Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh tnt tại chi cục hải quan bắc hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.59 KB, 46 trang )

Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
MỤC LỤC
14.615 31
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
1
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
LỜI MỞ ĐẦU
Hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại
và thị trường quốc tế. Ngày nay, vai trò của Hải quan đã được mở rộng
sang cả vấn đề an ninh, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia, tạo thuận lợi
thương mại phát triển va đối phó với nguy cơ khủng bố, tội phạm có tổ
chức, tội phạm xuyên quốc gia, gian lận thương mại. Với vai trò đó, thực
hiện thủ tục hải quan hiệu quả và có năng lực có ảnh hưởng to lớn đến
việc thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nhờ môi trường thương mại
an toàn hơn.
Việt nam hiện nay đã chính thức là thành viên của tổ chức thương
mại thế giới(WTO) nên quan hệ giao thương, ngoại thương với các nước
thành viên và các nước khác trên thế giới ngày càng mở rộng. Điều này
đồng thời với lực lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, trong
đó hàng hóa, vật phẩm chuyển qua dịch vụ chuyển phát nhanh cũng
không là ngoại lệ. Bởi vậy công tác làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
xuất nhập khẩu cần phải được chú trọng hơn để đảm bảo quan hệ vững
với các nước nhưng cũng không được đề xảy ra bất cứ sai sót nào làm
ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.
Qua quá trình thực tập tại Đội thủ tục hàng hóa chuyển phát nhanh
thuộc Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, được tìm hiểu về thực tế về hàng
hóa Xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh em đã quyết
định chọn đề tài chuyên đề thực tập cuối khóa là: “Thủ tục Hải quan
đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
TNT tại chi cục Hải quan Bắc Hà Nội”. Đây là một trong những
chuyên đề còn mới mẻ và được để cập nhiều trong thời kỳ hội nhập ngày


nay.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
2
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
- Mục đích nghiên cứu:
+ Đánh giá việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục
hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển
phát nhanh TNT tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
- Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương 1 : Lý luận chung về dịch vụ chuyển phát nhanh và hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
Chương 2: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh TNT tại chi cục
Hải quan Bắc Hà Nội
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác làm thủ tục
Hải quan cho hàng hóa hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ
chuyển phát nhanh TNT tại chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Trong quá trình tham khảo các tài liệu của ngành kết hợp với kiến
thức ở các môn học chuyên ngành. Tầm hiểu biết còn non nớt, kinh
nghiệm cần có một thời gian dài trong công tác. Do vậy em rất mong
nhận được những lời góp ý, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Nguyễn
Thị Lan Hương cùng tất cả thầy cô và các bạn để bài viết có thể hoàn
thiện.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
3
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT

NHANH VÀ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GỬI QUA DỊCH
VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH.
1.1.Những vấn đề chung về dịch vụ chuyển phát nhanh và hàng hóa
Xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
1.1.1 Khái niệm, phạm vi dịch vụ chuyển phát nhanh
Khái niệm:
Chuyển phát nhanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật
lý, thông tin dưới dạng văn bản và kiện, gói hàng hóa đặc biệt phải có yếu
tố nhanh về thời gian và có độ tin cậy cao. Chuyển phát nhanh còn gồm
các yếu tố giá trị gia tăng khác như thu gom tại địa chỉ người gửi, phát tận
tay người nhận, truy tìm và định vị, khả năng thay đổi nơi nhận và địa chỉ
nhận trong khi đang vận chuyển, báo phát và các yếu tố giá trị gia tăng
khác.
Danh nghiệp kinh doanh chuyển phát nhanh: là doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ chuyển phát nhanh cho khách hàng và chịu trách nghiệm về dịch
vụ đã cung ứng. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh tự
thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhanh khác thực hiện một, một số hoặc tất
cả các công đoạn của dịch vụ.
Phạm vi của dịch vụ chuyển phát nhanh.
Phạm vi dịch vụ chuyển phát nhanh là nội dung cơ bản của dịch vụ
chuyển phát nhanh. Trừ khi bản thân người gửi hàng(hoặc người nhận
hàng )muốn tham gia vào bất kỳ khâu thủ tục nào đó, thông thường các
công ty chuyển phát nhanh sẽ thay mặt người gửi hàng( hoặc người nhận
hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến
tay người nhận cuối cùng. Các công ty chuyển phát nhanh có thể làm các
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
4
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của

