Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG KINH tế CHÍNH TRỊ hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.65 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ

A: Phần luận ngắn
Câu 1: Điều kiện ra đời tồn tại của sản xuất hàng hóa
Trả lời: Có 2 đk: -Phân công lao động xã hội.
-Sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 2: Tại sao hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị?
Trả lời: Vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chất 2 mặt:
+Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng.
+Lao động trừu tượng tạo ra giá trị.
Câu 3: Trình bày khái niệm giá trị và giá cả hàng hóa.
Trả lời: -Giá trị lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
-Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị.
Câu 4: Lượng giá trị của hàng hóa được tính như thế nào?
Trả lời: Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa.
Câu 5: Nêu khái niệm năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động.
Trả lời: *Năng suất lao động là sức sản xuất của người lao động.
*Các yếu tố ảnh hưởng:
-Trình độ khéo léo của người lao động.


-Trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật mức độ ứng dụng thành tựu khoa học
kĩ thuật.
-Trình độ tổ chức quản lí sản xuất quy mô và hiệu suất tư liệu sản xuất và điều
kiện tự nhiên.
Câu 6: Tại sao nói tiền là hàng hóa đặc biệt?
Trả lời: Vì tiền được dùng làm vật ngang giá chung cho các hàng hóa khác là sự thể hiện
chung của giá trị chứa đựng lao động xã hội và biểu hiện mối quan hệ giữa những người
sản xuất hàng hóa với nhau.


Câu 7: Yêu cầu của quy luật giá trị?
Trả lời: Phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết:
+Trong sản xuất: đòi hỏi người lao động phải hạ thấp mức lao động cá biệt của
mình nhỏ hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết để có thể tồn tại.
+Trong lưu thông: phải theo nguyên tắc ngang giá (tức là hai hàng hoa trao đổi với
nhau phải cùng giá trị hoặc trao đổi mua bán thì giá cả của hàng hóa dựa trên cơ sơ giá trị
của nó).
Câu 8: Nêu các tác động của quy luật giá trị.
Trả lời: -Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-Kích thích cải tiến kĩ thuật hợp lí hóa sản xuất tăng năng suất lao động hạ giá
thành sản phẩm.
-Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu và người nghèo.
Câu 9: Tại sao hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
Trả lời: Vì nó bao gồm cả yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần và khi đem tiêu dùng nó
người công nhân tiến hành sản xuất ra một giá trị lớn hơn nó.
Câu 10: Nêu khái niệm giá trị thặng dư.
Trả lời: Giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động của
người công nhân làm thuê tạo ra mà bị nhà tư bản chiếm không.
Câu 11: Bản chất của tư bản.


Trả lời: Là quan hệ sản xuất xã hội trong đó giai cấp tư sản bóc lột sức lao động không
công của công nhân làm thuê bóc lột giá trị thặng dư.
Câu 12: Cơ sở của sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Trả lời: Cơ sở của sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là vai trò
và tác dụng của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
Câu 13: So sánh điểm giống và khác nhau giữa giá trị thặng dư tương đối và giá trị
thặng dư siêu ngạch.
Trả lời: *Giống: đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
*Khác

-Giá trị thặng dư tương đối.
+Dựa trên tăng năng suất lao động xã hội.
+Do toàn bộ giai cấp tư bản thu được.
-Giá trị thặng dư siêu ngạch.
+Dựa trên tăng năng suất lao động cá biệt.
+Do chỉ nhà tư bản áp dụng công nghệ sớm nhất thu được.
+Thặng dư siêu ngạch là biến tướng của thặng dư tương đối.
Câu 14: Trình bày khái niệm tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
Trả lời: -Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn lần lượt mang 3
hình thái khác nhau thực hiện 3 chức năng khác nhau để lại quay trở về hình thái ban đầu
kèm theo giá trị thặng dư.
-Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kì đổi
mới và thường xuyên lặp đi lặp lại.
Câu 15: Trình bày khái niệm tổ chức độc quyền và các hình thức của tổ chức độc
quyền.
Trả lời: Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung
trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích
thu lợi nhuận độc quyền cao.


