Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIỀU THỊ YẾN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIỀU THỊ YẾN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số : 60.31.20.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS. PHẠM HỒNG CHƢƠNG

Hà Nội – 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các Thầy, Cô giáo - những
người đã tận tình truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em
nghiên cứu và rèn luyện trong suốt 2 năm qua tại Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo – PGS. TS.
Phạm Hồng Chương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này!
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học Hồ
Chí Minh 2012, những người giúp em ngày càng trưởng thành hơn, là nguồn
động lực để em không ngừng cố gắng, phấn đấu để đạt được những thành
công bước đầu trong học tập, nghiên cứu cũng như trên con đường sự nghiệp
sắp tới!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KIỀU THỊ YẾN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KIỀU THỊ YẾN



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

:

Ban Chỉ đạo

CNXH :

Chủ nghĩa xã hội

PCTN :

Phòng, chống tham nhũng

MTTQ :

Mặt trận Tổ quốc

MTTW:

Mặt trận Trung ương

HTCT :

Hệ thống chính trị

XHCN :

Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ...................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu ...................................... 8
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 8
7. Kết cấu của đề tài. ....................................................................................... 8
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô ................................................. 9
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham ô ................................... 18
1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống tham ô trong thực tiễn .................. 33
Chƣơng 2: ĐẢNG TA VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY

2.1. Nhân tố tác động đến tình hình tham nhũng và những biểu hiện của
tham nhũng ở nƣớc ta hiện nay ................................................................... 39
2.2. Thực trạng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nƣớc ta theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ....................................................................................... 48
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống
tham nhũng ở nƣớc ta hiện nay ................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 94

1



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô là bộ phận hợp thành quan trọng
của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng
chế độ xã hội mới ở nước ta. Trong quá trình tìm đường cứu nước đến thời kỳ
trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài
báo, phóng sự tố cáo, vạch trần nạn tham ô, nhũng lạm trong chế độ thực dân
nhằm thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đánh đổ chế độ đó,
xây dựng chế độ mới tốt đẹp hơn.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trực tiếp lãnh đạo quá trình
xây dựng xã hội mới ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không lúc nào lơi lỏng
cuộc đấu tranh chống tệ tham ô để xây dựng, củng cố, hoàn thiện nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Người đã sớm nhận diện ra căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ làm
cho những người có chức có quyền dễ bị tha hóa, biến chất, không còn là
“đầy tớ của nhân dân”, làm cho nhân dân mất niềm tin và bất bình. Hơn một
tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, trong Thư gửi Ủy ban các kỳ, tỉnh,
huyện và làng. Người đã vạch ra một số hành vi tham ô, nhũng lạm mà công
chức nhà nước dễ mắc phải như tham ô của công, đục khoét của dân, ăn hối lộ
và đi đôi với những căn bệnh này là: làm việc trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư
túng, chia rẽ, kiêu ngạo, bè phái quan liêu, địa phương chủ nghĩa, hẹp hòi,
quân phiệt,v.v..
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
cũng như xây dựng CNXH ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú ý
đến chống tham ô, nhũng lạm. Sự thống nhất tuyệt đối giữa nói và làm, kiên
quyết đấu tranh chống tham ô, nhũng lạm và tự mình nêu tấm gương sáng
nhất về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” đã làm
nên nét độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chống tham ô,
nhũng lạm nói riêng. Nét đặc sắc và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
1



Minh về chống tham ô vẫn còn nguyên giá trị và nó đang được Đảng, Nhà
nước ta vận dụng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai
đoạn hiện nay.
Có thế nhận thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau gần 30 năm đổi
mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và ngoại giao. Những thành tựu
này đã ra tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam trước những cơ
hội phát triển mới.
Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ của chúng ta trong 5 năm tiếp
theo là tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đứng trước nhiệm vụ to lớn đó, Đảng ta phải không ngừng nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường
đã gây ra sự thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống
trong xã hội. Tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra hết sức nghiêm trọng, kéo dài, làm suy
giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và là một nguy cơ lớn, liên quan đến
sự tồn vong của chế độ và sự lãnh đạo của Đảng.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ:
“Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu,
tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức
tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”[21,172]. Đồng thời,
Đảng ta khẳng định: “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí là nghiêm trọng”[21,185].
Trước tình hình nghiêm trọng và phức tạp trên, phải tiến hành cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả nhằm giữ vững sự lãnh đạo của


