Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo thực tập truyền thông môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
Họ và tên: Hoàng Ngọc Long
Lớp: DH3QM1
Mã số SV: DC00202037
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI-2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP
HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ
MINH PHÚ-HUYỆN SÓC SƠN-THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2016
1. Phân tích tình hình

Rừng là một hệ sinh thái chứa đựng trong đó sự đa dạng sinh học phong phú nhất là rừng
nhiệt đới như Việt Nam. Bảo tồn đang dạng sinh học là yếu tố rất quan trọng trong phát
triển rừng và phát triển bền vững đất nước; bảo vệ và phát triển rừng bền vững cũng là đảm
bảo cho việc bảo tồn đang dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, việc bảo
vệ và phát triển rừng luôn đứng trước những thách thức to lớn nhất là những nước đang phát
triển như Việt Nam khi mà phần lớn dân cư vẫn phải sống dựa vào canh tác nông nghiệp.
Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực


kỳ quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và
các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh.


Duy trì tính ổn định và độ mầu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất,
làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặn và nước
ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Việt Nam trải dài trên vĩ tuyến và đai
cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới
ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đang dạng về hệ sinh thái
tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại
rừng như rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi,
rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước
ngọt.
Nếu như vào khoảng thế kỷ XX ở nước ta độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự
nhiên. Thì sau 30 năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại
khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với 25 triệu hố bom đạn,
bom cháy rừng cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các
loại và diện tích rừng chỉ còn khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước.
Theo số liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 – 1981 và KATE 140
trong cùng thời gian, cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm
khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng), trong đó 10% là rừng
nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn
La 11,955 và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức
tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến
nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã
xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động diện tích và chất lượng rừng ở Việt nam là do
chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp. Đây được coi là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn dến mất rừng.Do tập quán canh tác lạc hậu, du canh, du cư và phụ thuộc
nặng nề vào tài nguyên rừng để sinh tồn. Bên cạnh đó, việc di dân từ vùng đồng bằng lên

các vùng cao và từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên đã góp phần vào tỷ lệ tăng dân số và
tạo áp lực lên những diện tích rừng hiện có.Do chưa có biện pháp quản lý và khai thác rừng
hợp lý, nạn khai thác gỗ lậu vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Hệ thống pháp lý chưa hoàn
thiện, năng lực thực thi pháp luật còn hạn chế, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi
pháp luật. Quá trình giao dất, giao rừng cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất chậm, quyền sử dụng rừng chưa rõ ràng.Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội như : xây
dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện, hệ thống đường giao thông, bố trí tái định cư, xây dựng
các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản …Do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản
Đặc biệt tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội vấn đề bảo vệ rừng đang hết sức nổi
cộm với tình trạng cháy rừng và lấn chiếm đất rừng gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi
trườngng sinh thái cũng như sức khỏe của người dân sống trên địa bàn.
2. Đối tượng tham gia lớp tập huấn

+ Người dân trong xã
+ Hội phụ nữ
+ Đoàn thanh niên


+ Cán bộ làm công tác môi trường tại xã
+ Dân tộc : Kinh
3. Mục tiêu

Sau khóa học, học viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng tác nghiệp về bảo vệ rừng để
vận dụng tốt chính sách, pháp luật ngành môi trường, giải quyết có hiệu quả công tác
chuyên môn về bảo vệ rừng ở cấp huyện và cấp xã. Cụ thể như sau:
- Về kiến thức:
+ Biết được vấn đề tổng quan về hiện trạng rừng của địa phương và sự cần thiết phải bảo vệ
rừng
+ Liệt kê một số biện pháp quản lý rừng

+ Nhận dạng các đối tượng cần thanh tra, kiểm tra bảo vệ rừng; thực hiện cam kết bảo vệ
rừng
+ Lập, xây dựng và tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường về bảo vệ rừng...
- Về kỹ năng:
+ Biết thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý môi trường
+ Kiểm soát, phát hiện các trường hợp phá hoại rừng
+ Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo vệ rừng.
+ Biết những việc cần phải làm khi xảy ra cháy rừng.
- Về thái độ:
+ Có nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chuyên môn các cấp về nghiệp
vụ bảo vệ rừng
+ Có thái độ tích cực trong thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Góp phần truyền
thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng.
4. Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1.

Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ
rừng

- Thời gian tổ chức: Ngày 23/4/2016 và 24/4/2016
+ Buổi sáng: từ 7h30- 11h30
+ Buổi chiều: từ 13h30-17h30
- Số lượng người tham gia: 4 lớp, 50 người/lớp


- Địa điểm tổ chức: UBND Xã Minh Phú
Stt

Đối tượng


Thời gian
tổ chức

Đối tượng 1

Lớp 1:
Chủ tịch, các
phó chủ tịch,
cán bộ làm
công tác môi
trường tại xã
Lớp 1:
Hội nông dân

Buổi sáng thứ 50
7,
ngày
23/4/2016

Hội
trường
UBND xã Minh
Phú

Buổi chiều thứ 50
7.
Ngày
23/4/2016
Lớp 2:
Buổi sáng chủ 50

Đoàn
viên nhật,
ngày
thanh niên xã 24/4/2016
Minh Phú
Lớp 3:
Buổi chiều chủ 50
Người
dân nhật,
ngày
trong xã Minh 24/4/2016
Phú

Hội
trường
UBND xã Minh
Phú
Hội
trường
UBND xã Minh
Phú

Đối tượng 2

4.2.

Số lượng học Địa điểm
viên
tổ chức


Hội
trường
UBND xã Minh
Phú

Nội dung chương trình tập huấn

Stt
1

Thời gian
7h30-800

Nội dung
Đơn vị thực hiện
Phát tài liệu, ổn Phòng TNMT phối
định chỗ ngồi
hợp với Hội nông
dân, đoàn thanh
liên

2

8h- 8h15

Tuyên bố lý do, Phòng TNMT
giới thiệu đại biểu

3


8h15-9h30

Chuyên đề 1

4

9h30-9h45

5

9h45-10h45

Nghỉ giải lao, uống Phòng TNMT phối
nước
hợp với Hội nông
dân, đoàn thanh
liên
Chuyên đề 2
Giảng viên trường
ĐH Tài nguyên &
Môi trường

6

10h45-11h15

Giảng viên trường
ĐH Tài nguyên &
Môi trường


Chuyên đề 3: hỏi, Giảng viên trường


đáp
7

4.3.

11h15-11h30

ĐH Tài nguyên &
Môi trường

Trọng tâm, kết thúc Phòng TNMT
buổi tập huấn

Nội dung bài giảng

4.3.1. Chuyên đề 1
- Tên chuyên đề: Tổng quan các vấn đề rừng tại địa phương.
- Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Nội dung chuyên đề:
+ Tổng quan vấn đề rừng tại địa phương.
+ Nêu khái niệm về bảo vệ rừng
+ Hiện trạng rừng tại địa phương
+ Nguyên nhân mất đất rừng tại địa phương
4.3.2: Chuyên đề 2
- Tên chuyên đề: tác động của rừng đến môi trường & con người và Luật bảo vệ rừng
- Giảng viên: ThS. Vũ Thị Mai, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường đại học Tài nguyên

và Môi trường Hà Nội.
- Nội dung chuyên đề:
+ Tác động của rừng đến môi trường và người dân tại xa Minh Phú
+ Đưa ra 1 số luật về bảo vệ rừng:
Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chinh phủ Quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quản lý rừng,phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp
hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực
lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự


Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng
Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 Hướng dẫn về
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương...........
4.3.3. Chuyên đề 3
- Tên chuyên đề: giải đáp thắc mắc
- Giảng viên: Giảng viên trường ĐH Tài nguyên & Môi trường và phòng TNMT
- Nội dung chuyên đề: Hỏi đáp liên hệ thực tiễn công tác bảo vệ rừng tại địa phương,
khó khăn, vướng mắc.
5. Kinh phí
5.1. Nguồn kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
của Huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
5.2. Cơ sở lập dự toán kinh phí


