Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khả năng hấp thụ Formaldehyde khi trồng cây cảnh trong nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.7 KB, 2 trang )

Khả năng hấp thụ Formaldehyde khi trồng cây cảnh trong nhà
Khí formaldehyde độc hại chứa trong vật liệu xây dựng bao gồm thảm, rèm cửa, ván ép,
và nhiều loại keo dính. Khi được phát sinh bởi các nguồn này khiến cho không khí bên
trong phòng bị suy giảm chất lượng, con người sinh hoạt trong không gian này dễ dẫn tới
"sự nhạy cảm nhiều hóa chất" và "hội chứng bệnh văn phòng". Khí formaldehyde thường
dễ dẫn tới các loại bệnh y tế như: hen suyễn, đau đầu và dị ứng. Sự phổ biến của
formaldehyde và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác ngày càng lớn hơn trong xây dựng
hiện đại. Các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới đang nghiên cứu khả năng của các
nhà máy để giảm mức độ formaldehyde trong không khí.
Một nghiên cứu do Kwang Jin Kim của Viện Nghiên cứu Làm vườn quốc gia Hàn Quốc
đã so sánh tỷ lệ hấp thụ của hai loại cây trồng trong nhà. Các kết quả của thử nghiệm trên
cây Sanh (Ficus benjamina) và cây Thù du Nhật Bản (Fatsia japonica) đã được công bố
trên Tạp chí Hiệp hội các nhà khoa học làm vườn Mỹ (American Society for Science
Horticultural).

Cây Sanh (Ficus benjamina)

Trong nghiên cứu này, một lượng bằng nhau của formaldehyde đã được cho vào các thùng
hộp chuyên dụng với từng loại cây trồng trong ba cách bố trí thí nghiệm: toàn bộ chậu cây
tiếp xúc, chỉ riêng phần từ gốc cây trở lên tiếp xúc, chỉ riêng phần bầu đất và rễ tiếp xúc.
Kết quả cho thấy sự hấp thụ là tương tự nhau ở cả hai loài trong ba cách bố trí thí
nghiệm. Đối với toàn bộ chậu cây thì kết quả thu được là chúng loại bỏ xấp xỉ 80% lượng
khí formaldehyde trong vòng 4 giờ.


Đối với thí nghiệm hấp thụ khí của phần nổi lên bề mặt của cây (từ gốc lên) thì lượng
formaldehyde giảm vào ban ngày nhiều hơn vào ban đêm. Điều này cho thấy vai trò của
khí khổng và việc đóng mở khí khổng trong việc hấp thụ khí độc. Các phân tử khí
formaldehyde được hấp thụ trong đêm rất có thể là đã qua một lớp màng mỏng trên bề mặt
của thực vật được gọi là các lớp biểu bì.
Vi sinh vật trong đất và rễ cây góp phần hấp thụ khí độc


Vùng rễ của Sanh loại bỏ một lượng khí độc tương tự giữa đêm và ngày. Tuy nhiên, vùng
rễ của Thù du Nhật Bản lại loại bỏ formaldehyde nhiều hơn vào ban đêm. Thù du Nhật
Bản được trồng trong chậu lớn hơn Sanh, do đó có khiến cho tỉ lệ hấp thụ khí độc vào ban
ngày thấp hơn vào ban đêm. Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng không nên bỏ qua vai trò đóng
góp của vi sinh vật trong khả năng thanh lọc không khí của cây trồng trong nhà. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc khuyên cáo chúng ta rằng việc rải sỏi lên bề bặt chậu trồng cây
sẽ làm giảm bớt khả năng hấp thụ khí độc trong làm vườn trang trí nhà cửa gia đình và văn
phòng.
Ks.Thơ Chung



×