Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.4 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Từ sau khi mở cửa, cải cách nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất
định trên đường phát triển: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991-1996 bình quân đạt
8,4%, năm 1997 và 1998 đạt 8,15%, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính chính tiền tệ, tốc độ vẫn đạt 5,83%. Đây là những con số rất có ý nghĩa. Nó khẳng
định tính đúng đắn trong đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Để
có được kết quả đó, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ngoại
thương-chiếc cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới. Trong giai đoạn hiện nay,
khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá bùng nổ thì Việt Nam lại càng cần mở cửa để
hoà nhập với sự phát triển của quốc tế, tránh tụt hậu. Càng mở cửa, hoà nhập thì hơn bao
giờ hết, ngoại thương lại càng khẳng định vị trí quan trọng của mình. Vì vậy, việc nghiên
cứu hoạt động ngoại thương của nước ta là cần thiết, không thể chậm trễ.
Trong xuất nhập khẩu, khâu thủ tục hải quan được xem là khá quan trọng và tương
đối phức tạp. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết về làm thủ tục hải quan để
có thể hoàn thành tốt và nhanh chóng một quy trình xuất nhập khẩu cho hàng hóa của
mình. Đặc biệt hơn nữa, trong những năm gần đây, Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Hải
quan Việt Nam đã chủ trương thực hiện chính sách cải cách, nâng cao, hiện đại hóa
ngành Hải quan để từng bước cải thiện khâu thủ tục Hải quan, bắt kịp xu hướng tiên tiến
của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, hải quan điện tử ra đời đã giúp các doanh nghiệp
thực hiện thủ tục hải quan dễ dàng hơn, nhanh hơn và chủ động về thời gian hơn. Nhằm
giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các bước trong quy trình làm thủ tục hải quan,
cũng như giúp cho quy trình xuất nhập khẩu được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, nay
nhóm em chọn đề tài: “Phân tích quy trình thủ tục hải quan đối với loại hình kinh doanh
xuất nhập khẩu” để làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ việc tìm hiểu thực trạng thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình kinh doanh tại công ty TNHH TNHH


SX TM TAM HỮU VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA
ỐC HÒA BÌNH để đưa ra những giải pháp, kiến nghị với Chi cục Hải quan TP Hồ Chí
Minh và cả ở công ty TNHH SX TM TAM HỮU VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH để từ đó giúp hoàn thiện hơn quy trình
thực hiện thủ tục hải quan tại công ty.


Để thực hiện mục đích trên, tiểu luận cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Phân tích thực trạng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc loại
hình kinh doanh tại Chi cục Hải quan TP Hồ Chí Minh – nhìn từ góc độ doanh nghiệp để
tìm ra các ưu điểm, hạn chế hiện nay cũng như các nguyên nhân của các ưu điểm và hạn
chế đó.
(2) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế và phát huy
những ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
thuộc loại hình kinh doanh tại Chi cục Hải quan TP Hồ Chí Minh – nhìn từ góc độ doanh
nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu kinh doanh tại công ty TNHH
TNHH SX TM TAM HỮU VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH
ĐỊA ỐC HÒA BÌNH và một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục
hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu kinh doanh tại công ty.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Về mặt không gian:
Tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập
khẩu kinh doanh tại công ty TNHH SX TM TAM HỮU VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH và các quy trình thủ tục hải quan đối
với hàng xuất nhập khẩu kinh doanh tại các cảng thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Về mặt thời gian:
Tháng 3 – 4 năm 2016.

4

Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận chủ yếu sử dụng các phương pháp là: thống kê
mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích


tình huống cụ thể mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình làm thủ tục hải quan... qua
đó hiểu rõ hơn về thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan TP
Hồ Chí Minh của công ty TNHH TNHH SX TM TAM HỮU VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH

PHẦN 1: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH
ĐỊA ỐC HÒA BÌNH.
1.1 Giới thiệu về công ty.
CTCP Xây Dựng và Kinh Doanh Địa ốc Hòa Bình
235 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
Phone: +84 (8) 393-25030
Fax: +84 (8) 393-02097
E-mail:
Lãnh vực hoạt động chính của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Kinh Doanh Địa ốc Hòa
Bình: thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với tỷ trọng doanh thu dóng
góp trên 80%. Mấy năm gần đây có sự dịch chuyển trong cơ cấu lợi nhuận khi mảng Sản
xuất, thi công và kinh doanh thành phẩm mộc và trang trí nội thất và Hoạt động tài chính
đóng góp tỷ trọng khá cao. Công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên cả nước
tuy nhiên vẫn còn tập trung chủ yếu tại khu vực TP. Hồ Chí Mình và các vùng phụ cận.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
• Tiền thân của Hòa Bình là văn phòng xây dựng Hòa Bình thuộc Công ty Xây dựng
dân dụng và công nghiệp thành lập từ năm 1987.
• Ngày 01/12/2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phòng Xây dựng
Hòa Bình, Công ty cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được thành
lập.
• Năm 2004, sau 3 năm áp dụng và cải tiến không ngừng, hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2000 của Hòa Bình đã được tổ chức Quốc tế QMS cấp giấy
chứng nhận lần 2 vào tháng 9 với sự mở rộng sang lĩnh vực Thi công Điện nước
và Trang trí Nội thất.


Ngày 27/12/2006, Cổ phiếu Hòa Bình (HBC) đã chính thức niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TP. HCM giúp Công ty kịp thời nắm bắt những cơ hội tốt và
tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Hòa Bình là doanh nghiệp xây dựng đầu
tiên tham gia thị trường chứng khoán. Số lượng chứng khoán được đăng ký giao
dịch lần đầu: 5.639.990 CP.
• Tháng 07/2007 Chào bán cổ phiếu ra công chúng nâng VĐL lên 135.000.000.000
đồng.
• Tháng 07/2008 Phát hành để trả cổ tức năm 2007 nâng VĐL lên 151.195.400.000
đồng.
• Tháng 07/2010 Phát hành để trả cổ tức năm 2009 và phát hành nâng VĐL lên
167.310.030.000 đồng.
• Tháng 02/2011 Phát hành để trả cổ tức đợt 1 năm 2010 nâng VĐL lên
207.881.660.000 đồng.
• Tháng 12/2011 Phát hành 160.000 cổ phiếu cho CBCNV nâng VĐL lên
209.425.360.000 đồng.
• Ngày 25/11/2013: Vốn ĐL tăng lên: 518.754.940.000 do phát hành cổ phiếu theo
chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty theo giấy phép số
5742/UBCK-QLPH do UBCK cấp ngày 16/09/2013

LĨNH VỰC KINH DOANH
• Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, công trình giao thông, hệ thống cấp
thoát nước.
• Sửa chữa máy móc, thiết bị (không hoạt động tại trụ sở).
• Sửa chữa thiết bị điện (Không hoạt động tại trụ sở).
• Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp (Không hoạt động tại trụ sở).
• Xây dựng công trình công ích.
• Lắp đặt hệ thống điện.
• Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
• Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
• Hoàn thiện công trình xây dựng.
• Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.
• Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (Không hoạt động tại trụ sở).
• Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình). Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng
và công nghiệp. Dịch vụ sửa chữa nhà. Trang trí nội thất.
• San lấp mặt bằng.
• Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình).
• Sản xuất vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất (Không hoạt động tại trụ sở).
• Trồng rừng cao su, xà cừ, tràm và bạch đàn.
• Sơ chế gỗ (không hoạt động tại TP.HCM).
• Kinh doanh du lịch..
• Kinh doanh bất động sản.
• Kinh doanh khu du lịch, khách sạn (không hoạt động tại trụ sở).