Thông tư 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và
sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước




Thông tư 123/2009/TT-BTC Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình
khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp

Thông tư 23/2007/TT-BTC Thông tư của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập
• Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
• Thông tư liên tịch số: 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn định mức xây dựng
và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử
dụng ngân sách nhà nước
• Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT V/v Hướng dẫn việc quản lý
kinh phí sự nghiệp môi trường


5.3. Tổng kinh phí dự kiến: 27,500,000 ( Hai mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng)
(Nội dung chi tiết xem phụ lục 1 đính kèm)
Phụ lục 1: dự toán kinh phí


ST
T
I

Nội dung thực hiện

Đơn vị tính


Xây dựng đề cương

Đề cương

II
1

Biên soạn tài liệu
Chuyên đề 1: Tổng quan
các vấn đề rừng tại địa
phương: khái niệm, hiện
trạng, nguyên nhân mất
đất rừng,...
Chuyên đề 2: Tác động
của rừng đến môi trường
& con người và luật bảo
vệ rừng.
Giảng dạy
Chuyên đề 1: Tổng quan
các vấn đề rừng tại địa
phương: khái niệm, hiện
trạng, nguyên nhân mất
đất rừng,..(4 lớp x 01
ngày/chuyên đề)
Chuyên đề 2: Tác động
của rừng đến môi trường
& con người và luật bảo
vệ rừng.(4 lớp x 01
ngày/chuyên đề)

Tổ chức lớp học
Thuê Hội trường (tạm
tính)
Thuê thiết bị giảng (Máy
chiếu), âm thanh, ánh
sáng … (tạm tính)
Pano lớp học (tạm tính)
Hỗ trợ tiền ăn cho học
viên
Nước uống

2

III
1

2

IV
1
2
3
4
5
6
7
V
1

2


Số
lượng
1

Đơn giá

Thành tiền

1,500,00
0

1,500,000

Chuyên đề

1

1,000,00
0

Chuyên đề

1

1,500,00
0

2,500,000
1,000,000


1,500,000

Buổi

4

300,000

2,400,000
1,200,000

Buổi

4

300,000

1,200,000

Ngày

2

500,000

19,700,000
1,000,000

Ngày


2

300,000

600,000

Cái
Người

1
200

500,000
50,000

500,000
10,000,000

200

3,000

600,000

200

25,000

5,000,000


200

10,000

2

300,000

2,000,000
1,400,000
600,000

4

200,000

800,000

Người/ngà
y
Pho to tài liệu tập huấn quyển
(quyển x người)
Văn phòng phẩm
Bộ
Các chi phí khác
Thuê xe đưa đón giảng Chuyến
viên và mang màn chiếu,
thiết bị trợ giảng (Hà
Nội Sóc Sơn - Hà Nội)

(tạm tính)
Chi phí khác: bút dạ, Lớp
giấy A4, giấy A0… (tạm

Ghi
chú


tính)
Tổng cộng (mục I + mục II + mục III + mục IV + mục V)
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng.

27,500,000

Người lập

Hoàng Ngọc Long
Phụ lục 2: Chuyên đề
Chuyên đề 1: Tổng quan các vấn đề rừng ở địa phương
1.1.

Hiện trạng:

Rừng Minh Phú ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật
dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta (so với diện tích dất
tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân
bằng sinh thái.
Cách tuyến đường 35 gần 3 km, ngay sát dưới chân núi Hàm Lợn là vùng đất bằng
phẳng, rộng hàng chục héc-ta. Nơi đây có nhiều ao, hồ, có chức năng điều tiết nước trong
khu vực và phòng, chống cháy rừng, cây rừng phát triển xanh tốt. Tuy nhiên, từ nhiều năm