2


Đảng, bảo vệ chế độ. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó phải trở về
với tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Với những nhận thức trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
phòng, chống tham ô và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” cho luận văn thạc sỹ Hồ Chí Minh học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học được xuất bản có liên quan đến
đề tài như:
- Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2002) : Từ thụ yếu quy - Bàn về nạn hối
lộ và đức thanh liêm của người xưa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Trong
cuốn sách này, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam dịch và giới thiệu với bạn đọc
một phần trong “Từ thụ yếu quy” của Đặng Huy Trứ khi ông đề cập đến
những nguyên tắc chủ yếu của việc không nhận và nhận. Cuốn sách như một
lời tri ân với tiền nhân trong việc giữ gìn những di sản quý báu trong lịch sử
dân tộc, nhưng quan trọng hơn cả cuốn sách là những bài học sâu sắc về tư
cách của một người làm quan, về đức thanh liêm và phải luôn đấu tranh chống
lại tệ tham nhũng, hối lộ - kẻ thù thường trực và vô cùng nguy hiểm đối với
sự tồn vong của chế độ xã hội và cuộc đấu tranh chống lại nó là vô cùng gian
khổ và đòi hỏi sự kiên trì của nhiều thế hệ...
- Hồng Vĩ (2004): Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã phản ánh cụ thể tình hình tham
nhũng ở Trung Quốc, phân tích nguyên nhân và kinh nghiệm chống tham
nhũng ở các địa phương, ban ngành ở Trung Quốc.
- Bùi Mạnh Cường (2005): “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống
tham nhũng”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Cuốn sách sưu tầm và tập hợp
các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề tham ô,

nhũng lạm gắn với từng giai đoạn trong quá trình hoạt động của Người. Đồng
thời, tác giả khẳng định cần có sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào luật
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
3


- Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2006): Nâng cao đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận và
chính trị, Hà Nội. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về lý luận về
nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ đảng
viên; phân tích thực trạng đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá nhân trong cán
bộ, đảng viên hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức
cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ đảng viên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phạm Xuân Sơn – Phạm Thế Lực (đồng chủ biên) (2008): “Nhận diện
tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay”. Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận và thực
tiễn để nhận diện quan tham và thiết lập các biện pháp phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, có những bài viết trên các báo, tạp chí như:
- TS. Vũ Thị Nhài “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc chống tham ô, lãng phí
và bệnh quan liêu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 – 2006, trang 7, 8;
- Nguyễn Quốc Bảo “Hồ Chí Minh bàn về thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7 – 2006, trang 16;
- Lê Thế Lạng “Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sửa đổi lối
làm việc”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 4 - 2006, trang 16;
- Nguyễn Như Trúc: “Thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay”, Tạp chí
Tư tưởng – Văn hóa, số 3 – 2007, trang 30;
- PGS.TS Bùi Đình Phong “Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham

nhũng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10 - 2007;
- TS. Trần Minh Trưởng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Lý
luận chính trị, số 6 – 2010, trang 14;

4


- Nguyễn Thị Vân: “Bệnh quan liêu – nguyên nhân và cách phòng chống
theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9 –
2010, trang 78;
- TS. Nguyễn Quốc Sửu:“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng
chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay”,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 6 (191) – 2011, tr32;
- Nguyễn Đình Phách:“Phòng chống tham nhũng và phòng, chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” , Tạp chí Cộng sản, số 843- 2013.
- GS. Hoàng Chí Bảo “Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Triết học, số 4 (263) – 2013, trang 55;
Đề tài khoa học cấp bộ:
“Một số nhân tố chủ yếu có khả năng gây mất ổn định chính trị ở nước
ta”, do TS Nguyễn Văn Vĩnh chủ nhiệm - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, đề cập đến tham nhũng như là một nguy cơ sống còn đối với chế
độ;
“Dân chủ trong nội bộ Đảng cộng sản” do PGS. TS Phạm Xuân Sơn làm
chủ nhiệm - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề cập đến tham
nhũng như là một lực cản chính trong quá trình thực hiện dân chủ trong Đảng
và dân chủ xã hội.
Đề tài cấp nhà nước:“Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng
cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở
nước ta hiện nay”, do GS.TS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm năm 2000 –
2002 - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đề cập đến tham nhũng như

là một trong những nguyên nhân chính gây ra các điểm nóng chính trị xã hội
và tình trạng mất dân chủ ở cơ sở.
Một số luận văn thạc sỹ như:
Trần Danh Lân (2007): Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh. Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của báo chí trong cuộc đấu
5


