Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trách nhiệm công dân với chủ quyền biển đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.96 KB, 4 trang )

Trách nhiệm công dân với chủ quyền biển đảo
Trước những diễn biến bất ổn và lo ngại chung của khu vực và thế giới về tình hình an
ninh trên biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đã có những việc làm khẳng định chính sách
nhất quán về đối ngoại và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Với mỗi công dân Việt Nam, việc nhận thức đúng, hiểu rõ tình hình và thể hiện
trách nhiệm, lòng yêu nước đúng lúc, đúng chỗ cũng là một việc làm quan trọng,
góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc.
Chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là khả xâm phạm.
Vừa qua, việc hai tàu tàu Bình Minh 02 và Viking II bị tàu Trung Quốc cắt cáp
( ngày 26/5 và ngày 09/6/2011) khi đang hoạt động ngoài khơi thuộc lãnh hải Việt
Nam, tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự việc vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền và gây thiệt hại kinh tế cho nước ta.
Đảng và Nhà nước đã khẳng định quyền, chủ quyền và quyền tài phán trong vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo qui định của Công ước Liên Hợp
quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp
ở Biển Đông với bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 và Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) năm 2002.
Chúng ta kiên quyết không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” đầy phi lý cũng như
đòi hỏi cùng khai thác trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Trung Quốc
cho là vùng tranh chấp. Những đòi hỏi hết sức vô lý trên đã đi trái với những quy
định về chủ quyền của công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và của
DOC.
Việt Nam tỏ rõ quan điểm với các bên liên quan, khẳng định giải quyết các vụ việc
bằng nhiều hình thức khác nhau, có lý, có tình ở tất cả các cấp, song phương và đang
phương, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lãnh hải của các bên. Tại các diễn đàn, hội
nghị của cả khu vực và thế giới, Việt Nam luôn kiên trì giải quyết các vụ việc va
chạm trên biển bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế và nguyên tắc bảo vệ


chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông và giữ mối quan hệ
hữu nghị với các nước láng giềng. Đồng thời Việt Nam luôn mong muốn những sự
việc tương tự không tái diễn.
Phát biểu với cử tri Thủ đô ngày 10/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định,
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, phải quyết tâm
bảo vệ, giữ vững. Chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước ta là giữ vững hòa
bình, ổn định để phát triển, khai thác tiềm năng, phát triển mạnh kinh tế biển để làm
giàu cho đất nước; thực hiện phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ
1


quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc.
Tại điểm bắt đầu trên bản đồ hình chữ S của Tổ quốc (ngày 7/6/2011), đồng chí
Nguyễn Minh Triết đã khẳng định:
“Việt Nam luôn mong muốn hòa bình, hữu nghị. Nhưng Việt Nam cũng sẽ không
nhu nhược và lùi bước khi buộc phải bảo vệ mỗi tấc đất của Tổ quốc mà ngàn đời
cha ông từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Quang Trung... đã hi sinh xương máu để giữ vững bờ cõi”.
Phát biểu tại Lễ mít tinh nhân Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo
Việt Nam năm 2011 tại Nha Trang (Khánh Hòa), tối ngày 8/6/2011, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt
Nam có đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ
các vùng biển và hải đảo của mình.
Thủ tướng khẳng định, chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển
Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước
của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình;
đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ
quyền và lợi ích chính đáng trên biển của Việt Nam.
Chung tay gìn giữ chủ quyền bằng những việc làm thiết thực

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các học giả, trí thức
và nhân dân đã bày tỏ tinh thần yêu nước bằng việc có những bài viết, đưa ra những
nhận định, phân tích, chỉ rõ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 10/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh với cử tri Tp Hồ Chí
Minh, đấu tranh bảo vệ chủ quyền phải đi cùng với gìn giữ môi trường hòa bình để
phát triển đất nước, mọi tranh chấp đều phải được giải quyết theo đúng luật pháp
quốc tế. Vì vậy, cử tri và nhân dân cả nước cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ chủ
quyền biển đảo vì sự nghiệp chung của quốc gia bằng những việc làm cụ thể, thiết
thực.
Theo Chủ tịch nước, tình hình diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian qua đã
luôn được dư luận và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, nhất là vấn đề bảo vệ chủ
quyền biển đảo của đất nước trước việc Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi
bò” vô lý.
Cũng nhân cơ hội này, nhiều thế lực phản động đã lợi dụng tình hình Biển Đông để
xuyên tạc chế độ và làm nhiều người hiểu sai về các chủ trương, chính sách bảo vệ
chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta.
2