-Các hình thức:
+cácten
+xanhđica
+tờ rớt
+công xoóc xi om

B: Phần luận dài
Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính là
giá trị sử dụng và giá trị? Ý nghĩa của việc nghiên cứu phạm trù hàng hóa đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay?

Trả lời:
*Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người được
mua bán hoặc trao đổi trên thị trường.
*Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
-Giá trị của hàng hoa là lao động xã hội của con người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa.
Đặc tính:
+Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử bởi vì chỉ những thứ được đem ra trao
đổi mua bán thì mới tính tới giá trị.
+Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
-Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Đặc tính: do những thuộc tính tự nhiên như lí hóa học của thực thể hàng hóa đó tạo ra
công dụng của nó nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
+Một hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng do cách thức người tiêu dùng
nó quyết định.


+Do sự phát triển của khoa học công nghệ đã phát triển một số giá trị mới của hàng
hóa.
*Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa: hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ
chặt chẽ với nhau vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
-Mặt thống nhất: 2 thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật
phải có đầy đủ 2 thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính đó vật
phẩm sẽ không phải là hàng hóa.
-Mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính của hàng hóa thể hiện:
+Thứ nhất với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất.
Nhưng ngược lại với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là những
cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi tức là sự kết tinh của lao động hay là lao
động đã được vật hóa.
+Thứ hai tuy Giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá

trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt thời gian và không gian giá trị được
thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông còn giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh
vực tiêu dùng. Do đó, nếu giá trị là hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng
hoảng sản xuất.
*Hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vì lao động của người sản xuất hàng
hóa có tính chất 2 mặt:
-Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức nghề nghiệp chuyên môn nhất
định, mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, kết quả
riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
-Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa hay nói cách khác nó là sự tiêu hao sức lao động của con người. Lao động trừu
tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
*Ý nghĩa.


-Xác định được 2 thuộc tính cơ bản của hàng hóa, các chủ sản xuất và kinh doanh xác
định được mục tiêu của việc sản xuất hàng hóa đó là giá trị của hàng hóa, từ đó nâng cao
chất lượng của hàng hóa về giá trị sử dụng, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
-Hiểu được bản chất của hàng hóa và các vận động có liên quan sẽ giúp người sản xuất
nắm bắt được cơ hội, thị trường thực hiện cạnh tranh lành mạnh, cải tiến hình thức, chất
lượng hàng hóa, giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu xã hội, đa dạng hóa các loại hàng hóa
để phù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay.
-Đồng thời với điều đó là khả năng chuyên môn hóa ngày càng được nâng cao, tăng
cường mối liên hệ giữa các vùng, các ngành thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
-Phân tích hàng hóa là cơ sở cho những lý luận quan trọng khác của nền kinh tế tuy
nhiên, chúng ta cũng phải xác định được những mặt hạn chế trong hoạt động sản xuất
hàng hóa để từ đó có những giải pháp phù hợp để khống chế như hiện tượng phân hóa
giàu nghèo khủng hoảng thừa…
Câu 2: Phân tích lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hóa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vẫn đề này đối với hoạt động sản

xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
*Lượng giá trị hàng hóa.
-Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội lao động trừu tượng của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
-Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa
đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.
Thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết là lượng thời gian cần để sản xuất ra một
hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường với một trình độ thành thạo
trung bình một cường độ lao động trung bình của nó.
-Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:


+Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động nó được đo bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất một
đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến lượng giá trị hàng hóa: năng suất lao động xã
hội càng cao thì thời gian lao động xã hội cần thiết càng ít, lượng lao động kết tinh trong
một đơn vị hàng hóa càng nhỏ do đó giá trị hàng hóa càng bé. Như vậy lượng giá trị hàng
hóa tỉ lệ nghịch với năng suất lao động.
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
<>Trình độ lành nghề của người lao động.
<>Trình độ phát triển khoa học công nghệ.
<>Phương pháp tổ chức quản lí lao động.
<>Quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất.
<>Các điều kiện tự nhiên….
+Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời
gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương nặng nhọc căng thẳng của lao động. Việc tăng
cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động.
Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và