tranh phòng chống tham nhũng, những thành tựu mà báo chí đã đạt được trên
mặt trận này và chỉ ra những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, từ đó đề xuất
một số biện pháp nhắm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong công tác
chống tham nhũng. Luận văn đã làm sáng tỏ một phần mối quan hệ, cách thức
thể hiện hai loại hình quyền lực chính trị - xã hội ở trên, nhất là vai trò, năng lực,
xu hướng của báo chí Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Khuất Thị Yến (2007): Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham ô,
lãng phí, quan liêu và vận dụng vào điều kiện nước ta hiện nay - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã bước đầu nghiên cứu quan điểm
của Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu và trên cơ sở đánh giá
thực trạng công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, tác giả đề ra
giải pháp vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc phòng, chống tham
ô, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay.
Đào Văn Nam (2010): Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về chống
tham ô vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung làm rõ tư tưởng
Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, đánh giá thực trạng tham nhũng ở
nước ta hiện nay. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp tăng cường cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Từ các góc độ khác nhau, việc nghiên cứu vấn đề phòng chống tham
nhũng dù trực tiếp hay gián tiếp, đã gặt hái được nhiều thành tựu. Các công
trình nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tham ô,

đặc biệt đi sâu lột tả căn bệnh tham nhũng hiện nay ở nhiều góc độ và đưa ra
những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tham nhũng dưới những cách tiếp
cận khác nhau. Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu cơ chế, cấu trúc tham nhũng.
Một số công trình lại đưa ra những nhìn nhận, đánh giá tham nhũng ở Việt Nam
từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Với phương pháp
tiếp cận từ lý luận tới thực tiễn, các bài viết, các công trình nghiên cứu đã làm

6


sáng tỏ và chỉ ra những nguyên nhân của tham ô, tham nhũng cũng như tác hại
của nó trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã chứng tỏ các nhà khoa học, giới
nghiên cứu rất quan tâm và cũng giành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và đưa
ra giải pháp nhằm giúp Đảng và nhà nước có thêm căn cứ hoạch định đường
lối, chính sách và giải pháp nhằm đẩy lùi căn bệnh này. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào tập trung vào sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong
việc chống tham ô, tham nhũng ở giai đoạn hiện nay. Các công trình trên thực
sự đã cung cấp nguồn tài liệu, tri thức quan trọng và nhiều gợi ý khoa học để
tác giả có thể thực hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham
ô và thực trạng sự vận dụng của Đảng ta thời gian qua, luận văn đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham
nhũng ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Góp phần hệ thống và làm rõ hơn quan điểm của Hồ Chí Minh về
phòng, chống tham ô.
- Phân tích thực trạng vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh của Đảng ta

trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống
tham nhũng ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô được thể hiện trong các tác
phẩm chủ yếu và trong hoạt động thực tiễn của Người qua các thời kỳ hoạt
động cách mạng.

7


- Nghiên cứu thực trạng vận dụng của Đảng trong công tác phòng, chống
tham nhũng ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống
tham ô và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam vào công cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
5.2. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn chủ yếu vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử - logic, phân
tích - tổng hợp, diễn dịch - qui nạp; ngoài ra, còn vận dụng một số phương
pháp nghiên cứu của các khoa khoa học xã hội - nhân văn như điều tra xã hội
học.
6. Đóng góp của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ hệ thống quan điểm của Hồ

Chí Minh về phòng, chống tham ô. Đồng thời, tập trung làm rõ sự vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng trong giai đoạn vừa qua.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng,
chống tham nhũng.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu gồm: 2 chương và 6 tiết.

8


NỘI DUNG

Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô
1.1.1 Khái niệm chung
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tham ô là “lợi dụng quyền hành để lấy của
công làm của riêng”[14,1523].
Theo định nghĩa trên, đối tượng tham ô là người có quyền hạn và chức trách
thực hiện hành vi lấy của công làm của riêng. Người có quyền hạn để tham ô là
cán bộ, những người được Đảng và nhân dân ủy quyền, tin tưởng giao quyền hành
và chức trách để quản lý, điều hành xã hội, nhưng khi nắm quyền hành trong tay
họ đã lợi dụng chức quyền để biến của công làm của riêng. Làm mất lòng tin của
nhân dân và gây tổn hại đến sự nghiệp cách mạng.
Tham ô là vấ n đề đươ ̣c Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm và xuyên suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Ngay từ nhỏ , Người đã chứng kiế n bo ̣n quan la ̣i t ham lam, nhũng nhiễu,