những người thứ ba khác.
Những dịch vụ mà các công ty chuyển phát nhanh tiến hành là
- Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở
- Tổ chức chuyên chở hàng trong phạm vi ga, cảng
- Tổ chức sắp dỡ hàng hóa
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa
- Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
- Làm thủ tục gửi hàng, nhận hàng
- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch
- Mua bảo hiểm hàng hóa
- Lấp các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng,
thanh toán
- Thanh toán thu đổi ngoại tệ
- Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở và giao cho
người nhận
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa
- Nhận hàng từ người chuyên chở giao cho người nhận hàng
- Gom hàng, lựa chón tuyến đường vận tải, phương tiện vân tải và
người chuyên chở thích hợp
- Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa
- Lưu kho, bao quản hàng hóa
- Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vẫn động
của hàng hóa
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi
- Thông báo các tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải
- Thông báo tổn thất với người chuyên chở
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường
Ngoài các công ty chuyển phát nhanh còn cung cấp các dịch vụ đặc
biệt theo yêu cầu của các chủ hàng như vận chuyển máy móc thiết bị cho
các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may mặc sẵn treo trong

các container đến thẳng các cửa hàng , vận chuyển hàng triển lẵm ra nước
ngoài đặc biệt trong những năm gần đây các công ty chuyển phát nhanh
thường cung cấp dịch vụ đa phương thức đóng vai trò là người kinh doanh
vận chuyển đa phương thức(MTO) và phát hành các chứng từ vận tải.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
5
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ chuyển phát nhanh
Dịch vụ chuyển phát nhanh khác với các gói dịch vụ gửi thông thường
là thời gian toàn trình ngắn và được xác định. Trong khi dịch vụ chuyển
phát thường, bưu chính uỷ thác, bưu kiện đảm bảo, có thời gian toàn
trình dài hơn nhiều và các nhà cung cấp ít khi đưa ra 1 khoảng thời gian
cam kết xác định.
Chuyển phát nhanh luôn kèm với “chuyển phát đảm bảo”, nghĩa là nếu
địa chỉ nhận không có gì trục trặc thì bưu phẩm phải đến nơi và có chữ
ký, họ tên của người đã nhận hàng và thời gian nhận hàng. Nếu không
làm được như vậy thì khách hàng có quyền khiếu kiện nhà cung cấp dịch
vụ chuyển phát.
Trước đây, để gửi bưu phẩm Chuyển phát nhanh, người gửi phải tới bưu
cục để gửi và sau đó, bưu cục phát sẽ gửi 1 giấy báo tới người nhận để
người nhận ra bưu cục phát nhận hàng. Giờ đây, khi dịch vụ Chuyển
phát nhanh phát triển mạnh mẽ, hầu như nhà cung cấp nào cũng có thể
đến tận nơi gửi để lấy hàng và đến tận nơi nhận để phát hàng đó là do
những ưu điểm của dịch vụ chuyển phát nhanh:
• Vai trò là dịch vụ gom hàng(Consolidation hay groupage):
Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và họ sẽ cấp cho người
gửi một chứng từ gọi là vận đơn gom hàng hay gọi là vận đơn
con( vận đơn thứ cấp) (House B/L). Vận đơn này theo mẫu riêng của
người giao nhận hoặc theo mẫu của FIATA.
Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào thành kiện, container và gửi