hao phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng. Vì thế hao phí lao động trong một đơn vị
hàng hóa là không đổi. Như vậy cương độ lao động không ảnh hưởng tới lượng giá trị
một đơn vị hàng hóa nhưng lượng giá trị hàng hóa được tạo ra trong một đơn vị thời gian
tỉ lệ thuận với cường độ lao động.
Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lí quy mô và hiệu suất của
tư liệu sản xuất đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất tinh thần của người lao động
+Mức độ phức tạp của lao động gồm: lao động giản đơn và lao động phức tạp.
*Ý nghĩa Đối với VN đi lêntừ một nước nông nghiệp với những tập quán canh tác nhỏ lẻ
lạc hậu lại chịu nhiều thiệt hại của chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
xây dựng và phát triển. Từ năm 1986, Đảng và nhà nước đã quyết định chính sách đổi


mới đất nước và đạt được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn trong
quá trình phát triển đặc biệt là lao động lành nghề, sản xuất với công nghệ đơn giản nên
lượng giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng thấp nên không đáp ứng được nhu cầu trong
nước và nước ngoài. VD: gạo ở VN sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết lớn
nhiều nhân lực nhưng chất lượng gạo không cao bán với giá thấp trên thị trường thế giới.
Từ đó đặt ra một yêu cầu làm thế nào để làm giảm lượng giá trị mà vẫn giữ nguyên hoặc
tăng thêm giá trị của hàng hóa.
Để giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển những
ngành lao động trí thức nâng cao năng suất lao động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ
sản xuất tiên tiến hiện đại đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao tiến
tới xây dựng một nền kinh tế tri thức.
Câu 3: Phân tích quy luật giá trị và liên hệ sự hoạt động của nó trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trả lời:
*Vị trí của quy luật giá trị: quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản trong sản xuất và
trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát
huy tác dụng của quy luật giá trị.
*Nội dung quy luật giá trị.

-Yêu cầu của quy luật giá trị dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết có nghĩa
là dựa trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hóa, điều này biểu hiện trong cả sản xuất và lưu
thông.
-Hao phí lao động xã hội cần thiết:
+Trong sản xuất: Những nhà sản xuất phải tự điều chỉnh sao cho hao phí lao động
của mình phù hợp với lao động cần thiết. Khối lượng mỗi nhà sản xuất phải phù hợp với
hao phí cần thiết của xã hội.
+Trong lưu thông: Cũng phải dựa trên lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là theo
nguyên tắc ngang giá.


-Biểu hiện của quy luật giá trị: Sự hoạt động của quy luật giá trị được biểu hiện thông
qua sự vận động của giá cả. Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, là nội
dung là cơ sở quyết định của giá cả.
-Cơ chế vận động của giá cả: Giá cả thì không mấy khi trùng khớp với giá trị, giá cả có
thể cao hoặc thấp hơn so với giá trị. Vì vậy giá cả luôn quay quanh trục giá trị.
*Tác động của quy luật giá trị.
-Trong điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+Điều tiết phân bổ các yếu tố sản xuất từ ngành nghề này sang ngành nghề khác theo
sự vận động của giá cả, quy luật giá trị điều tiết một cách tự phát thông qua quy luật cung
cầu trên thị trường.
+Điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao
-Kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực
lượng sản xuất xã hội phát triển.
-Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất thành người giàu người
nghèo.
*Ý nghĩa của quy luật giá trị: Những tác động của quy luật gia trị trong nền kinh tế hàng
hóa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Một mặt quy luật giá trị chi phối sự
lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích nhân tố tích cực phát triển. Mặt khác
phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

*Liên hệ.
Theo tinh thần của Đại Hội Đảng toàn quốc lần 9-2001. Đảng ta đã xây dựngg mô hình
kinh tế của Việt Nam là một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế của thị trường, có sự điều tiết, quy luật của nhà nước và theo định hướng XHCN. Với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường các quy luật kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là quy luật giá trị.