vơ vét của dân, đu ̣c khoét của công. Những hình ảnh đó khắc sâu trong tâm trí
Hồ Chí Minh, hun đúc lòng yêu nước và khát vọng ra đi tìm kiếm một con
đường mới giúp nhân dân thoát cảnh bần cùng. Trong quá trì nh tìm đường
cứu nước, Người đã nhìn rõ bản chấ t tham lam , tàn bạo của chính quyền thực
dân phong kiế n và Hồ Chí Minh đã công khai va ̣ch trầ n , lên án na ̣n tham ô ,
nhũng lạm trong rấ t nhiề u cácbài báo, bài viết của mình. Trong bài Đông Dương
và Triều Tiên đăng trên Báo Le Populaire, ngày 4-9-1919, Người đã viế t:
“Trong cái xứ này do thiế u sót hay nói cho đúng hơn

, là do ý định của

chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuố ng dưới cũng đề u có cái na ̣n tham nhũng
mua quan bán chức, những bo ̣n người mua bán đươ ̣c bằ ng tiề n thì không phải là
những thứ hàng hóa hiế m”. [28,19]. Tiếp đó, Người đã chỉ ra hết vụ bê bối này
đến bê bối khác của các quan cai trị chuyên ăn hối lộ và khẳng định: “Tất cả

9


những kẻ có quyền hành như vậy cũng đều sẽ lợi dụng để vơ vét của cải cho bản
thân mình và bằng cách đó sẽ mang lại tổn thất lớn cho xã hội” [28,171].
Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ”, viết bằng tiếng Pháp,
xuất bản tại Paris năm 1925, Hồ Chí Minh đã dành hẳn một chương để viết về
nạn tham nhũng trong bộ máy cai trị. Người cho rằng, chính thói tham lam, xa
hoa, vô đô ̣ của bo ̣n cai tri ̣đã làm cho gánh nă ̣ng thuế khóa trên đôi vai người
dân thuô c̣ điạ ngày càng triũ xuố ng và buô ̣c ho ̣ phải đấ u tranh lâ ̣t đổ chế đô ̣
cai tri ̣của chủ nghiã đế quố c thực dân.
Từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời , do xuấ t phát điể m
của chúng ta còn thấp , hầ u hế t đảng viên xuấ t th ân từ các thành phầ n kinh tế
khác nhau nên không tránh khỏi có một số đảng viên rơi vào tình trạng tham

ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, trong ba căn bê ̣nh tham ô, lãng phí,
quan liêu, thì tham ô là kẻ thù nguy hiểm nhất bở i nó là hành động xấu xa, tô ̣i
lỗi, đê tiê ̣n nhấ t trong xã hô ̣i . Nó nguy hiểm tới mức là căn bệnh duy nhất mà
Người từng xế p ng ang hàng với tô ̣i phản quố c . Do đó , chố ng tham ô là công
viê ̣c cầ n kip
́ như đánh giă ̣c trên mă ̣t trâ ̣n.
Cho tới những năm cuối đời, Hồ Chí Minh còn căn dặn cán bộ, chiến sĩ
phải chống tham ô, nhũng lạm để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân.
Thông qua các bài báo, bài viết, Hồ Chí Minh đã cung cấ pmô ̣t cách nhiǹ tổ ng
quát về tham ôvà biểu hiện của nó trên các phương diện của đời sống
. Năm 1952,
Trong bài Thực hành tiế t kiê ̣m chố ng tham ô , lãng phí, chống bệnh quan liêu.
Người đă ̣t câu hỏ:i “Tham ô là gi?”
:
̀ và giải thích như sau
- “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:
Ăn cắ p của công làm của tư
Đu ̣c khoét của nhân dân
Ăn bớt của bô ̣ đô ̣i
Tiêu it́ mà khai nhiề u , lơ ̣i dụng của chung của chiń h phủ để làm quỹ riêng
cho điạ phương min
̀ h, đơn vi ̣miǹ h, cũng là tham ô.
10


- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:
Ăn cắ p của công, khai gian, lâ ̣u thuế ” [34,355]
Trong Bài nói chuyện nhân dịp tết Nhâm thìn


năm 1952, Hồ Chí Minh

khẳ ng đinh:
̣ “Tham ô là lấ y của công làm của tư . Là gian lận tham lam . Là
không tôn tro ̣ng của công . Là không thương tiếc tiền gạo mồ hôi nước mắt
của đồng bào làm ra, do xương máu của chiến sĩ làm ra” [34,296].
Như vậy, theo quan điể m của Hồ Chí Minh , đối tượng tham ô không chỉ
là cán bộ mà còn là người dân. Mă ̣c dù , hình thức có thể khác nhau nhưng về
bản chất cán bộ, người dân tham ô đều là hành động ăn cắp , biế n của công
thành của tư , khuấ t tấ t , mờ ám và bấ t minh . Tham ô dẫn tới hậu quả hết sức
nghiêm trọng, trước hết là ảnh hưởng đến công cuộc cải thiê ̣n đời số ng nhân
dân, sau đến làm suy thoái đa ̣o đức cách ma ̣ng của người cán bô ̣, đảng viên.
Là người đứng đầu Chính phủ, Hồ Chí Minh không chỉ bàn về vấn đề
tham ô mà còn nói tới vấn đề “nhũng lạm”.
Trong bài “Tự phê bình” đăng trên báo Cứu Quốc số 153, ngày 28-1-1946,
sau khi khẳng định Chính phủ có làm được một số việc, Hồ Chí Minh đau lòng
thừa nhận rằng: “Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh
liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch” [31,192].
Đây là lần đầu tiên trong lãnh đạo chế độ mới, Hồ Chí Minh dùng hai từ
“nhũng lạm” với nghĩa là cán bộ lạm dụng quyền lực nhũng nhiễu dân chúng để
đục khoét của dân.
Người viết: “Những người trong công sở đều có ít quyền hành. Nếu không
giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt
của dân”. Người chỉ rõ: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp
cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu
lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”
[33,127].
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, tham ô, nhũng lạm đều là những hành động
xấu xa, tội lỗi, đê tiện nhất. Nếu thiếu lương tâm, cán bộ và nhân dân đều
11



có thể tham ô. Nhân dân tham ô chủ yếu là ăn cắp của công, khai gian, lậu
thuế. Cán bộ thì đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, lợi dụng của
chung của Chính phủ làm quỹ riêng, tiêu ít khai nhiều, kém lòng trách
nhiệm, làm việc chậm chạp, ăn cắp thời giờ... Nhũng lạm là hành vi cán bộ
lợi dụng, lạm dụng quyền hành nhũng nhiễu nhân dân để tham ô.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, cán bộ có chức quyền nhũng nhiễu dân để
tham ô là tham nhũng. Ngày nay, khái niệm này được định nghĩa như sau:
“Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng nhiễu
dân”[68,1172].
Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998 của Ủy Ban thường vụ
Quốc hội cũng ghi rõ trong Điều 1: “Tham nhũng là hành vi của những
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham
ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài
sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các
cơ quan, tổ chức”[11].
Theo Luật phòng, chống tham nhũng được sửa đổi, bổ sung năm 2012:
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”[45,8].
Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức;
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ,
lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần góp vốn của Nhà nước tại doanh
nghiệp...Luật phòng chống tham nhũng quy định hành vi tham nhũng gồm
12 điểm sau:
1. Tham ô tài sản
2. Nhận hối lộ

3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
12


4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
5. Lạm dụng quyền hành trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,
quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi;
9. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản nhà nước vì vụ lợi;
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi
phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Trên thế giới, Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm tham nhũng với các
dấu hiệu đặc trưng của nó: “Tham nhũng – đó là sự lợi dụng quyền lực
nhà nước để trục lợi riêng” với những dấu hiệu sau:
1. Người có chức vụ, quyền hạn trộm cắp, tham ô tài sản của nhà nước;
2. Lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng quá đáng thông qua việc
sử dụng không chính thức địa vị chính thức của mình;
3. Tạo ra sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã
hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi” [46].
Nói chung, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó để trục lợi. Vì vậy, tham nhũng
chỉ có ở những người có chức, quyền, dù to hay nhỏ, ở những người được
giao thi hành phận sự công, dù chỉ là công chức thừa hành hay ở các quan
chức có thẩm quyền cao, từ việc hàng ngày ở cơ sở đến những quyết sách ở

các địa phương, đến tận cấp cao ở Trung ương.