cho hãng vận tải. Hãng giao nhận vận tải sẽ cấp cho người gom hàng
một vận đơn gọi là vận đơn chủ (Master B/L hoặc master Airbill). Đại
lý của người gom hàng, bằng chi phí của mình, dỡ hàng và giao hàng
cho người nhận trên cơ sở các người nhận đó xuất trình House B/L.
Việc phát hành ra các vận đơn của các hãng chuyển phát nhanh đã
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
6
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
giúp làm giảm chi phí cũng như thời gian vận chuyển là điểm khác
biệt với dịch vụ gửi hàng thông thường.
• Chuyển phát nhanh còn có chức năng khai thuê hải quan
custom broker
Điều này đã được quy định rất rõ trong Thông tư 100/2010/TT-BTC
ngày 9/7/2010 quyết định TTHQ đối với hàng hóa XNK gửi qua dịch
vụ chuyển phát nhanh hàng không quốc tế . Thông tư 36/2011/TT-
BTC quy định thủ tục hải quan đối với hang hóa XK,NK, quá cảnh
gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.Thông tư 194/2010/TT-
BTC quy định thủ tục Hải quan,kiểm tra giám sát và quản lý thuế đối
với hàng hóa XNK. Ở đây người làm dịch vụ chuyển phát nhanh có
đủ tư cách pháp nhân thay mặt chủ hàng ký vào hồ sơ hải quan và
chịu trách nhiệm trong một chừng mực nào đó,trong phạm vi được ủy
quyền.
• Chuyển phát nhanh đồng thời làm vận chuyển hàng
hóa(forwarder)
Xu hướng hiện nay để phục vụ cho mục đích chuyên môn hóa cao thì
thông thường các hãng chuyển phát nhanh sẽ sử dụng dịch vụ của các
hãng vận tải chuyên nghiệp bằng các phương thức đặt chỗ. Các
phương tiện hỗ trợ cho việc chuyển phát nhanh chủ yếu là xe máy, ô
tô, máy bay.Xe máy thường được dùng cho chuyển phát nhanh nội thị,
ô tô nhỏ là xe thư báo - dùng kết hợp với xe máy trong trường hợp

hàng hóa nhiều và nặng, ô tô lớn dùng cho việc chuyển phát bưu phẩm
giữa các tỉnh lân cận, máy bay dùng đối với các thành phố xa nhau
hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác.
1.1.3.Khái quát lịch sử hình thành dịch vụ chuyển phát nhanh trên
thế giới và Việt Nam.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
7
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
Khái quát về lịch sử hình thành dịch vụ chuyển phát nhanh trên
thế giới và Việt nam
Trên thế giới, ở đầu thế kỷ XVIII các công ty chuyển phát thư của mỹ
được thành lập tại Seattle, Washington. Đến năm 1919 công ty này đã
phát triển rộng lớn và đổi tên thành công ty dịch vụ bưu kiện thống
nhất(UPS). Từ đó dịch vụ chuyển phát của UPS đã phát triển mạnh
khắp các thành phố lớn ở mỹ và mở rộng ra ven biển Thái Bình Dương.
Tập đoàn TNT được thành lập vào năm 1946, Ken Thomas bắt đầu
công việc kinh doanh vận chuyển hàng hóa ở Úc. Trong 50 năm TNT
đã phát triển mở rộng không ngừng và trở thành một công ty toàn cầu
điều hành hệ thống vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và
đường bộ xuyên suốt thế giới. TNT cung cấp hàng lọat các lọai hình
dịch vụ thư tín và CPN cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với
trụ sở chính tại Hà Lan, TNT sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp
đến các địa điểm tại Châu Âu và Châu Á, hiện đang tiếp tục mở rộng hệ
thống hoạt động của mình ra các khu vực khác. TNT hoạt động tại hơn
200 quốc gia với đội ngũ nhân viên lên đến 161.500 người.
Năm 1969, công ty chuyển phát nhanh DHL đã ra đời. Mới đầu thành
lập công ty này chuyên chuyển phát nhanh bưu phẩm qua đường hàng
không. Mạng lưới của DHL phát triển nhanh chóng trải dài từ Hawaii
đến vùng viễn đông và cùng ven thái Bình Dương, sau đó đến vùng
trung đông, Châu phi, Châu Âu. Sang năm 1977, DHL mở rộng dịch vụ