Một trong những hoạt động dễ bị các thế lực phản động lợi dụng chính là những
cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
biển, đảo của Việt Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
Trước tình hình trên, để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô, ngày 18/8,
UBND TP Hà Nội đã có Thông báo về vấn đề này.
Thông báo nêu rõ: Trong những ngày Chủ nhật từ đầu tháng 6 năm 2011 đến nay,
trên địa bàn TP Hà Nội, liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát
phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Những ngày
đầu, các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát, xuất phát từ tinh thần yêu nước và
tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân trước các vụ việc xảy ra đối với tàu cá và

tàu khai thác thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Những ngày gần đây, lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân, các thế lực chống
đối Nhà nước Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động,
hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.
Những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an
toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tạo ra các yếu tố
gây mất ổn định chính trị; đồng thời tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối,
quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.
Một bộ phận quần chúng do thiếu thông tin, ngộ nhận tham gia biểu tình tự phát,
coi đó là thể hiện tinh thần yêu nước; trong khi số đối tượng chống đối ở trong và
ngoài nước đang ráo riết lợi dụng vấn đề trên để tiến hành hoạt động chống phá
Đảng, Nhà nước.
Âm mưu, ý đồ của họ là chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động hằn thù
dân tộc, gây chia rẽ quan hệ Việt – Trung hòng lợi dụng để tập hợp lực lượng, gây
mất an ninh trật tự và ổn định chính trị đất nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời bảo đảm giữ vững môi trường hòa
bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước, để duy trì ổn định an ninh trật tự
Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình,
tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố.
Đồng thời giao các lực lượng Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với chính quyền
các cấp, các sở, ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tự giác chấp hành, ủng hộ và
tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng giữ gìn an ninh trật tự.
Đối với những người cố tình không chấp hành, vẫn tụ tập đông người trái pháp luật;
gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, lực lượng làm nhiệm vụ
của Thành phố sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ an trật tự công cộng
3



theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 38/2005/NĐ – CP ngày 18/3/2005 của Chính
phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và xử lý theo pháp luật.
Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ bao ngàn đời
nay, truyền thống ấy đã trở thành chủ nghĩa yêu nước cách mạng, là cội nguồn tạo
nên sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn của đại đoàn kết toàn dân, đưa dân tộc Việt
Nam vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc! Chân lý này đã được
lịch sử chứng minh và khẳng định.
Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, trước những diễn biến nhanh, phức tạp và khó
lường của thế giới và khu vực, thể hiện yêu nước không phải là bằng những hành
động thiếu hiểu biết, tụ tập, biểu tình để rồi bị các thế lực thù địch lợi dụng, phá hoại
chính cuộc sống hòa bình mà chúng ta đã và đang có trong tay. Yêu nước là phải
bằng những hành động thiết thực, trái tim nhiệt huyết và một sự hiểu biết tỉnh táo.
Ngày 5/6/2011 vừa qua, 1.500 thanh niên đã tham gia xếp hình bản đồ Việt Nam, có
đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Phú Quốc bằng người tại Nha
Trang (Khánh Hoà). Nhiều tổ chức, đoàn thể đã tích cực tham gia phong trào "Đền
ơn đáp nghĩa, những người có công"; ủng hộ “góp đá xây dựng Trường Sa thân
yêu”, ủng hộ chiến sĩ canh gác hải đảo; thăm hỏi, tặng quà thân nhân các các chiến
sĩ đang làm nhiệm vụ giữ gìn biên giới, hải đảo… tuyên truyền về “Chủ quyền biển,
đảo Việt Nam - trách nhiệm của tuổi trẻ”; tổ chức giao lưu kết nghĩa giữa Đoàn
thanh niên với các chiến sĩ Trường Sa; tuổi trẻ Thủ đô đồng hành cùng các chiến sỹ
nơi biên giới, hải đảo; phong trào thanh thiếu niên, nhi đồng viết thư thăm hỏi các
chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo; tổ chức đoàn thăm hỏi, tặng quà bộ đội đang làm
nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa…
Đây chính là những hành động thiết thực nhất, có ý nghĩa nhất để thể hiện lòng yêu
nước, khát vọng hòa bình của mỗi trái tim Việt Nam trong thời đại hiện nay. Cũng
chính là hành động tỉnh táo, thiết thực nhất để chung tay gìn giữ chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc, mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, công dân thế kỷ 21, góp phần vào xây
dựng cuộc sống tươi đẹp, xây dựng xã hội văn minh, giàu mạnh.
Theo Viettinnhanh


4



×