13


1.1.2. Nguyên nhân của tham ô

Hồ Chí Minh cho rằng tham ô do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan tạo ra. Trước hết, tham ô là do chế độ người bóc lột người mà có, là căn
bệnh của xã hội có giai cấp. Người viết: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là
những cái xấu xa của xã hội cũ, nó do lòng tự tư tự lợi, ích kỷ hại nhân
mà ra. Nó do chế độ “người bóc lột người” mà ra”[34,361] .
Theo Hồ Chí Minh, tham ô có nguồn gốc chủ quan từ chủ nghĩa cá nhân ở
mỗi người. Người viết: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích
của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình
béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười
biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô. Nó là kẻ thù
hung ác của đạo đức cách mạng”[37,306].
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh chỉ rõ: ''Bệnh tham
lam - những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của
Đảng, của dân tộc do đó mà chỉ ''tự tư tự lợi" dùng của công làm của tư. Dựa
vào thế lực của Đảng để theo đuổi lợi ích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa,
tiêu xài bừa bãi, tiền bạc ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng
bào thậm chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất danh giá của
mình”[32,295].
Hồ Chí Minh coi ch ủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân sâu xa , căn bản nhấ t ,
là gố c rễ gây ra bao nhiêu khuyết điểm , sai lầ m và trở lực khác . Người viế t :
“Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm : quan liêu, mê ̣nh lê ̣nh, bè
phái, chủ quan, tham ô, lãng phí...nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của
nó, những người này bấ t kỳ viê ̣c gì cũng xuấ t phát từ lòng tham muố n danh

lơ ̣i, điạ vi ̣cho cá nhân min
̀ h , chứ không nghi ̃ đế n lơ ̣i ić h của giai cấ p , của
nhân dân”[38,611].
Người còn chỉ rõ: “Chủ nghiã cá nhân là mô ̣t thứ rấ t gian giảo , xảo quyệt;
nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc . Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì
dễ hơn lên dố c. Vì thế mà càng nguy hiể m” [38,602].
14


Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô không chỉ nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân
mà còn nảy nở do cán bộ mắc bệnh quan liêu. Người đặt câu hỏi : “vì đâu có
lãng phí và tham ô ?” và trả lời : “Vì cán bô ̣ phu ̣ trách lañ h đa ̣o các cấ p , các
ngành quan liêu không đi sát công việc , cán bộ, quầ n chúng nhân dân. Có thể
nói là bệnh qu an liêu là chỗ gieo ha ̣t vun trồ ng cho tham ô , lãng phí nảy nở
được” [34,345].
Người cho rằng sở dĩ như vậy, vì quan liêu là nhữn g người hay tro ̣ng
hình thức , chỉ biết khai hội , viế t chỉ thi ,̣ xem báo cáo trên giấ y , chứ không
kiể m tra đế n nơi đế n chố n . Họ có mắt mà không thấy suốt , có tai mà không
nghe thấ u, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững . Kế t
quả là những người xấu , những cán bô ̣ kém tha hồ tham ô , lãng phí . Người
nhâ ̣n đinh:
̣ “thế là bê ̣nh quan liêu đã ấ p ủ , dung túng, che chở cho na ̣n tham ô,
lãng phí . Vì vậy muốn trừ sạch nạn tham ô , lãng phí thì trước hết phải tẩy
sạch bệnh quan liêu”[34,357].
Vì vậy , theo Hồ Chí Minh, để khắc phục được n ạn tham ô cần làm tốt
công tác cán bô ̣ , đă ̣c biê ̣t là công tác đào ta ̣o , bồ i dưỡng cán bô ̣ nhằ m xây
dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣ của Đảng và của nhà nước ta đủ đức

, đủ tài và có tinh


thầ n trách nhiê ̣m cao, hế t lòng phu ̣c vu ̣ Tổ quốc và nhân dân.
Tham ô còn có nguyên nhân từ phía nhân dân. Hồ Chí Minh viết: “Quan
tham vì dân da ̣i” . Nế u dân hiể u biế t không chiụ đút lót , thì “quan” dù không
liêm cũng phải hóa ra LIÊM.
Vì vậy, dân phải biế t quyề n ha ̣n của miǹ h , phải biế t kiể m soát cán bô ̣ , để
giúp cán bô ̣ thực hiêṇ chữ LIÊM” [33,127].
Chính vì vậy, Người cho rằ ng : “Mô ̣t dân tô ̣ c dố t là mô ̣t dân tô ̣c
yế u”[31,7]. Để dân hiể u biế t đươ ̣c quyề n ha ̣n và nghiã vu ̣ của miǹ h, trong quá
trình lãnh đạo cách ma ̣ng, đă ̣c biê ̣t là trong 24 năm khi đứng trên cương vi ̣Chủ
tịch nước, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đế n viê ̣c nâng cao dân trí để giúdân
p bảo
vê ̣ quyề n và lơ ̣i ić h chin
́ h đáng của miǹ h và tham gia xây dựng và quản lý nhà
nước.
15


