Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tóm tắt lí thuyết môn công nghệ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.35 KB, 2 trang )

ÔN TẬP CÔNG NGHỆ
1. Nêu giá trị dinh dưỡng của quả xoài ?
* Giá trị dinh dưỡng của quả xoài:
-Chứa các chất dinh dưỡng như: đường, vitamin A, B, C, chất khoáng K, Ca, P, S, axit hữu cơ.
- Quả xoài dùng để ăn tươi, làm mức quả, đồ hộp, làm thuốc (hoa)
2. Cho biết nguyên nhân, triệu chứng, điều kiện, cách gây hại và phòng trừ của bệnh vàng lá hại cây
ăn quả có múi ?
* Nguyên nhân: Do virut hoặc vi khuẩn gây nên
* Triệu chứng : Lá có đốm vàng, thịt lá vàng, ven gan lá xanh lục, lá nhỏ, cong, rụng sớm, quả nhỏ,
méo mó
* Điều kiện phát sinh: Nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, độ ẫm cao
* Phòng trừ : Quét vôi gốc cây, trồng giống kháng bệnh, bón phân hợp lí,…
3. Cho biết kiểu biến thái, đặc điểm, cách gây hại và phòng trừ bọ xít hại nhãn, vãi ?
* Kiểu biến thái : không hoàn toàn
* Cách gây hại : hút nhựa ở mần lá, hoa, quả,…
* Đặc điểm : màu nâu, con non nâu nhạt, đẻ trứng dưới mặt lá. Hút nhựa, lá héo, cháy khô, quả non
rụng
* Phòng trừ : Rung cây cho bọ xít rơi xuống, tỉa cành, phun thuốc trừ sâu
4. Nêu một số hiểu biết về sâu hại cây ăn quả ?
* Khái quát về sâu hại cây ăn quả:
- Sâu hại thường là côn trùng, cơ thể phân đốt, có 3 đôi chân, 2 đôi cánh
- Thức ăn thường là các bộ phận của cây chia thành 2 kiểu miệng:
. Kiểu chính thức: miệng biến đổi thành vòi để hút nhựa cây
. Kiểu miệng nhai : miệng có răng cứng để cắn phá các bộ phận của cây
-Trong vòng đời côn trùng trải qua các giai đoạn biến thái
. Biến thái hoàn toàn có 4 giai đoạn :
Trứng -> sâu non -> nhộng-> sâu trưởng thành ( sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất)
. Biến thái không hoàn toàn có 3 giai đoạn
Trứng -> sâu non -> sâu trưởng thành ( sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất)
5. Nêu một số hiểu biết về bệnh hại cây ăn quả. Những dịch bệnh nào thường xảy ra trên cây ăn quả có
múi ?


* Bệnh hại cây là những trạng thái bất bình thường của cây, thường biểu hiện ở màu sắc, hình dạng,
ảnh hưởng xấu đến năng suất cây
- Bệnh thông thường : do các yếu tố vật lí, cơ giới, hóa học,.. gây ra
VD: Phun thuốc trừ sâu quá liều
- Bệnh truyền nhiễm : do nấm, vi khuẩn, virut gây ra có thể lan rộng tạo thành dịch bệnh
VD: Bệnh thán thư
- Những dịch bệnh thường xảy ra trên cây ăn quả có múi : bệnh vàng lá, bệnh lét hại cây ăn quả
có múi.
6. Hãy phân tích kĩ thuật chăm sóc cây xoài ?
* Kĩ thuật chăm sóc cây xoài:
- Làm cỏ vun xới
- Bón phân thúc (2 lần) N,P,K tỉ lệ 1:1:1
- Tưới nước: cần thường xuyên khi hình thành mần hoa
- Tạo hình sửa cành: cần làm sớm
- Phòng trừ sâu bệnh:
. Sâu : rầy xanh, ruồi đục quả
. Bệnh : thán thư, thối quả, bệnh đóm vi khuẩn


7. Em hãy phân tích kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm. Tại sao cây chôm chôm không trồng được ở
các tỉnh phía Bắc ?
* Kĩ thuật chăn sóc cây chôm chôm
- Làm cỏ vun xới
- Bón phân thúc (3 lần) : Sau thu hoạch: phân hữu cơ, phân hóa học
Bón đón hoa : N,K
Bón nuôi quả: N,K
- Tưới nước:cần thường xuyên khi hình thành mần hoa cần giữ khô
- Tạo hình sửa cành: cần làm sớm
- Phòng trừ sâu bệnh: sâu đục quả, bệnh phấn trắng, bệnh đóm vi khuẩn
* Ở miền Bắc không trồng được cây chôm chôm vì: mùa đông nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu không

đáp ứng được nhu cầu ngoại cảnh của cây, nên chôm chôm không thể sống được qua màu đông.
8. Khi trồng cây ăn quả cần bón phân thúc theo quy trình kĩ thuật nào? Tại sao phải bón phân thúc
cho cây ăn quả theo hình chiếu của tán cây?
* Quy trình kĩ thuật bón phân thúc cho cây ăn quả :
- Xác định vị trí bón phân:
. Chiếu theo huớng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí thường xuyên bón phân cho
cây ăn quả
- Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân:
.Cuốc thành rãnh hoặc hố nhỏ với kích thước tùy theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. Thông
thường rãnh rộng 10-20 cm, sâu 15-30 cm
- Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất:
. Rãi phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học cho vào rãnh hoặc hố
. Lấp kín đất
* Phải bón phân thúc cho cây ăn quả theo hình chiếu của tán cây vì: rễ con của cây tập trung ở
hình chiếu của tán cây nên khi bón thì rễ dễ dàng hút chất dinh dưỡng hơn.
9. Trình bày qui trình làm xiro quả? Tại sao phải làm xiro bằng đường cát trắng ?
* Qui trình làm xiro quả :
- Lựa chọn quả đều, không giập nát, rồi rửa xạch, để ráo nước.
- Xếp quả vào lọ, cứ 1 lớp quả, 1 lớp đường, sao cho lớp đường phủ kín quả. Tỉ lệ 1kg quả
cần 1.5kg đường. Sau đó đậy kín và để nơi quy định
- Sau 20-30 ngày, chắt lấy nước. sau đó thêm đường phủ kín ể chắt hết dịch quả, lần này
lượng đường ít hơn, tỉ lệ 1kg quả cần 1kg đường. Sau 1-2 tuần chắt lấy nước lần 2
- Đỗ nước 2 lần chắt với nhau sẽ có xiro quả.
* Làm xiro bằng đường cát trắng để giữ được màu sắc của quả.
10. Thường bón phân thúc cho cây ăn quả bằng những loại phân nào ? Cho ví dụ ?
* Thường bón phân thúc cho cây ăn quả bằng những loại phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi
sinh
- Phân hóa học gồm :
. Phân đơn chất : là phân chỉ chứa một loại dinh dưỡng
VD : phân đạm, kali

. Phân hợp chất : phân chứa từ 2 loại dinh dưỡng trở lên
VD : NPK tỉ lệ 20-20-15
- Phân hữu cơ gồm : phân chuồng, phân xanh, phân rác, các thụ phẩm nông nghiệp,…
- Phân vi sinh : là phân chứa các vi sinh vật chuyển hóa đạm, chuyển hóa lân.



×