Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tư tưởng hồ chí minh về vấn đề tôn giáo và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.75 KB, 41 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------------

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ TÔN
GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY

HÀ NỘI, 2013


2


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................3
Chương 1................................................................................................................................5
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO......................................................................5
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo..................................................5
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo..............................................................9
1.3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo........................................................21
Chương 2..............................................................................................................................23
ĐẢNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ......................................................23
TÔN GIÁO VÀO CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.............................23
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam...................................................23
2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo theo


tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay..............................................................28
2.3. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay......................................................30
KẾT LUẬN..........................................................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................39

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho các thế hệ sau những di sản tư
tưởng vô cùng quý giá, trong đó có vấn đề tôn giáo. Người đã vận dụng sáng
tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo trong hoàn cảnh lịch sử
cụ thể của Việt Nam. Chính sách “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do
Người đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, kháng
chiến thắng lợi, giành độc lập, thống nhất. Đưa cả nước bước vào thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những
lời di huấn, các bài viết, những cử chỉ hành động cũng như phong cách ứng
xử của Người đối với các tôn giáo nói chung và đối với các tín đồ giáo sĩ, nhà
tu hành nói riêng là những bài học quý báu. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, bảo


4

đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng là nội dung cơ bản của
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Những năm gần đây, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn
giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm tiến hành bạo loạn lật
đổ, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Với xu thế hội nhập ngày hôm nay, Việt Nam cũng
như các quốc gia khác đã mở rộng cánh cửa hội nhập với thế giới. Sự hòa
nhập này đã đem đến cho Việt Nam một luồng gió mới. Song không phải tất

cả mọi vấn đề đều có lợi thế vì nó còn đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Mỗi một quốc gia đều có những nét riêng về văn hóa, chính trị, nhưng sự du
nhập tràn lan của văn hóa nước ngoài khiến cho người dân khó có thể lựa
chọn được những kiến thức về văn hóa, xã hội phù hợp với trình độ nhận thức
của bản thân mình. Tôn giáo vì thế ngày càng trở nên nhạy cảm và dễ bị kẻ
thù lợi dụng. Nó đặt ra một bài toán mới về chính sách tôn giáo phù hợp cho
Đảng và nhà nước ta. Nhưng những thủ đoạn của kẻ thù ngày càng tinh vi,
sức phá hoại ngày càng lớn hơn. Vì vậy, vấn đề nhận thức sự đúng đắn trong
chính sách tôn giáo ngày càng trở nên quan trọng. Không phải ai cũng có đủ
năng lực để nhận thức đúng đắn, biết tiếp thu vấn đề một cách chính xác mà
không bị “hòa tan” vào “nó” hoặc sẽ không đi nhầm đường. Kẻ thù cũng đã
lợi dụng sự hòa nhập này để tiến hành âm mưu của mình. Một bộ phận nhỏ
người dân không có lập trường vững chắc đã bị lung lay trước luận điệu của
kẻ thù.
Tôn giáo đã và đang trở thành một điểm nóng và nhạy cảm trong
đường lối xây dựng đất nước hiện nay. Vì vậy, việc làm rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề tôn giáo trong tình hình hiện nay là việc làm cần thiết, nhằm
nâng cao nhận thức, quan điểm, thái độ cách nhìn nhận cho quần chúng và là


5

cơ sở lí luận giúp cho Đảng đề ra các chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo tín
ngưỡng một cách đúng đắn.
Từ những nhận thức khoa học ban đầu như vậy, tôi đã chọn “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

1.1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo
Các nhà kinh điển Mác-Lênin khẳng định tôn giáo có nguồn gốc từ
kinh tế- xã hội, con người bất lực trước sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về
chính trị, bất công về xã hội. Từ sự kém hiểu biết và hạn chế về nhận thức và
tâm lý, tình cảm trước hiện tượng tự nhiên, chính sợ hãi đã sinh ra thần linh,
dẫn họ tới chỗ đặt tất cả hy vọng của mình ở những lực lượng siêu nhiên. Nói
tóm lại là sự bất hợp lý giữa con người và con người, con người với tự nhiên.
Do vậy tôn giáo có sức cuốn hút rất mạnh mẽ trong việc an ủi tạo ra niềm tin
cho con người. Vì thế Mác đã nói : tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Kế thừa quan điểm của Mác và Ăngghen, Lênin đã phát triển và đưa ra
nhiều sách lược trong vấn đề xây dựng đường lối, chính sách tôn giáo của các
Đảng Mácxít.
Chính sách tự do tín ngưỡng - tôn giáo: tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy
cảm, đó là quyền riêng tư trong việc lựa chọn tôn giáo, đổi đảo, tự do tư
tưởng, tín ngưỡng, thực hành tôn giáo, bày tỏ đức tin.
Các đảng Mácxít không phải dùng bạo lực mà phải quan tâm vận động
quần chúng tín đồ các tôn giáo. Lênin đã có quan điểm hết sức đúng đắn trong
công tác tôn giáo các đảng Mácxít “Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn


6

giáo thì phải cực kì thận trọng, trong cuộc chiến đấu này, ai làm thương tổn
tình cảm tôn giáo người đó sẽ gây thiệt hại lớn, cần phải bằng tuyên truyền
giáo dục, nếu làm thô bạo chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận, hành
động như vậy sẽ gây thêm chia rẽ quần chúng về tôn giáo mà sức mạnh
chúng ta là sức mạnh đoàn kết”[1, tr.130]. Chính sách đoàn kết tôn giáo của
Lênin cũng tích cực chống lại tư tưởng cực đoan, biệt phái, khi ông cho rằng
tất cả các đảng viên, lãnh đạo đều có thể có tôn giáo hoặc không, thậm chí
một linh mục cũng có thể vào đảng “Chúng ta không những sẵn sàng kết nạp

mà còn cố gắng để thu hút vào trong Đảng Dân chủ xã hội tất cả những công
nhân nào còn tin ở thượng đế, chúng ta nhất định phản đối bất cứ một sự xúc
phạm nhỏ nào đến những tín ngưỡng tôn giáo của họ” [4, tr.131].
Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo được Hồ
Chí Minh kế thừa và phát triển, nó quyết định bản chất cách mạng và khoa
học của tư tưởng Người về tôn giáo, trang bị cho Người thế giới quan và
phương pháp luận khoa học trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề tôn
giáo – tín ngưỡng trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam.
1.1.2. Kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sâu sắc những giá trị tư
tưởng tốt đẹp của dân tộc. Đây là những giá trị đã hun đúc qua hàng ngàn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống kiên cường bất khuất
trong đấu tranh chống ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động, đoàn kết
cộng đồng, coi trọng đạo lí đặc biệt là yêu chuộng hòa bình. Có thể thấy rằng
các tôn giáo du nhập vào nước ta chủ yếu đều bằng con đường hòa bình,
chung sống với nhau cũng rất hòa bình dù đó là tôn giáo nội sinh hay ngoại
sinh, Người Việt Nam luôn lấy phương châm “hòa nhi bất đồng” dễ thích ứng
để lựa chọn cái hay cái đẹp làm giàu vốn văn hóa truyền thống của mình.


7

Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, nhưng lại có đặc
điểm là thống nhất trong đa dạng.
Trong tất cả các giá trị đó thì chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam là cơ
sở quan trọng hàng đầu hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và
về tôn giáo nói riêng. Chủ nghĩa yêu nước là động lực thôi thúc người ra đi
tìm đường cứu nước, đồng thời cũng là cơ sở hàng đầu để người nhận thức
giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta nhằm đoàn kết toàn thể nhân dân không
phân biệt tôn giáo tín ngưỡng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc Người

xem xét đánh giá tôn giáo luôn gắn liền với đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh
lịch sử của dân tộc, tìm ra những điểm tương đồng, từng bước hạn chế sự
khác biệt thực hiện đoàn kết toàn dân. Với quan niệm ấy, Người đã tìm thấy
những giá trị văn hóa, đạo đức trong tín ngưỡng tôn giáo, điểm tương đồng
tôn giáo và chủ nghĩa xã hội.
1.1.3. Tiếp thu những tư tưởng tích cực, tiến bộ của các tôn giáo trên thế giới
∗Ở Phương Đông
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tiến bộ cuả Phật giáo. Đây là
một tôn giáo lớn có nguồn gốc từ Ấn Độ, được du nhập vào Việt Nam đầu
công nguyên. Phật giáo từng đóng vai trò quan trọng đối với các triều đại
phong kiến nước ta, góp phần ổn định tình hình xã hội và làm phong phú đời
sống tinh thần cho nhân dân.
Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo từ rất sớm, trước
hết là từ những người thân trong gia đình Người như bà ngoại Nguyễn Thị
Kép, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và trong sinh hoạt cộng động xã hội.
Trên con đường hoạt động cách mạng, Người đã đến Ấn Độ là cái nôi
của Phật giáo. Ngoài ra, từ năm 1928-1929, khi đang hoạt động ở Thái Lan,
với bí danh là Thầu Chín, Người đã cải trang thành một nhà sư hoạt động ở
trong một ngôi chùa. Do vậy người cũng có thời gian nghiên cứu giáo lý đạo


8

Phật và am hiểu kiến trúc đền chùa, nên đã có thái độ rất tôn trọng đối với
Phật giáo.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng tích cực của Phật giáo “đại từ, đại
bi”, “cứu khổ, cứu nạn”, “vô ngã, vị tha”, triết lí nhân sinh hướng con người
tới điều thiện, nếp sống trong sạch giản dị, bình đẳng,…, bên cạnh đó, Hồ Chí
Minh cũng đã tiếp thu có chọn lọc tư tưởng tiến bộ của Nho giáo như: Triết lí
hành động, tư tưởng nhập thế, thế giới đại đồng, tu dưỡng đạo đức đề cao văn

hóa, đề cao nhân dân.
∗Ở Phương Tây
Hồ Chí Minh thấy cái tinh túy nhất trong giáo lý của Thiên chúa là mục
đích cao cả nhằm giải phóng chúng sinh, vì hạnh phúc của con Người. Vì vậy,
Người đã tìm thấy nét tương đồng giữa mục đích của Chúa với mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội đều hướng tới con người. Mặc khác, là một tôn giáo nên nó
có hạn chế nhất định như thế giới quan duy tâm, đấu tranh vì mục đích tự do,
hạnh phúc con người, nhưng lại được hưởng ở trên thiên đàng chứ không phải
ở thế giới hiện thực.
Hồ Chí Minh không hề định kiến với Thiên Chúa giáo mà còn thấy
được những giá trị văn hóa, đạo đức trong tôn giáo ấy. Đồng thời Người rất
chú trọng đến việc tuyên truyền đồng bào Thiên Chúa giáo và các linh mục
cảnh giác với những kẻ đội lốt tôn giáo chống phá cách mạng. Người đã giải
quyết một cách đúng đắn và hài hòa nhất với đồng bào Thiên Chúa giáo,
nhằm phát huy đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng
xã hội mới.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã chắt lọc, tiếp thu những gì tốt đẹp nhất của
các tư tưởng tiến bộ tôn giáo trên thế giới. Như một nhà báo nước ngoài đã
nhận xét: “Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn
ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách


9

mạng Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả được bao bọc
trong một dáng dấp rất tự nhiên” [1, tr.19].
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
1.2.1.Các giai đoạn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