1.1.3. Hình thức biểu hiện của tham ô
Hồ Chí Minh đã khái quát những biểu hiện muôn hình muôn vẻ của tham ô, như:
* Về phía cán bộ, tham ô là cậy quyền, cậy thế, đục khoét của nhân dân,
ăn bớt của cán bộ; lợi dụng của chính phủ làm của riêng, tiêu ít khai nhiều;
tham tiền của, địa vị, danh tiếng, ăn ngon, sống yên đầu, dìm người giỏi để
giữ địa vị, danh tiếng của mình...
* Về phía dân, Người chỉ ra đối với từng đối tượng cụ thể như: người
buôn bán: buôn gian, bán lậu, tích trữ đầu cơ; người có tiền: cho vay cắt cổ,
bóp hầu bao họp đồng bào; người cày ruộng: không bỏ công đào mương mà
ăn cắp nước ruộng của láng giềng; người làm nghề: bất cứ nghề gì thấy khó
khăn mà bắt chẹt đồng bào; người cờ bạc chỉ mong xoay của người làm của
mình...
Từ việc phân tích cụ thể trên đây, Hồ Chí Minh đi đến kết luận: cán bộ

hay nhân dân, nếu thiếu lương tâm đều có thể tham ô.
Tham ô biểu hiện dưới rất nhiều hình thức đa dạng, nhưng Hồ Chí Minh
đã khái quát thành hai hình thức cơ bản sau đây:
- Tham ô trực tiếp: là cán bộ nắm tiền, nắm quyền trong tay mà gian lận,
tham lam, ăn cắp là trực tiếp.
- Tham ô gián tiếp: là ăn cắp thời giờ của Chính phủ, của nhân dân. Đã
trả lương nhưng không làm tròn nhiệm vụ, kém lòng trách nhiệm, làm việc
chậm chạp, đi muộn về sớm, không siêng năng, chăm chỉ.
Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô trực tiếp có thể nhận ra, nhưng tham ô gián
tiếp khó nhận biết bởi nó được che dấu bằng nhiều lý do khác nhau. Người
viết: “Nói đến tham ô, có người chỉ nghĩ đến ăn cắp của công làm của tư mà
không thấy thứ tham ô gián tiếp. Thí dụ một cán bộ, Chính phủ, nhân dân trả
lương hàng tháng đều cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này trông
núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân” [34,345].

16


1.1.4. Tác hại của tham ô
Tham ô có tác hại vô cùng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, tham ô là kẻ thù
của nhân dân, của cán bộ và chính phủ. Người viế t: “tham ô, lãng phí và bệnh
quan liêu là kẻ thù của nhân dân , của bộ đội và của chính phủ . Kẻ thù khá
nguy hiể m, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức
của ta, để làm hỏng công viê ̣c của ta”’ [34,357]. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ
tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh
của thực dân và phong kiế n vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiế n
quố c của ta , làm hỏng tinh thần trong sạch và ý c hí khắc khổ của cán bộ ta ,
phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiê ̣m, liêm, chính.
Để kháng chiế n th ắng lơ ̣i, xây dựng nước nhà , chiến sỹ, đồng bào ta phải
hy sinh mồ hôi, nước mắt và thậm chí là xương máu của mình. Những kẻ

tham ô, lãng phí, quan liêu thì lại ăn cắp của công, phá hoại sức lực, tinh thần
của của Chính phủ và nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian. Vì thế,
chống tham ô, lãng phí quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như đánh giặc.
Như Hồ Chí Minh khẳng định, đây là giặc “nội xâm”. Bởi vậy, theo Người
muốn thắng trên mặt trận này phải có sự chuẩn bị, có kế hoạch, tổ chức, phải
có lãnh đạo và kiêm quyết chống lại tham ô đến cùng. Do đó, tất cả các cấp,
các ngành, các cơ quan và nhân dân phải có trách nhiệm, phải tổ chức thành
phong trào sâu rộng để tẩy trừ nạn tham ô.
Hơn nữa, tham ô làm ảnh hưởng đế n chiń h tri ̣ , kinh tế , xã hô ̣i, làm mất
đoàn kế t nô ̣i b ộ, làm suy yếu sức mạnh của dân tộc, ảnh hưởng xấu tới cuộc
đấ u tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghiã xã hô ̣i . Chính vì thế, mọi người đều
phải có trách nhiệm chống tham ô.
Là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng, tham ô không những phá hoại sự
phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm
suy giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước. Tính nguy hiểm
của thứ “giặc trong lòng” này biểu hiện ở chỗ nó nằm sâu trong các cơ quan,
tổ chức cách mạng, nằm trong tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên,
17


