Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng và nhân dân ở thị xã sơn tây – thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________________

PHẠM THỊ HOA

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN Ở
THỊ XÃ SƠN TÂY- THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HOA

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN Ở
THỊ XÃ SƠN TÂY - THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Trọng Tuấn


HÀ NỘI – 2013


MỤC LỤC

Nội dung

STT

Trang

MỞ ĐẦU……………………………………………………………

1

1

Lý do chọn đề tài..................................................................

1

2

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………

4

3

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………...


7

4

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………

8

5

Cơ sở và phương pháp nghiên cứu………………………...

9

6

Đóng góp của luận văn…………………………………….

10

7

Kết cấu của luận văn………………………………………

10

Chƣơng 1

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ


11

MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN

Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân

11

1.1.1

Khái niệm “dân”, “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

11

1.1.2

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân

15

Quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và

24

1.1

1.2

nhân dân

1.2.1

Quan hệ “máu thịt” giữa Đảng và nhân dân là bản chất

24

cách mạng, khoa học của Đảng ta
1.2.2

Đảng là lực lượng lãnh đạo, nhân dân là người làm chủ vận

28

mệnh của mình
1.3

Giá trị lý luận, thực tiễn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về

36

mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN THEO TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Ở THỊ XÃ SƠN TÂY - TP. HÀ NỘI
HIỆN NAY

48


2.1


Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến mối

48

quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn Tây
2.1.1

Đặc điểm tự nhiên

48

2.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến mối quan hệ giữa

50

Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn Tây
2.2

Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị

54

xã Sơn Tây thời gian qua
2.2.1

Những kết quả đạt được trong xây dựng mối quan hệ giữa


54

Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn Tây thời gian qua
2.2.2
2.3

Một số yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân

70

Phƣơng hƣớng, yêu cầu và một số giải pháp nhằm tăng

80

cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở thị xã Sơn Tây hiện nay
2.3.1

Đặc điểm tình hình nhiệm vụ và một số vấn đề đặt ra về

80

việc tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị
xã Sơn Tây hiện nay
2.3.2

Một số giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và

87


nhân dân ở thị xã Sơn Tây hiện nay
KẾT LUẬN

103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

PHỤ LỤC

1

PHỤ LỤC 1: Những lời dặn ân cần của Chủ tịch Hồ Chí

1

Minh trong 10 lần về thăm Sơn Tây
PHỤ LỤC 2: Bản đồ hành chính thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội

6

năm 2011
PHỤ LỤC 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản năm

7

2012 và kế hoạch năm 2013
PHỤ LỤC 4: Phiếu điều tra


9


PHỤ LỤC 5: Kết quả điều tra

12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNH - HĐH

Hội đồng nhân dân

HĐND

Thành phố

TP

Trong sạch vững mạnh

TSVM

Trung ương

TW

Chủ nghĩa xã hội


CNXH

Ủy ban nhân dân

UBND


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Người
đã kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng “lấy dân làm gốc” của
cha ông ta, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng” vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng mác
xít. Người đặt nền móng tư tưởng cách mạng về mối quan hệ và sự cần thiết
phải gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng - nhân dân của Đảng ta. Nghiên
cứu, vận dụng bài học của Đảng về “lấy dân làm gốc” cũng như mối quan hệ
giữa Đảng cầm quyền với nhân dân hiện nay, đang là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng góp phần thắng lợi trọn vẹn của cách mạng nước ta.
Trải qua 83 năm xây dựng và trưởng thành, với bản lĩnh một Đảng
cách mạng chân chính, gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta đã lãnh đạo, tổ
chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc đứng lên làm cách mạng
lập nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc và xây dựng CNXH.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng và nhân dân, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã
nêu lên bài học kinh nghiệm hàng đầu “Trong toàn bộ hoạt động của mình,
Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” [13,29]. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của

Đảng định hướng “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ
hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của
nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan
liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối
với vận mệnh của đất nước, của chế độ XHCN và của Đảng” [18,65].
Vì vậy, giữ gìn mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân là
vấn đề sống còn của sự nghiệp cách mạng.