∗ Trước năm 1945

Hồ Chí Minh chủ yếu viết các bài báo và một số tác phẩm vạch trần
bản chất bóc lột của liên minh chủ nghĩa thực dân và giáo hội như “Bản án
chế độ thực dân Pháp”, “Tình cảnh giai cấp nông dân Việt Nam”… Đồng thời
Người tiến hành chắt lọc, kế thừa những yếu tố hợp lí trong tín ngưỡng tôn
giáo nội sinh và tôn giáo du nhập vào Việt Nam.
Về sự cấu kết giữa chủ nghĩa thực dân và giáo hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“ Chính những tên giáo sĩ đã vẽ bản đồ An Nam cho quân đội xâm lược .
Chính bọn họ đã đưa tin cho gián điệp , dẫn đường cho quân đội viễn chinh
và tố giác những người yêu nước”. Người kết luận: “ Nếu có dân tộc nào phải
nhờ ơn chúa và các giáo sĩ thì đó chính là dân tộc An Nam! Vì chúa và các
giáo sĩ mà dân tộc này đã sa vào tình cảnh nô lệ…”[7, tr 407].
Trong phát biểu tại phiên họp thứ 7 của Quốc tế nông dân, Người nói:
“…nhờ nền văn minh phương Tây mà chúng tôi có cả nhà thờ và thuốc
phiện” và “Bây giờ xin nói để các đồng chí biết Nhà thờ Thiên chúa đã tước
đoạt nông dân như thế nào”. Dựa vào những số liệu cụ thể, Hồ Chí Minh đã tố
cáo những thủ đoạn vơ vét của giáo hội bằng cách cấu kết với thực dân “mà ở
Nam Kì những nhà truyền đạo Thiên chúa có trên một phần tư đất đai cày cấy
được …”. Các nhà truyền giáo đã dùng nhiều thủ đoạn để cưỡng đoạt ruộng
đất của người nông dân bản xứ như cho vay nặng lãi, buộc họ cầm cố số
ruộng đất, đến hạn không được trả; ăn cắp những văn bản chứng nhận quyền
sở hữu ruộng đất của nông dân biến thành của nhà thờ; lừa đảo những người


10

“tứ cố vô thân” đi khai khẩn đất mới; hứa rằng khai khẩn xong sẽ chia cho họ
để rồi chiếm đoạt…” [7, tr.180].
Bên cạnh việc lên án chủ nghĩa thực dân và giáo hội đối với người Việt
Nam, giai đoạn trước năm 1945, Hồ Chí Minh còn chú ý khai thác những yếu
tố hợp lí trong tín ngưỡng và tôn giáo. Xuất thân từ một gia đình nhà nho, ở

một nước mà có hàng ngàn năm có hiện tượng độc đáo là Nho – Phật – Đạo
dung hợp cả trong tư tưởng và thực tiễn, Hồ Chí Minh vừa chịu ảnh hưởng
của tư tưởng, nề nếp gia phong Nho giáo, vừa chịu ảnh hưởng của các tôn
giáo khác như Phật giáo … Điều đặc biệt là Hồ Chí Minh đã nhận thấy cái
chung là tính hướng thiện, một giá trị đích thực của các tôn giáo, Người nói :
“ Phật Thích Ca dạy đạo đức là từ bi
Khổng Tử dạy đạo đức là nhân nghĩa” [11, tr.225].
Hồ Chí Minh còn phân biệt tín ngưỡng tôn giáo bản địa với tôn giáo du
nhập vào nước ta: “Người An Nam không có linh mục, không có tôn giáo
theo cách nghĩ của Châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện
tượng xã hội. Chúng tôi không có những người tư tế nào, những người già
trong gia đình thực hiện những nghi lễ tưởng niệm. Chúng tôi không biết đến
uy tín của những thầy cúng, của linh mục là gì”. Nhận rõ tính hòa đồng của
tín ngưỡng, tôn giáo cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã đưa ra chủ trương hết sức quan trọng, đó là liên kết toàn dân, không phân
biệt già trẻ tôn giáo, giầu nghèo cùng đoàn kết chung sức, chung lòng đấu
tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và thực hiện quyền bình đẳng, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, Người viết:
“ Hội hè tín ngưỡng báo chương
Họp hành đi lại có quyền tự do” [8, tr.152].
Những bài viết của Hồ Chí Minh trước năm 1945 về tín ngưỡng tôn
giáo tuy chưa nhiều, song là những phác thảo quan trọng, tạo cơ sở cho quan


11

điểm của Người về tín ngưỡng, tôn giáo ở giai đoạn sau cách mạng Tháng
Tám 1945.
∗Giai đoạn sau năm 1945
Với tư cách là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, ngay sau khi giành

được chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3-91945) Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và LươngGiáo đoàn kết. Trong Hiến pháp 1946 đã thể hiện rõ tư tưởng của Người về tự
do tín ngưỡng là : Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng.
Ngày 4 tháng 6 năm 1955, Hồ Chí Minh đã trực tiếp ký sắc lệnh
234/SL về tôn giáo gồm 5 chương với 16 điều nhằm cụ thể hóa quyền tự do
tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; Đảng và chính phủ có chủ trương,
chính sách nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, đảm bảo các hoạt động tôn
giáo hợp pháp của nhân dân.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa
tôn giáo, có lịch sử hình thành và có bản sắc riêng. Song, Người nhận rõ đồng
bào các tôn giáo, các dân tộc ở Việt Nam đều là công dân Việt Nam do đó mà
lợi ích của các tôn giáo thường gắn với lợi ích của quốc gia dân tộc. Cho nên
Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác tôn giáo là công tác quần chúng góp
phần xây dựng nên khối đại đoàn kết toàn dân. Người thường xuyên thăm hỏi
động viên đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo, hướng hoạt động của
họ theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “Sống phúc âm trong lòng dân
tộc”, “Dân tộc – đạo pháp và chủ nghĩa xã hội”.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, song Hồ Chí Minh luôn có thái
độ kiên quyết vạch trần và đấu tranh với những âm mưu của kẻ xấu lợi dụng
tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân
dân.