sang chuyển phát các bưu kiện nhỏ cùng với những hồ sơ. Khi tròn 20
tuổi năm 1989. DHL đã có văn phong tại 179 quốc gia và có đến 20000
nhân viên. Năm 1996, DHL đã mở rộng dịch vụ đến khu vực Châu Á,
Manila và trung tâm Express logistics ở Singapore.
Lịch sử hình thành dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt nam, lĩnh vực
chuyển phát nhanh trước đây do tổng công ty bưu chính viễn thông độc
quyền. Sau này có nhiều công ty tư nhân tham gia trong lĩnh vực này
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
8
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
như công ty cổ phần Tín Thành, công ty cổ phần hợp nhất Việt Nam,
công ty cổ phần bưu chính nhanh Việt Nam(BCN Express & logistics)
công ty cổ phần dịch vụ Gió Nam(GNN Express) và nhiều công ty
nươc ngoài tham gia vào thị trường Việt nam dưới hình thức liên doanh
như DHL, TNT, Fedex
Theo lộ trình gia nhập WTO từ ngày 11/01/2012 Việt nam đã mở cửa
đối với dịch vụ chuyển phát nhanh. Theo đó các doanh nghiệp nước
ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước nước ngoài và cạnh
tranh trực tiếp với các công ty trong nươc trong cả mảng chuyển phát
nhanh nội địa lẫn quốc tế.
Tìm hiểu về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh
TNT tại Việt nam
TNT Việt Nam:13 năm tại thị trường Việt Nam
Được thành lập từ năm 1995, TNT Việt Nam(TNT-Vietrans) là công ty
Liên doanh Chuyển Phát Nhanh (CPN) đầu tiên tại thị trường Việt Nam
trong lĩnh vực kinh doanh CPN và kho vận hậu cần. Với đội ngũ hơn
450 nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi hiện đang họat động tại 3 sân
bay cửa gõ quốc tế (Sài Gòn, Hà Nội & Đà Nẵng) và 23 văn phòng, chi
nhánh trên tòan lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay tại các văn phòng giao dịch của TNT Việt Nam cung cấp

những dịch vụ sau:
• Các dịch vụ và giải pháp Chuyển phát nhanh Quốc tế
• Các dịch vụ và giải pháp Chuyển phát nhanh Nội địa
• Các dịch vụ giao nhận đường bộ xuyên Á định ngày
• Các dịch vụ chuyển phát hàng Nặng
Hơn cả dịch vụ CPN, công ty còn có bộ phận Dịch vụ đặc biệt chuyên
thiết kết những giải pháp chuyên biệt cho từng nhu cầu cụ thể của
khách hàng. TNT có thể nhanh chóng thực hiện giao nhận những lô
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
9
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
hàng cực kỳ khẩn cấp hoặc những nhóm hàng hóa đặc biệt như hàng
giá trị cao, hàng nặng.
1.2.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch
vụ chuyển phát nhanh
1.2.1 Khái niệm và nội dung thủ tục Hải quan
Khái niệm thủ tục Hải quan
• Theo công ước Kyoto:
Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan
và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật Hải quan.
Như vậy thủ tục Hải quan được hiểu là các công việc mà người khai
hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của phát
luật về hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải khi xuất, nhập
khẩu hoặc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
• Theo luật hải quan Việt Nam:
Khái niệm thủ tục hải quan cũng được hiểu tương đồng với quan niệm
quốc tế. Tại điều 16 luật Hải quan là công việc mà người khai Hải
quan và công chức Hải quan thực hiện theo quy định của luật hải quan
đối với hàng hóa và phương tiện vận tải.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02