Thực tiễn cách mạng những năm qua cho thấy vai trò của Đảng và mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng - nhân dân được khẳng định, quyền làm chủ của
nhân dân được phát huy, dân chủ được mở rộng, nhân dân đã thực sự cống
hiến được nhiều tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển đất nước; điều đó góp
phần to lớn vào thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng an ninh và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cường thịnh.
Song, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập: không ít cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương mất đoàn kết thống nhất; một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên thoái hóa biến chất, lạm dụng quyền lực, hách dịch, nhũng nhiễu, xa
rời, thiếu quan tâm đời sống quần chúng nhân dân, làm giảm uy tín Đảng và
lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước; đó là những thách thức, trở lực,
rào cản lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.
Trước thực tiễn đó, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng (khóa
XI) đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay”. Nghị quyết đã lựa chọn đúng vấn đề, đánh giá đúng thực trạng và đề ra
đúng các giải pháp để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân. Nghị quyết chỉ rõ “công tác xây dựng
Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết
điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin

của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với
vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” [19,1]. Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng cảnh báo trong bối cảnh hiện nay: “nếu Đảng ta không giữ
được bản chất cách mạng của mình, không thật vững vàng về chính trị, tư
tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo
đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì
không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên” [20,11].
Thời gian qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang triệt để lợi
dụng, khoét sâu những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng và Nhà nước để chống


phá Đảng, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, nhằm phá
hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN mà Đảng, Bác Hồ
và nhân dân ta đã lựa chọn.
Việc nghiên cứu sâu sắc, tìm những giải pháp thuyết phục đầy đủ về lý
luận và thực tiễn để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là vấn đề
trọng yếu, cần thiết trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta hiện nay.
Sơn Tây là thị xã trực thuộc Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội phía Tây Bắc Thủ đô; nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời
giành quan tâm đặc biệt, đã từng về thăm và căn dặn với Đảng bộ và nhân dân
nơi đây: “Vào Đảng, vào Đoàn không phải để làm “quan” cách mạng, hay là để
nói chính trị suông. Tất cả đảng viên và đoàn viên phải ra sức tăng gia sản xuất,
thực hành các chính sách của Đảng và Chính phủ,… làm gương mẫu, làm đầu
tàu lôi cuốn quần chúng...” [42, 202-204]. Rõ ràng, vấn đề giáo dục cán bộ,
đảng viên nói chung và cán bộ, đảng viên thị xã Sơn Tây nói riêng nhằm xây
dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân luôn được Người chú trọng.
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiệm vụ phát
triển toàn diện của thị xã ngày càng đòi hỏi cao; đặc biệt là nhiệm vụ thực
hiện thắng lợi Nghị quyết TW 4 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay” ở thị xã đang được đặt lên hàng đầu trong công

tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thì việc tăng cường, củng cố xây dựng mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân thị xã Sơn Tây dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng quyết định
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của thị xã.
Vì vậy, trở lại tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân,
về Đảng cầm quyền, về mối quan hệ giữa Đảng với dân vừa có giá trị lý luận,
vừa là chỉ dẫn quý báu cho hoạt động thực tiễn của Đảng ta trong sự nghiệp
đổi mới hiện nay nói chung và Đảng bộ thị xã Sơn Tây nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn


Tây - thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng mối quan hệ gắn
bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc
hội thảo, bài nói, bài viết của các nhà nghiên cứu lý giải ở các góc độ khác nhau.
Các tác giả phân tích, lý giải thực trạng, nguyên nhân của mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đưa ra những yêu cầu,
con đường, biện pháp để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
- Về sách gồm có:
+ Các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói về vai
trò của dân, về mối quan hệ giữa Đảng với dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng vì dân, gần dân, kính trọng dân, tin
tưởng nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như đồng chí Lê Duẩn viết cuốn
“Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (1976), tập I, Nxb Sự thật, Hà
Nội, nhấn mạnh quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”; Võ
Nguyên Giáp với cuốn sách “Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
(1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã chỉ rõ “Thực chất công tác dân

vận là xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Dân”...
+ Lê Văn Lý (ch.b), Mạch Quang Thắng, Đặng Đình Phú viết cuốn
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong
điều kiện Đảng cầm quyền”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm
2002; Tác giả Trần Đình Huỳnh, Ngô Kim Ngân viết cuốn “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về Đảng cầm quyền”, năm 2004. Các tác giả đã khái quát nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng, phương hướng nâng cao
vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ TS. Phạm Ngọc Anh, PGS.TS. Bùi Đình Phong với các cuốn “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội xuất bản năm 2005 và cuốn “Vận dụng và phát triển tư tưởng


Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới” của Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2006. Các tác giả đã phân tích, lý giải tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh: Đảng lãnh đạo là nhân
tố quyết định thành công của cách mạng, giữ vững và tăng cường bản chất giai
cấp công nhân, cốt lõi là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
+ GS.TS. Nguyễn Văn Huyên viết cuốn “Đảng Cộng sản cầm quyền,
nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2011. Tác giả đã khái quát quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền, vận dụng phương thức
cầm quyền của Đảng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước.
+ Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong thời kỳ đổi
mới bàn trực tiếp về mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân ở
nước ta. Như tác giả Vũ Oanh với cuốn “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân”, Nxb Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 1990; tác giả đã phân tích thực
trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, khẳng định cách mạng là sự nghiệp
của nhân dân, chỉ rõ sự cần thiết và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Tác giả Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng với cuốn sách “Mối quan hệ giữa
Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
xuất bản năm 1997. Cuốn sách là kết quả trực tiếp của luận án PTS Triết học
của hai tác giả, đã trình bày: Khái niệm về dân và những quan điểm, thái độ
khác nhau về dân trong lịch sử. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng và dân. Nội dung chủ yếu của mối quan hệ Đảng và dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Thực trạng và nguyên nhân tồn tại của mối quan hệ
Đảng và dân hiện nay. Tăng cường mối quan hệ Đảng và dân trong thời kỳ
mới trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dương Xuân Ngọc (ch.b), Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Chí Dũng (1998)
viết cuốn “Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp
xã ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặc biệt là cuốn “Mối


quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước: Vấn đề và
kinh nghiệm” của T.S Nguyễn Văn Sáu, PGS. T.S Trần Xuân Sầm, PGS. T.S
Lê Doãn Tá (đồng ch.b). Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về mối quan hệ gắn
bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời nêu
một số giải pháp nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
- Về báo, (tạp chí) có các bài:
+ Nguyễn Thị Mai Anh (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân
chủ”, Tạp chí Dân vận, Số 12, tr.14-15.
+ PGS. TS. Lê Doãn Tá (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân”, Thứ ba,
ngày 03/ 2/ 2004.
+ Tác giả Lê Hữu Nghĩa “Củng cố và tăng cường quan hệ gắn bó giữa
Đảng với nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Cộng sản, Số 21-2005.
+ Đại tá, PGS.TS Bùi Đình Bôn với bài “Nhiệm vụ cấp bách là củng cố

mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân”, Báo QĐND, số Thứ hai, ngày
30/05/2011... v.v.
- Về Luận án tiến sĩ, luận văn có:
+ Tác giả Đàm Văn Thọ với đề tài: “Mối quan hệ giữa Đảng với nhân
dân trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh”, Luận án PTS khoa học (1996), đã
làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp cần thiết
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay...
+ Vũ Hùng, với đề tài “Dân và mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với
dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Luận án PTS triết học (1996). Tác giả đã
khái quát quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân, về Đảng cầm quyền
trong mối quan hệ với dân, vận dụng xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.


- Hội thảo khoa học:
+ “Hội thảo khoa học kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam” (3 /2/ 1930 - 3/ 2/ 2000), bao gồm: các báo cáo khoa học đề cập đến
cương lĩnh và đường lối chính trị, khẳng định bản chất cách mạng và khoa
học của Đảng Cộng sản Việt Nam; các chặng đường lịch sử của Đảng và
những thành tựu xây dựng, phát triển của Đảng; những thành tựu của đất
nước trên mọi lĩnh vực dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Hội thảo về “Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân” diễn
ra ngày 21/10/2009, tại Hà Nội, do Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, đã làm rõ quá trình
nhận thức và tình hình thực tiễn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ trong hơn 20 năm đổi mới của đất nước.
Với những góc độ, khía cạnh, và mục đích nghiên cứu khác nhau, các
công trình nghiên cứu trên đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh khá sâu sắc và toàn diện. Các công trình khoa

học trên là nguồn tư liệu giá trị để tác giả tiếp thu, kế thừa nhằm hoàn chỉnh
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Song chưa có một công trình nào nghiên cứu, luận giải vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhằm tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn Tây. Vì vậy, đề tài luận văn
không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
- Hệ thống hóa, khẳng định tính đúng đắn và giá trị to lớn tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng cầm quyền với nhân dân.
- Làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây
hiện nay. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng
bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội hiện nay.
* Nhiệm vụ:


- Nghiên cứu, làm rõ những quan điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về “dân”, “nhân dân” và mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
- Đánh giá khách quan, khoa học giá trị lý luận và thực tiễn của tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, ý
nghĩa với sự nghiệp đổi mới hiện nay.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Đảng bộ và
nhân dân thị xã Sơn Tây; chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, khuyết điểm, yếu
kém; đề ra những giải pháp nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ giữa Đảng và nhân dân; nghiên cứu đánh giá thực trạng, phương hướng

và giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị xã
Sơn Tây - TP. Hà Nội hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn không nghiên cứu toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam, mà chỉ nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và nhân dân. Vận dụng tư tưởng
đó vào xây dựng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong
phạm vi một địa phương cụ thể là thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội, thời
gian từ năm 2000 đến nay.
Bởi vì:
- Tổng kết sau 15 năm đổi mới, và 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, cả

nước đã giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Song những mặt trái của nền
kinh tế thị trường đã bước đầu thâm nhập vào đời sống xã hội, bộc lộ nhiều tiêu
cực, tệ nạn, làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.