12

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo được hình thành qua hai
giai đoạn, chủ yếu là từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Tư tưởng về tín
ngưỡng tôn giáo của Người đã được thể hiện cụ thể ở đường lối, chính sách
về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, thể hiện ở sự nhất quán, khoa
học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam.
1.2.2 Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

1.2.2.1 Tất cả mọi tôn giáo đều hướng tới giá trị nhân đạo của con người
Hồ Chí Minh trong vai trò là người đứng đầu Đảng, Nhà nước rất chú
trọng đến chính sách tôn giáo. Tư tưởng về chính sách tôn giáo của Hồ Chí
Minh được hình thành từ truyền thống văn hoá dân tộc, quan điểm về dân tộc
của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thực chất tư
tưởng về chính sách tôn giáo của Hồ Chí Minh là nhằm xây dựng, củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cho nên
chính sách tôn giáo theo tư tưởng của Người thể hiện tính nhất quán lâu dài,
thực sự tôn trọng đối với các tôn giáo và sự mềm dẻo khéo léo trong xử lí các
vấn đề tôn giáo
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ tác dụng quan trọng của tín ngưỡng, tôn
giáo với sự hình thành đạo đức của con người. Hồ Chí Minh đã tìm thấy cái
chung của các tôn giáo là đều phản ánh khát vọng tự do và hạnh phúc của quần
chúng bị áp bức, đau khổ, thấy rõ tính nhân văn của các tôn giáo chân chính là
hướng tín đồ, hướng nhân loại tới bình đẳng, bác ái, khuyên con người làm
điều thiện, loại trừ cái ác.
Từ lòng ngưỡng mộ các vị sáng lập ra một tôn giáo, đặt họ ngang
hàng với các vĩ nhân sáng lập một học thuyết lớn, một chủ nghĩa lớn. Người
nêu rõ giá trị đạo đức của từng tôn giáo: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác
ái/ Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi/ Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân
nghĩa”[7, tr.225]. Hồ Chí Minh coi Chúa Giêsu, Khổng Tử, Các Mác, Tôn


13

Dật Tiên đều là các bậc vĩ nhân của nhân loại và tự nhận mình là người học
trò nhỏ của các vị đó.
Người luôn ca ngợi lòng nhân ái, đức hi sinh của Chúa Giêsu trong
những bức thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Nôen. Trong bức thư
năm 1945, Hồ Chí Minh viết: “Đức Thiên Chúa là tấm gương hi sinh triệt

để vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình, vì
công lý. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay, tinh thần bác ái của Ngài tỏa ra
khắp, thấm vào lại sâu”
Trong nhiều bức thư gửi Hội Phật tử, Người thành kính bày tỏ lòng
ngưỡng mộ đức Phật Thích Ca. Trong bức thư năm 1947, Người viết: “Đức
Phật đại từ đại bi cứu khổ, cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn,
người phải hi sinh, tranh đấu, diệt lũ ác ma...”. Hồ Chí Minh xem xét tôn
giáo, tín ngưỡng không chỉ từ bình diện chính trị - xã hội mà còn từ bình
diện giá trị đạo đức nhân sinh. Người xem tôn giáo, tín ngưỡng là một yếu tố
cấu thành văn hóa của nhân loại. Tôn giáo, tín ngưỡng cũng là một phương
thức bộc lộ nhân tính. Người Cộng sản cần tranh thủ những mặt tích cực
trong tôn giáo, tín ngưỡng để phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Nhân dịp Nôen năm 1953, Người viết thư gửi đồng bào Công giáo:
“...Phúc âm dạy chúng ta rằng: Chúa Cơ đốc sinh ra làm gương mọi giống
phúc đức như: hi sinh vì nước, vì dân, làm gương lao động, công bằng
ruộng đất, tin thờ Chúa bằng tinh thần. Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi
đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất, làm cho người cày có
ruộng, tín ngưỡng tự do. Như vậy, là những việc Chính phủ, nhân dân ta
làm đều hợp với tinh thần Phúc âm” [9, tr.197]. Trong bức thư Người gửi
Hội Phật tử năm 1947 có đoạn: “...Nay đồng bào ta đại đoàn kết hi sinh của
cải xương máu, kháng chiến đến cùng để đánh tan thực dân phản động, để
cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để gìn giữ thống nhất và độc lập của tổ quốc.


14

Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ, đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng
chiến để đưa giống nòi ra khỏi ải nô lệ.” [10, tr.107].
Lòng thương yêu con người của Hồ Chí Minh khác lòng từ bi của Đức
Phật Thích Ca, lòng bác ái của Đức Chúa Giêsu. Phật và Chúa dạy con

người cuộc sống dương thế chỉ là tạm bợ. Phật khuyên con người nhẫn nại tu
luyện thoát khỏi vòng luân hồi để đến cõi niết bàn cực lạc. Chúa khuyên con
người chăm chỉ cầu nguyện, rửa sạch mọi tội lỗi để được lên thiên đường.
Hồ Chí Minh thương yêu con người sống thực trên thế gian này và chỉ ra
nguyên nhân gây nên mọi nỗi khổ đau cho con người bị áp bức; từ đó hướng
họ tới con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, con đường để mỗi người hoàn toàn có quyền tự do lao động sáng tạo, tự
do tôn giáo, tín ngưỡng.
1.2.2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo
* Đoàn kết tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong chiến lược đại
đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
Theo Hồ Chí Minh cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không
phải của một hai người. Vì vậy, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc thì phải tập
hợp lực lượng. Trong đó có đoàn kết giữa những người có tôn giáo và những
người không có tôn giáo, đồng bào các tôn giáo khác nhau là mục tiêu và
nhiệm vụ hàng đầu. Dưới chế độ thực dân phong kiến đồng bào có tôn giáo
hay không tôn giáo đều bị áp bức nặng nề. Khi Tổ quốc bị mất độc lập thì các
tôn giáo cũng không được tự do. Vì vậy đồng bào cần đoàn kết lại và đoàn kết
với toàn dân đấu tranh giành độc lập.
Năm 1941, khi phân tích tình hình thế giới, Hồ Chí Minh đã đưa nhiệm
vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Và chỉ đạo tập hợp mọi lực lượng yêu
nước trong đó có đồng bào các tôn giáo….Đặc biệt là Hội phật giáo cứu quốc