10
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
Nội dung thủ tục Hải quan
Theo luật Hải quan Việt nam 2001 và sủa đổi bổ sung 2005
1. Khi làm thủ tục Hải quan, người khai Hải quan phải:
a) Khai và nộp tờ khai Hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ
sơ Hải quan;
b) Ðưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định
cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
của pháp luật.
2. Khi làm thủ tục Hải quan, công chức Hải quan phải:
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ Hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ Hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện
vận tải;
c) Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.
Đối tượng thi hành thủ tục hải quan
Hiện nay ở các nước cũng như ở Việt nam, đối tượng thi hành thủ tục
Hải quan đều tập trung vào các loại hình sau:
• Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: hàng xuất khẩu hẳn, hàng tạm
xuất, hàng tái xuất
• Hàng nhập khẩu gồm: hàng nhập khẩu để tiêu dùng nội địa,
hàng tạm nhập, hàng tái nhập.
Đối tượng xuất khẩu có sự khác nhau tại các quốc gia do chính sách
quản lý của mỗi quốc gia không đồng nhất, việc phân định chủ yếu
theo chính sách của nhà nước và các tính chất của việc xuất khẩu,
nhập khẩu. Tại Việt Nam việc phân chia được xác định tại nghị định
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
11

Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Hải quan về
thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan là:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam,
kim khí quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất
khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật
phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn
hoạt động của cơ quan hải quan.
Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển
cảng.
1.2.2.Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
Về cơ bản, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa Xuất khẩu,
Nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh tương tự quy trình thủ
tục hải quan cho hàng hóa Xuất nhập khẩu nói chung được quy định
trong quy trình 1171/ Theo quy trình 1171/ QĐ-TCHQ ngày
15/06/2009) và được bổ sung bởi quyết định 437/QĐ-TCHQ ngày
09/03/2010 của tổng cục hải quan; thông tư 194/2010/TT-BTC hướng
dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan, thuế xuất nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Cụ thể bao gồm 4
bước:
Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ
quan hải quan hồ sơ hải quan
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Bước 1. Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và
đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô
hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02

12
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan
+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế,
vi phạm, chính sách mặt hàng):
+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ
thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ
+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan
+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng
hoá theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra
hồ sơ hải quan
+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra
sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với
hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải
kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng
phải kiểm tra thực tế:
+ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu
cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra
+ Xử lý kết quả kiểm tra
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải
quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan.
+Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02

13
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
+Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc
trái tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT
NAM);
+Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải
quan) cho người khai hải quan.
+ Chuyển hồ sơ sang bước 4 .
* Đối với hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải
quan thì lãnh đạo chi cục tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý theo quy
định, khi hoàn tất mới chuyển sang bước 4.
Bước 4: Phúc tập hồ sơ:
Công chức thực hiện phúc tập đăng nhập hệ thống, kiểm tra danh
sách tờ khai hải quan chờ phúc tập trên hệ thống để thực hiện. Đối
với các lô hàng được thông quan sau khi kiểm tra các chứng từ giấy;
kiểm tra chứng từ giấy và kiểm tra thực tế hàng hoá thì công chức
thực hiện phúc tập tiếp nhận hồ sơ giấy tờ công chức được giao
nhiệm vụ quản lý, hoàn tất hồ sơ để thực hiện.
Tiếp theo là Phúc tập hồ sơ. Sau đó xử lý kết quả phúc tập hồ sơ hải
quan và cuối cùng là thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý
tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản
5, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác xuất
khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng
Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm
bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội

dung bản dịch.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
14
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
+ Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm,
xuất trình các chứng từ sau:
++ Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều
chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;
++ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất
khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu
một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản
chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
+ Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp
01 bản chính;
+ Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất
khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm:
++ Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi
đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải
đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư
này: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;
++ Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng
cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá
cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường
hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất
khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng
uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác
xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;
++ Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng
miễn thuế;
++ Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Chú ý: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh ngoài việc tuân theo quy
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
15
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu còn
phải tuân theo một số quy định sau: đối với hàng hóa xuất khẩu
nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không
cần tuân theo Thông tư 100/2010/TT-BTC ngày 9/7/2010 quyết
định TTHQ đối với hàng hóa XNK gửi qua dv CPN hàng không
quốc tế. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển
phát nhanh đường bộ cần tuân theo Thông tư 36/2011/TT- BTC
quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK,NK, quá cảnh gửi
qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ và Thông tư
194/2010/TT-BTC quy định thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát,và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
16
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
Chương 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GỬI QUA DỊCH VỤ CHUYỂN
PHÁT NHANH TNT TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về chi cục hải quan Bắc Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của chi cục hải quan Bắc
Hà Nội
Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội là một chi cục đã trải qua các giai đoạn phát
triển với rất nhiều sự thay đổi.
-Tiền thân của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội là Trạm Hải quan số I

Hà Nội. Trạm Hải quan số I Hà Nội được Bộ Ngoại thương ra quyết định
580/BNgT - TCCB thành lập vào 02/06/1981 trực thuộc Cục Hải quan
Trung ương trên cơ sở Tổ Hải quan Giảng Võ. Trụ sở của Trạm Hải quan
số I Hà nội lúc đầu đóng tại Nhà D2 Giảng Võ - Hà Nội, sau một thời gian
chuyển tới Nhà C4 Giảng Võ.
Nhiệm vụ của Trạm Hải quan số I là giám sát quản lý hàng hoá, quà
biếu, văn hoá phẩm… xuất nhập khẩu thông qua công ty xuất nhập khẩu
thuộc Liên hiệp công ty XNK Hà Nội Unimex và thu các loại thuế theo
chế độ của Nhà nước.
-Ngày 30-8-1984 Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số
547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan
thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 3-8-1985, Tổng Cục Hải quan ra Quyết định số 101/TCHQ-
TCCB về việc thành lập Hải quan thành phố Hà Nôi, trực thuộc Tổng Cục
Hải quan đề thực hiện chức năng kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan
trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Quyết định số 101/TCHQ-TCCB quy định
Hải quan thành phố Hà Nội gồm Cơ quan Hải quan thành phố và 4 đơn vị
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
17
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
Hải quan cửa khẩu gồm: Hải quan cửa khẩu Sân bay Nội Bài, Hải quan
cửa khẩu Sân bay Gia Lâm, Hải quan Bưu điện Hà Nội, Hải quan Giảng
Võ.
Như vậy, từ tháng 8 năm 1985, Trạm Hải quan số I Hà Nội được đổi
tên thành Hải Quan Giảng Võ và nằm trong cơ cấu của Hải Quan Thành
phố Hà Nội
-Thực hiện qui định của Chính phủ về việc cho phép làm thủ tục hải
quan tại các địa điểm thông quan bên ngoài cửa khẩu, ngày 26/05/1999,
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 312/TCHQ-TCCB
về việc thành lập Hải quan Đường Láng trên cơ sở tổ chức của Hải quan

Giảng võ thuộc Cục Hải quan TP Hà nội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn như Hải quan cửa khẩu, hoạt động theo qui chế địa điểm
làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và hàng hoá chuyển tiếp tại địa điểm
thông quan tại 358 Đường Láng do Công ty Dịch vụ Lao động hợp tác
quốc tế (Interserco) thành lập và quản lý.
Trong năm 2001, số doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Bắc
Thăng Long ngày một nhiều, lượng hàng hoá XNK của các doanh nghiệp
ở đây tăng nhanh chóng đòi hỏi có một đội công tác quản lý. Ngày 26-7-
2001, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 360/HQHN-
TCCB thành lập Đội Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long với chức
năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá XNK của
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Hải quan Bắc Hà Nội (từ năm 2002 đến 2008).
Năm 2002 được coi là năm “bản lề” của ngành Hải quan với việc triển
khai Luật Hải quan được xây dựng trên tinh thần đổi mới, cải cách hành
chính và hội nhập quốc tế, hiện đại hoá hải quan, đảm bảo quản lý nhà
nước về hải quan. Hàng loạt các văn bản của Chính phủ được ban hành
qui định chi tiết Luật hải quan: Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày
31/12/2001 qui định chi tiết về chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Nghị
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
18
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 qui định chi tiết về kiểm tra sau
thông quan; Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 qui định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tông cục
Hải quan…
Để triển khai thực hiện Luật Hải quan, đồng thời nhằm nâng cao năng
lực hoạt động của các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan Thành phố
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2001, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
Nguyễn Đức Kiên đã ký quyết định số 364/QĐ-TCCB về việc “sắp xếp