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH.
2.1. Thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu kinh doanh tại

Công ty cổ: Bài viết sau trình bày quy trình thực hiện thủ tục hải quan một lô hàng cụ thể
của công ty tại Chi cục Hải quan CK TP HCM KV1.
2.1.1. Bộ hồ sơ hải quan - Tờ khai hải quan điện tử: 02 bản chính - Hóa đơn thương mại
(Invoice): 01 bản chính - Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packinglist): 01 bản chính - Hợp
đồng mua bán (Sales Contract): 01 bản sao y
2.1.2. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan
Trước khi giao hàng, công ty tiến hàng chuẩn bị hàng hóa, kiểm dịch hàng hóa sau
đó đóng hàng vào container. Khi đóng hàng vào container có thể có mặt của đại diện
khách ngoại (nếu khách hàng yêu cầu), công ty Giám định và đại diện của công ty để
giám soát việc đóng hàng cũng như việc giám định chất lượng hàng hóa phải đúng
như hợp đồng đã ký kết. Sau khi đóng hàng xong công ty yêu cầu một cơ quan giám định
độc lập tiến hành khử trùng hàng hóa và kéo container ra cảng chuẩn bị làm thủ tục xuất
hàng đi.
Khi hàng hóa đã được đưa đến cảng xuất đi, công ty tiến hành làm thủ tục hải quan trình
tự theo các bước sau:
Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử và truyền dữ liệu
6 Doanh nghiệp mở phần mềm Ecus >> đăng nhập vào hệ thống >> chọn mục tờ khai
xuất nhập khẩu >>chọn đăng ký mới tờ khai xuất khẩu >>tờ khai hải quan điện tử xuất
hiện. Doanh nghiệp tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết như: người xuất
khẩu, người nhập khẩu, hợp đồng, hóa đơn thương mại, tên hàng, điều kiện giao
hàng…vào tờ khai hải quan điện tử tại bất cứ nơi nào có máy tính kết nối với mạng
internet. Cụ thể như theo hợp đồng : TSC-B-SubCon-2014-BYMA-HB-006 ta nhập dữ
liệu như sau:
Người xuất khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN Xây Dựng và Kinh Doanh Địa ốc Hòa Bình
235 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
Người nhập khẩu:
Loại hình: B11 Xuất Kinh Doanh
Hợp đồng số: TSC-B-SubCon-2014-BYMA-HB-006
ngày 30/09/2015
Cảng xếp hàng: Cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh.

Nước nhập khẩu: MM MYANMA


Điều kiện giao hàng: CIF
Phương thức thanh toán: TT
Đồng tiền thanh toán: USD
Trị giá tính thuế:
Chi tiết hàng hóa: Có 2 mặt hàng:
1. Cánh cửa D1/D1A bằng gỗ thông xẻ nhập khẩu (1014*2100*45mm) bộ/ 1 cái, mới
100%.
Mã số hàng hóa: 44182000
Xuất xứ: VIỆT NAM
Số lượng: 30
Đơn vị tính: SET (BỘ)
Đơn giá hóa đơn: 206 USD
Trị giá hóa đơn: 30*206= 6180 USD
Trị giá tính thuế: 6180 x 22.245 = 138184800 VND
2. Khung bao chỉ cửa D1/D1A bằng gỗ thông xẻ nhập khẩu (265*2215*145mm) bộ/ 1
cái, mới 100%.
Mã số hàng hóa: 44182000
Xuất xứ: VIỆT NAM
Số lượng: 180
Đơn vị tính: SET (BỘ)
Đơn giá hóa đơn: 115 USD
Trị giá hóa đơn: 180*115 = 20700 USD
Trị giá tính thuế: 20700 x 22.245 = 462852000 VND
Tổng số container: 1 ; Tổng số kiện: 356
Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, dữ liệu yêu cầu trên tờ khai hải quan điện tử. Doanh
nghiệp tiến hành truyền tờ khai đến Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục hải quan xuất đi.
Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục xuất đi của hợp đồng TSC-B-SubCon-2014-BYMAHB-006 là Chi cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn KV1.

Bước 2: Tiếp nhận thông tin phản hồi Sau khi doanh nghiệp truyền tờ khai lên Chi cục
Hải quan CK Cảng Sài Gòn KV1, thì dữ liệu sẽ tự động xử lý thông qua mạng internet và
phản hồi lại cho doanh nghiệp số tiếp nhận (số tham chiếu).
Sau khi nhân viên hải quan tiếp nhận được dữ liệu của doanh nghiệp thì sẽ phản hồi lại
cho doanh nghiệp số tờ khai, kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải


quan. Như theo hợp đồng TSC-B-SubCon-2014-BYMA-HB-006 này doanh nghiệp nhận
được
phản
hồi
như
sau:
Số tờ khai: 300617615930
Ngày, giờ đăng ký : 20/11/2015 12:17:44
Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục Hải quan: Chấp nhận thông quan: luồng
vàng (mã phân loại kiểm tra: 2) Chấp nhận thông quan trên cơ sở khai báo của DN (DN
nộp lệ phí trước khi thông quan) Doanh nghiệp in 02 bản tờ khai hải quan điện tử, và bộ
chứng từ như Hợp đồng, Invoice, Packing rồi đem cho lãnh đạo công ty ký tên và đóng
dấu.
Bước 3: Đăng ký tờ khai Vì lô hàng này là luồng vàng Khi nhận được màn hình đăng
ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã
khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu người khai hải quan
khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo
không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai
thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như
đã hướng dẫn ở trên. Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra
Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá
hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh

nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi
lại cho người khai hải quan biết..
Thông quan: đối với luồng vàng thì Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ
online từ VNACCS sang Vcis.
a. Cơ quan hải quan
a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:
- Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử
lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “màn hình kiểm tra tờ khai”;
- Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần
xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “màn hình kiểm
tra tờ khai”


- Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép
thực hiện nghiệp vụ CEE.
a.2 Sử dụng nghiệp vụ CKO để:
- Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế
hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ);
- Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (nếu quy
trình nghiệp vụ quy định).
a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEE để:
- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;
- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.
a.4 Sử dụng nghiệp vụ EDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa
đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
b. Người khai hải quan:
- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm
tra thực tế hàng hoá;
- Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để
kiểm thực tế hàng hoá;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
c. Hệ thống:
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu:
Mã phân loại kiểm tra)o:p>
(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào
luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.
(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEE hệ thống tự động thực
hiện các công việc sau:
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra
cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.


- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung,
riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh,
nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất
ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải
quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai
hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về
việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:
- Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ khai
đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người
khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) trong
trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu đã được sửa đổi
(EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
- Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ EDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống
VNACCS, hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin sửa đổi tờ khai

tại màn hình EDE, người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này, khi đó hoàn tất
việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.o:p>
- Số của tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi, bổ
sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1
đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai
là 0.
- Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ
có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh);
- Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (EDA01) giống các chỉ tiêu trên màn
hình khai thông tin xuất khẩu (EDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần
hướng dẫn nghiệp vụ EDA01) không nhập được tại EDA01 do không được sửa đổi hoặc
không thuộc đối tượng sửa đổi.


. Nhân viên hải quan khi tiếp nhận sẽ kiểm tra nội dung, tính hợp lệ của tờ khai. Sau khi
kiểm tra xong cán bộ đăng ký tờ khai sẽ chuyển tờ khai hải quan điện tử đã có dấu
“thông quan” ở Ô số 32 của 02 tờ khai hải quan điện tử qua bộ phận Trả tờ khai.
Bước 4: Nộp lệ phí và tách tờ khai Doanh nghiệp liên hệ bộ phận trả tờ khai để đóng
lệ phí trước khi thông quan (lệ phí mở tờ khai) là 20.000 VND. Sau khi doanh nghiệp đã
hoàn tất việc đóng phí, nhân viên hải quan sẽ trả lại cho doanh nghiệp 1 bản chính tờ khai
hải quan (bản lưu doanh nghiệp).
Bước 5: Thanh lý tờ khai và vào sổ tàu Doanh nghiệp ghi Tên tàu, số chuyến, số
container lên Ô: ghi chép khác của tờ
khai sau đó photo 1 bản tờ khai hải quan và đem nộp cho cán bộ Hải quan giám sát của
Cảng. Ở đây nhân viên hải quan sẽ kiểm tra xem container đã vào cảng chưa. Nếu
container đã vào cảng rồi thì hải quan sẽ đóng dấu vào Ô 31 của tờ khai hải quan điện tử
9 bản chính (hàng đã qua khu vực giám sát) và trả lại cho doanh nghiệp bản chính tờ khai
hải quan điện tử, nhân viên hải quan giữ lại tờ khai photo. Doanh nghiệp tiếp tục nộp tờ
khai hải quan điện tử vào bộ phận vào sổ tàu của cảng. Nhân viên vào sổ tàu sẽ nhập máy
thông tin của tờ khai (tên công ty, số tờ khai, tên tàu, số chuyến, số container) và in ra 02

bản “phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan cho doanh nghiệp”. Doanh nghiệp tiến
hành kiểm tra phiếu xác nhận đăng ký tờ khai về tên tàu, số container, số seal… xem có
đúng với các thông tin trên tờ khai không. Nếu đúng thì ký tên vào tờ phiếu xác nhận
đăng ký tờ khai hải quan và trả lại 01 bản. Nếu sai thì yêu cầu họ chỉnh sửa thông tin lại.
Như theo phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan của tờ khai số 300617615930/B11
ngày 20/11/2015 ta biết được những thông tin sau: Tàu vận chuyển hàng hóa là BALSA
103S, số hiệu container TCLU 9454002 số seal container NA.
Đây là bước nghiệp vụ quan trọng vì nếu thanh lý chậm hàng sẽ không được xếp lên tàu,
công ty sẽ chịu mọi chi phí cho việc lưu container, lưu bãi và các chi phí khác.
Bước 6: Thực xuất tờ khai
Sau khi tàu đã rời bến và đã có Bill of Lading thì doanh nghiệp tiến hành thực xuất tờ
khai.
Bộ hồ sơ thực xuất bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử bản lưu doanh nghiệp: 01 bản chính và 01 bản photo
10
- Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading): 01 bản sao
- Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai: 01 bản chính Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ thực xuất cho


nhân viên hải quan tại bộ phận thực xuất tờ khai của Chi cục Hải quan CK CẢNG SÀI
GÒN KV1. Nhân viên hải quan tiến hành kiểm tra và đóng dấu và Ô 33 của tờ khai. Sau
đó trả lại cho doanh nghiệp các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan điện tử: 01 bản chính đã được đóng dấu xác nhận vào Ô 33
- Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan: 01 bản chính Nhân viên hải quan lưu giữ lại
các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan điện tử: 01 bản photo
- Vận đơn đường biển: 01 bản sao Doanh nghiệp lấy các giấy tờ nhân viên hải quan vừa
mới trả lại ở trên đem về
công ty lưu giữ. Đến đây là đã hoàn tất quá trình làm thủ tục hải quan.
11

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH.
3.1. Một số giải pháp
3.1.1. Giải pháp về khâu làm thủ tục hải quan Hàng hóa khi xuất khẩu tại các cảng biển
cần đảm bảo việc tập trung hàng, đóng
hàng và giao hàng đúng thời hạn quy định. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thêm nhiều kiến
thức về thủ tục hải quan điện tử
cũng như kiến thức về giao nhận xuất nhập khẩu cho nhân viên. Công ty cần mạnh dạng
chuyển đổi hình thức khai hải quan từ xa sang khai hải
quan điện tử khi làm thủ tục hải quan nhập hàng vào Kho ngoại quan. Vì với việc chuyển
đồi này, công ty sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hải
quan như: thủ tục hải quan đơn giản hơn, nhanh gọn hơn và hạn chế được nhiều sai sót
hơn trong quá trình làm thủ tục hải quan. Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu của công
ty khi làm việc tại các Kho ngoại quan cần tạo các mối quan hệ thân thiết hơn, khắng
khích hơn với các nhân viên trong
Kho. Để cho việc nhập hàng cũng như làm thủ tục được diễn ra trôi trải hơn, nhanh
chóng hơn. Việc thực hiện thủ tục hải quan khi nhập hàng vào các Kho ngoại quan thì
tương
đối phức tạp. Vì thế công ty cần cử những nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu nhiều
kinh nghiệm, giao tiếp tốt, nhanh nhạy, kỹ lưỡng trong công việc để nhận trách nhiệm
làm việc chính tại các Kho ngoại quan. Chất lượng sản phẩm, quy cách đóng gói cần
được chọn lọc, kiểm tra kỹ trước khi vận chuyển hàng tới các Kho ngoại quan. Để hạn
chế tối đa trường hợp hàng bị trả về do
không đạt đủ chất lượng như yêu cầu.
12 Công ty cần có kế hoạch phân chia công việc cụ thể, riêng biệt như có một đội ngũ