nay, diện tích mặt nước, cây xanh ở đây dần bị "teo lại", nhường chỗ cho những công trình
xây dựng. Anh Ðức, một người dân thôn Phú Hữu, xã Minh Phú cho biết, đây là diện tích
đất rừng của Lâm trường Sóc Sơn giao khoán cho công nhân khoảng 20 năm trước. Sau khi
nhận đất, nhiều hộ đã bán đất cho người khác, xây dựng nhà cửa kiên cố, khiến đất rừng
ngày càng bị thu hẹp.
Hiện toàn bộ khu đất trong khu vực đã được phân chia thành nhiều khuôn viên, xây
dựng tường rào chắc chắn. Nhiều ngôi nhà kiên cố mọc lên, trong đó có nhiều ngôi nhà cao
ba, bốn tầng và công trình phụ trợ, hình thành khu dịch vụ du lịch khép kín. Trong khu vực
này còn có công trình xây dựng đồ sộ thuộc dự án nhà dưỡng lão đang trong giai đoạn hoàn
thiện. Khi được hỏi về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, đại diện thanh tra xây
dựng xã Minh Phú quả quyết, từ giữa năm 2011 đến nay, xã có bảy công trình vi phạm trật
tự xây dựng. Trong đó, năm công trình tự khắc phục sai phạm, hai công trình bị cưỡng chế
tháo dỡ. Các vi phạm trật tự xây dựng chủ yếu trên đất giãn dân và đất nông nghiệp. Trên
địa bàn xã không còn tồn đọng vi phạm trật tự xây dựng. Tuy nhiên, khi hỏi cụ thể về công
trình xây dựng thuộc dự án nhà dưỡng lão, vị cán bộ thanh tra xây dựng lúng túng cho biết,
công trình xây dựng không phép cho nên đã bị đình chỉ thi công vào năm 2011. Chủ đầu tư
đang hoàn thiện hồ sơ để xin giấy phép xây dựng.


Từ năm 1993 đến năm 2003, Minh Phú là "điểm nóng" về vi phạm trật tự xây dựng,
tình trạng cấp đất trái thẩm quyền và gần 100 trường hợp chuyển nhượng đất rừng trái phép
với diện tích hơn 64 ha... Bí thư Ðảng ủy và cán bộ địa chính - nhà đất bị xử lý kỷ luật vào
năm 2006.
Từ năm 2007 cho đến nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã được chấn chỉnh.
Chính quyền đã thực hiện tách đất chống lấn đất rừng, do người dân tự khai hoang, xây
dựng nhà ở từ trước năm 1990. Tuy nhiên, do chưa thực hiện cắm mốc và xác định ranh giới
tại thực địa, cho nên công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương gặp vướng mắc.
Gần 100 hộ dân đã sinh sống ổn định nhiều năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Công tác quản lý đất đai và việc phối hợp chính quyền địa phương để xử lý các sai
phạm của đơn vị quản lý rừng còn thiếu chặt chẽ.

Hiện nay, nạn phá rừng ở địa phương đã đến mức báo động, phá rừng theo cách
đơn giản để kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ… và vô vàng những kiểu tiếp tay vi phạm
pháp luật khác đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước.
1.2.

Nguyên nhân

- Áp lực về dân số
- Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu
về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo nên đã kích thích người dân
phá rừng lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang
nhượng trái phép.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều công trình
xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối với
rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng,
khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép.


Phá rừng vô tình gây cháy rừng cùng với tình hình thời tiết diễn biến ngày
càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thường xuyên gây thiệt hại không
nhỏ tới tài nguyên rừng ở Minh Phú.

Hình 1: Cháy rừng gần kho quân sự
- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về
lâm nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả.
- Các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận thức chưa đầyđủ, tổ
chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lí Nhà nước về rừng và đất


lâm nghiệp.