15

và Hội Cơ đốc giáo cứu quốc đã tham gia rất tích cực trong mặt trận Việt
Minh, hình thành một khối đoàn kết thống nhất cùng chống Pháp, Nhật.
Ngoài ra các tổ chức tôn giáo khác cũng nhanh chóng thu hút các tín đồ, chức

sắc vào mặt trận.
Khi Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ mới ra đời, đã
phải chống chọi với thù trong giặc ngoài, bọn thực dân và phản động tuyên
truyền cộng sản là vô thần, vô thần là diệt đạo làm cho nhân dân hiểu lầm, là
Người đứng đầu nhà nước Hồ Chí Minh đã giải quyết rất tế nhị và mềm dẻo,
lại một lần nữa Người kêu gọi: “Toàn thể đồng bào ta không chia lương giáo,
đoàn kết chặt chẽ quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông Tổ quốc và
cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do”[3, tr.365]. Người đã chỉ ra tác hại của việc
mất đoàn kết là nguy cơ làm mất độc lập tự do.
Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần hai, Hồ Chí Minh
đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). Người nêu cao tin thần
đoàn kết, hiệu triệu đồng bào cùng ra sức chống thực dân Pháp: “Hỡi đồng
bào, chúng ta hãy đứng lên, bất kì đàn ông, bất kì đàn bà, không chia tôn
giáo, đảng phái…hễ là người Việt Nam yêu nước thì phải đứng lên chống
thực dân Pháp để cứu tổ quốc”[9, tr.480].
Ngày 25-12-1945 Người đã gửi thư chúc mừng đồng bào công giáo
Việt Nam nhân dịp lễ Nôen đầu tiên sau ngày giành độc lập, trong đó có
đoạn: “Hiện nay, Tổ quốc đồng bào ta công giáo và ngoại công giáo đều
đoàn kết chặt chẽ, nhất trí đồng tâm như con một nhà, ra sức đấu tranh để
giữ gìn nền độc lập của tổ quốc, ngoài sa trường thì xương máu của chiến sĩ
công giáo và ngoại công giáo đã xây nên một bức tường thành kiên cố vĩ đại
để cản lại kẻ thù là bọn thực dân Phương Tây. Ở khắp nước thì đồng bào
công giáo và ngoại công giáo đương đem cả lực lượng giúp vào cuộc kháng


16

chiến và kiến quốc. Tinh thần hy sinh phấn đấu tức là noi theo tinh thần cao
thượng của đức chúa Giêsu”[6, tr.121, 122].
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1948-1949. Người đã viết một tập

sách mỏng nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với đồng bào công giáo
và lên án hành động xấu xa của Bảo Đại, lợi dụng đồng bào công giáo để
chống phá kháng chiến: “Ngày xưa vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị và vua Tự
Đức cậy thế quân chủ giết hại giáo sĩ ngoại quốc và đồng bào công giáo Việt
Nam, thực dân Pháp mượn cớ ấy để chia rẽ dân tộc ta và cướp nước ta. Sau
80 năm áp bức dân ta, thực dân Pháp bị đánh đổ, nước ta được giải phóng.
Thực dân Pháp lợi dụng thủ đoạn cũ mong chia rẽ lương-giáo, để làm kém
lực lượng chiến đấu của ta và cướp nước ta một lần nữa.
Song thực dân Pháp quên rằng:
- Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn đoàn kết, giáo cũng như lương, kiên
quyết kháng chiến để tranh lấy thống nhất, độc lập cho tổ quốc.
- Đồng bào công giáo quyết thực hiện khẩu hiệu: Phụng sự thiên chúa,
phụng sự tổ quốc và đều hiểu rằng kính chúa mà không biết yêu nước là chưa
kính chúa, mà yêu nước thì phải kháng chiến” [3, tr.139].
Sau 1945, hoàn cảnh lúc này là chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc,
cục diện chiến tranh lạnh đang hình thành, trong đó sự đối đầu giữa công giáo
và cộng sản là rất gay gắt. Vậy mà một chính phủ non trẻ do Hồ Chí Minh
lãnh đạo lại có thể huy động được đông đảo chức sắc tôn giáo vào mặt trận
đứng về phía đảng, bí quyết thành công này chính là sự thắng thế của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng nhất về việc thực hiện khối đoàn kết
tôn giáo, Người không kì thị bất cứ một tôn giáo nào mà luôn quan tâm thăm
hỏi đồng bào các tôn giáo, đặc biệt là vào các dịp đại lễ Nôen.