nhân viên giao nhận chuyên về hàng xuất theo điều kiện FOB và một đội ngũ nhân viên
giao nhận chuyên về hàng nhập kho ngoại quan. Như thế sẽ giúp cho công việc diễn ra

thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Công ty cần hỗ trợ thêm cho nhân viên giao
nhận xuất nhập khẩu về các chi phí ăn uống, đi lại, diện thoại... Để tạo cho nhân viên có
tinh thần, động lực làm việc tốt nhất, gắn bó lâu dài với công ty. Ngoài ra, công ty cần
đào tạo một đội ngũ nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu hội
đủ các tố chất sau: nhanh nhạy, kỹ lưỡng, giao tiếp tốt, chịu đựng được sức ép làm việc
độc lập, có tinh thần trách nhiệm cao.
3.1.2. Giải pháp về nguồn hàng
Thương lượng và ký kết hợp đồng với các quốc gia có lượng tiêu thụ sản phẩm nhiều:
Mỹ, Canada, Đức, Nga, Ấn Độ...Thực hiện chiến lược phát triển thị trường, đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm ở các khu vực địa lý mới trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, để đa dạng
hóa nguồn hàng, tránh tình trạng bị chèn gía, khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu,
không để đình trệ sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động, ... công ty cũng cần
chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu sạch từ các tỉnh lân cận,
nhằm đáp ứng đủ số lượng hàng kịp thời và chất lượng cho các hợp đồng xuất khẩu lớn,
đảm bảo chữ tín của công ty. Hàng hóa dự trữ trong kho phải luôn luôn đảm bảo đủ số
lượng cung cấp cho khách hàng. Tránh xảy ra tình trạng không có hàng, thiếu hàng, hàng
không đạt chất
lượng… dẫn đến hủy hợp đồng, đền bù hợp đồng, hàng hóa bị ép giá. Đảm bảo dây
truyền cấp đông IQF “Individual Quick Frozen” phải có trong kho lạnh chế biến thực
phẩm và luôn hoạt động tốt, để thời gian bảo quản sản phẩm được lâu hơn mà chất lượng
sản phẩm gần như được giữ nguyên vẹn.
13
3.1.3. Giải pháp về mở rộng thị trường DN nên chủ động tham gia những hội chợ, triển
lãm thuộc ngành hàng của mình ở những thị trường mới. Tại đây công ty sẽ có nhiều cơ
hội để mở rộng quan hệ làm ăn với
các đối tác mới, tìm kiếm phát triển các cơ hội kinh doanh, giới thiệu về công ty, sản
phẩm của công ty cũng như quảng bá thương hiệu VIFOCO trên thương trường quốc tế.
Nhờ vậy, nhiều loại sản phẩm của công ty sẽ xâm nhập được những thị trường khó tính.
Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, xây dựng, nâng cấp
nhiều trang thông tin điện tử của công ty bảo đảm việc giao thương điện tử. Hiệp định

thương mại tự do và song phương được ký kết là điều kiện cho các đơn vị xuất khẩu nông
sản tìm được nhiều thị trường tiêu thụ mới hơn. Công ty tích cực phối hợp với các địa
phương, HTX trong, ngoài tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào, bảo
đảm tiêu chuẩn chất lượng; mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, tuyển dụng thêm lao động để
mở rộng sản xuất, đồng thời tăng cường đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng


cao để dần đưa ra thị trường những sản phẩm mang thương hiệu của VIFOCO.
Đào tạo, huấn luyện nhân viên Marketing để nghiên cứu, mở rộng tìm kiếm thị
trường, tìm hiểu sâu hơn về thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước, quảng bá
thương hiệu VIFOCO ngày càng lớn mạnh... cũng như vạch ra kế hoạch kinh doanh
mang lại hiệu quả tối ưu cho công ty.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với Hải quan Ngành Hải quan cần phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị
liên quan để chuẩn hóa, mã hóa và xây dựng cơ chế cập nhập các danh mục hàng hóa
xuất nhập khẩu có điều kiện, các danh mục quản lý chuyên ngành. Cùng với sự bùng nổ
công nghệ thông tin trên toàn cầu thì sự nghiệp của hải quan cũng được hiện đại hóa, do
đó cần cải thiện và nâng cấp phần mềm khai thủ tục hải quan, khắc phục các lỗi do đường
truyền, nâng cấp máy chủ...… và tuyên truyên sâu rộng hơn nữa về thủ tục hải quan điện
tử đến với cộng đồng
cũng như phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
14 Cần tổ chức nhiều buổi tập huấn hơn về áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Để từ đó có
thể giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ những vướng mắc từ phía doanh nghiệp. Đồng thời,
qua đó giúp cho phía doanh nghiệp có được những kiến thức chuyên sâu về hải quan
điện tử một cách vững chắc hơn. Chính điều này, sẽ giúp cho phía doanh nghiệp mạnh
dạn hơn và giảm được sự bỡ ngỡ, tâm lý e ngại khi tham gia thực hiện thủ tục hải quan
điện tử vào công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Tình trạng tiêu cực trong bộ
phận nhân viên hải quan lợi dụng chức quyền xâm phạm đến quyền lợi của các Doanh
nghiệp còn khá nhiều. Như nhận tiền bồi dưỡng từ phía doanh nghiệp và những khoản
tiền bất hợp pháp khác… Vì thế, Cơ quan nhà nước cần có những chính sách thích hợp

để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất những
tình trạng tiêu cực như trên xảy ra. Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức
có trình độ cao, nắm vững nghiệp vụ, luôn thân thiện với mọi người và sẵn sàng giúp đỡ
doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.
3.2.2. Kiến nghị với công ty Công ty nên mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới ở
các thị trường mới để
gia tăng kim ngạch cho công ty. Đồng thời cũng tạo điều kiện mở rộng quảng bá thương
hiệu HÒA BÌNH trên thương trường quốc tế. Tiếp tục giữ vững và phát huy hoạt động
xuất khẩu theo điều kiện FOB với các khách hàng quen thuộc, lâu năm. Và công ty nên
tiếp tục xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB. Để tạo được
nhiều lợi ích hơn cho phía doanh nghiệp cũng như phía Nhà nước như thu được nhiều
ngoại tệ hơn, chủ động trong việc giao hàng, thuê tàu, mua bảo hiểm... và góp phần
đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Công ty cần chủ động đầu tư lắp đặt thêm
dây chuyền chế biến, đổi mới công nghệ, tự động hóa nhiều công đoạn, triệt để tiết kiệm