lại, đổi tên và thành lập mới các đơn vị Hải quan cửa khẩu và đơn vị
tương đương thành Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan
và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan Thành phố Hà Nội”, gồm 11
đơn vị, trong đó Hải quan Đường Láng được đổi tên thành Chi cục Hải
quan Bắc Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của chi cục
Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành
phố Hà Nội, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý Nhà
nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức thực
hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
+ Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu:
-Xuất nhập khẩu hàng hóa có vận đơn ghi cảng đích ICD Mỹ Đình;
- Xuất nhập khẩu hàng hóa chuyển tiếp qua đường biển, đường hàng
không, đường bộ;
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố
định;
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
19
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu, hàng kinh doanh nội địa;
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để gia công, chế xuất;
- Xuất khẩu, nhập khẩu háng hóa chuyển phát nhanh (TNT) qua đường
bộ;:d
- Quản lý cửa hàng miễn thuế (tại C4 Giảng Võ);
- Quản lý kho ngoại quan (tại ICD Mỹ Đình)…
+ Cơ cấu tổ chức của chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
Chi cục gồm:

1 chi cục trưởng:
Phạm Trần Thành
4 phó chi cục trưởng:
Trần Thị Lan Anh
Đào Văn Xuân
Phạm Quốc Hùng
Nguyễn Thị Thanh Hương
Chi cục chia thành :
5 đội công tác (5 đội trưởng)
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
20
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục Hải Quan Bắc Hà Nội
Chức năng nhiệm vụ của chi cục hải Quan Bắc Hà Nội
Chức năng của chi cục Hải Quan Bắc Hà Nội là tổ chức thực hiện quản
lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa XNK trên địa bàn Hà Nội theo
quy định của pháp luật
Nhiệm vụ của chi cục Hải quan Bắc Hà Nội bao gồm những nội dung
sau:
o Tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ và thủ tục hải quan,
chế dộ kiểm tra kiểm soát, giám sát về hải quan đối với hàng
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
21
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
hóa XNK và tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế trên địa bàn
Hà Nội.
o Thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa XNK, áp
dụng các biện pháp dể đảm bảo thu đúng thu đủ, nộp ngân
sách kịp thời theo quy định của pháp luật.
o Thực hiện các biện pháp ngiệp vụ để phong chống buôn lậu,

vận chuyển trái phép hàng hóa XNK qua cửa khẩu trong phạm
vi quyền hạn được giao.
o Giám sát kho bãi chứa hàng hóa XNK thuộc phạm vi quản lý.
o Thống kê báo cáo tình hình công tác theo quy định
o Thực hiện các nhiệm vụ khác do cục Hải quan thành phố Hà
Nội giao. Trong đó các đội còn có thêm một số chức năng
nhiệm vụ riêng.
2.1.2 Giới thiệu chung về đội thủ tục hàng hóa chuyển phát nhanh tại
chi cục hải quan Bắc Hà nội
Theo QĐ 460 ngày 23/6/2010 về việc thành lập đội TTHH CPN
thuộc chi cục Hải Quan Bắc Hà Nội của cục trưởng Cục hải quan TP Hà
Nội.
Đội thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh TNT(số 17,
đường Phạm Hùng, ICD Mỹ Đình).
Nhiệm vụ chung của đội thủ tục hàng hóa CPN:
Nhiệm vụ và quyền hạn của đội TTHH XNK CPN thuộc chi cục hải
quan bắc hà nội
- Thực hiện TTHQ,kiểm tra,giám sát hải quan, thực hiện pháp luật về
thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa XK,NK,QC qua
chuyển phát nhanh tại ICD mỹ đình
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng chống buôn lậu, gian
lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa XK,NK,QC trong
phạm vi địa bàn hoạt động
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
22
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
- Thực hiện chế độ tổng hợp,báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui
định
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do chi cục trưởng giao
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02