17

Ngày 13-7-1945, Hồ Chí Minh tiếp đại biểu của ba tôn giáo lớn là
Công Giáo, Phật Giáo và Cao Đài, Người tuyên bố rằng: dân tộc có được giải
phóng thì tôn giáo mới được giải phóng, cho nên lúc này chỉ có quốc gia là

trên hết, không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước
Việt Nam đều có nhiệm vụ chiến đấu cho độc lập tổ quốc.
Tinh thần đoàn kết của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự khoan dung,
nhân ái đối với những người lầm đường lạc lối, bị bọn đội lốt tôn giáo lợi
dụng, để rồi có hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhưng thực sự họ thấy
sai lầm và sửa chữa thì mặt trận đoàn kết toàn dân sẵn sàng đón nhận họ.
Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ 1947, Người tha thiết kêu gọi: “Nhân dịp
này tôi tha thiết kêu gọi đồng bào vì một cớ gì mà lầm đường lạc lối hãy kịp
trở về với Tổ quốc. Dù sao cũng là ruột thịt …tôi tin rằng các người hãy mau
tỉnh ngộ. Và tôi cam đoan rằng Tổ quốc, đồng bào, chính phủ bao giờ cũng
khoan hồng …” [10, tr.214,215].
Như vậy, qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đã đánh giá
cao vai trò của các tôn giáo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng
xã hội mới. Đồng bào Miền Nam trong cuộc dấu tranh chống Mỹ cứu nước đã
kháng chiến rất anh dũng, các tín đồ Phật giáo, Công giáo, đạo Hồi, Tin Lành,
Hòa hảo, Cao Đài cũng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp thống nhất nước
nhà.
∗ Đoàn kết tôn giáo phải trên cơ sở chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân.
Quán triệt quan điểm của chủ nghã Mác–Lênin về nguồn gốc, bản chất
tôn giáo, để thực hiện chủ trương đoàn kết lương giáo, cảm hóa đồng bào giáo
dân đi theo cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm, tôn trọng phần
“đạo” mà còn phải quan tâm đến phần “đời” của đồng bào tín đồ các tôn giáo.
Đây là quan điểm đặc sắc của Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo, Người


18

luôn trăn trở một điều là làm thế nào để “sản xuất ngày càng phát triển, phần
xác được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui”, để cho: “sánh danh Thiên

chúa trên các tầng trời hòa bình cho mọi người lành dưới thế”. Vì vậy, nếu
giáo dục tốt và biết quan tâm chăm lo đời sống mọi mặt của họ thì giáo dân có
thể đấu tranh đến cùng “sống theo Đảng, chết theo Chúa”. Người nhắc nhở
cán bộ chú ý đến việc chăm lo sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần
giáo dân.

∗ Đoàn kết tôn giáo thì phải đấu tranh chống lại âm mưu lợi dụng tôn
giáo, tín ngưỡng để chống phá cách mạng.
Từ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù là luôn tìm cách chia rẽ nhân
dân ta bằng việc kích động, gây mâu thuẫn đồng bào theo đạo và không theo
đạo, giữa các đạo với nhau. Chúng tuyên truyền cộng sản là vô thần sẽ tiêu
diệt tôn giáo, thà mất nước còn hơn mất chúa,… Trên thực tế một bộ phận
giáo dân đã mắc mưu, ngộ nhận tin theo kẻ thù. Vì thế, Người yêu cầu phải
thường xuyên nêu cao tinh thần, đấu tranh vạch rõ thủ đoạn của địch, tuyên
truyền giải thích các chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Người đã lên án mạnh mẽ bọn
thực dân Pháp cấu kết với các giáo sĩ, chức sắc công giáo để xâm lược nước
ta. Người nói: “Như vậy là người dân An Nam không chỉ trói buộc vào một
chiếc cột mà họ còn bị đóng đinh bởi bốn thế lực liên hợp: Nhà nước, tên
thực dân, nhà thờ, tên lái buôn”[13, tr.160]. Hồ Chí Minh coi bọn đội lốt tôn
giáo để chống phá cách mạng không những là Việt gian mà còn là giáo gian.
Chính vì vậy, để thực hiện đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn quan
tâm đến việc giáo dục quần chúng phân biệt quyền tự do tín ngưỡng với việc
lợi dụng nó để chống phá cách mạng có như vậy mới thực hiện được chiến
lược đoàn kết dân tộc nói chung và tôn giáo nói riêng.


19

1.2.2.3. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân

Đây là chính sách nhất quán của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh
nhằm xây dựng đoàn kết lương giáo không ngừng củng cố và mở rộng khối
đại đoàn kết dân tộc.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, việc triều đình nhà Nguyễn không
thực hiện chính sách tự do tôn giáo tín ngưỡng là một trong những nguyên
nhân làm cho nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn, đặc
biệt là vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã thi hành chính sách cấm đạo,
giết đạo rất gay gắt: Bắt bớ và giết hại nhiều giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân
nước ta, đập bỏ phá hủy nhà thờ. Vì vậy, đã gây nên tình trạng ly tán lòng dân
với triều đình, không tập hợp được lực lượng. Thực dân Pháp lấy cớ này xâm
lược nước ta với chiêu bài “bảo vệ đạo”, còn giáo dân thì căm thù thậm chí
còn đứng về phe thực dân Pháp chống lại nhà Nguyễn. Đây là bài học lịch sử
lớn việc không tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh tôn giáo vừa là bộ phận cấu thành của văn hóa, vừa
là di sản văn hóa nhân loại, đó mặc nhiên là nhu cầu tinh thần của cuộc sống
nhân dân. Người nói: “Ý nghĩa của văn hóa là: vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
với nhu cầu đời sống và sự sinh tồn”[4, tr.200]. Do đó, theo Hồ Chí Minh tôn
giáo nó thuộc về lĩnh vực tinh thần rất tế nhị, nhạy cảm, theo hay không theo
một tôn giáo nào, một tính ngưỡng nào là quyền của mỗi công dân, tôn giáo
có quyền ứng cử và bầu cử mà không hề có sự phân biệt. Vì thế nếu can thiệp
vào đời sống, tính ngưỡng của người khác thì sẽ tăng thêm lòng thù hận và