nguyên liệu đầu vào để tăng năng
15 suất, sức cạnh tranh cho sản phẩm bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn của một số thị trường
cao cấp. Ngoài ra, việc thành lập thành lập bộ phận marketing và nghiên cứu thị trường
cũng rất cần thiết trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhằm nắm bắt
nhu cầu của khách hàng, quảng bá doanh nghiệp cũng như phân tích thị trường để duy trì
và mở rộng thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Xây dựng đội ngũ
cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm
cao, làm việc nhiệt tình, đoàn kết. Đồng thời hỗ trợ hơn nữa cho nhân viên về chi phí
xăng dầu, điện thoại cũng như nâng cao cơ sở vật chất tạo điều kiện cho nhân viên có thể
làm việc thoải mái, đạt hiệu quả cao nhất. Tạo điều kiện và khuyến
khích cho nhân viên đi học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng được các yêu cầu trong thời
buổi kinh doanh hiện nay.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TAM HỮU
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI TAM HỮU
1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Tên giao dịch: Văn phòng: 93 Nguyễn Tri Phương,
Phường 7, Quận 5, Tp.HCM
Điện thoại: 84-8-3950.7751/2
Fax: 84-8-3856.5458
Email:

Website: sanhupaper.com.vn

Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và phân phối khăn giấy, giấy vệ sinh


Giới thiệu:

Tiền thân là cơ sở sản xuất Tam Hữu vào năm 1990, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khăn giấy và dây thun may mặc gần 10 năm. Năm 2000 chuyển sang thành
lập Công ty TNHH-SX-TM Tam Hữu, do Sở kế hoạch - Đầu tư Tp.HCM cấp giấy phép
số 4102000505 ngày 16/03/2000.

Với mục tiêu giữ vững và phát triển uy tín thương hiệu, hướng đến mở rộng xuất khẩu
sản phẩm ra nước ngoài. Không tự hài lòng với những gì đã đạt được, SANHU luôn nỗ
lực phấn đấu không ngừng với việc thực hiện tái cơ cấu, áp dụng côngnghệ hiện đại tiên
tiến, đầu tư mới trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng, phục vụ kịp thời nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.

Hiện SANHU đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình ISO 9001:2000.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG NHẬP KHẨU KINH DOANH TẠI

CÔNG TY TNHH
2.1. Thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh tại
2.1.1. Thời hạn làm thủ tục
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hàng đến cửa khẩu dỡ hàng được thể hiện trên tờ khai
hàng hóa (Cargo Manifest) thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục
hải quan. Nếu quá hạn 30 ngày sẽ bị phạt, quá hạn 06 tháng sẽ bị giải toả theo dạng hàng
tồn đọng không chủ (sau khi thông báo nhiều lần chủ hàng vẫn không đến nhận hải quan
sẽ kiểm tra và tiến hành bán đấu giá…)
22
2.1.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình thủ tục hải quan


C
HUẨN BỊ HỒ SƠ KHAI HẢI QUAN ĐĂNG KÝ KHAI HẢI QUAN HẢI QUAN
ĐĂNG KÝ TIẾP NHẬN TỜ KHAI TỜ KHAI NHẬP KHẨU (LUỒNG XANH ,
LUỒNG VÀNG, LUỒNG ĐỎ) LUỒNG XANH (MỨC I) LUỒNG VÀNG (MỨC II)
LUỒNG ĐỎ (MỨC III) KIỂM TRA CHỨNG TỪ, GIÁ, THUẾ KIỂM TRA HÀNG
HOÁ KIỂM TRA CHỨNG TỪ, GIÁ, THUẾ
Chưa hợp lệ
Hợp lệ TỜ KHAI NHẬP KHẨU (THÔNG QUAN) THANH LÝ CỔNG– KÉO HÀNG
VỀ KHO
23


2.1.3. Giải thích quy trình
2.1.3.1. Chuẩn bị hồ sơ khai Hải Quan - Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính. - Hợp đồng
mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
hợp đồng: 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp. - Hóa đơn thương mại: 01 bản
chính, 1 bản sao - Vận tải đơn: 01 bản sao y bản chính (nếu B/L Surendered) hoặc bản
chính

Original B/L (có thể nộp bản sao có xác nhận của doanh nghiệp). - Bảng kê chi tiết hàng
hóa: 01 bản chính và 01 bản sao y chính (Vì đây là
trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại).
2.1.3.2. Đăng ký khai Hải Quan.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu nhân viên giao
nhận công ty sẽ đem bộ hồ sơ đến bộ phận đăng ký tờ khai hải quan tại cảng dỡ
hàng để đăng ký làm thủ tục hải quan theo các bước sau:
Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử và truyền dữ liệu
Doanh nghiệp mở phần mềm Ecus >>đăng nhập vào hệ thống >>chọn mục tờ
khai xuất nhập khẩu >>chọn đăng ký mới tờ khai nhập khẩu >>tờ khai hải quan
điện tử xuất hiện.
Doanh nghiệp tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết như: người
nhập khẩu, người nhập khẩu, hợp đồng, hóa đơn thương mại, tên hàng, điều kiện giao
hàng…vào tờ khai hải quan điện tử tại bất cứ nơi nào có máy tính kết nối với
mạng internet. Cụ thể như theo hợp đồng JFG372-YMVN ta nhập dữ liệu như sau:
Người nhập khẩu: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TAM HỮU
93 Nguyễn Tri Phương, Phường 7, Quận 5, Tp.HCM
Người xuất khẩu: CHANGXING KINGKE IMPORT & EXPORT CO.,LTD.
Loại hình: A11 nhập kinh doanh.
Hợp đồng số: 33K/2016/NK-02
Hóa đơn số:1601-K33
Vận tải đơn số: A566A03412
Phương tiện vận tải: WAN HAI
Địa điểm xếp hàng: Cảng Thượng Hải, Trung Quốc.
Địa điểm dỡ hàng: Cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nước xuất khẩu: CN Trung Quốc.
Điều kiện giao hàng: CIF
Phương thức thanh toán: TTR
Đồng tiền thanh toán: USD



Tỷ giá tính thuế: 26706
Tên hàng, quy cách phẩm chất: Vải không dệt màu trắng, 100% PET 40 gam, 14cm,
hàng mới 100%.
Mã số hàng hóa: 56031200
Xuất xứ: Trung Quốc.
Số lượng: 2970.2
.Đơn vị tính: kg
đơn giá hóa đơn : 1.2 USD
Trị giá hóa đơn: 3564.24 USD
Trị giá tính thuế: 79322161.2 VND
Tổng tiền thuế phải nộp: 7932216.12VND
Tên hàng, quy cách phẩm chất: Vải không dệt màu trắng, 60gam, 24cm. hàng mới 100%.
Mã số hàng hóa: 56031200
Xuất xứ: Trung Quốc.
Số lượng: 2460.8
.Đơn vị tính: kg
đơn giá hóa đơn : 1.2 USD
Trị giá hóa đơn: 2952.96 USD.
Trị giá tính thuế: 65718124.8 VND
Tổng tiền thuế phải nộp: 6571812.48 VND
Tên hàng, quy cách phẩm chất: Vải không dệt màu trắng, 55gam, 24cm. hàng mới 100%.
Mã số hàng hóa: 56031200
Xuất xứ: Trung Quốc.
Số lượng: 2342.2
.Đơn vị tính: kg
đơn giá hóa đơn : 1.2 USD
Trị giá hóa đơn:2810.64 USD.
Trị giá tính thuế: 62550793.2 VND
Tổng tiền thuế phải nộp: 6255079.32 VND