- Ở thị xã Sơn Tây, tháng 11/2000 diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ thị
xã lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2000 - 2005), đã đề ra những chủ trương lớn,
nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đô thị hóa gắn liền với
xóa đói giảm nghèo...
- Từ năm 2000 đến nay, thị xã Sơn Tây có bước chuyển biến rõ rệt và
phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống nhân dân không
ngừng được nâng cao. Song những tệ nạn, tiêu cực diễn ra ở nơi này, nơi
khác, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân.
Vì vậy, thực tiễn đặt ra cần phải củng cố, xây dựng Đảng, chính quyền
thị xã trong sạch, vững mạnh; tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa Đảng
bộ và nhân dân thị xã.
5. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu

* Cơ sở nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận:
+ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng
nhân dân, về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, về mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân.
+ Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân.
+ Quan điểm của Đảng ta qua các kỳ Đại hội về xây dựng mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân.
+ Các Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Sơn Tây về tình hình thị xã.
- Cơ sở thực tiễn: luận văn dựa trên thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân trong phạm vi cả nước và ở thị xã Sơn Tây hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp cụ thể: luận văn sử dụng phương pháp logic - lịch sử và
các phương pháp liên ngành khác như: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng


hợp, đánh giá thực tiễn, điều tra xã hội học (điều tra 300 phiếu, thời gian
tháng 8/2013, tại phường Quang Trung, xã Thanh Mỹ, xã Xuân Sơn của thị
xã Sơn Tây)... để luận giải một cách khoa học những vấn đề thực tiễn đặt ra
được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận của Hồ Chí Minh về dân,
nhân dân và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân.
- Chỉ ra những kết quả đạt được, những yếu kém, khuyết điểm và
nguyên nhân trong xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị xã
Sơn Tây - TP. Hà Nội.
- Đưa ra các nhóm giải pháp nhằm củng cố, tăng cường, phát triển

mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội trong
tình hình nhiệm vụ của thị xã hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề
tài gồm 2 chương, 6 tiết.


Chƣơng 1
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN

1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân
1.1.1. Khái niệm “dân”, “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng về dân, nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận
quan trọng, chỉnh thể thống nhất trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người; có
ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; vẫn còn nguyên
giá trị trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay. Tư tưởng về
dân của Hồ Chí Minh hình thành rất sớm, được kế thừa từ những tư tưởng
nhân ái cao đẹp của truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc; của những triết lý
văn hóa Đông - Tây và có bước phát triển mới, sáng tạo phù hợp yêu cầu sự
nghiệp cách mạng thời đại mới. Điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh
là “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho
ích quốc lợi dân” [37, 240]. Đó cũng là một nội dung sâu sắc, toàn diện và
phong phú thể hiện trong cả thực tiễn hoạt động cách mạng và trong những
trước tác của Người. Nó đã trở thành những di sản tư tưởng vô giá đối với
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Trước tiên, về khái niệm “dân”, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, được
sử dụng phổ biến trong các thư tịch của Nho giáo Trung Hoa. Khổng Tử,
Mạnh Tử nhà triết học lớn thời Xuân Thu - Chiến Quốc, đã có tư tưởng đề cao
vai trò của dân, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của vua đối với dân. Tuy nhiên,

quan niệm của Khổng Tử, Mạnh Tử về dân không bao gồm những người cùng
khổ nhất trong dân cư. “Khái niệm “Dân” của Mạnh Tử ở đây chủ yếu là chỉ
hạng trí thức, địa chủ và thương nhân, không phải là nông nô” [69, 260].
Theo từ điển Tiếng Việt, năm 2009 của Hoàng Phê chủ biên, khái niệm
dân được nêu với ba nghĩa:


1. Người sống trong một khu vực địa lý hoặc hành chính (nói
tổng quát): Dân giàu, nước mạnh. Làm dân một nước độc lập. Thành
phố đông dân. 2. Người thường thuộc lớp người đông đảo nhất, (trong
quan hệ với bộ phận cầm quyền, bộ phận lãnh đạo hoặc quân đội) (nói
tổng quát): tình quân dân, lấy dân làm gốc. 3. Người cùng nghề
nghiệp, hoàn cảnh v.v… làm thành một lớp người riêng (nói khái quát;
hàm ý coi thường): Dân buôn, Dân ngụ cư [52, 330].
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, dân là khái niệm xuất hiện và tồn
tại trong xã hội đã có giai cấp, có Nhà nước; đó là khái niệm chỉ những người
lao động bình thường, đông đảo, không có chức quyền và đối diện với những
người cầm quyền cai trị ở các địa bàn lãnh thổ, các nghề nghiệp khác nhau
trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và hoạt động tinh thần của một xã hội
nhất định. Do đó, khái niệm Dân mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ
rệt, phần nào phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Về khái niệm “nhân dân”, Lênin đã quan niệm “Quần chúng là đa số,
hơn thế nữa chẳng những là đa số công nhân, mà đa số tất cả những người bị
bóc lột” [67, 38]. Rõ ràng, Lênin đã nhấn mạnh yếu tố giai cấp trong quan
điểm về quần chúng nhân dân.
Theo từ điển triết học Liên Xô (Rôdentan chủ biên):
“Nhân dân - với nghĩa thông thường: dân cư của một quốc gia,
một nước; với nghĩa khoa học chặt chẽ: cộng đồng người thay đổi
trong lịch sử, bao gồm một bộ phận, những tầng lớp, những giai cấp
của dân cư mà theo địa vị khách quan của mình có khả năng cùng nhau

tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ của một nước
nhất định trong một thời kỳ nhất định… Nhân dân bao gồm những
người sản xuất trực tiếp - những người lao động, các nhóm dân cư
không bóc lột…” [55, 401-402].


Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê nêu khái niệm: “Nhân dân là đông
đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực nhất
định (nói khái quát): quần chúng nhân dân, nhân dân lao động...” [52, 913].
Qua những định nghĩa trên, khái niệm “nhân dân” có thể khái quát ở
mấy điểm chung sau:
Một là, nhân dân là khái niệm có ý nghĩa chính trị, phản ánh về một xã
hội đã phân chia thành giai cấp, thành các tập đoàn người có địa vị kinh tế
chính trị khác nhau.
Hai là, nhân dân gồm những người thuộc các giai cấp và tầng lớp lao
động, trực tiếp sản xuất ra của cải cho xã hội, có khả năng tham gia giải quyết
những nhiệm vụ phát triển và tiến bộ xã hội.
Nhìn chung, nội hàm cơ bản của khái niệm “dân” và “nhân dân” là giống
nhau, nhiều trường hợp có nghĩa đồng nhất, có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển những quan điểm tiến bộ về “dân”
trong lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam, tư tưởng chính trị Đông - Tây và đặc
biệt phát triển sáng tạo quan điểm quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác Lênin làm phong phú tư tưởng của mình về dân, nhân dân.
Với Hồ Chí Minh, dân là một phạm trù thể hiện sâu sắc tính giai cấp,
tính dân tộc và tính nhân loại. Khái niệm “dân” được Người sử dụng đồng
nghĩa với các khái niệm “nhân dân”, “quần chúng”, “đồng bào”. Theo
Người, dân chính là nhân dân, quần chúng, đồng bào. Năm 1952, trong bài nói
chuyện, nhan đề “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh
quan liêu”, Người chỉ rõ: “Quần chúng tức là toàn thể chiến sĩ trong quân đội,
toàn thể công nhân trong xưởng, toàn thể nhân viên trong cơ quan, v.v…, rồi
đến toàn thể nhân dân” [39, 495]. Như vậy, nói đến “quần chúng” là nhắc đến

mọi người trong xã hội và cũng là toàn thể nhân dân, nhân dân là quần chúng.
Còn “đồng bào”, theo Hồ Chí Minh, là “con Rồng cháu Tiên”, ruột thịt, anh
em, bởi chúng ta cùng chung một tổ tiên, do mẹ Âu Cơ sinh ra từ một bọc trăm
trứng - theo truyền thuyết.


Quan niệm của Hồ Chí Minh về “dân”, “nhân dân” có thể khái quát
trên các nội dung sau:
Dân là những người chung một nước, chung một cộng đồng, chung
một lãnh thổ thống nhất, là đồng bào, là "con Rồng cháu Tiên", là "con Hồng
cháu Lạc", là anh em ruột thịt, là các tầng lớp, các đoàn thể, là những người
cùng giai cấp, là những người yêu nước, là lực lượng cách mạng… Trong
nhiều bài nói, bài viết của mình, Người đã nhiều lần nhấn mạnh. Trong bài
“Nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp”, Người viết “… Việc nước
là việc chung, mỗi một người con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già, trẻ, gái, trai,
giàu, nghèo, quý tiện đều phải gánh một phần” [37, 240]. Trong “Lời cảm ơn
đồng bào”, Người cũng chỉ rõ: “Đồng bào ta bất kỳ già, trẻ, gái, trai, giàu,
nghèo, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, mọi người đều phải đưa chí sáng
suốt, lực lượng và tài năng của mình vào đó, để phụng sự dân tộc, phụng sự
Tổ quốc” [38, 437]. Trong bài “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, viết ngày 11/6
/1948 đăng trên báo Cứu quốc số 968, Người nhấn mạnh “Mỗi người dân
Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều cần phải
trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn
hóa ” [38, 444].
Hồ Chí Minh mở rộng nội hàm khái niệm “dân” đến tất cả những ai
thừa nhận mình là “Con dân đất Việt”. Người thường nói đến “Con Rồng
cháu Tiên”, “đồng bào”, gốc tích Việt Nam, “Hồng Bàng là tổ tiên ta”,
“người chung một nước”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số,
người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, không phân biệt “già,
trẻ, trai, gái, giàu, nghèo, quý, tiện”. Dân là toàn bộ đồng bào trong đại gia