- Chủ rừng là các doanh trường quốc doanh, Ban quản lí rừng phòng hộ và rừng
đặc dụng không đủ năng lực để quản lí, bảo vệ diện tích rừng được giao.
- Chưa huy động được các lực lượng xã hội cho bảo vệ rừng. Việc xử lí các vi
phạm chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, còn có những quan điểm khác nhau của
các cơ quan chức năng ở một số địa phương. Trong khi lâm tặc phá rừng, khai
thác gỗ trái phép với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chống trả người thi hành công
vụ ngày càng hung hăn. Nếu không xử lí kiên quyết, nghiêm minh lâm tặc sẽ coi thường
pháp luật và tiếp tục chống người thi hành công vụ với mức độ ngày
càng phổ biến hơn.
- Lực lượng kiểm lâm mỏng, địa vị pháp lí chưa rõ ràng, trang thiết bị, phương
tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ, chính sách cho kiểm lâm chưa tương xứng với
nhiệm vụ được giao.Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, giáo dục đạo đức
phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm lâm chưa được coi trọng đúng
mức, chưa có cơ sở, vật chất cho việc đào tạo huấn luyện.
- Cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn. Tỷ trọng vốn đầu tư
của xã hội cho công tác bảo vệ rừng không đáng kể.
Chuyên đề 2: Ảnh hưởng của rừng đến môi trường và con người
2.1. Ảnh hưởng đến môi trường
2.1.1. Khí hậu
Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt
chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại
hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu
trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn
cầu.


Hình 2: Hiện tượng băng tan do sự nóng lên của Trái đất
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ
lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có
vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu.

Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Gt (Giga
tấn2) carbon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Gt (gồm cả
trữ lượng các bon trong đất tính đến độ sâu 30cm). Lượng carbon này lớn hơn nhiều
so với lượng carbon trong khí quyển. Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng
rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng được coi là một trong
các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định
thư Kyoto để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi
trường.
2.1.2. Đất đai
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì
dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có
hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất
không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể
hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.


Hình 3: Nương rẫy phát triển
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất
nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa
trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình
thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh
vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng
lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với
qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.
2.1.3. Tài nguyên khác
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn
nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước
ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được
dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm
lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động

ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua
phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng
nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng
xuất khẩu có giá trị.
2.2. Ảnh hưởng đến con người
2.2.1. Kinh tế


Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Từ
các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và
phong phú như trang sức, mĩ nghệ, dụng cụ lao động, thuyền bè truyền thống,..cho tới nhà ở
hay đồ dùng gia đình hiện đại,… Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta
có sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng lẻ, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong
nước mặn không bị hà ăn nên được làm ván các loại thuyền đi trên biển.
Gỗ Lim, gỗ Sếu là thứ gỗ bền thiên niên nên thường được dùng làm đình chùa, cung
điện, chỉ ghép mộng chứ không đóng đinh mà vẫn giữ được công trình hàng thế kỷ.

Hình 4: Cây Săng lẻ
2.2.2. Ổn định dân cư
Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn cùng với các
biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân. Giúp dân thấy được
lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống.
2.2.3. Tạo nguồn thu nhập
Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho người dân.
- Cây rừng được dân khai thác làm nguyên vật liệu. Thông qua hoạt động mua bán
trao đổi giữa dân và các công ty , đại lý, nhà phân phối . Không chỉ ở trong nước, các sản
phẩm còn được xuất khẩu ra thị trường ngoài làm tăng giá trị sản phẩm. Vì vậy, thu nhập
người dân cũng tăng lên.
- Hoạt động du lịch được mở rộng là nguồn thu nhập mới cho dân.
- Rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người.



Hình 5: Khai thác mật ong
2.2.4. Dược liệu
Rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm
của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển
ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô
cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y.

Hình 6: Cây Kim giao có khả năng khử độc
2.2.5. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự
án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, các khu bảo
tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ
nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng them thu nhập cho dân địa phương. Thông quá đó,
người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ và xây dựng


rừng. Thêm một vấn đề đặt ra về môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch và làm thế
nào để quản lí môi trường nói chung và của các loài động vật.

Hình 7: Khu nghỉ dưỡng Xóm Núi ( Lâm Trường- SS )

Hình 8: Khu du lịch đền Gióng- Sóc Sơn



×