20


không thể đoàn kết được lực lượng. Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin thiêng
liêng, giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống tin thần và chi phối tâm tư
tình cảm của đồng bào các tôn giáo. Do đó, vi phạm niềm tin tôn giáo là vi
phạm tín đồ chia rẽ khối đoàn kết là mắc vào âm mưu thâm độc của kẻ thù.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Tất cả mọi người có quyền nghiên cứu một
chủ nghĩa “tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia Tô tin ở chúa Trời cũng
như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin
tưởng”[13, tr.165]. Mặc dù thế giới quan cách mạng và thế giới tôn giáo khác
nhau, song không vì thế mà đối đầu, phải tôn trọng đức tin của mọi người. Do
vậy, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ năm 1945, Hồ Chí
Minh tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do lương - giáo đoàn kết”. Không chỉ bằng
lời nói mà còn thể hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Trong bản hiến pháp
đầu tiên 1946 của chúng ta đã ghi nhận: “Nhân dân có quyền tự do tín
ngưỡng”. Trong chính cương mặt trận Liên Việt điều thứ 7, điểm 1 viết: “Tôn
trọng tự do tính ngưỡng, tự do thờ cúng tổ tiên” [2, tr.359].
Năm 1951, trước luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, Hồ Chí Minh cũng
tuyên bố: vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao Động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.
Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ngày 8-3-1955, một lần nữa Người
khẳng định chính sách nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo và khẳng định: Chính phủ nhất định làm đúng như
vậy. Đến ngày 14-6-1955, Bác đã kí sắc lệnh 234/SL về vấn đề tôn giáo, gồm
5 chương và 16 điều rất chi tiết, cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do
thờ cúng của nhân dân, không ai xâm phạm quyền tự do ấy. Mọi người Việt
Nam đều có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mọi công


21


dân theo hay không theo một tôn giáo nào đều được hưởng mọi quyền lợi của
công dân, những nơi thờ cúng, các trường giáo lý của tôn giáo được pháp luật
bảo hộ. Các di sản văn hóa trong tôn giáo cần được bảo vệ giữ gìn. Để làm
được các vấn đề đó theo Người phải được luật hóa, bởi vì những quy định
pháp luật có lên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo vừa là điều kiện vừa là công cụ
bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do tí ngưỡng của nhân dân.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình Hồ Chí Minh luôn tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào. Dù bận nhiều công việc nhưng Người
luôn thăm hỏi, tiếp xúc với đồng bào, trong mọi cử chỉ, lời nói đều thể hiện
một thái độ chân thành sâu sắc với đồng bào các tôn giáo. Ngoài ra, Người
luôn luôn nhắc nhở, cán bộ và nhân dân ta là tuyệt đối không được xúc phạm
đến tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào. Tất cả những quan điểm trên của
Người là cơ sở để Đảng ta kế thừa đưa ra các chính sách tôn giáo trong các
giai đoạn sau này.
1.3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Từ chủ nghĩa yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa
Mác- Lênin với khát vọng giành độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho
nhân dân. Qua thực tiễn hoạt động cách mạng của Người, vấn đề tôn giáo,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những di sản quý
giá. Tư tưởng của Người về tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo trong hoàn cảnh cụ thể ở
Việt Nam, cho đến nay, tư tưởng ấy còn nguyên giá trị.
Trong giai đoạn hiện nay, tôn giáo không những không mất đi mà còn
phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những yếu tố tích cực mà tôn giáo mang lại,
thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều bằng chứng để khẳng định, có
bàn tay của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế. Do đó, vấn đề tôn giáo
càng gắn chặt và có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến An ninh quốc gia, sự



22

ổn định chính trị xã hội, sự vững mạnh và phát triển của nước Việt Nam độc
lập, có chủ quyền.
Trước đây cũng như hiện nay, nước ta luôn bị các thế lực thù địch “
nhòm ngó”, chống phá. Vì Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng về kinh
tế, quốc phòng. Hơn nữa, Việt Nam lại là một quốc gia đa dân tộc, tín ngưỡng
nên vấn đề tôn giáo hết sức phức tạp.
Những năm qua ở nước ta đã xuất hiện một số hoạt động lợi dụng tôn
giáo; hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép, hoạt động móc nối với
cá nhân, tổ chức phản động và tôn giáo lưu vong để chống phá cách mạng…
Trước tình hình đó, các cấp chính quyền, các lực lượng, các nghành có liên
quan đã tiến hành nhiều biện pháp công tác để ổn định chính trị - xã hội, phát
triển kinh tế, giữ gìn An ninh trật tự…Tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế trên
nhiều mặt. Vẫn còn có nhận thức, quan điểm khác nhau về tôn giáo và hoạt
động lợi dụng tôn giáo, dẫn đến cách giải quyết khác nhau, tả khuynh hoặc
hữu khuynh. Điều đó đã làm cho tình hình các mặt ở nước ta phức tạp hơn,
ảnh hưởng không tốt đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống cho nhân dân, An ninh trật tự đất nước.
Chính vì lẽ, trong giai đoạn hiện nay, vận dụng những tư tưởng của Hồ
Chí Minh về tôn giáo là một tất yếu khách quan, giúp cho Đảng hoạch định
được các đường lối, chiến lược, giải quyết đúng đắn, hài hòa các vấn đề tôn
giáo ở nước ta giai đoạn hiện nay.