đình các dân tộc Việt Nam, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài.
Dân ở đây trừ bọn phản bội, Việt gian bán nước, bọn phát xít thực dân,
tay sai cho đế quốc thực dân đi ngược lại quyền lợi, nguyện vọng của toàn dân,
dân tộc. Nói đến dân cũng là nói đến tuyệt đại đa số nhân dân là công nhân,
nông dân, trí thức và những người lao động khác. Với quan niệm đó, Người


cho rằng giai cấp tư sản dân tộc - những người có lòng yêu nước, cũng là dân;
họ cũng có đóng góp nhất định trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Tóm lại, dân, nhân dân, đồng bào… chính là những khái niệm đồng
nghĩa, cùng nội hàm, chỉ mọi người Việt Nam yêu nước. Dân là mọi người
dân Việt Nam, là mọi “con dân nước Việt”, là “mỗi một người con Rồng
cháu Tiên”, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quí, tiện”
trong đó công, nông chiếm tuyệt đại đa số, là gốc của cách mạng. Nhưng
Hồ Chí Minh hay dùng chữ Dân vì nó ngắn gọn và quen với cách nói hằng
ngày của người Việt Nam.
Còn “nhân dân”, Hồ Chí Minh quan niệm, đó là những người dân
nói chung “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân
tộc và những phần tử khác yêu nước. Đó là nền tảng của quốc dân” [40,
219]. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân, mà trước hết là nhân dân lao động, tập
trung ở hai giai cấp chủ yếu, đông đảo nhất trong xã hội là công nhân và
nông dân, trong đó công nông là gốc cách mạng.
Như vậy, “Dân”, “Nhân dân” vừa là tập hợp đông đảo quần chúng, vừa
được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của khối đại
đoàn kết dân tộc. Đây là nét đặc sắc, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khái niệm “dân”, “nhân dân” của Người, một mặt thể hiện nhất quán quan điểm
giai cấp, quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác - Lênin; mặt khác thể hiện
tính sáng tạo, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện của nước ta. Quan điểm này có
giá trị rất lớn trong tập hợp lực lượng, phát huy mọi khả năng của dân tộc, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.

1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân luôn nhất quán và
sâu sắc, có nội dung rất phong phú, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là học thuyết Mác Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân có thể khái quát thành
những luận điểm lớn chủ yếu sau đây:


Thứ nhất, “Dân là gốc của nước”, của cách mạng
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, kế thừa, phát triển những quan điểm có
giá trị tích cực về dân trong lịch sử; đồng thời phê phán những quan niệm hạn
chế, sai lầm. Người phê phán những quan điểm sai lầm thời cổ đại ở phương
Tây, coi nhân dân lao động đông đảo không nằm trong thành phần dân cư, thậm
chí không được coi là con người; phê phán tư tưởng “khinh dân”, “ức dân”, coi
những người lao động chân tay chiếm số đông trong dân cư là hạng tiểu
nhân, ngu dốt, chỉ để sai khiến, chỉ biết ăn no vác nặng của Nho giáo Trung
Hoa, đặc biệt là tư tưởng Hán nho của Đổng Trọng Thư; hoặc tư tưởng coi
quần chúng nhân dân chỉ là một đám đông vô nghĩa, hay chỉ là phương tiện
để giai cấp thống trị lợi dụng cho mục đích của chúng. Hồ Chí Minh tán
thành sâu sắc tinh thần phê phán của Mác - Ăngghen đối với Brunô Bau-ơ và
đồng bọn qua tác phẩm “Gia đình thần thánh” vì chúng coi quần chúng chỉ là
một dãy số không (0), một đám đông vô nghĩa, chỉ là sức ỳ, ngu si đần độn và
là đối tượng của “sự phê phán”. Bọn họ đã phủ nhận vai trò quần chúng,
thậm chí còn lên án quần chúng “Sở dĩ tất cả những việc lớn của lịch sử
từ trước đến nay đều ngay từ đầu đã là không thành công và không
có hiệu quả thực tế, chính là vì quần chúng quan tâm đến các việc
đó, vì các việc đó khêu gợi nhiệt tình của quần chúng” [7, 121].
Cùng với phê phán những quan điểm sai lầm về dân, Hồ Chí Minh còn
tiếp thu sáng tạo những quan điểm trọng dân, coi dân là “gốc của nước” trong
tư tưởng triết học cổ đại Trung Hoa. Đó là tư tưởng của Khổng Tử đề cao vai
trò của dân, coi dân là điều kiện quan trọng nhất đối với nhà cầm quyền, vì

