm liên quan đến máy tính và nhân viên thực thi pháp luật
Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện thủ tục hải quan
• Một số giải pháp cấp công ty
• Xây dựng bộ phận nhân viên làm thủ tục hải quan thông hiểu và nắm bắt rõ
luật lệ trong nước cũng như quốc tế sẽ là một thế mạnh của công ty để thực
hiện đúng quy định, tránh để sai sót do không nắm được đầy đủ văn bản
mới
• Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ: Ban giám đốc cần thường xuyên xây dựng
các chương trình đào tạo chuẩn và gửi cho nhân viên tham gia các khóa đào
tạo bên ngoài nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên các bộ phận.
• Nâng cao cơ sở hạ tầng như thay mới hoặc nâng cấp các máy móc, thiết bị
phục vụ công tác khai báo thủ tục hải quan đã quá cũ kỹ, nhằm đẩy nhanh
tiến độ khai báo, xử lý thông tin và các thủ tục có liên quan đến việc giải
phóng hàng, giúp cắt giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, gia tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp
• Tích cực đóng góp ý kiến cũng như các giải pháp cho các cơ quan ban
ngành, cũng như với Chính phủ, cục Hải quan hoàn thiện hơn việc triển
khai Hải quan điện tử để có thể tận dụng được những tiện ích của chương
trình.
• Phối hợp với cơ quan Hải quan hoàn thiện việc khai báo Hải quan điện tử,

làm theo quy trình đã định sẵn, lưu giữ chứng từ hải quan (dạng điện tử,
dạng văn bản) theo thời gian quy điịnh của Hải quan, xuất trình chứng từ,
giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.
• Nhóm giải pháp về hạ tầng và công nghệ thông tin:













Ngành hải quan cần tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan
để chuẩn hóa, mã hóa và xây dựng cơ chế cập nhật các danh mục hàng hóa
xuất nhập khẩu có điều kiện, các danh mục quản lý chuyên ngàng
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo cán bộ, tích hợp hệ thống các ứng
dụng công nghệ thông tin đã phát triển thành một hệ thống thống nhất đa
dạng, hoạt động ổn định trên diện rộng. Lựa chọn những nghiệp vụ hải
quan, địa bàn triển khai phù hợp để thí điểm sao cho có hiệu quả nhất.
Đẩy mạnh cơ chế hải quan một cửa
Mạng kết nối giữa các Chi cục Hải quan và kho bạc Nhà nước cần nâng cấp
và thống nhất hơn nữa để tránh trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế, phạt
ở kho bạc nhưng Chi cục Hải quan không cập nhật được dẫn đến nhữn lần
mở tờ khai sau đó đều bị cưỡng chế thuế. Nếu nhân viên giao nhận không
mang theo biên lai thuế thì sẽ không được phong tỏa được nợ thuế, dẫn đến

mất thời gian cho doanh nghiệp
Hạ tầng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ còn hạn chế, vẫn còn xảy
ra gián đoạn do sự cố đường truyền. Hệ thống an ninh an toàn mạng còn
thiếu thiết bị bảo vệ thông tin giữa hải qua và doanh nghiệp qua đường
truyền Internet; phần mềm thủ tục hải quan điện tử trong quá trình vận hành
còn phát sinh lỗi, chậm được khắc phục. Đề nghị Tổng cục Hải quan sớm
cấp các thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo an ninh an toàn mạng, cơ sở
dữ liệu và nâng cấp phần mềm thông quan điện tử
Nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến trình
làm mới và nâng cấp lại các cơ sở hạ tầng giao thông tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động giao nhận nói chung và việc thực hiện thủ tục hải
quan điện tử nói riêng thực hiện nhanh chóng hơn. Ngành giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu muốn phát triển cần có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện
đại. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc tăng cường thu hút vốn
đầu tư nước ngoài thì mới có thể tận dụng được nguồn vốn cùng công nghệ
hiện đại, nhờ đó nhanh chóng thay đổi bộ mặt của ngành. Tại Cảng Cát Lái,
với sự hỗ trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản), từ khi có hệ thống máy soi
container vào cuối năm 2010, thời gian giải phóng hàng hóa được rút gọn
rút gọn rất nhiều, giảm thiểu thời gian, tiền bạc cho cả doanh nghiệp và cán
bộ hải quan.



×