những người có chức, có quyền và còn ẩn náu cả trong quần chúng nhân dân,
bộ đội, viên chức. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc đấu tranh có
hiệu quả nhằm chống lại căn bệnh này.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham ô
1.2.1. Vị trí, vai trò của việc chống tham ô
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chống tham ô là cách mạng, bởi tiến
hành cách mạng là tiêu diệt những cái xấu, xây dựng những cái tốt, xóa bỏ
chế độ thực dân phong kiến để xây dựng một xã hội mới do nhân dân lao
động làm chủ. Khi thực dân phong kiến bị tiêu diệt, nhưng cái nọc độc của nó
(tham ô, lãng phí, quan liêu) vẫn còn, thì cách mạng vẫn chưa thành công

hoàn toàn, vì thứ nọc độc ấy ngấm ngầm ngăn trở, phái hoại sự nghiệp xây
dựng chế độ mới. Do vậy, muốn xây dựng xã hội mới phải tẩy cho sạch
những thói xấu của xã hội cũ, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Hồ Chí Minh phân tích: có những người trong lúc tranh đấu thì trung
thành, hăng hái không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch,
nghĩa là có công với cách mạng. Nhưng đến khi có ít quyền hạn trong tay thì
đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác,
sao nhãng rèn luyện đạo đức cách mạng, nên đã rơi vào chủ nghĩa cá nhân và
biến thành người hại dân, hại nước, có tội với cách mạng. Chúng ta phải cứu
vãn họ, giúp họ khôi phục đạo đức cách mạng, giáo dục họ đưa họ vào con
đường cách mạng[34,361].
Hồ Chí Minh cho rằng chống tham ô là dân chủ. Nhà nước Việt Nam dân
chủ Cộng hòa do nhân dân, bộ đội không tiếc mồ hôi, nước mắt, công sức và
xương máu để lập ra. Vì thế, để nhân dân có thể thực hiện quyền làm chủ một
cách đúng nghĩa, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì phải tạo ra
một cơ chế để nhân dân kiểm tra, giám sát việc làm của cán bộ, đảng viên.
Chỉ khi nào nhân dân thực sự tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động
của nhà nước trong thực tế thì công tác chống tham ô mới đem lại kết quả.

18


Người khẳng định: “quan liêu, lãng phí, tham ô là kẻ thù của nhân dân; vì thế
“muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ...”[34,34].
Người viết: “Cán bộ được giao quyền điều khiển bộ đội, sử dụng tiền của
trong công cuộc kháng chiến kiến quốc. Nhiệm vụ của cán bộ là chăm nom,
yêu mến mỗi một chiến sĩ, quý trọng, tiến kiệm mỗi một đồng tiền, bát gạo,
một giờ công của đồng bào. Đồng thời, chiến sĩ và đồng bào có quyền đòi hỏi
cán bộ phải làm tròn nhiệm vụ đó, có quyền phê bình, chỉ trích những cán bộ
không làm tròn nhiệm vụ. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là để xây

dựng tổ chức, đoàn thể vững mạnh” [34,362].
Để dân chủ được thực hiện phải dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng
đường lối của quần chúng. Cho nên, phong trào chống tham ô, lãng phí, quan
liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng, phải động viên quần chúng, phải
thực hành dân chủ, làm cho quần chúng hiểu rõ, hăng hái, tham gia đông đảo,
tự giác mới thành công.
Do đó phải phát động phong trào quần chúng và làm cho quần chúng
khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu. Tai mắt của hàng triệu quần chúng
biến thành những ngọn đuốc soi sáng khắp mọi nơi thì tệ quan liêu tham ô,
lãng phí, quan liêu sẽ không còn chốn ẩn nấp. Trong cuộc vận động này, giáo
dục là chính, đồng thời, phải xử lý thích đáng những kẻ ngoan cố, không chịu
ăn năn sửa chữa.
Hồ Chí Minh cho rằng, nếu tất cả mọi người đồng tâm hiệp lực để phong
trào đấu tranh chống tham ô giành được thắng lợi thì chắc chắn sẽ góp phần
làm cho dân tộc ta đoàn kết hơn nữa, năng suất lao động được nâng cao, góp
phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng Tổ quốc.
Thông qua đó, giúp mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm
chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm
để xây dựng nước nhà. Chống tham ô sẽ giúp cán bộ cải tạo tư tưởng nâng
cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và
nhân dân.
19


×