nếu “dân mà không tin nhà cầm quyền thì chính phủ phải đổ” [10,185]. Hồ
Chí Minh chắt lọc tư tưởng của Mạnh Tử “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh” - nghĩa là: Dân là qúy hơn hết, xã tắc là thứ hai, vua là thường; coi
việc cải thiện đời sống của dân là “điều gốc”, làm cho ai nấy đều đủ cơm ăn
áo mặc, là trách nhiệm của người cầm quyền phải chú trọng phát triển sản
xuất. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người am hiểu sâu sắc, chọn lọc tinh túy và


vận dụng sáng tạo những tư tưởng có giá trị của nền văn hóa Trung Hoa để
làm giàu cho trí tuệ của mình.
Lịch sử Việt Nam cũng có những tư tưởng truyền thống đặc sắc và tiến
bộ về vai trò, sức mạnh của dân, coi “dân là gốc của nước”. Nhà Trần đã ba lần
đại thắng quân xâm lược Nguyên - Mông hung hãn là vì như Hưng Đạo vương
Trần Quốc Tuấn đã khẳng định: Vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước
góp sức; “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc” [DT 5, 227]. Còn Nguyễn
Trãi - một nhà văn hoá lớn, anh hùng của dân tộc thế kỷ XV, đã khẳng định vai
trò, sức mạnh của dân “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân
dân là quan điểm cách mạng khoa học nhất, phù hợp với thực tiễn lịch sử xã hội.
Theo đó, quần chúng nhân dân là khái niệm chỉ tất cả những người lao động và
các lực lượng tiến bộ trong xã hội, mà qua hoạt động của họ lịch sử sẽ phát triển
lên, trong đó tiêu biểu là công nhân, nông dân. Quần chúng nhân dân trong quan
niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện tính giai cấp rõ nét “Khi dùng danh
từ “nhân dân”, Mác không thông qua danh từ ấy xóa mờ mất sự khác biệt về
giai cấp: Mác đã gộp vào danh từ ấy những thành phần giai cấp nhất định, có
khả năng làm cách mạng đến cùng” [66, 159]. Đánh giá vai trò quần chúng nhân
dân là vấn đề quan tâm đầu tiên của Mác trong quá trình nghiên cứu lý luận và
hoạt động đấu tranh cách mạng. Mác khẳng định, quần chúng nhân dân không
chỉ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sáng tạo ra mọi của cải của
xã hội, mà còn là người quyết định vận mệnh của lịch sử.

Mác và Ăngghen cũng là người đầu tiên nêu lên những tư tưởng cơ bản
về chính Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại diện cho
lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể quần chúng nhân dân lao động.
Trong cách mạng vô sản, giai cấp công nhân là người có sứ mệnh thủ tiêu áp
bức bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới - XHCN.
Nhưng sâu sắc hơn, các ông còn dạy, cách mạng vô sản muốn thắng lợi, phải


do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phải được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân,
đặc biệt là của giai cấp công nhân và nông dân đông đảo.
Lênin coi sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động là điều
kiện và cũng là mục tiêu hoạt động của giai cấp vô sản. Trong cách mạng XHCN,
Lênin càng chú ý đến vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, coi CNXH là
sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Song để khẳng định được vai trò, sức mạnh
của mình, quần chúng nhân dân cũng cần có điều kiện, như Lênin đã nói “Một
nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi nào quần
chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái và đi
vào hành động một cách có ý thức” [68, 23].
Kế thừa những giá trị tư tưởng tích cực về dân, Hồ Chí Minh đã nhận
thức sâu sắc vai trò và sức mạnh quyết định của quần chúng nhân dân. Đề
cao nhân dân và sự đoàn kết toàn dân, đó là đặc trưng nhất quán trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Và Người nêu lên một triết lý “có dân là có tất cả”.
Hồ Chí Minh nêu tư tưởng “Dân là gốc của nước”. Nghĩa là, nước phải
có dân và do dân lập nên. Không có dân thì không có nước, do đó dân là gốc
của nước. Nước là một quốc gia, một vùng lãnh thổ có chủ quyền của những
cộng đồng dân cư mà bao giờ cũng có những người cầm quyền (một triều đại,
một chính phủ) mang danh đại diện. Dân là gốc, là nền của nước nhưng
không phải ai cũng nhận rõ vai trò đó của dân. Hồ Chí Minh thẳng thắn vạch
ra nhận thức sai lầm đó, Người nói “Một pho tượng hay một lâu đài cũng
phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ thấy

pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái
ngọn mà quên mất cái gốc” [45, 549].
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc, phát triển những nội dung mới, làm
phong phú thêm tư tưởng dân là gốc của nước, của cách mạng. Người khẳng
định, vai trò của nhân dân là những người lao động đã làm ra mọi của cải vật
chất, giá trị văn hoá, nuôi sống bộ máy nhà nước và toàn thể xã hội, làm cho
xã hội tồn tại và phát triển “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu


chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta
phải đền bù xứng đáng cho nhân dân” [40, 392].
Hồ Chí Minh còn nói, dân là lực lượng chủ yếu, là gốc của các cuộc
cách mạng. Người đã khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là của cá nhân anh
hùng nào” [43,197]. Đồng thời, Người cũng thấy rõ mối quan hệ giữa cá
nhân, lãnh tụ với quần chúng nhân dân, nhưng vai trò quyết định vẫn là quần
chúng nhân dân “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng, thì
không làm gì được” [39, 207].
Hồ Chí Minh đã thấy được ý chí và sức mạnh của nhân dân. Trong thư
gửi Khải Định vào tháng 8/1922, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thừng phê phán
sự ươn hèn và lố lăng của ông vua bù nhìn, đồng thời ca ngợi ý chí và sức
mạnh của nhân dân “Ngài sẽ thấy rằng ý chí của nhân dân - một ý chí đã
được hun đúc trong nghèo đói và khổ cực - một ý chí còn mạnh hơn và dẻo
dai hơn sóng cả, cuối cùng sẽ khoét hổng dần và đánh bật cái tảng đá bề
ngoài có vẻ vững chắc là sự áp bức và bóc lột kia đi” [34, 102]. Nhận định
này cũng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại trong tác phẩm “Đường cách
mệnh”: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống
lại” [35, 274]. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở “Gốc có vững cây mới
bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [38, 410].
Dân là gốc của nước, của cách mạng vì dân có số lượng đông, vì “lực

lượng của dân chúng nhiều vô cùng” [38, 295]; “công an có bao nhiêu người?
Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm
bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn
đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp
mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời
dân” [39, 366]. Chính vì vậy, mà xưa nay những đội quân xâm lược nước ta
của các nước thực dân, đế quốc, mặc dù được “trang bị đến tận răng”, vẫn bị
đánh bại bởi chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân của ta.


Dân không chỉ là lực lượng đông đảo mà còn rất cần cù, thông minh,
khéo léo, có nhiều kinh nghiệm quý báu, “Dân chúng biết giải quyết nhiều
vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi,
những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” [38, 295].
“Dân là gốc của nước” cho nên dân là quí nhất, là quan trọng hơn hết.
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong bầu trời không gì qúy bằng nhân dân.
Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân…
Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân
dân” [41, 276]. Đây là tư tưởng tổng quát, triết lý sâu xa, thể hiện thế giới
quan khoa học, quan niệm nhân sinh đúng đắn, cao cả cuả Hồ Chí Minh.
Người nhấn mạnh: “Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong” [38, 406];
“Dân chúng đồng lòng, việc gì làm cũng được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì
làm cũng không nên” [38, 293]. Theo Người “dân là gốc của nước” nên phải
chăm sóc đến gốc vì “gốc có vững cây mới bền”, dân có giàu nước mới mạnh.
Tóm lại, quan điểm “dân là gốc của nước” của Hồ Chí Minh thể hiện
trên ba luận điểm: Tin vào sức mạnh to lớn và năng lực sáng tạo của nhân
dân; tất cả vì lợi ích của nhân dân; và phương pháp lãnh đạo, tác phong công
tác phải theo quan điểm quần chúng. Như vậy, với Hồ Chí Minh, “dân là gốc
của nước” là nền tảng tư tưởng, cơ sở để Người lựa chọn con đường cách
mạng cho dân tộc.

Thứ hai, Dân là chủ của đất nước, là chủ vận mệnh của chính mình.
Tư tưởng dân chủ - dân là chủ của nước, của xã hội, chủ vận mệnh của
chính mình là tư tưởng mới, chưa từng có trong tư tưởng truyền thống của dân
tộc ta. Hồ Chí Minh không có một tác phẩm chuyên khảo nào bàn sâu về dân
chủ, song, trong các tác phẩm của Người, thuật ngữ “dân chủ” được dùng trên
1.600 lần, trong đó cụm từ “dân chủ” hiểu một cách như định nghĩa về dân chủ
được sử dụng trên 15 lần. Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh xuất hiện và được
khẳng định sau khi nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945
thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam “Cách mạng tháng


×