Giá cả hàng hóa được hình thành dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường trong và
ngoài nước. Thực hiện tự do hóa thương mại. Gia nhập các tổ chức lớn trên thế giới.
VD: WTO
-Đẩy mạnh sự nghiệp CNH HĐH đất nước để xây dựng cơ sỏ vật chất kỹ thuật do
CNXH là một nền công nghiệp lớn hiện đại.
-Thực hiện một số chính sách nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, chính sách việc
làm, chính sách cho vay vốn ưu đãi trợ cấp thất nghiệp, thực hiện các phúc lợi xã hội.
Câu 4: Phân tích phạm trù hàng hóa sức lao động. Tại sao hàng hóa sức lao động là
hàng hóa đặc biệt? Hiểu biết cơ bản của anh chị về thị trường sức lao động ở nước
ta hiện nay?
Trả lời:
*Theo C.Mác: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người,
trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho
hoạt động để sản xuất ra những vật có ích. Trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là
điều kiện có bản của sản xuất nhưng không phải trong bất kì trường hợp nào sức lao động
cũng là hàng hóa.
*Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa.
-Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao của mình như một hàng hóa.
-Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất để tồn tại buộc anh ta
phải bán sức lao động của mình.

=>Sự tồn tại đồng thời cả hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa.
Sức lao động biến hàng hóa là điều kiện để tiền biến thành tư bản. Chính sự xuất hiện của
hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở lên có tính phổ biến và đã báo
hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội thời đại CNTB.
*Hai thuộc tính của hàng hóa.


-Giá trị hàng hóa sức lao động.
+Là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
quyết định.
+Được đo bằng giá trị toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất. Điểm đặc biệt của giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử và yếu tố
tinh thần.
+Giá trị hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau hợp thành:
•Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất
sức lao động, duy trì đời sống bản thân cho người công nhân.
•Chi phí đào tạo công nhân.
•Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho gia đình công nhân
=>Ba bộ phận trên đều hợp thành hàng hóa sức lao động.
-Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.
+Chỉ thể hiện ra tron quá trình tiêu dùng sức lao động tức là qua trình lao động của
người công nhân để tạo ra hàng hóa.
+Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thêm tạo ra mà bị nhà tư bản chiếm không.
*Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì nó bao gồm cả yếu tố lịch sử và yếu tố
tinh thần, và khi đem tiêu dùng nó người công nhân tiến hành sản xuất ra một giá trị lớn
hơn nó.
*Liên hệ
-Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta đang
xây dựng, thị trường sức lao động ở nước ta cũng có nhiều biến đổi mạnh mẽ.

-Cơ sở hạ tầng của thị trường lao động vẫn chưa tương ứng với cơ chế thị trường.
-Vai trò của nhà nước còn hạn chế trong việc điều phối hoạt động của thị trường lao
động.


-Những bất cập về vấn đề cung-cầu sức lao động trên thị trường ngày càng lớn trung
bình cứ mỗi năm ở VN có thêm 1 triệu người đến độ tuổi lao động trong khi việc làm
không đủ để đáp ứng.
-Trình độ người lao động chưa cao đội ngũ lao động lành nghề còn hạn chế.
-Cấu trúc nguồn nhân lực phân bố không hợp lí giữa các ngành, các vùng miền, giữa
thành phố và nông thôn.
-Hệ thống tổ chức quản lí còn lỏng lẻo hệ thống giới thiệu việc làm chi mới được hình
thành chưa phân bố rộng khắp cả nước.
=>Thị trường lao động ở nước ta hiện nay tuy dồi dào nhưng vẫn còn sơ khai chưa hoàn
thiện chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tế của nền kinh tế thị trường.
Câu 5: Phân tích nguyên nhân của sự chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh sang
CNTB độc quyền. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư
trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền? Kết luận về bản chất kinh tế của
CNTB độc quyền?
Trả lời:.
*Thời gian xuất hiện: Cuối TK XIX đầu TK XX
*Nguyên nhân của chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang CNTB độc
quyền.
-Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động tiến bộ của KHKT đẩy nhanh
quá trình tích tụ tập trung sản xuất thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
-Vào những năm 30 của TK XIX những thành tựu khoa học mới xuất hiện. Những
thành tựu KHKT đó một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp
phải có quy mô lớn mặt khác làm tăng năng suất lao động tăng khả năng tích lũy tư bản
thúc đẩy phát triển sản xuất.
-Sự tác động của các quy luật kinh tế của CNTB: quy luật giá trị thặng dư, quy luật

tích lũy…….ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của XHTB theo hướng tập
trung sản xuất quy mô lớn.