23
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
Đội có cơ cấu như sau:
1 đội trưởng: Nguyễn Viết Cẩn
2 phó đội trưởng:
Nguyễn Ngọc Chương
Nguyên Quốc Tuấn
Đối với công chức trong đội chia làm hai nhóm:
- Nhóm tiếp nhận hồ sơ, tính thuế, trả tờ khai : phó đội trưởng Nguyễn
Ngọc Chương phụ trách các công chức: Nguyễn Thị Thanh, Đào Thị Tố
Loan, Nguyễn Thu Trang, Hoàng Thùy Dương, Nguyễn Thị Sao Mai
- Nhóm giám sát hàng hóa XK,NK, kiểm tra thực tế hàng hóa: do Phó Đội
trưởng: Nghiêm Quốc Tuấn phụ trách đồng chí Nguyễn Đức Hùng.
2.2. Tình hình thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa Xuất
khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh TNT tại chi cục
Hải quan Bắc Hà Nội.
2.2.1. Cơ sở pháp lý của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh
- Thông tư 100/2010/TT-BTC ngày 9/7/2010 quyết định TTHQ đối
với hàng hóa XNK gửi qua dv CPN hàng không quốc tế
- Thông tư 36/2011/TT- BTC quy định thủ tục hải quan đối với hang
hóa XK,NK, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ
- Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định TTHQ,KTGS,và quản lý
thuế đối với hàng hóa XNK
- Luật HQ số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001 và luật sửa đổi bổ
sung 1 số điều của luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005
- NĐ 154/2005/NĐ –CP ngày 15/12/2005 của chính phủ quy định chi
tiết 1 số điều của luật Hải quan về TTHQ,KTGS HQ
- NĐ 118/2008 NĐ –CP ngày 27/11/2008 của chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của BTC.

Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
24
Chuyên để tốt nghiệp Chuyên ngành Hải quan
- Công văn 1522/HQHN –QLGS triển khai thực hiện thông tư
100/2010 /TT-BTC ngày 9/7/2010 của BTC
- Công văn 5138 TCHQ – GSQL về triển khai thực hiện
TT100/2010/TT-BTC ngày 9/7/2010 của BTC ban hành ngày
6/9/2010
2.2.2. Kết quả thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh TNT tại chi cục Hải
quan Bắc Hà Nội.
 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh tại chi cục hải quan bắc Hà Nội
Về cơ bản, quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XK,NK gửi qua
dịch vụ chuyển phát nhanh tại chi cục hải quan Bắc Hà nội được áp dụng
theo đúng quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XK,Nk gửi qua
dịch vụ chuyển phát nhanh .
Tuy nhiên trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh và trách
nhiệm của cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục cho hàng hóa. Cục
thể:
• Về thủ tục xuất khẩu
a,Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh là người thay
mặt chủ hàng trực tiếp làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa Xuất khẩu,
nhập khẩu( trừ thư, túi ngoại giao, túi lãnh sự) và phải thực hiện các
quyền, nghĩa vụ sau đây của chủ hàng.
- Khai hải quan
- Xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra
- Nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật(nếu có)

- Nhận hàng xuất khẩu để xuất ra nước ngoài hoặc hàng nhập
khẩu để chuyển trả cho chủ hàng.
Sv: Trần Thị Hưởng Lớp CQ46/05.02
25

×