23

Chương 2
ĐẢNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
TÔN GIÁO VÀO CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam
2.1.1. Do những đặc thù về địa lí, dân cư, lịch sử, văn hóa nên tôn giáo
Việt Nam hết sức đa dạng và phức tạp
Một là, tính đa dạng và phức tạp của tôn giáo Việt Nam thể hiện trước
hết ở chỗ, Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo
cùng tồn tại. Từ các tôn giáo nguyên thủy sơ khai đến các tôn giáo thế giới,
ngoài ra còn có các hình thức tôn giáo khác và rất nhiều hình thức thờ cúng
khác.
Hai là, ở Việt Nam có cả những tôn giáo của phương Đông như Ấn
giáo, Phật giáo…và cũng có cả những tôn giáo của phương Tây như Công
giáo, Tin lành…có những tôn giáo được du nhập từ ngoài vào như Phật giáo,
Công giáo và cũng có những tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài, đạo Hòa
Hảo. Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ phát triển ở vùng người kinh mà còn
phát triển ở vùng dân tộc thiểu số. Cụ thể là cộng đồng người Khơme theo
Phật giáo Nam tông, hay cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo và gần đây là
đạo Tin lành và Công giáo có sự phát triển đột biến ở vùng dân tộc thiểu số
các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc và một số tỉnh duyên hải miền Trung.
Ba là, trong các tôn giáo ở Việt Nam, có tôn giáo đã được Nhà nước
công nhận tư cách pháp nhân (như Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, một số hệ
phái Tin lành,...) có tôn giáo chưa được thừa nhận (như Ấn giáo, một số hệ
phái Cao Đài, một số hệ phái Tin lành,…). Hiện nay, ở Việt Nam có những
tôn giáo đã ổn định về tổ chức, mọi sinh hoạt tôn giáo được thực hiện theo
hiến chương mới với đường hướng hành đạo tiến bộ; có tôn giáo chưa ổn định


24

về tổ chức và đang trong quá trình hoàn thiện hiến chương và đường hướng
hành đạo.
2.1.2. Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam có tính đan xen, hòa đồng và sự

khoan dung trong sinh hoạt tôn giáo
Một là, tính đan xen hòa đồng thể hiện ở sự tồn tại hòa bình của nhiều
loại hình tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của người Việt. Trong
lịch sử, người Việt đã từng tiếp nhận nhiều tôn giáo như Đạo giáo hay Khổng
giáo từ Trung Hoa xuống; Ấn giáo hay Phật giáo từ Ấn Độ sang,…Ngày nay
là cả những tôn giáo du nhập từ phương Tây như Công giáo hay Tin lành,…
Hai là, tính đan xen, hòa đồng thể hiện ở sự hiện diện của nhiều loại
thần thánh, tiên, phật…trên điện thờ của một số tôn giáo như điện thờ Phật
giáo Đại thừa, mà điển hình hơn cả là điện thờ của đạo Cao Đài.
Ba là, tính đan xen hòa đồng thể hiện tâm thức đa thần giáo của người
Việt. Có thể thấy, ở người Việt, một cá nhân cũng có thể tham gia nhiều hành
vi tôn giáo khác nhau. Và tính đan xen hòa đồng còn thể hiện ở một số giáo
sĩ, chức sắc tôn giáo thông hiểu am tường giáo lý của nhiều tôn giáo khác
nhau.
2.1.3. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thần thánh hóa những người có
công với đất nước, với dân
Việt Nam là một quốc gia luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc
nghiệt, đặc biệt là đấu tranh chống lại nạn ngoại xâm, do đó các vị thánh thần
được người Việt Nam tôn thờ phải là những người có công với nước, với dân
( ngoại trừ một số ít các vị thần của Đạo giáo hay Phật giáo…). Vì vậy, từ xa
xưa ở Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo tương
ứng với mối quan hệ giữa nhà – làng - nước, đó là thờ cúng tổ tiên trong gia
đình, dòng họ; thờ cúng thần Thành hoàng của làng; và thờ vua Hùng – Tổ
chung của cả dân tộc.


25

Trong thời gian gần đây, những người có công lao to lớn trong chống
Pháp, chống Mỹ cũng được quần chúng nhân dân tạc tượng, thờ phụng, trong

đó có cả những người cộng sản (Nguyễn Văn Trỗi, các cô gái Đồng Lộc,…).
2.1.4. Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam khá đông, nhưng đa số là nhân dân lao
động, trong đó chủ yếu là nông dân, vốn có tinh thần yêu nước, có niềm tin
tôn giáo và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường
Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ, tín đồ tôn giáo ở Việt Nam
khá đông, hiện nay cả nước có khoảng hơn 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo,
chiếm 25% dân số.
Về thành phần xuất thân, tín đồ tôn giáo ở Việt Nam đa số là nhân dân
lao động (khoảng 80%). Phần lớn tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có tinh thần
yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc, với đất nước, đi theo sự lãnh đạo của Đảng
và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
Nhưng về tín ngưỡng, tôn giáo, họ là tín đồ của một tôn giáo nên họ có
đức tin tôn giáo và thuộc về một tổ chức tôn giáo, hành vi của họ chịu sự chi
phối của giáo luật và đạo đức tôn giáo. Nên giữa họ với chính quyền có một
khoảng cách. Đây chính là điểm rất nhạy cảm, dễ bị kích động và thường bị
các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt khác, do đời sống dân sinh, trình độ dân trí ở một số vùng đồng
bào tôn giáo còn thấp so với mặt bằng chung nên họ rất dễ tin, dễ bị các chức
sắc tôn giáo chi phối; đặc biệt ở một số nơi do lịch sử để lại và do một số bộ
phận cuồng tín nên bị các phần tử xấu khai thác lợi dụng chống phá Đảng,
chống chế độ.
2.1.5. Đội ngũ chức sắc, nhà tu hành – những người hoạt động tôn giáo
chuyên nghiệp khá đông và có sự phân hóa
Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ, hiện nay cả nước có
khoảng hơn 60.000 chức sắc, nhà tu hành của 6 tôn giáo. Cụ thể, Phật giáo có:
33.066; Công giáo có: 14.889; Cao Đài có: 7.104


×