Tên hàng, quy cách phẩm chất: Vải không dệt màu trắng, 70 gsm, 24cm. hàng mới
100%.
Mã số hàng hóa: 56031200


Xuất xứ: Trung Quốc.
Số lượng: 2543.9
.Đơn vị tính: kg
đơn giá hóa đơn : 1.2 USD
Trị giá hóa đơn: 3052.68 USD.
Trị giá tính thuế: 67937393.4 VND
Tổng tiền thuế phải nộp: 6793739.34 VND

2.1.4. Khai báo tờ khai điện tử
Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải Quan trả về
thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử.
2.1.5. Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử.
Chờ một thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả.
Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả
được phản hồi.
Sau khi thực hiện các bước trong hướng dẫn thì máy tính phải hồi lại là:
“Tờ khai đã được duyệt
Số tờ khai là 100787540820
Ngày tiếp nhận 22/03/2016”
2.1.6. Kiểm tra và xử lý tờ khai
Sau khi có số tờ khai thì nhân viên giao nhận chờ phản hồi của cơ quan Hải quan
để xem kết quả phân luồng tờ khai.
phản hồi của cơ quan hải quan là lô hàng này xác định là luồng vàng đề nghị xuất
trình Phiếu đóng gói (packing list), hóa đơn (invoice), vận tải đơn (bill of lading), miễn
kiểm tra thực tế hàng hóa.

2.1.7. Làm thủ tục thông quan hàng hóa
Sau khi đã đăng ký tờ khai, nhận được phản hồi về số tiếp nhận, số tờ khai phân
luồng. Nhân viên giao nhận in tờ khai làm 2 bản xin chữ ký và đóng dấu của công ty
TNHH SX TM TAM HỮU. Sắp xếp chứng từ gồm: - Tờ khai hải quan: 2 bản chính Hợp đồng: 1 bản sao - Invoice: 1 bản chính - Packing list: 1 bản chính - Vận tải đơn: 1
bản sao
Sau đó, nhân viên giao nhận mang toàn bộ giấy tờ cần thiết đến Hải quan. Địa
điểm làm thủ tục hải quan là tại Chi cục Hải quan Chi cục Quản lý hàng đầu tư Hồ Chí
Minh. Các thông tin này sẽ được nhân viên Hải quan kiểm tra, chứng thực. Vì các giấy tờ


đã hợp lệ nên lô hàng được xét duyệt thông quan.
2.1.8. Nộp lệ phí Hải Quan
Doanh nghiệp liên hệ bộ phận trả tờ khai để đóng lệ phí trước khi thông quan (lệ
phí mở tờ khai) là 20.000đ. Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc đóng phí, nhân viên
hải quan sẽ trả lại cho doanh nghiệp 1 bản chính tờ khai hải quan (bản lưu doanh nghiệp).
2.1.9. Thanh lý tờ khai
Sau khi theo dõi thấy tờ khai của mình đã được đóng dấu thông quan. Nhân viên
giao nhận cầm biên lai thu lệ phí Hải Quan (liên màu tím) nộp vào ô cửa trả tờ khai để
lấy tờ khai. Khi lấy tờ khai nhân viên giao nhận phải ghi số tờ khai, tên doanh nghiệp của
mình vào sổ trả tờ khai và ký nhận đã lấy tờ khai. Đến đây hoạt động làm thủ tục hải
quan được thực hiện xong.
Sau đó doanh nghiệp tiến hành thanh lý cổng, kéo hàng về kho.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẲM HOÀN
THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC YAMAHA VIỆT NAM
3.1. Một số giải pháp
3.1.1. Giải pháp về khâu làm thủ tục hải quan Hàng hóa khi xuất khẩu tại các cảng biển
cần đảm bảo việc tập trung hàng, đóng
hàng và giao hàng đúng thời hạn quy định. Tổ chức tập huấn,bồi dưỡng thêm nhiều kiến
thức về thủ tục hải quan điện tử cũng

như kiến thức về giao nhận xuất nhập khẩu cho nhân viên. Nhân viên giao nhận xuất
nhập khẩu của công ty khi làm việc tại các Kho ngoại quan cần tạo các mối quan hệ thân
thiết hơn, khắn khích hơn với các nhân viên trong
Kho. Để cho việc nhập hàng cũng như làm thủ tục được diễn ra trôi trải hơn, nhanh
chóng hơn. Việc thực hiện thủ tục hải quan khi nhập hàng vào các Kho ngoại quan thì
tương
đối phức tạp. Vì thế công ty cần cử những nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu nhiều
kinh nghiệm, giao tiếp tốt, nhanh nhạy, kỹ lưỡng trong công việc để nhận trách nhiệm
làm việc chính tại các Kho ngoại quan.. Công ty cần có kế hoạch phân chia công việc cụ
thể, riêng biệt như có một đội
ngũ nhân viên giao nhận chuyên về hàng xuất theo điều kiện FCA và một đội ngũ nhân
viên giao nhận chuyên về hàng nhập kho ngoại quan. Như thế sẽ giúp cho công việc diễn
ra thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Công ty cần hỗ trợ thêm cho nhân viên giao
nhận xuất nhập khẩu về các chi phí ăn uống, đi lại, diện thoại... Để tạo cho nhân viên có
tinh thần, động lực làm việc tốt nhất, gắn bó lâu dài với công ty.
29 Ngoài ra, công ty cần đào tạo một đội ngũ nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu hội
đủ các tố chất sau: nhanh nhạy, kỹ lưỡng, giao tiếp tốt, chịu đựng được sức ép làm việc