-Chiến tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kĩ thuật, tăng quy mô
tích lũy để thắng thế trong chiến tranh. Đồng thời chiến tranh gay gắt làm cho các nhà tư
bản vừa và nhỏ bị phá sản còn các nhà tư bản lớn phát tài làm giàu với số tư bản tập
trung và quy mô xí nghiệp càng to lớn.
-Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản công nghiệp vừa
và nhỏ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích lũy và tập trung tư bản.
-Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản công nghiệp trở thành đòn bẩy mạnh mẽ
thúc đẩy tập trung sản xuất sự hình thành các công ty cổ phần tạo tiền đề ra đời các tổ
chức độc quyền.
*Hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc
quyền.
-Hoạt động của quy luật giá trị: Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc
quyền đã áp đặt giá cả độc quyền, giá cả độc quyền thấp khi mua và cao khi bán. Tuy
nhiên điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không
còn hoạt động. Về thực chất giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ
sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng
qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem
xét trong toàn bộ nền kinh tế thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy nếu
trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả
sản xuất thì trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật
giá cả độc quyền.
-Hoạt động của quy luật giá trị thặng dư: Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy
luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc
quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao. Do vậy quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình
thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

*Kết luận về bản chất kinh tế của CNTB độc quyền.


Sự thống trị của các tổ chức độc quyền thay thế sự thống trị của tự do cạnh tranh
nhưng nó không thủ tiêu cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn dưới
hình thức mới.
Với vị thế thống trị của các tổ chức độc quyền quy luật giá trị chuyển thành quy luật
giá cả độc quyền, quy luật giá trị thặng dư chuyển thành quy luật lợi nhuận độc quyền
cao.
Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền là không thay đổi, nó vẫn dựa trên cơ sở sở
hữu tư bản, tư nhân về tư liệu sản xuất, CNTB độc quyền là giai đoạn phát triển cao hơn
của CNTB.
Câu 6: Phân tích nguyên nhân của sự chuyển biến từ CNTB độc quyền thành
CNTB độc quyền nhà nước. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
Trả lời:
*CNTB độc quyền nhà nước xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ nhất đặc biệt sau
chiến tranh thế giới thứ hai.
*Nguyên nhân.
-Với sự phát triển của KHKT và công nghệ đã thúc đẩy cho lực lượng sản xuất phát
triển năng suất lao động tăng, sản phẩm ngày càng nhiều đòi hỏi phải có sự điều tiết của
nhà nước đối với sản xuất và phân phối.
-Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho xuất hiện một số ngành nghề
mới nà các tổ chức độc quyền tư nhân không muốn hoặc không dám đầu tư. Do vậy nhà
nước tư sản phải đứng ra đảm nhận các ngành nghề đó.
-Cùng với sự phát triển của CNTB thì những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư
bản ngày càng gay gắt và sâu sắc, đặc biết là những mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân
và giai cấp tư sản. Do đó, nhà nước tư sản phải có những biện pháp chính sách để xoa dịu
những mâu thuẫn đó (trợ cấp thất nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, các hoạt động
phúc lợi,…).



-Cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế sự bành trướng của các liên minh
độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào ngăn cản của các quốc gia dân tộc. Trước tình hình
đó phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản để điều tiết các quan hệ
chính trị và kinh tế quốc tế.
*Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước: là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc
quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản tạo thành một thiết chế và thể chế thống
nhất trong đó nhà nước tư bản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp và
các quá trình kinh tế nhằm phục vụ cho lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy
cho CNTB.
=>Như vậy, CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của CNTB là hình
thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của
CNTB và làm cho CNTB thích nghi với điều kiện lịch sử.



×