độc lập, có tinh thần trách nhiệm cao.
3.1.2. Giải pháp về nguồn hàng Thiết lập chặt chẽ các quy định về sản phẩm, đảm bảo
chất lượng cao, đa dạng hóa về nguồn hàng, tránh tình trạng chèn ép giá…
3.1.3. Giải pháp về mở rộng thị trường
Nghiên cứu thị trường nhằm hiểu rõ hơn về quy luật vận động của thị trường,
được thể hiện qua sự biến động của nhu cầu và khả năng sản xuất hàng hoá. Từ đó,
người nhập khẩu có thể giải quyết hàng loạt vấn đề có liên quan đến thị trường. Đối
với người nhập khẩu tìm hiểu dung lượng thị trường là rất quan trọng.
Dung lượng thị trường không cố định, nó thay đổi tuỳ theo tình hình do tác
động tổng hợp của nhiều nhân tố trong thời gian nhất định. Các nhân tố ảnh hưởng
đến dung lượng thị trường có thể chia làm 3 nhóm, căn cứ vào thời gian ảnh hưởng

của chúng với thị trường.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với Hải quan
Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phía doanh nghiệp khi tham gia thực hiện
thủ tục hải quan điện tử, cũng như cho cán bộ hải quan triển khai được suôn sẻ.
Đề nghị Quý lãnh đạo Hải quan cần nhanh chóng cải thiện và nâng cấp phần mềm khai
thủ tục hải quan, khắc phục các lỗi do đường truyền, nâng cấp máy chủ… và tuyên truyên
sâu rộng hơn nữa về thủ tục hải quan đến với cộng đồng cũng như phía doanh nghiệp
xuất nhập khẩu. Đồng thời, lắp đặt các hệ thống dự phòng rủi ro khi đường truyền có sự
cố, lắp đặt hệ thống mạng, có kết nối, cài đặt phần mềm hải quan điện tử tại các cổng
cảng nơi có giám sát hải quan để phục vụ công tác thông quan hàng hóa.
30 Cần tổ chức nhiều buổi tập huấn hơn về áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Để từ đó có
thể giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ những vướng mắc từ phía doanh nghiệp. Đồng thời,
qua đó giúp cho phía doanh nghiệp có được những kiến thức chuyên sâu về hải quan
điện tử một cách vững chắc hơn. Chính điều này, sẽ giúp cho phía doanh nghiệp mạnh
dạng hơn và giảm được sự bỡ ngỡ, tâm lý e ngại khi tham gia thực hiện thủ tục hải quan
điện tử vào công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Thủ tục hải quan điện tử thực
sự vẫn chưa đúng với tên gọi của nó. Vì sau khi truyền dữ liệu lên phía Hải quan xong,
nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu của công ty vẫn phải in tờ khai ra và mang đến cửa
khẩu Hải quan cần xuất hàng để làm thủ tục hải quan. Việc mang hồ sơ ra cảng làm thủ
tục đã quay về tình trạng giống như khai hải quan thủ công. Chỉ khác là bộ hồ sơ làm thủ
tục hải quan điện tử đơn giản hơn và việc tiến hành làm thủ tục được nhanh chóng hơn.
Vì thế phía Hải quan cần hiện đại hóa hơn
để thực sự đúng với tên gọi hải quan điện tử. Như sau khi truyền dữ liệu xong, nếu hàng
hóa được phân luồng xanh thì doanh nghiệp chỉ chờ đến ngày tàu cập cảng mang hàng
hóa ra giao hàng lên tàu là hoàn tất. Còn nếu hàng hóa rơi vào luồng vàng hay luồng đỏ


thì lúc đó doanh nghiệp mới cầm bộ hồ sơ hay mang hàng hóa ra cảng cho nhân viên hải
quan kiểm hóa. Như thế thì mới thực sự thuận tiện và tiết kiệm được nhiều thời gian cho

phía doanh nghiệp lẫn Hải quan. Cần triển khai thực hiện chữ ký số và việc thực hiện thủ
tục như đăng ký tờ khai, thanh lý, vào sổ tàu… tất cả cần được tiến hành thông qua mạng
internet để công tác
thông quan điện tử đạt hiệu quả cao hơn. Tình trạng tiêu cực trong bộ phận nhân viên hải
quan lợi dụng chức quyền xâm phạm đến quyền lợi của các Doanh nghiệp còn khá nhiều.
Như nhận tiền bồi dưỡng từ phía doanh nghiệp và những khoản tiền bất hợp pháp khác…
Vì thế, Cơ quan nhà nước cần có những chính sách thích hợp để bảo vệ quyền lợi cho
cộng đồng doanh nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất những tình trạng tiêu cực như trên
xảy ra.
31 Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức có trình độ cao, nắm vững
nghiệp vụ, luôn thân thiện với mọi người và sẵn sàng giúp đỡ doanh nghiệp trong quá
trình làm thủ tục hải quan.
3.2.2. Kiến nghị với Công ty Công ty chủ yếu giao dịch với các khách hàng quen thuộc
nên hạn chế trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác mới. Công ty nên mở rộng
quan hệ với nhiều khách hàng mới ở các thị trường mới để gia tăng kim ngạch cho công
ty. Đồng thời cũng tạo
điều kiện mở rộng quảng bá thương hiệu YAMAHA VIỆT NAM trên thương trường
quốc tế. Tiếp tục giữ vững và phát huy hoạt động nhập khẩu theo điều kiện FCA với các
khách hàng quen thuộc, lâu năm. Tuy nhiên, Khi ký kết hợp đồng ngoại với các đối tác
mới công ty nên xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB. Để tạo
được nhiều lợi ích hơn cho phía doanh nghiệp cũng như phía Nhà nước như thu được
nhiều ngoại tệ hơn, chủ động trong việc giao hàng, thuê tàu, mua bảo hiểm... và góp phần
đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Công ty nên thành lập bộ phận marketing
và nghiên cứu thị trường. Trong giai
đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, quảng bá
doanh nghiệp cũng như phân tích thị trường là yếu tố rất cần thiết. Nhằm duy trì và mở
rộng thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Xây dựng đội ngũ cán bộ
công nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao,
làm việc nhiệt tình, đoàn kết. Đồng thời hỗ trợ hơn nữa cho nhân viên về chi phí xăng
dầu, điện thoại cũng như nâng cao cơ sở vật chất tạo điều kiện cho nhân viên có thể làm

việc thoải mái, đạt hiệu quả cao nhất. Tạo điều kiện và khuyến
khích cho nhân viên đi học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng được các yêu cầu trong thời
buổi kinh doanh hiện nay.
32
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HẢI QUAN HIỆN NAY


1. Nhận xét
1.1. Ưu điểm - Các văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành Luật Hải quan đầy đủ, rõ
ràng, dễ hiểu và thường xuyên cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng và
website của Tổng cục Hải Quan. - Trong năm 2012, hoàn thành giai đoạn thí điểm thủ tục
hải quan điện tử, đưa vào thực hiện chính thức trên phạm vi toàn quốc từ 1/1/2013. Ngành Hải Quan đang thực hiện theo đúng tiến độ của dự án” Xây dựng, triển khai hải
quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải
quan Việt Nam” ( gọi tắt là dự án VNACCS/VCIS) - Công tác quản trị nội bộ: xây dựng
và vận hành chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành bắt đầu từ năm 2011. Tổ chức
cuộc khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động hải quan 2012; Đánh giá
thực hiện Tuyên ngôn thực hiện khách hàng đối với hoạt động hải quan. - Ngành Hải
quan đã đạt được chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cao nhất trong ngành Tài
chính.
1.2. Một số vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục hải quan - Hệ thống pháp luật Hải
Quan còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa lường được những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện ví dụ các quy định về thủ tục hải quan điện tử. - Nội dung của một số văn bản
liên quan đến hoạt động hải quan còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau, một số văn bản chưa
được xây dựng và ban hành theo đúng kế hoạch.
Cơ quan quản lý nhiều lần khẳng định thủ tục đã thông thoáng, nhưng thủ tục hành chính
ấy tưởng dễ mà vẫn khó. Ví dụ: DN phải lại 3-4 lần mới xin được giấy chứng nhận xuất
xứ (C/O), ít nhất hơn một tuần mới có được giấy chứng nhận chất lượng, tranh thủ làm
đêm để truyền được dữ liệu hải quan điện tử…
33 - Luật hải quan hiện hành quá định hướng vào kiểm soát và coi hoạt động hải quan
đơn thuần là kiểm soát hàng hóa mà chưa chú trọng đến tạo thuận lợi cho thương mại hợp

pháp trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại. - Tình trạng đường
truyền dữ liệu hải quan điện tử bị đứt mạng liên tục, khiến DN mệt mỏi và bị thiệt hại
nhiều. - Bên cạnh những DN chấp hành tốt pháp luật cũng có nhiều DN vi phạm, đặc biệt
là tình hình vi phạm có biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. - Nhiều thủ tục nhiêu
khê đang “hành” cả DN và hải quan. Đó là hàng loạt các văn bản thừa mà bấy lâu nay
đang thực hiện.
1.3. Những giải pháp mà hải quan Việt Nam đã triển khai thực hiện a. Đơn giản hóa thủ
tục hải quan. b. Hiện đại hóa quản lý hải quan. - Chuyển đổi phương thức quản lý: từ
quản lý truyền thống dang phương pháp quản lý hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rủi ro,
giúp rút ngắn thời gian thông quan tạo sự cân bằng giữa yêu cầu tạo thuận lợi và quản lý.
- Thực hiện thông quan điện tử. - Ứng dụng công nghệ thông tin: hệ thống tiếp nhận khai
hải quan từ xa, hệ thống quản lý loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu,
nâng cấp hệ thống quản lý thông tin giá tính thuế giai đoạn 2, thực hiện trao đổi thông tin


về đối
tượng nộp thuế với Tổng cục Thuế, Kho bạc về số thu, tình hình nợ thuế… tăng
cường trang bị máy móc, thiết bị Tin học cho toàn Ngành. - Lắp đặt trang thiết bị hiện đại
như máy soi container ( cố định, di động), hệ thống
camera giám sát… để nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, rút ngắn thời gian kiểm tra,
kiểm soát. - Hoàn thiện lực lượng sau thông quan trong toàn ngành, bước đầu khăng định
vai
trò” hậu kiểm”, rút ngắn đáng kể thời gian thông quan. c. Minh bạch hóa các chính sách
và thủ tục hải quan. d. Tăng cường hợp tác hải quan – hải quan.
34 - Ký kết các văn kiện hợp tắc song phương với hải quan các nước ở các cấp độ khác
nhau để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác nghiệp vụ, xây dựng năng lực, hỗ trợ
kỹ thuật và tăng cường trang thiết bị cho công tác kiểm tra, kiểm soát của ngành. e. Tăng
cường hợp tác hải quan – doanh nghiệp. - Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp nghiệp
vụ hiện đại để đạt mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, Hải Quan Việt Nam đã áp dụng các
biện pháp cụ thể như ký kết các Biên bản thỏa thuận giữa DN làm các dịch vụ liên quan

đến hải quan như hãng vận tải, giao nhận, bưu chính, khai thuế hải quan… và các cơ
quan hải quan trong việc hợp tác giúp Hải quan chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc
biệt
trong lĩnh vực chống ma túy… f. Chương trình doanh nghiệp ưu tiên. - Hải Quan Việt
Nam đã áp dụng biện pháp phân loại DN, xác định những DN có quá trình chấp hành luật
lệ hải quan tốt để tạo cho họ một ưu đãi nhất định trong làm thủ tục hải quan, nhờ đó tập
trung nguồn lực vào kiểm tra, kiểm soát các DN vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý. g.
Chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Tích cực triển khai hệ thống thu thập, xử lý
thông tin nghiệp vụ hải quan để phục vụ việc thông quan hàng hóa, kiểm tra sau thông
quan, điều tra chống buôn lậu và quản lý hải quan hiện đại, triển khai áp dụng hệ thống
quản lý rủi ro trong hoạt
động, kiểm soát hải quan và thông quan hàng hóa.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hải
2.1. Thuận lợi Công ty không phải đến trụ sở của cơ quan Hải quan mà có thể khai hải
quan tại bất kỳ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet và được thông quan ngay
đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
35 Công ty có thể khai báo hải quan bất kỳ lúc nào thay cho việc chỉ có thể khai trong giờ
hành chính như trước đây và được cơ quan Hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành
chính. Công ty có thể đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại bất kỳ Chi cục Hải
quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục khác thay
vì việc phải làm đăng ký tại từng Chi cục hải quan điện tử như trước đây. Giúp Công ty
tiết kiệm được nhiều thời gian, chủ động hơn trong quá trình làm thủ tục hải quan.


2.2. Khó khăn
Đường truyền khai hải quan điện tử thường hay bị nghẽn mạng và truyền chậm. làm cho
việc khai hải quan bị kéo dài. Phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS khi cài đặt
thường bị lỗi phông chữ tiếng việt và lâu lâu lại bị lỗi phần mềm. Lỗi sai sót về thủ tục và
các chứng từ khi khai báo hải quan cũng thường xảy ra, mặc dù trước khi khai báo hải
quan nhân viên giao nhận đã kiểm tra kỹ lưỡng các chứng từ nhưng không tránh sự sai

sót. Hàng hóa giao trễ không kịp giờ tàu rời cảng, tới giờ cắt máng mà hàng vẫn chưa
mang đến cảng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên giao nhận. Nếu hàng đến
cảng không kịp giờ tàu cắt máng thì sẽ phát sinh nhiều chi phí cho việc lưu kho, lưu
bãi… Việc đưa thủ tục hải quan điện tử vào thay thế cho thủ tục hải quan thủ công đã tạo
nhiều bỡ ngỡ cho phía Công ty. Vì phải tốn nhiều thời gian để làm quen với cách làm thủ
tục mới và với việc khai hải quan điện tử đòi hỏi nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu của
Công ty phải vững về tin học, am hiểu pháp luật, kỹ lưỡng trong việc nhậ


×